You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ QUỐC TẾ 2

Chương 1:
1. Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế
- Khái niệm, cách hiểu chung về hợp đồng TMQT: Hợp đồng TMQT là
những hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sợ thương
mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau.
- Nội dung của hợp đồng TMQT gồm các vấn đề cơ bản sau:
a. Tên gọi của hợp đồng
+ Theo quy định tên gọi của hợp đồng do hai bên thỏa thuận và thống
nhất với nhau.
+ Có thể thỏa thuận chọn những tên gọi khác nhau: hợp đồng
(contract), giấy xác nhận (confirmation), hiệp nghị (agreement),..
b. Phần mở đầu gồm các thông tin cơ bản như:
+ Số hợp đồng
+ Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Yêu cầu phải ghi
rõ và đầy đủ các thông tin liên quan bao gồm: họ tên của người ký hợp
đồng, địa chỉ của công ty.
(Ngoài ra, có thể ghi thêm các ràng buộc của hai bên trong việc đảm
bảo thực hiện hợp đồng).
c. Nội dung chính của hợp đồng:
+ Tên hàng
+ Quy cách về chất lượng
+ Số lượng hàng hóa gia dịch
+ Đơn giá (giá bán)
+ Bao bì đóng gói
+ Địa điểm giao hàng
+ Điều kiện vận chuyển
+ Vấn đề bảo hiểm cho hàng hóa
+ Phương thức thanh toán
+ Điều kiện kiểm nghiệm
+ Vấn đề bồi thường nếu xảy ra
+ Quy định các vấn đề liên quan đến trọng tài
+ Các trường hợp bất khả kháng
d. Phần kết thúc, bao gồm các vấn đề sau:
+ Quy định hợp đồng làm bao nhiêu bản
+ Quy định ngôn ngữ sử dụng
+ Hiệu lực của hợp đồng
+ Thời gian, địa điểm ký hợp đồng
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
2. Các loại hợp đồng TMQT
Phân loại theo đối tượng của hoạt động TMQT, hợp đồng TMQT được
chia thành các loại sau:
+ Hợp đồng TMQT mua bán, trao đổi hàng hóa: là loại hợp đồng chủ
yếu trong hoạt động TMQT. Hợp đồng TMQT mua bán, trao đổi hàng
hóa gồm các loại : hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng trao đổi hàng
hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua đấu giá, đấu thầu.
+ Hợp đồng TMQT cung cấp dịch vụ: được hiểu theo nghĩa bao gồm tất
cả các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Hợp đồng TMQT
cung cấp dịch vụ bao gồm các loại: hợp đồng vận tải quốc tế, hợp đồng
bảo hiểm, hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng thuê tài chính,..
+ Hợp đồng TMQT có liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước
ngoài: bao gồm các hợp đồng liên quan đến các vấn đề: đại diện
thương mại, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại.
3. Đàm phán và ký kết hợp đồng
- Các vấn đề cần phải chuẩn bị trước bao gồm:
+ Tuyển chọn người tham gia đàm phán: đây là việc rất quan trọng để
đảm bảo cho việc đàm phán đạt hiệu quả cao. Những người được chọn
để đàm phán cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Có trình độ nghiệp vụ
giỏi, có khả năng và năng lực đàm phán tốt (tức là phải có tố chất của
người tham gia đàm phán, đặc biệt là khả năng thích ứng cao), có đầu
óc tổ chức, có tính quyết đoán trong đàm phán.
+ Lựa chọn thị trường giao dịch: việc lựa chọn thị trường giao dịch là
việc làm giúp cho việc đàm phán có thể đem lại hiệu quả cao. Khi lựa
chọn thị trường giao dịch cần điều tra các thông tin cụ thể như: Tình
hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ý định giao dịch tại thị trường
lựa chọn giao dịch, giá cả quốc tế của hàng hóa đó biến động như thế
nào?
+ Lựa chọn đối tượng để giao dịch: nhằm đảm bảo cho hợp đồng
TMQT sau khi đã ký kết được thực hiện và tránh được những rủi ro về
mặt tài chính. Cần phải tìm hiểu, thu thập, đánh giá, phân tích các
thông tin trên các khía cạnh sau: Tình hình tài chính (khả năng thanh
toán) của họ, năng lực, uy tín của các chủ thể, phạm vi kinh doanh của
họ,..
