You are on page 1of 13

Truyền máu

1. Khái quát
• Là việc truyền an toàn các thành
phần máu của người cho sang
người nhận

2. Máu người cho


• Hầu hết máu người cho đều được
đóng góp dựa trên cơ sở tình
nguyện và tương thích, an toàn với
người nhận
• Việc chọn lọc người hiến có vai trò
bảo vệ cả người cho lẫn người
nhận

3. Kháng nguyên hồng cầu và kháng thể


nhóm máu
• Khái quát
o Các cá nhân không có kháng nguyên nhóm máu có thể
sản xuất ra kháng thể kháng kháng nguyên tương ứng có thể
tạo phức hợp kháng nguyên kháng thể gây phản ứng ngưng
kết khi truyền máu
o Có khoảng 400 nhóm kháng nguyên được mô tả trên bề
mặt hồng cầu, các hệ kháng nguyên ABO, Rh có ý nghĩa lâm
sàng quan trọng nhất
• Kháng thể nhóm máu
o Có thể sản xuất tự nhiên không cần qua
tiếp xúc lần đầu để sinh kháng thể (chưa
truyền máu hoặc mang thai)
o Các kháng thể tự nhiên quan trọng là các
anti – A và anti – B; chúng là các IgM và
là các kháng thể lạnh
o Các kháng thể được hình thành trong quá
trình mang thai hoặc truyền máu là các
IgG và là các kháng thể ấm; chỉ có các
kháng thể IgG đi qua được hàng rào nhau
thai và có ý nghĩa trong hệ nhóm máu Rh

• Hệ ABO

o Protein xác định kháng nguyên ABO là các enzyme gắn các gốc carbohydrate vào kháng
nguyên gốc gọi là H tạo thành các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, được mã hóa bởi
các alleles A, B, O
o Có 6 kiểu gen tuy nhiên không có kháng thể kháng nguyên H nên không thể nhận biết
hơn 4 kiểu hình trong huyết thanh học
o Alleles A thực chất có 2 biến thể là A1 và
A2 làm vấn đề nhận biết tuy nhiên lại
không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể, kháng
nguyên A2 đáp ứng với kháng thể anti – A
yếu hơn nên người có nhóm kháng nguyên
A2B có thể bị nhận nhầm là kháng nguyên
B
o Hệ kháng nguyên A, B, H tồn tại trên hầu
hết các tế bào của cơ thể, 80% dân số thấy
có sự hiện diện của các kháng nguyên này
ở chất tiết
o Các kháng thể tự nhiên của các kháng nguyên A, B là IgM, hiếm gặp hơn là IgG có thể
tìm thấy trong huyết thanh của người thiếu kháng nguyên tương ứng

• Hệ Rh
o Các locus gen RhD và RhCE mã hóa các kháng
nguyên D, Cc, Ee.
o Kháng nguyên D có thể hiện diện hoặc không biểu
hiên lần lượt là các kiểu hình RhD+ và RhD-
o Sự ghép nối các đoạn RNA phiên mã từ gen RhCE tạo ra các các protein lần lượt là C
hoặc c và E hoặc e
o Kháng thể Rh hiếm khi hình thành tự nhiên mà được tạo ra nhờ đáp ứng miễn dịch do lần
truyền máu trước đó hoặc do mang thai
o Anti – D là kháng thể thường gây nên các vấn đề lâm sàng liên quan đến hệ nhóm máu
này, các kháng thể anti – C, anti – c, anti – E, anti – e thi thoảng được tìm thấy và có thể
gây phản ứng truyền máu và tan máu sau sinh, không tồn tại anti – d

