You are on page 1of 5

PHẦN B - CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Bài toán về hằng số cân bằng


Dạng 2: Bài toán pH của dung dịch
Dạng 3: Bài toán chuẩn độ acid - base

Dạng 1: Bài toán về hằng số cân bằng


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bB cC + dD

Ở trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng (KC) tính theo công thức:
Trong đó: ● [A], [B], [C], [D] là nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
● a, b, c, d là hệ số tỉ lượng trong phương trình.
● Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, không biểu diễn nồng độ chất rắn trong biểu
thức tính hằng số cân bằng.
- Hằng số cân bằng (KC) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng.
Dạng 1.1 Bài toán tính hằng số cân bằng
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho phản ứng sau ở 430oC: H2(g) + I2(g) 2HI(g). Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các
chất là: [H2] = [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ trên.
Câu 2. [KNTT - SGK] Ammonia được điều chế bằng phản ứng:

Ở toC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: .


Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên tại toC.
Câu 3. Cho cân bằng: N2O4(g) 2NO2(g). Ban đầu có 0,02 mol N 2O4 trong bình kín có thể tích
500 mL, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của N 2O4 là 0,0055 M. Giá trị của hằng số
cân bằng KC là
A. 0,87. B. 12,5. C. 6,27. D. 0,14.
Câu 4. [CD - SGK] Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một
nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO 2 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng
KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.
Câu 5. (A.09): Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N 2 và H2 với nồng độ
tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH 3 đạt trạng thái cân bằng ở t oC, H2 chiếm
50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là
A. 2,500. B. 3,125. C. 0,609. D. 0,500.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 6. Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
Ở một nhiệt độ xác định, khi phản ứng trên đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ các chất là: [N 2] =
0,01M; [H2] = 2M; [NH3] = 0,4M. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ trên.
Câu 7. Ở 600 oC, khi phản ứng: H2(g) + CO2(g) H2O(g) + CO(g) đạt cân bằng thì nồng độ các
chất lần lượt là:
H2 CO2 H2O CO
0,600 M 0,459 M 0,500 M 0,420 M
o
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 600 C.
Câu 8. Cho 0,4 mol CO tác dụng với 0,3 mol H 2 trong bình có dung tích 1 lít ở nhiệt độ cao tạo ra
sản phẩm CH3OH theo phản ứng: CO(g) + 2H2(g) CH3OH(g)
Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, trong hỗn hợp có 0,06 mol CH 3OH. Giá trị hằng số cân
bằng KC là
A. 5,50. B. 0,98. C. 1,70. D. 5,45.

Dạng 1.2 Bài toán tính nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Ở 800 oC, hằng số cân bằng của phản ứng: CO2(g) + H2(g) CO(g) + H2O(g) là KC = 1.
Nồng độ ban đầu của CO2 là 0,2 M và H2 là 0,8 M. Tính nồng độ của H2 tại thời điểm cân bằng.
Câu 2. Ở 730 oC, hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + Br2(g) 2HBr(g) là KC(1) = 2,86.106.
Cho 3,2 mol HBr vào bình phản ứng dung tích 10 lít ở 730 oC. Tính nồng độ HBr ở trạng thái cân
bằng.
Câu 3. (A.10): Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân
bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần.
Câu 4. (C.11): Cho phản ứng: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)
0
Ở nhiệt độ 430 C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín
dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng
ở 4300C, nồng độ của HI là
A. 0,275M. B. 0,320M. C. 0,225M. D. 0,151M.
Câu 5. [CD - SGK] Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng:
CH4(g) + H2O(g) 3H2(g) + CO(g)
(a) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 760 oC.
Biết ở nhiệt độ này, tất cả các chất đều ở thể khí và nồng độ mol của CH4, H2O, H2 và CO ở trạng
thái cân bằng lần lượt là 0,126 M; 0,242 M; 1,150 M và 0,126 M.
(b) Ở 760 oC, giả sử ban đầu chỉ có CH4 và H2O có nồng độ bằng nhau và bằng x M. Xác định x, biết
nồng độ của H2 ở trạng thái cân bằng là 0,6 M.

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 6. Ở 700 oC, hằng số cân bằng của phản ứng: CO 2(g) + H2(g) CO(g) + H2O(g) là KC =
0,534. Cho 0,3 mol H2O và 0,3 mol CO vào một bình kín có dung dịch 10 lít rồi đun nóng tới nhiệt
độ trên. Tính nồng độ của CO ở trạng thái cân bằng.
Câu 7. [CTST - SGK] Cho phản ứng sau:

2
Ở trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15 M thì nồng độ của COCl2 là bao nhiêu?
Câu 8. (B.11): Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung
nóng bình một thời gian ở 8300C để hệ đạt đến trạng thái cân bằng: CO (g) + H2O (g) CO2 (g)
+ H2 (g) (hằng số cân bằng KC = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là
A. 0,018M và 0,008 M. B. 0,012M và 0,024M.
C. 0,08M và 0,18M. D. 0,008M và 0,018M.