+ Lập phương án sản xuất kinh doanh: cần xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh khác nhau cho mỗi loại hàng hóa trước khi bước vào
đàm phán. Việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đối với hoạt
động xuất khẩu cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Tình hình
cung nguồn hàng, tình hình cầu thị trường ngoài nước và sự biến động
của cầu, dự báo kết quả kinh doanh như tổng số ngoại tệ thu được, lợi
nhuận thu được, xây dựng kế hoạch thực hiển và địa điểm nhận hàng,
giao hàng,... Khác với việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
đối với hàng xuất khẩu thì phương án sản xuất kinh doanh đối với hàng
nhập khẩu lại phải tập trung vào các yếu tố sau: Xác định số lượng
hàng hóa cần nhập khẩu, chủng loại hàng hóa nhập khẩu, lựa chọn thị
trường nhập khẩu, lựa chọn đối tượng, lựa chọn phương thức mua
bán,...
- Trình tự của quá trình đàm phán:
+ Bước 1: Mời báo giá.
+ Bước 2: Báo giá, việc báo giá có thể do bên bán hoặc bên mua đưa
ra. Cần có 3 yếu tố cấu thành nên bộ phận báo giá quốc tế theo quy
định tại khoản 1, điều 14 của Công ước tiêu thụ hàng hóa quốc tế:
Thứ nhất, báo giá phải có người nhận giá
Thứ hai, nội dung báo giá phải đảm bảo tính chắc chắn , nội dung
của báo giá phải rõ ràng thông tin về hàng hóa, số lượng hàng hóa, quy
cách báo giá.
Thứ ba, người báo giá phải có trách nhiệm báo giá nghĩa là nếu
người nhận báo giá chấ nhận thì 2 bên có thể ký kết hợp đồng thương
mại theo nội dung của báo giá.
+ Bước 3: Trả giá (Hoàn giá): Đây là việc người nhận báo giá không
hoàn toàn đồng ý với các điều kiện mà mà người báo giá đưa ra. Có thể
liên quan đến các điều kiện về giá cả, số lượng, chất lượng hàng hóa,
thời gian giao hàng, phương thức thanh toán,... Điều này có nghĩa là
người nhận báo giá muốn có sự thỏa thuận lại các vấn đề đó với người
báo giá.
+ Bước 4: Chấp nhận báo giá: Được hiểu là người báo giá và người
nhận báo giá chấp nhận đồng ý những điều kiện mà hai bên đưa ra, hai
bên đồng ý và muốn ký kết hợp đồng thương mại. Do vậy, cần lưu ý
rằng chấp nhận báo giá vừa là hành vi thương mại nhưng cũng vừa là
hành vi pháp luật. Theo quy định của luật pháp, chấp nhận báo giá
được coi là có hiệu lực khi phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, chấp nhận báo giá phải do người nhận báo giá đưa ra
Thứ hai, nội dung của chấp nhận báo giá phải phù hợp với nội dung
của báo giá đưa ra
Thứ ba, chấp nhận báo giá đưa ra phải trong thời gian có hiệu lực
của báo giá (trừ những trường hợp do khách quan gây ra)
(Chấp nhận báo giá bằng miệng bị nhiều luật pháp của quốc gia quy
định là không có giá trị pháp lý vì nếu xảy ra khiêu nại hoặc tranh chấp
thì việc chấp nhận bằng miệng giải quyết sẽ rất khó khăn và phức tạp.
Vì vậy chỉ còn lại hình thức duy nhất là chấp nhận bằng văn bản hay
chấp nhận trên giấy tờ.)
4. Trình tự thực hiện hợp đồng TMQT:
- Hoàn thành hồ sơ hải quan: Các bên tham gia hợp đồng TMQT phải
hoàn thành bộ hồ sơ hải quan, gồm các giấy tờ sau: tờ khai hải quan,
hóa đơn thương mại theo quy định của luật pháp, hợp đồng TMQT đã
được ký kết và các loại giấy tờ khác theo quy định của luật pháp nếu có
quy định.
