You are on page 1of 42

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MẪU PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

Phần I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm xử lý mẫu? Yêu cầu chung của quá trình xử lý mẫu phân tích?
+ K/n: Xử lý mẫu là quá trình hòa tan và phân hủy mẫu, phá hủy cấu trúc ban đầu
mẫu lấy từ đối tượng cần phân tích, để giải phóng và chuyển các chất cần xác định
về một dạng đồng thể phù hợp.
+ Yêu cầu chung của quá trình xử lý mẫu phân tích:
• Lấy được hoàn toàn, không làm mất chất phân tích
- Không làm nhiễm bẩn thêm chất phân tích vào mẫu từ bất kỳ
nguồn nào
- Kết quả xử lý phải phù hợp với phương pháp phân tích đã chọn
• Dùng các hóa chất phải đảm bảo độ sạch đúng yêu cầu, mục đích và mức
độ phân tích
• Không đưa thêm các chất có ảnh hưởng vào mẫu
• Có thể tách hay làm giàu được chất phân tích càng tốt

2. Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu:


➢ Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt bằng axit mạnh đặc nóng và kỹ thuật vô cơ
hóa mẫu ướt bằng dung dịch kiềm đặc nóng: Nguyên tắc, cơ chế của sự
phân hủy mẫu, trang thiết bị cần sử dụng, ứng dụng, ưu nhược điểm của
kỹ thuật? Lấy ví dụ minh họa? Đã xong
a. Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt bằng axit mạnh đặc nóng.
○ Nguyên tắc: Dùng axit mạnh đặc và nóng, hay axit mạnh, đặc và
nóng có tính oxi hoá mạnh, hoặc hỗn hợp 2 axit, v.v. để phân huỷ
mẫu trong điều kiện đun nóng trong bình Kendan, trong ống
nghiệm, trong cốc hay trong lò vi sóng. Lượng axit cần dùng để
phân huỷ mẫu thường gấp 10 - 15 lần lượng mẫu, tuỳ thuộc mỗi
loại mẫu và cấu trúc vật lý hoá học của nó. Thời gian phân huỷ
mẫu (xử lý) trong các hệ hở, bình Kendan, ống nghiệm, cốc, ..
thường từ vài giờ đến hàng chục giờ, cũng tuỳ loại mẫu, bản chất
của các chất. Còn nếu trong lò vi sóng hệ kín thì chỉ cần 50 - 90
phút.
○ Cơ chế:
■ Trong điều kiện thường (hệ hở):
● Tác dụng phá huỷ và hoà tan các hạt (phần tử) mẫu
của axit,
● Tác nhân năng lượng nhiệt, làm tan rã các hạt mẫu
cùng với axit,
● Sự khuyếch tán đối lưu, chuyển động nhiệt và va
chạm của các hạt mẫu với nhau làm chúng bị bào
mòn dần.
● Các tác nhân này tấn công và bào mòn dần các hạt
mẫu từ ngoài vào, làm cho các hạt mẫu bị mòn dần
dần, bé dần rồi tan mất hết, khi chúng ta đun mẫu
trong bình Kendan hay trong cốc
■ Trong lò vi sóng (hệ kín).
● Các tác nhân phân huỷ như trên
● Sự phá vỡ từ trong lòng hạt mẫu ra ngoài, do các
phân tử nước hấp thụ (>90%) năng lượng vi sóng
và nó có động năng rất lớn, nên chúng có chuyển
động nhiệt rất mạnh, làm căng và xé các hạt mẫu từ
trong ra.
● Là hệ kín, nên có áp suất cao và sẽ làm nhiệt độ sôi
lại cao hơn và đây là tác nhân phân huỷ mạnh nhất,
do đó thúc đẩy quá trình phân huỷ mẫu rất nhanh từ
trong ra và từ ngoài vào.

○ Trang thiết bị cần sử dụng:


■ Hệ ướt: Bếp điện hoặc hệ Kendan.
■ Hệ kín: Lò vi sóng.
■ Thiết bị xử lý mẫu phân tích COD trong nước.
○ Ứng dụng: chủ yếu là để xử lý mẫu.
■ Xác định các kim loại và một số phi kim, anion vô cơ,
như Cl , Br - , I - , AsO4 3- , SO4 2- , PO4 3- , SiO3 2 , .. trong các mẫu
-

sinh học, mẫu hữu cơ, mẫu vô cơ, mẫu môi trường, mẫu đất, mẫu
nước, mẫu bụi không khí, mẫu kim loại, hợp kim, rau quả và thực
phẩm, v.v.
○ Ưu điểm: Hầu như không bị mất các chất phân tích, nhất là
trong lò vi sóng.
○ Nhược điểm:
■ Thời gian phân huỷ mẫu rất dài, ở điều kiện thường.
■ Tốn nhiều axit đặc tinh khiết cao, nhất là trong các hệ
hở.
■ Dễ bị nhiễm bẩn khi xử lý trong hệ hở, do môi trường
hay axit dùng.
■ Phải đuổi axit dư lâu nên dễ bị nhiễm bụi bẩn vào mẫu,..
○ Ví dụ: Xử lý mẫu rau quả bằng hỗn hợp 2 axit (HNO 3 + H2O2 ),
trong bình Kendan, để xác định các kim loại nặng (Cd, Cu, Fe, Mn,
Ni, Pb, Zn). Lấy 5,00 g. mẫu đã nghiền mịn và trộn đều vào bình
Kendan, thêm 60 mL HNO3 65%, 5 mL H2O2 30%, cắm phễu nhỏ vào
bình kendan, lắc đều và đun sôi nhẹ cho mẫu phân huỷ, đến khi được
dung dịch trong không màu (6 - 8 giờ tuỳ loại mẫu). Chuyển mẫu sang
cốc 250 mL, làm bay hơi hết axit bằng đèn IR đến còn muối ẩm, để
nguội, định mức bằng dung dịch HCl 2% thành 25 mL. Trong quá
trình xử lý này các nguyên tố kim loại ở dạng các hợp chất cơ kim của
mẫu rau quả, sẽ bị axit đặc oxy hoá các chất hữu cơ, đưa các kim loại
về các muối vô cơ tan trong dung dịch nước.
b. Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt bằng dung dịch kiềm đặc
nóng.
- Nguyên tắc: Dùng các dung dịch kiềm mạnh đặc nóng,
hay hỗn hợp của kiềm mạnh và muối kim loại kiềm, hay
một kiềm mạnh và peroxit, nồng độ lớn (10 -20%), để
phân hủy mẫu phân tích trong điều kiện đun nóng trong
bình Kendan, trong hộp kín, hoặc trong lò vi sóng.
Lượng dung dịch phân huỷ: cần lượng lớn từ 8-15 lần
lượng mẫu. Thời gian phân huỷ: trong hệ hở (4 - 10
giờ). Còn trong hệ lò vi sóng kín (1-2 giờ). Nhiệt :dộ
phân huỷ: Là nhiệt độ sôi của dung dịch kiềm (150⁰ -
200o C).
- Cơ chế của sự phân hủy mẫu: tương tự như trong trường
hợp dùng các axit ở trên
■ Trong điều kiện thường (hệ hở).
■ Trong lò vi sóng (hệ kín).
- Trang thiết bị cần sử dụng:
■ Hệ ướt: Bếp điện hoặc hệ Kendan.
■ Hệ kín: Lò vi sóng.
■ Thiết bị xử lý mẫu phân tích COD trong nước.
- Ứng dụng: Phân huỷ mẫu xác định một số anion vô cơ, phi kim hay á kim, như
các chất: Cl 1- , Br 1- , NO3 1- , SO4 2- , PO4 3- ,... trong các đối tượng mẫu sinh học và
một số mẫu thực phẩm không xử lý được bằng phương pháp axit.
- Ưu điểm: Hầu như không làm mất các chất phân tích, nhất là các nguyên tố có
hợp chất dễ bay hơi và các nguyên tố matrix của mẫu dễ tan trong kiềm.
- Nhược điểm:
■ Tốn rất nhiều kiềm tinh khiết cao, thường phải
dùng gấp từ 10 – 15 lượng mẫu.
■ Dễ bị nhiễm bẩn.
■ Lượng kiềm dư nhiều, rất khó để loại bỏ sau xử lý
mẫu.
- Ví dụ: Hoà tan oxit nhôm bằng dung dịch NaOH 10%
nóng. Lấy 0,5g mẫu dạng bột vào bình kendan, tẩm ướt
bằng vài giọt nước cất, thêm 10 mL NaOH 10%, đun sôi
để hoà tan mẫu. Cơ chế ở đây là: Chuyển trạng thái tinh
thể rắn ôxit sang ion tan trong dung dịch là muối NaAlO2
và khí hydro theo phản ứng:
Al2O3 + NaOH → H2 + NaAlO2 + H2O