• Các hệ nhóm máu khác


o Các hệ nhóm máu khác vai trò lâm sàng có phần nhỏ hơn

o Mặc dù các kháng thể tự nhiên của các hệ nhóm máu O, Lewis, MN không hiếm tuy
nhiên chúng thường chỉ phản ứng ở nhiệt độ thấp và do đó không có hập quả lâm sàng,
kháng thể miễn dịch chống lại các kháng nguyên của các hệ này cũng ít được tìm thấy
o Các kháng nguyên của các hệ nhóm máu này mang tính kháng nguyên yếu nhưng lại gây
miễn dịch tương đối nên ít xảy ra hiện tượng đồng hóa miễn dịch
o Các kỹ thuật phân tử xác định kiểu gen của hồng cầu được sử dung rộng rãi để xác định
các kháng nguyên bề mặt của chúng
4. Mối nguy hiểm của việc truyền
máu cùng loài
• Nhiễm trùng
o Khái quát
▪ Chọn lọc và xét nghiệm sàng
lọc người hiến là các biện
pháp ngăn chặn các bệnh
truyền nhiễm
▪ Nguy cơ chính đến từ virus
do có thời gian ủ bệnh –
không triệu chứng kéo dài
nếu máu được lấy trong
khoảng thời gian đó

o Virus viêm gan


▪ Người hiến máu có tiền sử viêm gan sẽ được hoãn hiến máu trong vòng 1 năm
▪ Nếu có tiền sử vàng da sẽ được hiến khi HBV và HCV âm tính

o HIV
▪ Có thể truyền qua tế bào và huyết tương
▪ Các đối tượng có nguy cơ cao như đồng tính nam, trai bao, gái mại dâm, tiêm
chích ma túy và bạn tình của họ cũng như bạn tình của người bị máu khó đông
▪ Người có yếu tố dịch tế cao từ các vùng nam Saharah châu Phi, Đông Nam Á
cũng được loại trừ
▪ Rất hiếm các trường hợp lây nhiễm xảy ra khi người hiến ở trong giai đoạn cửa
sổ, âm tính với test nhanh

o Các virus bạch cầu T ở người


▪ Tỷ lệ lưu hành thấp tuy nhiên việc sàng lọc là cần thiết
▪ Loại 1 liên quan đến bệnh co cứng nhiệt đới; loại 2 không liên quan đến tình
trạng lâm sàng nào tuy nhiên vẫn cần sàng lọc cả 2 loại

o Virus cytomegalo (CMV)


▪ Thường không gây các biểu hiện lâm sàng ở người bình thường nhưng có thể gây
tăng bạch cầu mono nhiễm trùng
▪ Các biểu hiện lâm sàng nặng ở người bị ức chế miễn dịch đó là các đối tượng: trẻ
em sinh non, ghép tạng, người nhận alemtuzumab hoặc phụ nữ có thai (thai nhi
có nguy cơ gặp nguy hiểm)

o Các nhiễm trùng khác


▪ Giang mai có thể lây truyền qua tiểu cầu (bảo quản tại nhiệt độ phòng) hơn là
máu (4oC)
▪ Nhiễm trùng sốt rá có thể xảy ra khi truyền máu
▪ Nhiễm trùng vi khuẩn thường gặp ở khối tiểu cầu bảo quản hơn 3 ngày là kết quả
của hệ vi sinh da
▪ Prions
• nvCJD không có xét nghiệm đặc hiệu

• Các biện pháp phòng ngừa


o Chọn lọc người hiến
o Sàng lọc người hiến
o Vệ sinh tay kĩ
o Xét nghiệm vi sinh người hiến
o Xét nghiệm miễn dịch huyết học người
hiến
o Loại bỏ 20 – 30 ml máu đầu tiên
o Khử bạch cầu
o Bất hoạt virus sau thu thập FFP
o Theo dõi và xét nghiệm phơi nhiễm vi
khuẩn
o Bất hoạt tác nhân gây bệnh tế bào
o Nguồn hiến an toàn nhất có thể cho các
chế phẩm huyết tương

5. Kỹ thuật huyết thanh học nhóm máu


• Khái quát
o Dựa trên sự ngưng kết của hồng cầu
o Bổ sung chất keo, enzyme phân giải protein hồng cầu hoặc thêm dung dịch muối nồng độ ion
thấp làm tăng độ nhay của phản ứng trung gian kháng thể

