You are on page 1of 11

GIÁO ÁN CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý


NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


1. Quá trình nhận thức của ĐCSVN về tư tưởng Hồ Chí Minh
( tư tưởng theo nghĩa thông thường: tư tưởng= tinh thần và ý thức.
Và tư tưởng trong tư tưởng HCM:
- Tư tưởng có ý nghĩa khái quát ở tầm triết học. Tư tưởng:
- 1930: Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCSVN đã thông qua Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt thể hiện những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
con đường cách mạng Việt Nam.
- Sau Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc bị phê phán, chỉ trích là “hữu
khuynh”, quan điểm của Người không được thừa nhận do những bất đồng với
những quan điểm của Quốc tế Cộng sản.
+ Đại hội lần II Quốc tế cộng sản đã nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề thuộc
địa, nhấn mạnh cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận không thể
tách rời của cách mạng vô sản thế giới.
+ Sau khi Leenin qua đời, một số nhân vật chủ chốt trong QTCS đã cố gắng
thiết lập quan điểm tả khuynh, cho rằng nhất thiết phải đánh đổ giai cấp phong kiến
trước.
+ Tại đại hội V (1924), Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi các ĐCS lớn phải chú ý
đến và giúp đỡ thiết thực cho các dân tộc thuộc địa; có thể liên kết với trung, tiểu
địa chủ, tiểu tư sản, tư sản dân tộc yêu nước để tập hợp lực lượng cách mạng.

1
+ Đại hội VI (1928) vấn đề dân tộc thuộc địa được nâng lên thành vấn đề
chiến lược của cách mạng vô sản thế giới, cho rằng chống phong kiến là “rường
cột” của cách mạng thuộc địa.

(Tả khuynh: Có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh, nóng vội, chủ
quan, không thích hợp với trình độ quần chúng. Một loại khuynh hướng tư tưởng
sai lầm về đường lối, chủ trương hoạt động cách mạng do không đánh giá đúng
thực tế và tình hình quần chúng. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái
hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ. Hữu khuynh: Có đường lối
thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, chủ trương cải lương, hạ
thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Marx-Lenin)
- 1941: Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt vấn đề giải
phóng dân tộc lên hàng đầu, thực chất là quay trở về với quan điểm Hồ Chí Minh
đã nêu ra từ sớm. Từ đây, quan điểm của Đảng và quan điểm Hồ Chí Minh về cơ
bản là thống nhất.
- ĐH II (2/1951): “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách
mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch… Toàn
Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của
Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho
cách mạng mau đi đến thắng lợi hoàn toàn”.
- Điếu văn 1969: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ
Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta,
nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
- ĐH IV (1976): “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước cũng
như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi
gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng
ta, người khai sinh ra nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại

2
đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của
giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ lỗi
lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”.
- ĐH V(1982): “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có
hệ thống tư tưởng, đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”.
- ĐH VI (1986): “Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của
chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
- ĐH VII (1991): “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể
của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh
thần quý báu của Đảng ta và của cả dân tộc”.
- ĐH IX (2001): “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại”.
- ĐH X (2006) tiếp tục khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của
toàn Đảng, toàn dân.
- ĐH XI (2011): “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân

3
tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng
lợi”.
2. Khái niệm:
* Theo quan điểm của ĐH IX, XI, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng
ta chỉ rõ:
- Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận phản ánh những vấn đề
có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
- Chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là chủ nghĩa Mác -
Lênin, truyền thống dân tộc, trí tuệ thời đại.
- Giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Theo các nhà khoa học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và
phát triển CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa
dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người”1.
- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có liên quan đến quá
trình phát triển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa -> bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa dân
tộc và thời đại.
- Mục tiêu của tư tưởng Hồ Chí Minh: giải phóng dân tộc, giai cấp và con người.
3. Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của các học giả quốc tế

