You are on page 1of 6

I.

JEPG
1. Định nghĩa
JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group một trong những phương pháp nén
ảnh phổ biến. Trong khi đó định dạng JPEG là một định dạng hình ảnh 16 bit giúp hiển thị
hàng triệu màu sắc khác nhau. Chúng có thể kết hợp các ánh xác đỏ, xanh lá, xanh dương để
hiển thị màu sắc sống động tạo nên sự thân thiện với hình ảnh hiển thị. Nhờ những đặc tính
này mà JPEG trở thành một trong những định dạng hình ảnh tiêu chuẩn cho máy ảnh, điện
thoại và các thiết bị kỹ thuật số hiện tại.

2. Cách thức hoạt động


Phương pháp nén ảnh JPEG là phương pháp nén Lossy hay còn gọi là nén mất mát dữ liệu.
Người dùng có thể cài đặt các chế độ nén linh hoạt từ nén 0% đến nén 100%. Tuy vậy trong
thực tế rất ít khi người ta sử dụng phương pháp nén tối đa 0% mà thường nén ở mức 55%-
>70%. Lựa chọn tỉ lệ nén này cho định dạng JPEG cho phép bức ảnh vừa có độ nét cao vừa
giảm dung lượng tốt nhất.

JPEG là phương pháp nén mất mát chính vì vậy người ta không sử dụng phương pháp này
khi tiến hành chỉnh sửa hình ảnh liên tục. Bở lẽ khi khi thực hiện nén ảnh nhiều lần bức ảnh
sẽ bị mất mát dữ liệu và khiến cho nó không còn được sắc nét như ban đầu. Tỉ lệ nén ảnh
JPEG có thể đạt tới giới hạn giảm dung lượng vài chục lần. Trong trường hợp bạn không
muốn mát mát dữ liệu ảnh hãy sử dụng các thuộc tính ảnh raw để bảo tồn chất lượng bức ảnh
của mình.

3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Định dạng ảnh JPEG có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các định dạng khác. Sử dụng công
nghệ nén tiên tiến cho phép hình ảnh hiển thị đầy đủ màu sắc hơn với 16 triệu màu. Có nghĩa
là rằng bức ảnh sẽ trở nên sống động và thân thiện hơn khi chúng cần thể hiện một lượng màu
lớn

Công nghệ nén linh hoạt cho phép bức ảnh giảm dung lượng vài lần đến vài chục lần. Chất
lượng của bức ảnh vẫn giảm dần theo hệ số nén. Tuy vậy ở một chừng mực nào đó JPEG cho
chất lượng ảnh tốt với dung lượng ảnh rất nhỏ. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi chúng
được đăng tải lên web, giảm dung lượng lưu trữ và cải thiện tốc độ load trang.

Nhược điểm
JPEG là công nghệ nén tiên tiến thế nhưng chúng tồn tại 2 nhược điểm chưa thể khắc phục
bao gồm: Tạo ra các vùng mờ, và không giữ được độ trong suốt của ảnh. Theo đó, trong quá
trình nén ảnh bức ảnh sẽ xuất hiện các điểm mờ giữa các mảng màu. Ngoài ra khi bạn thực
hiện nén ảnh, bức ảnh của bạn không thể khôi phục lại chất lượng ảnh gốc của bức ảnh. Các
vùng màu của jpeg bị giảm độ sắc nét có thể nhìn thấy rõ khi tăng hệ số nén.

Đặc biệt định dạng ảnh JPEG không thể tạo ra những bức ảnh có độ trong suốt và ảnh động.
Điều này đồng nghĩa với việc những bức ảnh được cắt ra (không có nền) sẽ bị thay bằng một
nền màu sắc. Những bức ảnh động của bạn khi tạo ra bởi các phần mềm sẽ chuyển thành ảnh
tĩnh mặc dù trong phần mềm nó là ảnh động. Khi bạn muốn tạo ra các bức ảnh có độ trong
suốt hoặc ảnh động buộc bạn phải sử dụng các định dạng ảnh khác.

II. PNG
1. Định nghĩa

PNG là viết tắt của Portable Network Graphics, đây là một định dạng hình ảnh rất phổ

biến ra đời vào năm 1995 thay thế cho dạng .GIF. Định dạng này sử dụng công nghệ nén

không bị hao hụt ở dạng 8 bit và 24 bit. Tạo ra sự khác biệt lớn khi bảo toàn được chất lượng
hình ảnh và hiển thị ảnh trong suốt. PNG còn được gọi là định dạng ảnh không nền.

