You are on page 1of 8

PHƯƠNG TÍCH – TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG – TÂM ĐẲNG PHƯƠNG, TỶ SỐ KÉP – HÀNG

ĐIỂM ĐIỀU HÒA – TỨ GIÁC ĐIỀU HÒA

I. Lý thuyết

1. Phương tích – Trục đẳng phương – Tâm đẳng phương

1.1. Phương tích của một điểm đối với một đường tròn

Định lý 1.1.1. Cho đường tròn tâm 𝑂, bán kính 𝑅 và một điểm 𝑃 bất kỳ. Một đường thẳng ∆ thay đổi đi
qua 𝑃 cắt (𝑂) tại hai điểm 𝐴, 𝐵. Khi đó, tích 𝑃𝐴. 𝑃𝐵 không đổi và bằng 𝑂𝑃 − 𝑅 .

Định nghĩa 1.1.2. Đại lượng 𝑂𝑃 − 𝑅 như trên được gọi là phương tích của điểm 𝑃 đối với đường tròn
(𝑂; 𝑅) và được ký hiệu là 𝒫 /( ) .

Định lý 1.1.3. Cho đường tròn (𝑂) và một điểm 𝑃 nằm ngoài (𝑂). Qua 𝑃, kẻ cát tuyến 𝑃𝐴𝐵 và tiếp tuyến
𝑃𝑇 tới (𝑂) thì 𝒫 /( ) = 𝑃𝐴. 𝑃𝐵 = 𝑃𝑇 .

Định lý 1.1.4. Cho hai đường thẳng 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷 cắt nhau tại 𝑃. Khi đó, bốn điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 thuộc cùng
một đường tròn khi và chỉ khi 𝑃𝐴. 𝑃𝐵 = 𝑃𝐶 . 𝑃𝐷 .

Định lý 1.1.5. Cho hai đường thẳng 𝐴𝐵 và 𝑃𝑇 cắt nhau tại 𝑃. Nếu 𝑃𝐴. 𝑃𝐵 = 𝑃𝑇 thì đường tròn ngoại
tiếp tam giác 𝐴𝐵𝑇 tiếp xúc với 𝑃𝑇 tại 𝑇.

Định lý 1.1.6. Cho đường tròn tâm 𝑂, đường kính 𝐴𝐵 và một điểm 𝑃 bất kỳ. Khi đó, ta luôn có

𝒫 /( ) = 𝑃𝐴⃗. 𝑃𝐵⃗.

1.2. Trục đẳng phương và tâm đẳng phương

Định nghĩa 1.2.1. Tập hợp các điểm có cùng phương tích với hai đường tròn không đồng tâm là một
đường thẳng vuông góc với đường nối tâm của hai đường tròn. Đường thẳng này được gọi là trục đẳng
phương của hai đường tròn đó.

Định lý 1.2.2. Nếu ba đường tròn có tâm không thẳng hàng thì trục đẳng phương của từng cặp hai trong
ba đường tròn đồng quy tại một điểm. Điểm này được gọi là tâm đẳng phương của ba đường tròn nói trên.

Việc xác định trục đẳng phương của hai đường tròn (𝑂 ) và (𝑂 ) không đồng tâm cho trước được thực
hiện như sau:

a) Nếu (𝑂 ) và (𝑂 ) cắt nhau tại hai điểm 𝐴, 𝐵 thì đường thẳng 𝐴𝐵 chính là trục đẳng phương của
(𝑂 ) và (𝑂 ).
b) Nếu (𝑂 ) và (𝑂 ) tiếp xúc nhau tại 𝑇 thì tiếp tuyến chung tại 𝑇 chính là trục đẳng phương của
(𝑂 ) và (𝑂 ).
c) Nếu (𝑂 ) và (𝑂 ) ngoài nhau thì bằng cách dựng hai tiếp tuyến chung ngoài 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷 (trong đó
𝐴, 𝐶 thuộc (𝑂 ) và 𝐵, 𝐷 thuộc (𝑂 )), đường nối trung điểm của 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷 chính là trục đẳng
phương của (𝑂 ) và (𝑂 ).

1
d) Nếu (𝑂 ) và (𝑂 ) chứa nhau thì bằng cách dựng đường tròn (𝑂 ) cắt đường tròn (𝑂 ) tại hai điểm
𝐴, 𝐵 và cắt đường tròn (𝑂 ) tại hai điểm 𝐶, 𝐷 sao cho hai đường thẳng 𝐴𝐵, 𝐶𝐷 cắt nhau tại 𝑃,
đường thẳng qua 𝑃 và vuông góc 𝑂 𝑂 chính là trục đẳng phương của hai đường tròn (𝑂 ) và
(𝑂 ).

Định nghĩa 1.2.3. Một bộ đường tròn đồng trục là một tập hợp các đường tròn có chung một trục đẳng
phương.

