You are on page 1of 216

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ

MINH

GIẢO TRÌNH
Tư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH
DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
(Tái bản có cập nhật, chỉnh sửa năm 2021)

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẶT,
CHỈNH SỬA
GIÁO TRÌNH ĐÙNG CHO HỆ
ĐÀO TẠO CAO CẤP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Trưởng ban
- ủy viên
1. GS, TS Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên
2. PGS, TS Nguyễn Duy Bắc “ ủy viên
3. PGS, TS Hoàng Phúc Lâm
- ủy viên
4. PGS, TS Lê Văn Lợi
- ủy viên
5. PGS, TS Dương Trung Ý
- ủy viên Thường trực
6. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo
- ủy viên thư ký
7. PGS, TS Mai Đức Ngọc
8. TS Đậu Tuấn Nam
CHỦ BIÊN
PGS, TS Trần Minh Trưởng

TẬP THÈ TÁC GIẢ


1. PGS, TS Trần Minh Trưởng
2. PGS, TS Phạm Hồng Chương
3. PGS, TS Phạm Ngọc Anh
4. PGS, TS Lý Việt Quang
5. PGS, TS Nguyễn Thị Kim Dung
6. PGS, TS Bùi Đình Phong
7. TS Đặng Văn Thái

6
LỜI GIỚI THIỆU

Học viện Chính tộ quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban
Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp,
toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; là trung tâm quốc
gia đào tạo, bồi dưỡng cận bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ
khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia
nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính
trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.
Chương trinh Cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng điểm
trong toàn bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Mục tiêu của chương trình là: Trang bị cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị kiến thức
nền tảng về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở
cho việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và năng lực tư
duy chiến lược, năng lực chuyên môn, hoàn thiện phương pháp, kỹ năng
lãnh đạo, quản lý, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của người cán bộ lãnh
đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc té.
Đổi mới, bổ sung, cập nhật nội dung các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ của
Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ phát ưiển, phù họp với bối
cảnh của đất nước và thế giới.
Chương trinh Cao cấp lý luận chính trị được kểt cấu gồm 19 môn
học và các chuyên đề ngoại khóa, được tổ chức biên soạn công phu,
nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học đang
trực tiếp giảng dạy trong toàn Học viện; đồng thời, có sự tham gia góp ý,
thẩm định kỹ lưỡng của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Học viện.
Bộ giáo trình Cao cấp lý luận chính trị xuất bản lần này kế thừa các
giáo trình cao cấp lý luận chính trị trước đây; đồng thời chỉnh sửa, cập
nhật các nội dung mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng, tình hình thực tiễn mới của thế giới, khu vực và đất nước.
Phương châm chung của toàn bộ giáo trình là cơ bản, hệ thống, cập nhật,
hiện đại và thực tiễn.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
quý báu từ các nhà khoa học, giảng viên, học viên và bạn đọc nói chung.
BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA
GIÁO TRÌNH DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

8
LỜI NÓI ĐẦU

Chủ tịch HỒ Chí Minh là vị lãnh tụ kỉnh yêu của dân tộc Việt
Nam, Người đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta trở thành một
đảng cầm quyền chân chính, cách mạng, đồng thời lãnh đạo dân tộc Việt
Nam giành thăng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã
hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô
cùng to lớn, quý giá của Đẳng và dân tộc ta. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng (1991) đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động”; kiên định con đường: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội”; dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của nhân
dân ta đã giành được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”.
Trong tình hình hiện nay, công cuộc đổi mới và phát triển đất nước
đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tiễn cách mạng. Bởi vì, tư tưởng Hồ Chí Minh với những
giá trị khoa học, cách mạng, cao đẹp, bền vững, là ánh sáng soi đường
dẫn dắt cách mạng Việt Nam phát triển đi lên.
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo (hệ Cao cấp lý luận
chính trị), dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đã tổ chức chỉnh
sửa, bổ sung, cập nhật kiến thức để tái bản cuốn Giáo trình Tư tưởng Hồ
Chỉ Minh. Trong quá trình triển khai thực hiện, tập thể tác giả đã nhận
được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, sự góp ý của nhiều nhà khoa học giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh ở các Học viện trực thuộc; sự giúp đỡ của các đơn
vị chức năng, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện. Mặc dù đã rất
cố gắng, nhung Giáo trình vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất

9
định. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các nhà khoa
học, các giảng viên và học viên để lần xuất bản sau được hoàn thiện
hơn.
Trân trọng cảm ơn!
TẬP THÊ TÁC GIẢ

1
Bài 1
Cơ SỞ HÌNH THÀNH, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT
VÀ GIÁ TRỊ CỦA Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU
về kiến thức'. Giúp học viên nắm chắc khái niệm tư tưởng HỒ Chí Minh
theớ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiểu rỗ cơ sở hình thành, những
đặc điểm, bản chất và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
về kỹ năng: Giúp học viên nắm được phương pháp khoa học, nhận thức
giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trên phương diện giá trị văn hóa nói chung.
về tư tưởng: Giúp học viên nhận thức một cách khoa học giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, từ đỏ xây dựng quan điểm đúng đắn
trong việc duy trì, phát huy, tự hoàn thiện băn thân và góp phần đấu tranh với
những quan điểm sai trái, xuyên tạc đối với tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Quá trình nhận thức của Đảng về tư tưởng Hề Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành, phát triển gắn liền với quá trình lịch
sử cách mạng Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX. Nhận thức của Đảng Cộng
sản Việt Nam về khái niệm tư tưởng HỒ Chí Minh cũng từng bước hoàn thiện
trong tiến trình lãnh đạo cách mạng.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã xây dựng và thực
hiện đường lối cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện qua các
văn kiện thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng và hoàn thiện ở Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5-1941), nên đã giành được thắng lợi và

1
1
bảo vệ thành công thành quả của Cách mạng Tháng Tám, làm nên nhũng chiến
thắng quán trọng trọng những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, Do những điều kiện khách quan và chủ quan, đến năm 1951,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng bước đầu xác định: “Đường lối
chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là
đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch” 1. Cũhg từ Đại hội này, Đảng đã
kêu gọi: “Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong vả đạo
đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện tiên quyết làm cho
Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”1 2.
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biển
động lớn. Đặc biệt, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào
khủng hoảng toàn diện, tác động đến tình hình Việt Nam, trên tất cả các mặt tư
tưởng chính trị, kinh tế - xẵ hội của Việt Nam. Đứng trước tình hình khó khăn
trong nước3 và ảnh hưởng của tình hình quốc tế, tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (1986), Đảng khẳng định quyết tâm đổi mới và chỉ rõ: “Muốn đổi
mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Nhận thức về giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình
cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong tiến trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
(1991), lầh đầu tiên Đảng nêu lên khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng
định lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tâng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
được Đảng xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực

1’’2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
2thật,H.20oÌ,tl2,tr.9.
3 Tình hình khó khăn trong nước: Kinh tế kiệt quệ, hao tổn sức người sức của do phải tập trung
cho các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giói phía Bắc,... lại bị bao vây
cấm vận; lực lượng sản xuất đình trệ kém phát triển bởi cơ chế quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa...

1
tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng
và của cả dân tộc”4 5.
Từ nhận thức của Đảng, giởỉ nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã
đi sâu nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh theo
nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu 6. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng (2001), trong Báo cáo chỉnh trị thông qua tại Đại hội, khái niệm tư
tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa gồm 9 vấn đề cơ bản 7. Đây là sự bổ sung
và nhận thức mới của Đảng về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Mỉnh với những nội

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đắng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006,
t.47, tr.459.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2007,
t.51, tr.29-30.
6 Tùy theo cách tiếp cận, nên có nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại tướng
Vố Nguyên Giáp, khi nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam” thuộc Chương trinh nghiên cứu cấp nhà nước “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (KX-02) đã đưa ra
khái niệm như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là lỷ luận về con đường cách mạng Việt Nam: Thực
hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chê độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào cách mạng thể giới”. Đó là tư
tưởng cách mạng không ngừng mà cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phỏng xã hội (giai cấp), giải
phóng con người. Nói gọn lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội; hay nói gọn hơn là: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư
tưởng Hồ Chỉ Mình và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1997,
tr.77-78).
7 “Tư tường Hồ Chỉ Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa vãn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ
của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vi dân; về quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và vãn hóa, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài
sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta (Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đảng Toàn tập,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, t 60, tr.130)

1
3
dung, nguồn gốc lý luận và giá trị được xác định.
Đến năm 2011, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng đã
xác định khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh một cách khái quát như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thổng tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
vãn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và
dân tộc ta, mãi mãi soi đựờiig cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi”8.
Cỏ thể thấy, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tu tưởng Hồ Chí
Minh là một quá trình, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát. Hiện nay, chúng
ta căn cứ vào những nội dung khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng
trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lằn thứ IX và XI của Đảng để nghiên
cứu và học tập.

1.2. Nội dung chủ yếu trong khải niệm tư tường Hồ Chí Mỉnh
Mặc dù mức độ khái quát có khác nhau, nhưng khái niệm tư tưởng Hồ Chí
Minh mà Đảng đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và XI đều thể
hiện rõ những nội dung CO’ bản sau đây:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng về độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội với nội dung Cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp (xã hội), giải phóng con người. Bởi vậy, về bản chất, tư tưởng Hồ Chí
Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, là sự thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng
tạo quan điểm phương pháp luận mácxít vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2011, tr.88.

1
1) Kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta;
2) Ke thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
3) Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí
Minh để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng

1
5
xã hội (giai cấp), giải phóng con người là hệ thống quan điểm: về đường lối
cách mạng Việt Nam trong thời đại mới (độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội); về xây dựng các lực lượng cách mạng (Đảng; Mặt trận thống nhất dân
tộc; lực lượng vũ trang; các tổ chức chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; đoàn
kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...); về tổ chức xây
dựng xã hội mới tiến lên chủ nghĩa xã hội (với các đặc trưng chính trị, kinh tế,
quân sự, ngoại giao, văn hóa, xã hội, vê xây dựng con người xã hội chủ nghĩa)
và phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh (xét trên mối quan hệ biện chứng
với tư tưởng của Người).
Là tư tưởng cách mạng vả khoa học để giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp (xã hội), giải phóng con người Việt Nam, góp phân thúc đẩy sự tiến hỏa của
dân tộc và nhân loại, nên tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, lâu dài. Đó là
tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thẳng lợi.
Trong toàn bộ tiến trình cách mạng nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng lý luận, định hướng cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đường
lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng mạnh mẽ và dẫn dắt
nhân dân ta đi từ thắng lợi này đen thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945); thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng miền Bắc (1954); thắng
lợi của cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ trong cả nước (1975), thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội (1976). Trong sự nghiệp đổi mới, việc xác định cùng với chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân ta giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc.


Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng, phát triển sáng tạo vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam, đã đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận một dân tộc nô lệ
thành một dân tộc độc lập, tự do và sẽ tiếp tục dẫn dắt Đảng, nhân dân ta trên
con đường đổi mới xây dựng thành công nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, việc nghiên
cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động lý luận và thực
tiễn là rất quan trọng.
Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh là nắm vững những vấn đề căn bản liên
quan tới sự vận dụng trong xây dựng đường lối, phương pháp cách mạng, xây
dựng lực lượng cách mạng... tổ chức chỉ đạo thực hiện, để hoàn thành thắng lợi
các nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong hiện
tại và tương lai. Đó chính là giá trị nền tảng, kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.

2. Cơ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển và hoàn thiện dưới tác
động của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thê của dân tộc, nhân loại trong
thời đại Người sống và hoạt động. Có thể nghiên cứu sự ra đời của tư tưởng Hồ
Chí Minh với những cơ sở chủ yếu sau đây:

2.1. Cư sở lý luận
2.1.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
Hồ Chí Minh được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trước hết dưới tác
động từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước với ý chi bất khuất, tự lực, tự cường.
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa
yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cưòng được hình thành và hun đúc qua
hàng ngàn năm lịch sử, là giá trị tinh thần cao nhất của dân tộc Việt Nam. Đây
là một giá trị kép: yêu nước - yêu gia đình, yêu làng xóm; yêu gia đình, yêu
làng xóm - yêu nước. Giá trị kép đó gắn bó biện chúng với nhau: nước mất -
nhà tan. Vì thế, vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn liền với vấn đề của mỗi gia

1
7
đình, làng xóm và mỗi con người trong cộng đồng; liên quan đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội ở Việt Nam.
Yêu nước gắn liền với ý thức phải giữ nước, giữ độc lập dân tộc và chủ
quyền quốc gia, do đó mỗi người dân luôn mang trong mình tinh thần bất khuất,
ý chí tự lực, tự cường, tạo nên bản lĩnh của dân tộc Việt Nam, của con người
Việt Nam trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, trong quá
trình dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ cũng xuất hiện,
được nuôi dưỡng trở thành những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Những giá trị này được duy trì bền vững và không ngừng được bổ sung, phát
triển trên cơ sở kinh tế là chế độ ruộng đất chung của làng xã (công điền); về
chính trị xã hội là vấn đề dân chủ và tự chủ trong tổ chức làng xã (cùng nhau
xây dựng, thực hiện hương ước); trong văn hóa là sự tôn vinh các giá trị anh
hùng và trọng người hiền tài (thờ phụng những người có công dựng nước, giữ
nước, xây dựng làng xã, nghề nghiệp...).
Thứ hai, truyền thống đoàn kết, ỷ thức dân chủ và nhân văn.
Đây là một giả trị văn hóa tốt đẹp, làm cho mối quan hệ giữa “cá nhân -
gia đình - làng" nước” ngày càng trở nên bền chặt, nương tựa vào nhau để sinh
tồn và phát triển. Con người cá nhân có mối quan hệ bền chặt trong gia đình và
từ liên kết gia đình để giữ làng, liên kết làng để giữ nước. Khi nước bị xâm
lược, thì dựa vào làng để khôi phục nước. Nước lấy dân làm gốc, dựa vào dân
để cứu nước, nên khi đất nước được giải phóng, thì Nhà nước khoan thư sức
dân. Các mối quan hệ đó dựa trên nền tảng kinh tế, văn hóa, chính trị, đặc biệt
là được thể chế hóa trong các chính sách của Nhà nước, trong hương ước và các
hình thức tổ chức của làng, xã Việt Nam.
Con người cá nhân trong lịch sử Việt Nam quan hệ chặt chẽ với gia đình,
với cộng đồng làng, xã, quê hương, dân tộc trên cơ sở những mối quan hệ kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội một cách bền chặt và sâu sắc như vậy lại được thử
thách qua quá trình của hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, lưu truyền từ đời
này qua đời khác đã nuôi dưỡng và ngày càng làm phát triển chủ nghĩa yêu
nước - nhân văn, tinh thần đoàn kết cộng đồng... trong tiến trình lịch sử dựng

1
nước và giữ nước để sinh tồn, phát triển của dân tộc ta.
Thứ ba, truyền thống dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao
động sản xuất, chiến đấu để sinh tồn và phát triển trước thiên nhiên nghiệt ngã
và kẻ thù xâm lược hung bạo.
Đồng thời, trong quá trình đó, dân tộc Việt Nam cũng luôn rộng mở đón
nhận những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại để làm giàu trí tuệ, nâng
cao bản lĩnh, nhằm bảo tồn dân tộc và phát triển đất nước. Chọn lọc và thâu
nhận những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại để tồn tại và phát triển, tạo
ra tư duy mở và mềm dẻo của con người, dân tộc Việt Nam.
Một dân tộc sau một ngàn năm bị ngoại bang áp bức, đồng hóa, nhưng
vẫn không khuất phục, kiên nhẫn chịu đựng và nuôi dưỡng ý thức độc lập dân
tộc, để rồi lại đứng lên giành lẩy độc lập, xây dựng một quốc gia là sự thật lịch
sử của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh ấy có cội nguồn từ những giá trị văn hóa
truyền thông tốt đẹp của dân tộc.
Sức mạnh truyền thống tốt đẹp đó với những giá trị căn bản được duy trì
và tồn tại trong cơ sở kinh tế, nó hiện thân vào tổ chức, văn hóa của làng, xã
Việt Nam đã vượt qua một ngàn nàm nô ỉệ của thời kỳ Bắc thuộc, để bảo tồn
được dân tộc với một nền vãn hóa riêng và đã thành công trong việc giành lại
nền độc lập của Tổ quốc vào thế kỷ thứ X, cũng như bảo vệ được chủ quyền đất
nước trước các cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc ở những
thế kỷ sau đó.
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước - nhân vãn Việt Nam là cội nguồn, ỉà điểm
xuất phát, là động lực lên đường cứu nước và là bộ lọc các học thuyết để Hồ
Chỉ Minh lựa chọn và tiếp nhận tinh hoa vãn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ
nghĩa Mác-Lênỉn. Như Hồ Chí Minh đã nói: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo
Quốc tế thứ ba”9. Bởi vậy, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,
trong đó những giá trị tinh hoa như: chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, tự lực,
tự cường; tinh thần đoàn kết, nhân ái... là một trong những nguồn gốc chủ yểu

9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t,12, tr.563.

1
9
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
ZL2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
* Tinh hoa văn hóa phương Đông
Từ cội nguồn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh
được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa vãn hóa nhân loại mà trước hết là
tỉnh hoa văn hóa phương Đông. Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng trực
tiếp của tư tưởng vãn hóa phương Đông, tiêu biểu là tư tưởng Nho giáo và Phật
giáo đã được Việt hóa.
Hệ tư tưởng Nho giáo Trung Hoa xâm nhập vào Việt Nam từ khá sớm, do
nhu cầu của giai cấp thống trị, nhưng trong quá trình vào Việt Nam bắt gặp chủ
nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu cơ bản của tư tưởng, văn hóa Việt, nên đã được
Việt hổa thành Nho giáo yêu nước Việt Nam. Nho giáo Việt Nam thể hiện
những giá trị về lòng yêu nước, thương dân, nhân văn, dung hòa con người cá
nhân với cộng đồng, coi trọng lợi ích cộng đồng trên lợi ích cá nhân, gắn lợi ích
của cá nhân với lợi ích dân tộc. Nho giáo Việt Nam lấy yêu nước - nhân văn
Việt Nam là đạo lý làm người; coi trọng các giá trị văn hóa phổ quát, hướng tới
xây dựng một thế giới “đại đồng”; xây dựng quan hệ hòa binh, hữu nghị với các
quốc gia, dân tộc khác... Trong quá trình lịch sử của dân tộc, Nho giáo yêu
nước Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của dân tộc trong dựng nước, giữ nước,
trong tổ chức xây dựng nhà nước cũng như trong xây dựng gia đình và con
người.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ r
và có ảnh hưởng khá sâu sắc đến văn hóa Việt Nam, nhất là ở thời kỳ đầu xây
dựng nhà nước phong kiến độc lập. Phật giáo được coi như quốc giáo ờ thời
nhà Lý, Trần và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây đựng, bảo vệ Tổ quốc,
hình thành nên những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam ở thời kỳ này. Khi vào
Việt Nam, Phật giáo được Việt hóa và hình thành nên các phái, hệ như Thiền
phái Trúc lâm Việt Nam ở phía Bắc; Phật giáo Nam tông ở phía Nam... với chủ
trương gắn bó với dân tộc và đất nước. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo
ảnh hưởng tích cực tới văn hóa Việt Nam là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu

2
khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sông có đạo đức, trong
sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện;... Có thể nói, Phật giáo đã ảnh hưởng rất
lớn tới sự hình thành và phát triển của văn hóa, tư tưởng, lối sống Việt Nam.
Bên cạnh những yếu tố tích cực của Nho giáo như triết lý hành động, tư
tưởng hành đạo giúp đời; tư tưởng về một xã hội thái bình, hòa mục, mong
muốn thế giới đại đồng; triết lý nhân sinh tu thân, dưỡng tính, là những yếu tố
mang tính lạc hậu, hạn chê: đề cao chế độ đẳng cấp (phục vụ giai cấp phong
kiến thống trị), coi thường phụ nữ, coi thường lao động chân tay... Tuy nhiên,
khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo cũng được Việt hóa thành các giá trị văn
hóa Việt Nam, phù hợp với các giá trị gốc của dân tộc. Những tác động tích cực
của Phật giáo và Nho giáo Việt Nam đã tác động tới Hồ Chí Minh ngay từ khi
còn nhỏ ở trong môi trường giáo dục - văn hóa Việt của làng xã Việt Nam, dưới
sự dạy bảo của gia đình, đặc biệt là người cha, cũng là người thầy - cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc - và những nhà nho yêu nước khác.
Sau này, khi trở thành người cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn tiểp tục tìm hiểu
về văn hóa phương Đông, đặc biệt là những trào lưu tư tưởng mới ở Ấn Độ và
Trung Hoa, mà điển hình là tư tưởng cách mạng của M.Găngđi và chủ nghĩa
“Tam dân” của Tôn Dật Tiên. Người đã tìm thây trong “chủ nghĩa Tôn Dật Tiên
có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta”10.
* Tỉnh hoa văn hóa phương Tây
Hồ Chí Minh tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ lúc còn ngồi trên ghế
nhà trường. Khi học ở trường tiểu học Vinh và trường tiểu học Pháp “ Việt
(Đông Ba, Huế), những tư tưởng tiến bộ của Đại cách mạng Pháp về “tự do,
bình đẳng, bác ái” đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và là một
trong nhũng yếu tố tác động đến Người trong việc tìm hướng đi mới sang
phương Tây để tìm đường cứu nước, cứu dân.
Ba mươi năm sống, lao động, học tập và hoạt động ở nước ngoài, đặc biệt
là trong môi trường văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để tim

10 Trương Niệm Thức: Hồ Chi Minh truyện (bản Trung văn), Nxb.Tam Liên, Thượng Hài,
tháng 6-1949 (bản dịch tiếng Việt của Đặng Nghiêm Vạn, tr.41-42).

2
1
hiểu, nghiên cứu và trực tiếp ưải nghiệm qua các hoạt động chính trị, văn hóa,
xã hội ở đây. Người đã trực tiếp tìm hiểu tư tưởng dân chủ của các nhà khai
sáng (Vônte, Rútxô, Môngtétxkiơ...) qua các tác phẩm của họ. Người đã tới
Pháp, Mỹ, Anh và trực tiếp khảo sát mọi mặt tại những nơi khởi nguồn của ba
cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới. Tư tưởng cách mạng tiến bộ của
các cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ tới Hồ Chí Minh. Đó là những tư
tưởng cơ bản của chủ nghĩa dân tộc và nhân văn trong cách mạng tư sản Mỹ
và Pháp về quyền dân tộc, quyền con người và tư tưởng dân chủ với nội dung
hướng tới các giá trị tự do, bình đẳng, bác ái. Đây là những điểm mới về tư
tưởng trong tinh hoa vãn hóa phương Tây, đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ,
hành động và tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Sống trong môi trường dân chủ tư sản và thông qua các hoạt động dân chủ
trong làm việc, sinh hoạt ở các tổ chức lao động, xã hội và chính trị ở phương
Tây, Hồ Chí Minh đã học được ở phương thức tổ chức xã hội dân chủ cách làm
việc dân chủ và hình thành phong cách dân chủ ở Người. Nhưng cũng trong quá
trình này, Hồ Chí Minh thấy rõ những hạn chế về lý luận cũng như trong thực
tể của cách mạng tư sản.
Cần lưu ý rằng, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh là
sự tiếp thu, kế thừa có phê phán, tiếp thu có chọn lọc để mở rộng, nâng cao tri
thức của bản thân, đồng thời góp phần bổ sung, làm phong phú thêm các giá trị
văn hóa của dân tộc và nhân loại11.
2.1.3. Chủ nghĩa Mảc-Lênỉn
Với hành trang giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chủ

11 Theo Trương Niệm Thức: Hồ Chỉ Minh truyện, Nxb.Tam Liên, Thượng Hải, tháng 6-1949
(bản dịch tiếng Việt của Đặng Nghiêm Vạn, tr.41-42), Hồ Chí Minh đã nói: Học thuyết Khổng Tử
có ưu điểm ỉà sự tu dưỡng đạo đức cả nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân áỉ cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên cỏ ưu
điểm là chỉnh sách của nó phù hợp với điều kiện nưởc ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên
chẳng phải đã có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muon “mưu hạnh phúc cho loài người,
mưu phúc lợi cho xã hội ”. Nếu hôm nay họ cỏn song trên đời này, nếu họ họp lại một cho, tôi tin
rằng họ nhất định chung sổng với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cổ gắng
làm học trò nhỏ của các vị ấy”.

