You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA CNTT

SỐ PHÁCH:………………...

TÌM HIỂU MẠNG MANET

HUẾ, THÁNG 12 NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA CNTT

SỐ PHÁCH:………………...

TÌM HIỂU MẠNG MANET

HUẾ, THÁNG 12 NĂM 2023


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................2
I. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MANET.........................................................................2
1.1 Tổng quan về mạng MANET.............................................................................2
1.2 Khái niệm về mạng MANET..............................................................................2
1.3 Đặc điểm của mạng MANET.............................................................................3
1.4 Phân loại MANET...............................................................................................3
1.4.1 Theo giao thức..............................................................................................3
1.4.2 Theo chức năng.............................................................................................4
II. ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET.............................................................6
2.1 Vấn đề định tuyến trong mạng MANET...........................................................6
2.1.1 Các thuật toán định tuyến truyền thông....................................................6
2.1.2 bài toán định tuyến mạng MANET............................................................7
2.2 Các kỹ thuật định thức định tuyến mạng MANET..........................................8
2.2.1 Định tuyến Link State và Distance Vector.................................................8
2.2.2 Định tuyến chủ ứng và định tuyến phản ứng............................................8
2.2.3 Cập nhật định kỳ và cập nhật the sự kiện..................................................8
2.2.4 Cấu trúc thẳng và cấu trúc phân cấp.........................................................8
2.2.5 Tính toán phi tập trung và tính toán phân tán..........................................9
2.2.6 Định tuyến nguồn và định tuyến theo chặng.............................................9
2.2.7 Đơn đường và đa đường..............................................................................9
2.3 Các giao thức định tuyến cơ bản........................................................................9
2.3.1 Giao thức DSDV (Destination Sequence Distance Vector).....................10
2.3.2 Giao thức DSR (Dynamic source routing)...............................................10
2.3.3 Giao thức AODV (Ad hoc On-demand Distance Vector Routing)........12
III. KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠNG MANET......................................13
3.1 Kỹ thuật mạng MANET...................................................................................13
3.1.1.Mô hình phân lớp mạng OSI trong mạng Ad học...................................13
3.1.2.Chuẩn Bluetooth.........................................................................................15
3.1.3.Chuẩn IEEE 802.11....................................................................................17
3.2 Ứng dụng của mạng MANET..........................................................................18
3.2.1 Trong quân sự.............................................................................................18
3.2.2 Trong thương mại......................................................................................18
3.2.3 Trong nội bộ................................................................................................18
3.2.4 Trong đời sống............................................................................................18
IV. VẤN ĐỀ AN NINH TRONG MẠNG MANET..................................................19
4.1 Những vấn đề an ninh trong mạng MANET..................................................19
4.1.1 Thách thức về an ninh trong mạng MANET...........................................19
4.1.2 Các yêu cầu về an ninh..............................................................................19
V. KẾT LUẬN.............................................................................................................20
PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, nhu cầu truyền thông ngày càng lớn với những dịch vụ chất lượng cao, đòi
hỏi cần phải có cơ sở hạ tầng đảm bảo cho quá trình truyền thông trên nhiều môi
trường khác nhau. Đặc biệt sự ra đời mạng không dây đã đáp ứng một phần giải quyết
cho việc truyền thông trên những địa hình di động mà mạng có dây không thể thực
hiện tốt được. Đối với mạng không dây, với những ưu điểm có tính linh hoạt cao, hỗ
trợ các thiết bị di động nên không ràng buộc cố định về phân bố địa lý như trong mạng
hữu tuyến. Trong đó mô hình mạng MANET (Mobile Ad hoc Network) là mạng tùy
biến không dây với các đặc tính có thể hoạt động không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng
mạng, triển khai nhanh, linh hoạt ở mọi vị trí địa hình khác nhau, ứng dụng tốt trong
lĩnh vực quân sự, y tế, hàng không, vận tải... Tuy nhiên, hiện nay mạng MANET vẫn
chưa được ứng dụng rộng rãi và phải đối mặt với một số thách thức như giới hạn phạm
vi truyền dẫn, vấn đề trạm ẩn, mất gói do lỗi đường truyền, sự chuyển động của các
nút mạng làm thay đổi tuyến đường, sự ràng buộc về băng thông và năng lượng. Giao
thức rđịnh tuyến được sử dụng để khám phá tuyến giữa các nút giúp cho việc giao tiếp
trong mạng dễ dàng hơn. Mục đích chính của một giao thức định tuyến trong mạng
MANET là thiết lập tuyến đường chính xác và hiệu quả giữa các cặp nút. Vấn đề giao
thức của mạng không dây và mạng MANET nói riêng rất quan trọng, ảnh hưởng đến
hiệu năng của mạng và đang được thúc đẩy nghiên cứu nhằm cải tiến hơn nữa các giao
thức định tuyến để mạng đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy em đã chọn đề
tài “ Tìm hiểu mạng MANET ”. Vì thời gian làm bài có hạn chế và với lượng kiến
thức, kinh nghiệm ít ỏi của bản thân nên bài tiểu luận chắc chắn sẽ tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong thầy, cô thông cảm và góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG

I. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MANET


1.1 Tổng quan về mạng MANET.
- Mạng ad-hoc di động (MANET) bao gồm các miền router kết nối lỏng với nhau. Một
mạng MANET được đặt trưng bởi một hoặc nhiều giao diện mạng MANET, các giao
diện được phân biệt bởi “khả năng tiếp cận không đối xứng” thay dổi theo thời gian
của nó đối với các router lân cận. Các router này nhận dạng và duy trì một cấu trúc
định tuyến giữa chúng. Các router có thể giao tiếp thông qua các kênh vô tuyến động
với khả năng tiép cận không đối xứng, có thể di động và có thể tham gia hoặc rời khỏi
mạng bất kì thời điểm nào. Để giao tiếp với nhau, các nốt mạng ad-hoc cần cấu hình
giao diện mạng của nó với địa chỉ địa phương có giá trị trong khu vực của mạng ad-
hoc đó.
- Các nốt mạng ad hoc có thể phải cấu hình các địa chỉ toàn cầu có thể được định
tuyến, để giao tiếp với các thiết bị khác trên mạng Internet. Nhìn từ góc độ lớp IP,
mạng MANET có vai trò như một mạng multi-hop lớp 3 được tạo thành bởi các liên
kết. Do vậy mỗi nốt mạng ad hoc trong mạng MANET sẽ hoạt động như một router
lớp 3 để cung cấp kết nối với các nốt khác trong mạng. Mỗi nốt ad hoc duy trì các
tuyến tới các nốt khác trong mạng MANET và các tuyến mạng tới các nốt đích ở ngoài
mạng MANET đó. Nếu đã được kết nối với mạng Internet, các mạng MANET sẽ trở
thành mạng rìa (edge network), nghĩa là biên giới của chúng được xác định bởi các
router rìa (edge-router). Do bản chất của các liên kết tạo nên mạng MANET, các nốt
ad hoc trong mạng không chia sẻ truy nhập cho liên kết đơn báo hiệu đa điểm
(multicast). Như vậy, trong mạng MANET không dự trữ hay dành riêng liên kết đa
điểm multicast và liên kết quảng bá broadcast.