1.3. Phương tích và trục đẳng phương của đường tròn điểm

Khái niệm trục đẳng phương của hai đường tròn vẫn đúng nếu ta cho đường tròn suy biến thành một điểm.

Cho điểm 𝐴 không trùng tâm 𝑂 của đường tròn (𝑂; 𝑅). Coi điểm 𝐴 như một đường tròn có bán kính bằng
0. Khi đó, tập hợp các điểm 𝑀 có cùng phương tích với hai đường tròn (𝐴; 0) và (𝑂; 𝑅) là trục đẳng
phương của điểm 𝐴 và đường tròn (𝑂).

Có hai trường hợp xảy ra:

a) Nếu điểm 𝐴 nằm ngoài (𝑂) thì bằng cách dựng hai tiếp tuyến 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 với (𝑂), trong đó 𝐴, 𝐶 thuộc
(𝑂), đường nối trung điểm của 𝐴𝐵 và 𝐴𝐶 chính là trục đẳng phương của điểm 𝐴 và (𝑂).
b) Nếu điểm 𝐴 nằm trong (𝑂) thì bằng cách kẻ đường thẳng qua 𝐴 vuông góc với 𝑂𝐴, cắt (𝑂) tại hai
điểm 𝑀, 𝑁, tiếp tuyến của (𝑂) tại 𝑀, 𝑁 cắt nhau tại 𝐵, đường nối trung điểm của 𝐴𝑀 và 𝐴𝑁 chính
là trục đẳng phương của điểm 𝐴 và (𝑂).

Ta cũng có thể mở rộng định nghĩa trục đẳng phương cho hai điểm 𝐴 và 𝐵. Trong trường hợp này thực
chất nó là đường trung trực của đoạn thẳng 𝐴𝐵.

1.4. Công thức hiệu số phương tích – Tỷ số phương tích

Định lý 1.4.1. Cho hai đường tròn không đồng tâm (𝑂 ; 𝑅 ) và (𝑂 ; 𝑅 ) có trục đẳng phương ∆. Xét một
điểm 𝑀 bất kỳ, gọi 𝐾 là hình chiếu của 𝑀 trên ∆, 𝐻 là giao điểm của 𝑂 𝑂 và ∆. Khi đó,

𝒫 /( ) −𝒫 /( ) = 2𝑂 𝑂 . 𝐾𝑀.

Hệ quả 1.4.2. Cho ba đường tròn (𝑂 ), (𝑂 ), (𝑂 ) đồng trục và một điểm 𝑀 bất kỳ nằm trên (𝑂 ). Khi
đó,

𝒫 /( ) 𝑂 𝑂
= .
𝒫 /( ) 𝑂 𝑂

Hệ quả 1.4.3. Cho trước số thực 𝑘. Quỹ tích các điểm 𝑀 thỏa mãn

𝒫 /( )
=𝑘
𝒫 /( )

là một đường tròn đồng trục với (𝑂 ) và (𝑂 ).

2
Nhận xét 1.4.4. Khi 𝑘 = 1 thì (𝑂 ) suy biến thành trục đẳng phương 𝑑. Ta có bài toán quỹ tích quen
thuộc: Tập hợp các điểm 𝑀 có cùng phương tích với hai đường tròn (𝑂 ) và (𝑂 ) là trục đẳng phương 𝑑.

Nhận xét 1.4.5. Khi (𝑂 ) và (𝑂 ) cùng suy biến thành đường tròn điểm, (𝑂 ) trở thành đường tròn
Apollonius của đoạn thẳng 𝑂 𝑂 ứng với tỷ số 𝑘.

2. Tỷ số kép – Hàng điểm điều hòa – Tứ giác điều hòa

2.1. Tỷ số kép của hàng điểm

Định nghĩa 2.1.1. Cho ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 thẳng hàng. Tỷ số đơn của 𝐴, 𝐵, 𝐶 là một số thực, ký hiệu là
(𝐴𝐵, 𝐶), được xác định như sau

𝐶𝐴
(𝐴𝐵, 𝐶) = .
𝐶𝐵
Định nghĩa 2.1.2. Bộ bốn điểm đôi một khác nhau, có kể thứ tự, cùng thuộc một đường thẳng được gọi là
hàng điểm. Đường thẳng chứa bốn điểm đó được gọi là giá của hàng.

Định nghĩa 2.1.3. Tỷ số kép của hàng điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 là một số thực, ký hiệu là (𝐴𝐵, 𝐶𝐷), được xác định
như sau

𝐶𝐴 𝐷𝐴
(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = ∶ .
𝐶𝐵 𝐷𝐵
Tính chất 2.1.4. Cho hàng điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷. Ta có

 (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = (𝐶𝐷, 𝐴𝐵) = (𝐵𝐴, 𝐷𝐶) = (𝐷𝐶, 𝐵𝐴).


