You are on page 1of 4

ĐƯỜNG TRÒN MIXTILINEAR – ĐƯỜNG TRÒN THÉBAULT

1. Lý thuyết

Định nghĩa 1.1. Đường tròn mixtilinear nội tiếp (bàng tiếp) là đường tròn tiếp xúc với hai cạnh
tam giác và tiếp xúc trong (ngoài) với đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

Định nghĩa 1.2. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂). Một đường thẳng 𝑙 qua 𝐴 cắt cạnh
𝐵𝐶 tại 𝐷. Đường tròn tiếp xúc với các tia 𝐷𝐴, 𝐷𝐶 và tiếp xúc trong với (𝑂) gọi là đường tròn
Thébault nội tiếp của tam giác 𝐴𝐵𝐶 ứng với đường thẳng 𝑙 và đỉnh 𝐶. Đường tròn tiếp xúc với
các tia 𝐷𝐴, 𝐷𝐵 và tiếp xúc trong với (𝑂) gọi là đường tròn Thébault nội tiếp của tam giác 𝐴𝐵𝐶
ứng với đường thẳng 𝑙 và đỉnh 𝐵.

O
B D C

1
2. Bài tập

Bài 1 (Bổ đề Sawayama). Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn
(𝐼). Gọi (𝑂 ) là đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với góc 𝐴. Gọi 𝐸, 𝐹 lần lượt là tiếp điểm của
(𝑂 ) với 𝐴𝐵, 𝐴𝐶. Chứng minh rằng 𝐼 là trung điểm 𝐸𝐹.

Bài 2. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi (𝑂 ) là
đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với góc 𝐴. Gọi 𝑇 là tiếp điểm của (𝑂 ) với (𝑂).Chứng minh
rằng đường thẳng 𝑇𝐼 đi qua điểm chính giữa cung 𝐵𝐴𝐶 của (𝑂).

Bài 3. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi (𝑂 ) là
đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với góc 𝐴. Gọi 𝑇 là tiếp điểm của (𝑂 ) với (𝑂). Gọi 𝐷 là tiếp
điểm của (𝐼) và 𝐵𝐶. Đường thẳng 𝑇𝐷 cắt lại (𝑂) ở 𝑋. Chứng minh rằng 𝐴𝑋 ∥ 𝐵𝐶.

Bài 4 (Định lý Sawayama – Thébault). Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp
đường tròn (𝐼). 𝐷 là một điểm bất kỳ trên cạnh 𝐵𝐶. Gọi (𝑂 ) là đường tròn Thebault của tam
giác 𝐴𝐵𝐶 ứng với 𝐴𝐷 và đỉnh 𝐶. (𝑂 ) tiếp xúc với các đoạn thẳng 𝐴𝐷, 𝐶𝐷 lần lượt tại 𝐸, 𝐹.
Chứng minh rằng ba điểm 𝐼, 𝐸, 𝐹 thẳng hàng.

Bài 5. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). 𝐷 là một điểm
bất kỳ trên cạnh 𝐵𝐶. Gọi (𝑂 ) là đường tròn Thebault của tam giác 𝐴𝐵𝐶 ứng với 𝐴𝐷 và đỉnh 𝐶.
(𝑂 ) tiếp xúc với các đoạn thẳng 𝐴𝐷, 𝐶𝐷 lần lượt tại 𝐸, 𝐹. Gọi 𝐿 là tâm của đường tròn nội tiếp
tam giác 𝐴𝐷𝐶. Gọi 𝐾 là tiếp điểm của (𝑂 ) và (𝑂). Chứng minh rằng năm điểm 𝐴, 𝐸, 𝐼, 𝐿, 𝐾
cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 6 (Bổ đề Protassov). Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn
(𝐼). 𝐷 là một điểm bất kỳ trên cạnh 𝐵𝐶. Gọi (𝑂 ) là đường tròn Thebault của tam giác 𝐴𝐵𝐶 ứng
với 𝐴𝐷 và đỉnh 𝐶. Gọi 𝐿 là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác 𝐴𝐷𝐶. Gọi 𝐾 là tiếp điểm của
(𝑂 ) và (𝑂). Chứng minh rằng 𝐾𝐿 là tia phân giác của góc 𝐴𝐾𝐶.