Hình 1.1: Minh hoạ mạng MANET


1.2 Khái niệm về mạng MANET.
Mạng ad hoc di động (MANET) thường được định nghĩa là mạng có nhiều nút tự do
hoặc tự trị, thường bao gồm các thiết bị di động hoặc các thiết bị di động khác, có thể
tự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau và hoạt động mà không cần quản trị mạng từ
trên xuống nghiêm ngặt.
1.3 Đặc điểm của mạng MANET.
- Thiết bị tự trị đầu cuối (Autonomous terminal): Trong MANET, mỗi thiết bị di động
đầu cuối là một node tự trị. Nó có thể mang chức năng của host và router. Bên cạnh
khả năng xử lý cơ bản của một host, các node di động này có thể chuyển đổi chức
năng như một router. Vì vậy, thiết bị đầu cuối và chuyển mạch là không thể phân biệt
được trong mạng MANET.
- Hoạt động phân tán (Distributed operation): Vì không có hệ thống mạng nền tảng
cho trung tâm kiểm soát hoạt động của mạng nên việc kiểm soát và quản lý hoạt động
của mạng được chia cho các thiết bị đầu cuối. Các node trong MANET đòi hỏi phải có
sự phối hợp với nhau. Khi cần thiết các node hoạt động như một thiết bị chuyển tiếp để
thực hiện chức năng của mình như bảo mật và định tuyến.
- Định tuyến đa đường (Multihop routing): Thuật toán định tuyến không dây cơ bản có
thể định tuyến một chặng và nhiều chặng dựa vào các thuộc tỉnh liên kết khác nhau và
giao thức định tuyến. Định tuyến đơn đường trong MANET đơn giản hơn định tuyến
đa đường ở vấn đề cấu trúc và thực hiện với chi phí thấp và ít ứng dụng. Khi truyền
các gói dữ liệu từ một nguồn của nó đến điểm trong phạm vi truyền tải trực tiếp không
dây, các gói dữ liệu sẽ được chuyển tiếp qua một hoặc nhiều trung gian các nút.
- Topo mạng động (Dynamic network topology): Vì các node là di động, nên cấu trúc
mạng có thể thay đổi nhanh và không thể biết trước, các kết nối giữa các thiết bị đầu
cuối có thể thay đổi theo thời gian. MANET sẽ thích ứng tuyến và điều kiện lan truyền
giống như mẫu di động và các node mạng di động. Các node di động trong mạng thiết
lập định tuyến động với nhau khi chúng di chuyển, hình thành mạng riêng của chúng
trong không gian. Hơn nữa, một người dùng trong MANET có thể không chỉ hoạt
động trong mạng lưới di động đặc biệt, mà còn có thể yêu cầu truy cập vào một mạng
cố định công cộng như Internet.
- Dao động về dung lượng liên kết (Fluctuating link capacity): Bản chất tỷ lệ bit lỗi
cao và thường xuyên biến động của kết nối không dây cần được quan tâm trong mạng
MANET. Đường đi từ đầu cuối này đến đầu cuối kia có thể được chia sẻ qua một vài
chặng. Kênh giao tiếp ở đầu cuối chịu ảnh hưởng của nhiễu, hiệu ứng đa đường, sự
giao thoa và băng thông của nó ít hơn so với mạng có dây. Trong một vài tình huống,
truy cập của hai người dùng có thể qua nhiều liên kết không dây và các liên kết này có
thể không đồng nhất.
- Các thiết bị đầu cuối thường có khả năng chịu tải nhẹ (Light-weight terminals):
Trong hầu hết các trường hợp các node trong mạng MANET là thiết bị với tốc độ xử
lý của CPU thấp, bộ nhớ ít và lưu trữ điện năng ít. Vì vậy cần phải tối ưu hoá các thuật
toán và cơ chế.
1.4 Phân loại MANET.
1.4.1 Theo giao thức
a. Truyền một chặng (Single-hop)
- Mạng Manet định tuyến single-hop là loại mô hình mạng ad học đơn giản
nhất. Trong đó, tất cả các node đều nằm trong cùng một vùng phủ sóng, nghĩa là các
node có thể kết nối trực tiếp với nhau mà không cần các node trung gian.
- Mô hình này các node có thể di chuyển tự do nhưng chỉ trong một phạm vi
nhất định đủ để các node liên kết trực tiếp với các node khác trong mạng.
Hình 1.2: Single-hop
b. Truyền đa chặng (Multi-hop)
- Đây là mô hình phổ biến nhất trong mạng MANET, nó khác với mộ hình
trước là các node có thể kết nối với các node khác trong mạng mà có thể không cần kết
nối trực tiếp với nhau. Các node có thể định tuyến với các node khác thông qua các
node trung gian trong mạng.
- Để mô hình này hoạt động một cách hoàn hảo thì cần phải có giao thức định
tuyến phù hợp với mô hình mạng MANET.

Hình 1.3: Multi-hop


c. Mobile multi – hop.
- Mô hình này cũng tương tự với mô hình thứ hai nhưng sự khác biệt ở đây là
mô hình này tập trung vào các ứng dụng có tính chất thời gian thực như
audio, video...
1.4.2 Theo chức năng.
a. Mạng MANET đẳng cấp (Flat).
Trong kiến trúc này tất cả các node có vai trò ngang hàng với nhau (peer- to-
peer) và các node đóng vai trò như các router định tuyến gói dữ liệu trên mạng. Trong
những mạng lớn thi cấu trúc Flat không tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên băng thông
của mạng vì những thông tin điều khiển phải truyền trên toàn bộ mạng. Tuy nhiên nó
thích hợp trong những topo có các node di chuyển nhiều.
b. Mạng MANET phân cấp (Hỉearchical).
Đây là mô hình sử dụng phổ biến nhất. Trong mô hình này thì mạng chia thành
các miền (domain), trong mỗi domain bao gồm một hoặc nhiều cụm (cluster), mỗi
cluster bao gồm nhiều nút (node). Có hai loại nút là nút chủ hay còn được gọi là nút
cụm trưởng (master node) và nút bình thường (normal node).
- Master node: Là node quản trị một router có nhiệm vụ chuyển dữ liệu của các
node trong cluster đến các node trong cluster khác và ngược lại. Nói cách khác nó có
nhiệm vụ như một gateway.
- Normal node: Là các node nằm trong cùng một cluster. Nó có thể kết nối với
các node trong cluster hoặc kết nối với các cluster khác thông qua master node.

Hình 1.4: Mô hình phân cấp


Với các cơ chế trên mạng sử dụng tài nguyên băng thông hiệu quả hơn vì các
thông báo điều khiển chỉ phải truyền trong phạm vi một cluster. Tuy nhiên việc quản
lý tính chuyển động của các node trở nên phức tạp hơn. Kiến trúc mạng phân cấp thích
hợp cho các mạng có tính chuyển động thấp.
c. Mạng MANET kết hợp (Aggregate).
- Trong kiến trúc mạng này, mạng phân thành các vùng (zone) và các nút được
chia vào trong các vùng. Mỗi nút bao gồm hai mức tô-pô: tô-pô mức nút mạng (node
level) và tô-pô mức vùng (zone level; high level topology).
- Ngoài ra, mỗi nút còn đặc trưng bởi hai ID: node ID và zone ID. Trong một
zone có thể áp dụng kiến trúc đẳng cấp hoặc kiến trúc phân cấp.
Hình 1.5: Mô hình mạng kết hợp

II. ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET.


2.1 Vấn đề định tuyến trong mạng MANET
- Trên thực tế trước khi một gói tin đến được đích, nó có thể phải được truyền qua
nhiều chặng, như vậy cần có một giao thức định tuyến để tìm đường đi từ nguồn tới
đích qua hệ thống mạng. Giao thức định tuyến có hai chức năng chính, lựa chọn các
tuyến đường cho các cặp nguồn-đích và phân phối các gói tin đến đích chính xác.
- Truyền thông trong mạng MANET dựa trên các đường đi đa chặng và mọi nút mạng
đều thực hiện chức năng của một router, chúng cộng tác với nhau, thực hiện chuyển
tiếp các gói tin hộ các nút mạng khác nếu các nút mạng này không thể truyền trực tiếp
với nút nhận, do vậy định tuyến là bài toán quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu
MANET. Cho đến nay, đã có nhiều thuật toán định tuyến được đề xuất, mỗi thuật toán
đều có các ưu và nhược điểm riêng. Điều đặc biệt là mức độ của các ưu nhược điểm
phụ thuộc rất nhiều vào mức độ di động của các nút mạng. Một số thuật toán là ưu việt
hơn các thuật toán khác trong điều kiện các nút mạng di động ở mức độ thấp nhưng lại
kém hơn hẳn khi mức độ di động của các nút mạng tăng cao.
2.1.1 Các thuật toán định tuyến truyền thông.
Để tìm đường đi cho các gói tin qua hệ thống các router trong mạng, các giao
thức định tuyến truyền thống thường sử dụng giải thuật vector khoảng cách (Distance
Vector Routing - DV) hoặc trạng thái liên kết (Link State Routing -LS). Thuật toán
Distance Vector còn được gọi là thuật toán Bellman-Ford, được dùng trong mạng
ARPANET lúc mới ra đời và được sử dụng trong mạng Internet với tên gọi là RIP
(Routing Information Protocol). Thuật toán Link State được sử dụng trong giao thức
OSPF (Open Shortest Path First) của Internet.
Trong giải thuật Link State, mỗi router duy trì một thông tin đầy đủ về cấu hình
của toàn bộ mạng. Để làm được điều này, mỗi router quảng bá định kỳ các gói tin LSP
(Link State Packet) có chứa thông tin về các hàng xóm và giả tới mỗi hàng xóm. Các
thông tin này sẽ được truyền tới tất cả các router trong mạng. Từ thông tin về giá của
các liên kết trong toàn bộ mạng, các router có thể tính toán đường đi ngắn nhất tới các
đích có thể.
Việc sử dụng các giao thức định tuyến truyền thống trong mạng MANET với
việc xem mỗi nút như các router dẫn tới một loạt các vấn đề:
- Tiêu tốn băng thông mạng và năng lượng nguồn nuôi cho các cập nhật định
kỳ.
- Các nút bị phá vỡ chế độ tiết kiệm năng lượng do liên tục phải nhận và gửi
thông tin.
- Mạng có thể bị quá tải với các thông tin cập nhật khi số nút trong mạng tăng,
do đó làm giảm tính khả mở của mạng.
- Các đường đi dư thừa được tích lũy một cách không cần thiết.
- Hệ thống khó có thể phản hồi đủ nhanh với các thay đổi thường xuyên trong
cấu hình mạng.
2.1.2 bài toán định tuyến mạng MANET.
Có thể thấy, các giao thức định tuyến truyền thống đặt quá nhiều tính toán và
truyền thông với các nút di động trong mạng MANET. Thêm vào đó, yêu cầu về tính
hội tụ của các giao thức sẽ khó có thể thực hiện trong mạng MANET với tính chất
động của môi trường. Mặc dù tốc độ hội tụ có thể cải thiện bằng cách gửi các thông
điệp cập nhật thường xuyên hơn nhưng điều này sẽ làm tiêu tốn thêm băng thông và
năng lượng nguồn nuôi. Hơn nữa, khi cấu hình mạng ít thay đổi việc gửi thường xuyên
các cập nhật sẽ rất lãng phí.
Do vậy, các giao thức định tuyến trong mạng MANET cần giảm tổng phí cho
việc định tuyến, thích ứng nhanh và tự động với các điều kiện thay đổi của mạng. Giao
thức phải đảm bảo thực hiện hiệu quả trong môi trường khi các nút đứng yên và băng
thông là không giới hạn và đủ hiệu quả khi băng thông tồn tại giữa các nút thấp và
mức độ di chuyển và thay đổi cấu hình cao.
Do đó, thiết kế của các giao thức định tuyến trong mạng MANET thường xem
xét một số các yếu tố sau đây:
- Hoạt động phân tán: Cách tiếp cận tập trung sẽ thất bại do sẽ tốn rất nhiều thời
gian để tập hợp một trạng thái hiện tại và phát tán lại nó. Trong thời gian đó, cấu hình
có thể đã có các thay đổi khác.
- Không có lập định tuyến: Hiện tượng xảy ra khi một phần nhỏ các gói tin
quay vòng trong mạng trong một khoảng thời gian nào đó. Một giải pháp có thể là sử
dụng giá trị thời gian quá hạn.
- Tính toán đường dựa trên yêu cầu: Thay thế việc duy trì định tuyến tới tất cả
các nút tại tất cả các thời điểm bằng việc thích ứng với dạng truyền thông. Mục đích là
tận dụng hiệu quả năng lượng và băng thông, mặc dù độ trễ tăng lên do sự phát hiện
đường.
- Tính toán đường trước: Khi độ trễ có vai trò quan trọng, và băng thông, các tài
nguyễn năng lượng cho phép, việc tính toán đường trước sẽ giảm độ trễ phân phát.
- Bảo mật: Giao thức định tuyến mạng MANET có khả năng bị tấn công dễ
dàng ở một số dạng như xâm nhập truyền thông, phát lại, thay đổi các tiêu đề gói tin,
điều hướng các thông điệp định tuyến. Do vậy, cần có các phương pháp bảo mật thích
hợp để ngăn chặn việc sửa đổi hoạt động của giao thức.
- Hoạt động nghỉ: Giao thức định tuyến cần cung cấp khả năng đáp ứng yêu cầu
bảo tồn năng lượng của các nút khi có thể.
- Hỗ trợ liên kết đơn hướng: hỗ trợ trường hợp khi các liên kết đơn hướng tồn
tại trong mạng MANET.
2.2 Các kỹ thuật định thức định tuyến mạng MANET.
Các kỹ thuật định tuyến khác nhau được áp dụng trong các giao thức định tuyến
MANET có thể được tổng kết và trình bày như dưới đây.
2.2.1 Định tuyến Link State và Distance Vector.
Một số các giao thức định tuyến mạng MANET dựa trên các kỹ thuật định
tuyến trong mạng có dây Link State và Distance Vector để xây dựng các giải thuật
thích ứng với mạng MANET. Vấn đề với định tuyến Link State là tổng phí định tuyến
tăng cao khi mạng có nhiều thay đổi. Vấn đề với định tuyến Distance Vector là hội tụ
chậm và có khuynh hướng tạo ra các vòng lặp định tuyến. Các giao thức định tuyến
MANET tìm cách khắc phục các hạn chế này bằng một số các sửa đổi. Ví dụ về các
giao thức là DSDV, OLSR,...
2.2.2 Định tuyến chủ ứng và định tuyến phản ứng.
Định tuyến chủ ứng (Proactive): Là phương pháp định tuyến của các giao thức
truyền thống. Đường tới tất cả các đích được tính toán trước. Các thông tin định tuyến
được cập nhật định kỳ hoặc bất cứ khi nào cấu hình mạng thay đổi. Ưu điểm của
phương pháp là độ trễ phát gói tin thấp. Tuy nhiên, một số đường không cần dùng đến
và việc truyền các thông điệp định kỳ tiêu tốn băng thông khi mạng thay đổi nhanh.
- Định tuyến phản ứng (Reactive): Là phương pháp định tuyến theo yêu cầu.
Đường tới đích không được tính toán trước và chỉ được xác định khi cần đến. Quá
trình phát hiện liên kết bị hỏng và xây dựng lại đường được gọi là quá trình duy trì
đường. Ưu điểm của định tuyến phản ứng là hạn chế được băng thông do chỉ cần
đường tới các đích cần thiết và loại bỏ các cập nhật định kỳ. Tuy nhiên, vấn đề với
phương pháp là độ trễ lớn trước khi phát do việc phát hiện đường.
2.2.3 Cập nhật định kỳ và cập nhật the sự kiện.
- Cập nhật định kỳ thực hiện bằng việc phát các gói tin định tuyến một cách
định kỳ. Kỹ thuật này làm đơn giản hóa các giao thức và cho phép các nút học được về
cấu hình và trạng thái của toàn bộ mạng. Tuy nhiên, giá trị quãng thời gian cập nhật là
một tham số quan trọng.
- Cập nhật theo sự kiện diễn ra khi có sự kiện xảy ra trong mạng như liên kết
hỏng hoặc liên kết mới xuất hiện. Khi đó, gói tin cập nhật sẽ được quảng bá và trạng
thái cập nhật được truyền trong toàn bộ mạng. Nhưng khi mạng thay đổi nhanh, số