 (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = 1 (𝐵𝐴,
𝐶𝐷).
 (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = 1 − (𝐴𝐶, 𝐵𝐷).
 (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) ≠ 1.
 (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = (𝐴𝐵, 𝐶𝐷 ) ⟹ 𝐷 ≡ 𝐷 .

2.2. Tỷ số kép của chùm đường thẳng

Định nghĩa 2.2.1. Một tập hợp các đường thẳng đồng quy được gọi là chùm đầy đủ đường thẳng. Điểm
đồng quy được gọi là tâm của chùm.

Định nghĩa 2.2.2. Bộ bốn đường thẳng đôi một khác nhau, có kể thứ tự, cùng thuộc một chùm đầy đủ
đường thẳng được gọi là chùm đường thẳng.

Định lý 2.2.3. Cho chùm đường thẳng 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑 tâm 𝑂. Một đường thẳng Δ không đi qua 𝑂 lần lượt cắt 𝑎,
𝑏, 𝑐, 𝑑 tại 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷. Đường thẳng Δ không đi qua 𝑂 lần lượt cắt 𝑎, 𝑏, 𝑐 tại 𝐴 , 𝐵 , 𝐶 . Khi đó, Δ ∥ 𝑑 khi
và chỉ khi (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = (𝐴 𝐵 , 𝐶 ).

3
Định nghĩa 2.2.4. Cho chùm đường thẳng 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑 tâm 𝑂. Một đường thẳng Δ không đi qua 𝑂 lần lượt
cắt 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑 tại 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷. Khi đó, (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) không phụ thuộc vào cách chọn Δ, số không đổi nói trên
được gọi là tỷ số kép của chùm 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑. Kí hiệu là (𝑎𝑏, 𝑐𝑑).

Như vậy (𝑎𝑏, 𝑐𝑑) = (𝐴𝐵, 𝐶𝐷).

Lưu ý rằng nếu biết bốn điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 lần lượt nằm trên 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑, có thể viết tỉ số kép của chùm 𝑎, 𝑏,
𝑐, 𝑑 dưới dạng 𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) hoặc đôi khi dưới dạng (𝑂𝐴, 𝑂𝐵, 𝑂𝐶, 𝑂𝐷).

Định nghĩa 2.2.5. Cho hai đường thẳng 𝑑, 𝑑 và một điểm 𝑃 không thuộc 𝑑, 𝑑 . Xét ánh xạ 𝑓: 𝑑 → 𝑑 ,
được xác định như sau: 𝑓(𝐴) = 𝐴 sao cho 𝐴, 𝐴 , 𝑃 thẳng hàng. Khi đó, 𝑓 được gọi là phép chiếu xuyên
tâm với tâm chiếu 𝑃.

Tính chất 2.2.6. Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỉ số kép của hàng điểm.

Nhận xét 2.2.7.

 Mỗi phương trên mặt phẳng đều có một điểm vô tận ứng với phương đó. Vì vậy, các đường thẳng
song song có thể coi là đồng quy tại điểm vô tận ứng với phương của các đường thẳng đó. Phép
chiếu song song có thể coi là phép chiếu xuyên tâm với tâm chiếu là điểm vô tận.
 Định lý 2.2.3 có thể được viết lại (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = (𝐴 𝐵 , 𝐶 ∞) = (𝐴 𝐵 , 𝐶 ).

Tính chất 2.2.8. Cho hai đường thẳng 𝑑 và 𝑑 cắt nhau tại 𝑂. Các điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 thuộc 𝑑; 𝐴 , 𝐵 , 𝐶 thuộc
𝑑 . Khi đó, ba đường thẳng 𝐴𝐴 , 𝐵𝐵 , 𝐶𝐶 đồng quy hoặc đôi một song song khi và chỉ khi (𝑂𝐴, 𝐵𝐶) =
(𝑂𝐴 , 𝐵 𝐶 ).

Tính chất 2.2.9. Cho hai chùm 𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝑂 ) và 𝑂 (𝐴𝐵, 𝐶𝑂). Khi đó, ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 thẳng hàng khi và
chỉ khi 𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝑂 ) = 𝑂 (𝐴𝐵, 𝐶𝑂).

Tính chất 2.2.10. Nếu hai chùm 𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) và 𝑂 (𝐴 𝐵 , 𝐶 𝐷 ) có 𝑂𝐴 ⊥ 𝑂 𝐴 , 𝑂𝐵 ⊥ 𝑂 𝐵 , 𝑂𝐶 ⊥ 𝑂 𝐶 ,


𝑂𝐷 ⊥ 𝑂 𝐷 thì 𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = 𝑂 (𝐴 𝐵 , 𝐶 𝐷 ).