➢ Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu khô (có phụ gia và không có phụ gia): Nguyên
tắc, cơ chế của sự phân hủy mẫu, trang thiết bị cần sử dụng , ứng dụng,
ưu nhược điểm của kỹ thuật. Lấy ví dụ minh họa? Đã xong
- Nguyên tắc: là kĩ thuật nung để xử lý mẫu trong lò nung ở 1
nhiệt độ thích hợp, sau khi nung phải hòa tan mẫu bã còn lại bằng
1 dd thích hợp để chuyển chất cần phân tích về dạng định đo. Khi
nung các chất hữu cơ của mẫu sẽ không bị đốt cháy thành CO 2 và
H2O. Ngoài ra còn sử dụng chất phụ gia để bảo vệ các chất bị
phân tích không bị mất, góp phần làm cho mẫu phân hủy nhanh
và triệt để hơn
- Cơ chế của sự phân hủy mẫu:
+ Tro hóa khô không có chất phụ gia bảo vệ:
● Nung để xử lý mẫu không có chất phụ gia và chất
bảo vệ là quá trình xử lý mẫu sơ bộ nhờ tác dụng
của năng lượng nhiệt (nhiệt độ) thích hợp trong 1
thời gian nhất định, để phá vỡ cấu trúc tinh thể
dạng ban đầu của mẫu ptich, đốt cháy chất hữu cơ
để chuyển nó sang 1 dạng hợp chất khác đơn giản,
dễ hòa tan tiếp bằng dung dịch, sau đó có thể xác
định chúng bằng 1 pp nhất định.
● Theo cách này thì có 1 số nguyên tố sẽ bị mất khi
nung, như Cd, Pb, Cu,... Và hàm lượng chất mất đi
này không kiểm soát và không khống chế được
trong quá trình nung. Sự mất mát này càng nhiều
khi nung mẫu ở nhiệt độ càng cao hay thời gian
càng lâu.
+ Tro hóa khô khi có chất phụ gia và chất bảo vệ:
● Tro hóa khô có chất phụ gia và chất bảo vệ cũng là
quá trình xử lý mẫu sơ bộ nhờ tác dụng của nhiệt độ
thích hợp (500-600oC), có thêm sự tương tác hỗ trợ
của chất phụ gia để hạn chế sự mất 1 số nguyên tố
như cách nung không phụ gia. Các chất phụ gia
thường là chất chảy, muối kiềm, acid đặc để phá vỡ
cấu trúc tinh thể dạng ban đầu của mẫu phân tích, để
chuyển nó sang 1 dạng khác dễ hòa tan với axit.
- Trang thiết bị cần sử dụng:
+ Trang thiết bị thông thường: tủ sấy, lò nung các loại,...
+ Trang thiết bị hiện đại: các loại lò vi sóng, lò nung cao
tần,...
- Ứng dụng: xác định 1 số kim loại, phi kim trong các đối tượng
mẫu hữu cơ, mẫu quặng.
- Ưu điểm: đơn giản, không phải dùng nhiều axit đặc, xử lý triệt để
phần nền, nhanh, đốt cháy hết được các chất hữu cơ.
- Nhược điểm: dễ mất 1 số chất dễ bay hơi (Cd, Pb, Zn, Sn,...) nếu
không có các chất phụ gia bảo vệ thêm vào.
- Ví dụ minh họa: Lấy 5 gam mẫu cho vào chén nung thêm chất
bảo vệ là 12ml H2SO4 98% và 5ml Mg(NO3)2 10% trộn đều sấy
hay đun cho sôi rồi đem nung 3 giờ đầu ở 450 oC, sau đó ở 530oC
đến khi được tro không còn đen (hết than đen ). Sau đó hòa tan
tro con lại bằng 15 ml dung dịch HCl 1/1 đun nhẹ cho tan hết, và
đuổi hết axit dư còn muối ẩm và định mức thành 25 ml bằng
dung dịch HCl 2% (dung dịch Ao). Hút 5 ml dung dịch A0 cho
vào bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch
(dung dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A 1
bằng phương pháp AAS.
➢ Kỹ thuật vô cơ hóa khô - ướt kết hợp: Nguyên tắc, cơ chế của sự phân
hủy mẫu, ứng dụng, ưu nhược điểm của kỹ thuật. Lấy ví dụ minh họa?
Đã xong
- Nguyên tắc: mẫu được phân hủy trong chén/cốc nung mẫu. Trước
tiên mẫu được xử lý ướt sơ bộ bằng 1 lượng axit nhỏ và chất phụ
gia để phá vỡ sơ bộ cấu trúc ban đầu của các hợp chất mẫu và tạo
điều kiện để giữ lại 1 số nguyên tố có thể bay hơi khi nung, sau
đó mới đem nung ở nhiệt độ thích hợp.
- Cơ chế của sự phân hủy mẫu: Vì là xử lý khô - ướt kết hợp, trước
tiên xử lý ướt sơ bộ, sau đó mới nung, nên tính chất và sự diễn
biến của nó cũng tương tự như trong hai kiểu khô, ướt. Chỉ khác
là sau khi xử lý mẫu không phải đuổi lượng axit dư quá nhiều
như trong xử lý ướt.
- Ứng dụng: chủ yếu để xử lý mẫu cho phân tích các nguyên tố
kim loại và một số anion vô cơ, như Cl 1- , Br1- , SO42- ,
PO43- ,..trong các loại mẫu sinh học, mẫu môi trường, mẫu hữu
cơ và vô cơ. Không dùng được cho xử lý mẫu để xác định các
chất hữu cơ. Trong các phòng thí nghiệm bình thường, không có
trang bị lò vi sóng, thì cách xử lý này vẫn là một phương pháp
thích hợp, đơn giản, mà vẫn đảm bảo có được kết quả tốt.
- Các ưu và nhược điểm của kỹ thuật này là tận dụng được các ưu
điểm của kỹ thuật xử lý ướt và cả xử lý khô, cụ thể là: lượng axit
thường chỉ bằng ¼ lượng axit để xử lý ướt, thời gian nhanh hơn
và triệt để hơn, hạn chế sự bay hơi của 1 số kim loại, không phải
dùng nhiều axit tinh khiết cao tốn kém, hạn chế được sự nhiễm
bẩn.
- Ví dụ minh họa: Xử lý mẫu rau quả để xác định các kim loại (Na,
K, Ca, Cd, Co, Cr, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn). Lấy 5,000 g. mẫu đã
nghiền mịn vào chén nung, thêm 5 mL HNO3 45% và 5 mL
Mg(NO3 ) 2 5%, trộn đều, rồi sấy, hay đun nhẹ trên bếp điện cho
mẫu sôi và đến khi khô thành than đen dòn. Sau đó đem nung lúc
đầu ở 400 - 450oC trong 3 giờ, rồi nâng lên 550 oC, đến hết than
đen. Hoà tan tro thu được trong 20 mL dung dịch HCl 1/1 và có
thêm 1 mL HNO3 65%, đun nóng cho tan, làm bay hơi hết axit dư
đến còn muối ẩm, định mức bằng dung dịch HCl 2% thành 25
mL. Đây là dung dịch để xác định các nguyên tố đã nói trên (Na,
K, Ca, Cd, Co, Cr, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn).

3. Các kỹ thuật chiết:


3.1 Chiết lỏng - lỏng (phương pháp chiết tĩnh): Nguyên tắc, điều kiện
chiết, trang thiết bị,ví dụ minh họa? ( đã xong)
- Nguyên tắc: là quá trình chiết 2 pha đều trạng thái lỏng. Trong đó 1 pha
chứa chất phân tích X (mẫu ban đầu, pha 1) thường là pha nước, pha ban
đầu của mẫu, còn pha kia là dung môi chiết (dung môi hữu cơ, pha 2),
pha 1 và pha 2 không hòa tan và không trộn lẫn vào nhau.
- Điều kiện chiết:

+ Dung môi chiết phải tinh khiết cao, để không làm nhiễm bẩn
thêm các chất phân tích vào mẫu.
+ Dung môi chiết phải hòa tan tốt các chất phân tích nhưng không
hòa tan tốt với các chất có trong mẫu.
+ Hệ số phân bố K phải lớn
+ Cân bằng chiết nhanh đạt được
+ Sự phân lớp khi chiết phải rõ ràng, nhanh
+ Phải chọn môi trường pH, loại axit thích hợp
+ Phải thực hiện trong nhiệt độ thích hợp và giữ không đổi trong cả
quá trình
+ Phải lắc hay trộn mạnh để quá trình chiết xảy ra được tốt
- Trang thiết bị: bộ chiết pha lỏng
- Ví dụ minh họa: Lấy 10 mL mẫu sữa tươi vào bình chiết, thêm 20 mL
rượu etylic tuyệt đối, 5-8 gam Na2SO4 khan, trộn đều, thêm 10 mL dung
môi n-Hexan, lắc mạnh trong 5 phút, để trong tủ lạnh 2 phút cho phân
lớp, tách lấy lớp n-Hexan có chứa các Retinoit, làm khô pha chiết bằng
Na2SO4 khan và phân tích các Retinoit (họ Vitamin A) trong n-Hexan
bằng HPLC hay MEKC.

