You are on page 1of 21

NHÓM 21

CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU


SINH HỌC
Theo tính toán, 1,3 nghìn tỷ viên gạch được sản xuất trên toàn
cầu mỗi năm thải ra lượng khí carbon dioxide tương đương lượng
khí thải trên toàn nước Đức. Vì vậy, vật liệu sinh học ra đời là một
phần trong sự nỗ lực làm cho lĩnh vực xây dựng bền vững hơn.
VẬT LIỆU SINH HỌC LÀ GÌ?
Vật liệu sinh học là chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ thực vật (gỗ, tre,…)
hoặc vi sinh vật (tảo, nấm,…) được con người sử dụng để chế tạo, sản xuất ra
những sản phẩm khác.
Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc từ y học nhưng đã được đưa vào thiết kế
năm 2019. Nó được các nhà tổ chức Lễ hội Thiết kế London nổi tiếng đánh giá
là vật liệu của năm.
Chi phí sản xuất sản phẩm từ vật liệu sinh học khá
phải chăng. Sau khi kết thúc vòng đời của mình,
chúng có thể được trả về với thiên nhiên để cung
cấp dưỡng chất cho đất.
Vật liệu sinh học được tạo ra từ nguồn gốc tự
nhiên còn góp phần giải quyết vấn đề chất thải và
ô nhiễm, tái tạo cuộc sống xanh.
Nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế đang tìm cách
giảm lượng khí thải carbon trong những dự án của
mình, và họ rất quan tâm đến vật liệu sinh học
được làm từ vật chất sống có khả năng phân hủy
sinh học, ví dụ như gỗ, giấy, nhựa sinh học được
làm từ thực vật (tảo)…
CÁC LOẠI VẬT LIỆU SINH HỌC
VẬT LIỆU SINH HỌC TỪ SỢI NẤM
Loại vật liệu này có kết cấu khá chắc chắn, tồn tại trên các sản phẩm nông
nghiệp phế thải, có tính cách điện, cách nhiệt tốt, so với bê tông bền vững hơn.
Ngoài ra còn có khả năng tự phân hủy sinh học trong môi trường và chứa kitin
một loại chất chống cháy tự nhiên.
VẬT LIỆU SINH HỌC TỪ ĐẤT
Một số loại vật liệu sinh học có nguồn gốc từ
đất có thể kể đến như gạch không nung, đất sét,
đất nện… cũng là loại vật liệu được ưu tiên
trong xây dựng. Ngoài ra để tăng thêm độ bền,
khả năng chịu lực còn bổ sung thêm cỏ, rơm rạ…
Ưu điểm cách nhiệt tốt, chi phí rẻ, tiết kiệm đất
nông nghiệp và giảm thiểu lượng khí thải, góp
phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, còn giúp giảm bớt chi phí xử lý phế
thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên
liệu than, đem lại hiệu quả chung cho xã hội.
Vật liệu sinh học từ gỗ
Vật liệu sinh học từ gỗ được sử dụng
gần như là phổ biến nhất trong tất cả
các loại vật liệu. Trong xây dựng chúng
được dùng để chế tạo các bức tường với
ưu điểm cách nhiệt, chịu lực, mang đến
không gian ấm áp, gần gũi với thiên
nhiên và thân thiện với môi trường.
Đồng thời, còn mang đến nhiều lợi ích
về sức khỏe, môi trường, không khí
trong lành, lưu trữ carbon
ỨNG DỤNG VẬT LIỆU SINH HỌC
TRONG KIẾN TRÚC

Vật liệu sinh học được tạo ra từ nguồn gốc tự nhiên góp phần giải quyết vấn
đề chất thải và ô nhiễm, tái tạo cuộc sống xanh. Bên cạnh đó, chi phí để sản xuất
sản phẩm từ loại vật liệu này tương đối thấp, chất thải sau khi hết vòng đời có thể
trả lại thiên nhiên và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng và phổ biến của vật liệu sinh học
trong ngành xây dựng.
TẤM CÁCH NHIỆT BẰNG SỢI NẤM
Sợi nấm được sử dụng để sản xuất tấm cách nhiệt
nhờ ưu điểm có thể phân hủy sinh học và có chứa
kittin – chất chống cháy tự nhiên. Bên cạnh đó, nấm
có thể trồng khá dễ dàng trên các phế thải nông
nghiệp, ăn mùn cưa và hấp thụ carbon trong suốt
quá trình sinh trưởng. Bên cạnh tấm cách nhiệt, sợi
nấm còn được sử dụng để sản xuất tấm tiêu âm hay
sản phẩm lát sàn,…

