You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Số oxi hóa của nguyên tử N trong hợp chất N2O5 là
A. +3. B. +5. C. -3. D. -5.
Câu 2: Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
o o
A. 2KNO3 t 2KNO2 + O2 B.

2KMnO4 t K2MnO4 + MnO2 + O2

o o
C. 2Fe(OH)3 t→ Fe2O3 + 3H2O D. 2KClO3 t→ 2KCl + 3O2
Câu 3: Cho các phương trình phản ứng sau:
1) SO2 + 2Mg → 2MgO + S
2) SO2 + NaOH → NaHSO3
3) SO2 + Cl2 + H2O → 2HCl + H2SO4
4) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Số phản ứng SO2 đóng vai trò chất khử là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo
o
phản ứng sau: Fe2O3 + 3CO t 2Fe + 3CO2. Trong phản ứng đã cho, chất đóng vai trò chất khử là

A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2.
Câu 5: Quá trình nào sau đây là thu nhiệt?
A. Thêm từ từ sulfuric acid đặc vào nước làm cho nước nóng lên.
B. Quá trình đốt cháy khí gas.
C. Hòa tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh đi.
D. Hòa tan CaO vào nước.
Câu 6: Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:
ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g) Δ r H 0298 =+235 , 2kJ
Nhiệt tạo thành chuẩn của ZnO(s) và SO3(g) lần lượt là -348,0 kJ/mol và -396,00 kJ/mol. Nhiệt tạo
thành chuẩn của ZnSO4(s) có giá trị là
A. 979,2 kJ/mol. B. -979,2 kJ/mol. C. -508,8 kJ/mol. D. 508,8 kJ/mol.
Câu 7: Cho các phản ứng sau:
o
(1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) t CaO(s) + CO2(g) (nhiệt phân)

o
(2) Phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) t→ CO2(g) + 2H2O(g)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng (1) và (2) đều tỏa nhiệt.
B. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
C. Phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
D. Phản ứng (1) và (2) đều thu nhiệt.
Câu 8: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: 2Na2O(s) → 4Na(s) + O2(g) Δ r H 0298 =836 kJ . Enthalpy
tạo thành của Na2O(s) ở điều kiện chuẩn là
A. -836 kJ/mol. B. 836 kJ/mol. C. -418 kJ/mol. D. 418 kJ/mol.
( Do Na2O là sản phẩm => chia 2 và đổi dấu kết quả)