3.2 Chiết pha rắn: Nguyên tắc, điều kiện chiết, trang thiết bị, các bước tiến
hành trong quá trình chiết pha rắn, phạm vi ứng dụng. Ví dụ về chiết
pha thường, ví dụ về chiết pha ngược? Đã xong
- Nguyên tắc: Chiết pha rắn cũng là quá trình phân bố của các chất giữa 2
pha, trong đó lúc đầu chất mẫu ở dạng lỏng (pha nước, hay hữu cơ), còn
chất chiết ở dạng rắn, dạng hạt nhỏ và xốp đường kính 25 - 70 Mm. Vì
thế nên có tên là chiết pha rắn (Solid Phase Extraction ), hay chiết rắn-
lỏng.
- Điều kiện chiết:
+ Pha rắn hay chất chiết (dạng cột chiết hay đĩa chiết) phải có tính
chất hấp thụ hay trao đổi chọn lọc với một chất, hay một nhóm
chất phân tích nhất định, tức là tính chọn lọc của pha tĩnh chiết.
+ Các chất chiết và dung môi rửa giải phải có độ sạch cao theo yêu
cầu của cấp hàm lượng phân tích.
+ Hệ số phân bố nhiệt động Kfb của cân bằng chiết phải lớn, để có
được hiệu suất chiết cao.
+ Quá trình chiết phải xảy ra nhanh và nhanh đạt cân bằng, nhưng
không có tương tác phản ứng hoá học làm mất hay hỏng pha rắn
và chất phân tích.
+ Quá trình chiết phải có tính thuận nghịch, để còn có thể rửa giải
được tốt chất phân tích ra khỏi pha chiết bằng một pha động phù
hợp.
+ Không làm nhiễm bẩn thêm chất phân tích trong quá trình chiết
bởi bất kỳ từ nguồn nào.
+ Sự chiết phải được thực hiện trong điều kiện nhất định phù hợp,
phải lặp lại được tốt và tất nhiên là càng đơn giản dễ thực hiện thì
càng tốt.
- Trang thiết bị: thiết bị chiết pha rắn SPE,...
- Các bước tiến hành trong quá trình chiết pha rắn:
+ Bước 1: Nhồi cột và hoạt hóa pha rắn
+ Bước 2: cho mẫu chảy qua cột
+ Bước 3: rửa các tạp chất gây ảnh hưởng ra khỏi cột
+ Bước 4: giải hấp (rửa giải) chất phân tích ra khỏi cột chiết
- Phạm vi ứng dụng: đang được sử dụng rất phổ biến trong phân tích, đặc
biệt là phân tích đối tượng môi trường các chất vi lượng độc hại.
- Ví dụ:
+ Chiết pha thường: Chiết để xử lý mẫu xác định nhóm hợp chất
Clo-phenol trong nước. Lấy 250mL mẫu vào phễu chiết, axit hoá
đến pH=2 bằng H2SO4 2%, lọc bỏ cặn (nếu có) sau đó dội dung
dịch mẫu này qua cột chiết ( loại LASi-5) với tốc độ 2-4mL/phút
đến khi mẫu chảy hết qua cột chiết. Dội qua cột chiết 5 ml nước
cất, để yên 5 phút. Sau đó giải chiết lấy chất phân tích bằng 10
mL dung môi acetonitril (hay dichlomethane) và xác định chất
phân tích trong pha hữu cơ này bằng HPLC/ GC.
+ Chiết pha ngược: Chiết để xử lý mẫu xác định một số hoá chất
BVTV trong nước. Lấy 250mL mẫu nước, chỉnh pH=5, lọc bỏ
cặn. Lấy dung dịch dội qua cột chiết (loại LR-C18 ) với tốc độ 2-
4 mL/phút. Sau đó rửa cột bằng 5 mL nước cất, hút chân không
cho cột 3 phút. Rửa giải chất BVTV trong cột bằng 20 mL dung
môi Etyl-axetat. Lấy dung dịch rửa giải này dội qua cột hấp phụ
thứ hai ( cột có: Na2SO4 + Al2O3 + than hoạt tính) để làm sạch và
làm khô mẫu. Sau đó lại rửa giải chất BVTV trong cột này bằng
10 mL EtylAxtat. Thu dung dịch, làm bay hơi bằng dòng khí nitơ
sạch ( tốc độ 0,8 mL/phút) đến còn dung dịch sánh, định mức
thành 2 mL bằng Etyl-Axetat, làm khô bằng Na 2SO4 khan. Lấy
dung dịch mẫu này để xác định các hoá chất BVTV (Metyl-
parathion, Diazinon & Sumithion) bằng phương pháp GC/ ECD/
GC-MS.

3.3 Chiết Soxhlet: Nguyên tắc, trang thiết bị, ứng dụng, lấy ví dụ minh
họa. Đã xong
a. Nguyên tắc: Chiết Soxhlet là một kiểu chiết liên tục đặc biệt được thực
hiện nhờ một loại trang bị chiết riêng. Kiểu chiết này cũng như kiểu
chiết lỏng lỏng, nên về bản chất của sự chiết nó vẫn là dựa trên cơ sở
quy luật phân bố chất trong hai pha không trộn vào nhau. Song ở đây
pha mẫu là ở trạng thái lỏng, bột, hạt hay dạng mảnh, hay dạng lá đều
được cả. Còn dung môi chiết (chất hữu cơ) là ở dạng lỏng.
b. Trang thiết bị:
- Các hệ chiết Soxhlet thường và đơn giản (Vận hành bằng tay).
- Các hệ chiết Soxhlet tự động (Auto-Soxhlet).
c. Ứng dụng: Chủ yếu để chiết các HCBVTV từ các mẫu cây, lá, rau quả,
thực phẩm, mẫu đất.
d. Ví dụ: Chiết Soxhlet thường lấy một số hoá chất BVTV từ mẫu rau quả.
Lấy 10g mẫu đã được nghiền nhỏ và trộn đều vào cốc đựng mẫu của hệ
chiết, thêm 25-30g. Na2SO4 khan, trộn đều, 50 mL dung môi chiết n-
Hexan có 20% Cl2CH2 . Sau đó tiến hành chiết trong vòng 5-6 giờ liên
tục, để yên 10 phút, tách lấy pha hữu cơ n-Hexan có chứa chất phân tích
và xác định chúng trong pha hữu cơ này bằng phương pháp phù hợp đã
chọn.

4. Các kỹ thuật chưng cất:

a. Nguyên tắc:
- Là quá trình dùng để tách các chất trong 1 hỗn hợp lỏng, khí – lỏng
thành các chất riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các chất
(nhiệt độ sôi khác nhau của các chất).
- Sản phẩm:
+ Đỉnh: chất có độ bay hơi lớn – nhiệt độ sôi thấp.
+ Đáy: chất có độ bay hơi kém – nhiệt độ sôi cao.
4.1 Chưng cất thường: Nguyên tắc, trang thiết bị, ví dụ.
- Nguyên tắc: : đây là quá trình chưng cất các chất chỉ đơn thuần dựa vào
điểm sôi của các chất để tách chúng theo từng phân đoạn trong những
điều kiện bình thường. Khi chưng cất, các chất có nhiệt độ sôi khác nhau
sẽ ngưng tụ lại tại những phân đoạn khác nhau.
- Trang thiết bị: bộ phá mẫu chưng cất đạm
- Ví dụ: : chưng cất mẫu xác định hàm lượng NH 4+ . Lấy 10g mẫu đã
nghiền mịn cho vào bình chưng cất, thêm 100 mL NaOH 10%, lắc đều,
đun sôi nhẹ, thổi một dòng N2 sạch qua bình chưng cất, dẫn hơn NH 3
sinh ra sang bình hấp thu là dung dịch H 2SO4 0.1 N. Chuẩn độ lượng
acid dư, chúng ta sẽ tính được hàm lượng NH4+ hay N trong mẫu.
4.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước: Nguyên tắc, trang thiết bị, ví dụ.
- Nguyên tắc: Đây là quá trình chưng cất tinh chế và tách các chất cũng
dựa vào điểm sôi của chúng để tách các chất theo từng phân đoạn trong
những điều kiện nhất định theo nhiệt độ sôi và bay hơi khi chưng cất.
Tuy nhiên trong trường hợp này chất phân tích cần chưng cất không bay
hơi một mình mà phải có một chất khác có nhiệt độ sôi gần hay bằng
chúng để lôi cuốn chúng theo. Sản phẩm lôi cuốn là một dung dịch hỗn
hợp có hòa tan chất cần phân tích.
- Trang thiết bị: máy chưng cất hơi nước,..
- Ví dụ: chưng cất lấy tinh dầu bạc hà nhờ lôi cuốn hơi nước. Lá bạc hà
được cắt nhỏ, cho vào bình chưng cất, thêm nước cho ngập lá (1kg lá,
1,5L nước). Chưng cất cho đến khi thu được 60% dung dịch thì dùng.
Dùng phương pháp chiết lỏng lỏng để tách tinh dầu ra khỏi nước vào
dung môi hữu cơ. Cách này có thể vừa được dùng cho mục đích phân
tích vừa được dùng cho mục đích điều chế sản xuất.
4.3 Chưng cất ở áp suất thấp - cô quay chân không: Nguyên tắc, trang thiết
bị, ví dụ.
- Nguyên tắc:
+ Là quá trình chưng cất cũng dựa vào điểm sôi của chất để tách
các chất theo từng phân đoạn, trong những điều kiện nhất định
theo nhiệt độ sôi, khi chưng cất trong môi trường áp suất thấp, có
khống chế áp suất bằng bơm chân không. Trong điều kiện này
nhiệt độ sôi của chất phân tích sẽ thấp và quá trình chưng cất sẽ
nhanh hơn nên thích hợp cho các chất kém bền khi chưng cất
trong điều kiện thường có hiệu quả tách tốt hơn.
+ Cách chưng cất này thường là giai đoạn thứ 2, giai đoạn làm bay
hơi dung môi chiết của quá trình chiết xử lý mẫu để chuyển chất
phân tích hòa tan vào trong 1 dung môi khác thì mới xác định
được nó.
- Trang thiết bị: Để xử lý theo kỹ thuật này, phải trang bị hệ thống máy cô
quay và máy bơm chân không để điều chỉnh nhiệt độ và áp suất thấp
thích hợp. (thiết bị cô quay chân không)
- Ví dụ: chưng cất làm bay hơi n-hexan để lấy chất mẫu nhóm vitamin A
và caroten bằng cô quay chân không
Lấy 10g mẫu đã nghiền nhỏ vào phễu chiết, thêm 20g Na 2SO4 khan, 100
mL dung môi THF hay n-hexane. Lắc kỹ trong 10 phút, lọc qua phễu
Busner, lấy dung dịch cho vào và cho vào bình cất của máy cô quay để
cất cho dung môi bay hơi đến khi còn bã ẩm, để nguội. Hòa tan bã này
trong 5mL MeOH, dung dịch này dùng để xác định Caroten bằng
HPLC.
5. Trình bày định luật cơ sở của phép đo quang và các nguyên nhân làm sai lệch
định luật khi thực hiện phép đo; đã xong

*Cơ sở của phép đo quang

1. Bản chất của bức xạ điện từ

Bức xạ điện từ (ánh sáng) có tính chất sóng và hạt. Tính chất sóng được mô tả
bằng bước sóng λ và tần số v.