Bài 7 (Định lý Thébault). Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂), ngoại tiếp đường tròn (𝐼).
𝐷 là một điểm bất kỳ trên cạnh 𝐵𝐶. Gọi (𝑂 ), (𝑂 ) lần lượt là các đường tròn Thebault của tam
giác 𝐴𝐵𝐶 ứng với đường thẳng 𝐴𝐷 và các đỉnh 𝐵, 𝐶. Chứng minh ba điểm 𝐼, 𝑂 , 𝑂 thẳng hàng.

Bài 8. Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn (𝑂). Hai đường chéo 𝐴𝐶, 𝐵𝐷 cắt nhau ở 𝐸. Đường
tròn (𝐾) tiếp xúc với 𝐸𝐶, 𝐸𝐷 lần lượt tại 𝑀, 𝑁 và tiếp xúc trong (𝑂). Chứng minh rằng đường
thẳng 𝑀𝑁 đi qua tâm đường tròn nội tiếp các tam giác 𝐴𝐶𝐷, 𝐵𝐶𝐷.

Bài 9. Cho Ω là đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶. Đường tròn 𝜔 tiếp xúc với 𝐴𝐶 và 𝐵𝐶, và 𝜔
tiếp xúc trong với Ω tại điểm 𝑃. Một đường thẳng song song với 𝐴𝐵, cắt phần trong của tam giác
𝐴𝐵𝐶 và tiếp xúc với 𝜔 tại 𝑄. Chứng minh rằng 𝐴𝐶𝑃 = 𝑄𝐶𝐵.

2
Bài 10. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂), ngoại tiếp đường tròn (𝐼). (𝐼) tiếp xúc với
𝐵𝐶 tại 𝐷. 𝑃 là điểm chính giữa cung 𝐵𝐴𝐶 của (𝑂). Đường tròn (𝑃; 𝑃𝐷) cắt (𝐼), 𝐵𝐶 lần lượt tại
𝐾, 𝐿 khác 𝐷. Chứng minh rằng 𝐴𝐾, 𝐴𝐿 đẳng giác trong góc 𝐵𝐴𝐶.

Bài 11. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có (𝑂) là đường tròn ngoại tiếp, (𝑂 ) là đường tròn 𝐴 – mixtilinear
nội tiếp. Gọi 𝑇 là giao điểm của (𝑂 ) và (𝑂). Đường tròn đường kính 𝐴𝑂 cắt lại (𝑂) ở 𝑆. Gọi
𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶. Chứng minh rằng bốn điểm 𝑇, 𝑆, 𝑀, 𝑂 cùng thuộc một đường tròn.

Bài 12. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi 𝑀, 𝑁 lần
lượt là điểm chính giữa cung 𝐵𝐶 chứa 𝐴, không chứa 𝐴 của (𝑂). Đường tròn bàng tiếp góc 𝐴 của
tam giác 𝐴𝐵𝐶 tiếp xúc 𝐵𝐶 ở 𝐸. Trên đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝑀𝐼𝑁, lấy điểm 𝑄 (khác 𝐼)
sao cho 𝑄𝐼 ∥ 𝐵𝐶. Chứng minh rằng hai đường thẳng 𝐴𝐸 và 𝑄𝑁 cắt nhau trên đường tròn (𝑂).

Bài 13. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Đường thẳng
𝐴𝐼 cắt (𝑂) tại điểm thứ hai là 𝑁. Đường thẳng qua 𝐼 và vuông góc với 𝐴𝐼 lần lượt cắt các đường
thẳng 𝐵𝐶, 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. Đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐸𝐹 cắt lại đường tròn (𝑂) tại 𝑃.
Hai đường thẳng 𝑃𝑁 và 𝐵𝐶 cắt nhau tại 𝑄. Chứng minh rằng hai đường thẳng 𝐼𝑄 và 𝐷𝑁 cắt
nhau trên đường tròn (𝑂).

Bài 14*. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Đường tròn
(𝐼) tiếp xúc với 𝐵𝐶 ở 𝐷. Đường thẳng vuông góc với 𝐴𝐼 tại 𝐼 lần lượt cắt 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 ở 𝐸, 𝐹. Đường
tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐸𝐹 cắt lại (𝑂) và 𝐴𝐼 lần lượt ở 𝐺 và 𝐻. Tiếp tuyến tại 𝐺 của (𝑂) cắt
𝐵𝐶 ở 𝐽 và 𝐴𝐽 cắt lại (𝑂) ở 𝐾. Chứng minh rằng hai đường tròn ngoại tiếp của các tam giác 𝐷𝐽𝐾
và 𝐺𝐼𝐻 tiếp xúc nhau.