2
nghĩa yêu nước - nhân văn với những giá trị về giải phóng dân tộc và con
người, để so sánh, đối chiếu, chọn lọc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân
loại, trên cơ sở đó, trên cơ sở năng lực trí tuệ cao, Hồ Chí Minh đã có điều kiện
thâu thái một cách tự nhiên, về cả lý trí và tình cảm, học thuyết giải phóng con
người triệt để nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin,
Hồ Chí Minh đã từ người yêu nước trở thành người cộng sản khi trở thành
người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin từ đòỉ hỏi của thực tiễn giải phóng dân tộc
và con người Việt Nam, từ nhu cầu chung của nhân loại về quyền dân tộc,
quyền con người, Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan và phương pháp luận
cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu thực tiễn Việt
Nam và thế giới, tự tìm ra con đường của cách mạng Việt Nam phù họp với sự
tiến hóa và thời đại mới. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận
làm cho Hồ Chí Minh vượt lên những nhà yêu nước đương thời, khắc phục
được sự khủng khoảng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam.
Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới quan khoa học,
phương pháp luận biện chứng duy vật và lịch sử, Hồ Chí Minh đã có sự chuyển
biến mang tính bước ngoặt về tư tưởng cách mạng. Bởi vì, Người không chỉ
hấp thụ và chuyển hóa được những giá trị tích cực, tiến bộ của truyền thống văn
hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, mà còn nhận thức được quy luật
phát triển của thời đại mới mở ra sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917); tư
tưởng cải cách chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin (Chính sách kinh tế mới -
NEP)... Những giá trị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp cho Người
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, hình thành nên một hệ thống những
quan điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam, hình thành nên tư tưởng Hồ Chỉ
Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp) và giải phóng con
người. Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin chính là một nguồn gốc lý luận, là cơ sở
chủ yếu có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh12.

12 Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rỡ: “Chúng tôi
giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng càn phải nhấn mạnh rằng - mà không phải chỉ

2
3
Như vậy, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tỉnh hoa vãn hóa
của nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin đã hình thành tư tưởng Hồ Chỉ Minh.
Đồng thời, tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, phát triển và làm phong
phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin lên một trình độ mới về
chất, phù hợp với thời đại mới.

2.2. Cơ sờ thực tiễn


2.2. Â Thực tiễn VỉệtNtm
Việt Nam có lịch sử và văn hiến lâu đời với truyền thống chống giặc ngoại
xâm vô cùng oanh liệt. Nhưng cũng giống như các nước phong kiến phương
Đông khác, đến thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia lạc hậu, kém phát
triển.
Đến giữa thế kỷ XIX, trước sự suy yếu của chê độ phong kiến nhà
Nguyễn, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Mặc dù triều đình
nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân ta đã liên
tục anh dũng đứng lên chổng xâm lược trên cả nước. Từ năm 1858 đến cuối thế
kỷ XIX, phong trào đấu tranh yêu nước dưới sự lãnh đạo của Trương Định,

nhân Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh Lênin - chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là
nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác-Lênin” (Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,t.l5, tr.589-590).

2
Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Trần Tấn, Đăng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn,
Phan Đình Phùng (miền Trung); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích
(miền Bắc) đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo trong tình thé bị bao vây nên đến tháng 12-1897 đã buộc phải
đình chiến lần thứ hai với kẻ thù1.
Sau khi đã hoàn thành về căn bản công cuộc bình định, thực dân Pháp bắt
tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất 13 14, từng bước biển nước ta từ
một nước phong kiến thành nước thuộc địa và phong kiến với những biến đổi
căn bản về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Sự biến đổi đó làm xuất hiện
trong xã hội Việt Nam những giai tầng mới, đó là sự ra đời của giai cấp công
nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa giữa nông dân với địa chủ phong kiến và
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Trước các biến
đổi về kinh té - văn hóa - xã hội... phong trào cách mạng Việt Nam cũng từng
bước có những phát triển mới, đó là sự xuất hiện của phong trào yêu nước mang
khuynh hướng mới, đặc biệt là sự phát triển của phong trào công nhân ở nước
ta.
Đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách ở Trung
Quốc của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, gương Duy Tân của Nhật Bản,
cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911), phong trào yêu nước Việt Nam
chuyển sang xu hướng dãn chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có
tinh thần cải cách như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Điển hình như các
phong

13 Thực dân Pháp tranh thủ thời gian hòa hoãn này để chuẩn bị mọi điều kiện tiêu diệt cuộc
khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám. Đợt sóng cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám là từ
năm 1909 đến năm 1913.
14 Được tính bắt đầu từ năm 1897 đến năm 1914.

2
Ó
trào Đông Du1, phong trào Duy Tân15 16, phong trào Đông kinh nghĩa thục17...
Nhưng tất cả các phong trào yêu nước và khuynh hướng đấu tranh đòi độc lập
dân tộc ở Việt Nam thời kỳ này đều bị thất bại bởi sự đàn áp đẫm máu của thực
dân Phảp và chính quyền phong kiến. Trường Đông kinh nghĩa thục bị đóng
cửa (12-1907), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ bị đàn áp (1908); vụ Hà
Thành đầu độc thất bại (6-1908). Phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu
và các đông chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (2-1909). Phong trào Duy
Tân ở Trung Kỳ bị đàn áp, các thủ lĩnh như Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi
bị lên máy chém... Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng
Nghiêm Cẩn bị đày ra Côn Đảo... Dù thất bại, nhưng các phong trào yêu nước
đã nối tiếp nhau duy trì ngọn lửa cứu nước tiếp tục cháy trong lòng dân tộc. Tuy
nhiên, đến đầu thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đã diễn ra
sâu sạc. Tìm ra con đường cứu nước mới là yêu câu nóng bỏng nhất của dân tộc
Việt Nam.
Cùng với phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân, sự ra đời và phong
trào đấu tranh của giai cấp mới là giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất đã làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước
ta thêm những yếu tố mới.

15 Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng (1905-1907) với mục đích kêu gọi
thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập
cho nước nhà.
16 Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906-1908) với chủ trương phát triển
đất nước bằng con đường “cải lương” hướng tới nền chính trị dân chủ. Khẩu hiệu của phong trào
Duy Tân là: “Khai dân trí; Chấn dân khí; Hậu dân sinh”.
17 Phong trào đo Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... lãnh đạo (từ tháng 3-1907 đến tháng 11-
1907). Đây là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam dựa vào việc khai trí cho
dân (mở những lớp dạy học không lấy tiền, du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hóa, thúc
đẩy sử dụng chữ quốc ngữ thông qua các hoạt động giáo dục, báo chí, tuyên truyền, cổ động) vả
chủ trương chấn hưng thực nghiệp (mở tiêm buôn, phát triển công thương).

2
7
Đặc biệt, từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam ra
đời và ngày càng lớn mạnh về số lượng, chất lượng. Tuy mới ra đời, nhưng với
những tác động của phong trào cách mạng thế giới, phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, mang bản chất
của đấu tranh giai cấp và cách mạng: vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội và giải phóng con người. Phong trào yêu nước và phong trào công
nhân Việt Nam là cơ sở thực tiễn rất quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng Hồ
Chí Minh.
2.2.2. Thực tiễn thế giới
Vào cuốỉ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền - giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa - tiến hành tranh giành thị trường, đẩy mạnh xâm chiếm
thuộc địa nhằm khai thác nguyên liệu, bóc lột và nô dịch các dân tộc ở hầu hết
các nước Á, Phi và khu vực Mỹ Latinh. Tình hinh đó đã ỉàm sâu sắc thêm mâu
thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với
giai cấp vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn giữa các nước tư bản,
đế quốc với nhau, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhân dân các dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này càng phát triển và
trở thành một mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại. Yêu cầu giải phóng, đem
lại độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi riêng của các dân tộc
thuộc địa mà còn là yêu cầu chung của các dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân' tộc trên thế giới.
Các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản chủ yếu là do tranh giành thị trường
giữa các nước đế quốc, đã dẫn tới Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (từ tháng 8-
1914 đến tháng 11-1918), nhằm chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng, làm
xuất hiện phong trào đấu tranh
của nhân dân thể giới đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh đế quốc, (đó cũng là
một trong những nguyên nhân bùng nổ Cách mạng Tháng Mười Nga). Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới đã mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ
vũ, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhận quốc tế, phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười, sự
ra đời của Nhà nước Xôviết, phong trào cách mạng thế giới của giai cấp công
nhân phát triển với sự ra đời và đẫn dắt của Quốc tế III cũng như phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới là những nguồn gốc thực tiễn quốc tể cho sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước đòi hỏi của dân tộc, nhân loại và thời đại, tư tưởng Hồ Chí Minh
hình thành. Sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở thực tiễn của cách
mạng trong nước và thể giới là sự giải đáp và là sản phẩm tất yếu của cách
mạng Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới, không phải là ý muốn chủ quan
hay một sự áp đặt nào.

2.3. Phẩm chất của Hồ Chí Minh


Đã có nhiều nhà yêu nước Việt Nam đi ra nước ngoài tìm đường cứu
nước, nhưng tại sao chỉ có Hồ Chí Minh là người nhận thức được yêu cầu của
lịch sử dân tộc, xu thể phát triển của thời đại và tìm được con đường cách mạng
giải phóng dân tộc phù hợp, đúng đắn.
Điều đó thể hiện tài năng, trí tuệ của Hồ Chí Minh, nhưng trước hết là
phẩm chất đạo đức, nhân cách cao đẹp của của Người: tinh thần yêu nước, nhân
văn cao cả, mục đích và khát vọng cứu nước, cứu dân; quyết tâm sẵn sàng hiến
dâng trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người nói:
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”1. Ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy, đã
tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mạnh mẽ: “Giàu sang không thể

2
9
quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay. Uy lực không thể khuất phục” 18 19;
khát vọng mạnh mẽ ấy đã trở thành điểm tựa giúp Người vượt qua muôn trùng
khổ ải khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
Cùng với tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và khát vọng cứu nước, cứu
dân vô cùng mạnh mẽ, Hồ Chí Minh còn thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn
và tổng kết thực tiễn vô cùng phong phú. Trong quá trình hoạt động, trải
nghiệm thực tiễn, Hồ Chí Minh có điều kiện quan sát, nghiên cứu phong trào
cách mạng của các nước thuộc địa và các nước tư bản phát triển ở nhiều châu
lục khác nhau. Trên cơ sở nhận thức quy luật vận động khách quan của lịch sử,
thông qua thực tiễn phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và nắm
vững thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử; với
phong cách tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng cách
mạng và tổ chức thực hiện đường lối đó thắng lợi ở Việt Nam.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn lý luận và thực tiễn phong
phú; được hình thành từ sự chắt lọc và kết hợp giữa các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-
Lênin, thông qua phẩm chất cá nhân, với năng lực hoạt động trí tuệ và thực tiễn
cao của Người. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là sản phẩm của thời đại là
“độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, vừa phản ánh lý tưởng, mục tiêu

18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr. 187.
19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.50.

3
của thời đại là “Độc lập “ Tự do - Hạnh phúc” cho mọi dân tộc và mọi người
trên hành tinh chúng ta.

3. ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG Hồ CHÍ MINH 3X Đặc


điểm của tư tưỏng Hồ Chí Minh
3.1.1. Tư tưởng Hồ Chỉ Minh cỗ quá trình phát triển lâu đài và là hệ
thống mở
Xét về cơ sở hình thành, trước hết tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của
sự thâu thái, kế thừa, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và của thời đại. Trên nền tảng vãn
hóa phong phú, vững chắc và ở tầm cao nhân loại, cho nên khi tiếp nhận chủ
nghĩa Mác-Lênin với nội dung căn bản là thế giới quan, phương pháp luận khoa
học và cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ bao hàm những giá trị văn
hóa, văn minh của dân tộc - nhân loại, thời đại... mà còn phản ánh tính độc lập,
tự chủ và sáng tạo. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có quá trình phát
triển lâu dài (từ truyền thống đến hiện đại); không giáo điều, thiên kiến, mà là
một hệ thống mở, trân trọng với các giá trị văn hóa của dân tộc mình và của các
dân tộc khác, là tư tưởng của sự đổi mới, phản ánh tính độc lập, tự chủ và sáng
tạo.
Vì vậy, nét đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự thấm đẫm giá
trị văn hóa, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với quốc tế, truyền thống
với hiện đại và phù hợp với quy lật vận động, phát triển của lịch sử loài người.
Có thể nói, trong nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm đầy đủ các yếu tố
chủ quan và khách quan, sự thổng nhất của các đặc tính khoa học, cách mạng
và nhân văn.
3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh nấì bật là tư tưởng chỉnh trị
Với nội dung cơ bản, chủ đạo là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người, là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, nên đặc điểm nổi bật nhất của nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh là tư tưởng chính trị.
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm cách mạng
giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa - tiến tói
sự giải phóng triệt để và phát triển toàn diện con người theo tiêu chí “Độc lập”
cho dân tộc, “Tự do - Hạnh phúc” cho con người Việt Nam. Bởi vậy, tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong đó nổi bật là tư tưởng chính trị, nhằm cải biến xã hội, thuận
lòng dân, đúng quy luật và đó là tư tưởng chính trị phù họp với xu thé phát triển
của thời đại. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc tính khoa học,
cách mạng và nhân văn, đồng thời thể hiện những quan điểm lý luận đảm bảo
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng (quan điểm về lực lượng cách mạng, về đại
đoàn kết dân tộc và quốc tế...).
Với tư tưởng cốt lõi là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, tư
tưởng Hồ Chí Minh đồng thời chứa đựng trong đó nội dung giải phóng triệt để
con người; nhằm phát huy mọi tiềm năng của mỗi con người. Đê tạo nên sức
mạnh của toàn dân tộc, phải xây dựng khối đại đoàn kết: trước hết là đoàn két
trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế; phát huy sức mạnh dân tộc kết
họp với sức mạnh thời đại. Trong phương pháp cách mạng, Hồ Chí Minh cũng
lấy sự đoàn kết thống nhất thay cho phương pháp loại trừ. Vì vậy, tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh ở tầm cao văn hóa thấm đậm sâu sắc chủ nghĩa nhân
văn. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh được thể hiện trong toàn bộ hoạt động
thực tiễn của Người.
3.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất biện chứng với phương pháp và
phong cách Hồ Chỉ Mình
Sự thống nhất giữa tư tưởng với phương pháp và trở thành phong cách Hồ
Chí Minh là sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời phản
ánh sự thống nhất giữa những thuộc tính bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là
khoa học, cách mạng và nhân văn.
Trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi quan điểm của Người đồng
thời cũng mang ý nghĩa chỉ dẫn về phương pháp. Phương pháp Hồ Chí Minh

3
không chỉ là cách thức, biện pháp, cách làm, bước đi trong giải quyết các vấn
đề chiến lược, sách lược hoặc để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng cụ thể
ở mỗi thời đoạn mà còn hưởng tới nâng cao nhận thức tư tưởng, rèn luyện và
bồi dưỡng toàn diện để hoàn thiện con người và phát triển xã hội. Hồ Chí Minh
đã phát động các phong hào dân chủ để thực hiện các mục tiêu cách mạng và
xây dựng xã hội dân chủ mới trên cơ sở giác ngộ và nâng cao tri thức của nhân
dân. Người chủ trương lấy “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tới mục tiêu
“Độc lập” cho dân tộc, “Tự do, hạnh phúc” cho con người Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý luận
và thực hành. Sự thống nhất đó trở thành phong cách Hồ Chí Minh hướng tới
các hoạt động mang đển hiệu quả cao, không hình thức, lãng phí, đơn giản mà
thiết thực vì mục tiêu mang lại lợi ích cho con người, tránh lãng phí, thiệt hại
cho nhân dân. Bởi vậy, phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách
sống... của Người hết sức giản dị nhưng khoa học và hiệu quả, rất trong sáng,
thật gần gũi với nhân dân và luôn vì ích quốc, lợi dân mà Người xem đó là chân
lý20. Người dạy cán bộ:
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,
phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và
nhân loại.
Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công,
vô tư”21.
Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu của một vĩ nhân, Người đã hy sinh
trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cửa dân tộc và nhân loại.
20 Hồ Chí Minh nói: “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích
của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.378).
21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.208.

3
3
Người đã nêu tấm gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng: cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư. Đó là những biểu hiện của sự thống nhất biện
chứng giữa tư tưởng, phương pháp và phong cách của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống mở, quá trình hình thành, hoàn
thiện và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với thực tiễn Việt Nam và thế
giới. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đáp ứng trước sự vận động của
tình hình và được biểu hiện một cách giản dị, dễ hiểu, thấm sâu vào quần
chúng.

3.2. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh


Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội (giai cấp) và giải phóng con người, bởi vậy, về bản chất mang đậm tính
khoa học, cách mạng và nhân văn.
Tính khoa học được biểu thị đặc trưng nhất là sự hình thành không phải
trên cơ sở chủ quan, mà là sự kết tinh của những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và từ sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn Việt
Nam, thế giới và sự vận
động của nhân loại trên con đường tiến hóa trong thời đại mới.
Dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn rộng rãi, từ dân tộc đến nhân loại
và biểu thị sâu sắc tính chất của thời đại, tư tưởng Hồ Chí Minh đã phản ánh
những vấn đề cơ bản có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, được thể hiện ở
nội dung căn bản và sâu sắc nhất là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Hệ thống quan điểm đó, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa đã được thực chứng qua thực tiễn với thắng lợi của cách mạng
Việt Nam và của nhân loại trong cuộc đấụ tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ, tiến bộ xã hội; ngày nay, hệ thông quan điểm có tính quy luật đó đang
và sẽ tiếp tục thể hiện sự đúng đắn trong những điều kiện lịch sử mới. Tính
khoa học đó của tư tưởng Hồ Chí Minh, vi vậy, có giá trị to lớn trong việc bổ
sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và kho tàng tri thức phát triển của nhân
loại.

3
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng cách mạng vì nó hướng tới cải tạo xã
hội, cải tạo con người theo hướng phát triển và tiến bộ bằng các cuộc cách
mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa mà
mục tiêu cụ thể là “Độc lập” cho dân tộc và “Tự do, hạnh phúc” cho con người.
Mục tiêu cách mạng này không chỉ giành cho dân tộc và con người Việt Nam,
mà cho cả các dân tộc khác trên hành tinh của chúng ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi, xuyên suốt: Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, thể hiện tư tưởng cách mạng không ngừng, đã giải quyết
một cách khách quan, khoa học và triệt để các mâu thuẫn dân tộc và giai cấp;
phù hợp với quy luật vận động, phát triển của lịch sử nhân loại và thời đại,...
đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Chính từ những vân đề này, tư tưởng
cách mạng của Hồ Chí Minh chứa đựng sự sáng tạo cách mạng trên tất cả các
phương diện cơ bản nhất: về đường lối cách mạng; xây dựng lực lượng cách
mạng; thiết kế xã hội mới và phương thức để thực hiện thành công những nội
dung căn bản đó xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và thế giới trong sự vận động,
phát triển không ngừng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng cách mạng biểu thị tính nhân vãn sâu
sắc ở mục tiêu “Độc lập " Tự do - Hạnh phúc”, từ giải phóng con người về
chính trị khỏi sự áp bức dân tộc, tới giải phóng con người về xã hội khỏi sự
thống trị giai cấp đến giải phóng toàn diện và triệt để đổi với con người của chủ
nghĩa cộng sản. Những mục tiêu trên đều vì con người, giành cho con người
nhưng đều do con người thực hiện, bởi vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng bắt
đầu từ việc phát huy chủ thể của cách mạng, từ sự giáo dục và cải tạo đối với
con người, để giác ngộ con người tự giác đứng lên giải phóng cho mình. Chính
vì vậy, tính nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ biểu thị trong mục
tiêu của các cuộc cách mạng mà còn ở phương thức thực hiện: lấy thống nhất
thay cho loại trừ, đoàn kết thay vì chia rẽ giữa con người với con người, lấy hòa
bình và hữu nghị giữa các dân tộc thay cho xung đột, chia rẽ vì những mục tiêu
lợi ích chung của dân tộc Việt Nam và toàn nhân loại. Bởi vậy, tư tưởng Hồ Chí
Minh là hệ thống quan điểm khoa học, cách mạng về giải phóng con người một
cách triệt để nhất.

3
5
4. GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG Hồ CHÍ MINH
Từ những nội dung khái quát trên đây, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh có
giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Giá trị tư tưởng của Người không chỉ được
khẳng định trong thế kỷ XX, mà còn được thể hiện trong hiện tại và tương lai.
Đảng khẳng định: Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt
Nam, “mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi”1. Có thể nhìn nhận những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trên hai góc
độ sau đây.

4.1. Gỉá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối vói dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam giành được
những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX: giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tiến hành thắng
lợi công cuộc đổi mới. Đồng thời mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc:
kỷ nguyên “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Sự ghi nhận đó thể hiện trong
Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”22 23.
Những “thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” của 35 năm đổi mới là
minh chứng khẳng định giá trị nền tảng và kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trong bối cảnh, tình hình hiện nay, Đảng khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới
của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích
quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình
22 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thử XI, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2011, tr.88.
23 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2007, t.51, tr.147.

3
đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là
nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao
động”24.

4.2. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nhân loại và thời đại
về giá trị nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân
tộc và nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội để giải phóng triệt để con người, xây dựng một thế giới hòa
bình, trong đó có sự bình đẳng và hữu nghị giữa các dân tộc, vì vậy, tư tưởng
Hồ Chí Minh có đóng góp những giá trị mới, thúc đẩy sự vận động phát triển
quan hệ, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc; làm cho các dận tộc hiểu biết, xích
lại gần nhau hơn; cùng hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình, tiến bộ và
phát triển. Đây là những giá trị khang định tầm vóc vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với dân tộc Việt Nam và với nhân loại.
Thực tiễn thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội và thành tựu của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam
không chỉ khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn có giá trị
động viên phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân
chủ, tiến bộ xã hội trên thé giới. Đồng thời, thúc đẩy phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân xâm lược, chống chiến tranh và sự bất bình đẳng dân
tộc ưên phạm vi toàn cầu. Với những cống hiển xuất sắc về lý luận và thực tiễn,
tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương Việt Nam đã cổ vũ, động viên nhân dân
các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, biến thế kỷ XX
trở thành thế kỷ “phi thực dân hóa”. Trên ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã góp phần
to lớn vào việc “xóa đi vết nhơ của nhân loại” là chủ nghĩa thực dân. Chính vì
vậy, Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
24 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ xin, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.1, tr.33.

