You are on page 1of 2

PHẦN 2.

TỰ LUẬN
DẠNG 1. HẰNG SỐ CÂN BẰNG
1. Ammonia (NH3) được điều chế bằng phản ứng:
N2(g) + 3H2(g) -> (t độ, xt) 2NH3(g)
Ở t °C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [N 2] = 0,45M; [H2] = 0,14M; [NH3] = 0,62M. Tính hằng
số cân bằng KC của phản ứng trên tại t °C.
2. Cho biết nồng độ ban đầu của A và B là 2M và 0M. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ của A là 1M. Dựa
vào thông tin trên, hãy tính hằng số cân bằng K cho phản ứng: A⇌B.
3. Cho cân bằng hoá học sau:
CO(g) + H2O(g) -> H2(g) + CO2(g)
Ở 700 °C, hằng số cân bằng KC = 8,3. Cho 1 mol khí CO và 1 mol hơi nước vào bình kín dung tích 10 lít
và giữ ở 700 °C. Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
4. Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H 2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình một
thời gian ở 830 oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng:
CO(g) + H2O(g) -> CO2(g) + H2(g) (hằng số cân bằng KC = 1).
Tính nồng độ cân bằng của CO, H2O ?
5. Cho phản ứng: H2(g) + I2(g) -> 2HI(g)
Ở nhiệt độ 430 °C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích
không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H 2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430 °C,
nồng độ của HI là
6. Dựa vào giá trị hằng số cân bằng của các phản ứng dưới đây, hãy cho biết phản ứng nào có hiệu suất
cao nhất và phản ứng nào có hiệu suất thấp nhất.
(a) N2O4(g) -> (10 độ C) 2NO2(g) KC = 0,2
(b) H2(g) + I2(g) -> (450 độ C) 2HI(g) KC = 50
(c) CO2(g) + H2(g) -> (827 độ C) CO(g) + H2O(g) KC = 0,659
7. Cho vào bình kín 1 mol H2 và 1 mol I2, sau đó thực hiện phản ứng ở 450 °C theo phương trình hoá học
sau:
H2(g) + I2(g) -> (450 độ C) 2HI(g)
Ở trạng thái cân bằng thấy có sự tạo thành 1,56 mol HI. Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.
8. Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản
ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) -> 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO 3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của
phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.
9. Cho phản ứng sau: COCl2(g) -> CO(g) + Cl2(g); KC = 8,2×10–2 (900K).
Ở trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15M thì nồng độ COCl2 là bao nhiêu?
DẠNG 2. GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BĂNG
1. Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:

CaCO3(s) -> CaO(s) + CO2(g); . Điều gì sẽ xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi
sau?
a) Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.
c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.
d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.
e) Tăng nhiệt độ.
2. Cho cân bằng sau trong bình kín:

2NO2 (g) N2O4 (g)


màu nâu đỏ không màu
Dự đoán sự biến đổi màu sắc của bình kín đựng khí NO2 trong các trường hợp sau:
a. Ngâm bình vào cốc nước đá.
b. Nén hỗn hợp khí để tăng áp suất của hệ.
3. Nhũ đá được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau đây:
Ca(HCO3)2(aq) -> CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(l)
Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thì có thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá hay không? Giải
thích.

DẠNG 3. MÔI TRƯỜNG - pH CỦA DUNG DỊCH


Xác định pH của các dung dịch sau, giải thích?

, KCl. . . NH4NO3, .
DẠNG 4. PHẢN ỨNG TỔNG HỢP AMONINIA
1. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng 1:3. Nung nóng X trong bình kín (450oC, xúc
tác Fe) một thời gian, thu được hốn hợp khí có số mol giảm 5% so với hỗn hợp đầu. Tính hiệu
suất phản ứng tổng hợp NH3.
2. Hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín (450oC, xúc
tác Fe) một thời gian, thu được hốn hợp khí có số mol giảm 8% so với hỗn hợp đầu. Tính hiệu
suất phản ứng tổng hợp NH3.
3. Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac:

Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N 2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt
cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Tính hiệu suất của phản ứng.
4. Ở 472°C, hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và
hydrogen theo quá trình Haber là K=0,105. Giả sử, kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm
cân bằng, nồng độ của nitrogen và hydrogen trong buồng phản ứng lần lượt là 0,0201 M
và 0,0602 M.
a) Hãy tính nồng độ mol của ammonia có trong buồng phản ứng tại thời điểm cân bằng.
b) Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3.

You might also like