2. Cách thức hoạt động

Công nghệ nén ảnh PNG là công nghệ sử dụng trong việc tạo ra các hình ảnh với định dạng
.png. Với thư viện tham chiếu libpng cùng nền tảng độc lập các hàm C đã tạo ra những đột
phá mới cho công nghệ nén ảnh.

PNG dùng để gọi tên một loại hình ảnh với nền trong suốt, tuy nhiên không phải ảnh PNG
nào cũng có nền trong suốt mà các ảnh có nền trong suốt chỉ là một nhóm nhỏ trong số các
ảnh được định dạng PNG.

Để đọc, thông dịch và hiển thị các hình ảnh PNG cần có bộ giải mã Decoder.

Một số thành phần chính của file PNG:

- IHDR Phải: Chứa các Header bên trong


- PLTE: Là phần chứa các bảng màu cho hình ảnh. Bảng màu sử dụng cho hình ảnh vô cùng
đa dạng và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về yếu tố màu sắc.
- IDAT: Mang nhiệm vụ chứa đựng hình ảnh. Có thể có 1 hoặc nhiều các PNG khác nhau
được chứa trong nhiều IDAT vì thế khiến kích cỡ tệp tin lớn.
- IEND: Với trọng trách đánh dấu điểm kết thúc của ảnh.

3. Ưu nhược điểm

Ưu điểm
- Chất lượng hình ảnh tốt
PNG sử dụng phương pháp thư viện tham chiếu để tái tạo hình ảnh, điều này đảm bảo chất
lượng hình ảnh xuất ra. Bên cạnh đó, hình ảnh dạng PNG bị nén rất ít hoặc không bị nén nên
hình ảnh được tối ưu hơn.

- Lưu trữ ảnh trong suốt

PNG cho phép lưu lại các hình ảnh có độ trong suốt từ 0 đến 100% và hiển thị chúng trên
nhiều nền tảng khác nhau. Đây là một điểm sáng của PNG đối với người dùng.

- Khả năng tương thích tốt

Một ưu điểm làm tất cả người dùng yêu thích PNG hơn là sự tương thích tốt. Bởi hầu hết
dạng PNG đều có thể hiển thị hầu hết ở các thiết bị, ứng dụng, trang web,...

- Dễ dàng chỉnh sửa

PNG giúp người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa, cắt ghép các hình ảnh lại với nhau ở cùng
định dạng PNG hoặc PNG với định dạng khác ở các phần mềm, ứng dụng chuyên dụng. Điều
này rất thuận tiện cho các tín đồ thích chỉnh sửa hình ảnh.

Nhược điểm:
- Kích thước ép tệp lớn

Vì cho ra chất lượng hình ảnh tốt nên việc có kích thước dung lượng lớn và khá nặng.

- Lỗi nền đen

Khi sử dụng trên một số trình duyệt, ảnh hiển thị ở dạng PNG sẽ gặp trường hợp màu nền
trùng với màu ảnh dẫn đến không thấy được hình ảnh. Điều này do các ứng dụng sử dụng nền
đen hoặc trắng bù vào phần trong suốt của PNG.

- Trình duyệt cũ không thể mở được

Các trình duyệt cũ sẽ không hiển thị được dạng PNG hoặc hiển thị không chất lượng. Đây là
điểm trừ lớn nhưng hiện tại vấn đề này rất ít khi xảy ra nữa.

- Tạo ra bởi các phần mềm chuyên dụng

Vì cho ra chất lượng cao nên PNG chỉ có thể được tạo ra bằng các ứng dụng và phần mềm
chuyên dụng. Đồng nghĩa với việc bạn không thể chụp bất kì bức ảnh nào với dạng PNG trên
một thiết bị nào cả.
III. GIF
1. Định nghĩa

GIF tên viết tắt tiếng là Graphics Interchange Format, nó là một dạng ảnh động không có âm
thanh được CompuServe phát triển vào năm 1987 mới mục đích trao đổi hay truyển tải những
hình ảnh qua đường truyền có lưu lượng nhỏ. Là một định dạng tập tin hình ảnh bitmap cho
những bức ảnh dưới 256 màu sắc khác nhau cho mỗi khung hình. GIF là sản phẩm của việc
nén dữ liệu bảo toàn, làm cho hình ảnh có kích thước nhỏ đi mà không làm giảm chất lượng
hình ảnh.
2. Các thức hoạt động