3
7
Minh đã khẳng định: “Người đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của
nhân loại và là một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam,
góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”25.
về giá trị thời đại
Có thể nói, giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là những
quan điểm cách mạng giải quyết những van đề mâu thuẫn ở các nước tư bản
phát triển, mà còn bao quát cả những mâu thuẫn ở các nước kém phát triển;
không chỉ bao gồm cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
và chủ nghĩa tư bản, mà cuộc đấu tranh đã được mở rộng trên tất cả các phạm
vi, các lĩnh vực đời sống xã hội, vãn hóa, đạo đức; không chỉ là đấu tranh giai
cấp với ách áp bức, bóc lột, mà còn đấu tranh xóa bỏ đói nghèo, sự ngu dốt và
lạc hậu, nhằm tạo ra một thế giới mới theo mục tiêu lý tưởng tốt đẹp của chủ
nghĩa xã hội. Đây là vẩn đề có ý nghĩa thời đại cấp bách hiện nay, khi khoảng
cách giàu - nghèo giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng bị phân hóa; đạo
đức xã hội đang ngày càng xuống cấp, làm nảy sinh những tệ nạn xã hội, làm
mất niềm tin của nhân dân lao động vào tương lai tươi sáng của thời đại mói.
Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh với bản chất cách mạng, đạo đức và
nhân văn, có giá trị định hướng cho con người đi đến hành động đúng đắn. Giá
trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh còn được đánh giá cao bởi trong đó thể
hiện sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của cộng đông quốc tế;
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng... phù hợp với xu thế vận động phát triển của quan hệ quốc tế
hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội” với mục đích cuối cùng là làm cho dân giàu, nước mạnh, nhân dân được tự
do, hạnh phúc, tiến tới xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển,
trở thành những giá trị của thời đại ngày nay.
Dù cho thế giới còn tiềm ẩn nhiều vấn đề bất trắc, khó lường với diễn biến

25 UNESCO với sự kiện tốn vinh Chủ tịch Hồ Chỉ Minh - Anh hùng giải phỏng dân tộc, nhà văn
hóa kiệt xuất, Nxb.Sự thật, H.1990, tr. 102-103.

3
phức tạp trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương: “Thế giới đã và
sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong kho tàng văn
hóa nhân loại”26. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục là nền tảng tư tưởng, là kim
chỉ nam, là ánh sáng soi đường, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân ta đi tới thành công, mãi mãi trường tồn cùng dân tộc và thời đại.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đối với sự hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Từ việc phân tích nội dung khái niệm, cơ sở hình thành, đồng chí hãy
làm rõ những đặc điểm, bản chất và giá trị cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Phân tích, làm rõ những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân
tộc, nhân loại và thời đại?
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Tài liệu bắt buộc
1. Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giảo trình Tư tưởng Hồ
Chỉ Minh (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính
trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, HI997, tr 113-178.
* Tài liệu đọc thêm
1. Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chi Minh và cách mạng Việt Nam,
Nxb.Thông tin lý luận, H. 1992.
2. Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh,

26 Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hình thành và phát triển. Nxb.Sự thật,
H.1993, tr.73.

3
9
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1998.
3. Song Thành: Hồ Chỉ Mình - Nhà tư tưởng lôi lạc, Nxb.Lý luận chính
trị, H.2006, tr. 19-62.
4. Đặng Xuân Kỳ: Chủ tịch Hồ Chi Minh, chiến sĩ cộng sản kiên cường
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tể, Nxb.Thông tin lý luận, H.1990.
5. Furuta Motoo: Hồ Chỉ Minh - Giải phóng dân tộc và đổi mới,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1997.
Bài 2
TU’ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc.
về kỹ năng: Học viên biết phân tích và luận giải một cách khoa học những
quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải
phóng dân tộc. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc vào nhiệm vụ, công tác hiện nay.
về tư tưởng: Khẳng định ý nghĩa, giá trị dân tộc, giá trị thời đại của tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân
tộc; củng cố và nâng cao niềm tin vào con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh,
Đảng ta đã lựa chọn.

B. NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
1.1. Khái niệm dân tộc
Dãn tộc tiếng Anh là nation (quốc gia), cổ nguồn gốc từ tiếng Latinh -
natio (nghĩa là SỊT sình nở).

4
Dân tộc theo nghĩa hẹp (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một
tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được
phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng
đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc
người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me...
Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội
ứng với các phương thức sản xuất.
Dân tộc theo nghĩa chung nhất là một cộng đồng người có chung nền văn
hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử (thường có chung địa bàn cư
trú, vùng, lãnh thổ); có khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong trường
họp quốc gia dân tộc, còn được gọi là quốc dãn.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênỉn'. Dân tộc là sản phẩm của quá
trinh phát triển lâu dài của lịch sử (trước dân tộc là những hình thức cộng đồng
tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, tộc người - Ethnie). Sự ra đời và hình
thành dân tộc quốc gia (Nation) gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ
nghĩa tư bản và sự ra đời của các nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Dân tộc là hình thái phát triển cao nhất của
tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hĩnh
thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã
hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và
chặt chẽ hơn về kinh tể, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức
tự giác tộc người.
Khái niệm “dân tộc tư bản chủ nghĩa” và “dân tộc xã hội chủ nghĩa” có
những điểm tương đồng, nhưng cũng có sự khác biệt nhau, do đặc điểm của
phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội
phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, nhà nước là của giai cấp tư
sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã
hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công
nhân và nhân dân lao động.
Dân tộc Việt Nam (nation) được hình thành cùng với tiến trình lịch sử
dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng thống nhất chính

4
1
thể của một quốc gia đa dân tộc (đa tộc người), bao gồm 54 tộc người (người
Kinh là dân tộc đa số). Việt Nam là dân tộc đa tôn giáo, đa văn hóa. Văn hóa
Việt Nam là nền vãn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có
những giá trị và sắc thái văn riêng.
Tuy nhiên, khái niệm dân tộc gắn liền với phạm trù lịch sử và có khi tùy
theo góc độ tiếp cận của mỗi ngành khoa học, mà có nội hàm khác nhau. Ví dụ,
các ngành khoa học nghiên cứu về Nhân chủng học, Dân tộc học, Văn hóa học,
Sử học... có nội hàm khái niệm dân tộc không giống nhau. Nghiên cứu “Tư
tưởng HÒ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa”, ở một góc độ nhất định, cũng
bắt đầu từ nội hàm của vấn đề dân tộc, tuy nhiên, phạm vi nghiên cửu chỉ tập
trung vào vấn đề dân tộc thuộc địa.

1,2. Vấn đề dân tộc thuộc đ|a


Vấn đề dân tộc thuộc địa chỉ có từ khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu
mở rộng thị trường và sự phát triển của nền kinh tế, sản xuất hàng hóa, các
nước đé quốc cấu kết với nhau xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược
tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt (bởi sự áp bức dân tộc), từ đó xuất hiện khái
niệm vấn đề dân tộc thuộc địa.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), đặc biệt là từ sau khi trên thế
giới hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (1945), nhờ có sự ủng hộ,
giúp đỡ tích cực của phong trào cách mạng thế giới đối với nhân dân các dân
tộc thuộc địa đấu tranh đòi độc lập, phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ, làm tan

4
rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (kiểu cũ, cai trị trực tiếp). Cho đến
cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới đã
giành được thắng lợi và trở thành các quốc gia độc lập.
Khi bàn về sự phát triển của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã đề cập đến hai
xu hướng phát triển của vấn đề dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản.
Xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của ý thức dân tộc, của phong trào đấu tranh
chống áp bức dân tộc sẽ dẫn tới việc thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu
hướng thứ hai là với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân
tộc sẽ dẫn tới việc phá vỡ sự ngăn cách dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế
của chủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế, chính trị, khoa học1...
Xu hướng thứ nhất chiếm ưu thế trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản mới phát
triển, còn xu hướng thứ hai là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản già cỗi sắp
chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa; cả hai xu hướng đều phát triển trong điều
kiện mâu thuẫn đối kháng giai cấp gay gắt. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa dân tộc tư sản, không thể giải quyết được vấn đề dân tộc, mà chỉ làm cho
sự xung đột dân tộc ngày càng tăng lên. Chỉ có cách mạng vô sản và chủ nghĩa
xã hội, trên cơ sở thủ tiêu ách áp bức giai cấp và áp bức dân tộc, mới tạo điều
kiện để thực hiện sự bình đẳng dân tộc và xây dựng tình hữu nghị giữa các dân
tộc, làm cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau. Từ đó, V.I.Lênin yêu cầu
các đảng cộng sản phải kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa
dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô vanh; thực hiện quan điểm chủ nghĩa quốc tế vô
sản27 28.

27 Xem V.LLênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.24, tr.XXIIL
28 Xem Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chỉ Mình, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2003, tr.56.
Ở Việt Nam, đến cuối thê kỷ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn tất công
cuộc xâm lược và bình định nước ta, biến Việt Nam từ một quốc gia độc lập trở
thành một nước thuộc địa của Pháp. Trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân
lầm than trong vòng nô lệ, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trải
qua hành trình gian khổ, Người đã đến nhiều nước thuộc địa, ở nhiều châu lục,
nghiên cứu về đời sống nhân dân, về chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa
thực dân. Người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề dân tộc thuộc địa
và các cuộc cách mạng trên thế giới, qua đó Người khẳng định, chỉ có Cách
mạng Tháng Mười Nga là thành công đến nơi... Cách mạng giải phóng dân tộc
ở Việt Nam muốn giành thắng lợi, phải đi theo con đường cách mạng vô sản, đi
theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga.

1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa


Vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là vấn đề
đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa, nhằm thủ tiêu sự thống trị của
ngoại bang, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của chế độ thực
dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới, cách
mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, việc
nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc có liên quan chặt chẽ đển việc xây dựng
chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô
sản, được thể hiện trong một số luận điểm cơ bản sau đây:
1.3.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc
Chủ tịch HỒ Chí Minh đã nói: Cái mà tôi cần nhất trên đời là Tổ quốc tôi
được độc lập, đồng bào tôi được tự do. Trên đường tìm đường cứu nước, Hồ
Chí Minh đã đến nước Mỹ, tìm hiếu tinh thần bất hủ của bản Tuyên ngôn độc
lập 1776 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; Người đã sống và làm việc ở Pari - thủ
đô của nước Pháp, trung tâm văn hóa của châu Âu, tiếp cận với những giá trị
nhân văn của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1791 và tinh thần tiến bộ

4
của cách mạng Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Sau này, tinh thần đó được
Người đã khái quát thành chân lý bất hủ về quyền cơ bản của các dân tộc trong
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa: “Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do”29.
Năm 1919, tại Hội nghị Vécxay (Versailles), các nước đồng minh thắng
trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết. Đại diện cho Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, ký tên
Nguyễn Ái Quốc, Người gửi đến Hội nghị bản Yêu sách 8 điểm, yêu cầu chính
quyền thực dân ở Đông Dương thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền bình
đẳng tối thiểu cho nhân dân Việt Nam; yêu cầu chính quyền thực dân phải đối
xử với người bản xứ Đông Dương như đối với người châu Âu, tức là phải xóa
bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ phận trung thực
nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); yêu cầu phải bãi bỏ chế độ cai
trị bằng sắc lệnh (một cách độc tài) và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật; yêu
cầu thực hiện các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền
tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, hội họp, tự do cư trú...
Tuy nhiên, Bản yêu sách đã không được xem xét, từ thực tiễn đó, Nguyễn
Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy
vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình... 1. Theo Người, nền độc
lập dân tộc chỉ có thể giành được bằng một cuộc cách mạng, ở Việt Nam với
những điều kiện lịch sử cụ thể, cuộc cách mạng chỉ có thể giành thắng lợi bằng
con đường cách mạng vô sản, do đảng cộng sản lãnh đạo. Sau khi đã chuẩn bị
kỹ càng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng
mácxít, Nguyên Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản,
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
Trong Chảnh cương vẳn tất cũng như trong Lời kêu gọi sau khi thành lập
Đảng do lãnh tụ Nguyên Ái Quốc trực tiếp khởi thảo, đã xác định mục tiêu
chính trị của Đảng là: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay

29 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.l.

4
7
sai, giành độc lập dân tộc và tiến lên xã hội cộng sản.
Tháng 5-1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng, viết thư
Kỉnh cáo đồng bào, Người chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng
cao hơn hết thảy”30 31. Vói việc quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), ra báo Vỉệt Nam độc lập, soạn thảo Mười
chỉnh sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đau tiên là: “Cờ treo độc lập, nên
xây bình quyền”, Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của
nhân dân ta trong một câu nói bất hủ: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”32.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời
đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước quốc dân đồng bào và
trước thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã
thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập
ấy”1. Khẳng định tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập của nhân dân ta,
trong các bức thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình.
Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiên đấu đến cùng để bảo vệ
những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho
đất nước”33.
Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp hòng cai trị nước ta một lần
nữa, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946): “Không!
Chủng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hê

30 Xem Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Văn học,
H.1970, tr.3O.
31 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.23O.
32 Võ Nguyên Giáp; Những chặng đường lịch sử, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1994, trí
196.
33b 2’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.3;

4
là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” 34.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quắc kháng chiến của Hồ Chí Minh, câ dân tộc ta
đồng sức, đồng lòng, chiến đẩu hy sinh, kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của
Tô quốc, đưa cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ngày 17-7- 1966, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đằng bào và chiến sĩ cả nước, nêu cao quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, với tinh thần: “KHÔNG có GÌ QUÝ HƠN
ĐỘC LẬP, Tự DO”35. Nghe theo Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân
dân ta ở hai núền Nam Bắc đã kiên cường chiến đấu, hy sinh, buộc Mỹ phải ký
Hiệp định

34522; 534.
35 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.15, tr. 130.

4
9
Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; phải chấp nhận Điều 1
(Chương I) nói về các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: “Hoa Kỳ
và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công
nhận”. Với Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ là
khẩu hiệu, không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống của Người. Đồng thời, trở
thành chân lý, là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của
sự nghiệp đâu tranh vì độc lập, tự do của Việt Nam, là nguồn động viên các dân
tộc bị áp bức hên toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là Anh
hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, mà còn được thừa nhận là người khởi
xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX.
1.3.2. về moi quan hệ giữa vẫn đề ãân tộc và vấn đề giai cấp ở một nước
thuộc địa
Đứng trên lập trường, quan điểm mácxít, xuất phát từ yêu cầu của cách
mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh
cho rằng, mối quan hệ dân tộc và giai cấp ở một nước thuộc địa là mối quan hệ
chặt chẽ, hữu cơ với nhau; giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; giải
phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp. Bên cạnh đó, những nhân tố của
thời đại mới được mở ra từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, đã hình thành
quan điểm của Người: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Nhìn lại phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp ở Việt Nam (cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) đều được dẫn dắt bởi ý thức hệ phong kiến (đã lỗi
thời); tư tưởng dân chủ tư sản (với những hạn chế lịch sử của nó); chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam chủ yếu vẫn dừng lại ở chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Tiếp thu ý thức hệ của giai cấp công nhân - ý thức hệ tiên tiến của thời đại (lý
luận chủ

5
D
nghĩa Mác-Lênin), Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường chủ nghĩa quốc tế
chân chính để giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp. Giành độc lập dân tộc
để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
được đặt ra và giải quyết một cách phù hợp, biện chứng, không rơi vào phiến
diện, cực đoan, tránh xa tư tưởng dân tộc hẹp hòi, vị kỷ. Đây là một vấn đề
quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong thời đại cách mạng vô
sản, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước trong sáng với chủ
nghĩa quốc tể chân chính của giai cấp công nhân. Quan điểm của Người đồng
thời đã bổ sung và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, khi đề cập đến mối quan hệ giai
cấp và dân tộc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản nhằm lật dổ ách thống trị của giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là
mang tính chất dân tộc: “Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại
đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số” 1. Vì vậy, “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu
tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc” 36. Từ đó,
Mác kêu gọi: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền,
phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy
hoàn toàn không phải theo cái nghĩa nhự giai cấp tư sản hiểu”37.
Theo C.Mác và Ph.Àngghen, trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp vô
sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao
động và của cả dân tộc. Do đó, có thể xóa bỏ triệt để tình trạng bóc lột và áp
bức giai cấp, đó là điều kiện xóa bỏ ách áp bức dân tộc, đem lại độc lập thật sự
cho dân tộc mình và cho các dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất
cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều này.
Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cẩp vô sản lãnh đạo mới thực
hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Tuy nhiên, ở thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, các ông
không đi sâu nghiên cứu, giải quyết vấn đề dân tộc, vì về cơ bản, vấn đề dân tộc

36’3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4,
37tr.611; 611; 623-624.

5
1
ở Tây Âu đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; nhất là các ông chưa có
điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa. Đúng như V.LLênin đã từng
nhận xét, đối với C.Mác, so với vấn đề giai cấp vô sản, thì vấn đề dân tộc chỉ là
thứ yếu thôi.
Khi chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thể giới, cách mạng giải
phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, V.I.Lênin có cơ
sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng thuộc địa thành
một hệ thống lý luận, (được coi là học thuyết về cách mạng thuộc địa). Theo
V.LLênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành
được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc
bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, V.I.Lênin đã bổ sung khẩu hiệu: “Giai cấp vô sản
toàn thế giới liên hiệp lại” (trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mác và
Ph.Ăngghen), thành khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức,
đoàn kết lại!”. Đánh giả về quan điểm mới của V.LLênin, Nguyễn Ái Quốc đã
khẳng định: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong
các nước thuộc địa”38.
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối
quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và
phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của các đảng cộng
sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu
của cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung vào giải quyết vấn đề
giai cấp; vẫn “đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào
dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”1. Điều đó hoàn toàn đúng với đòi
hỏi của thực tiễn cách mạng vô sản Tây Âu đang đặt ra lúc bấy giờ, nhưng cần
phải nghiên cứu, bổ sung, phát triển cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát
triển của lịch sử, đặc biệt là đổi với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa.
Từ một người yêu nước, trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm thấy con đường giải phóng

38 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.147.

5
cho dân tộc - theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo quỹ đạo của
cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật
thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành
được chút ít thắng lợi trong một nước nào đó... thì đó càng là thắng lợi cả cho
người An Nam”39 40. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, Người
nói: “cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”. Nhận thức
được mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách
mạng giải phóng dân tộc ở thời đại mới, Hồ Chí Minh khẳng định, nhiệm vụ đặt
ra cho các nước thuộc địa không phải là làm ngay một cuộc cách mạng vô sản,
mà trước hết là phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc; có độc lập dân tộc
rồi mới có điều kiện để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, yêu
cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc không cho phép ỷ lại,
ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu Âu để chờ được trả lại nền độc
lập. Nhân dân các dân tộc thuộc địa cổ thể tiến hành cách mạng giải phóng dân
tộc và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở các nước chính quốc; phải dựa
vào lực lượng của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của
giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới, giành lại độc lập dân tộc và tiến
hành each mạng xã hội chủ nghĩa, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng
vô sản thế giới.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo ve
lý luận và thực tiễn cách mạng; về giải quyết mối quan hệ dân tộc với giai cấp,
chủ nghĩa yêu nước trong sáng với chủ nghĩa quốc tế chân chính, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC


2.1. Mục tiêu, tính chất và nhiệm vụ của cách mạng giải phổng dân tộc
về mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Khi phân tích về các loại hình cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh chỉ
rõ, “dân tộc cách mệnh” tức cách mệnh giải phóng dân tộc: “như An Nam đuổi
39 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4,
tr.614.
40 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.520.

5
3
Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Triều Tiên đuổi Nhật, Philipin đuổi Mỹ...” 41. Mục tiêu
của cách mạng giải phóng dân tộc là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc,
khôi phục độc lập dân tộc và chủ quyên quốc gia, xây dựng chính quyền, xây
dựng nhà nước thuộc về lực lượng dân tộc.
về tỉnh chất của cách mạng giải phỏng dân tộc
Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc mang tính đối
kháng; là cuộc đâu tranh giữa những người bị áp bức chống kẻ áp bức; giữa
nhân dân thuộc địa " những người bị xâm lược, chống kẻ xâm lược (chính
quyền thực dân). Thực chất đây là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn dân tộc
với đế quốc xâm lược. Hồ Chí Minh phân tích: “Đen khi dân nô lệ ấy chịu
không nỗi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn
sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc
cách mệnh”1.
về nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng,
nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc là: “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” 2; “tiêu trừ tư bản đế quốc
chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” 3. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng
nề đó, trước hết là phải thành lập Đảng cách mạng: “để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi
nơi”4. Đảng cách mạng có nhiệm vụ tổ chức lãnh đạo, tuyên truyền, vận động,
tập hợp lực lượng cách mạng. Hồ Chí Minh giải thích: “Tụi tư bản và đế quốc
chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân ngu, lấy phép luật buộc dần
lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho
dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình. Vậy cách mệnh trước phải làm
cho dân giác ngộ”5. Người nhấn mạnh: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng
ống nào cũng không chống lại được”6. Một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất của cách mạng giải phóng dân tộc là tổ chức lực lượng cách mạng tiến

41 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.287. 1,4,5,6 JJX Chí
Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.286; 289; 288; 297.
2t3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.l; 5.

5
hành khởi nghĩa (khi thời cơ đến), đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong
kiến, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền nhân dân; tổ chức xây dựng
xã hội mới do nhân dần làm chủ.
Đê thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc trong thời đại mới, theo quan điểm của Hô Chí Minh, cách mạng
Việt Nam cần phải giải quyết các vấn đề sau đây.

2.2. Xây dựng đường lối cách mạng gỉảỉ phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản
Xuất phát từ sự thay đổi của tình hình thế giới từ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc ra đời, vấn đề thị trường, khu vực ảnh hưởng ngày
càng gay gắt... Chủ nghĩa đế quốc cấu kết với nhau tiến hành chiến tranh xâm
lược, thiết lập chính quyền cai trị, áp bức, nô dịch các dân tộc thuộc địa. Trong
bối cảnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917), cùng với
sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thé giới đã mở ra thời đại
mới: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, tất
cả các loại hình cách mạng khác (kể cả loại hình cách mạng dân chủ tư sản, do
giai cấp tư sản lãnh đạo), đều không phù hợp với thực tiễn thời đại. Trong thời
đại mới, muốn làm cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, giai cấp vô sản trên
thế giới cũng phải đoàn kết lại, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của bộ tham mưu
của phong trào cách mạng thế giới: Quốc tế Cộng sản. Hồ Chí Minh khẳng
định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, do đó khi
tiến hành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng đông thời góp phần
thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. Từ nhận thức đó, Hồ Chí
Minh dành nhiều công sức nghiên cứu về các cuộc cách mạng tư sản Anh,
Pháp, Mỹ, đặc biệt là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin lãnh đạo.
Người nhận xét: “Tròng thê giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công và thành công đến nơi... Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn
cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng
vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo
chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” ‘a. Cách mạng Tháng Mười Nga còn cho Hồ

5
5
Chí Minh thấy rằng: “Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại
ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách
mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới” 42. Như vậy,
để có thể giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp một cách triệt để, cách mạng
Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản, con đường của Cách mạng
Tháng Mười Nga. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”43.
Sự lựa chọn và quyểt định con đường cách mạng giải phóng dân tộc của
Việt Nam phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga - con
đường cách mạng vô sản đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mặt nhận thức
tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời mang tính bước
ngoặt căn bản đối với cách mạng Việt Nam.