lượng gói tin cập nhật sẽ lớn và có thể gây ra các dao động về đường.
2.2.4 Cấu trúc thẳng và cấu trúc phân cấp.
Trong cấu trúc phẳng, tất cả các nút trong mạng ở cùng mức với nhau và có
chức năng định tuyến như nhau. Cấu trúc phẳng đơn giản và hiệu quả với các mạng
nhỏ. Khi mạng trở lên lớn, lượng thông tin định tuyến cũng sẽ lớn và sẽ mất nhiều thời
gian để thông tin định tuyến có thể tới được các nút ở xa.
Đối với các mạng lớn, định tuyến phân cấp được áp dụng để giải quyết vấn đề
trên. Trong định tuyến phân cấp, các nút được tổ chức động thành các phân hoạch gọi
là cụm (cluster), sau đó các cụm được kết hợp lại thành các phân hoạch lớn hơn gọi là
các siêu cụm (supercluster)... Việc tổ chức mạng thành các cụm giúp duy trì cấu hình
mạng tương đối bền vững. Tính chất động cao của các thành viên và cấu hình mạng
được giới hạn trong cụm. Chỉ có thông tin mức cao, ổn định như mức cụm hoặc siêu
cụm được truyền qua khoảng cách xa do đó việc truyền các thông tin điều khiển hay
tổng phí định tuyến được giảm đáng kể.
2.2.5 Tính toán phi tập trung và tính toán phân tán.
- Trong giao thức dựa trên tính toán phi tập trung, mọi nút trong mạng duy trì
thông tin toàn cục hoàn chỉnh về cấu hình mạng để tính toán các đường đi ngay khi
cần. Tính toán đường trong Link State là ví dụ của tính toán phi tập trung.
- Trong giao thức dựa trên tính toán phân tán, mọi nút trong mạng chỉ duy trì
thông tin bộ phận hoặc cục bộ về cấu hình mạng. Khi một đường cần được tính toán,
nhiều nút sẽ phối hợp để tính toán đường. Tính toán đường trong Distance Vector và
phát hiện đường trong các giao thức theo yêu cầu thuộc vào tiếp cận này.
2.2.6 Định tuyến nguồn và định tuyến theo chặng.
- Trong định tuyến nguồn, nút nguồn đặt toàn bộ đường trong tiêu đề của gói tin
dữ liệu, các nút trung gian chuyển tiếp các gói tin theo đường trong tiêu đề. Các giao
thức này loại bỏ nhu cầu quảng cáo đường định kỳ và các gói tin phát hiện hàng xóm.
Vấn đề lớn nhất với định tuyến nguồn là khi mạng lớn và đường đi dài, việc đặt toàn
bộ đường trong tiêu đề gói tin sẽ làm lãng phí băng thông.
- Trong định tuyến theo chặng, đường tới đích được phân tán theo các chặng.
Khi một nút nhận được gói tin cần chuyển tới đích, nút chuyển tiếp gói tin theo chặng
tiếp theo tương ứng với địch. Vấn đề là tất cả các nút cần duy trì thông tin định tuyến
và có khả năng hình thành lập định tuyến.
2.2.7 Đơn đường và đa đường.
Một số giao thức định tuyến tìm một đường duy nhất từ nguồn tới đích. Do đó,
giao thức trở lên đơn giản và tiết kiệm được không gian lưu trữ. Tuy nhiên, một số
giao thức khác lại áp dụng việc tìm nhiều đường. Mục tiêu của các giao thức này là sự
tin cậy và mạnh mẽ.
2.3 Các giao thức định tuyến cơ bản.
Với các kỹ thuật định tuyến được trình bày, có thể có nhiều cách phân loại các
giao thức định tuyến mạng MANET như dựa trên cấu trúc (phẳng hay phân cấp),
thông tin trạng thái (toản cục, phi tập trung hay phân tán), sự lập lịch tỉnh toán đường
(chủ ứng hay phản ứng)
Hình 2.1: Phân loại giao thức định tuyến trong mạng MANET
2.3.1 Giao thức DSDV (Destination Sequence Distance Vector).
DSDV là giao thức định tuyến chủ ứng dựa trên vectơ khoảng cách theo chặng.
Mỗi nút trong mạng duy trì một bảng định tuyến có chứa chặng tiếp theo và số chặng
tới mỗi dịch trong mạng. Để giữ cho các bảng định tuyến được cập nhật, DSDV yêu
cầu mỗi nút phát quảng bá định kỳ các cập nhật định tuyến tới các hàng xóm và phát
ngay các cập nhật khi có các thay đổi quan trọng xảy ra trong mạng.
Để tránh lặp định tuyến, DSDV sử dụng số thứ tự gắn với mỗi đường. Số thứ tự
cho thấy độ mới của đường. Đường có số thứ tự cao hơn được xem là tốt hơn. Tuy
nhiên, hai đường có cùng số thứ tự nhưng đường nào có độ đo (metric) tốt hơn thì sẽ
tốt hơn. Số thứ tự này được khởi tạo ban đầu bởi nút đích. Mỗi nút trong mạng quảng
cáo bằng việc tăng đều đặn số thứ tự chẵn của mình. tức thời khi có các thay đổi xảy ra
trong mạng. Bằng việc ghi nhận các quảng thời gian xảy ra những thay đổi về đường,
DSDV làm trễ các cập nhật tức thời theo thời gian đó.
Nhằm làm giảm hơn nữa lượng thông tin trong các gói tin cập nhật, DSDV sử
dụng hai loại thông điệp cập nhật là: cập nhật đầy đủ (full dump) và cập nhật bổ sung
(incremental dump). Cập nhật đầy đủ mang tất cả thông tin định tuyến có trong nút và
cập nhật bổ sung chỉ mang các thông tin về những thay đổi từ lần cập nhật đầy đủ gần
nhất. Để làm được điều này, DSDV lưu trữ hai bảng khác nhau, một dùng để chuyển
tiếp các gói tin, một để phát các gói tin cập nhật bổ sung. Cập nhật đầy đủ được truyền
tương đối ít thường xuyên khi ít có sự di chuyển của các nút mạng. Khi có các thay đổi
trong mạng nút thông thường chỉ phát cập nhật bổ sung.
Trong lần quảng cáo đường sau, nút phát hiện liên kết hỏng sẽ quảng cáo đường
tới đích có số chặng vô hạn và tăng thứ tự đường.
Ngoài ra, để tránh sự bùng nổ các cập nhật định tuyến tại các thời điểm cấu
hình mạng thay đổi nhanh, DSDV cũng áp dụng cơ chế hãm các cập nhật.
2.3.2 Giao thức DSR (Dynamic source routing).
Giao thức DSR (Dynamic Source Routing) là một giao thức định tuyến đơn
giản và hiệu quả dành cho mạng ad hoc không dây đa chặng với các nút di động. Nó
cho phép mạng tự tổ chức và tự cấu hình, không cần cơ sở hạ tầng mạng sẵn có. Các
nút trong mạng hợp tác để chuyển tiếp gói tin cho nhau, cho phép giao tiếp qua nhiều
chặng giữa các nút không trực tiếp nằm trong phạm vi truyền dẫn không dây của nút
khác.
Khi các nút di chuyển hoặc mạng trải qua sự biến đổi, các đường định tuyến
được tự động xác định và duy trì bởi giao thức DSR. Vì số lượng chặng trung gian có
thể thay đổi, tô-pô mạng có thể thay đổi linh hoạt và nhanh chóng.
Giao thức DSR hoạt động dựa trên định tuyến nguồn, từ nút nguồn, cho phép
các nút tự động tìm kiếm tuyến đường đến đích trong mạng ad hoc. Mỗi gói tin dữ liệu
mang theo danh sách các nút cần đi qua, giúp định tuyến gói tin ở các nút trung gian
diễn ra nhanh chóng mà không gây vòng lặp hoặc cần phải cập nhật thông tin định
tuyến tại các nút trung gian. Bằng cách thêm tuyến đường nguồn trong header của mỗi
gói tin, các nút có thể dễ dàng lưu giữ thông tin định tuyến để sử dụng trong tương lai.
Giao thức DSR gồm có hai cơ chế làm việc cùng nhau cho phép tìm kiếm và
duy trì các tuyến đường nguồn trong mạng ad hoc:
+ Route discovery (Cơ chế tìm kiếm tuyến đường): Là cơ chế mà theo đó một
nút nguồn S có nhu cầu gửi một gói tin đến một nút đích D có được một tuyến đường
từ nguồn đến nút đích D. Route discovery được sử dụng chỉ khi S cố gắng gửi một gói
tin đến D mà không thực sự biết một tuyến đường đến D.
Route discovery hoạt động như sau: Mỗi nút duy trì một bộ nhớ được gọi là
route cache, có chứa các tuyến đường đi đã biết. Khi tuyến đường được cần đến không
có trong route cache, Route discovery được khởi tạo bằng việc phát gói tin yêu cầu
đường Route Request. Khi một nút nhận được gói tin yêu cầu đường, nút tìm trong
route cache đường tới đích được yêu cầu. Nếu trong route cache không tìm thấy
đường, nút chuyển tiếp gói tin yêu cầu đường cho các hàng xóm sau khi bổ sung địa
chỉ vào thứ tự các chặng được lưu trong gói tin yêu cầu đường. Gói tin yêu cầu đường
được truyền qua mạng cho tới khi đến đích hoặc nút có đường đi tới đích. Nếu đường
được tìm thấy, gói tin trả lời (Route Reply) có chứa thứ tự các chặng tới đích được gửi
trở lại nguồn.