1
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, trang 19.
4
- Acnu – Mật thám Pháp chuyên theo dõi người Việt Nam ở Pháp đã nhận
định: “Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người đặt
cây thập tự cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”2.
- Giăng La-cu-tuya – một nhà báo nổi tiếng Pháp đã viết: “Không một vị lãnh
tụ nào trong thế giới hiện đại đối với quần chúng của mình, lại là người sáng lập và
người bảo vệ, là người mở đường và người chỉ đạo, là tư tưởng và thực tiễn, là dân
tộc và cách mạng, là nhà hiền triết và là người chính ủy, là người bạn hiền và là
người chỉ huy chiến đấu”3.
- “Đồng chí Hồ Chí Minh đã cống hiến toàn bộ hoạt động cách mạng của
mình cho cuộc đấu tranh anh dũng giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội của
nhân dân Việt Nam, chống ách thực dân nước ngoài, thành lập chính quyền nhân
dân, một nước Việt Nam tự do, thống nhất và độc lập mà nhân dân lao động làm
chủ vận mệnh của mình”4.
- Báo Chiến đấu của Cộng hòa dân chủ Công gô ngày 12/9/1969 đã viết:
“Người đã làm lay chuyển hệ thống thực dân, Người đã góp phần biến đổi bản đồ
thế giới. Người đã đẩy bánh xe lịch sử theo hướng tiến bộ”5.
- Theo đồng chí Phiden Caxtoro, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Cuba: “Chưa bao giờ trên một mảnh đất hẹp như vậy, trong một
thời gian ngắn ngủi như vậy lại diễn ra một cuộc chiến đấu có tính chất quyết định
vì loài người như cuộc chiến đấu mà đồng chí Hồ Chí Minh đã tiến hành chống đế
quốc Mỹ và tay sai của chúng ở Việt Nam, chiến lũy bất khả xâm phạm của cuộc
đấu tranh cách mạng trên toàn thế giới và tấm gương cao cả về hy sinh, về khí
phách anh hùng và danh dự”6.

2
Dẫn theo Hồng Hà: Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr. 80
3
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, Nxb. Lao động – Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1993, tr. 19-20
4
Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tập 1, tr. 19
5
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, Sdd, tr. 15
6
Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Sdd, tr. 26-27
5
Jean Sainteny trong Lịch sử một nền hòa bình bị bở lỡ đã ghi lại: “Ngay tư
những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Hồ Chí Minh, tôi đã có cảm tưởng rằng con người
khắc khổ đó, với bộ mặt thể hiện đồng thời sự thông minh, mưu trí và tinh tế là một
nhân vật thượng đẳng…
Sự hiểu biết văn hóa rộng lớn, trí thông minh, những hoạt động phi thường và
lòng vô tư tuyệt đối đã làm cho uy tín của Người và lòng tin của nhân dân đối với
Người không có gì sánh nổi”7.
- Nghị quyết UNESCO 1987: “... Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết
tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư
tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc
khẳng định bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam trong di sản của Người. Làm rõ đối tượng này thông qua:
+ Bài nói, bài viết, hoạt động cách mạng và cuộc sống thường nhật của Người.
+ Tư liệu, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Bài nói, bài viết của các học trò, đồng chí của Người
+ Các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của các nhà khoa học trong và
ngoài nước.
- Quá trình hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng
Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Thống nhất tính Đảng và tính khoa học.
7
Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, Sdd, tr. 106
6
- Đứng vững trên lập trường của CNMLN và quan điểm, đường lối của Đảng
CSVN để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phải đảm bảo tính khách quan cần nắm vững các quan điểm có giá trị phương
pháp luận của Hồ Chí Minh khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Thống nhất lý luận và thực tiễn
- Quan niệm của CNMLN thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo kiểm tra chân lý.
Giữa thực tiễn và lý luận là mối quan hệ biện chứng.
- Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn cách mạng thế giới và trong nước, coi
trọng tổng kết thực tiễn, coi đó là biện pháp nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn
và nhằm nâng cao trình độ lý luận. “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương
hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như
nhắm mắt mà đi”.
- Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt quan điểm lý luận
gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải biết vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
- Ví dụ: về đạo đức đời sống, về văn hóa, con người,…
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể
- Khi giải quyết bất cứ một vấn đề nào cũng phải đặt nó trong bối cảnh sự hình
thành, tồn tại và phát triển của nó.
- Khi vận dụng những nguyên lý chung vào hoàn cảnh cụ thể cần phải biết cả
biệt hoá nó cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ấy.
- Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét sự vật, hiện tượng trong các
mối liên hệ.
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển của lịch sử để
thấy được sự phát triển, sáng tạo.
d. Quan điểm toàn diện và hệ thống