Những giao động điện từ quan trọng nhất trong phân tích do quang (trắc quang)
có độ dài bước sóng như sau:

Ngưỡng nhìn thấy của miền phổ tùy thuộc vào từng người. Thường là
khoảng bước sóng 400-800nm →vùng khả kiến.

2. Năng lượng của các photon ở các miền phổ khác nhau

- Năng lượng E của một photon được tính bằng PT Plank:

E=hv h: hằng số Plank =6,625.10-27 erg/giây

v: tần số dao động điện từ

vλ=C C: tốc độ ánh sáng =3.1010cm/giây =3.1027 nm/giây

-Năng lượng của photon còn phụ thuộc vào bước sóng:

c
E=h biểu thức cho thấy miền sóng càng ngắn → Năng lượng lớn
λ

3. Tương tác giữa bức xạ và vật chất

Khi bức xạ tương tác với vật chất sẽ có các quá trình sau:

-Vật chất hấp thụ bức xạ

-Vật chất phát ra năng lượng dưới dạng bức xạ

4. Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng - Định luật Lambert-Beer

Độ truyền quang T:

Độ hấp thụ A:
*Các nguyên nhân gây sai lệch định luật Beer:

- Mức độ đơn sắc của ánh sáng tới Io. Chất hấp thu cực đại ở λmax và chỉ
ở λmax mới có sự tuyến tính giữa Amax- C 1 là 1 đường thẳng → mật độ
quang cực đại. Mức độ đơn sắc càng lớn, khả năng tuân theo định luật
Lambert-Beer càng lớn.
- Nồng độ lớn của dd khảo sát: Nồng độ dd lơn sẽ xảy ra tương tác điện,
đại lượng ε thay đổi, thông thường khi tăng nồng độ dd, giá trị ε giảm.
Sự sai lệch khỏi định luật Lambert-Beer thường là sai số âm.

6. Trình bày nguyên tắc chung của phương pháp, lĩnh vực ứng dụng, sơ đồ khối
và nguyên lý hoạt động của các phương pháp phân tích:
- Phổ hấp thụ phân tử UV-Vis (Trắc quang) Đã xong
*Nguyên tắc chung: Dựa vào lượng ánh sáng đã bị hấp thụ bởi chất hấp
thụ để tính hàm lượng của chất hấp thụ: Như vây muốn xác định một
cấu tử X nào đó, ta chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh
sáng, rồi đo sự hấp thụ ánh sáng của nó và suy ra hàm lượng chất cần
xác định X. Để chuyển cấu tử X thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh
sáng, người ta dùng các phản ứng hóa học:
X (Chất cần xác định) + R (Thuốc thử) ⇄ XR (Hợp chất hấp thụ ánh sáng)

*Lĩnh vực ứng dụng:


- Định tính: thường áp dụng để xác định một số chất hữu cơ bằng cách so
sánh các giá trị λmax, є giữa chất chuẩn và mẫu. Tuy nhiên, để tăng độ
chính xác cần kết hợp thêm các phương pháp phổ hồng ngoại, khối
phổ,...
- Định lượng: Một số thí dụ về ứng dụng của phương pháp hấp thụ phân
tử UV-Vis để phân tích hàm lượng các chất trong nước và nước thải.
*Sơ đồ khối: Thiết bị đo UV-Vis

- Nguồn sáng (Source)


- Hệ tán sắc ( Monochromator)
● Khe vào (Entrance slit)
● Lăng kính (Dispersion device)
● Khe ra (Exit slit)
- Buồng đựng mẫu (Sample)
- Bộ phận tiếp nhận và khuyếch đại tiến hiệu (detecter)

*Nguyên lý hoạt động: Chiếu một chùm sáng có bước sóng phù hợp đi qua
dung dịch chất màu cần đo, các phân tử hấp thụ sẽ hấp thụ một phần
năng lượng của chùm sáng, phần ánh sáng còn lại không bị hấp thụ bởi
dung dịch màu sẽ tiếp tục đi xuyên qua đi đến bộ phận tiếp nhận và
khuếch đại tín hiệu. Tại đây năng lượng ánh sáng sẽ được chuyển hóa và
đưa đến bộ phận ghi nhận kết quả. Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch
tuân theo định luật Lambert- Beer:
A= -lgT= lg (I0/It)= εbC với T= It/I0

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS


*Nguyên tắc chung
Muốn thực hiện đc phép do phổ hấp thụ nguyên tử của 1 nguyên tố cần
thực hiện các QT sau:
1. Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân
tích từ trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của
các nguyên tử tự do. Đó là quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu.
Những trang bị để thực hiện quá trình này được gọi là hệ thống nguyên
tử hóa mẫu (dụng cụ để nguyên tử hóa mẫu). Nhờ đó chúng ta có được
đám hơi của các nguyên tử tự do của các nguyên tố trong mẫu phân tích.
Đám hơi chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ
nguyên tử.
2. Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua
đám hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của nguyên
tố cần xác định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định
và tạo ra phổ hấp thụ của nó. Ở đây, phần cường độ của chùm tia sáng
đã bị một loại nguyên tử hấp thụ là phụ thuộc vào nồng độ của nó ở môi
trường hấp thụ. Nguồn cung cấp chùm tia sáng phát xạ của nguyên tố
cần nghiên cứu gọi là nguồn phát bức xạ đơn sắc hay bức xạ cộng
hưởng.
3. Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm
sáng, phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên
cứu để đo cường độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của
vạch phổ hấp thụ nguyên tử. Trong một giới hạn nhất định của nồng độ
C, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của nguyên
tố ở trong mẫu phân tích

*Lĩnh vực ứng dụng


Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử là 1 trong những phép đo ưu việt trong
hệ thống các pp ptich hiện nay và là 1 công cụ đắc lực để xác định hàm
lượng các kim loại nặng độc hại gây ô nhiễm cho MT. Các mẫu vật như:
quặng, đất đá, các sp nông nghiệp, phân bón.. .Ngoài các KL, các phi kim
được xác định như Si,P,As.. cũng được xác định bằng pp này.

*Sơ đồ khối:

*Nguyên lí hoạt động:

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) hoạt động dựa trên các
nguyên tắc cơ bản bắt nguồn từ vật lý nguyên tử và quang phổ. Về cốt
lõi, AAS dựa trên thực tế là các nguyên tử, khi ở trạng thái cơ bản, có
khả năng hấp thụ ánh sáng ở các bước sóng cụ thể và duy nhất. Sự hấp
thụ này mang tính đặc thù của từng nguyên tố, nghĩa là mỗi nguyên tố
hóa học sẽ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng đặc trưng riêng của nó.
- Khi một mẫu được đưa vào AAS, nó sẽ trải qua quá trình nguyên tử hóa,
chuyển mẫu thành các nguyên tử tự do. Những nguyên tử này sau đó
được chiếu sáng bởi một nguồn sáng, thường phát ra từ đèn cathode
rỗng. Nguồn sáng này tạo ra bức xạ tương ứng với bước sóng duy nhất
được hấp thụ bởi mẫu nguyên tử. Khi các nguyên tử hấp thụ ánh sáng
này, các electron của chúng chuyển từ trạng thái cơ bản sang trạng thái
kích thích năng lượng cao hơn. Năng lượng được hấp thụ trong quá trình
chuyển đổi này gắn trực tiếp với cấu trúc điện tử cụ thể của nguyên tố
đang được đề cập, làm cho sự hấp thụ này trở thành một đặc tính riêng
biệt của từng nguyên tố riêng lẻ.
- Quang phổ phát xạ nguyên tử AES Còn nguyên lý hoạt động
*Nguyên tắc chung
1. Trước hết mẫu phân tích cần được chuyển thành hơi (khí) của nguyên tử
hay Ion tự do trong môi trường kích thích. Đó là quá trình hóa hơi và
nguyên tử hóa mẫu. Sau đó dùng nguồn năng lượng phù hợp để kích
thích đám hơi đó để chúng phát xạ. Đấy là quá trình kích thích phổ
của mẫu.
2. Thu, phân li và ghi toàn bộ phổ phát xạ của vật mẫu nhờ máy quang phổ.
Trước đây, phổ được ghi lên kính ảnh hay phim ảnh. Chính máy quang
phổ sẽ làm nhiệm vụ này. Nhưng những trang bị hiện đại ngày nay có
thể thu và ghi trực tiếp các tín hiệu cường độ phát xạ của một vạch phổ
dưới dạng các lực trên băng giấy hay chỉ ra các sóng cường độ vạch phổ
trên máy in (printer), ghi lại vào đĩa từ của máy tính.
3. Đánh giá phổ đã ghi về mặt định tính và định lượng theo những yêu cầu
đã đặt ra. Đây là công việc cuối cùng của phép đo. Chính vì vậy, ứng
với các nhiệm vụ và nguyên tắc này, để thực hiện một phép phân tích
dựa theo phổ phát xạ của nguyên tử người ta phải cần một hệ thống
trang bị cũng gồm ba phần tương ứng như thế.
*Lĩnh vực ứng dụng
Phương pháp đo phổ phát xạ nguyên tử là 1 pp ptich vật lí dựa trên tính
chất phát xạ của ntu ở trạng thái hơi để xác định tphh của các nguyên tố,
các chất trong mẫu ptich.
Pp này được sử dụng để ptich định tính, định lượng các nthh (chủ yếu là
KL) trong các đối tượng mẫu khác nhau: địa chất, hóa học, luyện kim,
nông nghiệp, thực phẩm… thuộc các mẫu rắn, mẫu dd, mẫu bột, mẫu
khí, mẫu quặng. Ngoài KL, các á kim được xác định là Si,P,C.
*Sơ đồ khối
*Nguyên lí hoạt động:

- Đo điện thế trực tiếp (cụ thể các loại điện cực thường dùng, cách chọn
điện cực cho từng phép đo)