Tính chất 2.2.11. Các phép biến hình thông thường (các phép dời hình, các phép đồng dạng, các phép
nghịch đảo) đều bảo toàn tỷ số kép.

2.3. Tỷ số kép của bốn điểm trên đường tròn

Định lý 2.3.1. Với mọi chùm 𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝐷), ta có

sin 𝑂𝐶⃗ , 𝑂𝐴⃗ sin 𝑂𝐷⃗ , 𝑂𝐴⃗


𝑂(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = : .
sin 𝑂𝐶⃗ , 𝑂𝐵⃗ sin 𝑂𝐷⃗ , 𝑂𝐵⃗

Định nghĩa 2.3.2. Cho bốn điểm phân biệt 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 cố định thuộc đường tròn (𝑂) và một điểm 𝑀 di
động trên (𝑂). Khi đó, 𝑀(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) không đổi. Vì vậy, 𝑀(𝐴𝐵, 𝐶𝐷) được gọi là tỷ số kép của bốn điểm
phân biệt 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 trên đường tròn (𝑂), ký hiệu là (𝐴𝐵, 𝐶𝐷).

2.4. Hàng điểm điều hòa, chùm điều hòa

4
Định nghĩa 2.4.1. Nếu (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = −1 thì 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 được gọi là một hàng điểm điều hòa.

Định lý 2.4.2. Cho hàng điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 với 𝐼 là trung điểm của 𝐴𝐵. Khi đó, các khẳng định sau tương
đương với nhau.

1) (𝐴𝐵, 𝐶𝐷) = −1.


2 1 1
2)   (hệ thức Descartes).
AB AC AD
3) 𝐼𝐴 = 𝐼𝐶 ∙ 𝐼𝐷 (hệ thức Newton).
4) 𝐶𝐼 ∙ 𝐶𝐷 = 𝐶𝐴 ∙ 𝐶𝐵 (hệ thức Maclaurin).

Định lý 2.4.3. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 với 𝐴𝐷, 𝐴𝐸 lần lượt là phân giác trong và phân giác ngoài của góc 𝐴 (𝐷,
𝐸 thuộc 𝐵𝐶). Khi đó (𝐵𝐶, 𝐷𝐸) = −1.

Định lý 2.4.4. Cho điểm 𝑃 bất kỳ không nằm trên cạnh của tam giác 𝐴𝐵𝐶. 𝐴𝑃, 𝐵𝑃, 𝐶𝑃 cắt cạnh đối diện
lần lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. 𝐸𝐹 cắt 𝐵𝐶 tại 𝐾. Khi đó (𝐵𝐶, 𝐷𝐾) = −1.

Nhận xét. Nếu ta gọi 𝐿 là giao điểm của 𝐴𝐷 và 𝐸𝐹. Ta có (𝐸𝐹, 𝐿𝐾) = −1 và (𝐴𝑃, 𝐿𝐷) = −1.

Định lý 2.4.5. Cho một điểm 𝑃 nằm bên ngoài đường tròn (𝑂). Từ 𝑃, kẻ hai tiếp tuyến 𝑃𝐴, 𝑃𝐵 (𝐴, 𝐵 là
các tiếp điểm) và một cát tuyến 𝑃𝐶𝐷 đến (𝑂). 𝐴𝐵 cắt 𝐶𝐷 tại 𝑄. Khi đó (𝑃𝑄, 𝐶𝐷) = −1.

Định nghĩa 2.4.6. Chùm 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑 được gọi là chùm điều hòa nếu (𝑎𝑏, 𝑐𝑑) = −1.

Định lý 2.4.7. Cho chùm 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑. Các điều kiện sau đây là tương đương.

1) (𝑎𝑏, 𝑐𝑑) = −1.


2) Tồn tại một đường thẳng song song với một đường của chùm và định ra trên ba đường còn lại hai
đoạn thẳng bằng nhau.
3) Mọi đường thẳng song song với một đường bất kỳ của chùm thì định ra trên ba đường còn lại hai
đoạn thẳng bằng nhau.

Định lý 2.4.8. Cho chùm điều hòa 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑. Các điều kiện sau đây là tương đương.

1) 𝑐 ⊥ 𝑑.
2) 𝑐 là đường phân giác của góc tạo bởi 𝑎, 𝑏.
3) 𝑑 là đường phân giác của góc tạo bởi 𝑎, 𝑏.

2.5. Tứ giác điều hòa

Định nghĩa 2.5.1. Tứ giác nội tiếp 𝐴𝐵𝐶𝐷 được gọi là điều hòa nếu (𝐴𝐶, 𝐵𝐷) = −1.

Định lý 2.5.2. Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn (𝑂). Các điều kiện sau đây là tương đương.

1) (𝐴𝐶, 𝐵𝐷) = −1.