- Hoàn thành quy trình thủ tục hải quan: đây là công việc chủ yếu của cơ
quan quản lý nhà nước (theo quy định của các quốc gia là cơ quan hải
quan). Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan, đưa ra
quyết định hình thức kiểm tra hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa, tính
thuế và kiểm tra việc tính thuế.
- Thực hiện thủ tục thông quan: việc thực hiện thủ tục thông quan sẽ
được thực hiện trên cơ sở khai báo của người kê khai hải quan hoặc kết
luận của cơ quan kiểm tra nhà nước. Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các
thủ tục theo quy định của cơ quan hải quan thì sẽ cho phép thông quan
(cho phép hàng hóa được thông quan hay hàng hóa được phép xuất
khẩu hoặc nhập khẩu).
5. Tranh chấp hợp đồng TMQT:
- Khái niệm: Tranh chấp hợp đồng TMQT là việc một bên (một chủ thể)
tham gia hợp đồng cho rằng bên kia không thể thực hiện được một
phần hoặc toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
- Các căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng TMQT: khi xuất
hiện các tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng TMQT mà các bên
tham gia không giải quyết, thương lượng được với nhau thì sẽ căn cứ
vào các căn cứ pháp lý quốc tế để giải quyết. Theo quy định của luật
pháp quốc tế thì sẽ dựa vào 3 căn cứ pháp lý để giải quyết:
+ Căn cứ vào Điều ước quốc tế về thương mại.
Điều ước quốc tế về thương mại là những Hiệp ước thương mại, Nghị
định thương mại đã được Chính phủ các quốc gia tham gia phê chuẩn.
Thực tế, Điều ước quốc tế về thương mại được sử dụng để giải quyết
tranh chấp hợp đồng TMQT gồm có: Hiệp ước thương mại hàng hải
(bao gồm Công ước Brusel 1924 áp dụng cho vận tải đường biển, Hiệp
định thương mại, Nghị định thư,...
Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng Điều ước quốc tế làm căn cứ pháp lý
để giải quyết tranh chấp hợp đồng đồng TMQT thì khi ký kết hợp đồng
TMQT hai bên cần thỏa thuận chọn điều ước quốc tế nào để điều chỉnh
hợp đồng và cần quy định cụ thể những điều khoản nào là bắt buộc
phải thực hiện, những khoản nào có thể thực hiện khác quy định.
+ Luật quốc gia
Khi các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng TMQT mà không xác
định được căn cứ để điều chỉnh trong hợp đồng, trong các Điều ước
quốc tế thì phải sử dụng luật quốc gia để giải quyết các tranh chấp phát
sinh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ luật của nước nào cũng được sử
dụng làm căn cứ để giải quyết tranh chấp khi thực hiện các hợp đồng
TMQT mà muốn luật quốc gia của một nước nào đó áp dụng được thì
phải mang một trong các điều kiện sau:
Luật quốc gia của một nước nào đó được các bên thỏa thuận và ghi
trong hợp đồng thương mại. Bởi vậy, trong trường hợp này các bên có
thể chọn luật của nước người bán hay luật của nước người mua hoặc
luật của nước người chuyên chở,..
Luật quốc gia của một nước được các bên thỏa thuận chọn để áp
dụng và ghi cụ thể trong hợp đồng thương mại.
Luật quốc gia của một nước nào đó được quy định trong Điều ước
quốc tế có liên quan mà Điều ước quốc tế đó được các bên tham gia
trong hợp đồng thương mại đã chọn và ghi vào trong hợp đồng.
Tuy nhiên, khi áp dụng luật quốc gia để giải quyết các tranh chấp của
hợp đồng TMQT cần lưu ý chỉ áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự
để điều chỉnh và chỉ áp dụng luật thực chất chứ không áp dụng luật dẫn
chiếu.