• Ngưng kết muối


o Phát hiện kháng thể IgM ở nhiệt độ phòng

• Kháng thể miễn dịch – xét nghiệm


Coomb
o Nguyên lý
▪ Được sử dụng rộng rãi trong
cả huyết thanh học nhóm máu
và miễn dịch học nói chung
▪ Các kháng thể kháng globulin
người được tạo ra ở động vật
sau khi tiêm globulin người,
bổ thể tinh khiết hoặc các
kháng thể miễn dịch đơn dòng
▪ Khi tiêm các kháng thể kháng globulin người vào, nếu hồng cầu đã gắn sẵn các
kháng thể, bổ thể thì xuất hiện phản ứng ngưng kết dương tính

o Xét nghiêm trực tiếp kháng thể


▪ Xét nghiệm để tìm ra kháng thể hoặc bổ thể đã gắn sẵn trên màng tế bào hồng
cầu đã xảy ra in vivo
▪ Hồng cầu đã được rửa và phản ứng ngưng kết xảy ra chứng tỏ dương tính
▪ Xét nghiệm dương tính xảy ra khi tan máu sơ sinh, thiếu máu tan máu do tự miễn
hoặc do thuốc gây miễn dịch và phản ứng tan máu do truyền máu

o Xét nghiệm gián tiếp kháng thể


▪ Xét nghiệm kháng thể gắn với
màng hồng câu in vitro gồm 2
bước
▪ Bước 1 tạo phức hợp màng hồng
cầu kháng thể bằng cách cho hồng
cầu vào huyết thanh
▪ Bước 2 thêm AHG và hồng cầu
rửa, dương tính cho thấy huyết
thanh có kháng thể kháng hồng
cầu
▪ Xét nghiệm này dùng để tìm sự ưu
tiên truyền máu và tìm kháng thể
nhóm máu của 1 phụ nữ có thai

6. Xét nghiệm phản ứng chéo và xét nghiệm trước truyền máu

• Quy trình truyền máu


o Bác sĩ chỉ định truyền máu
o Định danh, định nhóm máu người nhận
o Xét nghiệm người nhận
o Xét nghiệm máu người cho
o Phản ứng chéo
o Định nhóm máu tại giường bệnh
• Từ người bệnh
o Xác định được nhóm máu ABO và Rh
o Huyết thanh được sàng lọc các kháng thể quan trọng bằng các xét nghiệm kháng globulin
gián tiếp thông qua hồng cầu nhóm máu O xác định sẵn kháng nguyên
o Nếu phát hiện các kháng thể đồng loại ở người nhận, máu hiến được chọn thiếu các
kháng nguyên tương ứng
o Các kháng thể phổ biến nhất là kháng Rh D, C, c, E, e, K

• Từ người hiến
o Chọn đơn vị máu phù hợp ABO, Rh và tông qua các xét nghiệm sàng lọc

• Phản ứng chéo


o Phát hiện kháng thể IgM có ý nghĩa
lâm sàng
▪ Muối ở 37oC

o Phát hiện kháng thể miễn dịch


▪ Gián tiếp kháng globulin ở 37oC
▪ Muối ion thấp ở 37oC
▪ Hồng cầu xử lý enzyme ở 37oC

• Phản ứng chéo điện tử


o Bệnh nhân được xét nghiệm 2 lần cả kháng nguyên lẫn kháng thể
o Nếu cả hai đều âm tính, phù hợp nhóm máu ABO, Rh và không có lần truyền máu nào
trong quá trình xét nghiệm thì được truyền máu mà không cần làm thêm xét nghiệm khác

7. Tai biến truyền máu


• Phản ứng tan máu truyền máu
o Khái quát
▪ Có thể xảy ran gay lập tức hoặc trễ
▪ Phản ứng ngay lập tức đe doa đến mạng sống liên quan đến tan máu nội mạch ô
ạt, là phản ứng hoạt hóa các kháng thể IgM hoặc IgG thường là sai nhóm máu
ABO
▪ Phản ứng tan máu ngoại mạch xảy ra ít cấp tính hơn do IgG gắn vào màng hồng
cầu rồi bị phá hủy tại hệ liên võng nội mô tuy ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn có
thể đe dọa đến tính mạng người bệnh thường là nhóm máu Rh
▪ Ở những trường hợp nhẹ thường chỉ có biểu hiện thiếu máu không giải thích
được hoặc không vàng da
▪ Ở một số trường hợp khác, người nhận có hàm lượng kháng thể thấp trong huyết
thanh không thể quan sát thấy trong phản ứng chéo, tuy nhiên khi truyền máu vào
cơ thể gây đáp ứng miễn dịch lần 2 nghiêm trọng hơn gây ra phản ứng truyền
máu pha trễ