2) 𝐴𝐶 là đường đối trung của tam giác 𝐵𝐴𝐷 và 𝐵𝐶𝐷.
3) 𝐵𝐷 là đường đối trung của tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐴𝐷𝐶.

5
4) Tiếp tuyến của (𝑂) tại 𝐴 và tại 𝐶 cắt nhau trên đường thẳng 𝐵𝐷.
5) Tiếp tuyến của (𝑂) tại 𝐵 và tại 𝐷 cắt nhau trên đường thẳng 𝐴𝐶.

II. Bài tập

Bài toán 1. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nhọn. Đường tròn đường kính 𝐴𝐵 cắt đường cao hạ từ 𝐶 của tam giác 𝐴𝐵𝐶
tại hai điểm 𝑀, 𝑁. Đường tròn đường kính 𝐴𝐶 cắt đường cao hạ từ 𝐵 của tam giác 𝐴𝐵𝐶 tại hai điểm 𝑃, 𝑄.
Chứng minh rằng bốn điểm 𝑀, 𝑁, 𝑃, 𝑄 cùng nằm trên một đường tròn.

Bài toán 2. Cho đoạn thẳng 𝐴𝐵 và điểm 𝑀 bất kỳ thuộc đoạn thẳng ấy. Vẽ hai tam giác bằng nhau 𝐴𝑀𝐶,
𝐵𝑀𝐷 sao cho hai tam giác này nằm cùng phía đối với 𝐴𝐵. Hai đường tròn ngoại tiếp của hai tam giác
𝐴𝑀𝐶, 𝐵𝑀𝐷 cắt nhau tại điểm thứ hai là 𝑁.

a) Chứng minh rằng các đường thẳng 𝐴𝐷 và 𝐵𝐶 đều đi qua điểm 𝑁.


b) Chứng minh rằng khi 𝑀 di động trên đoạn thẳng 𝐴𝐵, đường thẳng 𝑀𝑁 luôn đi qua một điểm cố
định.

Bài toán 3. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝑃, 𝑄 là hai điểm tương ứng thuộc các đoạn thẳng 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 sao cho
𝐴𝑃 = 𝐴𝑄. Gọi 𝑆, 𝑅 là hai điểm phân biệt nằm trên đoạn thẳng 𝐵𝐶 sao cho 𝑆 nằm giữa 𝐵 và 𝑅, 𝐵𝑃𝑆 =
𝑃𝑅𝑆, 𝐶𝑄𝑅 = 𝑄𝑆𝑅 . Chứng minh rằng bốn điểm 𝑃, 𝑄, 𝑅, 𝑆 cùng nằm trên một đường tròn.

Bài toán 4. Cho 𝐻 là trực tâm của tam giác nhọn 𝐴𝐵𝐶. Đường tròn có tâm là trung điểm 𝐵𝐶 và đi qua 𝐻
cắt 𝐵𝐶 ở 𝐴 , 𝐴 . Tương tự, định nghĩa 𝐵 , 𝐵 , 𝐶 , 𝐶 . Chứng minh rằng sáu điểm 𝐴 , 𝐴 , 𝐵 , 𝐵 , 𝐶 , 𝐶
cùng nằm trên một đường tròn.

Bài toán 5. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nhọn, không cân, nội tiếp đường tròn (𝑂). Gọi 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 là các đường
cao của tam giác. Chứng minh rằng ba đường tròn (𝐴𝑂𝐷), (𝐵𝑂𝐸), (𝐶𝑂𝐹) cắt nhau tại một điểm khác 𝑂.

Bài toán 6. Cho tam giác nhọn 𝐴𝐵𝐶 với 𝐴𝐵 < 𝐴𝐶. Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶; và 𝐸, 𝐹 tương ứng là chân
các đường cao hạ từ 𝐵, 𝐶. Gọi 𝐾, 𝐿 lần lượt là trung điểm 𝑀𝐸, 𝑀𝐹; và điểm 𝑇 nằm trên đường thẳng 𝐾𝐿
sao cho 𝑇𝐴 ∥ 𝐵𝐶. Chứng minh rằng 𝑇𝐴 = 𝑇𝑀.

Bài toán 7. Cho điểm 𝑃 nằm bên ngoài đường tròn (𝑂). Từ 𝑃, vẽ hai tiếp tuyến 𝑃𝐵, 𝑃𝐷 (𝐵, 𝐷 là tiếp
điểm) và cát tuyến 𝑃𝐶𝐴 đến (𝑂). Tiếp tuyến tại 𝐶 của (𝑂) cắt 𝑃𝐷 tại 𝑄 và đường thẳng 𝐴𝐷 ở 𝑅. Gọi 𝐸 là
giao điểm thứ hai của 𝐴𝑄 và (𝑂). Chứng minh rằng ba điểm 𝐵, 𝐸, 𝑅 thẳng hàng.