Hình 2.2: Route discovery (nút A là nút nguồn, nút E là nút địch)
+ Route maintenance (Cơ chế duy trì tuyến đường): Là cơ chế mà theo đó nút S
có thể phát hiện ra hiện tượng một tuyến đường mà nó đã biết không còn sử dụng được
để sửa lại. Tức là trong khi sử dụng một tuyến đường từ nguồn S đến đích D, nếu tô-pô
mạng thay đổi khiến S có thể không sử dụng được tuyến đường của nó đến D vì một
liên kết trên tuyến đường không còn hoạt động. Khi đó cơ chế Route maintenance cho
biết một tuyến đường nguồn bị đứt liên kết, S có thể cố gắng sử dụng tuyến đường
khác bất kỳ có trong bộ nhớ route cache của nó để đến D, hoặc có thể gọi cơ chế Route
discovery một lần nữa để tìm kiếm một tuyến đường mới. Cơ chế Route maintenance
bao gồm việc thực hiện các biên nhận theo chặng hoặc đầu cuối, kèm theo đó là phát
các gói tin Route Error để thông báo về hiện tượng đứt liên kết. DSR có thể sử dụng
lớp MAC để thông báo về hiện tượng đứt liên kết. Trong trường hợp có hiện tượng đứt
liên kết, gói tin Route Error được gửi lại cho nút nguồn. Nút nguồn sau đó sẽ xoá bỏ
liên kết bị hỏng ra khỏi route cache và tất cả các đường có chứa chặng này được cắt tại
điểm có liên kết hỏng. Ngoài ra, các nút trung gian chuyển tiếp gói tin Route Error có
thể cập nhật route cache theo cách tương tự.

Hình 2.3: Route maintenance (Nút C không thể chuyển tiếp gói tin từ nút A đến nút E
do liên kết giữa C và D bị hỏng)
Đặc biệt, không giống như các giao thức khác, DSR không yêu cầu phát các gói
tin định tuyến định kỳ trong bất kỳ trường hợp nào, tại bất kỳ tầng nào trong mạng. Ví
dụ, DSR không sử dụng quảng bá định tuyến định kỳ, cảm nhận trạng thái liên kết,
hoặc các gói tin tìm kiếm nút hàng xóm và không dựa vào các chức năng từ bất kỳ
giao thức cơ bản trong mạng. Các thông tin điều khiển của Route discovery và Route
maintenance trong DSR được thiết kế để cho phép các liên kết một chiều và các tuyến
đường bất đối xứng được hỗ trợ một cách dễ dàng. Như ta đã biết, trong các mạng
không dây có thể xảy ra trường hợp một liên kết giữa hai nút có thể không làm việc tốt
như nhau theo cả hai hướng, do khác biệt về anten hoặc các mô hình lan truyền hoặc
các nguồn nhiễu. DSR cho phép liên kết một chiều sẽ được sử dụng khi cần thiết, điều
này nâng cao hiệu năng tổng thể và tính liên kết mạng trong hệ thống.
2.3.3 Giao thức AODV (Ad hoc On-demand Distance Vector Routing).
AODV là giao thức dựa trên thuật toán vector khoảng cách. Giao thức AODV
tối thiểu hoá số bản tin quảng bá cần thiết bằng cách tạo ra các tuyến trên cơ sở theo
yêu cầu.

Hình 2.4: Quá trình tìm đường trong AODV


Trong quá trình chuyển tiếp RREQ, các nút trung gian ghi vào bảng định tuyến
của chúng địa chỉ của các nút lân cận khi nhận được bản sao đầu tiên của gói quảng bá,
từ đó thiết lập được một đường dẫn theo thời gian. Nếu các bản sao của cùng một
RREQ được nhận sau đó tại một nút, các gói tin này sẽ bị huỷ.
Khi RREQ đã đạt đến đích hay một nút trung gian với tuyến “đủ tươi”, nút đích
(hoặc nút trung gian) đáp ứng lại yêu cầu RREQ bằng cách phát unicast một gói tin trả
lời (RREP) ngược trở về nút lân cận mà từ đó nó nhận được RREQ. Khi RREP được
định tuyến ngược theo đường dẫn, các nút trên đường dẫn đó thiết lập các thực thể
tuyến chuyển tiếp trong Bảng định tuyến của chỉ nút mà nó nhận được RREP. Các
thực thể tuyến chuyển tiếp này chỉ thị tuyến chuyển tiếp. Cùng với mỗi thực thể tuyến
là một bộ định thời tuyến có nhiệm vụ xoá các thực thể nếu nó không được sử dụng
trong một thời hạn xác định.
Giao thức AODV không hỗ trợ bất kỳ cơ chế an ninh nào để chống lại các cuộc
tấn công. Điểm yếu chính của giao thức AODV là:
- Kẻ tấn công có thể đóng giả một nút nguồn S bằng cách phát quảng bá gói
RREQ với địa chỉ IP như là địa chỉ của nút nguồn S.
- Kẻ tấn công có thể giả làm nút đích D bằng cách phát quảng bá gói RREP với
địa chỉ như là địa chỉ của nút dịch D.
- Kẻ tấn công có thể giảm giá trị trường hop count trong RREQ và RREP để các
nút nguồn cho rằng nó có tuyến đường đi ngắn nhất tới đích.
- Kẻ tấn công có thể tăng giá trị trường sequence number trong RREQ và RREP
làm các nút nguồn cho rằng nó có tuyến đường đi mới nhất đi tới đích.
- Kẻ tấn công có thể phát ra gói tin thông báo tuyến đường bị lỗi làm sai lệch
thông tin bảng định tuyến trong mạng.

III. KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠNG MANET.


3.1 Kỹ thuật mạng MANET.
3.1.1.Mô hình phân lớp mạng OSI trong mạng Ad học.
Mô hình OSI-Open System Interconnection bản chất gồm có 7 phân lớp
mạng,được ISO đưa ra vào năm 1978 để chuẩn hóa lại cho dễ phát triển và cho phép
khả năng kết hợp giữa những dòng sản phẩm khác nhau trong một mạng.7 phân lớp đó
bao gồm : Application > Presentation > Session > Transport > Network > Data link >
Physical.

Hình 3.1: Mô hình OSI Model.


Ở đây ta tạm thời không quan tâm nhiều đến 3 phân lớp đầu và tạm thời xếp
chung chúng lại thành một phân lớp chung là lớp ứng dụng
APPLICATION.Sau đây ta sẽ lần lượt phân tích đặc điểm từng phân lớp:
 Lớp ứng dụng APLLICATION:
Lớp ứng dụng là lớp gần gũi với người dùng hơn hết,nó cung cấp các ứng dụng
của người dùng.Nó khác các lớp khác ở chổ không cung cấp dịch vụ cho bất kỳ lớp
nào khác,thay vì vậy,nó chỉ cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng nằm bên ngoài mô
hình OSI.Các chương trình ứng dụng như các chương trình xử lý bảng tính,các chương
trình xử lý văn bản ,các chương trình đầu cuối….Lớp ứng dụng thiết lập tính sẵn sàng
cho cácđối tác thông tin,đồng bộ hoá và thiết lập tính nhất quán trên các thủ tục khắc
phục lỗi và kiểm soát tính toàn vẹn dữ liệu
Đặc biệt trong mạng Ad hoc thì lớp ứng dụng còn chịu trách nhiệm cho
việc cung cấp các ứng dụng liên quan đến vị trí (location based services).
 Lớp vận chuyển TRANSPORT:
Lớp vận chuyển phân đoạn dữ liệu từ hệ thống truyền và tái thiết dữ liệu vào
một luồng dữ liệu tại host nhận.Lớp vận chuyển cố gắng cung cấp một dịch vụ vận
chuyển dữ liệu,tạo nên một dải ngăn cách bảo vệ các lớp trên tránh các chi tiết hiện
thực vận chuyển bên dưới.Đặc biệt các vấn đề như làm thế nào để vận chuyển giữa 2
lớp host thật sự tin cậy là trách nhiệm liên quan đến lớp vận chuyển .Trong việc cung
cấp dịch vụ truyền thông,lớp vận chuyển thiết lập,duy trì và kết thúc một cách tốt đẹp
các mạch ảo.Trong việc cung cấp các dịch vụ tin cậy ,sự phát hiện lỗi,khắc phục lỗi
cũng như điều khiển luồng thông tin đều được dử dụng triệt để.
Trong môi trường MANET,sự di chuyển các node sẽ làm cho gầu hết các gói
nhận đều không theo đúng thứ tự do sự trễ của gói ACK.Đối với mạng MANET có
môi trường tĩnh thì sự mật mát gói chủ yếu do lỗi trong kênh truyền không dây.Sự
truyền lại là rất hạn chế vì tiêu tốn năng lượng .Vì thế khi thiết kế một lớp vận chuyển
hiệu quả cho MANET,những vấn đề sau cần được quan tâm.
Kích thước của sổ phải được điều chỉnh sao cho không chỉ phù hợp với lỗi kênh
truyền và trễ đầu cuối,mà còn phải phù hợp với sự di chuyển cơ động giữa các nodes.
Như đã đề cập ở trên,trong mạng Ad hoc ổn định thì mất mát gói là do lỗi của kênh
truyến và do trễ đầu cuối.
Thời gian Time-out dùng để chỉ khoảng thời gian giao thức phải chờ trước khi
gởi lại phải được tính toán sao cho phù hợp với sự cơ động của mạng .Rõ ràng nếu
khoảng thời gian này giảm xuống sẽ làm tăng số lần gởi lại và nếu tăng time-out lên
thì sẽ giảm số lượng gói vào đưa vào mạng.
Nguồn gốc của việc điều khiển tắc nghẽn là dựa trên sự trễ của quá trình xác
nhận.Điều này ko chắc chắn là tốt đối với mạng Ad hoc vì trễ ở đây là do lỗi kênh
truyền,kết nối bị hỏng (do các node di chuyển) và sự đụng độ ở lớp MAC mà nguyên
nhân không chỉ do lưu thông của mạng mà còn do độ lớn (số lượng node) của mạng.
Các nghiên cứu về giao thức lớp vận chuyển dành cho MANET tập trung cho
việc phát triển cơ chế phản hồi sao cho giúp lớp vận chuyển nhận biết được sự cơ động
của mạng,điều chình thời gian time-out và kích thước cửa sổ cho phù hợp và thực hiện
điều khiển tắc nghẽn dựa vào nhiều thông tin trên mạng hơn.Chẳng hạn khi một phiên
được bắt đầu,lớp vận chuyển giả sử rằng tuyến đã tuyến đã sẵn sang cho một khoảng
thời gian.Khi tuyến có thay đổi,lớp vận chuyển sẽ được thông báo.Sau đó việc truyền
dữ liệu sẽ được tạm ngưng cho đến khi có tuyến mới được thiết lập.
 Lớp mạng NETWORK:
Đối với lớp mạng thì nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là định tuyến.Những khó
khăn gặp phải của mạng Ad hoc trong vấn đề định tuyến bao gồm:
- Node trong MANET thông thường gồm các thiết bị cầm tay và laptop với
lượng tài nguyên hạn chế
- Node trong MANET thường di chuyển liên tục.Vì thế để đáp ứng với cấu hình
mạng thay đổi liên tục,giao thức định tuyến của mạng Ad hoc phải tìm được và thay
thế thật nhanh cho giao tuyến cũ đã bị hư.Tuyến mới tìm được càng nhanh thì càng
quyết định tính hiệu quả của giao thức định tuyến
 Lớp liên kết dữ liệu DATA LINK:
- Được CISCO chia làm 2 lớp con LLC ( Logical link control ) và MAC
( Media Acess Control ). Lớp MAC chịu trách nhiệm quản lý việc truy xuất kênh
truyền , và LLC thì liên quan đến việc duy trì kết nối ,đóng frame dữ liệu , đồng bộ ,
phát hiện lỗi , khả năng phục hồi và điều khiển luồng thông tin
- Có 2 kỹ thuật dùng để xây dựng nên mạng Ad hoc : IEEE 802.11 (chuẩn
mạng cục bộ không dây WLAN) và công nghệ Bluetooth (Chuẩn mạng cục bộ cá nhân
WPAN ).Bluetooth và IEEE 802.11 là đặc trưng của 2 phương pháp đa truy cập
mạng : truy cập ngẫu nhiên và truy cập theo kiểu token ( node nào nhận được token
mới được phép truyền dữ liệu ).Do tính mềm dẻo vốn có của cách truy cập ngẫu nhiên
(các node được di chuyển không giới hạn ) nên ủy ban IEEE K.11 quyết định thông
qua cách truy cập ngẫu nhiên, dựa trên CSMA cho mạng WLAN.Nói cách khác truy
cập kiểu token thích hợp hơn đối với môi trường mạng đòi hỏi về QoS ( Quality of
service )
Trong mạng có cơ sở hạ tầng có node điều khiển trung tâm cho mỗi
cell,thường là access point.Access point được kết nối với mạng có dây. Tất cả lưu
lượng đều đi qua Access point này ngay cả khi một thiết bị dữ liệu cho thiết bị cho
thiết bị đích thực thuộc cùng một cell.Các cell kế cận sử dụng tần số khác nhau để
tránh nhiễu và tăng dung lượng cell.Tất cả các cell link liên kết với nhau ở lớp
LLC.
Trong mạng Ad hoc,mỗi thiết bị nằm trong cùng một cell hay Independent
Basic Service Set ( IBSS ) ,do đó các thiết bị có thể giao tiếp trực tiếp với các thiết bị
802.11 trong cùng một cell mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của node điều khiển
trung tâm.802.11 giúp mạng Ad hoc tiết kiệm công suất.Điều này rất quan trọng đối
với mạng Ad hoc
 Giao thức multicast trong mạng có dây bao gồm 2 giao thức:
- Shortest path multicast tree
- Core-based trees multicast protocol
 Thông thường có 2 tiêu chuẩn mạng Ad Hoc phải đáp ứng:
- Chuẩn 802.11 chuẩn cho mạng WLANS.
- Chuẩn kỹ thuật Bluetooth dành cho short-range wireless communication.
3.1.2.Chuẩn Bluetooth.
Bluetooth là chuẩn truyền dữ liệu số không dây hoạt động ở băng tần 2.4Ghz
ISM, với khoảng cách truyền ngắn giữa các laptop, cellphone, hay các thiết bị khác.
Bluetooth sử dụng kỹ thuật nhảy tần số (frequency hopping) để truyền dẫn dữ liệu, tốc
độ truyền dẫn 1600 hop trên một giây. Thời gian giữa hai hop gọi là “slot”, mỗi slot sử
dụng các tần số khác nhau. Mỗi hop chọn ngẫu nhiên 1 trong số 79 tần số. ở một số
quốc gia, băng thông sẵn có là 80MHz vì thế mỗi hop chiếm băng tần 1 MHz.
Bluetooth phát tín hiệu rất bé, chỉ 1mW, cong suất phát của các cellphone chỉ
3W, vì thế khoảng cách truyền dẫn trong Bluetooth ở tầm 10m. Công nghệ Bluetooth
được cấu trúc thành mạng ad hoc piconet, với hai hay nhiều thiết bị mà không cần bất
cứ một cơ sở hạ tầng nào cả. Trong một piconet gồm có một thiết bị master và nhiều
thiết bị slave. Một thiết bị slave có thể thuộc nhiều piconet, nhưng master chỉ thuộc
một piconet.Khi các piconet chồng trập lên nhau sẽ tạo nên Scatternet.
Công nghệ Bluetooth dựa trên chi phí thấp, khoảng cách truyền dẫn ngắn, cho
phéo truyền dẫn thoại và dữ liệu trong môi trường tĩnh và di động, tốc độ symbol của
Bluetooth là 1Mb/s. Bluetooth kết hợp chuyển mạch và chuyển mạch gói. Có hai liên
kết vật lý được định nghĩa trong Bluetooth:
- The Synchronous Connection-Oriented Link (SCO).
- The Asynchronous Connetionless Link (ACK).

