You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

VẬT LIỆU ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI 6: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


CỦA TRANSISTOR LƯỠNG CỰC

1
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1. Cấu tạo – kí hiệu

BJT được tạo thành bởi 2 chuyển tiếp P-N nằm rất gần nhau trong một phiến bán
dẫn đơn tinh thể.
Về mặt cấu tạo có thể xem BJT do 3 lớp bán dẫn tiếp xúc nhau tạo nên, trong đó lớp
ở giữa có bề dày rất bé và khác loại với 2 lớp bán dẫn bên cạnh. Các lớp bán dẫn
được đăt trong vỏ kính bằng plastic hoặc kim loại, chỉ có 3 sợi kim loại dẫn ra ngoài
gọi là 3 cực của BJT
2
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Transistor gồm hai mối nối PN để hình thành nên 3 vùng:


✓ Cực gốc B ( Base): rất mỏng và nồng độ tạp chất rất ít, do vậy mà có ít hạt mang điện.
✓ Cực phát E ( Emitter): vùng này rộng và nồng độ tạp chất cao, do vậy mà có nhiều hạt
mang điện.
✓ Cực góp C ( Collector) vùng rộng nhất và nồng độ tạp chất thì ít hơn cực phát, do đó mà
những hạt mang điện cũng ít hơn cực phát.

3
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Do cấu tạo như trên mà hình thành nên hai mối nối P-N rất gần nhau.
+ Mối nối P-N ở ranh giới giữa miền phát và miền thu gọi là mối nối BE, ký hiệu là JE.
+ Mối nối P-N ở ranh giới giữa miền nền và miền thu gọi là mối nối BC, ký hiệu là JC.
Hoạt động của BJT chủ yếu dựa trên sự tương tác giữa hai mối nối rất gần nhau này
Tuỳ theo cách sắp xếp thứ tự các vùng bán dẫn người ta chế ra hai loại transistor là
Transistor PNP và NPN

4
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

❖ Sự khác nhau giữa Transistor NPN và PNP

• Transistor NPN:
- Đặt một điện áp dương đối giữa B và E nó sẽ
đẩy các điện tử trong cực B (vùng p). Vì nó
mỏng và pha tạp nhẹ, các điện tử kết hợp với lỗ
trống dẫn đến sự xâm nhập vào vùng nghèo
khiến các điện tử chảy từ C sang E
- Transistor NPN bật bằng cách đặt điện áp
dương ở cực B, tắt bằng cách đặt điện áp thấp
0V ở cực B
- Thời gian phục hồi nhanh (do phần lớn các hạt
mang điện tích là electron nên chúng có tốc độ
nhanh) dẫn đến thời gian chuyển mạch
BẬT/TẮT rất nhỏ. Tốc độ chuyển mạch cao

5
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

❖ Sự khác nhau giữa Transistor NPN và PNP

• Transistor PNP:
- Đặt một điện áp âm vào B so với E sẽ đẩy các lỗ
trống vào B. Vì cực B có các điện tử là hạt tải điện
đa số, các lỗ trống sẽ kết hợp với các điện tử và
khiến chúng xâm nhập vào vùng nghèo. Do đó dòng
điện từ E chạy về C. Dòng điện này là sự hiện diện
của phần lớn lỗ trống mang điện tích.
- Transistor PNP bật bằng cách đặt điện áp âm vào
cực B, tắt khi đặt điện áp dương.
- Thời gian phục hồi tương đối lâu (do phần lớn các
hạt mang điện tích là lỗ trống), tốc độ chuyển mạch
thấp

6
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. Hình dạng và tên gọi


•Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828,
D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là
C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần
số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc
thấp hơn.
Ví dụ :
2SA1015: 2S: chỉ Transistor BJT; A: chỉ loại pnp; 1015: Mã số tra cứu.
2SC1815: 2S: chỉ Transistor BJT; C: chỉ loại npn; 1815: Mã số tra cứu

7
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

•Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...


•Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái.
Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng
ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao tần.
Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20 vv..

8
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

3. Nguyên lý hoạt động


Khi cho 3 lớp n-p-n tiếp xúc với nhau, giữa chúng sẽ
tạo ra những điện trường tiếp xúc. Giữa 2 chất bán dẫn n
và p (trái) đặt một điện áp thuận VBE nhỏ còn giữa 2 chất
bán dẫn n và p (phải) đặt một điện áp ngược VCB lớn.
Vì điện áp giữa cực phát E và cực gốc B thuận nên
dòng điện dễ dàng từ cực phát sang cực gốc. Lớp p rất
mỏng nên đa số các điện tử từ n lọt sang p chưa kịp lấp
vào chỗ trống thì bị điện trường mạnh của điện áp ngược
kéo về cực góp C. Chỉ có một số ít điện tử lấp vào chỗ
trống của lớp p và tạo nên dòng điện cực gốc rất nhỏ.
Dòng điện cực góp xấp xỉ dòng điện cực phát nhưng
vì giữa cực phát và cực gốc có điện áp thuận nên chỉ cần
thay đổi nhỏ của VBE cũng làm thay đổi dòng điện cực
phát và cực góp nhiều, nên điện áp lấy ra sẽ thay đổi lớn
Do đó transistor có tính khuếch đại liên tục.