2.3. Lực lượng lãnh đạo cách mạng ià đẳng cộng sản
Xuất phát từ điều kiện lịch sử, thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của
thời đại (từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga), Hồ Chí Minh khẳng định, cách
mạng giải phóng dân tộc (ở Việt Nam), muốn giành thắng lợi phải do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
Quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng Việt Nam
muốn giành thắng lợi, theo Hồ Chí Minh phải có một đảng mácxít chân chính
lãnh đạo. Người nói: Cách mệnh “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong
thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô
sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa
làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chán nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” 44. Để đảm bảo
sau khi cách mạng thành công, đất nước có nền độc lập hoàn toàn, đa số nhân
dân lao động được hưởng ấm no hạnh phúc, thì cách mạng phải do đảng cộng
sản lãnh đạo. Đảng phải được xây dựng theo các nguyên tắc đảng kiểu mới, lấy

421,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.304.
43 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.3O.
44 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.289.

5
lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng.
Nhiệm vụ lãnh đạo của đảng cộng sản
Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc. Thông qua cương lĩnh, đường lối của mình, Đảng tổ chức vận
động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
(mà nòng cốt là liên minh công nông), thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống
đế quốc và chong phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh
phúc cho nhân dân. Để đáp ứng được với những yêu cầu nhiệm vụ đó, đảng
cộng sản phải được xây dựng theo các nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin,
được trang bị bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

2.4. Lực lượng thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc là toàn dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở
liên minh công nông làm nòng cốt. Trước Hồ Chí Minh, quan điểm về lực
lượng cách mạng của các nhà cách mạng kinh điển như C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin... khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Hồ Chí
Minh tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời đưa ra những
quan điểm mang tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.
Theo quan điểm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, lực lượng thực hiện cách
mạng giải phóng dân tộc “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một
hai người”1, vi vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí
chống lại cường quyền”45. Hồ Chí Minh nêu rõ, phải vận động, tập hợp rộng rãi
các giai tầng trong xã hội tham gia lực lượng cách mạng, nhưng trong đó:
“Công nông là người chủ cách mệnh,... công nông là gốc cách mệnh” 46. Đặc
biệt, khi nghiên cứu điều kiện, đặc điểm cơ cấu xã hội và thái độ cách mạng của
các giai tầng trong xã hội ở các nước thuộc địa, nhất là ở Việt Nam, một nước
thuộc địa, phong kiến, Hồ Chí Minh nhận định: “Trong tất cả các thuộc địa của
Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của
nông dân bản xứ đã chín muồi”47. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bộ phận trung tâm
451,2,3 PJQ Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.283;
46288; 288.
47 HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.1, tr.311.

5
7
trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân, nông dân và khôi
liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đây là một phát hiện của
Hồ Chí Minh về vai trò, sứ mệnh và khả năng thực thi nhiệm vụ cách mạng giải
phóng dân tộc của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa (nói chung), của giai
cấp nông dân Việt Nam (nói riêng). Người sớm nhìn thấy giai cấp nông dân
Việt Nam là lực lượng cách mạng to lớn (chiếm 95% cơ cẩu dân số xã hội); bị
chính quyền thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề; mang trong mình
tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc. Hồ
Chí Minh nhận định: “Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì lực lượng ấy sẽ làm
xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to
lớn ấy đánh tan”48. Dù đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân,
nhưng trước sau Hồ Chí Minh vẫn luôn khẳng định, giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo cách mạng, Đảng phải lãnh đạo xây dựng khối liên minh công ■”
nông làm nòng cốt trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Theo Hồ Chí Minh, để tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt
Nam, các lực lượng dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm huy động
sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, “Đàng
phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,
V.V., để kéo họ đi vào phe VÔ sản giai cấp” 1. Trong khi chủ trương đoàn kết,
tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn luôn
quán triệt quan điểm giai cấp: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công
nông; 3 hạng người ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” 49 50. Trong
việc tập hợp, liên kết với các giai tầng trong xã hội, Người cãn dặn phải thực
hiện theo đúng nguyên tắc: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn
thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường
thỏa hiệp”3.
Việc vận dụng sáng tạo và bổ sung phát triển quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về lực lượng cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ
48 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sụ thật, H.2011, t.8, tr.358.
ls 3
49 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.201 tr.3.
50 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.288.

5
Chí Minh có ý nghĩa hét sức quan trọng trong việc tổ chức, tập hợp xây dựng
lực lượng, tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi ở Việt Nam.

2o5. về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ờ các nước thuộc đ|a
với cách mạng vô sản ở các nước chính quốc
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

5
9
Trong phong tào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là thời kỳ trước khi
nổ ra Cách mạng Tháng Mười Nga, vẫn có quan điểm cho rằng, thắng lợi của
cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản
ở chính quốc. Cho đến năm 1919, khi Quốc tế Cộng sản đưực thành lập, trong
Tuyên ngôn, Quốc tể Cộng sản vẫn khẳng định rằng: “Công nhân và nông dân
không những ở An Nam, Angiêri, Bengan mà cả Ba Tư hay Ácmênia chỉ có thể
giành đưực độc lập khi mà công nhân các nước Anh và Pháp lật đổ được Lôiit
Gioócgiơ và Clêmăngxô, giành chính quyền nhà nước về tay mình” 1. Quan
điểm này còn tồn tại đến tận Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928). Trong
Những luận cượng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa, được thông qua tại Đại hội ngày 1-9-1928 đã viết: “Chỉ có thể thực
hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành
được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”51 52.
Căn cứ vào thực tiễn tình hình cách mạng Việt Nam và sự phát triển của
phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng thuộc địa
không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể
giành thắng lựi trước. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân các nước thuộc địa có thể
chủ động tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và giành thắng lợi, đồng
thời tạo điều kiện cho cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc. Người nói: “trong
khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa
đế quốc, họ cổ thể giúp đờ những người anh em mình ở phương Tây trong
nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”53.
Đây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của Hồ Chí Minh, có giá trị lý
luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thể giới. Đặc biệt, đối với
cách mạng Việt Nam, lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh đã được vận dụng
một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động cách mạng giải phóng
dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một

51 Xem Tuyên ngôn của Quốc tể Cộng sản (3-1919).


52 Những luận cương về Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Dần theo Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh: Giảo trình Tư tưởng Hồ Chỉ Minh, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2003, tr.78.
53 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.48.

Ó
1
minh chúng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn.

2.6. về phương pháp cách mạng trong cách mạng gỉẳi phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo
lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang; khởi
nghĩa từng phần, chớp thời cơ tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi hoàn toàn.
Căn cứ vào thực tiễn tình hình cách mạng thể giới và thực tiễn Việt Nam;
nghiên cứu quan điểm lý luận về cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh khẳng định,
để cứu nước, giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng con
đường cách mạng bạo lực: kết họp khởi nghĩa vũ trang với đấu tranh chính trị
của quần chúng.
Nghiên cứu về phong trào đấu tranh yêu nước, cách mạng ở Việt Nam
những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phương pháp đấu tranh bằng con
đường cải lương (do Phan Châu Trinh khởi xướng) với chủ trượng “Pháp Việt
đề huề”, hy vọng dựa vào Pháp để tăng tiềm lực đất nước; chủ yếu sử dụng hình
thức đấu tranh hợp pháp với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh”, mong muốn chấn hung đất nước, đấu tranh bằng phương pháp hòa bình,
để đòi độc lập dân tộc. Nhưng đó chỉ là phương pháp mang tính ảo tưởng, thiếu
thực tế và đã thất bại. Vì bản chất của thực dân, đế quốc là xâm lược, nô dịch và
thu lợi nhuận, nên sẽ không dễ dàng từ bỏ thị trường, thuộc địa mà chúng đang
bóc lột, thu lợi và không dễ gì “nhường địa vị cai trị” của chúng cho giai cấp
khác.

Ó
2
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy: Phương pháp vũ trang bạo động,
nhờ sự. giúp đỡ của bên ngoài (phong trào Quang phục hội, phong trào Đông
Du do Phan Bội Châu lãnh đạo), hoặc bằng phương pháp vũ trang ám sát (tiêu
biểu là đường lối của Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học... khởi xướng), cũng
lần lượt bị thất bại.
Trên cơ sợ lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, để cuộc khởi
nghĩa vũ toang có thể giành thẳng lợi, phải sử dụng cách mạng bạo lực, kết hợp
khởi nghĩa vũ trang với đẩu tranh chính trị của quần chủng, coi đó là điểm tựa
để phát triển lực lượng vũ toang, tổ chức các hỉnh thức đấu tranh vũ trang từ
thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, phù họp với từng nơi, từng thời kỳ cụ thể.
Tháng 5-1941, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám, sau
khi phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã đưa ra
nhận định: Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ
toang, mở dầu có thể là bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần toong từng địa
phương... mà mở đầu cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. Thực hiện Nghị
quyết Trung ương lần thứ tám, Hồ Chí Minh chỉ đạo tích cực xây dựng lực
lượng, chờ thời cơ, tiến tới khởi nghĩa vũ toang. Trước hết là chỉ đạo xây dựng
các căn cứ địa, đồng thời mở các lóp đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các
tổ chức chính trị của quần chúng: hàng loạt các hội cứu quốc như: Thanh niên
cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, ... ra đời. Các đơn vị vũ toang cũng được xúc tiến
thành lập: Cứu quốc quân I và Cứu quốc quân II, Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân, các đội du kích... lần lượt ra đời. Với sự chủ động, tích cực
đón chờ thời cơ khởi nghĩa, tháng 8-1945, khi thời cơ đến, lệnh Tổng khởi
nghĩa được phát ra; chỉ toong thời gian ngắn chưa đầy nửa tháng, cả nước đã
đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Quan điểm “Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con
đường bạo lực, kết hợp đấu tranh chỉnh trị với đấu tranh vũ trang”; tiến hành
khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân
dân đã được Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện rất linh hoạt và hiệu quả. Trong đó,
vấn đề xây dựng lực lượng; vân đề chớp thời cơ khởi nghĩa... mang tính quyết
định, đưa đến thắng lợi.

6
3
Đặt chiến lược của cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo cách mạng vô sản,
khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, Hồ
Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc bằng con
đường cách mạng vô sản, đó là sự lựa chọn đứng đắn, phù hợp với lịch sử đất
nước và xu thế thời đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã cho thấy tính khoa học, tính đúng đấn,
sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam.

3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG Hồ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC THUỘC


ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH
HIỆN NAY
3.1. Tình hình mới và nhũng yêu cầu, nhiệm vụ mới
Hiện nay, tinh hình đất nước sau 35 năm đổi mới đã có những bước phát
triển to lớn, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội; văn hóa - khoa học - công
nghệ; an ninh - quốc phòng; sức mạnh, vị thế và uy tín của Việt Nam không
ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Đảng khẳng định: “Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tể như ngày nay”1.
Cùng với những nhân tố thuận lợi, tinh hình trong nước và trên thê giới
còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nguy cơ các thế lực phản động trong
và ngoài nước đe dọa đến nền độc lập vẫn

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.25.
còn. Trên thê giới đã có những thay đổi căn bản, chủ nghĩa thực dân cũ đã bị
diệt vong, nhưng những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới vân đang hiện
hữu. Các nước đế quổc một mặt ra sức củng cố, phát triển lực lượng; mặt khác
đang cố thích ứng và tiếp tục mini đồ về khu vực ảnh hưởng, về mở rộng thị
trường, tăng thêm lợi nhuận; sự áp đặt, lôi kéo các nước đang phát triển bằng
chính sách nước lớn... Đảng nhân định: “Thế giới đang trải qua những biến
động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hoà bình, hợp tác

6
và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn;
cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới
nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi
trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tể... Khu vực châu Á - Thái Rình Dương,
trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực
cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt
hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển
Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò
quan trọng trong duy trì hoà bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng
cũng đứng trước nhiều khó khăn”54. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tăng
cường kích động, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; xuyên tạc chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về các các vấn đề tôn
giáo, nhân quyền, dân chủ; “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biển phức tạp. Các thế lực thù địch
tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất

54 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quôc ỉân thử XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 105-107.
’2’3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 108; 109; 117.

6
5
nước ta”1. Ngoài ra, các vấn đề dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
thiên tai ngày càng khắc nghiệt, dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu (Covid - 19)...
là những khó khăn, thách thức lớn hiện nay.
Để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng thành công một
nước Việt Nam “giàu mạnh, hùng cường”; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Kiên định và vận dụng, phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”2; “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh
con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương.
Chủ động... ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát
hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi”3.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc
gia, giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp đổi
mới, phát triển, Đảng chủ trương phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây
dựng thế trận an ninh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân; xây dựng và từng
bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ sở vật chất cho việc bảo đảm an ninh
mạng, an toàn thông tin quốc gia, không gian mạng quốc gia. Để ngăn chặn các
hình thức “chiến tranh phi truyền thống”, Đảng chỉ đạo: “Đẩy mạnh hợp tác và
hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh... Chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu
quả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm; phòng ngừa và ứng phó kịp thời với
các mối đe dọa an
ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt
động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản
động”1.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phải có sức mạnh “thực lực” về kinh tế,
quốc phòng và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, phải tăng

6
6
cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nguồn lực con người,
khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; phát huy sức
mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo vệ
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Khơi
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của
nền văn hóa, con người Việt Nam... Ket hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tránh thủ ngoại lực, trong đó
nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất” 55 56. Đồng
thời, phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng quân đội và công an chính
quy hiện đại; nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống
phá của kẻ thù; chủ động ngăn chặn từ sớm, từ xa những hành động chiến tranh
của địch; giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và biên giới lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc.
3.2. Những nội dung, nhiệm vụ chủ yểu nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân
tệc và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong điều kỉện hiện nay
Một là. kiên định con đường “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội”. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững được nền độc
lập hoàn toàn, độc lập thực sự của đất nước.
Hai là. nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ lịch sử mới. Các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi
đảng viên phải tự nâng cao trình độ nhận thức chính trị và chuyên môn, trau
dồi, rèn luyện đạo đức để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân”.
Ba là. vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và

55 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tt.69.
56 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quổc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.l 10-111.

6
7
đoàn kết quốc tế: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của
cả hệ thống chính trị kết hựp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng
tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tể để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân,
chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia " dân tộc”1.
Bổn là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân: “Phát huy mạnh mẽ
lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc và giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, vai trò của
khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo... để đất nước ta phát triển nhanh, bền
vững hơn”57 58. Đồng thời: “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”59.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo nên sức
mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù, đồng thời giải quyết những thách thức,
khó khăn và sự chống phá của các thế lực thù địch.
Tỏm lạỉ, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng
giải phóng dân tộc được hình thành, phát triển trong tiến trình cách mạng Việt
Nam. Những quan điểm của Người thể hiện sự sáng tạo, mang tinh thần cách
mạng và khoa học, được kiểm chứng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và
phong trào cách mạng thế giới. Tuyệt nhiên đó không phải là sự vay mượn,
chắp vá hay “nhập khẩu cách mạng”. Những quan điểm của Hồ Chí Minh thấm
đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Tư tưởng của Người đồng thời cũng thể hiện nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của
tất cả các quốc gia trên thế giới về quyền bình đẳng, quyền tự quyết của các dân
tộc. Những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc (lỷ luận và thực tiễn) đã bổ sung cho kho tàng lý luận
57 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ Xỉỉỉ, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 155-156.
58’3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉn,
59Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.340; 336.

6
cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, mãi mãi là niềm tự hào, là ánh sáng soi
đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiếp tục tiến lên.

c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẬN


1. Hãy phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về cách mạng giải phóng dân tộc?
2. Phân tích những sáng tạo về lý luận và phương pháp trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong
tình hình hiện nay (qua Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng)?
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sự bổ sung lý luận và
sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc?
2. Phân tích và làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng cách mạng giải phóng dân tộc?
3. Phân tích sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong tình hiện nay (thể hiện trong Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng)?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gìa Hồ Chỉ Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ
Chí Minh (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính
trị, H.2021.
2. Trịnh Nhu: Tư tưởng Hồ Chi Minh về cách mạng giải phóng dân tộc,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1998.
* Tài liệu đọc thêm
1. Lê Mậu Hãn: Phát huy sức mạnh dân tộc dưới ảnh sáng tư tưởng Hồ
Chí Mình, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010.
2. Trịnh Nhu - Vũ Dương Ninh: Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về cách mạng

6
9
giải phóng dân tộc, Nxb.Thông tin Lý luận, H.1996.
3. Song Thành: vẩn đề dân tộc và giải phóng dân tộc từ Các Mác đến Hồ
Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-1993, tr.5-6.
4. Mạch Quang Thắng (Chủ biên): Hồ Chi Minh - nhà cách mạng sáng
tạo, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010.
Bài 3
Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ XÂY DựNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên một cách hệ thống những quan điểm
cơ bản, sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
về kỹ năng: Giúp học viên hiểu được sự vận dụng các quan điểm của Hồ
Chí Minh vào xây dựng, hoàn thiện mô hình cấu trúc xã hội xã hội chủ nghĩa và
xác định nội dung, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
về tư tưởng: Củng cố niềm tin của học viên vào sự tất thắng, tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, Đảng và nhân dân ta
xây dựng.

B. NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xâ hội
Chủ nghĩa xã hội - con đường phát triển tẩtyểu của lịch sử xã hội loài
người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử tiên hóa của xã hội
loài người là một quá trình phát triển tự nhiên của sự thay thế lần lượt các
phương thức sản xuất. Sự phát ữiển đó mang tính quy luật như là một “tất yếu
thép” được quyết định bởi sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất xã
hội. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác-Ăngghen khẳng định, sự sụp

7
đổ của chù nghĩa tư bản và thẳng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
là tất yếu: "Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là
tất yếu như nhau”1. Tiếp thu tinh thần học thuyết Mác- Lênin về hình thái kinh
tế - xã hội, Hồ Chí Minh diễn giải: “Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và
biên đổi mãi, do đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, V.V., cũng phát triển
và biến đổi. Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ
dùng cành cây, búa đá phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử.
Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến
chế độ phong kiên, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài
người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”60 61.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, xã hội loài người phát triển theo xu
hướng đi lên, các xã hội trước tạo tiền đề để xã hội sau bước lên một hình thái
cao hon về chất lượng. Nếu chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu ra đời từ chế độ
phong kiên, thì chủ nghĩa tư bản cũng sẽ xác lập các tiền đề khách quan để tự
phú định chính mình. Theo Người, logic phát triển xã hội cho thấy, đã đến lúc
chủ nghĩa tư bản mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới - chế độ xã hội
chủ nghĩa. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là quy luật vận động khách quan của lịch
sử trên phạm vi toàn the giới. Kết luận này của Hồ Chí Minh hoàn toàn tuân thủ
các nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội.
Là người xuất thân từ một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận
cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và coi đó là “chiếc cẩm nang thần kỳ”, tuy
nhiên, từ trải nghiệm thực tiễn và nghiên cứu về điều kiện lịch sử - xã hội ở các
nước châu Á, Hồ Chí Minh đã đưa ra một nhận định khái quát: “Chế độ cộng
sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không?
Đẩy là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay... Bây giở hãy xét những lý
do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở
châu Âu”1.

60 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.23, tr.1060.
61 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.11, tr.600-601.
2
*’ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.45-47; 40.

7
1
Nhận định của Người được dựa trên các lý do lịch sử - văn hóa mang tính
truyền thống của các dân tộc phương Đông; của phương thức sản xuất châu Á,
đặc biệt là sự tàn bạo, lôi thời của chủ nghĩa tư bản, mà hình thức xấu xa, tồi tệ
nhất của nó là chủ nghĩa thực dân. Trong bài báo Đông Dương đăng trong Tạp
chí Cộng sản Pháp số 14 năm 1921, sau khi đã chỉ ra những hình thức bóc lột,
đàn áp dã man, tàn bạo của bọn thực dân đối với người bản xứ, khẳng định tinh
thần cách mạng âm ỉ, mãnh liệt, quật cường của nhân dân các nước Đông
Dương, Hồ Chỉ Minh đã đi đến một kết luận: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản
đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống
của công cuộc giải phóng nữa thôi”2.
Đây là một luận điểm rất quan trọng, là cơ sở lý luận để khẳng định tính
quy luật của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong luận điểm
trên, Hồ Chí Minh không dựa trên cơ sở phân tích sự chín muồi của cơ sở kinh
tế làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội như là một phương thức cần thiết để giải
quyết những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, mà Người bổ sung một yếu tố
quan trọng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, đó chính là sự tàn bạo của
chủ nghĩa tư bản. Theo Người, trong điều kiện một nước thuộc địa, những hình
thức bóc lột, nô dịch của bọn thực dân không thể giết chết hay kìm hãm sự bùng
nổ cách mạng trong nhận thức, tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân
dân. Đồng thời, Người còn chỉ rõ những khuyết tật bẩm sinh phi nhân tính
không thể khắc phục được của chủ nghĩa tư bản, đó là cơ sở để người lao động
ý thức, giác ngộ sứ mạng lịch sử của mình trước vận mệnh quốc gia dân tộc,
sẵn sàng vùng lên đấu tranh thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện sự nghiệp
giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân thoát khỏi áp bức, bóc lột của chủ
nghĩa thực dân. Đó là những lý do lịch sử chủ yếu, mà dựa vào đó, Hồ Chí
Minh đã khẳng định: Chủ nghĩa cộng sản thích ứng với các nước châu Á, thậm
chí còn dễ hơn với các nước châu Âu. Luận điểm đó hoàn toàn chính xác cả về
mặt lịch sử và lôgíc.
Chủ nghĩa xã hội - kết quả tất yếu của quy luật vận động nội tại của cách
mạng Vỉệt Nam. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yéu
không chỉ đối với các nước đã qua chủ nghĩa tư bản, mà cũng là tất yếu mang

7
tính quy luật vận động nội tại của cách mạng Việt Nam. Tính tất yếu của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam được luận chứng trên nhiều góc độ khác nhau, trước
hết là từ góc độ khát vọng độc lập dân tộc của toàn thể các tầng lớp nhân dân.
về phương diện lý luận, Hồ Chí Minh tìm thấy nhiều câu trả lời cho tình
thế cách mạng Việt Nam trong lý luận của V.I.Lênin, đặc biệt là những vấn đề
về dân tộc và thuộc địa, về khả năng và ừiển vọng tương lai của các dân tộc
phương Đông. Trong những điều kiện lịch sử mới, V.LLênin đã phát triển tư
tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác, Ph.Ăngghen, luận chứng một cách
toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của
các dân tộc thuộc địa, có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển 62. Trên nền lý luận
chung đó, Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những vấn đề mấu chốt và vận dụng sáng
tạo trong cách mạng Việt Nam.
về phương diện thực tiễn - lịch sử, khẳng định của Hồ Chí Minh về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam được đặt trên nền hiểu
biết sâu rộng lịch sử các cuộc cách mạng đã từng diễn ra trên thế giới. Trong tác
phẩm Đường cách mệnh, Người chia các cuộc cách mạng đó (mà Hồ Chí Minh
gọi là “dân chúng cách mệnh”) thành ba loại:
A. Tư bản câch mệnh, như cách mệnh Pháp 1789
B. Dân tộc cách mệnh, như cách mệnh Ý 1859
c. Giai cấp cách mệnh, như cách mệnh Nga 191763.
Để đánh giá vị trí lịch sử và chức năng xã hội của các cuộc cách mạng dân
chủ tư sản, đặc biệt là cách mạng Pháp 1789 và cách mạng Mỹ 1776, Hồ Chí
Minh đã phát hiện ra các cuộc cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng
không triệt để: “Mỹ tuy rằng cách mênh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng
công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai” 2. Cách mạng
Pháp 1789 mặc dầu được xem là một cuộc cách mạng tư sản điển hình, nhưng:

62 Từ thực tiễn nước Nga, V.LLênin cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
kém phát triển, sau khi giành thắng lợi có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội nếu được một nước
xã hội chủ nghĩa giúp đỡ.
63 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t2, tr.284-285-
2,3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.291; 296.