VẬT LIỆU TỪ ĐẤT


Sợi nấm được sử dụng để sản xuất tấm cách nhiệt
nhờ ưu điểm có thể phân hủy sinh học và có chứa
kittin – chất chống cháy tự nhiên. Bên cạnh đó, nấm
có thể trồng khá dễ dàng trên các phế thải nông
nghiệp, ăn mùn cưa và hấp thụ carbon trong suốt
quá trình sinh trưởng. Bên cạnh tấm cách nhiệt, sợi
nấm còn được sử dụng để sản xuất tấm tiêu âm hay
sản phẩm lát sàn,…
Việc thay thế vật liệu xây dựng không nung bằng
sản phẩm sản xuất từ vật liệu sinh học giúp giảm
thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường, làm
trầm trọng hơn hiệu ứng nhà kính. Hơn thế nữa, loại
vật liệu này có khả năng phân hủy sinh học nên tiết
kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho việc xử lí
phế thải công nghiệp, đem lại hiệu quả phúc lợi xã
hội lớn.
Bê tông tự phục hồi
Bê tông thông thường được tạo nên bằng cách kết
hợp các loại vật liệu xây dựng như cát, đá vôi,… với
vật liệu kết dính như xi măng. Thành phẩm tuy khá
chắc chắn, bền và chịu lực tốt nhưng có thể gặp tình
trạng rạn nứt theo thời gian hoặc, các thanh cốt thép
có thể bị hư hại do môi trường khắc nghiệt hoặc tiếp
xúc với hóa chất.
Để chống lại các tác động tiêu cực này, bê tông tự
phục hồi đã ra đời thông qua việc khai thác các vi
khuẩn không gây hại và ưa nhiệt độ như Bacillus
pseudofirmus, Sporosarcina pasteurii và trộn vào bê
tông tiêu chuẩn để giúp chúng trở nên bền vững hơn.
Khi chúng tiếp xúc với nước, các vi khuẩn bắt đầu
phát triển và tạo ra đá vôi giúp ổn định cấu trúc,
chống nứt và chống ảnh hưởng từ độ ẩm.
Bên cạnh đó, bê tông tự phục hồi còn được sản xuất
bằng cách nhúng vi khuẩn lam Synechococcus quang
hợp vào khuôn bằng hydrogel kết hợp cùng cát để hấp
thụ CO2 và ánh sáng để lấp đầy khuôn, tạo nên cấu
trúc giống bê tông.
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU SINH HỌC
TRONG NỘI THẤ T KIẾN TRÚC
Một số loại vật liệu truyền thống hơn cũng có thể
đưa vào danh mục vật liệu sinh học. Trong đó có
gỗ, một loại vật liệu xây dựng khá phổ biến. Hiện
nay gỗ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau,
cho các dạng công trình khác nhau.
Môi trường xây dựng hiện tại đòi hỏi nhiều hơn
vật liệu rắn và tĩnh. Chính vì thế, yêu cầu về các
loại vật liệu có khả năng tự sửa chữa, tái tạo, phát
triển và thích ứng để đáp ứng với môi trường được
đặt ra. Có lẽ vì thế, vật liệu sinh học đang dần
“hoàn thiện” để trở thành một loại vật liệu phổ
biến trong tương lai. Hướng đến một nền kiến trúc
xanh, bền vững và an toàn hơn.

THE ELEPHANT THEATER PAVILION VỚI NHỮNG VIÊN GẠCH LÀM TỪ CỎ VÀ PHÂN
Cây gai dầu
Những tấm bê tông lớn tạo nên bức tường của ngôi nhà
trong mẫu thiết kế của studio Practice Architecture có sự
kết hợp giữa chất kết dính từ vôi và sợi gai dầu.
Cây gai dầu là một dòng cây cần sa phát triển nhanh,
thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng thân thiện môi
trường vì nó có thể cô lập carbon. Đối với dự án này, gai
dầu được trồng tại trang trại Margent ở Cambridgeshire,
Anh, sau đó được sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng
giúp cho ngôi nhà giảm lượng carbon.

Nguyên liệu nút bần


Nút chai bần (dạng nút chai rượu) là một loại vật liệu tái
tạo, chịu lực, có khả năng cách nhiệt, được làm từ vỏ cây
sồi bần. Trong kiến trúc, nguyên liệu bần được sử dụng
dưới dạng các khối rắn, được tạo ra bằng cách nung nóng,
kết hợp các hạt nút chai, chẳng hạn như trong ngôi nhà
Cork (nút bần) của Matthew Barnett Howland và Oliver
Wilton.
Trong dự án này, các khối bần được để lộ ra khắp bên
trong tòa nhà, tạo ra một cái nhìn tự nhiên, có kết cấu. Và
các khối bần này cũng có thể tái chế sau thời gian sử dụng
hữu ích trong ngôi nhà.
Tre là một loại cây mọc nhanh được kiến ​trúc sư Simón
Vélez mô tả là loại "thép thực vật" do sức mạnh và tính linh
hoạt của nó
Studio kiến ​trúc Brio đã sử dụng vật liệu này để hỗ trợ việc
làm mái nhà của Viện dưỡng lão nghệ sĩ Mumbai ở Ấn Độ.
Tre được sử dụng song song với thép để tạo ra cấu trúc có
thể tháo lắp và xây dựng lại dễ dàng. Cây tre được để lộ ra
bên trong nhưng được sắp xếp theo hình zig-zag để che đậy
"sự bất thường tự nhiên" của nó.

