You are on page 1of 8

PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


(Đề thi có 5 trang) Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………………………….


Số báo danh:……………………………. Mã đề: 003
GV biên soạn: Nguyễn Quang Hợp, Hoàng Nguyễn Tuấn Phương
GV góp ý và phản biện: Nguyễn Vũ Trà My, Hà Văn Phước, Phạm Dương Kim Kiều
Câu 81: Giả sử alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con mỗi kiểu hình luôn có 2 kiểu gen khác nhau?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. AA × aa D. Aa × aa.
Câu 82: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 83: Tất cả các cặp NST của tế bào sinh dưỡng không phân li khi nguyên phân sẽ tạo ra tế bào
A. Lệch bội. B. Lưỡng bội. C. Tứ bội. D. Đơn bội.
Câu 84: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,7. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 85: Ở thực vật, trong 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?
A. Đỏ. B. Da cam. C. Lục. D. Xanh tím.
Câu 86: Các yếu tố vô sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của cỏ trong đồng cỏ bao gồm
A. Vi khuẩn và đất B. Giun đất và chất dinh dưỡng
C. Độ ẩm và muối khoáng. D. Phân bón và sinh vật phân hủy.
Câu 87: Khi nói về các chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
B. Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng hợp chất hữu cơ.
C. Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D. Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch.
Câu 88: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.
Câu 89: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai
nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XaXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.
Câu 90: Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép
lai nào sau đây?
A. Lai phân tích. B. Lai xa. C. Lai khác dòng. D. Lai thuận nghịch.
Câu 91: Côđon nào sau đây không có anticôđon tương ứng?
A. 5’UAG3’. B. 3’UAG5’. C. 5’UAX3’. D. 5’AUG3’.
Câu 92: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ
phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 cây lá đốm: 1 cây lá xanh. B. 3 cây lá xanh: 1 cây lá đốm.
C. 100% cây lá xanh. D. 100% cây lá đốm.
Câu 93: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội là
A. NMU. B. Cônsixin. C. EMS. D. 5BU.
Câu 94: Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào
sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng
tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Quan hệ giữa tảo lục đơn bào và giun dẹp là
A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hội sinh C. Quan hệ kí sinh D. Quan hệ hợp tác.
Câu 95: Opêron Lac ở vi khuẩn E.coli có các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường
A. Glucôzơ B. Lactôzơ. C. Mantôzơ. D. Galactôzơ.
Câu 96: Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.
B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
C. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản.
Trang 1
D. Cải bắp lai với cải củ tạo ra cây lai không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 97: Ở Bắc Mỹ, chồn hôi đốm phía đông giao phối vào cuối mùa đông, còn chồn hôi đốm phía tây giao phối vào cuối
hè. Mặc dù phạm vi địa lý của chúng trùng nhau, các loài không giao phối với nhau khác. Điều gì rất có thể ngăn hai loài
này giao phối với nhau?
A. Cách ly sinh thái. B. Cách li thời gian. C. Cách li địa lý. D. Cách li sinh sản.
Câu 98: Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
A. Loài chủ chốt. B. Loài thứ yếu. C. Loài đặc trưng. D. Loài ưu thế.
Câu 99: Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng
bố mẹ được gọi là?
A. Thoái hóa giống. B. Đột biến. C. Di truyền ngoài nhân. D. Ưu thế lai.
Câu 100: Theo quan niệm hiện đại thì cơ thể sống xuất hiện đầu tiên trên trái đất là
A. Nấm. B. Thực vật. C. Sinh vật nhân sơ. D. Động vật nguyên sinh.
Câu 101: Ở một loài thực vật A: quả đỏ; a: quả vàng; B: quả ngọt; b: quả chua. Hai cặp gen phân li độc lập. Giao phấn
hai cây được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3: 3: 1: 1. Tìm kiểu gen của hai cây đem lai?
A. AaBb × Aabb. B. Aabb × aabb. C. AaBb × aabb. D. Aabb × aaBb.
Câu 102: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động
mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
Câu 103: Khi đo nồng độ đường huyết của 4 bệnh nhân được khám bệnh và theo dõi trong một thời gian. Ba người trong
số bốn người đã ăn nhẹ trước khi khám bệnh, còn một người thì không. Biểu đồ dưới đây hiển thị nồng độ đường huyết
trong máu của bốn bệnh nhân trên:

Trong các bệnh nhân trên, bệnh nhân nào có khả năng mắc bệnh tiểu đường?
A. II. B. I. C. IV. D. III.
Câu 104: Khi nói các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các tia sáng màu đỏ kích thích sự tổng hợp protein, tia xanh tím kích thích tổng hợp cacbohidrat.
B. Các tia sáng có bước sóng khác nhau ảnh hưởng giống nhau đến cường độ quang hợp
C. Kali ảnh hưởng đến quang hợp thông qua điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá.
D. Cường độ ánh sáng càng tăng thì quang hợp càng xảy ra mạnh mẽ
Câu 105: Trong lĩnh vực canh tác cây trồng, để đạt được năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích đất thì biện pháp
nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Trồng nhiều loại cây có cùng yêu cầu dinh dưỡng.
B. Trồng nhiều loại cây với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích trồng.
C. Trồng một loại cây thích hợp với mật độ cao và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
D. Trồng nhiều loại cây có thời gian sinh trưởng khác nhau để tận dụng tối đa diện tích trồng.
Câu 106: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 107: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
B. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.
C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất do hoạt động hô hấp của sinh vật

Trang 2
Câu 108: Sơ đồ phả hệ mô tả 1 bệnh di truyền hiếm gặp trong do 1
gen có 3 alen nằm trên NST thường, người ta xác định các alen của
gen, quy định kiểu hình bình thường và bị bệnh cho các thành viên
trong gia đình trong bảng như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về phả hệ của gia đình trên?
I. Người số 3 có kiểu gen A1A3.
II. Có thể xác định được tối đa 6 người trong phả hệ trên.
III. Alen gây bệnh là alen A2.
IV. Xác suất mang alen gây bệnh của người số 10 là 1/16.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 109: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể.
B. Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
C. Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
D. Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật.
Câu 110: Ở ruồi giấm, Alen A bị đột biển điểm thành alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
B. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
C. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A sẽ có chiều dài bằng nhau.
D. Alen a và alen A có thể có số liên kết hiđrô bằng nhau.
Câu 111: Tại một quần xã, khi nghiên cứu về thức ăn của một số loài động vật, người ta lập được bảng sau:

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?


I. Rắn có thể được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3.
II. Nếu sử dụng bảng để lập lưới thức ăn, thì lưới này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
III. Mối quan hệ giữa chuột chù và nhện giống mối quan hệ giữa rắn và chim ưng.
IV. Nếu thực vật suy giảm sinh khối mạnh, các loài trong quần xã đều có nguy cơ suy giảm số lượng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 112: Giao phấn giữa 2 cây (P) thân cao, hoa đỏ x thân thấp, hoa trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây thân
cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân cao, hoa
trắng: 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F 2 cho giao phấn với
cây thân thấp, hoa trắng F2 thu được F3. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây là đúng?
I. F3 có thể thu được 100% số cây thân cao, hoa đỏ.
II. F3 có thể thu được số cây con theo tỉ lệ 3 thân cao, hoa đỏ: 1 thấp đỏ.
III. F3 có thể thu được 100% số cây thân cao, hoa trắng.
IV. F3 nếu có thể có tỉ lệ 3 thân cao, hoa đỏ: 3 thân cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa trắng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 113: Trong các phát biểu sau đây về cơ chế di truyền và biến dị, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Khi gen bị đột biến thì chuỗi pôlipeptit tương ứng chắc chắn sẽ bị biến đổi.
II. Cả 3 loại ARN đều tham gia vào quá trình dịch mã.
III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit luôn làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng.
IV. Ở tế bào nhân sơ, số lần phiên mã của một gen luôn bằng số lần nhân đôi của gen đó.