Bài 15*. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 không cân, nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼).
Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶 và 𝐷 là tiếp điểm của (𝐼) với 𝐵𝐶. Gọi 𝑆 là giao điểm thứ hai của 𝐴𝐷 và
(𝐼). Tiếp tuyến của (𝐼) tại 𝑆 lần lượt cắt các đường thẳng 𝐴𝑀, 𝐵𝐶 tại 𝑌, 𝑋. Chứng minh rằng
đường tròn nội tiếp của tam giác 𝑋𝑌𝑀 tiếp xúc với (𝑂).

Bài 16*. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có hai đường cao 𝐴𝐷, 𝐵𝐸 cắt nhau tại 𝐻. Điểm 𝐾 thuộc tia 𝐷𝐸 sao
cho 𝐷𝐾 = 𝐷𝐻. Đường thẳng qua 𝐾 vuông góc với 𝐷𝐸 cắt 𝐴𝐷 ở 𝐼. Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶.
Chứng minh rằng 𝐵𝑀 = 𝑀𝐼 + 𝐼𝐾.

Bài 17*. Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp trong đường tròn (𝑂). Gọi 𝐼, 𝐽 lần lượt là tâm đường tròn
nội tiếp của các tam giác 𝐴𝐵𝐶, 𝐴𝐵𝐷. Đường thẳng 𝐼𝐽 lần lượt cắt 𝐴𝐷, 𝐴𝐶, 𝐵𝐷, 𝐵𝐶 tại 𝑃, 𝑀, 𝑁,
𝑄. Đường thẳng qua 𝑀 vuông góc với 𝐴𝐶 cắt đường thẳng qua 𝑁 vuông góc với 𝐵𝐷 ở 𝑋. Đường
thẳng qua 𝑃 vuông góc với 𝐴𝐷 cắt đường thẳng qua 𝑄 vuông góc với 𝐵𝐶 ở 𝑌. Chứng minh rằng
ba điểm 𝑋, 𝑂, 𝑌 thẳng hàng.

Bài 18*. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) và ngoại tiếp đường tròn (𝐼). Gọi 𝐷 là tiếp
điểm của (𝐼) và 𝐵𝐶. Đường thẳng qua 𝐼 vuông góc với 𝐴𝐼 cắt canh 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 lần lượt ở 𝐹, 𝐸.

3
Đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐸𝐹 cắt lại (𝑂) ở 𝑃. Đường thẳng 𝑃𝐷 cắt lại (𝑂) ở 𝑁. Chứng
minh rằng đường thẳng 𝐴𝑁 chia đôi đoạn thẳng 𝐵𝐶.

Bài 19*. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và đường tròn (𝑂) đi qua hai điểm 𝐵, 𝐶. Lấy điểm 𝐷 bất kì thuộc
đường tròn (𝑂) sao cho 𝐴 và 𝐷 nằm khác phía đối với 𝐵𝐶. Giả sử 𝐶𝐷 cắt 𝐴𝐵 ở 𝐸 và 𝐵𝐷 cắt 𝐴𝐶
ở 𝐹. Gọi 𝜔 là đường tròn tiếp xúc 𝐸𝐵, 𝐸𝐷 lần lượt tại 𝑀, 𝑁 và tiếp xúc ngoài (𝑂). Gọi 𝜔 là
đường tròn tiếp xúc 𝐹𝐶, 𝐹𝐷 lần lượt tại 𝑃, 𝑄 và tiếp xúc ngoài (𝑂). Chứng minh rằng khi điểm
𝐷 di động, giao điểm của 𝑀𝑁 và 𝑃𝑄 luôn nằm trên một đường tròn cố định.

Bài 20*. Cho tam giác nhọn, không cân 𝐴𝐵𝐶 ngoại tiếp đường tròn (𝐼). (𝐼) tiếp xúc các cạnh
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 lần lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. Đường thẳng đi qua 𝐷 và vuông góc với 𝐸𝐹 cắt lại (𝐼) ở 𝑅.
Đường thẳng 𝐴𝑅 cắt lại (𝐼) ở 𝑃. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác 𝑃𝐶𝐸 và 𝑃𝐵𝐹 cắt nhau tại
điểm thứ hai là 𝑄. Chứng minh rằng hai đường thẳng 𝐷𝐼 và 𝑃𝑄 cắt nhau trên đường phân giác
ngoài của góc 𝐵𝐴𝐶.

You might also like