Bài toán 8. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶, với 𝐴𝐵 < 𝐴𝐶, ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi 𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt là tiếp điểm
của (𝐼) và các cạnh 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵. Đường thẳng 𝐸𝐹 và 𝐵𝐶 cắt nhau tại 𝐾. Chứng minh rằng 𝐼𝐾 ⊥ 𝐴𝐷.

Bài toán 9. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐵 nội tiếp đường tròn (𝑂). Cho 𝑃 là điểm bất kì trên tiếp tuyến
của (𝑂) tại 𝐴 (𝐷 khác 𝐴). Cho tia 𝑃𝐵 cắt lại (𝑂) tại 𝐷. Điểm 𝐸 nằm trên đường thẳng 𝐶𝐷 sao cho 𝐴𝐸
song song với 𝐵𝐶. Chứng minh rằng ba điểm 𝑃, 𝑂, 𝐸 thẳng hàng.

Bài toán 10. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nhọn có đường cao 𝐴𝐷. Lấy điểm 𝐻 thuộc đoạn thẳng 𝐴𝐷. Gọi 𝐸 là giao
điểm của tia 𝐵𝐻 và 𝐴𝐶, 𝐹 là giao điểm của tia 𝐶𝐻 và 𝐴𝐵. Chứng minh rằng 𝐸𝐷𝐻 = 𝐹𝐷𝐻 .

6
Bài toán 11. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝜔 là đường tròn đi qua 𝐶, tiếp xúc với 𝐴𝐵 tại 𝐵. Đường thẳng 𝐴𝐶 và
đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh 𝐶 cắt lại 𝜔 lần lượt tại 𝐷, 𝐸. Chứng minh rằng nếu giao điểm của hai
tiếp tuyến của 𝜔 tại 𝐶, 𝐸 nằm trên đường thẳng 𝐵𝐷 thì 𝐴𝐵𝐶 = 90∘ .

Bài toán 12. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi hình chiếu vuông góc của 𝐼 lên 𝐵𝐶 là 𝐷,
hình chiếu vuông góc của 𝐼 lên 𝐴𝐷 là 𝑃. Chứng minh rằng 𝐵𝑃𝐷 = 𝐷𝑃𝐶 .

Bài toán 13. Cho tam giác nhọn 𝐴𝐵𝐶 và 𝑃, 𝑄 là hai điểm thuộc đoạn thẳng 𝐵𝐶 sao cho 𝑃𝐴𝐵 = 𝐵𝐶𝐴 và
𝐶𝐴𝑄 = 𝐴𝐵𝐶 . Cho 𝑀, 𝑁 là các điểm tương ứng thuộc 𝐴𝑃, 𝐴𝑄 sao cho 𝑃 là trung điểm 𝐴𝑀 và 𝑄 là trung
điểm 𝐴𝑁. Chứng minh rằng giao điểm của hai đường thẳng 𝐵𝑀 và 𝐶𝑁 nằm trên đường tròn ngoại tiếp
tam giác 𝐴𝐵𝐶.

Bài toán 14. Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn (𝑂) và 𝑀 là trung điểm 𝐶𝐷. Gọi 𝑁 là điểm nằm trên
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝑀 sao cho 𝑁 khác 𝑀 và = . Chứng minh rằng ba điểm 𝐸, 𝐹, 𝑁
thẳng hàng, trong đó 𝐸 = 𝐴𝐶 ∩ 𝐵𝐷, 𝐹 = 𝐵𝐶 ∩ 𝐷𝐴.

Bài toán 15. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi 𝐴 , 𝐵 , 𝐶 lần lượt là tiếp điểm của (𝐼) với
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵. Đường thẳng qua 𝐼, vuông góc với đường trung tuyến xuất phát từ 𝐶 cắt đường thẳng 𝐴 𝐵
tại 𝐾. Chứng minh rằng 𝐶𝐾 ∥ 𝐴𝐵.

Bài toán 16. Cho đường tròn 𝒯 và đường thẳng 𝑑 không cắt nhau. Gọi 𝐴𝐵 là đường kính của đường tròn
𝒯 sao cho 𝐴𝐵 ⊥ 𝑑 và điểm 𝐵 gần với đường thẳng 𝑑 hơn so với điểm 𝐴. Cho 𝐶 là một điểm bất kì trên
đường tròn 𝒯 (𝐶 khác 𝐴 và 𝐵). Gọi 𝐷 là giao điểm của đường thẳng 𝐴𝐶 và đường thẳng 𝑑. Vẽ tiếp tuyến
𝐷𝐸 đến đường tròn 𝒯 (𝐸 là tiếp điểm), trong đó 𝐷 và 𝐸 nằm cùng phía đối với đường thẳng 𝐴𝐶. Kí hiệu 𝐹
là giao điểm của 𝐵𝐸 và 𝑑. Cho đường thẳng 𝐴𝐹 cắt đường tròn 𝒯 tại điểm 𝐺 (𝐺 khác 𝐴). Chứng minh
rằng điểm đối xứng của 𝐺 qua đường thẳng 𝐴𝐵 nằm trên đường thẳng 𝐶𝐹.