o Đặc điểm lâm sàng của một phản ứng tan máu truyền máu điển hình
▪ Pha sốc tan máu
• Có thể xảy ra với chỉ vài ml máu hoặc lên đến 2h sau khi truyền máu
• Nổi mày đay, đau vùng thắt lưng, đỏ bừng mặt, đau đầu, co thắt ngực,
khó thở, nôn mửa, rét run, sốt, tụt huyết áp
• Nếu bệnh nhân hôn mê thì giai đoạn sốc này không được biểu hiện
• Các dấu hiệu của sự phá hủy hồng cầu được biểu hiện: đái huyết sắc tố,
da vàng, đông máu rải rác nội mạch, tăng nhẹ bạch cầu
▪ Pha thiểu niệu
• Gây hoại tử ống thận với tình trạng suy thận cấp
▪ Pha lợi tiểu
• Mất cần bằng nước và điện giải sau khi hồi phục từ cơn suy thận cấp

o Thăm dò một phản ứng truyền máu cấp tính


▪ Khi tiến triển các triệu chứng của một phản ứng truyền máu nặng thì cần phải
dừng ngay truyền máu và tham dò sự không hòa hợp nhóm máu, sự nhiễm trùng
của đơn vị máu truyền
▪ Hầu hết các phản ứng truyền máu nghiêm trong xảy ra do sai sót trong quá trình
xử lý mẫu máu của người cho và người nhận, cần định danh người nhận qua
vòng đeo tay trùng khớp với thông tin trên nhãn tương thích
▪ Đơn vị máu của người hiến và mẫu máu của bệnh nhân sau khi truyền máu phải
được gửi đến phòng thí nghiệm:
• Định danh lại nhóm máu và làm lại phản ứng hòa hợp nhóm máu trước
và sau truyền máu
• Thực hiện phản ứng kháng globulin người trực tiếp trên mẫu sau truyền
máu
• Kiểm tra huyết tương xem có Hb không (sản phẩm của tan máu nội
mạch)
• Làm các xét nghiệm cho DIC
• Kiểm tra mẫu máu của người hiến xem có sự hiện diện của lượng lớn vi
khuẩn hay không bằng cấy máu, nếu thấy xuất hiện vi khuẩn cần tiêm
kháng thể phổ rộng
▪ Xét nghiệm nước tiểu sau truyền máu
▪ Xét nghiêm công thức máu sau 6h và 24h
▪ Nếu các xét nghiệm trên âm tính, khảo sát lại kháng thể sau khoảng 5 – 10 ngày

o Xử trí bệnh nhân tan máu nặng


▪ Nguyên tác điều trị bạn đầu là duy trì huyết áp và tưới máu thận, truyền tĩnh
mạch dịch, thuốc lợi tiểu
▪ Các thuốc ức chế miễn dịch, kháng histamin cũng có tác dụng trong việc giảm
nhẹ cơn sốc
▪ Tình trạng nặng hơn có thể tiêm tĩnh mạch adrenaline, nhóm máu hòa hợp hơn
nữa có thể truyền cho bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng
▪ Nếu xảy ra suy thận cấp cần phải chạy thận nhân tạo đến khi pha hồi phục bắt
đầu
• Các phản ứng truyền máu khác
o Hội chứng siêu tan máu
▪ Người bị thiếu máu hông cầu hình
liềm có thể ly giải hồng cầu của
người hiến dù không có loại kháng
thể cùng loài nào được tìm thấy
trong huyết thanh
▪ Sự tan máu xảy ra do phản ứng quá
mẫn của đại thực bào, có thể ngăn
ngừa bằng cách truyền IgG hoặc
thuốc ức chế miễn dịch