Papier-mache là vật liệu tổng hợp được làm bằng giấy hoặc
bột giấy với chất kết dính. Vào năm 2020, studio thiết kế -
xây dựng đã sử dụng nguyên liệu này để tạo ra một ngôi
nhà nguyên mẫu tên là Agg Hab.
Cấu trúc kết hợp gần 137 kg giấy tái chế với 200 lít keo dán
không độc hại được studio làm thủ công.Các lỗ hở trên các
bề mặt của ngôi nhà giúp không gian nhận được năng
lượng ánh sáng và làm nổi bật lớp hoàn thiện bóng bẩy của
nó. Ngôi nhà bìa giấy này ít tạo ra tác động về môi trường,
đồng thời mang đến “trải nghiệm nguyên thủy” cho người
cư ngụ trong đó.
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
ỨNG DỤNG TRONG VẬT LIỆU
SINH HỌC
Tính tiên phong ở đây phải kể đến việc
sử dụng nấm là kết cấu cho công trình.
Ví dụ điển hình là Thiết kế HyFy
Experimental Pavilion được xây dựng
trong sân MoMA PS1 vào năm 2014.
Những viên gạch sợi nấm được làm từ
thân cây ngô. Chúng đã phát triển trong
một tuần và tạo nên những viên gạch vô
cùng ấn tượng. Một thiết kế khác là The
Elephant Theater Pavilion. Một gian
hàng tạm thời ở Pháp gây ấn tượng
không kém với vật liệu làm từ cỏ và
phân. Khi trộn 2 thành phần này với
nhau đã tạo nên những viên gạch có
đường kính 255mm và dày 50mm có lỗ
thẳng đứng để lắp một ống thép gia cố.
Ngôi nhà có hình dạng giống các kim tự tháp và
được những người thợ lắp ráp một cách hoàn toàn
thủ công.
Nhờ thiết kế độc đáo, vật liệu thân thiện với môi
trường, ngôi nhà đã được lọt vào danh sách của
giải thưởng RIBA Sterling 2019 – một giải thưởng
kiến ​trúc ở Anh.Theo đó, những nút chai để xây
dựng ngôi nhà độc đáo này, được làm từ vỏ cây
sồi, sau đó được nén và nung nóng để tạo thành
các khối.
Tiếp đó những người thợ sẽ cắt các khối và nghiền
chúng bằng phương pháp 3D, để loại bỏ sự cần
thiết của keo hoặc xi măng. Ngoài những nút chai
được đúc sẵn thì nguyên vật liệu chính của ngôi
nhà là gỗ và thép.
Tại phường Mạo Khê, tỉnh Quảng Ninh, những khối
óc sáng tạo của H&P Architects đã thiết kế và thi
công một không gian mở với cấu trúc độc đáo, sử
dụng vật liệu chính là đất sét và tre.Công trình hiện
có tên gọi “BE friendly space” và hiện được dùng làm
cơ sở phục vụ cộng đồng.
Tường nhà được làm từ các khối đất nện dày đến
40cm và vô cùng chắc chắn. Các bức tường nối nhau
chạy theo hình zic-zac, tạo thành những căn phòng
và khoảng sân đan xen nhau. Các không gian liên
thông qua hệ thống ô cửa, xóa mờ ranh giới giữa bên
trong và bên ngoài, cũng như mang con người đến
gần với thiên nhiên hơn. Phần mái che được làm
hoàn toàn bằng tre
Kết luận:
Ưu điểm của vật liệu sợi nấm là khả năng hấp thụ carbon hiệu quả. Không chỉ vậy
chi phí sản xuất các loại vật liệu này còn khá phải chăng. Sau khi kết thúc chức
năng của mình, chúng sẽ trở về thiên nhiên cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Đây là một sự đổi mới trong ngành, đặc biệt là trong nghiên cứu hóa sinh và kỹ
thuật. Vật liệu sinh học mang lại cơ hội tạo ra một cách thức xây dựng bền vững
hơn cho tương lai.
Mặc dù vậy, ứng dụng loại vật liệu này vẫn còn khá hạn chế. Bởi ngành xây dựng
vẫn còn khá thận trọng và người tiêu dùng chấp nhận còn chậm. Tuy nhiên, dựa
trên xu hướng phát triển của vật liệu nói riêng và ngành xây dựng nói chung thì
vật liệu sinh học sẽ dần được ứng dụng nhiều hơn.
Ở Việt Nam công trình kiến trúc áp dựng công nghệ vật liệu sinh học còn khá ít,
còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam, chi phí và máy mọc để tạo ra công nghệ
vật liệu sinh học còn khá khiêm tốn, chất lượng vật liệu còn chưa đủ đáp ứng an
toàn. Trong tương lai công nghệ vật liệu sẽ phát triển nhằm đảm bảo chi phí, đảm
bảo an toàn với thiên nhiên, mang lại cơ hội tạo ra phát triển xây dựng bền vững
cho tương lai.
Next to team 22

You might also like