Dạng 2: Bài toán về pH


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

♦ Tích số ion của nước: Ở 25 oC, trong dung dịch loãng ta luôn có: [OH-].[H+] = 10-14.
♦ pH và pOH: pH = -lg[H+]; pOH = -lg[OH-]; pH + pOH = 14.
♦ Các bước tính pH của dung dịch
B1: Tính [H+] hoặc [OH-] trong dung dịch
B2: Tính pH = -lg[H+] hoặc pOH = -lg[OH] ⇒ pH = 14 – pOH
♦ Pha loãng dung dịch
- Khi pha loãng dung dịch acid ra 10a lần thì pH tăng a đơn vị.
- Khi pha loãng dung dịch base ra 10a lần thì pH giảm a đơn vị.
♦ Phương trình ion rút gọn:
- Bản chất của phản ứng acid với base là: H+ + OH- → H2O
( ; )
2+ 2-
- Phản ứng tạo kết tủa: Ba + SO4 → BaSO4↓
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Tính pH của các dung dịch tạo thành trong các trường hợp sau (bỏ qua sự điện li của nước):
(a) Hòa tan 4,6 gam Na vào nước dư thu được 2 lít dung dịch.
(b) Trộn 300 mL dung dịch HCl 0,5 M với 500 mL dung dịch H2SO4 0,1 M.
(c) Trộn 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,06M với 400 mL dung dịch HCl 0,02M.
(d) (B.07): Trộn 100 mL dung dịch (gồm Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 mL dung dịch
(gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
(e) (B.09): Trộn 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 mL dung
dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8.
Câu 2. Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M và HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau, thu được
dung dịch X. Cho 300 mL dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và
Ba(OH)2 0,1M được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là
A. 0,06. B. 0,08 C. 0,30 D. 0,36.
Câu 3. Trộn 250 mL dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 mL dung dịch
Ba(OH)2 có nồng độ xM, thu được m gam kết tủa và 500 mL dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và
x là
A. 0,5825 và 0,06. B. 0,5565 và 0,06.
C. 0,5825 và 0,03. D. 0,5565 và 0,03.
Câu 4. Pha loãng dung dịch
(a) Pha loãng dung dịch HCl có pH = 1 ra 10 lần; 100 lần; 1000 lần. Tính pH.
(b) Pha loãng dung dịch NaOH có pH = 12 ra 10 lần; 100 lần; 1000 lần. Tính pH.
(c) Thêm V mL H2O vào 10 mL dung dịch H2SO4 pH = 2 thu được dung dịch có pH = 4. Tính V.

3
Câu 5.
(a) Trộn V1 lít dung dịch HNO3 2 M với V2 lít dung dịch HNO3 0,5 M để thu được dung dịch
HNO3 1 M. Tính tỉ lệ V1/V2.
(b) Trộn V1 lít dung dịch HCl (pH = 1) với V2 lít dung dịch HCl (pH = 2) để thu được dung dịch
HCl (pH = 1,26). Tính tỉ lệ V1/V2.
(c) Phải thêm vào 1 lít dung dịch H2SO4 1M bao nhiêu lít dung dịch NaOH 2M để dung dịch thu
được có pH = 1 và pH = 12?

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 6. Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001M là
A. 3. B. 11. C. 12. D. 2.
Câu 7. Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,005M là
A. 2. B. 12. C. 10. D. 4.
Câu 8. Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,1M là
A. 1. B. 13. C. 11. D. 3.
Câu 9. Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.
Câu 10. Pha loãng 1 lít dung dịch NaOH có pH = 13 bằng bao nhiêu lít nước để được dung dịch mới
có pH = 11?
A. 9. B. 99. C. 10. D. 100.
Câu 11. [KNTT - SGK] Thêm nước vào 10 mL dung dịch HCl 1,0 mol/L để được 1 000 mL dung
dịch A. Dung dịch mới thu được có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?
A. pH giảm đi 2 đơn vị. B. pH giảm đi 0,5 đơn vị.
C. pH tăng gấp đôi. D. pH tăng 2 đơn vị.
Câu 12. (A.08) Trộn lẫn V mL dung dịch NaOH 0,01M với V mL dung dịch HCl 0,03 M được 2V
mL dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 13. Trộn 250 mL dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 mL dung dịch
NaOH aM thu được 500 mL dung dịch có pH = 12. Giá trị a là
A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0.10M.
Câu 14. (C.11) Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu
được dung dịch Y có pH =11,0. Giá trị của a là
A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12.
Câu 15. (B.08) Trộn 100 mL dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO 3 với 100 mL dung dịch NaOH
nồng độ a (mol/L) thu được 200 mL dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch
[H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.
Câu 16. Trộn lẫn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau,
thu được dung dịch X. Lấy 300 mL dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH
0,2M và KOH 0,29M, thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị V là
A. 0,134 lít. B. 0,214 lít. C. 0,414 lít. D. 0,424 lít.
Câu 17. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 0,1M và HNO3 0,3M, dung dịch Y chứa hỗn hợp
Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,1M. Lấy a lít dung dịch X cho vào b lít dung dịch Y, thu được 1 lít dung
dịch Z có pH = 13. Giá trị a, b lần lượt là
A. 0,5 lít và 0,5 lít. B. 0,6 lít và 0,4 lít. C. 0,4 lít và 0,6 lít. D. 0,7 lít và 0,3
lít.

4
5

You might also like