You are on page 1of 3

SOẠN BÀI TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Câu 1: Điều kiện, tiền đề của triết học Mac?(Tài liệu:Chương 1 phần 1.3.1)
-Điều kiện kinh tế-xã hội:
+ Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp.

 Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa được củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh mẽ trên cơ sở vật chất - kỹ thuật của chính mình, do đó đã thể hiện rõ
tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến.
 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội càng
thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt. Của cải xã hội tăng lên nhưng chẳng
những lý tưởng về bình đẳng xã hội do cuộc cách mạng tư sản nêu ra đã
không thực hiện được mà còn làm cho bất công xã hội tăng thêm, đối kháng
xã hội sâu sắc hơn, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những
cuộc đấu tranh giai cấp.

+ Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng
chính trị xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học
Mác.

 Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời, lớn lên cùng với sự hình thành và
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ
phong kiến. Giai cấp vô sản cũng đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu
tranh lật đổ chế độ phong kiến.

+ Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết
học Mác.

 Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành
lý luận tiến bộ và cách mạng mới.

-Tiền đề:
+Tiền đề lý luận:

 Triết học cổ điển Đức, đặc biệt những “hạt nhân hợp lý” trong triết học của
hai nhà triết học tiêu biểu là Hegel và Feuerbach, là tiền đề lý luận trực tiếp
của triết học Mác.
 Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là
Adam Smith (A.Xmit) và David Ricardo (Đ. Ricacđô) không những làm cơ
sở lý luận để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu
được trong sự hình thành và phát triển triết học Mác.
 Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Saint
Simon và Charles Fourier là một trong ba tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác.

+Tiền đề khoa học tự nhiên:

 Ph.Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn đối với sự hình thành
triết học duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Với những
phát minh đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những
dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính
thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động
và phát triển của nó.
 Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một
tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn
cách mạng của giai cấp công nhân, đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường
mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo
ra.

Câu 2: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
(Chương 3 phần 3.1.2)
-Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất
định và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là các khái
niệm chỉ hai mối quan hệ “song trùng” của nền sản xuất vật chất xã hội, đó là quan hệ
giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật
chất. Phép biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cho thấy, có hai trường
hợp phát triển của phương thức sản xuất.
+ Trường hợp thứ nhất, sự phát triển của mỗi phương thức sản xuất do quan hệ sản
xuất phù hợp căn bản với lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất của nó
phát triển. Nói cách khác, đây là phép biện chứng của sự phù hợp của hình thức xã hội
(quan hệ sản xuất) với nội dung (lực lượng sản xuất) của sản xuất vật chất. Sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan
của nền sản xuất.

+ Trường hợp thứ hai, sự phát triển của sản xuất vật chất có nội dung là sự thay thế
phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác cao hơn, do quan hệ sản xuất
đã trở nên lạc hậu và trở nên xung đột với lực lượng sản xuất.

+ Cả hai trường hợp trên đây đều chỉ ra rằng, sự phát triển của phương thức sản
xuất vừa mang tính liên tục, vừa mang tính gián đoạn. Đồng thời, chính sự phát triển của
phương thức sản xuất cũng chỉ ra rằng, lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một
kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ
sản xuất. Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu
thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc
thang cao hơn.

You might also like