7
3
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đển nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục
công nông, ngoài thi nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công
nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp
bức”3.
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, cơ sở để đánh giá tính triệt để của một
cuộc cách mạng không phải chỉ là những lý tưởng, khẩu hiệu được nêu ra, mà
còn là quy mô và tính chất giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. Cách
mạng dân chủ tư sản, do bản chất của nó, chỉ là sự thay thế một hình thức áp
bức, bóc lột này bằng một hình thức áp bức, bóc lột khác, do đó, đại bộ phận
người

7
lao động van bị ăp bức, bóc lột. Logic phát triên khách quan của lịch sử tất yểu
dẫn đến một cuộc cách mạng mới, nhằm xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản,
được quần chúng lao động từ địa vị làm thuê thành người chủ chân chính thật
sự của xã hội. Do những nhu cầu nội tại khách quan, cách mạng Việt Nam
không và sẽ không thể lặp lại những hạn chế của cách mạng Mỹ 1776 và cách
mạng Pháp 1789.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ có Cách mạng Tháng Mười là cuộc
cách mạng triệt để, Người nói: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là
đã thành công, và thành công đén nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh
phúc tự do, binh đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc
chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua,
tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các
thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả để quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế
giới”1. Tính chất triệt để và nội dung nhân đạo của Cách mạng Tháng Mười
được Hồ Chí Minh khẳng định, nhờ cuộc cách mạng đó mà nhân dân lao động
đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu giành được độc lập, ruộng đất trở
về tay người cày.
Vi vậy, cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi một cách triệt để,
không có con đường nào khác là đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười
Nga, Hồ Chí Minh xây dựng đường lối cách mạng: “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” 64 65 và khẳng định: “muốn
cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”3, con đường Cách mạng Tháng Mười.

64’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.304; 603.
65 Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.l. ’

7
Ó
Lựa chọn con đường cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một cống hiến lý luận quan
trọng của Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử Việt Nam đã kiếm chứng, khẳng định
tính đúng đắn, sức sống mãnh liệt của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh
và nhân dân ta đã lựa chọn là: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Con đường đó phản ánh sự phát triển liên tục, thông qua nhiều giai đoạn
của quá trình cách mạng Việt Nam. Mỗi giai đoạn giải quyết những nhiệm vụ
và những mục tiêu cụ thể, từng bước thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
giai cấp, xã hội và con người. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là 2 giai
đoạn cách mạng. Giai đoạn trước và giai đoạn sau không có sự đứt đoạn, giai
đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc
nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, thể hiện quan điểm giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh mang tính toàn
diện và triệt để; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, làm tiền đề
cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để đi tới
cuộc sống ấm no, tự do - hạnh phúc là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh có quan điểm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ
nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn
chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do, một xã hội mọi thiết
chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người. Người diễn đạt
quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một so mặt cụ thể,
như chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội... nhung không nên tuyệt đối hóa từng
mặt, hoặc tách rời các mặt riêng rẽ, mà quan điểm của Người được đật trong
một tổng thể, được nhìn nhận một cách khái quát.
Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là độc lập, tự do cho
dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người nhấn mạnh, chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”; là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng
bào sung sướng”; là nâng cao đời sổng vật chất và tinh thần của nhân dân; là:
“nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng

7
7
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” 1. Khi về thăm và nói chuyện với các
đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa (năm 1947), Người nêu rõ,
phải phấn đấu làm cho mọi người đủ ăn, đủ mặc, từ đủ tiến tới khá giả và giàu
có bằng sức lao động của mình, Người nói: “Nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu,
giàu thì giàu thêm”66 67. Ở một góc độ tiếp cận khác, Hồ Chí Minh nêu quan
điểm: Muôn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải đánh bại chủ nghĩa
cá nhân. Người chỉ rõ: “Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt. Phải làm
cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất
bại”68.
Khi nhấn mạnh đặc trưng về mặt kinh tế, Hồ Chí Minh nêu chế độ sở hữu
công cộng của chủ nghĩa xã hội và chế độ phân phối theo nguyên tắc làm theo
nãng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội. Tại Lớp hướng dẫn giáo
viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, tháng 7-1956, Hồ Chí Minh nêu rõ:
“chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, V.V., làm của chung. Ai
làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là
trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”69.
Khi nói về đặc tnmg chủ yếu của chủ nghĩa xẵ hội, Hồ Chí Minh đưa ra
những quan điểm gắn với điều kiện thực tế của
Việt Nam. Trong đó, đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
được thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Người nhấn
mạnh chủ yêu trên những điểm sau đây:
- về chính trị-. Đó là một chế độ chính trị do nhân dân là chủ và làm chủ;
Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà
nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân là
người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo
quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân,
66 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.187.
67 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.76.
68 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.59O.
69 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.39O.

7
dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
- về kỉnh tể'. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát
triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Đó là xã hội có một
nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất
luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có hiệu
quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người. Đây là một
vấn đề được hiểu như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. Trong
chủ nghĩa xã hội không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu
xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó
là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, họp lý.
- về văn hóa - xã hội: Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn
hóa, đạo đức; là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng,
bình đẳng; trong chế độ xã hội chủ nghĩa “không có người bóc lột người” 70, một
xã hội bình đẳng...
Trong xã hội không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc,
giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển
toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên; các dân tộc
trong nước đoàn kết, bình đẳng và giúp nhau cùng tiến bộ.
- về quan hệ quốc tể'. Chủ nghĩa xã hội có quan hệ hòa bình, hữu nghị,
hợp tác với nhân dân lao động các nước trên thế giới.
Các đặc trưng nêu trên thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản
văn hóa của dân tộc, nhân loại và lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa thể hiện sự
sáng tạo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó có những giá trị
tạo tiền đề, có giá trị hạt nhân. Khi tất cả các giá trị đó đã đạt được thì loài
người sẽ vươn tới lý tưởng cao nhất chủ nghĩa xã hội, đó là “liên hợp tự do của
những người lao động” mà C.Mác, Ph.Ăngghen đã dự báo. Ở đó, con người
được phát triển đầy đủ, năng lực con người được phát huy cao nhất, giá trị con
người được thực hiện toàn diện.
Hồ Chí Minh khẳng định, chủ nghĩa xã hội từ lý tưởng, mục tiêu... là một
70 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.23.

7
9
chế độ xã hội tốt đẹp, thể hiện tính hơn hẳn tất cả các chế độ xã hội đã có trong
lịch sử. Bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội được thể hiện bằng mục tiêu phục
vụ lợi ích của Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đó là giá trị để khẳng định và kiểm
nghiệm bản chất xã hội chủ nghĩa, của hệ thống lý luận và chính sách thực tiễn.
Trượt ra khỏi quỹ đạo đó, thì hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu (chỉ trên danh
nghĩa), hoặc không đúng với lý tưởng và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Với
bản chất tốt đẹp, chủ nghĩa xã hội đã khẳng định tính ưu việt, hơn hẳn so với
các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, đồng thời cho thấy mối quan hệ biện
chứng giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người với sự hình thành các giá trị mới, tạo điều kiện cho mỗi con người và
toàn xã hội phát triển. Hồ
Chí Minh khẳng định chủ nghĩa xã hội: “xứng đáng là thế giới của loài người”1.

1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội
1.3.1. về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý
luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực
hiện thành công mục tiêu đó. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận
quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta.
Chính thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, chủ nghĩa xã hội được biểu
hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người lao động, theo
các nấc thang từ thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội
mới.
về mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, mục tiêu ban
đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “Làm cho người
nghèo thì đủ ăn. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người
nào cũng biết đoàn kểt, yêu nước”71 72. Người còn nói: “Chủ nghĩa xã hội là mọi
người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch

71*’5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.70; 412.
72 Hồ Chỉ Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.81.

8
sẽ”73; “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt,
đó là chủ nghĩa xã hội”4. Cụ thể hơn, Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội
phải: “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên
tiến”5; về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu
lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng
đều ở mọi người dân, tất cả cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của
dân.
Nói tóm lại, theo Người: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng
nâng cao mức sống của nhân dân”74, Người nói: “Mục đích của chủ nghĩa xã
hội là gi? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” 2. Người diễn
giải mục tiêu của chủ nghĩa xã hội qua các tiêu chí cụ thể: “Chủ nghĩa xã hội là
làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học,
ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán
không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiên, vật chất ngày
càng tăng, tinh thần ngày càng tổt, đó là chủ nghĩa xã hội” 3. Những mục tiêu cụ
thể của chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh chỉ rõ trên các lĩnh vực sau đây.
- Mục tiêu chỉnh trị-. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ,
Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: Dân chủ
với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không
tách rời nhau, mà luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải
phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác, lại yêu
cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân,
chống lại ché độ xã hội chủ nghĩa. Đê phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ
trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của
quần chúng; củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và
hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân
73’4 HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.17; 438.
74 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.604. 2,3 Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.3O; 438.

8
1
định rõ chức năng của chúng.
- Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã
hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nên
kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông
nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chù nghĩa tư bản
được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những
ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “công
nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”. Theo Người, cần
kết hợp các loại lợi ích kinh tế trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân - lợi ích
tập thể và lợi ích Nhà nước. Người cũng lưu ý sử dụng “chế độ khoán” là một
trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
- Mục tiêu văn hỏa - xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu
cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt
tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng
cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới,
thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc
phục phong tục tập quán lạc hậu... Để có một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa,
Người khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”; phải phát huy các giá
trị văn hóa quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.
Phương châm xây dựng nền vãn hóa mới là: “Dân tộc, khoa học, đại chủìí|*. J
Hồ Chí Minh nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời
phải có bề sâu. Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì khồng được xem nhẹ nâng cao
tri thức của quần chúng, đồng thời Người luôn nhấn mạnh phải làm cho văn hóa
gắn liền với lao động sản xuất. Hồ Chí Minh

8
I
I
I

đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đảo tạo con
người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất của công cuộc xây
dựng chính là con người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa,
Hồ Chí Minh quan tâm trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: “Muốn có
người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa” 75, tư tưởng xã hội
chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách
mạng; đồng thời, Người cũng rất chú ý đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để
mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội. Theo Người,
phải gắn tài năng với đạo đức, “có tài mà không có đức là hỏng”; đức phải đi
đôi với tài, nếu không có tài thì không thể làm việc được. Cũng như vậy, Người
luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ,
trong đó “chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác”. Hai mặt đó gắn bó
thống nhất trong một con người, tất cả mọi người đều phải luôn trau dồi đạo
đức và tài năng; vừa có đức, vừa có tài; vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
13.2, về động lực của chủ nghĩa xã hội
- Để thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, cần phát hiện những
động lực và những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức
mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực
bên trong, nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, hệ thống
động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội là: (Ệoàn kết, đồng thuận, lợi ích, công
bằng, dân chủ, khoa học kỹ thuật... Những động lực đó biểu hiện ở các phương
diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định, động lực
quan trọng và quyết định nhất là con người là khối đại đoàn kết dân tộc, nòng
cốt là công - nông - trí thức. Để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, phải
thường xuyên quan tâm đến lợi ích của tất cả các tầng lớp nhân dân; chăm lo
bồi dưỡng sức dân, quan tâm đến lợi ích chính đáng, khơi dậy khát vọng cống
hiến xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi người dân.

75 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chỉnh trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr,595.

8
3
Nhìn nhận yếu tố con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là
động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự kết hợp sức mạnh của
mỗi cá nhân với xã hội (sức mạnh cộng đồng). Người cho rằng, không có chế
độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ
xã hội chủ nghĩa. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng,
sức lao động sáng tạo của nhân dân là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực
quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm
đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự
trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung “ ương
tói địa phương. Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế,
sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người,
mọi nhà trở nên giàu có, gắn liền kinh tể với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cùng với khơi dậy, phát huy động lực về con người, về lợi ích vật chất và
tinh thần của mỗi cá nhân, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa học,
giáo dục, coi đỏ là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội. Tất
cả những nhân tô động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát
triển. Vậy làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức
mạnh và không ngừng phát triển? Hồ Chí Minh nhận thấy, sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát

8
4
triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã
hội. Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, phải kết họp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại (ngoại lực); tăng cường đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền
với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quạ
khoa học - kỹ thuật thế giới... Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định
rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng. Chính vì thế,
Người hay nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng
luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, họp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát
triển.
về các trở lực (rào cản) trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh lưu ý, cảnh báo về các yếu tố kim hãm, triệt tiêu nguồn năng
lượng vốn có của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ,
xơ cứng, không có sức hấp dẫn, đó là những “căn bệnh” giáo điều, tham ô,
lãng phí, quan liêu... Người gọi đó là chủ nghĩa cá nhân “giặc nội xâm” cần
phải hết sức cảnh giác và tiêu diệt nó.

2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỤNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở


VIỆT NAM
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ và đặc điểm xây
dựng chủ nghĩa â hội ở Việt Nam
2.1.1. về thời ỉểỹ quá độ
C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu
khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các ông chỉ rõ

8
Ó
vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển, có hai phương thức quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Phương thức thứ nhất là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã
hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Phương thức thứ hai là
quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát
triển còn thấp, hoặc như V.LLênin cho rằng, những nước có nền kinh tế lạc
hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, cũng có thể đi lên
chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm
quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng; về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ đặc
điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường
cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dâh tộc, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, tiển dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan
điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là thực hiện hình thái quá độ gián tiếp. Cụ thể: Việt Nam quá độ từ một xã
hội thuộc địa, phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, sau khi giành được độc lập
dân tộc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chính ở nội dung này, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa và bổ sung những luận
điểm làm phong phú thêm lý luận Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
2.1.2. về đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Vìệt Nam
Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ “Ịà thời kỳ dân chủ mới” tiến dần
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc
điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa”1. Đặc điểm này chi phôi tác động đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản
của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất

8
7
nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của
nước ta (điểm xuất phát thấp); mâu thuẫn giữa những tư tưởng mới xã hội
chủ nghĩa, (đang hình thành) với những tàn tích phong kiến, phản động do
chế độ thực dân để lại; đây là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa tư tưởng
cách mạng, tiến bộ với tư tưởng trì trệ lạc hậu, cá nhân chủ nghĩa... Hồ Chí
Minh nhận định: “Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa
nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để
những nếp sổng, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn
năm... biến nước tạ từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công
nghiệp”76 77.
2.1,3, về nhiệm vụ cửa thời kỳ quá độ lên chã nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là quá trìhh cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên
tiến, hiện đại. Thực chất quá trình cải tạo, phát triển nền kinh tế quốc
dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện
mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cợ bản cách mạng dân tộc dân chủ,
so sánh lực lượng trong nước và quốc té đã có những biến đổi. Điều này
đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh về chính trị, kinh
tế, vãn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã
hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng
ta là phải^ậy dựng nền fang vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,...
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, cỏ công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,
có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tể cũ và xây dựng nền kinh tế mới,
mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”1. Đặc biệt quan trọng là
vai trò lãnh đạo của Đảng “lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới,
xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”78 79.
Hồ Chí Minh nêu rõ, do những đặc điểm và tính chất quá độ lên chủ

76 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.411.
77 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.92.
78 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.12, tr.412.
79 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.41.

8
nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu
dài, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm
hai nội dung lớn:
- Xây dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng
các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng,
trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yêu nhất, chủ chốt, lâu
dài.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Người
lý giải trên các điểm sau:
Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời
sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu
thuẫn khác nhau. Như trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã coi sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội là một cuộc chiến đấu khổng lồ của toàn Đãng, toàn dân Việt
Nam.
Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đây là công
việc hết sức mới mẻ đối với Đảng, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có
vấp váp, thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn
đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.
Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn bị các
thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
Từ việc chỉ rõ đặc điểm của thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh luôn
nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận
trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, vấn đề cơ bản là
phải xác định đúng bước đi và hình thức phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất, biết kết hợp các khâu trung gian, quá độ, tuần tự từng
bước, từ thấp đến cao. Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một

8
9
năng lực lãnh đạo mang tính khoa học, vừa hiểu biết các quy luật vận
động xã hội, lại phải có nghệ thuật khôn khéo cho thật sát với tình hình
thực tế.

2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa
xã hội ờ Việt Nam
2.2.1. về chỉnh trị
Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh
đạo của Đảng. Đảng phải luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp
ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Đảng đã trở thành đảng cầm quyền. Mối quan tâm lớn nhất của
Người về đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng
quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất, làm mất lòng tin của dân, có thể
dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối, cắt đứt mổi quan hệ máu thịt với
nhân dân và để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở dưới nhiều hình thức.
Cùng với nội dung nhiệm vụ xây dụng Đảng câm quyền, Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm đến việc củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống
nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và ứí thức, do Đảng
Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thông
chính trị cũng như từng thành tố của nó.
2.2.2. về kinh tể
Hồ Chí Minh đã đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, cơ chế quản lý kinh tế, vấn đề tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến
hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Trong đổ,' Người nhấn mạnh, chính
sách kinh tế của Đảng và Chính phủ nhằm thực hiện 4 mục tiêu: Công tư đều
lợi, chủ thợ đều lợi, công nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài: “Bốn chính
sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tế nước ta”80.
Về cơ cấu kinh tế, HỒ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành vả cơ cấụ các
thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ. Người quan niệm hết sức
80 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.267.

9
độc đáo về cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận
hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các
ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Đối với
kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển cả kinh tể đô thị và
kinh tế nông thôn. Người chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng núi, hải
đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của đồng
bào, vừa bảo đảm an ninh, quốc phòng cho đất nước. Xuất phát từ đặc điểm
và điều kiện thực tiễn đất nước, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương
phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của
từng thành phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh
để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hộỉ, thúc (Ịẩy việc cải tạo xã hội
chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao
động, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát
triển.
về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần,
từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức.
Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước
bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức h- ướng dẫn và giúp họ
cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác. Đối với
những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và
sẵn sàng tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc
kế dân sinh, phù hợp với kinh té nhà nước, khuyển khích và giúp đỡ họ
cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng các hình thức tư bản nhà nước.
Bên cạnh chể độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan
hệ phân phối và quản lý kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch
toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản
xuất. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân

9
1
phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm
không hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí
Minh bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất: “Chế độ làm khoán
là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân
luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi
riêng... làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”81.
2.23. về văn hóa “ xã hội
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đặc
biệt, Người đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật
trong xã hội xằ hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hóa,
chính trị, kỹ thuật và chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn đưa
loài người đến hạnh phúc vô tận. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao
dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa
trong đời sống xã hội.

2.3. Bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ lịch sử, nội dung của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Người chỉ ra hình thức, bước đi, biện pháp
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến nhận thức lý luận thành chương
trình hành động, thành hoạt động thực tiễn hằng ngày. Để xác định bước đi và
tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đề ra hai nguyên tắc có
tính chất phương pháp luận:
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính
quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây
dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh
em. Học tập những kinh nghiệm của các n- ước tiên tiến, nhung không được
sao chép, máy móc, giáo điều. Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam có thể làm
khác Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác, vì Việt Nam có điều kiện cụ thể

81 HÒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.537-538.

9
khác.
Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ
yếu xuất phát từ điều kiện thực té, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng
thực tế của nhân dân.
Trong khi nhấn mạnh hai nguyên tắc trên đây, Hồ Chí Minh lưu ý vừa
chống việc xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, quá tuyệt
đối hóa cái riêng, những đặc điểm của dân tộc, vừa chống máy móc, giáo điều
khi áp dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin mà không tính đến
những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và của thời đại.
Quail triệt hai nguyên tắc, phương pháp luận này, Hồ Chí Minh xác
định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn
nóng, việc xác định các bước đi phải luôn căn cứ vào các điều kiện
khách quan, “phải làm dần dần”, ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại, phải
thực hiện “đi bước nào vững chắc bữớc ấy”. Hồ Chí Minh nhận thức về
phương châm: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã
hội” không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, “đốt cháy giai đoạn”, chủ quan,
duy ý chí, mà phải phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi lên
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là “con đường phải đi của chúng ta”,
là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nhưng
công nghiệp hóa không có nghĩa là xây dựng những nhà máy, xí nghiệp
cho thật to, quy mô cho thật lớn bất chấp những điều kiện cụ thể cho
phép trong từng giai đoạn nhất định. Theo Người, công nghiệp hóa xã
hộí chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát
triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực,
thực phẩm cho nhân dân, các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho xã hội.
Cùng với việc chỉ ra bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương
thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế,
Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau đây:

9
3
- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo
với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
- Kết hợp xây đặng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ
chiến lược ở hai. miền Nam - Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc
gia.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết
tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch.
- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong
xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chỉ Minh cho rằng, phải
huy động hết tiềm năng, nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân.
Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự
nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền
là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác
triệt để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động.
Mặc dù những quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất rõ ràng, cụ thể, nhưng do nhiều
lý do khách quan và chủ quan (hạn chế về kinh nghiệm, trình độ nhận thức lý
luận; tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh...) nên
công cuộc cải tạo kinh tế - xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
(1954-1964); công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (trong thời kỳ quá độ) ở
các thời kỳ sau đó đã phạm phải nhiều hạn chê, khuyết điểm, sai lầm. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã chỉ rõ: “Chúng ta có khuyết điểm
trong việc đánh giá tình hình cụ thể của đất nước, trong việc xác định mục
tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội... chủ quan nóng
vội và bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và
quản lý kinh tế, lại phạm những sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực
phân phôi, lưu thông, đã buông lỏng chuyên chính vô sản toong quản lý kinh
tế, xã hội, toong đấu tranh tư tưởng, văn hóa, trong việc chống lại những âm
mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù. Những sai lầm nói trên là sai
lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về

9
tổ chức thực hiện... Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy,
đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí,
lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, là khuynh hướng buông lỏng
trong quản lý

9
5
kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của
Đảng. Đó là những biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản vừa “tả” khuynh, vừa
hữu khuynh...” \
Từ nhận thức đến hành động, Đảng đã rút ra những bài học từ hạn
chế, sai lầm, khuyết điểm... để xác định quyết tâm chính trị, khắc phục
sai lầm, xây dựng đường lối đổi mới, lãnh đạo nhân dân ta giành được
những thành ti.ru to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới.

3. VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DựNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN
NAY
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản
nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin.
Đó là các luận điểm về đặc điểm, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã
hội; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về nhiệm vụ lịch sử,
nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp của thời kỳ quá
độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản
vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên tri, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác
định hình thức, biện pháp và bước đi phù hợp với những đặc điểm và xu
thế vận động của thời đại ngày nay.
Trên cơ sở tổng kết lý luận - thực tiễn, quan điểm của Đảng về chủ
nghĩa xã hội; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực,
cụ thể hóa, tiếp tục đường lối đổi mới, kiên định theo con đường “độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nhận thức của

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2006?t.47, tr.547-548.