GIF sử dụng thuật toán nén LZW không làm giảm chất lượng hình ảnh. Đối với mỗi hình
ảnh, GIF thường cho phép tối đa 8 bit trên mỗi pixel và tối đa 256 màu được phép trên hình
ảnh. Trái ngược với hình ảnh JPEG, có thể hiển thị tới 16 triệu màu và khá gần với giới hạn
của mắt người. Quay lại thời điểm internet xuất hiện, GIF vẫn là lựa chọn tốt nhất vì chúng
yêu cầu băng thông thấp và tương thích với đồ họa sử dụng các vùng màu đồng nhất. GIF
động kết hợp nhiều hình ảnh hoặc khung vào một tệp duy nhất và hiển thị chúng theo trình tự
để tạo clip hoạt hình hoặc video ngắn. Các giới hạn màu lên tới 256 cho mỗi khung hình và
có thể là mức ít phù hợp nhất để tái tạo các hình ảnh và ảnh khác có độ dốc màu.
3. Ưu nhược điểm

Ưu điểm

- Không làm thay đổi chất lượng hình ảnh nhờ vào công nghệ 256 màu nén nhờ tập tin màu
8-bit.

- Có thể sử dụng được ảnh GIF trong khi đường truyền Internet của bạn không ổn định.

- Khi nén ảnh GIF thì dữ liệu có trong ảnh sẽ được giữ nguyên.

- Cho phép người dùng sử dụng cùng với ảnh ít màu sắc, ảnh chuyển động, icon nhỏ thú vị có
thể thu hút người xem trên mạng xã hội.

- Ảnh động GIF thể hiện ít màu sắc hơn nên có thể nhẹ hơn định dạng ảnh JPEG.
Nhược điểm

- Những hình ảnh có trên 256 màu sẽ không thể phù hợp để nén thành file GIF.

IV. HEIF
1. Định nghĩa

HEIF là một tiêu chuẩn hình ảnh. HEIF (High Efficiency Image Format) dịch ra có nghĩa là
"Định dạng hình ảnh hiệu suất cao", và như cái tên đã gợi ý, nó được sinh ra là để tiết kiệm
dung lượng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh cao, thậm chí cao hơn cả JPEG. HEIF
sử dụng cùng kĩ thuật nén dữ liệu đang được sử dụng cho video HVEC (H.265).

Ở cùng mức chất lượng, ảnh HEIF có thể tiết kiệm dung lượng file lên đến 50% so với JPEG.
Còn nếu ở cùng mức dung lượng, ảnh HEIF sẽ đẹp hơn JPEG, chỉnh sửa hậu kỳ cũng ngon
hơn do dữ liệu được lưu trữ nhiều hơn.

HEIF không phải do Apple hay một công ty cụ thể nào tạo ra cả, nó được phát triển bởi Hiệp
hội MPEG và được định nghĩa trong bộ chuẩn ISO/IEC 23008-12. MPEG nói rằng 1 file
HEIF cùng dung lượng với 1 file JPEG có thể lưu trữ được gấp 2 lần lượng thông tin (tức ảnh
đẹp hơn, hoặc lưu thêm các nội dung khác).

2. Cách thức hoạt động

3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Định dạng Hình ảnh Hiệu suất Cao là một cải tiến đối với JPEG trong mọi trường hợp. Bằng
cách sử dụng các chương trình nén hiện đại hơn, nó có thể lưu trữ cùng một lượng dữ liệu
trong tập tin hình ảnh JPEG nhưng chỉ bằng một nửa kích thước.

Khi điện thoại được nâng cấp để sử dụng máy ảnh có nhiều megapixel, ảnh sẽ tăng chi tiết.
Bằng cách lưu trữ ảnh với định dạng HEIF thay vì JPEG, kích thước tập được cắt giảm một
nửa, do đó bạn có thể lưu trữ nhiều gấp hai lần ảnh trên điện thoại của mình.

Nhược điểm
Nhược điểm duy nhất khi sử dụng HEIF hoặc HEIC là khả năng tương thích. Nếu một phần
của phần mềm có thể xem hình ảnh, nó chắc chắn có thể đọc các hình ảnh JPEG. Nhưng, nếu
bạn chụp ảnh với tập tin là HEIF hoặc HEIC, chúng sẽ không hoạt động ở khắp mọi nơi.

Đó là lý do tại sao iPhone và iPad tự động chuyển đổi ảnh của bạn sang hình ảnh JPEG khi
bạn đính kèm chúng vào email hoặc chia sẻ chúng với một dịch vụ không hỗ trợ các tập tin
HEIF. Nó cũng tự động chuyển đổi chúng sang JPEG khi bạn nhập các ảnh này vào một máy
tính Windows. iOS của Apple được thiết kế để tự động làm cho mọi thứ tương thích càng tốt.

You might also like