o Phản ứng sốt do kháng thể bạch cầu


▪ Kháng thể HLA có thể là kết quả
của quá trình gây mẫn cảm do
truyền máu hoặc mang thai lần
trước
▪ Cảm giác rét run, sốt và trường hợp
nặng thâm nhiễm phổi
▪ Có thể hạn chế bằng cách khử bạch
cầu

o Phản ứng dị ứng có sốt hoặc không sốt


không tan máu
▪ Xảy ra do quá mẫn với các thành
phần của huyết tương người cho,
nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ
▪ Các biểu lâm sàng là nổi mày đay, sốt, khó thở, phù mặt, cứng khớp
▪ Xử lý ngay lập tức là kháng histamin và corticoid; andrenaline có thể được sử
dụng nếu xảy ra các dấu hiệu suy tuần hoàn
▪ Hồng cầu rửa hoặc hồng cầu đông lạnh có thể được sử dụng để truyền tiếp nếu
khối hồng cầu được loại bỏ phần lớn huyết tương gây phản ứng

o Quá tải tuần hoàn do truyền máu


▪ Cần phải xử trí suy tim
▪ Ngăn ngừa bằng cách, truyền chậm chế phẩm máu và kèm theo thuốc lợi tiểu

o Truyền máu bị nhiễm vi khuẩn


▪ Là tình trạng hiếm tuy nhiên có thể xảy
ra nghiêm trọng, gây suy tuần hoàn
▪ Đặc biệt đối với chế phẩm tiểu cầu được
bảo quản ở nhiệt độ phòng

o Ghép chống chủ


▪ Là tình trạng truyền lẫn tế bào lympho
vào cơ thể người nhận bị suy giảm miễn
dịch
▪ Có thể ngăn chặn bằng chiếu xạ chế phẩm máu
▪ Các trường hợp đều gây tử vong

o Truyền máu liên quan đến chấn thương phổi


▪ Xảy ra trong khoảng 6 sau truyền máu và xâm nhập đến phổi với các triệu chứng
ngực phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng
▪ Các kháng thể HLA của người hiến gây tổn thương biểu mô và nội mô, hầu hết là
các phụ nữ đã sinh nhiều con
▪ Xử trí hỗ trợ đường thở

o Ban xuất huyết sau truyền máu


▪ Xảy ra do giảm tiểu cầu nghiêm trọng từ 7 – 10 ngày sau truyền chế phẩm có sẵn
tiểu cầu thường là hồng cầu
▪ Do kháng thể của người nhận được hình thành trên cở sở mẫn cảm lần đầu (mang
thai hoặc đã từng truyền máu) thường là chống lại kháng nguyên tiểu cầu HPA-Ia
▪ Cả tiểu cầu của người cho và người nhận đều bị tấn công bởi phức hợp miễn
dịch, phản ứng này thường tự dập tắt tuy nhiên có thể sẽ cần phải thay huyết
tương

o Nhiễm virus
▪ HIV, CMV, EBV và các vius viêm gan B, C

o Các nhiễm khuẩn khác


▪ Toxoplasma, sốt rét

o Quá tải sắt sau truyền máu


▪ Sau khoảng 50 đơn vị ở người trưởng thành và ít hơn ở trẻ em
▪ Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp là ảnh hưởng chức năng tim, gan, nội tiết và
tăng sắc tố da

8. Sử dụng tiết kiệm chế phẩm máu


• Các nguy cơ tai biến truyền máu và nguồn máu hữu hạn nên cần phải sử dụng hợp lý các chế
phẩm máu
• Trước phẫu thuật, điều trị thiếu máu (thiếu sắt), dừng các thuốc kháng tiểu cầu (aspirin) nếu có
thể, truyền máu duy trì lượng huyết sắc tố ở mức vừa đủ 70 – 80g/L giúp tiết kiệm máu khi phẫu
thuật
• Trong phẫu thuật có thể truyền các dịch truyền thay thế, sau và trong phẫu thuật truyền chất nuôi
dưỡng tế bào, các chất sinh học thay thế (EPO, các yếu tố đông máu tái tổ hợp)