9
Ó
Đảng, bên cạnh những thời cơ, vận hội, hiện nay đất nước đang phải đối đâu
với hàng loạt thách thức, khỏ khăn cả trên bình diện quốc tế cũng như từ các
điều kiện thực tể trong nước. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng xác định
trên những vấn đề cơ bản cơ bản sau đây.

3.1. Kiên định chà nghĩa Mác-Lênỉn, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam:
Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, đồng thời là mục tiêu cao cả của toàn Đảng,
toàn dân ta. Trong điêu kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã
hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Do đó, về nhận thức lý luận và thực tiễn, cần khẳng định ràng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: Độc lập cho dân
tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no, áo ấm cho mọi người dân Việt Nam.
Chúng ta không phủ nhận: “chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính
toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tim to lớn, nhất là
trong lĩnh vực giải phổng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học -
công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao
và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có
những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã
hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên
Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức
tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và
nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển.
Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng: “Tuy nhiên, chủ nghĩa
tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của
nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra... Và hôm nay, chúng ta lại
chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị,

9
7
kinh té đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thử tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật
của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của
đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng;
khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu
thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”,
những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế " tài chính đã tràn
sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi
từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng
biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản
thân thị trường tự do cúa chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được
những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại
nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao
động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản nhũng lý thuyết
kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được
không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi
là tối ưu, hợp lý”82.
Từ thực tiễn đó, nhìn nhận trên binh diện thế giới và thực tiễn cách
mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng là: “Chúng ta cần một xã hội mà
trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi
nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người.
Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội,
chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá
bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự
phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống
trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác,
chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chat vô hạn độ và hủy hoại môi trường.

82 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một sổ vấn đề ỉỷ luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chù nghĩa xã hội ở Việt Nam, báo Nhân Dân, ngày 16-5-2021.

9
Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân
dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho
một thiểu sô giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những
giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên
định, kiên trì theo đuổi”83. Chỉ có kiên định con đường “độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội” mới bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc, tự do, hạnh
phúc của nhân dân.

3.2. Kiên định đường lôi đỗi mói của Đảng, khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
Đường lối đổi mới của Đảng ttong giai đoạn cách mạng hiện nay được
đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân kiên quyết đi
theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, cụ thể: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt
Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nên
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trên thế giới”1.
Để thực hiện thành công mục tiêu đó, phải tiếp tục vận dụng và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh toong bối cảnh, điều kiện mới; tiếp tục nâng
cao nhận thức, hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã

83 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề ỉý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lén chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, báo Nhân Dân, ngày 16-5-2021.

9
9
hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” 84 85; thực hiện
hiệu quả chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, cần nắm vững quan
điểm chỉ đạo: “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ
giữa đôi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện
từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường
và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc
tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực
hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong
nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đển bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp; phát triển vãn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữ vũng độc lập, tự
chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”1.
Chủ trương của Đảng phải tiếp tục nâng cao nhận thức và hoàn thiện,
đồng bộ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nâng cao chất
lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch”; “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ,
đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường”; “Xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế” 86. Đảng nhấn
mạnh, thực hiện kinh tế thị trường, phải tận dụng các mặt tích cực của nó,
đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm
84 Tổng Bí thu Nguyễn Phú Trọng: Một số vẩn đề ỉý luận và thục tiễn về chù nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộỉ ở Việt Nam, báo Nhân Dân, ngày 16-5-2021.
85 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quổc gia Sự thật, H.2021, t.ĩ, ư. 128-132.
86 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉỉỉ, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.165; 132-165.

1
nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường; không vì phát triển, tăng trường
kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con
người, vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển, phải giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu của loài người phục vụ
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học - công
nghệ hiện đại, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), làm cho
tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong
sạch, lành mạnh về đạo đức, văn hóa tinh thần.
Nghiên cứu, xử lý một cách khách quan, khoa học và hiệu quả các mối
quan hệ lớn là điều kiện cần, điều kiện đủ: Khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp
của toàn dân, do Đảng lãnh đạo. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phải
vận dụng sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh: đem tài dân, sức dân, của dân
làm lợi cho dân. Nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn cỏ trong dân
để xây dựng cuộc sống ẩm no, hạnh phúc cho nhân dân. Quan điểm chỉ đạo
của Đảng là các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị cần
phải: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân”; “Tiếp tục cụ thể hỏa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh
thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân
chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có
hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”87. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, sức
mạnh của nhân dân là sức mạnh vô địch; nguồn lực của nhân dân, của con
87 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạỉ biểu toàn quổc ỉần thứ Xỉlĩ, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.167.

1
0
người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải là vô cùng
to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc nhằm xây dựng và phát
triển đất nước, cần giải quyết tổt các vấn đề sau:
"Tin dân, trọng dân, dựa vào dân, chăm lo đời sống của nhân dân,
xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ
được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa
phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát
triển xã hội. Chăm lo mọi mặt đời sông của nhân dân để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
- Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh, trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, tạo nên
sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.

3.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế
thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của
thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu
hóa. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để
nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đứng để thu
hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh nêu rổ, sức mạnh thời đại còn
là những thành tựu của khoa học công nghệ và sức mạnh của các lực lượng
yêu chuộng hòa bình trên thế giới, của tình đoàn kết quốc tế vô sản vô tư
trong sáng... Đê có thể kết họp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ
Chí Minh yêu cầu phải tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân
chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng cho giai cấp công nhân và
nhân dân lao động nước mình. Người phân tích: “Tinh thần yêu nước là kiên
quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh
thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ

1
gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh
của đế quốc... Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với
nhau”88. Tuy nhiên, Người chỉ rỗ, kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ
sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế không phải là thụ động ngồi chờ, mà
phải có tinh thần chủ động, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên
thế giới, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế của mình, tư tưởng của
Người đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị lỷ luận và thực tiễn.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn hiện nay, Đảng chỉ
rõ, trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập, phải phát huy nội lực là yếu
tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc, lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh
nội sinh quan trọng; phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của tất cả
các tầng lớp nhân dân; coi đó là một nguồn lực to lớn, mạnh mẽ của sự
nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

3.4. Chăm lo xây đựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà
nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một đảng cách
mạng chân chính, một nhà nước kiến tạo, liêm chính, hành động thật sự
của dân, do dân và vì dân. Muốn vậy phải:
- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, thật sự là một
đảng “đạo đức, văn minh”; cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân
dân, vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân, vừa hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ, sáng
suốt của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành
88 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.272-273.

1
0
chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân.
- Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ
liêm khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ
máy chính quyền những “ông quan cách mạng”, lạm. dụng quyền lực của
dân để mưu cầu lợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trohg cuộc đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị -
xã hội của đất nước.
- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất
nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kình doanh gắn liền với tiết kiệm
để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải
trở thành quốc sảch, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn
mực đạo đức, một hành vi vãn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Một dân
tộc biết cần, biểt kiệm” là một dân tộc vãn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc
chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao
đẹp về tinh thần.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
2. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chù
nghĩa xã hội ở Việt Nam?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc trưng và
động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
2. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay (thể hiện trong
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng)?
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP e oe
* Tài liệu bắt buộc

1
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tường
Hồ Chí Mình (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý
luận chính trị, H.2021.
2. Hồ Chí Minh: về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Vỉệt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.1998.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.202L
* Tài liệu đọc thêm
1. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1997.
2. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết
Thông (chủ biên): Một số vấn đề lỷ luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
3. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên): Những vẩn đề lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1998, tr.15-68.
4. Mạch Quang Thắng (Chủ biên): Vận dụng và phát triển sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb.Lao động,
H.2010.

1
0
Bài 4
Tư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DựNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CẰM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,
DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN

A. MỤC TIÊU
_____ *

về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh trong điều
kiện Đảng cầm quyền và xây dựng Nhà nước Việt Nam thực sự là của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
về kỹ năng: Giúp học viên liên hệ với thực tiễn đất nước và công việc đang
đảm nhiệm, nhận rõ trách nhiệm bản thân và cố hành động thiết thực góp phần vào
công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước hiện nay.
về tư tưởng'. Củng cố tình cảm của học viên đối với Chủ tịch Hồ Chỉ Minh,
tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý
của Nhà nước.

B. NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DựNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CẦM QUYỀN
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về đăng cộng sẳn cầm quyền
1.1.1. Khái niệm đăng chỉnh trị, đảng cầm quyền
Từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cùng với sự phát ưiển ngày càng mạnh
mẽ của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các đảng chính trị xuất hiện và cùng với
đó, vấn đề đảng chính trị, đảng cầm quyền cũng được đặt ra. Dù câu chữ diễn đạt,
cách tiếp cận còn có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung đến nay, các nhà

1
nghiên cứu đều cho rằng, đảng chính trị là tổ chức chính trị của những người đồng lý
tưởng, đồng chí hướng, đại diện cao nhất cho một giai cấp hoặc tầng lóp, phấn đấu vì
lợi ích của giai cấp, hoặc tầiỊg lóp mà nó đại diện.
Đảng cầm quyền (háy còn gọi là đảng chấp chính); là đảng nắm chính
quyền, lãnh đạo hoặc chi phối hoạt động của bộ máy chính quyền.
Đê trở thành đảng cầm quyền (hoặc liên minh các đảng cầm quyền), thông
thường, mỗi đảng (hoặc liên minh các đảng) phải giành đựợc thắng lợi (chiếm đa
số ghé) trong bầu cử nghị viện (hoặc quốc hội), đối với chính thể cộng hòa đại
nghị; hoặc giành thắng lợi trong kỳ bầu củ tổng thống, đối với chính thể cộng
hòa tổng thống, qua đổ kiểm soát, chi phối hoạt động của bộ máy chính quyền,
trong đó trước hết là quyền hành pháp.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền từ sau
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Mặc dù các đảng viên của Đảng
được sự ủng hộ to lớn của nhân dân và thu nhận được đại đa số phiếu trong các
kỳ bầu cử Quốc hội, nhưng vai trò cầm quyền của Đảng không phải chỉ được xác
lập thông qua con đường bầu cử, mà trước hết là thông qua vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với cách mạng Việt Nam ngay từ khi Đảng ra đời. Từ năm 1930, Đảng
đã được lựa chọn là người lãnh đạo duy nhất trên vũ đài chính trị của cách mạng
Việt Nam. Hồ Chí Minh thường dùng cách diễn đạt: Đảng lãnh đạo chính quyền,
Đảng lãnh đạo cách mạng, Đảng lãnh đạo dân tộc để nói về vai trò của Đảng khi
Đảng trở thành đảng cầm quyền. Trong Di chúc, lân đầu tiên Người đã sử dụng
thuật ngữ “đảng cầm quyền” để dặn lại những điều tâm huyết về vai trò cầm
quyền của Đảng.

1
0

I

1.1.2. Nhiệm vụ căa đãng cộng sản cầm quyền !


Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lêhin chỉ ra rằng, vấn đề giành được chính
quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. i
Nhưng giành được chỉnh quyền chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ bước đâu, là điêu kiện tiên
quyết đe năm được quyên lực nhà nước - công cụ chủ yêu cho phép chuyển sang giai
đoạn thứ hai là tiến hành sự i
nghiệp cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới hên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Mục tiêu, nhiệm vụ đảng cộng sản cầm quyền là tổ chức, xây dụng một xã hội
mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội) là mục tiêu,
nhiệm vụ quan họng của đảng cộng sản. '
1
Vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
chỉ rỗ: “Sau khi đã giành được chính quyền thì nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công
1
nhân là phải tăng cường nền chuyên chỉnh vô sản
để hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng, triệt để xỏa bỏ chế độ người
bóc lột người, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã
hội để tiến lên chủ nghĩa cộng I

sản”1. Người nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của
Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác” 89 90. Chính vì vậy, khi Đảng trở thành
1
đảng cầm quyền, trách nhiệm của
Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên là phải phục vụ nhân dânj chứ không phải trở thành
những vị “quan cách mạng”. Hồ Chí Minh quán triệt: “Đảng ta không phải là đảng
làm quan mà Đảng phải lo đời sống cho nhân dân, trước mắt là sản xuất” 91. Với tư
cách là đảng cầm quyền, Đảng phải có ttách nhiệm đối với tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trách nhiệm của đảng cầm quyền khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp
hơn so với trước khi Đảng giành được
chính quyền. Người nêu rõ: “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có
gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải ỉo. Các cháu bé không có
trường học, Đảng phải lo...Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ

89 Hồ Chí Minh: Toàn Nxb.Chính trị quốc gia Sựthật, H.2011, t.15, tr.391-392.
90 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.290.
91 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.620.

10
8 I
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đâu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng phải
lo. Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo”1.
Cùng với việc chỉ ra vai trò, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản cầm quyền, Hồ
Chí Minh hết sóc quan tâm đến việc đề phòng những cấn bệnh đe dọa đến uy tín,
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền, đó là: nguy cơ sai lầm về đường
lối; bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn và sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, sa vào
chủ nghĩa cá nhân của cán bộ, đảng viên. Người cãnh báo: “Một dân tộc, một
đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, cổ sức hấp dẫn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ
không ưong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”92 93.
1.1.3. Phương thức lãnh đạo của đăng cộng sản cầm quyền
Thuật ngữ “phương thức lãnh đạo của Đảng” chính thức được Đảng sử dụng
tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ựợng khóa VI (1989). Phương thức
lãnh đạo của Đảng là những nguyên tắc, quy tắc, cách thức, biện pháp mà các tổ
chức đảng, các cấp ủy đảng lựa chọn và sử dụng để tác động vào những đối tượng
lãnh đạo, nhầm đạt đựợc mục đích, yêu cầu, nội dung lãnh đạo.
Theo quan điểm cùa Hồ Chí Minh, với tư duy khoa học, nhạy bén, từ rất
sớm Người đã đề cập về phương thức lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, Người
thường sử dụng khái niệm “cách lãnh đạo” với nội hàm như khái niệm “phương
thức lãnh đạo”. Theo Người, nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam cầm quyền được thể hiện ở những vấn đề sau đây.
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết
của Đảng. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng và lịch sử; xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu khách quan của
cách mạng và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, Đảng đề ra đường lối, chủ
trương, nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ cách mạng; chỉ đạo tổ chức triển khai việc
thể chế hóa đường lối, chủ trương... thành các văn bản pháp luật, đưa vào thực hiện
trong thực tiễn cuộc sống.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo bằng công tác tổ chức cán bộ, bằng cán bộ, đảng
viên trong bộ máy nhà nước và hệ thống chỉnh trị. Hồ Chí Minh tưng nói: Cán bộ là

92 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13, tr.272.
93 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,115, tr.672.

10
9
dây chuyền của bộ máy, là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Nhiệm vụ
của cán bộ là đem đường lối của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu để
thi hành, thực hiện cho tốt. Cán bộ là người “đem tình hình, nguyện vọng của dân
chúng” báo cáo với Đảng và Chính phủ để Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương,
chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Theo
Người: “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều
do cán bộ tốt hoặc kém”94. Trong điều kiện đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên tham
gia vào các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, do đó công tác cán bộ có ý nghĩa rất
quan trọng. Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc và chỉ rõ các khâu của công tác cán
bộ, từ lựa chọn cán bộ; huấn luyện một cách toàn diện cả về nghề nghiệp, chính trị,
văn hóa, lý luận cho cán bộ; phải biết rõ (đánh giá đúng) cán bộ; phải khéo dùng cán
bộ; phải giữ gìn cán bộ,... Trong đó, huấn luyện cán bộ được xác định là “công việc
gốc của Đảng”. Với tư duy biện chứng, Người lưu ý, phải phòng tránh những sai
lầm, khuyết điểm thường gặp của cán bộ và

94112’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.636- 637; 636; 637-
638.

110
công tác cán bộ: bệnh chủ quan, quan liêu, xa rời thức tiên; bệnh xa dân, coi
thường nhân dân; bệnh hình thức... Quan điểm của Người về vai trò, nhiệm vụ
lãnh đạo của cán bộ, đảng viên vừa thể hiện tính khoa học, toàn diện, vừa thấm
đượm tính nhân vãn sâu sắc, đồng thời đòi hỏi công tác đào tạo, xây dựng một
đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng (đức
và tài) nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Thứ ha, Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, kiểm soát. Hồ Chí Minh
nhắc nhở: “nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh
điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực
hành đển đâu, có nhũng sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia
hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rẩt to. Vì thế, “đầy túi quần
thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy” 1. Người cho rằng:
“Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là
do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Neu ba
điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” 2. Người chỉ rõ, có kiểm tra
mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết
rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời. “Nếu
tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thi cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu
tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy
rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là
vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của
chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm”3.
Thứ tư, Đảng lãnh đạo thông qua vaỉ trò tiên phong, gương mẫu của cán
bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh: “Đảng là do nhiều người cách mạng họp lại” 1.
Tính tiên phong, gương mẫu là một trong những yêu cầu, tiêu chuẩn đảng viên,
đồng thời thể hiện tinh thần tự nguyện hy sinh, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng
của Đảng. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc phải như vậy, trong điều kiện đảng
cầm quyền càng phải như vậy. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, để lãnh đạo
được quần chúng, mỗi cán bộ, đảng viên “phải làm mực thước cho người ta bắt

11
1
chước”95 96 97; phải thực hiện “tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc”, nghĩa là “lúc
khổ sở, khó khăn thì đảng viên ta đi trước, khi sướng thì đảng viên ta hưởng sau”
, phải thực hiện “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Người nói rõ, đó vừa là
lời ca ngợi, đồng thời cũng là đòi hỏi của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên
của Đảng.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đẳng Cộng sẳn Việt Nam cầm quyền
1.2.1. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất giai cấp của đảng
cộng sản, Hồ Chí Minh xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam, mang bản chất của giai cấp công nhân. Trong Sách lược
van tat của Đảng do Người soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (1930)
thông qua đã nêu rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp” 98. Tuy nhiên, xuất
phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là sau khi Đảng trở thành đảng cầm
quyền, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm mới, theo hướng nhìn nhận biện chứng về
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp. Theo đó, mặc dù Người đánh giá cao
vai trò của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nhưng
đồng thời cũng nhận rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà giai cấp
công nhân chỉ là một bộ phận trong đó. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng (2-1951), Hồ Chí Minh đã nêu trong Báo cảo chỉnh trị: “Trong giai đoạn này,
quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính
vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” 1. Trong tác phẩm Thường thức
chỉnh trị (1953), Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Đảng là đảng của giai cấp lao

95 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,


H.2011,t.10, tr.456.
96 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2011, t.6, tr.lỗ.
97 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2011,t.13, tr.27ỉ.
98 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2011, t.3, tr.3.

112
động, mà cũng là đảng của toàn dân”99 100. Nói chuyện tại Trường Cán bộ Công đoàn
(1-1957), Người cũng chỉ ra rằng: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”101...
Cách tiếp cận về Đảng của Hồ Chí Minh không làm mất bản chất giai cấp
công nhân của Đảng, mà còn bổ sung vào lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về
bản chất giai cấp của đảng cộng sản, nhất là một đảng cộng sản ra đời ở một
nước thuộc địa, phong kiến, trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển; giai cấp
công nhân ra đời muộn. Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, đảng viên của
Đảng không chỉ xuất thân từ giai cấp công nhân, mà còn từ các giai cấp, tầng
lớp khác (nông dân, trí thức tiểu tư sản...w). Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam. Với tư cách ỉà người đại diện cho quyền lợi của dân tộc,
tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân, Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ,
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; phải luôn tăng cường công tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng, đế xứng đáng là Đảng “đạo đức, văn minh”; mỗi cán bộ, đảng
viên phải ra sức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng vừa là người lãnh
đặo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
1.2.2. Tầm quan trọng của công tác xây dựng đẵng cộng sản cầm quyền trong
sạch, vững mạnh
Trong tác phẩm Đường cách mệnh (xuất bản năm 1927), Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mệnh”; “Đảng có vững cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” 1. Để chuẩn bị cho sự
ra đời của “đấng cách mệnh” - Đảng Cộng sản ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tích cực
chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức, đạo đức và cán bộ.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam từ vai trò là Đảng lãnh đạo trở thành đảng cầm
quyền, Hồ Chí Minh nhiều làn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng: “Là một Đảng lãnh đạọ, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong
99 Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb.Chính trịquốc gia Sự thật, H.2011,
t.7, tr,41.
100 Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb.Chính trịquốc gia Sự thật, H.2011,
t.8, tr.276.
101 Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb.Chính trịquốc gia Sự thật, H.2011,
tio, tr.477.

11
3
sạch, kiểu mẫu”102 103; “Đối với vận mệnh của nước nhà và dân tộc, Đảng có trách
nhiệm vô cùng to lớn. Cho nên xây dựng Đảng là một nhiệm vụ cực kỳ quan họng
của nhân dân ta”104. Đặc biệt, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn
minh”. Muốn xứng, đáng với danh hiệu cao quý đó, Đảng phải không ngùng được
xây dựng, chỉnh đốn để thực sự là người lãnh đạo cách mạng, là “hiện thân của trí
tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc” 105. Đồng thời, theo nguyên tắc, phương pháp
xây phải luôn đi cùng với chống, lấy xây để chống, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, Đảng có
vững mạnh mới phòng chống được một cách hiệu quả những nguy cơ suy thoái của
đảng cầm quyền.
1.2.3. Nội dung xây dựng Đảng
Trong tác phẩm Thường thức chỉnh trị. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Xây dựng
Đảng, có ba mặt: tư tường, chính trị và tổ chức” 1. Ngày nay, nhìn lại tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta thấy Người đã đề cập đến
cả các lĩnh vục xây dựng Đảng về đạo đức và cán bộ.
Xổy dựng Đảng về tư tưởng) Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Đảng phải lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Quan
điểm của Người được thể hiện rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi Người
dẫn lại luận điểm của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có
cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách
mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” 106 107; “Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn,
tàu không có bàn chỉ nam”108. Xuất phát từ quan điểm Đảng phải có chủ nghĩa
làm cốt. trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn các cuộc cách mạng
trên thế giới, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa

102 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.289.
103 Hồ Chí Minh: Toàn íựp, Nxb.Chínli trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.415.
104 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.279.
105 HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.412
106 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.279.
107’3’ 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.279;
108289; 289.