9
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Các transistor hoạt động giống như một van điện tử. Chân cực gốc giống như một tay
cầm mà bạn có thể điều chỉnh để cho phép nhiều hoặc ít electron chuyển từ cực phát
sang cực thu.
Chúng ta có thể nói rằng dòng điện tương tự như tốc độ dòng chảy của nước, điện áp là
áp lực đẩy nước qua một đường ống và điện trở là chiều rộng của đường ống.
Có ba trạng thái chúng ta có thể sử dụng một van, mỗi trạng thái có một ảnh hưởng khác
nhau đến tốc độ dòng chảy trong một hệ thống.

10
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1) Dẫn — Ngắn mạch


Khi van được mở hoàn toàn, cho phép dòng nước chảy qua tự do như thể van không
có mặt. Tương tự như vậy, trong các trường hợp phù hợp, một transistor có thể xem
như ngắn mạch giữa chân cực thu và cực phát (transistor dẫn hoàn toàn). Dòng điện
chạy tự do qua cực thu, và đi ra cực phát.
11
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2) Tắt — Hở mạch
Khi van được đóng lại, nó có thể hoàn toàn ngăn chặn dòng chảy của nước.
Theo cách tương tự, một transistor có thể được xem như hở mạch giữa các chân cực
thu và cực phát (transistor tắt hoàn toàn).

12
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Với một sự điều chỉnh chính xác, một van có thể được điều chỉnh để điều khiển tốt tốc độ
dòng chảy đến một số điểm giữa trạng thái mở hoàn toàn và đóng.
Một transistor có thể làm điều tương tự – điều khiển tuyến tính dòng điện qua một mạch tại
một số điểm giữa trạng thái tắt hoàn toàn (hở mạch) và dẫn hoàn toàn (ngắn mạch).
Từ sự tương tự nước của chúng ta, chiều rộng của một đường ống tương tự như điện trở trong
mạch. Nếu một van có thể điều chỉnh tốt độ rộng của đường ống, thì một transistor có thể
điều chỉnh tốt điện trở giữa bộ thu và bộ phát. Vì vậy, theo một cách nào đó, một transistor
giống như một điện trở có thể điều chỉnh được.
13
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

4. Thông số kĩ thuật cần lưu ý của transistor


Dòng điện cực đại : Là dòng điện giới hạn của transistor, vượt qua dòng giới hạn này
Transistor sẽ bị hỏng.
Điện áp cực đại : Là điện áp giới hạn của transistor đặt vào cực CE , vượt qua điện áp
giới hạn này Transistor sẽ bị đánh thủng.
Tấn số cắt : Là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường, vượt quá tần số này
thì độ khuyếch đại của Transistor bị giảm .
Công suất cực đại : Khi hoạt động Transistor tiêu tán một công suất P , nếu công suất này
vượt quá công suất cực đại của Transistor thì Transistor sẽ bị hỏng

14
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

15
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

5. Ứng dụng của transistor

• Công tắc
• Khuếch đại: Transistor được dùng trong các mạch khuếch đại một chiều (DC),
khuếch đại tín hiệu (AC), mạch khuếch đại vi sai, các mạch khuếch đại đặc biệt,
mạch ổn áp…

16
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

5. Ứng dụng của transistor


• Khuếch đại điện áp xoay chiều
Tín hiệu sử dụng trong mạch là tín hiệu xoay chiều
• Khuếch đại công suất
Ứng dụng trong khuếch đại công suất cho hệ thống âm thanh, hệ thống điều
khiển.
Mạch này thường làm việc với hiệu điện thế cao và dòng lớn.
• Khuếch đại chuyển mạch
Ứng dụng trong điều khiển rơ le chuyển mạch. Thậm chí bản thân các BJT
cũng là một chuyển mạch.
• Ứng dụng để điều khiển động cơ
Xét một ứng dụng thực tế là chiếc xe dò đường . 2 động cơ của nó được một
mạch 2 transistor điều khiển.

17
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

CẢM ƠN BẠN ĐÃ HỌC BÀI !

18
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved

You might also like