9. Thành phần máu


• Khái quát
o Máu người hiến được cho vào túi có chứa sắn các yếu tố đông máu, sau khi ly tâm máu
toàn phần ban đầu thu được 3 lớp: hồng cầu, lớp đệm và huyết tương
o Hồng cầu được dự trữ ở 4-6oC trong khoảng 35 ngày, trong 48h đầu K+ tăng chậm do
thoát từ hồng cầu vào huyết tương, một số trường hợp lượng K+ này có thể gây độc chỉ
định dùng chế phẩm tươi (tan máu sơ sinh)
o Lượng 2,3-DPG cũng bắt đầu giảm tuy nhiên sẽ được khôi phục sau 24h sau truyền máu,
cho thêm lượng ATP và 2,3-DPG để rút ngắn thời gian này
o Tiểu cầu huyết tương cũng thu thập được bằng ly tâm và gạn lọc tương tự

• Khử bạch cầu


o Được khử sớm sau khi hiến máu, chế
phẩm được gọi là khử bạch cầu khi lượng
bạch cầu còn lại dưới 5*10^6/L
o Giảm phán ứng sốt do kháng thể bạch cầu
(kháng thể kháng HLA), truyền CMV

• Hồng cầu
o Là một lựa chọn phổ biến nhất của truyền
máu
o Ở người già cần truyền chậm và thêm
thuốc lợi tiểu để tranh gây quá tải tuần
hoàn
o Các biện pháp thải sắt cũng được thực
hiện nếu thấy các dấu hiệu quá tái sắt và
thêm các yếu tố nguy cơ
o EPO tái tổ hợp được sử dụng rộng rãi để
giảm nhu cầu truyền máu (suy thận, chạy
thận nhân tạo, ung thư và loạn sản tủy)
o Yếu tố 7a có thể bị suy giảm sau truyền
máu

• Hiến và truyền máu tự thân


o Nhu cầu: tránh HIV, phản ứng truyền máu
o Dự trữ trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật
o Hòa loãng máu: máu được lấy ran gay trước phẫu thuật và được truyền lại sau phẫu thuật
o Tái sử dụng: máu bị mất trong phẫu thuật được thu thập và truyền lại vào người bệnh
nhân sau đó
o Là truyền máu an toàn nhất nhưng lại có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao hơn, tuy nhiên yêu
cầu là đối tượng hiến máu tự thân phải đủ khỏe (2-4 đơn vị dự phòng phẫu thuật) và cần
thời gian dài chuẩn bị
o Vừa cần nhiều nhân lực và đắt tiền
o Cũng được chỉ định cho nhưng người không tìm được nhóm máu phù hợp và không xác
định được kháng thể

• Khối bạch cầu hạt


o Là lớp đệm hoặc là các tế bào máu bình thường hoặc là các tế bào từ bệnh nhân lơ xê mi
mạn dòng tủy
o Được sử dụng khi giảm BCTT nghiêm trọng dưới 0.5G/L và không đáp ứng với kháng
sinh
o Có thể lấy truyền CMV và các loại virus khác
• Khối tiểu cầu
o Khái quát
▪ Có thể thu thập được từ máy tách tế bào và đơn vị máu của người hiến
▪ Được dự trữ ở nhiệt độ phòng
▪ Chị định khi giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc bị xuất huyết
(điều trị), có nguy cơ bị xuất huyết (dự phòng)

o Dự phòng
▪ Bình thường giữ lượng tiểu cầu trên 10G/L nếu có các nguy cơ nhiễm trùng, sử
dụng thuốc, rối loạn động máu phải giữ ở mức cao hơn
▪ Đối với các thủ thuật xâm lấn, lượng tiểu cầu phải trên 50G, các phẫu thuật thì
phải giữ trên 100G

o Điều trị
▪ Đối với tình trạng chảy máu do các rối loạn tiểu cầu
▪ Các xuất huyết nặng cần giữ tiểu cầu trên 50G

o Chống chỉ định


▪ Tránh truyền tiểu cầu cho ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch trừ khi có xuất
huyết nghiêm trọng
▪ Chống chỉ định: giảm tiểu cầu do heparin, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối,
hội chứng tăng ure tán huyết