+ Tập quán TMQT
Tập quán TMQT là thói quen thương mại lặp đi lặp lại nhiều lần, được
nhiều nước áp dụng rộng rãi và liên tục đến mức độ nó trở thành một
quy tắc pháp lý phải tuân thủ nếu không có quy định nào khác. Như
vậy, có thể thấy bản thân Tập quán TMQT khi hình thành không mag
tính pháp lý bở nới chỉ là những thói quen trong hoạt động TMQT
nhưng khi đã được nhiều nước áp dụng thì bản thân Tập quán TMQT
lại trở nên có tính pháp lý.
Các Tập quan TMQT thường được sử dụng là căn cứ để giải quyết
tranh chấp của các hợp đồng TMQT gồm có: Quy tắc Wacsava –
Oxford 1932, Bản sửa đổi Định nghĩa ngoại thương của Mỹ năm 1941,
Quy tắc Incoterms năm 1980, 1990, 2000, 2010.
Cần lưu ý, Tập quán TMQT được sử dụng làm căn cứ pháp lý giải
quyết các tranh chấp của hợp đồng TMQT trong các trường hợp sau:
Một là, Tập quán TMQT đó đã được các bên thỏa thuận và ghi trong
hợp đồng thương mại. Hai là, khi trong hợp đồng đang không có quy
định gì về vấn đề đang tranh chấp mà Điều ước quốc tế và luật quốc gia
đã được các bên tham gia hợp đồng thương mại thỏa thuận lựa chọn
cung không có quy định gì.
- Khiếu nại: Tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện TMQT có nhiều
loại khác nhau bởi vậy khi xảy ra những tranh chấp mà các bên tham
gia hợp đồng thương mại không thể tự giải quyết được với nhau thì
được phép khiếu nại. Những khiếu nại đó sẽ được gửi đến cho các tổ
chức quốc tế có thẩm quyền giải quyết mà đã được các bên tham gia
hợp đồng thương mại thỏa thuận với nhau.
Chương 3
1. Trao đổi quốc tế về sức lao động
- Khái niệm: Trao đổi quốc tế về sức lao động là hình hức quan hệ kinh
tế quốc tế, trong đó, người lao động di chuyển từ nước này sang nước
khác nhằm mục đích lao động để sinh sống.
- Nguyên nhân trao đổi:
+ Do có sự mất cân đối về quan hệ cung - cầu sức lao động.
(Do có sự chênh lệch về nhu cầu sử dụng lao động với khả năng cung
cấp lao động ở các quốc gia khác nhau. Lao động có xu hướng dịch
chuyển từ quốc gia dư thừa lao động đến quốc gia thiếu lao động, quá
trình chuyển dịch sẽ dừng lại cho đến khi cung – cầu cân bằng. Ở các
nước đang phát triển tốc độ tăng dân số cao làm gia tăng nhanh chóng
lực lượng lao động lực lượng lao động trẻ tuổi mà nền kinh tế không
thể đáp ứng hết, làm tăng nhu cầu đi lao động ở nước ngoài. Ngược lại,
ở các nước phát triển, nhiều ngành rơi vào tình trạng không tuyển được
lao động do tốc độ bổ sung lực lượng lao động trẻ khá thấp – hậu quả
của tốc độ tăng dân số chậm hoặc thậm chí không tăng làm xuất hiện
tình trạng “già hóa” dân số, gây mất cân đối giữa người đang lầm việc
và người về hưu. Tình trạng này tạo áp lực căng thăng đối với các dịch
vụ xã hội, lương hưu và hệ thống chăm sóc sức khỏe, thiếu hụt lao
động trẻ có sức khỏe, có học thức. Chính phủ các nước này ngoài việc
đề ra các đối schs như tăng độ tuổi về hưu, khuyến khích phụ nữ đi làm
việc,... còn phải trông cậy vào lực lượng lao động nhập cư.)
+ Do có sự chênh lệch về giá cả SLD cùng loại giữa các quốc gia.