Hình 3.2: Cấu trúc Piconet và cấu trúc Scatternet


Kiến trúc Bluetooth:
- Kiến trúc Bluetooth được chia làm bốn nghi thức lõi:
- Baseband and Link control (BLC).
- Link Manager Protocol (LMP).
- Logical Link Control and Adaption Protocol (L2CAP).
- Service Discovery Control (SDP).
Trong đó, BLC cung cấp một kết nối vật lý giữa các piconet. Có hai kiểu lien
kết vật lý được định nghĩa trong Bluetooth: Asynchronous Connectionless (ACL),
Synchronous Connection-Oriented (SCO). Trong mode ACL, việc thông tin nhanh hơn
SCO bởi vì thiết bị chỉ phát và nhận dữ liệu tại bất kỳ thời điểm chỉ đối với các gói dữ
liệu, còn mode SCO thiết bị có thể nhận và phát dữ liệu tại cùng một thời điểm đối với
các gói audio hoặc dữ liệu.
LMP thiết lập một lien kết vật lý và quản lý mã hóa và xác thực. LMP cũng
duy trì trạng thái kết nối của các thiết bị trong piconet.
L2CAP hoạt động ở nghi thức lớp cao hơn BLC. Nó cung cấp các dịch vụ dữ
liệu. L2CAP chỉ định nghĩa ACL chứ không hỗ trợ SCO.
3.1.3.Chuẩn IEEE 802.11.
IEEE 802.11 được thiết lập năm 1978 bởi Institude of Electrical and Electronic
Engineers ( IEEE ). IEEE 802.11 là chuẩn truyền dữ liệu số không dây ở băng tần 2.4
Ghz IMS. Có 3 công nghệ khác nhau được sử dụng để xây dựng lớp vật lý là : tia hồng
ngoại, Frequency Hopping Spread Spectrum ( FHSS ), Direct Sequence Spread
Spectrum ( DSSS ). Công nghệ phổ biến nhất hiện nay là DSSS, sử dụng công nghệ có
thể cung cấp tốc độ trên 11 Mbps ở băng tần 2.4 Ghz, và trong tương lai có thể trên 54
Mbps ở băng tần 5 Ghz.
Phương thức truy cập cơ bản của 802.11 MAC là Carrier Sense Multiple Acess
with Collision Aviodance ( CSMA/CA ).
Chuẩn 802.11 có thể sử dụng cho cả mạng WLAN có cơ sở hạ tầng và cả mạng
Ad hoc LAN. Giao thức 802.11 cung cấp 2 tiện ích:
- BSS ( Basic Set Service): kết nối các thiết bị không dây đầu cuối với AP
(Acess Protocol)
- IBSS (Independence Basic Set Service); phương thức kết nối theo kiểu Ad
hoc các thiết bị đầu cuối mà không cần kiến trúc hạ tầng và AP 36 Các chuẩn 802.11
thông dụng:
 Thông dụng : 802.11a, 802.11b, 802.11g
 Bảo mật tốt: 802.11i
 Đang phát triển: 802.11n
 Các chuẩn khác cùng họ như c, g, h, j đang được cải tiến và mở rộng,
sửa lỗi.
 802.11b được áp dụng rộng rải đầu tiên, kế đó là 802.11a,802.11g
Chuẩn 802.11b và 802.11g phát ở băng tần 2.4GHz, do đó có thể bị ảnh hưởng
bởi Microwave, Cordeless Telephone và Bluetooth, và các thiết bị khác dung cùng
band tần Chuẩn 802.11a phát ở băng tần 5Ghz nên ko bị ảnh hưởng bởi các thiết bị
hoạt động ở băng tần 2.4GHz

Hình 3.3: Các thông số kỹ thuật của chuẩn 802.11 và Bluetooth.