7. Trình bày đặc điểm của phương pháp, lĩnh vực ứng dụng, sơ đồ khối và nguyên
lý hoạt động của các phương pháp phân tích:
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đã xong
*Đặc điểm: Có độ nhạy tương đối cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp
để tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ bị phân hủy, ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực (thực phẩm, dược phẩm, môi trường,...)
*Lĩnh vực ứng dụng: tách hỗn hợp, phân tích định tính, phân tích định
lượng, tinh chế.
*Sơ đồ khối:
*Nguyên lý hoạt động: mẫu được bơm vào cột sắc ký qua bộ bơm mẫu
( bằng tay hoặc tự động), pha động được bơm vào cột qua bộ phận bơm
dung môi với áp suất nén cao, mẫu được tách trên cột và pha động sẽ
rửa giải mẫu ra khỏi cột, sự có mặt của các cấu tử có trong mẫu sẽ được
ghi nhận ở detector và chuyển tín hiệu sang bộ phận ghi nhận kết quả.
Mẫu và dung môi sau khi qua detetor sẽ chuyển ra bình đựng mẫu thải.
- Sắc ký khí (GC) Còn đặc điểm
*Nguyên lí chung
Sắc ký khí là kĩ thuật đc chọn lọc để tách các hợp chất vc và hc bay hơi
và bền nhiệt. Sắc ký hấp phụ khí-rắn sử dụng chất hấp phụ rắn làm pha
tĩnh và pha động khí. Sắc ký phân bố khí -lỏng thực hiện QT tách nhờ
sự phân bố các cấu tử của hh giữa pha động khí và pha tĩnh lỏng đc giữ
trên chất mang rắn. Hiện nay, sự phát triển các loại detector có tính năng
khác nhau đã làm tăng ứng dụng của kỹ thuật sắc khí.
*Đặc điểm
* Lĩnh vực ứng dụng
Phân tích các thuốc trừ sâu họ Chlor, họ Cúc, các loại thuốc diệt cỏ, diệt
nấm trong các nền mẫu nông sản, thực phẩm, thủy hải, MT…
*Sơ đồ khối
*Nguyên lý hoạt động: Bộ phận bơm mẫu được đặt ở một nhiệt độ phù
hợp để sau khi mẫu bơm vào sẽ hóa hơi hoàn toàn và mẫu dạng hơi sẽ đi
ngay vào cột, hấp thụ trên pha tĩnh. Khí mang từ bình đi qua màng lọc
và van điều áp, đi vào cột sẽ đảy mẫu đi dọc theo cột. Nhiệt độ cột được
khống chế chặt chẽ theo chế độ đặt sẵn phù hợp cho từng loại mẫu. Các
chất phân tích sau khi được tách trên cột, lần lượt đi vào detetor. Tại đây
mỗi chất phân tích cho một tín hiệu nhất định, các tín hiệu này được
khuếch đại, xử lý và được thiết bị đo tín hiệu ghi lại và hiển thị kết quả.

8. Trình bày phương pháp định lượng bằng cách dùng đường chuẩn, ví dụ minh
họa quy trình định lượng một cấu tử cụ thể của các phương pháp phân tích định
lượng:
- Trắc quang (UV- Vis) (đã xong)
*Phương pháp định lượng bằng đường chuẩn:
Với mỗi phép đo phổ UV-Vis, luôn tìm được một giá trị Co của chất trong
dung dịch đo mà:
● Khi CRX < C0 thì quan hệ giữa A và C là tuyến tính
● Khi CRX > C0 thì quan hệ giữa A và C không tuân theo định luật
Lambert- Beer
● Các bước thực hiện để xác định nồng độ cấu tử X trong mẫu cần
phân tích theo phương pháp đường chuẩn
○ Bước 1: chọn điều kiện phù hợp nhất để đo phổ UV-Vis
cho loại mẫu và mẫu chuẩn cần đo như: các thông số máy,
λmax, điều kiện đo, thời gian đo, loại cuvet,..
○ Bước 2: Đo mẫu
■ Xử lý mẫu phân tích về trạng thái đo được của
phương pháp đã chọn, thêm thuốc thử, pH và các
điều kiện để tạo chất đo quang theo hướng dẫn của
phương pháp.
■ Đo Ax của dung dịch cần phân tích
○ Bước 3: Lập đường chuẩn
■ - Pha chế một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ chất
chuẩn X tăng dần (thường từ 5 đến 7 mẫu) nằm
trong vùng tuyến tính, thuốc thử, pH và các điều
kiện khác nhau
■ Đo độ hấp thụ quang A của dãy dung dịch chuẩn
■ Lập đồ thị A = f(C) được đường chuẩn dạng
y=ax+b (y là độ hấp thụ quang; x là nồng độ C, a, b
là các tham số)
○ Bước 4: Tính kết quả. Dựa vào đường chuẩn tính được Cx
trong mẫu đo và suy ra nồng độ C cần xác đinh trong mẫu
ban đầu
● Ưu điểm: xác định được hàng loạt mẫu nên tiết kiệm thời gian và
kinh phí.
● Nhược điểm:
○ Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện pha dãy mẫu
chuẩn nên hằng ngày trước khi phân tích ta phải hiệu
chuẩn lại cho đúng với điều kiện thí nghiệm.
○ Phương pháp này chỉ xác định cho các mẫu mà nền không
quá phức tạp.
*Ví dụ minh họa: Xác định hàm lượng NO3– trong dung dịch bằng phương pháp trắc
quang dùng thuốc thử axit đisunfofenic Pha chế một dãy dung dịch chuẩn có lượng
chất chuẩn tăng dần, thuốc thử, pH và các điều kiện khác như nhau trong các bình
định mức 25 ml đánh số 1,2,3,4,5,6. Đo Abs (A) của dãy chuẩn ở λ =410 nm được các
giá trị như sau:

Ống số 0 1 2 3 4 5 6
C (mg/l) 0 0.5 1.0 2.5 4.0 5.0 6.0
A 0 0.121 0.17 0.33 0.49 0.57 0.69
Từ giá trị A đo được và nông độ dãy chuẩn, dựng đồ thị A = f (C), được phương trình:
y = 0.1002x + 0.0744. Lấy 10 ml nước mẫu, xử lý mẫu, tiến hành phản ứng với thuốc
thử với các điều kiện như dãy chuẩn, chuyển dung dịch vào bình định mức 25 ml,
định mức tới vạch. Đo A của dung dịch ở λ =410 nm được Ađo =0,54 Từ Ađo =0,54
→ Cđo = 4.6mg/l → Cx = 4.6 *25/10 = 11.6 mg/l.

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS:

*Phương pháp định lượng bằng cách dùng đường chuẩn:


Các phương pháp định lượng các chất mẫu bằng phép đo phổ AAS thông
dụng là phương pháp đường chuẩn, thêm tiêu chuẩn và một mẫu đầu. Với
các phương pháp này, các bước tiến hành tương tự phương pháp đo phổ
UV- Vis.
Với mỗi phép đo phổ UV-Vis, luôn tìm được một giá trị Co của chất trong
dung dịch đo mà:
● Khi CRX < C0 thì quan hệ giữa A và C là tuyến tính
● Khi CRX > C0 thì quan hệ giữa A và C không tuân theo định luật
Lambert- Beer
● Các bước thực hiện để xác định nồng độ cấu tử X trong mẫu cần
phân tích theo phương pháp đường chuẩn
○ Bước 1: chọn điều kiện phù hợp nhất để đo phổ UV-Vis
cho loại mẫu và mẫu chuẩn cần đo như: các thông số máy,
λmax, điều kiện đo, thời gian đo, loại cuvet,..
○ Bước 2: Đo mẫu
■ Xử lý mẫu phân tích về trạng thái đo được của
phương pháp đã chọn, thêm thuốc thử, pH và các
điều kiện để tạo chất đo quang theo hướng dẫn của
phương pháp.
■ Đo Ax của dung dịch cần phân tích
○ Bước 3: Lập đường chuẩn
■ - Pha chế một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ chất
chuẩn X tăng dần (thường từ 5 đến 7 mẫu) nằm
trong vùng tuyến tính, thuốc thử, pH và các điều
kiện khác nhau
■ Đo độ hấp thụ quang A của dãy dung dịch chuẩn
■ Lập đồ thị A = f(C) được đường chuẩn dạng
y=ax+b (y là độ hấp thụ quang; x là nồng độ C, a, b
là các tham số)
○ Bước 4: Tính kết quả. Dựa vào đường chuẩn tính được Cx
trong mẫu đo và suy ra nồng độ C cần xác đinh trong mẫu
ban đầu

*Ví dụ minh họa:


Xác định hàm lượng NO3– trong dung dịch bằng phương pháp trắc quang
dùng thuốc thử axit đisunfofenic Pha chế một dãy dung dịch chuẩn có
lượng chất chuẩn tăng dần, thuốc thử, pH và các điều kiện khác như nhau
trong các bình định mức 25 ml đánh số 1,2,3,4,5,6. Đo Abs (A) của dãy
chuẩn ở λ =410 nm được các giá trị như sau:
Ống số 0 1 2 3 4 5 6