o Kháng tiểu cầu


▪ Được định nghĩa là mức tăng tiểu cầu không hiệu quả sau truyền máu (dưới 7.5G
sau 1h hoặc ít hơn 4.5G sau 24h)
▪ Nguyên nhân là do cả miễn dịch (chủ yếu là HLA đồng loài) hoặc không miễn
dịch (nhiễm trùng huyết, lách to, DIC, thuốc)

o Yếu tố tăng kích thích sinh tiểu cầu


▪ Có thể làm giảm nhu cầu truyền tiểu cầu: romiplostim, eltrombopag

10. Chế phẩm từ huyết tương


• Huyết tương tươi đông lạnh (FFP)
o Được tách ra từ máu người hiến và bảo quản dưới -30oC, có thể trộn lẫn giữ nhiều người
với nhau
o Sử dụng chủ yếu để thay thế các yếu tố đông máu trong cá trường hợp: mất lượng máu
lớn, bệnh gan, DIC, sau phẫu thuật bắc cầu tim phổi, đảo ngược tác dụng của warfarin,
ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối
o Được bất hoạt virus trước khi bảo quản

• Dung dịch albumin người 4.8%


o Là chất tăng thể tích huyết tương, tăng áp suất thẩm thấu của máu trước khi truyền máu,
thay thế huyết tương bị lọc, hạ huyết tương albumin máu

• Dung dịch albumin người 20% nghèo muối


o Chỉ định dùng khi hạ huyết tương albumin máu nghiêm trọng và cần thiết sử dụng chế
phẩm với lượng điện tích tối giản
o Chỉ định chó các bệnh nhân bị thận hư hoặc suy gan

• Tủa lạnh – cryoprecipitate


o Bao gồm yếu tố 8 và fibrinogen, được dự trữ ở điều kiện dưới -30oC
o Dùng đề điều trị hemophilia A và bênh vWF, thay thể fibrinogen trong các tình trạng
DIC, truyền máu lượng lớn, suy gan

• Khối tủa lạnh giàu yếu tố 8


o Dùng để chữa hemophilia A và bệnh vWF
o Lượng thể tích nhỏ lý tưởng cho trẻ em, các ca phẫu thuật, đối tượng có nguy cơ quá tải
tuần hoàn và điều trị tại nhà

• Khối tủa lạnh giàu yếu tố 9 – phức hợp prothrombin


o Bao gồm phức hợp prothrombin (2,7,9,10)
o Chỉ định: thiếu hụt yếu tố 9, bệnh gan, xuất huyết do quá liều thuốc chống đông
o Có nguy cơ huyết khối

• Khối protein C
o Được sử dụng trong các ca nhiễm trùng huyết nghiêm trọng với DIC để giảm huyết khối
là kết quả của sự suy giảm protein C

• Kháng thể
o Trộn lẫn các kháng thể có giá trị để chống lại các loại virus phổ biến
o Chỉ định đối với giảm IgG bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus
o Có thể sử dụng trong các rối loạn huyết học do miễn dịch

• Kháng thể đặc hiệu


o Lấy từ người hiến tặng có hiệu quả kháng thể cao (anti – RhD, anti – hepatitis B,…)

11. Mất máu cấp tính và xuất huyết ồ ạt


• Sau một lần mất máu đơn thuần cơ thể bắt đầu đáp ứng bằng phản xạ co mạch để ngăn lượng máu
thất thoát, sau đó là giảm thể tích máu
• Huyết tương có thể bù đắp một cách nhanh chóng, tuy nhiên kéo theo đó là sự tăng sinh huyết cầu
không thể nhanh chóng như vậy dòng hồng cầu bắt đầu đáp ứng sau khoảng 10 ngày
• Sự hồi phục của hồng cầu kéo theo sự khôi phục của Hb tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào
lượng sắt dự trữ trong cơ thể
• Truyền máu được chỉ định khi mất trên 500ml và kéo dài liên tục hoặc mất trên 1.5l
• Truyền máu luôn kèm theo rủi ro cần được chỉ định khi thực sự cần thiết

You might also like