You are on page 1of 3

TOÁN 11- HKI

MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN CHƯƠNG IV: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG.


QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN

Bài 1: Cho hình chóp S.ABC. Gọi G, K lần lượt là trọng tâm của các SAB và SBC. Gọi H là trọng tâm
ABC.
1) Chứng minh GK // (ABC). Tìm giao tuyến của (BGK) với (ABC)
2) Chứng minh (GHK) // (SAC)
3) Tìm thiết diện do mặt phẳng (GHK) cắt hình chóp.
(Trích Đề KT HK1 trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong năm 2015 - 2016)

Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi I, K, M lần lượt là trung
điểm của các cạnh SA, SC, OD.
1) Tìm giao tuyến của (SAC) và (SBD); (SAD) và (SCB).
2) Xác định giao điểm của SD với mặt phẳng (BIK).
3) Chứng minh rằng: SD // (IKM).
4) Xác định thiết diện của mặt phẳng (IKM) và hình chóp S.ABCD.
(Trích Đề KT HK1 trường TH Thực hành ĐHSP năm 2018 - 2019)

Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi H, K, M lần lượt là
trung điểm SC, CD và HK.
1) Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD).
2) Tìm giao điểm của DH với (SAB).
3) Tìm thiết diện của mp(OHK) với hình chóp S.ABCD. Chứng minh: thiết diện là một hình thang.
4) Chứng minh: MO // (SAD).
(Trích Đề KT HK1 trường THPT Gia Định năm 2018 - 2019)

Bài 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của AB và G là trọng
tâm tam giác SAD .
1) Chứng minh : AD // ( SBC )
2) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SGM).
SE
3) Gọi   là mặt phẳng chứa GM và song song với AC,   cắt SD tại E. Tính tỉ số .
SD
(Trích Đề KT HK1- Sở GD-ĐT Quảng Nam năm 2019 – 2020)

Bài 5: Cho hình chóp S.ABCD có mặt đáy ABCD là hình thang, cạnh đáy lớn AD = 2BC. Gọi H là trung
điểm của AD, I là trung điểm của SA.
1) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).
2) Chứng minh rằng đường thẳng CH song song với mặt phẳng (SAB).
3) Chứng minh rằng mặt phẳng (BIH) song song với mặt phẳng (SCD).
SL
4) Gọi M là trung điểm của SB, đường thẳng SA cắt mặt phẳng (MCD) tại L. Tính tỉ số .
SA
(Trích Đề KT HK1- THPT Nguyễn Thị Minh Khai- năm 2021 – 2022)

Bài 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi E, H, F lần lượt là trung điểm của
AD, DC, CB.
1) Gọi I là trung điểm của SF. Chứng minh rằng IO song song với mặt phẳng (SAD).
2) Gọi G, K lần lượt là trọng tâm của SAD , SCD , M là trung điểm IF. Chứng minh rằng mặt phẳng
(GKI) song song với mặt phẳng (EHM).
3) Gọi (P) là mặt phẳng chứa EH và song song với IG. Xác định thiết diện của mặt phẳng (P) với hình
chóp S.ABCD.
(Trích Đề KT HK1- THPT chuyên Trần Đại Nghĩa- năm 2019 – 2020, dành cho lớp Tự nhiên)

Bài 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, I lần lượt là trung điểm của
các cạnh AB, CD, SA.
1
TOÁN 11- HKI

1) Chứng minh SC song song với mặt phẳng (MNI).