C (mg/l) 0 0.5 1.0 2.5 4.0 5.0 6.0

A 0 0.121 0.17 0.33 0.49 0.57 0.69


Từ giá trị A đo được và nông độ dãy chuẩn, dựng đồ thị A = f (C), được phương trình:
y = 0.1002x + 0.0744. Lấy 10 ml nước mẫu, xử lý mẫu, tiến hành phản ứng với thuốc
thử với các điều kiện như dãy chuẩn, chuyển dung dịch vào bình định mức 25 ml,
định mức tới vạch. Đo A của dung dịch ở λ =410 nm được Ađo =0,54 Từ Ađo =0,54
→ Cđo = 4.6mg/l → Cx = 4.6 *25/10 = 11.6 mg/l.
- Đo điện thế trực tiếp (giới hạn trong điện cực kim loại loại 1, 2 và điện cực
ISE)
*Phương pháp định lượng bằng đường chuẩn: Các bước tiến hành như
trong các phương pháp trắc quang. Đối với phương pháp đường chuẩn,
có một lưu ý là trong trường hợp không biết rõ thành phần của mẫu đo.
Nếu nồng độ chất điện ly đủ lớn, sự khác biệt về thành phần mẫu đo và
mẫu chuẩn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hệ số tuyến tính. Dung dịch
chất điện giải trơ thêm vào mẫu và mẫu chuẩn gọi là dung dịch đệm điều
chỉnh lực ion tổng.
○ Bước 1: chọn điều kiện phù hợp nhất để đo điện cho loại
mẫu và mẫu chuẩn cần đo.
○ Bước 2: Đo mẫu
■ Xử lý mẫu phân tích về trạng thái đo được của
phương pháp đã chọn, thêm các điều kiện để tạo
chất đo điện thế theo hướng dẫn của phương pháp.
■ Đo Ax của dung dịch cần phân tích
○ Bước 3: Lập đường chuẩn
■ Pha chế một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ chất
chuẩn X tăng dần (thường từ 5 đến 7 mẫu) nằm
trong vùng các điều kiện khác nhau
■ Đo điện thế E của dãy dung dịch chuẩn
■ Lập đồ thị Ecell = a.log[X] + b được đường chuẩn
dạng y=ax+b (y là điện thế; x là nồng độ C, a, b là
các tham số)
○ Bước 4: Tính kết quả. Dựa vào đường chuẩn tính được Cx
trong mẫu đo và suy ra nồng độ C cần xác đinh trong mẫu
ban đầu.

*Ví dụ minh họa:


Để xác định nồng độ Ca2+ trong mẫu nước bằng phương pháp đường chuẩn, pha các
mẫu chuẩn trong dung dịch KNO3 0,5M có nồng độ Ca2+ tăng dần và đo thế của các
mẫu chuẩn. Nồng độ mẫu chuẩn và các giá trị đo được là:

Ca2+ (ppm) 0,10 0,50 1,00 5,00 10 50

Ecell (V) -0,125 -0,103 -0,093 -0,072 -0,065 -0,033


Từ số liệu thu được đường chuẩn thu được có phương trình: Ecell = 0.027 + 0,0303
log [Ca2+] Thêm KNO3 vào mẫu đo để duy trì nồng độ KNO3 0,5M. Đo thế của mẫu
nghiên cứu được Ecell = - 0,084 V. Từ đường chuẩn và Ecell tính được nồng độ Ca 2+
trong mẫu là 2,17 ppm.

- Sắc ký lỏng HPLC


*Phương pháp định lượng bằng đường chuẩn:
*Ví dụ minh họa:
- Sắc ký khí (GC)
*Phương pháp định lượng bằng đường chuẩn:
*Ví dụ minh họa:

9. Tính toán được lượng hóa chất cần lấy (cân, hút) để pha được các dung dịch có
nồng độ xác định và trình bày cách pha để chuẩn bị dùng dịch làm việc và dung
dịch chuẩn để xây dựng đường chuẩn.

10. Tính toán được nồng độ các cấu tử trong mẫu chuẩn khi biết nồng độ dung dịch
gốc và thể tích hút.

Tính toán được hàm lượng các cấu tử cần phân tích trong mẫu khi sử dụng các
phương pháp phân tích ở mục 6.

Phần II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Bài tập 1. Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại nặng M trong rau như sau: Lấy
10 g mẫu đã nghiền mịn và trộn đều vào bình Kendan, thêm 60 ml HNO 3 65%, 5 ml
H2O2 30%, cắm phễu nhỏ vào bình kendan, lắc đều và đun sôi nhẹ cho mẫu phân huỷ,
đến khi được dung dịch trong không màu (6 - 8 giờ tuỳ loại mẫu). Chuyển mẫu sang
cốc 250 mL, làm bay hơi hết axit đến còn muối ẩm, để nguội, định mức bằng dung
dịch HCl 2% thành 25 ml (dung dịch A o). Hút 5 ml dung dịch A0 cho vào bình định
mức 25ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch (dung dịch A 1). Phân tích nồng độ
kim loại M trong dung dịch A1 bằng phương pháp AAS, nồng độ kim loại M trong
dung dịch A1 là 0,05 ppm.
a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?
Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt

b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu rau?

+ Sơ đồ quy trình xử lý mẫu:

10g mẫu cho vào bình Kendan


60ml HNO3 65%

5ml H2O2 30%


Lắc đều, đun sôi nhẹ

dd trong không màu

Chuyển mẫu sang cốc 250ml

Bay hơi hết axit → muối ẩm

định mức 25ml bằng HCl 2%

dd A0

Hút 5ml dd A0 vào bình đm 25ml

Định mức bằng nước đề ion

dd A1

Đo trên thiết bị AAS

CM (A1) = 0.05 ppm

● Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu rau:

Nồng độ kim loại M trong dd A1 là: 0,05mg/l ; V=25ml

=> Nồng độ kim loại M trong dd A0 là:

CM (A0) = CM (A1) . 25/5 = 0,05.5 = 0,25 (mg/l)

Kim loại M trong dd A0 là:

m= C.V = 0,25 . 0,025 = 6,25 . 10-3 (mg)

Hàm lượng kim loại M trong rau là:

CM = (mM / m rau) . 1000

= (6,25 . 10-3 / 10) . 1000 = 0,625 (mg/kg)


Bài 2: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại M trong mẫu sữa bột như sau: Lấy 5
gam mẫu cho vào chén nung thêm chất bảo vệ là 12ml H2SO4 98% và 5ml Mg(NO3)2
10% trộn đều sấy hay đun cho sôi rồi đem nung 3 giờ đầu ở 450 oC, sau đó ở 530 oC
đến khi được tro không còn đen (hết than đen ). Sau đó hòa tan tro con lại bằng 15 ml
dung dịch HCl 1/1 đun nhẹ cho tan hết, và đuổi hết axit dư còn muối ẩm và định mức
thành 25 ml bằng dung dịch HCl 2% (dung dịch A o). Hút 5 ml dung dịch A0 cho vào
bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch (dung dịch A 1). Phân
tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 bằng phương pháp AAS, nồng độ kim
loại M trong dung dịch A1 là 0,25 ppm. đã xong

a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?

Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu khô ướt kết hợp

b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu sữa bột?

Sơ đồ quy trình làm:

5g mẫu sữa bột cho vào chén nung

12ml H2SO4 98%

5ml Mg(NO2)2 10%

đun sôi

nung 3h đầu ở 450oC, sau đó ở 530oC đến hết than đen

tro

15ml dd HCl 1/1

đun nhẹ để đuổi hết ax dư đến còn muối ẩm

muối ẩm

đm 25ml bằng dd HCl 2%

dd Ao (25ml)

hút 5ml dd Ao cho vào BĐM 25ml

đm bằng nước đề ion đến vạch 25ml

dd A1 (25ml)

phân tích bằng pp AAS


C M (A 1)=0,25ppm(mg/l)

Bài giải
Vđm 25
C M (A 1)=0,25ppm → C M (Ao )=¿C M (A 1)x = 0,25 x =1,25 (ppm)
Vhut 5

m KL=C M (A 1)xV Ao=1,25 x 0,025 =0,0315 (mg)

m KL
C= x1000 = 6,25 (mg/kg)
m sữa

Bài 3: Quy trình xử lý mẫu để xác định các kim loại kiềm và kiềm thổ trong các mẫu
đường như sau: Lấy 5 gam mẫu đường vào bình nón, thêm 50mL nước cất, lắc cho tan
hết, thêm 15ml HCl 36%, lắc đều, đun sôi, làm bay hơi còn muối ẩm, rồi định mức
thành 25ml bằng dung dịch HCl 2% (dung dịch A o). Hút 5 ml dung dịch A0 cho vào
bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch (dung dịch A 1). Phân
tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 bằng phương pháp AAS, nồng độ kim
loại M trong dung dịch A1 là 0, 75 mg/l.

a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?

Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt

b. Tính hàm lượng kim loại Ca trong mẫu đường?


Bài 4: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại nặng M trong mẫu nước ngọt giải
khát (ví dụ: Cocacola, Pepsi.) như sau: Lấy 50 ml mẫu vào cốc đun dung tích 250 ml,
thêm 5 ,ml HCl 36%, đun cho cạn còn 1/3, chuyển mẫu vào bình Kendan, thêm 50 ml
HNO3 65%, đun nhẹ cho mẫu phân hủy trong 2h, thêm 2 ml H 2O2 30%, đun tiếp đến
khi nào được dung dịch trong không màu (khoảng 6-7h). Chuyển hết mẫu sang cốc,
làm bay hơi hết axit đến còn muối ẩm và định mức thành 25 ml bằng HCl 2% (dung
dịch Ao). Hút 2 ml dung dịch A0 cho vào bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước
đề ion đến vạch (dung dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A 1
bằng phương pháp AAS, nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 là 0, 15 mg/l.

a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?

Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt

b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu nước ngọt?


Bài 5: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại nặng M trong mẫu cá biển như sau:
Mẫu được xay thành bột nhão, trộn đều cân lấy 10 gam mẫu vào bình Kendan, thêm
60ml HNO3 đặc và 10 m H2SO4 đặc, đun nhẹ cho mẫu phân hủy cho đến khi nào đuợc
dung dịch trong không màu (khoảng 8-10h). Chuyển hết sang cốc, làm bay hơi hết
axit đến còn muối ẩm và định mức thành 50 ml bằng HCl 2% (dung dịch A o). Hút 2
ml dung dịch A0 cho vào bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch
(dung dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A 1 bằng phương pháp
AAS, nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 là 0, 55 ppm.

a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?

Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt

b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu ban đầu?


Bài 6: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại M trong cao hổ cốt như sau: Lấy 1
gam mẫu cho vào chén nung, sấy cho khô dòn. Sau đó đem nung 3 giờ đầu ở 450 oC,
sau đó ở 530oC đến khi được tro không còn đen(hết than đen ). Sau đó hòa tan tro con
lại bằng 15 ml dung dịch HCl 1/1 đun nhẹ cho tan hết, và đuổi hết axit dư còn muối
ẩm và định mức thành 50 ml bằng dung dịch HCl 2% (dung dịch A o). Hút 10 ml dung
dịch A0 cho vào bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch (dung
dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A 1 bằng phương pháp AAS,
nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 là 0, 85 ppm.
a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?
Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu khô ướt kết hợp
b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu ban đầu?
Bài 7: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại M trong mẫu rau quả như sau: Lấy 5
gam mẫu cho vào chén nung, sấy trên bếp điện cho đến khô dòn, rồi nung 3 giờ đầu ở
450oC sau đó nung ở 530oC đến khi được tro không còn đen (hết than đen 10 - 8 giờ).
Sau đó hòa tan tro còn lại bằng 15 ml HCl 1/1, đun nhẹ cho tan hết, và đuổi hết axit
dư đến còn muối ẩm và định mức thành 25 ml bằng dung dịch HCl 2% (dung dịch
Ao). Hút 10 ml dung dịch A0 cho vào bình định mức 25ml rồi định mức bằng nước đề
ion đến vạch (dung dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 bằng
phương pháp AAS, nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 là 0, 32 ppm.
a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?
Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu khô ướt kết hợp
b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu ban đầu?
Bài 8: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại M trong mẫu rau quả như sau: Lấy 5
gam mẫu cho vào chén nung, sấy trên bếp điện cho đến khô dòn, rồi nung 3 giờ đầu ở
450oC sau đó nung ở 530oC đến khi được tro không còn đen (hết than đen 10 - 8 giờ).
Sau đó hòa tan tro còn lại bằng 15 ml HCl 1/1, đun nhẹ cho tan hết, và đuổi hết axit
dư đến còn muối ẩm và định mức thành 25 ml bằng dung dịch HCl 2% (dung dịch
Ao). Hút 10 ml dung dịch A0 cho vào bình định mức 50 ml rồi định mức bằng nước đề
ion đến vạch (dung dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 bằng
phương pháp AAS, nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 là 0, 48 ppm.

a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?


Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu khô ướt kết hợp
b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu ban đầu?
Bài 9: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại M trong mẫu nước mắm như
sau:Lấy 25 ml mẫu nước mắm vào bình phân huỷ mẫu, thêm 30 - 35 mL HNO3 65%,
5 ml H2SO4 98%, lắc đều, đặt bình mẫu vào Roto của lò vi sóng, cho chạy chương
trình phân huỷ mẫu. Sau khi kết thúc quá trình phân hủy mẫu, để nguội bớt, chuyển
hoàn toàn mẫu sang cốc 250 ml, và tráng bình mẫu 2 lần bằng 10 ml nước cất và cho
cả vào cốc mẫu. Đun sôi dung dịch trong cốc và bay hơi từ từ ( tốt nhất là bằng đèn IR
) cho hết axit đến còn muối ẩm. Hoà tan muối ẩm này bằng 20 mL HCl 2%, và định
mức bằng dung dịch HCl 2% thành 100 (dung dịch A o). Hút 10 ml dung dịch A0 cho
vào bình định mức 50 ml rồi định mức bằng nước đề ion đến vạch (dung dịch A 1).
Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A 1 bằng phương pháp AAS, nồng độ
kim loại M trong dung dịch A1 là 0,95 ppm.

a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?

b. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu ban đầu?


Bài 10: Quy trình xử lý mẫu để xác định kim loại M trong mẫu chè gừng như sau: Lấy
10 gói chè gừng, cho vào cốc, trộn đều, rồi cho vào lọ sạch. Sau đó cân chính xác lấy
a =2,000 g cho vào bình Kenđan, tẩm ướt bằng vài giọt nước cất, thêm 28-30 ml dung
dịch HNO3 65%, 2 ml H2SO4 98%, 2 ml dung dịch H2O2 30%, cắm phễu dài chuôi vào
miệng bình Kenđan, và đun trên bếp cách cát hay bếp điện cho đến bắt đầu sôi, sau đó
giữ cho bình mẫu sôi lăn tăn, đến khi mẫu tan hết, và được dung dịch trong mầu hơi
vàng nhạt. Nếu đun 4 -5 giờ mà thấy chưa tan hết mẫu, thì thêm tiếp 3 - 2 ml axit
HNO3 và vài giọt H2O2 nữa, và đun tiếp cho mẫu tan hết. Chuyển toàn bộ mẫu sang
cốc chịu nhiệt 250 ml, trang bình Kenđan 2 lần bằng 10 ml nước cất vào cốc mẫu, rồi
đun sôi cốc mẫu và đuổi hết axit dư, đến còn muối ẩm, để nguội và định mức thành 50
mL bằng dung dịch HCl 2% cho vào bình định mức 50 ml rồi định mức bằng nước đề
ion đến vạch (dung dịch A1). Phân tích nồng độ kim loại M trong dung dịch A1 bằng
phương pháp AAS, nồng độ kim loại M tron (dung dịch A o). Hút 10 ml dung dịch A 0
g dung dịch A1 là 0, 12 ppm.
a. Kỹ thuật xử lý mẫu của thí nghiệm trên là kỹ thuật gì?
Kỹ thuật vô cơ hóa mẫu ướt
c. Tính hàm lượng kim loại M trong mẫu ban đầu?
Bài 11: Để phân tich Pb2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy 250
ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử APDC
0.1% và 20 ml MIBK rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp, tách lấy
phần MIBK có chứa phức kim loại Pb -APDC. Biết hệ số phân bố của Pb - APDC
0
trong hệ dung môi H2O/MIBK ở 25 C là 40; giả sử nồng độ ban đầu của Pb 2+ trong
nước biển là Co= 0,001mM. Tính hiệu suất chiết?

V2
Kpb❑ .
C 2 .V 2 V1
H= = H hiệu suất chiết
C1 .V 1 +C 2 . V 2 V2
1+ Kpb.
V1

K hệ số phân bố = C2/C1

Pha 1( nước) : V1 (ml), nồng độ chất X ( Co

Pha 2( HC) : V2(ml), nồng độ C2


(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào
dung môi B được tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là
nồng độ của chất X trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Bài 12: Để phân tich Pb2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy 200
ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử APDC
0.1% và 30 ml CHCl3 rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp, tách lấy
phần CHCl3 có chứa phức kim loại Pb - APDC. Biết hệ số phân bố của Pb - APDC
0
trong hệ dung môi H2O/ CHCl3 ở 25 C là 60; giả sử nồng độ ban đầu của Pb 2+ trong
nước biển là Co = 0,001mM. Tính hiệu suất chiết?

(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B
được tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ
của chất X trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

200ml mẫu nước biển cho vào bình chiết

Chỉnh pH=3-4 bằng HCl 10%

2ml APDC 0,1%

30ml CHCl3

Lắc trong 5 phút

dd tách 2 lớp ( lớp 1: nước biển


lớp 2: CHCl3 chứa phức Pb-APDC)

Tách lấy phần CHCl3 chứa phức Pb-APDC

K=60, C0=0,001mM

Hệ số chiết:

H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (60.30/200) / (1+ 60.30/200) = 0,9 = 90%

Bài 13: Để phân tich Pb2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy 200
ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử APDC
0.1% và 20 ml CCl4 rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp, tách lấy
phần CCl4 có chứa phức kim loại Pb - APDC. Biết hệ số phân bố của Pb - APDC
0
trong hệ dung môi H2O/ CCl4 ở 25 C là 65; giả sử nồng độ ban đầu của Pb2+ trong
nước biển là Co= 0,002mM. Tính hiệu suất chiết?
(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B được
tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ của chất X
trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (65.20/200) / (1+ 65.20/200) = 0,87 = 87%
Bài 14: Để phân tich Co2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy
250 ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử
APDC 0.1% và 20 ml MIBK rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp,
tách lấy phần MIBK có chứa phức kim loại Co -APDC. Biết hệ số phân bố của Co -
0
APDC trong hệ dung môi H2O/MIBK ở 25 C là 30; giả sử nồng độ ban đầu của Co 2+
trong nước biển là Co= 0,001mM. Tính hiệu suất chiết?

(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B
được tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ
của chất X trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = ( 30.20/250) / (1+30.20/250) = 0,71 = 71%
Bài 15: Để phân tich Co2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy
200 ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử
APDC 0.1% và 20 ml CHCl3 rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp,
tách lấy phần CHCl3 có chứa phức kim loại Co - APDC. Biết hệ số phân bố của Co -
0
APDC trong hệ dung môi H2O/ CHCl3 ở 25 C là 50; giả sử nồng độ ban đầu của Co 2+
trong nước biển là Co= 0,002mM. Tính hiệu suất chiết?
(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B được
tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ của chất X
trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (50.20/200) / (1+50.20/200) = 0,83 = 83%
Bài 16: Để phân tich Co2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy
200 ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử
APDC 0.1% và 10 ml CCl4 rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp,
tách lấy phần CCl4 có chứa phức kim loại Co - APDC. Biết hệ số phân bố của Co -
0
APDC trong hệ dung môi H2O/ CCl4 ở 25 C là 60; giả sử nồng độ ban đầu của Co 2+
trong nước biển là Co= 0,002mM. Tính hiệu suất chiết?