Trang 3
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4
Câu 114: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể
đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình
thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong
thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử?
A. 12. B. 16. C. 21. D. 9.
Câu 115: Ở thỏ, xét gen A quy định tính trạng mầu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Biết
alen A1 quy định tính trạng lông đen, A2 quy định tính trạng lông xám, A3 quy định tính trạng lông vàng và A4 quy
định tính trạng lông trắng. Khi có cả A2 và A3 cho tính trạng lông khoang. Thực hiện 3 phép lai P thuộc loài này như
sau:
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiều phát biểu đúng?
- Phép lai 1 (P): Ở ♂ lông đen × ♀ lông đen tạo ra F1 có 75% con lông đen: 25% con lông trắng.
- Phép lai 2 (P): Ở ♂ lông trắng × ♀ lông trắng tạo ra F1 có 75% con trắng: 25% con lông khoang.
- Phép lai 3 (P): Ở ♂ lông xám × ♀ lông vàng tạo ra F1 có 100% con lông khoang.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng.
II. Nếu chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình F1 tạo ra từ các phép lai trên, xác định chính xác kiểu gen của 6 trong 6 con P.
III. Cho con ♂ phép lai 2 giao phối với con ♀ phép lai 1 tạo ra đời con có2 kiểu hình với tỉ lệ 3:1.
IV. Cho con ♀ phép lai 2 giao phối với con ♂ phép lai 3 tạo ra đời con xuất hiện tối đa 3 loại kiểu hình.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 116: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng, về những loài sinh vật ngoại lai ảnh hưởng đến sự cân bằng ở hệ sinh
thái bản địa?
I. Trong môi trường mới, loài ngoại lai xuất hiện các biến dị giúp chúng thích nghi hơn ban đầu.
II. Loài ngoại lai luôn có sức đề kháng và khả năng chống chịu vượt trội so với những loài sinh vật bản địa.
III. Trong môi trường mới, loài ngoại lai có thể không bị khống chế như trong môi trường ban đầu của chúng.
IV. Loài ngoại lai luôn sinh trưởng và phát triển vượt trội so với những loài sinh vật bản địa.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 117: Lai giữa củ cải (Raphanus sativus) và bắp cải (Brassica oleracea) cho kết quả ở hình bên. Trong các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình lai này?
I. Tất cả các nhiễm sắc thể cùng nguồn không phân li trong
giảm phân II dẫn đến tạo ra giao tử lưỡng bội ở củ cải. Giao tử
này hợp nhất với giao tử đơn bội của bắp cải để tạo ra thế hệ
con lai bị bất thụ.
II. Phép lai trên giữa hai loài gây bất thụ vì nó có số NST trong
bộ NST lưỡng bội là số lẻ.
III. Con lai bị bất thụ vì có 9 nhiễm sắc thể chưa phân ly trong
kỳ đầu giảm phân I gây ngăn cản sự hình thành giao tử.
IV. Sự kết hợp giữa hai con lai có khả năng làm xuất hiện đột
biến làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai và tạo ra loài mới (Brassicoraphanus).
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 118: Biểu đồ thể hiện sự phân bố của nhện thợ săn
họ Sparassidae ở ranh giới rừng. Một loài nhện thợ săn
(Isopeda isopedella) có màu cơ thể khác nhau từ nâu sẫm
đến xám nhạt được tìm thấy ở bên trong và bên ngoài
rừng. Số lượng nhện trưởng thành màu nâu sẫm và màu
xám nhạt được tìm thấy ở những khoảng cách nhất định
tính từ ranh giới rừng. Từ biểu đồ, ta có thể suy ra rằng
phân bố của hai loại nhện trưởng thành này có liên quan
đến khoảng cách đến ranh giới rừng.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng, khi nói về sự
phân bố của nhện thợ săn ở ranh giới rừng?
I. Sự khác biệt về hai môi trường sống đã làm thay đổi hình dáng bên ngoài của từng loài nhện.
II. Sự chênh lệch về số lượng quần thể trong rừng và ngoài rừng là do sự cạnh tranh giữa những con nhện trưởng thành
để giành lấy nguồn tài nguyên hạn chế.
Trang 4
III. Hai quần thể nhện không thể giao phối với nhau và các cá thể đang thích nghi với môi trường sống của chúng.
IV. Nhện thợ săn màu nâu sẫm không bị chim trong rừng ăn thịt vì màu sắc của chúng cho phép chúng ngụy trang và
do đó mang lại lợi thế chọn lọc tự nhiên.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 119: Diện tích rừng mưa nhiệt đới tại các quốc gia ở Đông Nam Á bị giảm hàng triệu hecta mỗi năm do ngành nông
nghiệp và khai thác gỗ. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hậu quả của nạn phá rừng mưa nhiệt đới?
A. Các quần thể thực vật và động vật bị suy giảm nghiêm trọng khi khu vực sống ngày càng thu hẹp dẫn tới giảm đa
dạng hệ sinh thái.
B. Độ ẩm của đất tăng lên dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng độ che phủ của thảm thực vật.
C. Lượng khí thải CO2 trong khí quyển giảm làm lượng bức xạ tia cực tím ảnh hưởng mạnh đến Trái Đất.
D. Các loài sinh vật khác sẽ có nhiều O2 hơn so khi quần thể thực vật suy giảm.
Câu 120: Khi một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chẩn đoán sẽ bao gồm giai đoạn của bệnh ung thư.
Thông thường có năm giai đoạn:

Sự biểu hiện của gen I – IV được nghiên cứu ở ba cá thể khác nhau: người bình thường, không bị ung thư; người bị
ung thư giai đoạn 0; người bị ung thư giai đoạn 4. Những gen này có liên quan đến sự phát triển ung thư. Lượng mRNA
được phiên mã từ các gen này đã được định lượng ở biểu
đồ ở hình bên. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói
về nghiên cứu ung thư trên?
I. Gen I là gen tiền ung thư; gen II là gen ức chế khối
u; gen III liên quan đến đầu mút NST; gen IV là gen
liên quan đến sự hình thành mạch máu.
II. Ung thư thường không được di truyền vì các biến
đổi này xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng.
III. Ở giai đoạn 4, tế bào ung thu xâm chiếm trong các
cơ quan nên hệ mạch thường tăng cường trao đổi chất
và tiếp tục phân chia liên tục.
IV. Khi bị đột biến, gen I làm tăng tốc độ phân bào
dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không
kiểm soát được.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Trang 5
BẢNG ĐÁP ÁN
Câu 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90
ĐA A A C C A C D D B D
Câu 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
ĐA A D B A B A B D D C
Câu 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110
ĐA A B B C D B A A A C
Câu 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
ĐA B B B C D A C D A C

ĐÁP ÁN CHI TIẾT CÁC CÂU KHÓ


Câu 103: B
- Người bị tiểu đường là người bị rối loạn chuyển hóa làm cho đường không được vận chuyển vào tế bào để dự trữ làm
cho nồng độ đường trong máu tăng cao, đặc biệt là sau khi ăn.
- Đồ thị I: Đối với người bình thường, sau khi ăn đường huyết sẽ tăng lên và sau đó giảm về bình thường thậm chí có thể
dưới mức bình thường. Nhưng đồ thị I lại cho thấy không có sự điều chỉnh đường huyết về mức bình thường => người I
bị tiểu đường.
- Đồ thị II, III: Sau khi ăn, đường huyết tăng lên sau đó giảm dần về mức bình thường (III) và dưới mức bình thường (II)
→ người II, III không bị tiểu đường.
- Đồ thị IV: Không thể xác định được tình trạng bệnh dựa vào sự thay đổi đường huyết khi bệnh nhân không ăn gì.
Câu 108: A
- I đúng: Theo dữ liệu bảng.
- II sai: Vì 4 người ở thế hệ thứ I đều có kiểu gen dị hợp và không có dữ kiện nào để xác định alen gây bệnh nên không
thể xác định được chính xác kiểu gen của thế hệ II và III.
- III sai: Không có dữ kiện chứng minh.
- IV sai: Vì chỉ có người số 9 bệnh nên alen gây bệnh là alen lặn so với 2 alen còn lại, đồng thời ta biết được bố mẹ của 9
1 1 3 2
– người 6,7 có kiểu gen dị hợp và đều mang alen bệnh → xác xuất nhận alen lặn của người số 10 là (   2) / =
2 2 4 3
(cả 6 và 7 đều mang 1 alen bệnh một alen bình thường → tỉ lệ alen bình thường là 1/2 và alen bệnh là 1/2)
Câu 111:
Từ bảng, ta lập được lưới thức ăn như sau:
I. Sai vì rắn thuộc bậc dinh dưỡng thứ 4 hoặc thứ 5.
II. Sai vì lưới thức ăn này có tối đa 4 chuỗi.
III. Đúng vì cả 2 cặp loài tồn tại mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và cạnh tranh khác
loài.
IV. Đúng thực vật là sinh vật sản xuất, nên nếu sinh khối thực vật suy giảm thì kéo
theo các loài khác cũng sẽ giảm vì bị mất nguồn cung cấp chất hữu cơ.