3.2 Ứng dụng của mạng MANET.
Với sự gia tăng của thiết bị cầm tay cũng như sự tiến bộ trong thông tin không dây.
Mạng di động gia tăng thêm tầm quan trọng với sự gia tăng các ứng dụng rộng rãi.
Mạng di động nay có thể ap dụng ở những nơi có ít cơ sơ hạ tầng hoặc không có trước
cơ sở hạ tầng, hoặc những nơi có sẵn cơ sở hạ tầng đắt tiền, không tiện cho sử dụng.
Mạng MANET cho phép duy trì những kết nối hoặc thêm vào hay dở bỏ đi một cách
dễ dàng. Những bộ ứng dụng cho các mạng manet là rất đa dạng, khoảng lệch lớn, di
động, mạng có tính động cao, mạng tĩnh thường bị hạn chế bởi công suất nguồn. Bên
cạnh những ứng dụng cũ trước đây trong những môi trường truyền thống, những ứng
dụng mới sẽ được tạo ra trong những môi trường mới. Những ứng dụng điển hình bao
gồm:
3.2.1 Trong quân sự.
Trang thiết bị quân sự hiện nay thường chứa một số loại thiết bị máy tính.
Manet mạng lưới sẽ cho phép quân đội để tận dụng lợi thế của công nghệ mạng phổ
biến để duy trì một thông tin mạng lưới giữa những người lính, xe cộ, và thông tin từ
bộ chỉ huy. Các kỹ thuật cơ bản của mạng ad hoc đến từ lĩnh vực này.
3.2.2 Trong thương mại.
MANET có thể sử dụng trong cứu hộ nhằm nỗ lưc cứu trợ những thiên tai. Vd:
hỏa hoạn, lũ lụt, động đất… Lĩnh vực cứu hộ làm việc trong môi trường khắc nhiệt và
nguy hiểm cho hạ tầng thông tin và tốc độ triên khai hệ thống nhanh thì cần thiết.
Thông tin được chuyển tiếp với các thành viên trong nhóm cứu hộ với nhau bằng một
thiết bị nhỏ cầm tay.
3.2.3 Trong nội bộ.
Mạng manet có thể chủ động liên kết một mạng lưới đa phương tiện tức thời và
tạm thời nhờ sử dụng máy tính xách tay để truyền bá và chia sẻ thông tin giữa các đại
biểu tham dự như một hội nghị, lớp học. Một cách sử dụng khác của loại mạng này là
sử dụng trong gia đình để trao đổi trực tiếp thông tin với nhau. Tương tự như vậy
trong các lĩnh vực khác như taxi dân sự, thể thao, sân vận động, thuyền và máy bay
nhỏ…
3.2.4 Trong đời sống.
Mạng manet có thể chủ động liên kết một mạng lưới đa phương tiện tức thời và
tạm thời nhờ sử dụng máy tính xách tay để truyền bá và chia sẽ thông tin giữa các đại
biểu tham dự như một hội nghị, lớp học. Một cách sử dụng khác của loại mạng này là
sử dụng trong gia đình để trao đổi trực tiếp thông tin với nhau. Tương tự như vậy trong
các lĩnh vực khác như taxi dân sự, thể thao, sân vận động, thuyền và máy bay nhỏ…
MANET tầm ngắn có thể đơn giản hoá việc truyền thông giữa các thiết bị di động
( PDA, laptop, cellphone). Những dây cáp được thay thế bằng việc kết nối vô tuyến.
Mạng manet cũng có thể mở rộng chức năng truy cập Internet như các mạng khác ví
dụ như WLAN, GPRS, và USTM. PAN là một lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng đầy
hứa hẹn của Manet phổ biến trong tương lai.
Hình 3.4: Ứng dụng PAN (Personal Area Network).

IV. VẤN ĐỀ AN NINH TRONG MẠNG MANET.


4.1 Những vấn đề an ninh trong mạng MANET.
4.1.1 Thách thức về an ninh trong mạng MANET.
Với những đặc điểm đã trình bày ở chương trước về mạng MANET, vấn đề an
ninh trong mạng MANET gặp phải nhiều thách thức. Cụ thể:
- Môi trường truyền sóng điện tử là không khí, vì vậy nguy cơ bị nghe trộm là
rất lớn, từ đó kẻ tấn công có thể phân tích lưu lượng mạng phục vụ cho
các mục đích tấn công tiếp theo.
- Việc các nút gia nhập và rời mạng bất kỳ lúc nào tạo nên sự thay đổi thường
xuyên về cấu trúc mạng đòi hỏi các giao thức định tuyến liên tục phát các yêu cầu
quảng bá trong toàn mạng cũng dẫn đến việc mất an ninh trong mạng. Đồng thời, việc
cấu trúc mạng liên tục thay đổi cũng là một khó khăn để các giao thức định tuyến phát
hiện rằng thông điệp điều khiển sai lệch được sinh ra bởi nút độc hại hay là do quá
trình thay đổi cấu trúc mạng.
- Giới hạn về tài nguyên như băng thông và năng lượng làm giảm khả năng
chống đỡ của mạng trước các cuộc tấn công.
- Thiếu một cơ sở hạ tầng trợ giúp gây khó khăn khi triển khai các cơ chế bảo
mật trong mạng.
4.1.2 Các yêu cầu về an ninh.
Để đảm bảo an toàn trong giao thức định tuyến mạng MANET, các nhà nghiên
cứu đã xem xét các vấn đề sau:
- Tính bảo mật (Confidentiality): Đảm bảo thông điệp truyền trong mạng phải
được giữ bí mật. Trong một số trường hợp cần đảm bảo bí mật cả với các thông điệp
định tuyến quảng bá trong mạng vì từ thông tin các thông điệp này có thể khai thác
một số thông tin giúp ích cho việc tấn công.
- Tính xác thực (Authentication): Đảm bảo một nút phải xác định được danh
tính rõ ràng của một nút khác trong quá trình truyền dữ liệu với nó.
- Tính toàn vẹn (Integrity): Đảm bảo các thông điệp không bị chỉnh sửa trong
toàn bộ quá trình truyền.
- Tính chống chối bỏ (Non-Repudiation): Đảm bảo luôn xác định được nguồn
gốc thông điệp truyền từ nút nào.
- Tinh sẵn sàng (Availability): Đảm bảo tính sẵn sàng của các nút mặc dù bị các
cuộc tấn công. Trong đó tấn công từ chối dịch vụ đe dọa tới bất kỳ tầng nào trong
mạng ad hoc. Ở tầng điều khiển môi trường truy nhập, kẻ tấn công có thể sử dụng hình
thức chèn ép kênh truyền vật lý; ở tầng mạng sự gián đoạn trong hoạt động của các
giao thức định tuyến, ở các tầng cao hơn có thể là tấn công vào các ứng dụng bảo mật
ví dụ như hệ thống quản lý khóa.

V. KẾT LUẬN.

Luận văn đã trình bày tổng quát những kiến thức cơ bản về mạng không dây và mạng
MANET với trọng tâm là đánh giá hiệu năng các giao thức định tuyến trên mạng.
Luận văn đã nghiên cứu một cách chi tiết về các giao thức định tuyến, môi trường mô
phỏng mạng, các mô hình chuyển động đặc trưng trên mạng MANET. Thực nghiệm
mô phỏng, phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết đã đánh giá được hiệu năng ba giao thức
định tuyến chủ yếu của mạng MANET là DSDV, AODV, DSR dựa trên hai thông số
là phần trăm gói tin phân phát thành công và độ trễ đầu cuối trung bình của các giao
thức định tuyến theo tốc độ di chuyển của các nút mạng. Trong quá trình thực hiện đề
tài, do có nhiều hạn chế nên kết quả đạt chưa được tốt lắm, chưa mở rộng được luận
văn. Trong thời gian tới em sẽ cố gắng phát triển thêm những nội dung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/10148/2/NguyenBo.TT.pdf
https://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/de-tai-tim-hieu-mang-manet-25649/
https://pdfcoffee.com/download/tim-hieu-manet-5-pdf-free.html
https://www.tailieudaihoc.com/doc/251411.html
https://tailieuxanh.com/vn/tlID1343315_de-tai-tim-hieu-ve-mang-manet.html
https://xemtailieu.net/tai-lieu/tim-hieu-mobile-ad-hoc-network-manet-1855513.html
https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-an-toan-giao-thuc-dinh-tuyen-trong-
mang-manet-hot

You might also like