(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B được
tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ của chất X
trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (60.10/200) / (1+60.10/200) = 0,75 = 75%

Bài 17: Để phân tich Ni2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy 200
ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử APDC
0.1% và 30 ml CHCl3 rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp, tách lấy
phần CHCl3 có chứa phức kim loại Ni - APDC. Biết hệ số phân bố của Ni - APDC
0
trong hệ dung môi H2O/ CHCl3 ở 25 C là 45; giả sử nồng độ ban đầu của Ni 2+ trong
nước biển là Co= 0,001mM. Tính hiệu suất chiết?

(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B được
tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ của chất
X trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (45.30/200) / (1+ 45.30/200) = 0,87 = 87%
Bài 18: Để phân tich Ni2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy 200
ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử APDC
0.1% và 10 ml CCl4 rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp, tách lấy
phần CCl4 có chứa phức kim loại Ni - APDC. Biết hệ số phân bố của Ni - APDC trong
0
hệ dung môi H2O/ CCl4 ở 25 C là 40; giả sử nồng độ ban đầu của Ni2+ trong nước
biển là Co= 0,002mM. Tính hiệu suất chiết?

(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B được
tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ của chất X
trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (40.10/200) / (1+40.10/200) = 0,67 = 67%
Bài 19: Để phân tich Pb2+ từ nước biển người ta tiến hành xử lý mẫu như sau: Lấy 250
ml mẫu vào bình chiết, chỉnh pH = 3 - 4 bằng HCl 10%, thêm 2 ml thuốc thử APDC
0.1% và 20 ml MIBK rồi lắc chiết trong 5 phút. Để yên 5 phút cho phân lớp, tách lấy
phần MIBK có chứa phức kim loại Pb - APDC. Biết hệ số phân bố của Pb - APDC
0
trong hệ dung môi H2O/MIBK ở 25 C là 40; giả sử nồng độ ban đầu của Pb 2+ trong
nước biển là Co= 0,001mM. Tính hiệu suất chiết?

(Biết rằng: Kpb của cân bằng chiết chất X từ dung môi A vào dung môi B được
tính theo công thức: Kpb = [X]B / [X]A, trong đó [X]B, [X]A là nồng độ của chất
X trong dung môi B và A sau khi cân bằng chiết đạt được).

Hệ số chiết:
H= (K.V2 /V1)/ (1+K.V2 / V1) = (40.20/250) / (1+40.20/250) = 0,76 = 76%

Bài 20. Trong dung môi là nước, aniline hấp thu bước sóng 280nm với e = 1430 l.mol -
1
.cm-1. Nếu muốn pha chế 100mL dung dịch aniline có độ truyền suốt 30% đối với bức
xạ trên thì phải cân bao nhiêu gam aniline (C6H5NH2) nguyên chất, (dùng cuvet đo có l
= 1cm).

a. 3,4.10-2 g b. 3,4.10-3 g c. 3,4 g d. 34 g

Áp dụng định luật Lambert-Beer: A=log(100/T%) = log(100/30)

A=εLC ⇒ C = A/εL = log(100/30) / 1430.1 = 3,66.10-4M

m=M.C.V=93.3,66.10-4.0,1 = 3,4038.10-3 (g)


Bài 21. Để xác định hàm lượng sắt tổng trong mẫu nước sông người ta tiến hành xây
dựng đường chuẩn, đo mật độ quang A và thu được kết quả như sau:

Phương trình đường hồi quy tuyến tính là:

a. 0,028 + 0,0532C → Đ/án

b. 0,028C + 0,0532

c. 0,014 + 0,0532C

d. 0,028 + 0,032C

Tiến hành hành phân tích mẫu môi trường có AMT = 0,15 tính CMT ?

A= 0,0532C + 0,028
A−0,028
A= 0,15 ⇒ C = = 2,2932 (ppm)
0,0532
Bài 22. Trong phương pháp đo quang, để giảm cường độ dòng sáng sau khi đi dung
dịch có nồng độ 7,9.10-5 M xuống 10 lần thì chiều dày của cuvet chứa dung dịch là
bao nhiêu? Biết rằng hệ số hấp thụ phân tử e = 6300 l.mol-1.cm-1.

a. 1 cm

b. 2 cm

c. 4 cm

d. 5 cm

Bài 23. Định lượng Fe3+ trong nước bằng phương pháp trắc quang, thuốc thử KSCN,
môi trường HNO3 (pH = 1¸2). Phức tạo thành có màu đỏ, hấp thu ở l = 480nm với e =
6300 l.mol-1.cm-1. Tính nồng độ mol của Fe3+ khi phức tạo thành có độ hấp thu A =
0,45 dùng cuvet đo có l = 1cm.

a. 7,14.10-5

b. 71,4.10-2

c. 7,14.10-4

d. 7,14.10-6

Bài 24. Lấy 20,00mL dung dịch mẫu có chứa sắt cho tạo phức với thuốc thử thích hợp
rồi pha loãng thành 50,00mL dung dịch đo. Đo đo hấp của dung dịch ở l = 510nm
được giá trị A = 0,225 (sử dụng cuvét có l = 1cm).

Lấy 20,00mL dung dịch mẫu chứa sắt khác thêm vào 4mL dung dịch sắt chuẩn 10
mgFe/L cho tạo phức với thuốc thử thích hợp rồi pha loãng thành 50,00mL dung dịch
đo. Đo đo hấp của dung dịch ở l = 510nm được giá trị A = 0,358. Tính nồng độ ppm
của dung dịch mẫu sắt ban đầu.

a. 3,38 b. 1,35

c. 0,80 d. 27

Bài 25. Trong dung môi là nước, aniline hấp thu bước sóng 280nm với e = 1430 l.mol -
1
.cm-1. Nếu muốn pha chế 100mL dung dịch aniline có độ truyền suốt là 30% đối với
bức xạ trên thì phải cân bao nhiêu gam aniline (C 6H5NH2) nguyên chất, (dùng cuvet
đo có l = 1cm) ?
Bài 26. Trong phương pháp đo quang, để giảm cường độ dòng sáng sau khi đi qua
dung dịch có nồng độ 7,9.10-5 M xuống 10 lần thì chiều dày của cuvet chứa dung dịch
là bao nhiêu? Biết rằng hệ số hấp thụ phân tử e = 6300 l.mol-1.cm-1.

Bài 27. Định lượng Fe3+ trong nước bằng phương pháp trắc quang, thuốc thử KSCN,
môi trường HNO3 (pH = 1¸2). Phức tạo thành có màu đỏ, hấp thu ở l = 480nm với e =
6300 l.mol-1.cm-1. Tính nồng độ mol của Fe3+ khi phức tạo thành có độ hấp thu A =
0,45 dùng cuvet đo có l = 1cm.

Bài 28. Trong phương pháp đo quang, khi đo độ truyền quang một dung dịch trong
cuvet có l=1cm thì A = 0,245. Hỏi %T là bao nhiêu?

Bài 29. Dung dịch nghiên cứu có mật độ quang A =0.9 khi đo chất mầu ở cuvet có
l=5cm. Trong cùng điều kiện dung dịch, chất mầu ấy với nồng độ 5,0 μg/ml có độ hấp
thụ quang A=0.6, khi đo ở cuvet l=3cm. Tìm nồng độ của dung dịch nghiên cứu:

Bài 30. Cho độ hấp thu phân tử gam của Fe3+ và Cu2+ tại bước sống 550nm và 396nm
như sau:

STT
e550 e396

Fe3+ 900 35

Cu2+ 45 850
Xác định nồng độ CM của từng ion Fe3+ và Cu2+ trong mẫu biết rằng khi tiến
hành đo độ hấp thụ quang với cuvet có l = 1.00cm, thì mật độ hấp thu đo được
tại 550 nm là 0.183, và ở 396 nm là 0.109.
Bài 31. Cho độ hấp thu phân tử gam của Mn2+ và Zn2+ tại bước sống 550nm và 396nm
như sau:

e250 e300

Mn2+ 400 25

Zn2+ 40 350
Xác định nồng độ CM của từng ion Mn2+ và Zn2+ trong mẫu biết rằng khi tiến
hành đo độ hấp thụ quang với cuvet có l = 1.00cm, thì mật độ hấp thu đo được
tại 250 nm là 0.15, và ở 300 nm là 0.06.
Bài 32. Dung dịch 12 ppm của chì cho tín hiệu hấp thụ nguyên tử là 8%, độ nhạy hấp
thụ nguyên tử của chì là bao nhiêu? (Biết độ nhạy hấp thụ nguyên tử là lượng tối thiểu
của chất hấp thụ để độ hấp thụ là 1%).
Bài 33. Độ nhạy hấp thụ nguyên tử của bạc là 0,05 ppm ở trong một điều kiện xác
định. Độ hấp thụ thu được là bao nhiêu đối với dung dịch bạc chứa 0.70 ppm
Bài 34.Để phân tích xác định chì trong nước người ta tiến hành như sau: chuẩn bị hai
bình định mức 25ml. Bình thứ nhất hút 1ml dung dịch chì có nồng độ chính xác là
10ppm, bình thứ hai 10 ml dung dịch mẫu. Sau đó dùng dung dịch HNO 3 2% định
mức tới vạch rồi tiến hành đo AAS trong cùng điều kiện, độ hấp thụ quang thu được
lần lượt là 0.30 và 0.57. Xác định hàm lượng chì trong mẫu nước.

Phần III. BÀI THỰC HÀNH

1. Phân tích xác định hàm lượng protein bằng phương pháp đo quang dùng
thuốc thử Folin-Ciocalteau.

2. Phân tích Nitrit trong thịt và sản phẩm thịt bằng phương pháp đo quang.

3. Phân tích xác định một số kim loại nặng (Mn, Cd, Pb…) trong các mẫu nước
sữa và mẫu rau quả bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS.

4. Phân tích xác định hàm lượng họ chất bảo vệ thực vật clo trong các mẫu hoa
quả bằng phương pháp sắc ký khí.

You might also like