Câu 112: B
Tách xét từng tính trạng ta có:
- thân cao : thân thấp = 12 : 4 = 3 : 1 → A - thân cao trội hoàn toàn so với a - thân
thấp
- hoa đỏ : hoa trắng = 12 : 4 = 3 : 1 → B - hoa đỏ trội hoàn toàn so với b - hoa trắng
Vì P thuần chủng nên → F1 dị hợp 2 cặp gen
AB
→ F1: AaBb hoặc ( f = 50%) .
ab
ab
Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ cho giao phấn với cây thân thấp hoa trắng aabb hay (lai phân tích)
ab

Trang 6
- I sai: vì số lượng cây mỗi kiểu hình (9:3:3:1) ứng với tỉ lệ phân ly nên mỗi kiểu gen sẽ có số lượng cây tương ứng. Để
cho đời F3 có KH toàn thân cao hoa đỏ thì 2 cây đem lai đều phải có KG đồng hợp trội nhưng F2 chỉ có một cây có KG
AB
AABB hay (1/16) nên F3 không thể thu được 100% cây thân cao hoa đỏ.
AB
AB AB
- II đúng: nếu 2 cây đem lai có KG AABB ( ) và AaBB ( )  tỉ lệ aB = 1/4 = tỉ lệ thân thấp hoa trắng.
AB ab
- III sai: cây thân cao hoa đỏ đem lai phân tích phải cho ra đời con có kiểu hình hoa đỏ.
AB AB Ab
- IV đúng: nếu 2 cây thân cao hoa đỏ có KG AABb ( ) và AaBb ( hoặc ).
Ab ab aB
Câu 113: B
- I sai: nếu xảy ra đột biến đồng nghĩa thì chuỗi polipeptit sẽ không bị biến đổi.
- II đúng: mARN làm khuôn dịch mã, tARN vận chuyển axit amin vào riboxom, rARN tham gia cấu tạo riboxom.
- II sai: tương tự ý I.
- IV sai: một gen có thể phiên mã nhiều lần tùy vào nhu cầu sản phẩm của tế bào còn gen chỉ nhân đôi khi phân tử ADN
tiến hành sao chép.
Câu 114: C
* Xét gen A:
- Cơ thể đực:
+ giao tử bình thường: A,a
+ giao tử đột biến: Aa, O
- Cơ thể cái: A, a
→ Các tổ hợp của gen A: AA, Aa, aa, AAa, Aaa, A, a → 7 KG
* Xét gen B: bình thường ở cả 2 giới => các tổ hợp của gen B: BB, Bb, bb → 3KG
Tổ hợp 2 gen  7 × 3 = 21.
Câu 115: D
Đối với dạng toán gen đa alen này lưu ý hai vấn đề cơ bản như sau:
+KH ở đời con khác bố mẹ → lặn
+KH chiếm tỉ lệ thấp → lặn
Kết hợp với tỉ lệ phân li KG, KH của 6 phép lai cơ bản.
Từ phép lai 1 → Đen (A1) >> so với Trắng (A4) và có KG : A1A4 x A1A4
Từ phép lai 2 → Trắng(A4) >> so với Xám (A2) = vàng (A3) → P2: A4A2 x A4A3
Duy nhất một phép lai cho P3: A2A2 x A3A3
Quy ước được như sau : A1>>A4>>A2=A3
I. Đúng. Kiểu hình lông trắng là A4_ có 3 KG là A4A4, A4A2 và A4A3
II. Sai. Đúng là tìm được 6 KG thật nhưng ở phép lai 2 không rõ tính đực cái.
III. Sai. Cả 2 KG của P2 đều cho tỉ lệ 1:1
IV. Sai. P3 đồng hợp nên cùng lắm chỉ 2 KH thôi nhé.
Câu 116: A
- I sai: Loài trong môi trường mới, loài ngoại lai có thể xuất hiện biến dị giúp chúng thích nghi nhưng cũng có thể
không có khả năng thích nghi với môi trường mới, khi đó chúng sẽ bị đào thải.
- II, IV sai: Loài ngoại lai có thể không chống chịu được với môi trường, có khả năng đề kháng kém hơn sinh vật bản
địa và không phát triển vượt trội so với sinh vật bản địa.
- III đúng.
Câu 117: C
- I sai: Xảy ra không phân ly tất cả các NST trong giảm phân I cũng có thể thu được kết quả trên => không thể khẳng định
chắc chắn kết quả trên là do rối loạn trong giảm phân II.
- II đúng.
- III đúng.
- IV sai: Con lai của hai loài bất thụ nên không thể sinh sản hữu tính để tạo ra loài mới.
Câu 118: D

