You are on page 1of 5

Tài Liệu Ôn Thi Group

Thi online - Đột biến lệch bội


 Pro S: Luyện thi Đại học môn Sinh Học 2022

BÀI CHƯA LÀM


Câu 1.
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể ba thuộc loài này có bộ NST là

A. 2n-1.
B. 3n.
C. 2n+1.
D. 4n.

Câu 2.
Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ nhiễm sắc thể 2n-1?

A. Thể tam bội.


B. Thể ba.
C. Thể tứ bội.
D. Thể một.

Câu 3.
Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể thuộc loài này có bộ NST gồm 9
chiếc, trong đó có 1 cặp gồm 3 chiếc. Cá thể này thuộc thể đột biến nào?

A. Thể một.
B. Thể tứ bội.
C. Thể ba.
D. Thể tam bội

Câu 4.
Người bị hội chứng Đao, trong tế bào sinh dưỡng chứa

A. 47 NST.
B. 45 NST.
C. 46 NST.
D. 48 NST.

Câu 5.
Người bị hội chứng Tơcnơ, trong tế bào sinh dưỡng chứa

A. 47 NST.
B. 45 NST.
C. 46 NST.
D. 48 NST.

Câu 6.
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể
một?

A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n+1).


B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n-1).
C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
T
E

Câu 7.
Có bao nhiêu trường hợp dưới đây là hội chứng ở người dạng thể ba?

N
I.
H

I. Hội chứng Đao. II. Hội chứng Claiphentơ.

III. Hội chứng Tơcnơ. IV. Hội chứng AIDS.


N
O
U

A. 1.
IE
IL

B. 2.
A
T

C. 3.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

D. 4.

Câu 8.
Ở người, có bao nhiêu trường hợp dưới đây là đột biến dạng thể một?

I. Hội chứng Đao. II. Hội chứng Claiphentơ.

III. Hội chứng Tơcnơ. IV. Hội chứng AIDS.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 9.
Một thể đột biến được gọi là thể một nếu:
A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành cặp tương đồng.
B. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc.
C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 4 chiếc.
D. Trong tế bào sinh dưỡng, có một cặp chỉ có 1 NST, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.

Câu 10.
Một thể đột biến được gọi là thể ba nếu:
A. Trong tế bào sinh dưỡng có một cặp NST chứa 3 chiếc các cặp NST còn lại đều có 2 chiếc.
B. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc.
C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 4 chiếc.
D. Trong tế bào sinh dưỡng, có một cặp gồm 1 NST, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.

Câu 11.
Sự không phân li của một cặp NST ở tất cả các tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ
tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là
A. 2n; 2n + 1; 2n - 1.
B. 2n + 1; 2n - 1.
C. 2n; 2n + 2; 2n - 2.
D. 2n; 2n + 1.

Câu 12.
Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh
có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là
A. 2n; 2n + 1; 2n - 1.
B. 2n + 1; 2n - 1.
C. 2n; 2n + 2; 2n - 2.
D. 2n; 2n + 1.

Câu 13.
Một loài có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây là thể ba?
A. AaBDd.
B. AaBbDddd.
C. AaBbbDd.
D. ABbDd.

Câu 14.
Một loài có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây là thể một?

A. AaBbDd.
B. AaBbDddd.
T
E

C. AaBbbDd.
N
I.
H

D. ABbDd.
T
N
O
U

Câu 15.
Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có
IE
IL

bao nhiêu thể một?

A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.

IV. AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. AaaBbDdEe.


A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Câu 16.
Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có
bao nhiêu thể ba?

I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.

IV. AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. AaaBbDdEe.


A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Câu 17.
Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này là
A. 19.
B. 18.
C. 9.
D. 20.

Câu 18.
Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này là
A. 11.
B. 18.
C. 19.
D. 21.

Câu 19.
Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trong quá trình giảm có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, có thể tạo ra giao tử lệch bội có bao nhiêu NST?
A. 5.
B. 7.
C. 3.
D. 4.

Câu 20.
Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Trong quá trình giảm có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, có thể tạo ra giao tử lệch bội có bao nhiêu NST?
A. 8.
B. 7.
C. 3.
D. 16.

Câu 21.
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là

A. 29.
B. 27.
T
E

C. 42.
N
I.

D. 28.
H
T
N
O
U

Câu 22.
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
IE
IL

A. 20.
A
T

B. 21.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

C. 19.
D. 40.

Câu 23.
Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AaBbDd. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AAaBbDd. Thể đột biến này
thuộc dạng
A. thể tam bội.
B. thể ba.
C. thể bốn.
D. thể ba kép.

Câu 24.
Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AaBbDd. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AaBDd. Thể đột biến này thuộc
dạng
A. thể tam bội.
B. thể ba.
C. thể bốn.
D. thể một.

Câu 25.
Khi nói về các thể đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở cùng một loài, các thể ba ở các NST khác nhau có kiểu hình giống nhau.
B. Theo lí thuyết, tần số phát sinh dạng đột biến thể một thấp hơn hơn dạng thể một kép.
C. Trong tế bào sinh dưỡng của thể một kép, thể không, thể ba kép, thể bốn luôn có số lượng NST là một số chẵn.
D. Hầu hết các thể lệch bội được phát sinh trong quá trình sinh sản vô tính.

Câu 26.
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyết,
có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 12.
B. 24.
C. 25.
D. 23.

Câu 27.
Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

II. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

III. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.

IV. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 28.
Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Đột biến lệch bội cũng có thể được xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm.

II. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều không phân li.

III. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở cặp NST giới tính mà không xảy ra ở cặp NST thường.

IV. Ở cùng một loài, tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một.
A. 1.
T

B. 2.
E
N
I.

C. 3.
H
T

D. 4.
N
O
U
IE

Câu 29.
Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của
IL
A

nguyên phân là
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

A. 25.
B. 23.
C. 48.
D. 49.

Câu 30.
Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào sinh dưỡng của đột biến lệch bội dạng thể ba có 50 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của
loài này là
A. 2n = 42.
B. 2n = 40.
C. 2n = 24.
D. 2n = 25.

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like