Bài toán 17. Cho tam giác nhọn 𝐴𝐵𝐶 có hai đường cao 𝐵𝐷, 𝐶𝐸 và trực tâm 𝐻. Đường tròn ngoại tiếp tam
giác 𝐴𝐷𝐸 cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 tại điểm thứ hai 𝐹. Chứng minh rằng hai tia phân giác
của 𝐵𝐹𝐶 và 𝐵𝐻𝐶 cắt nhau tại một điểm trên 𝐵𝐶.

Bài toán 18. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn 𝒯. Một đường tròn đi qua hai điểm 𝐴 và 𝐶 cắt các
cạnh 𝐵𝐶, 𝐵𝐴 lần lượt tại 𝐷, 𝐸. Các đường thẳng 𝐴𝐷, 𝐶𝐸 cắt lại 𝒯 lần lượt tại 𝐺, 𝐻. Các tiếp tuyến của 𝒯
tại 𝐴, 𝐶 cắt đường thẳng 𝐷𝐸 lần lượt ở 𝐿, 𝑀. Chứng minh rằng hai đường thẳng 𝐿𝐻 và 𝑀𝐺 cắt nhau tại
một điểm thuộc 𝒯.

Bài toán 19. Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn 𝜔. Tiếp tuyến của 𝜔 tại 𝐴 cắt 𝐶𝐷, 𝐵𝐶 lần lượt tại 𝐸,
𝐹. Các đường thẳng 𝐵𝐸, 𝐷𝐹 cắt lại 𝜔 theo thứ tự tại 𝐺, 𝐼. Gọi 𝐻 là giao điểm của 𝐵𝐸 và 𝐴𝐷, 𝐽 là giao
điểm của 𝐷𝐹 và 𝐴𝐵. Chứng minh rằng 𝐺𝐼, 𝐻𝐽 và đường đối trung xuất phát từ đỉnh 𝐵 của tam giác 𝐴𝐵𝐶
đồng quy.

Bài toán 20. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝑀 là trung điểm của cạnh 𝐵𝐶. Cho 𝛾 là đường tròn nội tiếp của tam
giác 𝐴𝐵𝐶. Đường trung tuyến 𝐴𝑀 của tam giác 𝐴𝐵𝐶 cắt lại 𝛾 tại 𝐾 và 𝐿. Các đường thẳng qua 𝐾, 𝐿 và
song song với 𝐵𝐶 cắt lại 𝛾 lần lượt ở 𝑋, 𝑌. Cho các đường thẳng 𝐴𝑋, 𝐴𝑌 cắt 𝐵𝐶 lần lượt ở 𝑃, 𝑄. Chứng
minh rằng 𝐵𝑃 = 𝐶𝑄.

7
Bài toán 21. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có các đường cao 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹. Gọi 𝐾 là hình chiếu của 𝐴 lên đường
thẳng 𝐸𝐹. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐹𝐾𝐷 đi qua trung điểm của đoạn thẳng 𝐹𝐶.

Bài toán 22. Cho tam giác nhọn 𝐴𝐵𝐶 có đường cao 𝐴𝐷 và 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶. Gọi 𝜔 là đường tròn bất
kì đi qua hai điểm 𝐷 và 𝑀. Gọi 𝐼, 𝐽 lần lượt là giao điểm thứ hai của 𝜔 và các đường tròn đường kính 𝐴𝐵,
𝐴𝐶. Chứng minh rằng 𝑀𝐼 = 𝑀𝐽.

Bài toán 23. Cho tam giác nhọn 𝐴𝐵𝐶, với 𝐴𝐵 < 𝐴𝐶, có các đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 cắt nhau tại 𝐻. Gọi 𝑀, 𝑁
lần lượt là trung điểm 𝐴𝐻, 𝐵𝐶. Đường tròn đường kính 𝐴𝐻 cắt 𝐴𝑁 tại điểm thứ hai là 𝑈. Hai đường thẳng
𝐸𝐹 và 𝐴𝐻 cắt nhau tại 𝑇. Gọi 𝐾 là điểm đối xứng với 𝑈 qua 𝐵𝐶. Chứng minh rằng 𝐾𝐻, 𝑁𝑇 cắt nhau trên
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝑀𝐵𝐶.