Trang 7
- I đúng: Trong rừng nhiều cây cối, rậm rạp, tối tăm hơn → CLTN ưu tiên các cá thể nhện có kiểu hình nâu sẫm (tối màu).
Ngoài rừng không gian thoáng đãng hơn, nhiều ánh sáng hơn → CLTN ưu tiên các cá thể nhện xám nhạt (sáng màu).
- II đúng: nguồn sống trong rừng đồi dào hơn nên kích thước quần thể nhện trong rừng lớn hơn ngoài rừng.
- III sai: Theo đồ thị ta thấy vẫn có một số lượng nhất định nhện xám nhạt trong rừng và nâu sậm ngoài rừng, chứng tỏ có
xảy ra dòng gen giữa 2 quần thể này.
- IV đúng.
Câu 120: C
Hàm lượng mARN tương ứng với mức biểu hiện của gen.
- I đúng:
+ gen I: gen biểu hiện ở cả người bình thường và người bị ung thư, đặc biệt cao là ung thứ giai đoạn cuối → gen biểu hiện
càng mạnh tốc độ phân chia tế bào càng cao → gen I là gen tổng hợp nhân tố sinh trưởng hay gen tiền ung thư.
+ gen II: bệnh nhân ung thư biểu hiện gen II yếu hơn người bình thường, mà yếu dần khi khi ung thư nặng hơn → gen II
ức chế sự phân chia tế bào hay gen ức chế khối u.
+ gen III: gen III không biểu hiện ở cơ thể bình thường, chỉ biểu hiện ở người bị ung thư. Mà tế bào ung thư cần khắc
phục sự cố đầu mút → cần kéo dài đầu mút → gen III có liên quan đến đầu mút NST.
+ gen IV: gen IV chỉ biểu hiện ở cơ thể ung thư giai đoạn cuối, thời điểm này khối u đã phát triển mạnh mẽ, nó cần được
cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn, dinh dưỡng hấp thụ từ các mô lân cận không còn đủ → hình thành mạch máu để lấy dinh
dưỡng trực tiếp từ máu nuôi cơ thể.
- II đúng: ung thư chỉ di truyền nếu các gen này bị biến đổi ở tế bào sinh sản.
- III đúng
- IV đúng

Trang 8

You might also like