You are on page 1of 6

KHÓA HỌC LIVESTREAM – LỚP 11

Thứ 6, ngày 11 – 6 – 2023

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ KC


HƯỚNG VẬN DỤNG 1: TÍNH HẰNG SỐ KC

Ví dụ 1 [SGK – KNTT]: Ammonia (NH3) được điều chế bằng phản ứng:
N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)
Ở t0C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [N2] = 0,45 M; [H2] = 0,14 M; [NH3] = 0,62 M.
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên tại t0C.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1


Ví dụ 2 [SGK – CD]: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 L được giữ ở một
nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân
bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.

Ví dụ 3: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ
tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2
chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t0C của phản ứng có giá trị là
A. 0,609 B. 3,125 C. 0,500 D. 2,500

Ví dụ 4: Cho các cân bằng sau:


(1) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) (2) HI(g) ⇌ ½ H2(g) + ½ I2(g)
Ở nhiệt độ xác định nếu KC của cân bằng (1)bằng 64 thì KC của cân bằng (2) là:
A. 4 B. 0,5 C. 0,25 D. 0,125

2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


HƯỚNG VẬN DỤNG 2: TÍNH LƯỢNG CHẤT Ở THỜI ĐIỂM CÂN BẰNG

Ví dụ 5 [SGK – CTST]: Cho phản ứng sau COCl2 ⇌ Cl2 + CO Kc = 8,2.10−2 ở 900K
Tại trạng thái cân bằng nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15 M thì nồng độ độ COCl2 là bao
nhiêu?

Ví dụ 6 [SGK – CD]: Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng:
CH4(g) + H2O(g) ⇌ 3H2(g) + CO(g)
a) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 7600C. Biết ở nhiệt độ này, tất cả các
chất đều ở thể khí và nồng độ mol của CH4, H2O, H2 và CO ở trạng thái cần bằng lần lượt là
0,126 M; 0,242 M; 1,150 M và 0,126 M.
b) Ở 7600C, giả sử ban đầu chỉ có CH4 và H2O có nồng độ bằng nhau và bằng x M. Xác
định x, biết nồng độ của H2 ở trạng thái cân bằng là 0,6 M.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3


Ví dụ 7 [SGK – CD]: Hai acid HA và HB cùng nồng độ ban đầu là 0,5 M, phân li trong nước
theo các cân bằng:
(1) HA ⇌ H+ + A− (2) HB ⇌ H+ + B−
Với các hằng số cân bằng (hay gọi là hằng số phân li acid) tương ứng là KC(HA) = 0,2 và KC(HB) =
0,1. Tính nồng độ H+ của mỗi dung dịch acid. Rút ra kết luận về mối liên hệ giữa độ mạnh của
acid với độ lớn của hằng số phân li acid. Biết rằng acid càng mạnh khi càng dễ tạo ra H+.

Ví dụ 8 [SGK – KNTT]: Cho cân bằng hoá học sau:


CO(g) + H2O(g) ⇌ H2(g) + CO2(g)
Ở 7000C, hằng số cân bằng KC = 8,3. Cho 1 mol khí CO và 1 mol hơi nước vào bình kín dung tích
10 L và giữ ở 7000C. Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.

HƯỚNG VẬN DỤNG 3: HIỆU SUẤT CỦA PHẢN ỨNG

4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


Ví dụ 9: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇌ 2NH3. Nồng độ mol ban đầu của
các chất như sau : [N2 ] = 1 mol/l ; [H2 ] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của
[NH3 ] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là :
A. 43%. B. 10%. C. 30%. D. 25%.

Ví dụ 10: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian
trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu
suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 50% B. 36% C. 40% D. 25%

Ví dụ 11: Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 2,3 được nạp vào một bình kín
có dung tích 8 L và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất
bằng 118/125 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là:
A. 46%. B. 56%. C. 66%. D. 28%.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 5


Ví dụ 12: Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản
ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitrogen đã
phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là
A. 15% và 85% B. 82,35% và 77,5% C. 25% và 75% D. 22,5% và 77,5%.

Ví dụ 13: Khi cho axit axetic tác dụng với ancol etylic, ở t 0C hằng số cân bằng KC của phản ứng
có giá trị là 4. Este hóa 1 mol axit axetic với x mol ancol etylic, khi phản ứng đạt tới trạng thái
cân bằng ở t0C thì thu được 0,9 mol este. Giá trị của x là
A. 0,345 mol. B. 1,925 mol. C. 2,925 mol. D. 2,255 mol.

Ví dụ 14: Cho 6 mol N2 và y mol H2 vào bình kín dung tích 4 lit. Khi đạt trạng thái cân bằng N2
tham gia phản ứng là 25%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất P2 = 21/24 P1. Giá trị của
y và KC là
A. 18; 0,013. B. 15; 0,02. C. 16; 0,013. D. 18; 0,015.

6 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công

You might also like