Câu 9: Phản ứng hóa học nào sau đây có thể xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Al(OH)3.
B. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2.
C. Phản ứng hòa tan bột Fe bằng dung dịch HCl.
D. Phản ứng đốt cháy ethanol (C2H5OH).
Câu 10: Phản ứng giữa sulfur dioxide và oxygen là tỏa nhiệt
2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g) Δ r H 0298 =−197 , 0 kJ
1
Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + O2(g) là
2
A. -197,0 kJ. B. 197,0 kJ. C. 98,5 kJ. D. -98,5 kJ.
Biên soạn: thầy H tay to Trang
Câu 11: Cho phương trình nhiệt hóa học: 2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s). Biết nhiệt tạo thành
của Fe2O3(s) và Al2O3(s) lần lượt là -825,50 kJ/mol và -1676,0 kJ/mol. Để tạo thành 11,2 gam Fe thì
lượng nhiệt tỏa ra là
A. 170,1 kJ. B. 85,05 kJ. C. -170,1 kJ. D. -85,05 kJ.
Câu 12: Cho phương trình phản ứng: CaF2(g) + H2SO4(l) → 2HF(g) + CaSO4(s). Cho biết nhiệt tạo
thành của các chất theo bảng sau:
Chất CaF2 H2SO4 HF CaSO4
0
Δ f H 298 (kJ /mol) -1215 -813,9 -273 -1432,7
Giá trị Δ r H 0298 của phản ứng đã cho là
A. 50,2 kJ. B. -50,2 kJ. C. 323,2 kJ. D. -323,2 kJ.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
2) Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và
trạng thái của các chất đầu và sản phẩm
3) Nếu ∑ Δ f H 0298 ( sp ) < ∑ Δ f H 0298 ( cđ ) thì phản ứng tỏa nhiệt
4) Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các
đơn chất bền nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Cho giá trị Δ f H 0298 (Al2O3, s) = -1676,0 kJ/mol. Phương trình nhiệt hóa học nào sau đây là
đúng?
A. 4Al(s) + 3O2(g) → 2Al2O3(s) Δ r H 0298 =−1676 , 0 kJ
B. 4Al(s) + 3O2(g) → 2Al2O3(s) Δ r H 0298 =1676 , 0 kJ
3
C. 2Al(s) + O2(g) → Al2O3(s) Δ r H 0298 =−1676 , 0 kJ
2
3
D. 2Al(s) + O2(g) → Al2O3(s) Δ r H 0298 =1676 , 0 kJ
2
Câu 15: Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:
0
(1) CS2(l) + 3O2(g) → CO2(g) + 2SO2(g) Δ r H 298 =−1110 ,21 kJ
1 0
(2) CO2(g) → CO(g) + O2(g) Δ r H 298 =+280 , 00 kJ
2
Chọn phát biểu đúng
A. (1) thu nhiệt, (2) tỏa nhiệt. B. (1) tỏa nhiệt, (2) thu nhiệt.
C. (1) và (2) đều tỏa nhiệt. D. (1) và (2) đều thu nhiệt.
Câu 16: Chọn phát biểu sai
A. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
B. Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar đối với chất khí, nhiệt độ 25oC.
C. Nếu Δ f H 0298 < 0 thì chất kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất tạo nên nó.
D. Δ f H 0298 của đơn chất bằng 0 (xét ở điều kiện chuẩn).

B. TỰ LUẬN
Câu 1: Cho phương trình phản ứng đốt cháy propene và propane
9 o
(1) C3H6 + O2 t→ 3CO2 + 3H2O
2
o
(2) C3H8 + 5O2 t 3CO2 + 4H2O

a) Sử dụng giá trị năng lượng liên kết ở bảng bên dưới, tính Δr H 0298 của phản ứng (1) và (2).
C–C C–H O=O C=O H–O C=C
Eb (kJ/mol) 347 413 498 745 467 614
b) Nếu đốt cháy cùng một khối lượng C3H6 và C3H8 thì chất nào tỏa ra lượng nhiệt nhiều hơn? Giải
thích bằng tính toán cụ thể.
Câu 2: Cho phương trình hóa học sau: SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
Biên soạn: thầy H tay to Trang
a) Cân bằng phương trình hóa học đã cho bằng phương pháp thăng bằng electron, xác định chất khử,
chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.
b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,5M cần để phản ứng vừa đủ với 7,437 lít SO2 (đkc).
o
Câu 3: Cho phương trình phản ứng nhiệt phân đá vôi: CaCO3(s) t CaO(s) + CO2(g) và nhiệt tạo

thành của các chất:
Chất CaCO3(s) CaO(s) CO2(g)
0
Δf H (kJ/mol)
298
-1206,9 -635,10 -393,50
0
a) Tính giá trị Δr H 298 của phản ứng nhiệt phân đá vôi.
b) Để thu được 11,2 gam CaO thì lượng nhiệt cần cung cấp là bao nhiêu?

Câu 4: Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình sau:
a) Đốt cháy 2,3 gam ethanol bằng lượng O2 vừa đủ, sản phẩm tạo thành gồm khí CO2 và hơi nước,
lượng nhiệt tỏa ra là 61,74 kJ.
b) Để tạo thành 9,916 lít khí HI (đktc) từ các đơn chất tương ứng cần cùng cấp một lượng nhiệt là
10,36 kJ.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam kim loại R cần vừa đủ 4,958 lít (đkc) hỗn hợp X gồm Cl2 và O2,
kết thúc phản ứng thu được 15,7 gam hỗn hợp Y gồm hai chất là RCl3 và R2O3.
a) Tính số mol mỗi khí có trong hỗn hợp X.
b) Xác định kim loại R.

Biên soạn: thầy H tay to Trang

You might also like