2) Gọi P là điểm thuộc cạnh SB. Xác định giao tuyến của mặt phẳng (CMI) và mặt phẳng (APN).
3) Gọi G, K lần lượt là trọng tâm tam giác ACD, tam giác SBC. Tìm thiết diện của mặt phẳng (IGK) và
hình chóp S.ABCD.
(Trích Đề KT HK1- THPT chuyên Trần Đại Nghĩa- năm 2020 – 2021)

Bài 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M và E lần lượt là điểm trên
cạnh SA và BC sao cho SM = 2MA; 3EC = 2EB. Gọi (P) là mặt phẳng qua MB và song song với AD.
1) Xác định giao điểm N của đường thẳng SD và mặt phẳng (P).
2) Trong mặt phẳng (P), gọi I là giao điểm của BN và CM. Chứng minh SO đi qua I và CN // (SOE).
(Trích Đề KT HK1- THPT chuyên Trần Đại Nghĩa- năm 2021 – 2022, dành cho lớp Tự nhiên)

Bài 9: Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình thang ( AB // CD ) với AB  2CD . Gọi M , N lần lượt là
trung điểm của AB, SB.
1) Chứng minh rằng: (SAD) // (CMN).
2) Gọi G là trọng tâm tam giác SBC và I là điểm nằm trên cạnh AD thỏa mãn AI  2 ID . Chứng minh
rằng: IG //  SCD  .
(Trích Đề KT HK1- THPT chuyên Trần Đại Nghĩa- năm 2022 – 2023, dành cho lớp Tự nhiên- Đề 2)

Bài 10: Cho hình chóp S.ABC có D, E, F lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC, SA.
1) Chứng minh rằng: (DEF) // (SBC).
2) Gọi O và I lần lượt là trọng tâm ABC và SBC .   là mặt phẳng chứa đường thẳng OI và
song song với đường thẳng AB. Chứng minh rằng giao tuyến của   và mặt phẳng (SBC) là
đường thẳng song song với SB.
(Trích Đề KT HK1- THPT chuyên Trần Đại Nghĩa- năm 2022 – 2023, dành cho lớp Tự nhiên- Đề 1)

Bài 11: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình hình bình tâm O . Gọi T , G , H lần lượt là trung
điểm của SD , BC , AD .
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng  SAB  và  SCD  , suy ra giao điểm J của CT và mặt phẳng
 SAB  .
b) Chứng minh rằng  SAB  // TGH  .
c) Lấy M là một điểm tùy ý trên cạnh AB (M không trùng A,B), mặt phẳng   qua M và song
song với mặt phẳng  SAD  . Xác định thiết diện tạo bởi mặt phẳng   với hình chóp S . ABCD .
Thiết diện là hình gì?
(Trích Đề KT HK1- THPT Nguyễn Thượng Hiền - năm 2022 – 2023)

Bài 12: Cho hình chóp S ABCD . có ABCD là hình thang đáy lớn AD  2BC . Gọi I , J , K , M lần lượt là
trung điểm của SA, AD , BC , AB ; L là điểm trên cạnh SD sao cho LD 2LS .
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng SAD và SBC. Từ đó tìm giao điểm E của đường thẳng
AL và mặt phẳng SBC.
b) Chứng minh: BIJ) //(SCD.
c) Gọi   là mặt phẳng qua M ,   song song với hai đường thẳng AD và BI ;   cắt các cạnh
CD , SD và SA lần lượt tại N , P và Q . Thiết diện MNPQ là hình gì?
d) Gọi G là giao điểm của AK và BJ . Chứng minh: GL// KE và GL// (SBC)
(Trích Đề KT HK1- THPT Bùi Thị Xuân - năm 2022 – 2023)

Bài 13: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB//CD, AB = 2CD. Gọi O là
giao điểm của AC và BD, G là trọng tâm tam giác SBD, E là điểm trên cạnh SC thỏa SE = 2EC
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).
b) Chứng minh OG song song mặt phẳng (SAD).
c) Hai mặt phẳng (OGE) và (SAD) song song với nhau.
2
TOÁN 11- HKI

(Trích Đề KT HK1- THPT Chuyên Lê Hồng Phong - năm 2022 – 2023)

Bài 14: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình vuông tâm O. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của
cạnh SA, SB.
a) Tìm giao tuyến của (SAD) và (SBC).
b) Chứng minh: EF // (SCD), (OEF) // (SCD).
c) Xác định hình tính thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mp (OEF).
(Trích Đề KT HK1- THPT Trần Phú - năm 2022 – 2023)

You might also like