You are on page 1of 2

BÀI TẬP LỚN XÁC SUẤT THỐNG KÊ CHO KHOA ĐIỆN

Học kỳ 2 Năm học 2022-2023


Ngày cập nhật: 15/03/2023
1. Giới thiệu
Xác suất thống kê được sử dụng nhiều để giải quyết các bài toán trong khối ngành
kỹ thuật nói chung và Điện – Điện tử nói riêng. Trong phần bài tập lớn này, sinh
viên Điện – Điện tử sẽ tìm hiểu và giải quyết theo nhóm (dự kiến 3 sinh viên/nhóm)
3 bài toán điển hình có áp dụng các mô hình xác suất và thống kê cụ thể được trình
bày ở phần sau. Sau khi hoàn thành phần bài tập lớn này, sinh viên sẽ đạt được các
chuẩn đầu ra như sau (theo đề cương môn Xác suất thống kê MT2013):
- L.O.2.2 - Tự tìm kiếm thông tin và nghiên cứu các tài liệu liên quan;
- L.O.3.1 - Tổ chức nhóm và hoạt động nhóm hiệu quả;
- L.O.4.1 - Nhận ra nhu cầu thực tế cần đến số liệu thống kê trong chuyên ngành.
2. Bài 1 – Xác định đặc tính điện áp phóng điện cho vật liệu cách điện rắn ở điện
áp xoay chiều tần số công nghiệp (5 điểm)
2.1 Mô tả bài toán

Trong bài thí nghiệm xác định độ bền điện của điện môi rắn thuộc môn Vật liệu kỹ
thuật điện (EE3091), điện áp phóng điện chọc thủng của mẫu điện môi rắn (giấy
cách điện dùng trong máy biến áp cao áp) được ghi nhận qua 15 lần đo được cho
trong bảng 2.1. Yêu cầu:

a. Xác định khoảng phóng điện chọc thủng của mẫu điện môi này với độ tin cậy
99%.
b. Xây dựng đường cong xác suất phóng điện chọc thủng M = f(U) cho mẫu điện
môi trên

Bảng 2.1. Điện áp phóng điện chọc thủng của giấy cách điện trong 15 lần đo

N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Upd(kV) 1,6 1,45 1,4 1,6 1,6 1,35 1,45 1,35 1,45 1,45 1,6 1,45 1,4 1,6 1,6
2.2 Sinh viên cần tìm hiểu
a. Các khái niệm cơ bản về phóng điện chọc thủng điện môi rắn
b. Phân phối Student và cách xác định khoảng tin cậy
3. Bài 2 – Đánh giá độ tin cậy của hệ thống nguồn điện (5 điểm)
3.1 Mô tả bài toán
Hệ thống nguồn điện gồm 12 tổ máy 5 MW, mỗi tổ máy có hệ số FOR = 0,01; dự
báo phụ tải đỉnh là 50 MW với phân phối chuẩn có độ lệch chuẩn là 2%; đường
cong đặc tính tải trong năm là đường thẳng nối từ 100% đến 40% so với đỉnh. Yêu
cầu:
a. Xác định thời gian kỳ vọng thiếu hụt công suất nguồn LOLE (Loss of Load
Expectation) trong năm
b. Xác định lượng điện năng kỳ vọng bị thiếu LOEE (Loss of Energy Expectation)
trong năm
3.2 Sinh viên cần tìm hiểu
a. Các khái niệm cơ bản về nguồn điện (nhà máy điện), hệ số ngừng cừng cưỡng
bức FOR, tải đỉnh, đường cong đặc tính tải.
b. Các kiến thức về thống kê như phân phối chuẩn và phân phối nhị thức

You might also like