(Người lao động có xu hướng di chuyển khỏi quốc gia có điều kiện lao
động kham khổ, giá cả SLD thấp để đến làm việc tại các quốc gia có
giá cả SLD cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn. Các nước có nền kinh
tế phát triển càng cao, thu nhập, phúc lợi xã hội càng lớn và do đó giá
trị SLD được đánh giá cao, giá cả SLD ở đó cũng cao => Thu hút các
lao động nước khác đến làm việc. Điều này cũng làm gia tăng tình
trạng “chảy máu” chất xám ở các nước đang phát triển. Từ những năm
1990 đến nay, sự di chuyển ngày càng tăng của lực lượng lao động có
trình đọo cao từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.
+ Do có sự không phù hợp giữa cơ cấu cung các loại lao động ở trình
độ khác nhau với cơ cấu cầu các loại lao động ở các nước.
(Điều này dẫn đến hiện tượng một nước xuất khẩu SLD loại này (loại
SLD dư cung) nhưng lại nhập khẩu SLD loại khác (loại dư cầu). VD
nước đang phát triển thừa SLD giản đơn nên xk nhièu SLD loại này
nhưng lại rất thiếu SLD trình độ cao, nên phải nhập khẩu nhiều SLD
trình độ cao như các chuyên giá, huấn luyện viên,..)
- Hình thức trao đổi quốc tế về sức lao động
- Trao đổi quốc tế SLD của Việt Nam tinhd hình nhập khẩu chủ yếu
+ Căn cứ vào cơ sở pháp lý của quá trình di chuyển sức lao động thì
nhập khẩu sức lao động của Việt Nam có cả nhập khẩu SLD chính thức
và nhập khẩu SLD phi chính thức. Trong đó, chủ yếu là nhập khẩu
SLD chính thức thông qua Hiệp định của các Chính phủ hoặc hoặ hợp
đồng ký kết giữa tổ chức sử dụng sức lao động với người lao động.
Nhập khẩu lao động phi chính thức tuy không nhiều nhưng vẫn có ví
dụ lao động Trung Quốc làm cho các nhà thầu Trung Quốc tại một số
công trình mà họ trúng thầu ở Việt Nam; lao động Châu Phi sang Việt
Nam bằng con đường du lịch rồi ở lại làm một số nghề dịch vụ,...
+ Căn cứ vào trình độ chuyên môn của người lao động: nhập khẩu SLD
của Việt Nam có cả nhập khẩu SLD chuyên gia, nhập khẩu SLD lành
nghề và nhập khẩu SLD phổ thông. Trong đó, nhập khẩu SLD chuyên
gia chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhập khẩu sức lao động lành nghề và phổ
thông không lớn.
Trong thời gian tới Việt Nam vẫn rat cần nhập khẩu lao động trình độ
cao nhất là nhập khẩu chuyên gia do trong nước vẫn rất thiếu chuyên
gia giỏi. Trong quá trình sử dụng cần phát huy tối đa khả năng chất
xám, trí tuệ, kinh nghiệm của họ để phục vụ cho đất nước. Đồng thời
các nhà khoa học Việt Nam cũng cần tranh thủ học hỏi được nhiều nhất
từ các chuyên gia nước ngoài.
2. Trao đổi quốc tế về KHCN
- Khái niệm: Trao đổi quốc tế về KHCN là là hình thức qua hệ kinh tế
quốc tế , qua đó sản phẩm KHCN của một quốc gia được trao đổi với
quốc gia khácnhawmf đạt tới lợi ích cao hơn mỗi bên.
- Nguyên nhân:
+ Hiện nay, không một quốc gia nào có khả năng tự mình giải quyết
mọi vấn đề KHCN do thực tiễn đặt ra với tốc độ phát triển nhanh
chóng của lực lượng sản xuất.
+ Do sựu chênh lệch về trình độ khoa học giữa các quốc gia tạo nên các
tầng công nghệ khác nhau.
+ Do nhu cầu thu hồi vốn và khai thác tối đa hiệu quả của những sản
phẩm trí tuệ đã có, nên chủ sở hữu muốn kéo dài vong đời công nghệ
tại các quốc gia bên ngoài nhằm thu hút thêm phần nào lợi ích bù đắp
các chi phí nghiên cứu sản phẩm KHCN và có lợi nhuận càng nhiều
càng tốt. Từ đó cũng làm gia tăng trao đổi sản phẩm từ KHCN.

You might also like