114
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin”4.
Hồ Chí Minh đề cao giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin là phương pháp làm
việc biện chúng (phép biện chứng). Người cho rằng, học chủ nghĩa Mác-Lênin
không phải là để lòe thiên hạ, mà để ứng dụng vào thực tiễn và khi vận dụng
phải sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, tránh rập khuôn, giáo điều: “Chủ nghĩa
Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh” 1.
Người cũng chỉ rõ: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin tức là cách mạng phân công cho
việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên
đào tạo ra nhũng con người thuộc sảch làu làu, cụ Mác nói thê này, cụ Lênin nói
thế kia, nhưng nhiệm vụ của minh được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác” 109
110
. Sâu sắc hơn, việc hiểu và nắm bắt chủ nghĩa Mác-Lênin còn được Hồ Chí
Minh nhìn nhận ở cách ứng xử rất tình người: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là
phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không
có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác- Lêninđược”111.
Xây dựng Đảng về chinh trị'. Xây dựng Đảng về chính trị trước hết là xây
dựng đường lối chính trị đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu khách quan của tình
hình thực tiễn cách mạng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời,
sau khi đã có đường lối chính trị đúng đắn, công tác xây dựng Đảng về chính trị
phải làm cho đường lối chính trị của Đảng thấm sâu vào mọi cán bộ, đảng viên
và nhân dân, làm cho mọi người nắm vững đường lối của Đảng, tạo ra sự nhất
trí cao trong Đảng và đồng thuận trong xã hội, trở thành những hành động cách
mạng cụ thể để vượt qua mọi khó khăn, phức tạp, biến chủ trương, nghị quyết
của Đảng thành hiện thực.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh giải nghĩa về
cách lãnh đạo đúng là: “Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết
kế hoạch, ra mệnh lệnh”4. Người xác định, cách lãnh đạo là:
“1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất
109 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr. 120.
110’3 HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.15, tr.668.
1114 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.325.

11
5
định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những
người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không cố dân
chúng giúp sức thì không xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiếm soát đứng thì cũng phải
có quần chúng giúp mới được”1.
Như vậy, với Hồ Chí Minh, để có đường ỉối chính trị đúng và để
thực thi, kiểm soát đường lối chính trị đó cho đúng đắn, điều quan trọng
nhất là phải dựa vào nhân dân.
Xây dựng Đảng về tổ chức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến các nguyên
tắc tổ chức sinh hoạt đảng:
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ, thường được Hồ Chí Minh gọi
là “chế độ dân chủ tập trung”. Đây là nguyên tắc cơ bản, thường được
Người nhắc đến trước tiên khi nói về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng.
Người giải thích: “Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa
là: có Đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống
nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp
dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương” 2.
Nguyên tắc này bảo đảm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến
đánh thì chỉ như một người”3.
Một nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt Đảng là nguyên tắc: “Tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dần chủ tập trung"4. Bởi lễ, theo Hồ
Chí Minh, một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm
đến đâu cũng chỉ thấy được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể
trông thấy và xem xét tất

114
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.326; 620.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.275.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.17. cả
mọi mặt
của một vấn đề. Mặt khác, khi công việc “đã được đông người bàn bạc kỹ
lường rồi, ké hoạch xác định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người

116
hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế
mới có chuyên trách, công việc mơi chạy”1. “Tập trung và dân chủ” không
đối lập nhau, mà có sự gắn bó mật thiết với nhau. Hồ Chí Minh chỉ ra
rằng, tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung,
tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau.
Hai là, nguyên tẳc tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh cho rằng, người
đời không phải là thần thánh, không ai không có sai lầm, khuyết điểm. Người
dẫn ý của Lênin nói: “Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm: là đứa bé
còn ở trong bụng mẹ và người chết đã bỏ vào quan tài. Có hoạt động thì khó
tránh khỏi có khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê
bình, hoan nghênh người khác phê bình mình và kiên quyết sửa chữa”112 113.
Đe cập về Đảng, Hồ Chí Minh cũng xác định: “tuy nói chung, thì đảng
viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhung vẫn có một số chưa bỏ hết những
thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa, v.v..” 3. Người cho rằng, tự phê bình và
phê bình là thang thuốc hay nhất, ỉà quy luật phát triển của Đảng. Để tự phê
bình và phê bình trong Đảng thực hiện có hiệu quả, Hồ Chí Minh nêu những
yêu cầu:
Phải tiến hành thường xuyên, nghiêm chỉnh như việc rửa mặt mỗi ngày.
Phải xuất phát từ tình đồng chí thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, có lý, có tình,
không phải để xoi mói, nói xấu nhau, đập cho tơi bời, phải phê bình việc, chứ
không phải phê bình người. Phải bảo đảm dân chủ, từ dưới lên và từ trên xuống.
Người đặc biệt coi trọng vai trò nêu gương của những cán bộ, đảng viên giữ
cương vị lãnh đạo, quản lý theo tinh thần “một tấm gương sống còn có giá trị
hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”1. Phải nhằm đến mục tiêu đoàn kết
hơn, đoàn kết trên cơ sở mới. Không chỉ đúng, mà còn phải khéo.
Ba là, kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Đây cũng là một nguyên tắc
góp phần quan trọng làm nên sức mạnh của Đảng. Nguyên tắc này yêu
cầu phải thực hiện nghiêm kỷ luật, Điều lệ Đảng, mọi đảng viên đều bình
đẳng trước Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ ra
rằng: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức

1121,3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.619; 303.
113 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.12, tr.335-336.

11
7
tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên”114 115.
Kỷ luật Đảng bắt nguồn từ bản chất của Đảng là tổ chức chính trị tự
nguyện, nhưng lại hết sức chặt chẽ của những người có trình độ giác ngộ
cao. Vì vậý, Người xác định: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến
đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ
luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác. Các đồng chí chúng ta cần phải ra
sức giữ gìn kỷ luật sắt của Đảng”116.
Bổn là, nguyên tẳc đoàn kết thong nhất trong Đảng - một nguyên
tắc bảo đảm sức mạnh của Đảng và làm hạt nhân để thực hiện đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế. Tháng 3-1955, Hồ Chí Minh xác định: “Ngày
nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự
đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo” 117. Nguyên tắc này đòi hỏi
các cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến các chi bộ phải giữ gỉn sự đoàn
kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Phải
thực hiện đoàn kết thống nhất trong Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-
Lênin, phải sống với nhau có tình, có nghĩa và thi hành nghiêm các
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt khác của Đảng như tập trung dân chủ, tự
phê bình và phê bình...
Để xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán
bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt chú trọng mối quan
hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Người chi rõ: “Giữ chặt môi liên hệ
với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng
lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi.
Vì vậy, cách xa dần chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng
như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”1.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, khi trở thành đảng câm quyền, Đảng
càng phải coi trọng hơn quan hệ giữa Đảng - dân. Bởi lẽ, xây dựng chế độ mới

114 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.284.
115 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13, tr.67.
116 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr. 17.
117 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.368.

118
khó khăn hơn, phức tạp hơn việc đấu tranh giành độc lập, giành chính quyền.
Đó là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái
mới mẻ, tốt tươi118 119. Đồng thời, khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng dễ có
nguy cơ mắc bệnh quan liêu, xa dân. Lênin khẳng định: Đối với một đảng cộng
sản đang lãnh đạo nhân dân “quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì một trong những
nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng”120.
Theo Hồ Chí Minh, sau khi Đảng cầm quyền, để tăng cường quan hệ Đảng
- dân, cần phải chú trọng các vấn đề sau đây:
Một là, mọi chủ trương, chính sách, mọi hoạt động đều phải xuất phát từ
lợi ích chính đáng của nhân dân.
Hai là, phải vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng bằng những hình
thức, biện pháp thích hợp: kiểm tra công tác, giám sát, góp ý phê bình cán bộ,
đảng viên, giới thiệu những người ưu tú để Đảng kết nạp vào hàng ngũ, kiến
nghị với Đảng, Nhà nước thi hành kỷ luật những phần tử thoái hóa, biến chất.
Ba là, phải nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh rằng, cán bộ, đảng
viên của Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân.
Bốn là. phải nâng cao dân trí, trọng dụng nhân tài, đặc biệt là những
người ngoài Đảng.
Xây dựng Đảng về đạo đức\ Trong những năm 1925-1927, khi mở
các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên (ở Quảng Châu, Trung Quốc), chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng, Hồ
Chí Minh đã đặt lên trước tiên bài giảng về Tư cách của người cách
mạng, với 23 tiêu chí đạo đức (hay 23 chuẩn mực) mà người cách mạng
cần phải có. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Hồ Chí Minh đã dành
riêng phần III (trong tổng sổ 6 phần) để nói về Tư cách và đạo đức cách
mạng. Trong Dỉ chúc. Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,

118 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.326.
119 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.617.
120 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.44, tr.426.

11
9
thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”1.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “Làm cách mạng để cải tạo xã
hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là
một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian
khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang”121 122. Xây dựng Đảng về đạo đức càng có ý nghĩa
quan trọng khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Bởi vì, trong điều kiện
Đảng cầm quyền, nhiều thói hư tật xấu dễ nảy sinh, đặc biệt là căn bệnh
chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện của nó như: quan liêu, mệnh lệnh,
tham ô, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm, kèn cựa, địa vị... Những thói
hư, tật xấu do sự sụy thoái đạo đức sẽ đi cùng với sự suy thoái về tư tưởng
chính trị và trầm trọng hơn sẽ dẫn đến phản bội lại mục tiêu, lý tưởng đã
lựa chọn, phản bội lại đồng chí, đồng bào.
Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng Đảng về đạo đức trên hai phương diện là
đạo đức của tồ chức đảng và đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên. Người
khẳng định, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng xã
hội mới giàu mạnh, văn minh là một sứ mệnh vẻ vang, một sự nghiệp nhân văn
cao cả của Đảng, nhung cũng là một trọng trách dân tộc ủy thác cho Đảng. Do
đó, Đảng phải hội tụ những tinh hoa giá trị của dân tộc và thời đại, trong đó
trước hểt là đạo đức. Nếu thiểu yểu tố này, Đảng sẽ không còn là một đảng chân
chính cách mạng và cũng không thể đủ khả năng để lãnh đạo cách mạng, dẫn dắt
dân tộc. Xây dựng Đảng về đạo đức là yêu cầu hết sức quan trọng, giúp tạo
thành sức mạnh nội sinh vô cùng to lớn để làm cho Đảng trong sạch, vững
mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu
câu, nhiệm vụ thực tiễn cách mạng đặt ra. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “muốn giải
phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình
không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi

121 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.611-612.
122 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.11, tr.601.

120
việc gì?”123.
Đổi với đạo đức của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh nêu rõ, đạo đức cách
mạng là nền gốc cho tư duy và hành động đúng đắn của mỗi người. Người ví
đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển, hoàn thiện con người, là yếu tố
không thể thiếu của người cách mạng, như gốc rễ của cây, ngọn nguồn của sông.
Người viết: “Cũng

123 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.292-293.

12
1
như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” 124. Để xây dựng,
rèn luyện đạo đức của tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ
ra những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó là
các nguyên tắc: nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo
đức suốt đời; kểt hợp giữa xây dựng đạo đức cách mạng với đấu tranh chổng
nhũng hiện tượng phi đạo đức. Đồng thời, với Người, việc xây dựng Đảng về
đạo đức chỉ thực sự có hiệu quả khi được gắn chặt với các nội dung xây dựng
Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức; gắn liền giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng với các nhiệm vụ chính trị và các biện pháp tổ chức, kỷ luật.

2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DựNG NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN


DÂN, DO NHÂN DÂN, vì NHÂN DÂN
2A. Quan đỉểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam
2A.L về nhà nước kiểu mới trong lịch sử Việt Nam - Nhà nước của nhân
dãn, do nhân dân, vì nhân dân
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều
mô hình nhà nước và khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân
tộc mình, đồng bào mình bằng việc phê phán bản chất vô nhân đạo của bộ máy
chính quyền thực dân phong kiến đang thống trị ở các thuộc địa, trong đó có
Việt Nam. I
Nghiên cứu mô hình nhà nước tư sản ở Mỹ, Pháp, Hồ Chí Ị Minh nhận
thấy, mặc dù các kiểu nhà nước đó đã có bước tiến bộ I
hơn hẳn so với nhà nước phong kiến chuyên chế, song về bản chất, I
các nhà nước đó chỉ là sự thay thế ách thống trị
Ị _______________________________________ Ị

của giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác; vẫn chỉ là nhà nước của một
thiểu số người trong xã hội, ẩn nấp sau những khẩu hiệu mỹ miều: “Tự do - Bình
đẳng - Bác ái”, nhưng vẫn chỉ phục vụ lợi ích của thiểu sô những kẻ bóc lột,
124 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.292.
122 i
trong khi số đông quần chúng vẫn bị bóc lột, vẫn sống trong nghèo đói, bất công.
Nghiên cứu mô hình Nhà nước Xôviết, Hồ Chí Minh cho rằng, đó là nhà
nước kiểu mới, bởi nó phục vụ lợi ích của đại đa số người dân trong xã hội -
những người lao động. Mô hình nhà nước này là kết quả, đồng thời cũng là sự
minh chứng một cuộc cách mạng đến nơi, cuộc cách mạng thực sự thành công
triệt để. Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng xác
định: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến. Làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập. Dựng ra Chính phủ công nông binh”1.
Tuy nhiên, căn cứ vào sự vận động phát triển về lý luận và thực tiễn của
phong trào cách mạng thế giới và trong nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ
VI (11-1939), Đảng đã nêu rõ: Thành lập chính phủ công nông binh kiểu xôviết
được thay thế bằng khẩu hiệu thành lập chính phủ cộng hòa dân chủ 125 126. Tiếp
thu, kế thừa tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ VI, căn cứ vào tình hình
thực tiễn thế giới và Việt Nam, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5-1941), Hồ Chí Minh và Trung
ương Đảng đã có sự điều chỉnh quan điểm về kiểu nhà nước ở Việt Nam trong
tương lai, Hội nghị xác định: “Không nên nói công nông liên hiệp và lập chính
quyền Xôviết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ
cộng

125 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.l.
126 Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Vãn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005,
t.6, tr.538-539.

12
3
hòa”127. Hội nghị thông qua Chương trình Việt Minh, trong đó ghi rõ: “Sau khi
đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra” 3. Từ mô
hình Nhà nước Xôviết công nông binh chuyển sang mộ hình nhà nước dân chủ
cộng hòa là một bước chuyển về nhận thức, là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí
Minh và của Đảng ta.
Đầu năm 1945, phong trào cách mạng phát triển sôi nổi, mạnh mẽ
trong cả nước, nhất là từ khi Thường vụ Trung ương Đảng phát động cao
trào kháng Nhật cứu nước (3-1945). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hồ Chí
Minh, Khu giải phóng gồm địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang được thành lập. Dưới sự lãnh
đạo của Tổng bộ Việt Minh, nhân dân các địa phương trong Khu giải
phóng, chính quyền các xã, châu, tỉnh hoàn toàn Việt Minh; ủy ban Việt
minh đã điều hành mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, như
là một chính quyền sơ khai. Đó là một sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn,
được Hồ chí Minh và Đảng vận dụng, xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Quốc dân Đại hội
(họp ở Tân Trào, Tuyên Quang), thành lập ủy ban Giải phóng dân tộc do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, ủy ban làm chức năng của Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt nhân dân trong những ngày
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1945, thay
mặt cho Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước
toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dan các nựớc trên thế giới, sự ra đời
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

127 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2000, t.7,tr.!27.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232.
12
Ó
Ngày 6-1-1946, cho dù các lực lượng phản động tìm mọi cách ngăn cản,
phá hoại, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời do Hồ
Chí Minh đứng đầu, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I được tổ chức
thành công trong toàn quốc. Tháng 3-1946, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khỏa I,
một chính phủ hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch được Quốc hội bầu ra. Tháng 11-1946, Quốc hội đã
thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới “ Hiến pháp năm
1946, do Hồ Chí Minh là Trưởng ban soạn thảo, với những nội dụng hểt sức tiến
bộ, đánh dấu sự ra đời của một nhà nước kiểu mới trong lịch sử Việt Nam.
Nói về Nhà nước dân chủ, nhân dân ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đằ chỉ rõ:
“NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vỉ dân,
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.,,
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra,
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên,
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dãn,”ỵ
* Nhà nước của nhân dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước
do dân là chủ và làm chủ. Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn
luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Vị thế và tư cách là
chủ của người dân được khẳng định trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946). Cụ thể, trong Điều 1 Hiến pháp
đã ghi rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cap, tôn giáo” 1. Kê thừa
quan điểm đó, Điều 4 Hiến pháp 1959 đã khẳng định: “Toàn bộ quyền lực trong
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuộc về nhân dân lao động” 2. Do đó, cơ
quan nhà nước là công cụ để thực hiện quyền của nhân dân; cán bộ, công chức
nhà nưởc là người được nhân dân ủy quyền, trao quyền, đại diện cho nhân dân
để gánh vác, giải quyết công việc của đất nước.
*Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai
phương diện quyền lợi và nghĩa vụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân

12
7
lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà
nước (từ Trung ương đến địa phương thông) thông qua chế độ bầu cử phổ
thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân
hoặc các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó
không thực hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi
ích của nhân dân. Hồ Chí Minh phân tích: Nhân dân cử ra những người
đại diện cho minh, đồng thời “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân”3. Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội
dung quan trọng: Nhẫn dân có quyền tham gia công việc quản lý của Nhà
nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ rất
mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn
nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”4.
Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ
thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân (bổn phận hay trách
nhiệm đó được Người gọi là “đạo đức công dân”). Người

1,2
Hiến pháp Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, tr.8; 33.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.375.
4
nói: “Làm
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chinh trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.81.
chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn,
muốn làm bao nhiêu thì làm”1, làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội
nước theo sau”. Nhà nước do dân bầu ra, phải có trách nhiệm bào vệ, ủng
hộ, giúp đỡ, đóng thuế đế có chi phí hoạt động cho Nhà nước.
*Nhà nước vì nhân dân: Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi
ích của đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hồ Chí Minh nói,
Nhà nước dân chủ nhân dân do dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ, công bộc của
dân. Người chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền, nhà
nước làm đày tớ, công bộc của dân chứ không phải là “quan cách mạng không
phải để “đè đàu cưỡi cổ dân”. Mặt khác, Nhà nước vì nhân dân là Nhà nước có
trách nhiệm hướng dẫn nhân dân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

128
tạo của nhân dân để tự chăm lo đời sống của minh. Trách nhiệm của Nhà nước
là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” 128 129. Bên cạnh việc chăm lo
lợi ích của nhân dân nói chung, Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi
ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lóp nhân dân một cách hài hòa, đảm
bảo ổn định xã hội. Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng theo Hồ Chí Minh là
một nhà nước phục vụ nhân dân, không phải nhà nước cai trị nhân dân.
Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương sáng
về tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc,
và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào
chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó” 130. Người chỉ có một
tâm nguyện và ham muốn: “...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”1; cho đén khi phải tù’ biệt thế giới này,
Người chỉ tiếc: “...tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” 131
132
. Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý
chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó
không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”133; đó là điểm tựa giúp
Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh
phúc.
Hình ảnh của Hồ Chí Minh - hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ
lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng
thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, phải “lấy dân làm gốc”.
2.1.2. Bản chất của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh
phân tích, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện trước
128 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.287.
129 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.81.
130 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.272.
131 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.187.
132 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.615.
133 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.50.

12
9
hết ở chỗ, Nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng Cộng
sản Việt Nam - người đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, cho
nhân dân lao động và đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc. Quyền lợi của
dân tộc, của nhân dân được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời, bản chất giai cấp công
nhân của Nhà nước ta còn thể hiện thông qua việc thực hiện Hiến pháp,
pháp luật để quản lý, điều hành tất cả các lĩnh vực đời sống
xã hội. Các cơ quan nhà nước, từ trung ương tới địa phương được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật, tuy nhiên, với chức năng của Nhà nước (quản lý, điều hành xã hội...),
sự cần thiết là phải thực hiện chuyên chính. Song, như Hồ Chí Minh giải thích:
“Chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?... Như cái
hòm đựng của cải thì phải cồ cái khóa. Nhà thì phải cỗ cửa... Dân chủ là của quý
báu nhất của nhân dân, chuyên chỉnh là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá
hoại... Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” 134.
Chuyên chính mà Hồ Chí Minh đề cập là “chuyên chính vô sản”, nhằm bảo vệ
thành quả cách mạng, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp thời ngăn chặn sự phá hoại của các
lực lượng thù địch, phản động chống phá cách mạng.
* Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chat giai cap công nhân
với tính nhân dãn và tỉnh dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản
chất giai cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
Người khẳng định, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác.
Đặt mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân laọ
động và dân tộc ưong mối quan hệ biện chứng, trong một chinh thể thống nhất
không tách rời, Hồ Chí Minh cho rằng, các giai tầng trong xã hội, dù có lớn
mạnh đến đâu cũng là một bộ phận của dân tộc. Vì vậy, quyền lợi của giai cấp,

134 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.456-457.

130
bộ phận phải phục tùng quyền lợi của dân tộc. Chính vì vậy, Nhà nước ta là
thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân, đồng thời là thành quả cách mạng
của nhân dân và của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ điều này cũng
thể hiện rõ sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và
tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam.
Thực té lịch sử đã minh chứng, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam
ra đời là thành quả hy sinh xương máu, đâu tranh gian khổ của nhiều thế hệ
người Việt Nam yêu nước qua các thời kỳ lịch sử. Do đó, Nhà nước coi lợi
ích dân tộc là trên hết, trước hết, lấy lợi ích của dân tộc, của các tầng lớp
nhân dân bị áp bức bóc lột là mục tiêu phục vụ, trong đó đương nhiên có
lợi ích của giai cấp. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng
trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Nhưng ngay từ khi thành lập, trong thành phần Chính phủ đã có sự tham
gia của nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc (dù thuộc các
đảng chính trị khác nhau), trong đó có nhiều người là quan lại trong bộ máy
chính quyền phong kiến. Điều đó càng cho thấy tính dân tộc, tính nhân văn
và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện trong việc xây
dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt dộng có hiệu
lực, hiệu quẳ
2.2.1. Nhà nước vững mạnh phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa
Ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính
phủ lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong sáu
nhiệm vụ cấp bách là phải có một Hiến pháp dân chủ. Người đề nghị:
“Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay” cuộc Tổng tuyển cử với chế độ
phổ thông đầu phiếu để sớm có Quốc hội và Nhà nước hợp hiến do nhân
dân bầu ra. Ngày 17-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về thể lệ
Tổng tuyển cử; ngày 20-9- 1945, Người ký sắc lệnh thành lập Ban dự thảo
Hiến pháp do Người làrn Trưởng ban. Ngày 6-1-4946, cuộc Tổng tuyển cử
đã thành công, 333 đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ
13
1
Cộng hòa đã trúng cử. Tháng 3-1946, Chính phủ hợp hiến đầu tiên đã được
Quốc hội cử ra, do Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Đây là cơ sở pháp lý, hợp
hiến buộc các lực lượng Đồng minh phải thương thảo với Chính phủ do Hồ
Chí Minh đứng đầu.
Để xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, một nhà nước pháp quyền
vững mạnh, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của pháp luật trong quản lý
điều hành Nhà nước và xã hội. Quan điểm này của Người sớm được thể hiện
trong bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam (6-1919), yêu cầu Chính phủ
Pháp và chính quyền thuộc địa phải ban hành Hiến pháp, bãi bỏ chế độ cai trị
bằng các sắc lệnh, thay thế vào đó bằng các đạo luật. Người đã thể hiện qua bài
Dỉễn ca\ “Bảy xin hiến pháp ban hành; Trăm đều phải có thần linh pháp
quyền”135.
Tuy nhiên, muốn Hiến pháp, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng thời
nhấn mạnh phải hết sức chú trọng việc tuyên truyền trong quần chúng nhân dân
vấn đề công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Người đòi hỏi
cán bộ, công chức nhà nước phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng
lực công tác, am hiểu pháp luật, liêm khiết, thực hiện nghiêm minh đạo đức công
vụ và đạo đức công dân.
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước phải có sự
kết hợp giữa vai trò của đạo đức và vai trò của pháp luật. Đây là nét đặc sắc, một
sáng tạo của Hồ Chí Minh trong các quan điểm về xây dựng nhà nước. Với trí
tuệ và kinh nghiệm của một chính trị gia uyên bác, Hồ Chí Minh đã chắt lọc, kế
thừa, phát triển các quan niệm trên và kết hợp khéo léo vai trò của đạo đức và
vai trò của pháp luật. Người đã nhiều lần giải thích mối quan hệ giữa đạo đức và
pháp luật. Theo Hồ Chí Minh, pháp luật là hình thức, biện pháp khẳng định
chuẩn mực, giá trị của đạo đức; chuẩn mực đạo đức càng cao thì vai trò của pháp
luật càng quan trọng. Hồ Chí Minh nâng đạo đức con người thành đạo đức cách
mạng. Từ phạm trù trung, hiếu, Người đã khái quát, bổ sung thành trung vởi
nước, hiếu với dân; liêm, chính cũng được Người coi là tiêu chuẩn của cán bộ,
công chức. Người coi những kẻ bất liêm (tham nhũng, ăn cắp, ăn hối lộ, tham ô,
135 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.473.