Bài toán 24. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có hai đường phân giác 𝐴𝐴 và 𝐶𝐶 cắt nhau ở 𝐼. Đường thẳng qua 𝐵 và
song song với 𝐴𝐶 cắt các tia 𝐴𝐴 , 𝐶𝐶 lần lượt ở 𝐴 , 𝐶 . Gọi 𝑂 , 𝑂 lần lượt là tâm của các đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐶 𝐶 , 𝐶𝐴 𝐴 . Chứng minh rằng 𝑂 𝐵𝑂 = 𝐴𝐼𝐶 .

Bài toán 25. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 không cân tại 𝐴, và có 𝐵𝐴𝐶 = 90∘ . Đường tròn nội tiếp (𝐼) của tam giác
đó tiếp xúc với 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 tương ứng tại 𝐷, 𝐸. Các đường tròn bàng tiếp góc 𝐵 và góc 𝐶 của tam giác 𝐴𝐵𝐶
tương ứng tiếp xúc với 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 tại 𝐹, 𝐺. Gọi 𝑃 là giao điểm của các đường thẳng 𝐷𝐸 và 𝐹𝐺. Chứng minh
rằng 𝑃𝐼 ∥ 𝐵𝐶.

Bài toán 26. Cho tứ giác lồi 𝐴𝐵𝐶𝐷. (𝐼 ), (𝐼 ) lần lượt là đường tròn nội tiếp của các tam giác 𝐴𝐷𝐶, 𝐵𝐷𝐶.
𝑇 𝑇 là tiếp tuyến chung ngoài khác 𝐶𝐷 của (𝐼 ), (𝐼 ) (trong đó 𝑇 ∈ (𝐼 ), 𝑇 ∈ (𝐼 )). Chứng minh rằng ba
đường thẳng 𝐴𝑇 , 𝐵𝑇 , 𝐼 𝐼 đồng quy.

Bài toán 27. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 với 𝐴𝐵 < 𝐴𝐶. Lấy điểm 𝐾 thuộc đường cao 𝐴𝐷 (𝐾 khác 𝐴, 𝐷). 𝑀 là một
điểm thuộc cạnh 𝐵𝐶 (𝑀 khác 𝐵, 𝐶, 𝐷). Gọi 𝐸 là giao điểm của 𝐴𝐶 và 𝐵𝐾; 𝐹 là giao điểm của 𝐴𝐵 và 𝐶𝐾.
Đường thẳng 𝐸𝐹 cắt các đường thẳng 𝑀𝐴, 𝑀𝐾 theo thứ tự tại 𝑃, 𝑄. Chứng minh rằng các đường tròn
(𝐴𝐸𝐹), (𝐴𝑃𝑄), (𝐴𝐾) có điểm chung khác 𝐴.

Bài toán 28. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶. Gọi 𝐴 , 𝐵 là hai điểm theo thứ tự thuộc hai cạnh 𝐵𝐶, 𝐴𝐶. Gọi 𝑃, 𝑄 là
hai điểm theo thứ tự thuộc hai đoạn thẳng 𝐴𝐴 , 𝐵𝐵 sao cho 𝑃𝑄 song song với 𝐴𝐵. Trên tia 𝑃𝐵 , lấy điểm
𝑃 sao cho 𝑃𝑃 𝐶 = 𝐵𝐴𝐶 . Trên tia 𝑄𝐴 , lấy điểm 𝑄 sao cho 𝐶𝑄 𝑄 = 𝐶𝐵𝐴. Chứng minh rằng, bốn điểm
𝑃, 𝑄, 𝑃 , 𝑄 cùng thuộc một đường tròn.

Bài toán 29. Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 ngoại tiếp đường tròn (𝐼) và 𝑂 là giao điểm của hai đường chéo. Đường
thẳng bất kì đi qua 𝑂 cắt các đường thẳng 𝐴𝐵, 𝐵𝐶, 𝐶𝐷, 𝐷𝐴 lần lượt tại 𝑀, 𝑁, 𝑃, 𝑄. Các đường trung trực
của các đoạn thẳng 𝑄𝑁, 𝑃𝑀 lần lượt cắt đường thẳng 𝑂𝐼 ở 𝐿, 𝐾. Chứng minh rằng hai đường tròn (𝑄𝐿𝑁)
và (𝑃𝐾𝑀) tiếp xúc với nhau.

Bài toán 30. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có đường phân giác 𝐴𝐷, đường trung tuyến 𝐴𝑀. Đường tròn 𝜔 đường
kính 𝐴𝐷 cắt 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 lần lượt tại điểm thứ hai là 𝑃, 𝑄. Trên 𝜔, lấy điểm 𝐸 khác 𝐷 sao cho 𝑀𝐸 = 𝑀𝐷. Gọi
𝑁 là giao điểm của 𝐴𝑀 và 𝑃𝑄. Chứng minh rằng 𝑃𝑄 là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác
𝐷𝑁𝐸.

You might also like