7
- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa kinh tế-chính trị-văn hóa-tư tưởng với dân
tộc-giai cấp-quốc tế-thời đại, chú ý mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận của hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh, mà hạt nhân cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH.
- Hồ Chí Minh xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động của điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, đặt cách mạng Việt Nam trong quan hệ tổng thể với cách mạng
thế giới.
- Ví dụ: vấn đề dân tộc – giai cấp, việc tập hợp lực lượng cách mạng trên đặc
điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
e. Quan điểm kế thừa, phát triển
- Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ biết kế thừa, vận dụng
mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người vào điều kiện mới của đất
nước và quốc tế.
- Hồ Chí Minh là mẫu mực về sự vận dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào
Việt Nam; là thiên tài của sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Ví dụ: kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề giai
cấp, về chủ nghĩa xã hội, về nhà nước…
2. Các phương pháp cụ thể
- Phương pháp là cách thức đề cập đến hiện thực, cách thức nghiên cứu các
hiện tượng của tự nhiên và xã hội; là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức
và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể
được nhận thức.
- Phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quá trình phát
sinh, tồn tại và phát triển) và phương pháp loogic (nghiên cứu một cách tổng quát
nhằm tìm ra được cái bản chất của sự vật hiện tượng và khái quát thành lý luận) là
rất cần thiết trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

8
- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với nghiên cứu thực tiễn chỉ đạo cách
mạng của Hồ Chí Minh.
+ Nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dừng ở các bài nói, bài
viết, tác phẩm của Người là chưa đầy đủ, nhiều lắm là mới lĩnh hội một phần nội
dung tư tưởng của Người mà thôi.
+ Kết quả hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh mới là lời giải thích rõ ràng giá trị
khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cần vận dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh (vì Hồ Chí Minh là một nhà khoa học, một nhà tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống bao quát nhiều lĩnh vực khoa học: kinh tế, chính trị, đạo đức,
triết học, văn học, sử học...
- Ngoài ra, những phương pháp khác, như: tổng hợp, phân tích, so sánh, tiếp
xúc nhân chứng lịch sử,.. sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả của việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh.
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH
VIÊN
1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận
- Thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về
vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cách mạng Việt Nam; làm
cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của
thế hệ trẻ Việt Nam.
- Thông qua học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố
cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng CNMLN
và TTHCM; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam;
tích cực, chủ động đấu tranh chống quan điểm sai trái bảo vệ sự trong sáng của chủ

9
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước.
2. Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học
gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
- Hồ Chí Minh là nhà đạo đức học, bản thân Người là một tấm gương đạo đức
cách mạng. Học tập TTHCM giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng CSVN,
về Tổ Quốc, “Sống chiến đấu, lao động, rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ vĩ
đại”. Qua việc học tập, sinh viên có điều kiện để thực hành đạo đức, chống chủ
nghĩa cá nhân, rèn luyện nhân cách con người.
- Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần hình thành bản lĩnh
chính trị kiên định; nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, nhờ đó sinh viên
xác định đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với quê hương, đất nước, nhân
dân.
3. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
- Xây dựng phong cách tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử, sinh hoạt theo tư
tưởng, tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với công việc, lĩnh vực hoạt
động của mình.
- Tích cực giáo dục thế thệ trẻ hoàn thiện nhân cách, cải tiến phương pháp
công tác để trở thành những công dân tốt, hữu ích cho nước nhà.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


1. Nhận xét về quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng
Hồ Chí Minh.
2. Anh/chị hiểu thế nào về lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập Chủ
nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần
biện chứng để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn cách mạng.
Phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong
10
phú thêm lý luận? Từ đó liên hệ với việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh?
3. Trình bày ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ với bản
thân.

11

You might also like