132
lãng phí) là phạm tội nặng như tội phản quốc (tội như làm Việt gian, mật thám)
và đòi hỏi phải bị nghiêm trị theo pháp luật. Phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám
sát việc thực thi quyền lực
2.2.2. Xây dựng bệ máy, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Theo Hồ Chí Minh, sự trong sạch vững mạnh của Nhà nước, trước
hết được thể hiện bằng công chức trong bộ máy nhà nước thực sự liêm
khiết. Người dẫn lời của Mạnh Tử: Nước mà lắm kẻ tham lam thì vận nước
sẽ nguy. Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
có phẩm chất đạo đức và tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần
“dĩ công vi thượng”, những người thực sự là “công bộc của dân”. Người đã
sớm định hướng về việc thi tuyển, bổ nhiệm vào các bậc, ngạch công chức
theo các tiêu chuẩn hiện đại với những yêu cầu khá toàn diện về kiến thức
chính trị, kinh tế, pháp luật, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ.
Cùng với việc đưa ra các tiêu chí về đạo đức công vụ, các tiêu chuẩn
và phương pháp đào tạo đội ngũ công chức mới, Hồ Chí Minh yêu cầu
phải kiên quyết chống tệ quan liêu, tham ô, lãng phí, chống tư tưởng cá
nhân chủ nghĩa... trong đội ngũ cán bộ, công chức. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh, ai mắc phải là có tội với nhân dân, với Chính phủ, tội nặng như làm
mật thám, Việt gian. Người yêu cầu cán bộ công chức phải nâng cao năng
lực công tác, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư; phải có tinh thần “phụng công thủ pháp” (làm việc công phải
giữ đúng pháp luật); phải nhận thức rõ chúng ta làm cách mạng là để
chống lại tình trạng bất công, bất bình đẳng, vì vậy phải thẳng tay trừng trị
những kẻ bất liêm.

3. VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG Hồ CHÍ MINH VỀ XÂY


DỤNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẰM QUYỀN, VỀ NHÀ NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, vì NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH
HIỆN NAY

13
3
3.1» Vận dụng tư tường Hồ Chí Mỉnh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền vào công tác xây dựng Đăng hiện nay
3.1.1. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - yêu cầu khách quan cửa
cách mạng Việt Nam
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là yêu cầu khách quan của cách
mạng Việt Nam. Điều này được quy định bởi những luận điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng luôn có ỷ
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Đây là bài học
lớn, là kết luận sâu sắc được rút ra qua suốt quá trình hơn 90 năm hoạt động của
Đảng, đồng thời cũng là lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều
đảng, nhiều nước trên thế giới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định:
“Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam”136.
Thứ haỉ, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra của sự nghiệp cách
mạng hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

136 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2011, tr.66.

134
hóa, chủ động hội nhập quốc tế, để sớm đưa nước ta hở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, năm 2030 và
năm 2045 đã được Đại hội xin của Đảng xác định 137. Do đó, yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của nước ta hiện nay và trong chặng đường sắp tới rất to lớn, nặng nề,
khổ khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hom nữa, nâng sức
chiến đấu mạnh hom nữa.
Thứ ba, xuất phát từ những bài học kinh nghiệm về công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng trong 35 năm đổi mới. Do tác động mặt trái của cơ
chế thị trường, mở cửa hội nhập, do suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lợi ích nhóm,... đã có nhiều đảng
viên vi phạm kỷ cương, kỷ luật của Đảng: tham ô, tham nhũng, quan liêu,
lợi dụng kẽ hở của pháp luật cố ý làm trái, gây thất thoát tài sản nhà nước
và nhân dân, đặc quyền đặc lợi, cục bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa,...
làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đó là những “vấn
nạn” sẽ làm suy vong chế độ ta, cần có những giải pháp cấp bách và hữu
hiệu để ngăn chặn kịp thời, để xây dụng Đảng trong sạch, vững mạnh, lấy
lại niềm tin của nhân dân.
Thứ tư, xuất phát từ âm mưu chống phả cách mạng Việt Nam của các
thế lực phản động, thù địch. Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các thế lực thù
địch đã dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; “diễn biến hòa bình” là “thủ
đoạn hòa bình để giành thắng lợi”. Nhiều chuyên gia và chính khách
phương Tây còn gọi

137 Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua
mức thu nhập trung binh thấp. Đen năm 2030, Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước
đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Kỳ niệm
100 năm thành lập nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quốc lần thử XIII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.26.

13
Ó
đây là phương pháp “chuyên hóa hòa bình”, “biến đổi hòa bình”, “cách
mạng hòa bình”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”, “cách mạng
đường phố”... Trong chiến lược này, các lực lượng thù địch cho rằng,
phương pháp “diễn biến hòa bình” được coi là “mũi đột phá”, là “cây cầu
dẫn vào trận địa”, là lĩnh vực hàng đâu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về
lý luận và tư tưởng, với cái đích cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; xóa bỏ Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc đẩu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa để bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực
thù địch vì vậy trở nên hết sức quyết liệt. Quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu
rõ: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt,
toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, tổ chức và cán bộ”1.
3.1.2. Xây dựng, chỉnh đốn Đãng ngang tầm nhiệm vụ cửa đăng cầm
quyền hiện nay
Trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống
xâm lược của thực dân, đế quốc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc,
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo cách mạng, sau
đó trở thành Đảng câm quyền. Đó là sự lựa chọn khách quan của lịch sử, là sự
thừa nhận và tín nhiệm của các tầng lóp nhân dân.
Trong điều kiện Đảng ta là Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo, không có
lực lượng đối lập, cạnh tranh, đó là điêu kiện thuận lợi để Đảng tập trung, thống
nhất ý chí, huy động mọi nguồn lực đất nước vào thực hiện các mục tiêu, kế
hoạch đo Đảng đề ra. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề dễ làm nảy sinh tư tưởng tự
kiêu, bảo thủ, trì trệ trong hàng ngũ cán bộ đảng viên, nhất là những cán bộ chủ
chốt, đứng đầu cấp ủy. Mỗi đảng viên và các cấp ủy đảng nểu không quán triệt
tư tưởng cầu thị, luôn tự học hỏi, rèn luyện để vươn lên, có trình độ nhận thức
đáp ứng với yêu cầu vận động khách quan của lịch sử, chắc chắn sẽ rơi vào
nguy cơ tụt hậu. Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra rằng: Đảng ta có nhiều nhược điểm
mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận thấp, đó là nguồn gôc
sinh ra căn bệnh trì trệ, bảo thủ, quan liêu. Nguy hại của căn bệnh bảo thủ, trì trệ

13
7
làm cho Đảng rơi vào nguy cơ sai lầm về đường lối; đảng viên dễ bị suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạọ đức, lối sống. Theo Hồ Chí Minh, để Đảng có trí tuệ
ngang tầm thời đại về tri thức khoa học và công nghệ, về phương pháp và phong
cách lãnh đạo, về tổ chức và quản lý Đảng phải tích cực tự học hỏi, nâng cao
trình độ và nhận thức. Người nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất
định phải có học thức”1. Muốn lãnh đạo được xã hội: “Đảng ta phải tự nâng cao
mình lên nữa, mà muốn tự nâng cao mình thì phải tổ chức học tập lý luận trong
toàn Đảng”138 139.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã quán triệt, công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng phải được thực hiện trên tất cả các mặt: tư tưởng;
chính trị; tổ chức; đạo đức và cán bộ; Phải tích cực phát huy vai trò lãnh đạo,
kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ
quan nhà nước và hệ thống chính trị; tăng cường kiểm tra, giám sát về
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước có phù hợp với thực tiễn để
phản ánh ý kiến lên cấp trên, kịp thời tiếp thu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp
với yêu cầu thực tiễn; đồng thời kiểm tra, giám sát cán bộ thông qua ý kiến
nhân dân, những người “chịu sự lãnh đạo”, thể hiện tinh thần cầu thị, lắng
nghe và tôn trọng nhân dân.
3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay
3.2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cửa nhân dãn, do
nhân dân, Vỉ nhân dân-yêu cầu khách quan của đất nước
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triên đât hước đòi hỏi bộ máy nhà
nước phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Bên cạnh
kết quả đạt được là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có
nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; tể chức bộ máy lập pháp, hành
pháp và tư pháp tiếp tục được hoàn thiện, Đại hội đại biểu tọàn quốc lần thứ XIII
của Đảng nhận định về hạn chế của việc xây dựng bộ máy nhà nước: “Xây dựng
138 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13, tr.90.
139 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.234.

138
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới” 140. Điêu này được
thể hiện trên các Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn
hóa, xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tô chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực; vai trò giám sát của nhân dân; hệ thống
pháp luật và việc chấp hành pháp luật; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tổ
chức và hoạt động của chính quyền địa phương; số lượng, chất lượng cán bộ cấp
xã và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công.
3.2.2. Một số định hướng, nhiệm vụ chã yểu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh một số định
hướng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh
đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm
Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất.
Ba là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ,
pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai,
minh bạch.
Bốn là, tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công
bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quổc, phục vụ nhân dân.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp
với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo... theo luật định; thực hiện và tổng
kểt việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô
hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả.
Sáu là, tập trưng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm

140 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.89.

13
9
chất, năng lực phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Bảy là, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành
pháp luật.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản cầm
quyền?
2. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân?
D. CÂU HỞI ÔN TẬP
1, Nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng Cộng sản cầm quyền?
2. Nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân?

Eo TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng
Hồ Chí Mình (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý
luận chính trị, H.2021.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,
(t.2, t.3, t.4, t.5, t.6, t.7, t.ll, t.12, t.15).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011 (Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011).
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021 (Phần XIII và XIV).
* Tài lỉệư đọc thêm
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chỉ Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1997.

140
2. Song Thành: Hồ Chỉ Mình - Nhà tư tưởng lỗỉ lạc, Nxb.Lý luận chính
trị, H.2005
3. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông
(Chủ biên): Một sổ vấn đề lỷ luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hộỉ và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia
Sự thật, H.2016.
Bài 5
Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT, VỀ KÉT HỢP
SỨC MẠNH DÂN Tộc VỚI sức MẠNH THỜI ĐẠI

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên nắm vững những quan điểm cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại và sự vận dụng của Đảng ta trong tiến trình cách mạng
Việt Nam
về kỹ năng: Giúp cho học viên có kỹ năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước; hình thành kỹ
năng tổ chức, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế,
phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình hiện nay.
về tư tưởng: Củng cố niềm tin của học viên vào nền tảng tư tưởng của
Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kểt toàn dân tộc, về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, rèn luyện cho học viên ý thức học tập
và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. NỘI DUNG
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KỂT
1.1. Vị trí, vai trò của đạỉ đoàn kết trong cách mạng Việt Nam
l.LL Đại đoàn kết là vẩn đề có ỷ nghĩa chiến lược, là một nhân tố cư

14
1
bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Đại đoàn kết là một nội dung nổi bật, xuyên suốt trong tư tưởng cũng như
trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí
Minh là một nội dung cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình của cách mạng
Việt Nam; tù* cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Tư tưởng đại đoàn két của Hồ Chí Minh không phải là một biện pháp
nhất thời, mà là chiến lược tập hợp mọi lực lượng, nhằm huy động sức mạnh
của tẩt cả các giai tầng trong xã hội trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc,
của giai cấp vì mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Hồ Chí
Minh khẳng định: “Đoàn kết là lực lượng mạnh nhất”; “Đoàn kết là sức mạnh
vô địch”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Hồ Chí Minh
nhận định: “Nhờ đặi đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa
thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến thắng lợi.
Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt Nam chúng tôi nhất định sẽ thống
nhất”1. Hồ Chí Minh khẳng định:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”141 142.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng, trước những yêu cầu và
nhiệm vụ khác nhau, có thể và cần thiết có sự điều chỉnh chính sách, phương
pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại
đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề chiến lưực của cách mạng, là nhân
tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi Đảng ra đời đến nay, Hồ
Chí Minh và Đảng luôn thi hành đường lối đại đoàn kết nhất quán, đúng đắn, có
hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp, nên đã phát huy được truyền thống
yêu nước, tập hợp được các lực lượng dân tộc và quốc tế, tạo thành sức mạnh vô
địch để vượt qua mọi khó khăn chiến thắng mọi kẻ thù.
1.1.2. Đại đoàn kết ỉà nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng

141 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.272.
142 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.119.

142
Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp
tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước, cách mạng, mà cao hơn đó là nhiệm
vụ hàng đầu của Đảng cách mạng. Hồ Chí Minh nêu rõ: “về mục đích trước
mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến
cho đen thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh
đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ
nghĩa xã hội”1. Người tuyên bố trước toàn dân tộc: Mục đích của Đảng Lao
động Việt Nam đại thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN,
PHỤNG Sự TỔ QUỐC”143.
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ đầu tiên của Đảng cách mạng là
tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân ở trong nước, nhân dân yêu
chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, hình thành nên khối đại đoàn kết to
lớn, mạnh mẽ. Hồ Chí Minh nêu rố: Đoàn kểt “là điểm mẹ. Điểm này mà
thực hiện tốt thì để ra con cháu đều tốt”144. Do vậy, đại đoàn kết phải là
điểm xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối, chủ trương của
Đảng.

1.2. Lực lượng đại đoàn kết


1.2.1. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, lực lượng đại đoàn kết dân tộc bao gồm các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng
bào các tôn giáo, các đảng phái, các ngành, các giới, các lứa tuổi... hợp
thành khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi.
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân
dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Đó là nền gổc của đại đoàn két. Nó cũng như cái nền của nhà,
gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp
nhân dân khác”1. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ thì

1431,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.41; 49.
144 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.589.

14
3
chúng ta đều thật thà đoàn kết với họ145 146.
Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết các dân tộc thành một khối thống nhất,
không phân biệt miền núi hay miền xuôi, đồng bào đa số hay đồng bào thiểu số.
Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ệ Đê, Xê
Đãng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là
anh em ruột thịt... Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải
giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”147.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, các lực lượng tôn giáo đều ở trong
lòng dân tộc Việt Nam. Lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cộng
đồng dân tộc. Hồ Chí Minh nói: Kính Chúa gắn liền với yêu nước, phụng sự
Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập
thì tín ngưỡng mới được tự do. Hồ Chí Minh nhận định, đoàn kết trong Đảng là
hạt nhân để đoàn kết toàn dân tộc: Phải chăm lo “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”148.
1.2.2. Lực lượng đại đoàn kết quốc tế
Theo HỒ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết quốc tế để củng cổ thêm đoàn kết dân tộc, để cùng nhân loại tiển bộ
chống kẻ thù chung và thực hiện các mục tiêu chung của thời đại.
Căn cứ vào tình hình thế giới lúc bẩy giờ, với việc hình thành và phát
triển ba dòng thác cách mạng của thời đại; sự phát triển, lớn mạnh của các
lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí
Minh xác định lực lượng đại đoàn kết quốc tế bao gồm: lực lượng các nước
xã hội chủ nghĩa; lực lượng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tể;
lực lượng của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc; lực lượng nhân
dân yêu hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

1.3. Hình thức tổ chức đại đoàn kết


1.3.1. Hình thức tể chức đại đoàn kết dân tộc

145 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.244.
146 Xem HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.227.
147 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.249.
148 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.615.

144
Hình thức tổ chức đại đoàn kết dân tộc theo Hồ Chí Minh là đoàn kết
trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận là một liên minh chính trị - xã
hội nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ chức yêu nước vào một khối thống nhất,
đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Mặt trận là
phương tiện để thực hiện mục đích đoàn kết.
về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh yêu cầu:
Một ỉà, Mặt trận phải lấy liên minh công " nông - trí làm nền tảng.
Liên minh công - nông - trí có vững, Mặt trận mới bền vững, lâu dài được.
Đây là yểu tố cần. Còn yếu tố đủ là: Mặt trận phải đoàn kết với các tầng lớp
yêu nước khác để mở rộng tổ chức, mở rộng khối đại đoàn kết.
Hai là, khối đại đoàn kết trong Mặt trận chỉ có thể được củng cố và
phát triển bền chặt khi được Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng
lãnh đạo Mặt trận bằng việc đề ra đường lối, chính sách Mặt trận đúng đắn,
phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cuộc cách mạng; Đảng lãnh
đạo Mặt trận bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết
phục; Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ
đảng viên.
Trong lịch sử đấu tranh cảch mạng của mình, ở mỗi thời kỳ, Đảng tổ chức
và xây dựng Mặt trận với các tên gọi khác nhau, phù hợp với thực tiễn cách
mạng. Mặt trận có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh nêu rõ:
“Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám
thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận
Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòà bình ở Đông Dương,
hoàn toàn giải phông miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo
xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”149.
1.3.2. Hình thức đoàn kết quốc tế

149 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13, tr.452.

14
5
Để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tể, Hồ Chí Minh đã xây dựng các
hình thức đoàn kết quốc tế phù hợp với từng đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao
nhất.
Đối với các nước láng giềng, có cùng chung kẻ thù, chung nguyện vọng là
độc lập, tự do cho mỗi dân tộc (Lào, Campuchia), Hồ Chí Minh chủ trương vận
động thành lập Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Miên - Lào trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em (như Trung Quốc, Liên Xô, Cu
Ba, Triều Tiên...), để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với cuộc chiến đấu bảo vệ
độc lập dân tộc, vì hòa bình, chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, trên tinh thần
“bốn phương vô sản đều là anh em”, Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng các tổ chức
hữu nghị đoàn kết với nhân dân các nước (Hội hữu nghị Việt “ Trung, Hội hữu
nghị Việt - Xô, Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba...), thông qua việc ký kết các
hiệp định hợp tác và viện trợ với các nước150.
Đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới,
Hồ Chí Minh chủ trương tăng cường vận động xây dựng Mặt trận đoàn kết
vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các
nước (Tổ chức Á-Phi, Mỹ latinh đoàn kết với Việt Nam...).

1.4. Nguyên tắc đại đoàn kết


1.4.1. Nguyên tẳc đẹỉ đoàn kết dân tộc
* Đạỉ đoàn kết phảỉ được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợỉ ích
của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở
nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ cốt lõi giữa dân tộc và giai cấp.
Hồ Chí Minh đã tìm ra mẫu số chung để đoàn kết dân tộc và giai cấp,
đó là độc lập tự do của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Người khẳng
định: Dân tộc Việt Nam cổ quyền được hưởng tụr do, độc lập. Người cho

150 Phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh ở Cuba, Chú tịch Fidel Castro
nói: “Máu của Việt Nam cũng là máu của Cuba. Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả
máu của mình”.

146
rằng, nước được độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập
cũng không có nghĩa gì. Chân lý “Không có quý hơn độc lập tự do” vừa là
mục tiêu, động lực của toàn dân tộc Việt Nam; vừa là chìa khóa vạn năng,
điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh.
* Tín vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợỉ của nhãn dãn
Tin vào dân, dựa vào dân của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và nâng cao tư
duy chính trị truyền thống dân tộc “Nước lấy dân làm gốc”, đồng thời còn là sự
quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không gi mạnh bằng lực lượng đoàn két của nhân dân” 1;
“Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” 151 152. Hồ Chí
Minh nêu lên vai trò của dân trong đại đoàn kết: Dân là gốc rễ, là nền tảng của
đại đoàn kết. Dân là chủ thể của đại đoàn kết. Dân là nguồn sức mạnh vô tận, vô
địch của .khối đại đoàn kết. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản, Nhà
nước, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng.
* Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài,
chặt chẽ
Đại đoàn kết dân tộc theo Hồ Chí Minh là đại đoàn kết trên lập trường vô
sản, theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là một tập hợp có tổ chức, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân, nền tảng là
khối liên minh công- nông. Có như vậy, đại đoàn kểt mới lâu dài, chặt chẽ, bền
vững. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn
kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn
chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn
phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”153. Nên có vững nhà mới chắc chắn, gốc có
tốt thì cây mới tươi.
* Đại đoàn kết phải chân thành, thẳng than, thân ái, gắn với tự phê
bình và phê bình

151 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.453.
152 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.502.
153 HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.9, tr.244.

14
7
Xuất phát từ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và tính hướng
thiện của con người Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi thành
kiến, tập hợp mọi lực lượng, lôi kéo họ về với dân tộc. Vì vậy, đại đoàn kết
phải có lòng nhân ái, khoan dung. Mặt khác, Hồ Chí Minh cho rằng, trong
đoàn kết có đấu tranh, đấu tranh đế củng cố đoàn kết. Người nói: “Đoàn kết
thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau,
phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước,
vì dân”154. Do đó, trong đoàn kết phải thực hiện tự phê bình và phê bình để
khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, củng cố nội bộ,
củng cố tổ chức, tăng cường đoàn kết. Tự phê bình và phê bình phải thường
xuyên, chân thành, thẳng thắn, thân ái, phải có lý, có tình.
1.4.2. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
* Đoàn kết phải được xãy dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của
quốc gỉa dân tộc với lợi ích quốc tế'. Lợi ích của quốc gia dân tộc là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lợi ích của quốc tế là độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội, cùng phấn đấu vì hòa bình, ổn định và phát triển.
* Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
xâm phạm vào công việc nội bộ của nhau: Trong đoàn kết quốc tế, Hồ Chí
Minh luôn nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương
tận lực phát huy sức mạnh dân tộc - sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức
mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân... chỉ có ttên cơ sở
sức mạnh bên trong, chúng ta mới có thể tranh thủ và tận dụng được sự đồng
tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài, nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu cách mạng trong mỗi thời kỳ.
* Đại đoàn kết hữu nghị, hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi: Hồ Chí
Minh tuyên bố: “Bất kỳ nước nào thật thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh ở
Việt Nam, với mục đích làm lợi cho cả hai bên, thì Việt Nam sẽ rất hoan
nghênh. Bất kỳ nước nào mong đưa tư bản đến để ràng buộc áp chế Việt Nam
thì Việt Nam sẽ cương quyết cự tuyệt” 155. Có thể xem những lời tuyên bố trên

154 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.362.
155 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.201 ỉ, t.6, tr. 145.

148
đây của Hồ Chí Minh là tư tưởng đặt nền móng cho phương châm đa phương
hóa, đa dạng hóa công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

1.5. Phương pháp đại đoàn kết


1.5.1. Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục
Để thức tỉnh mọi người, để họ tự nguyện tự giác tham gia đoàn két thành
một khối, điều quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền, vận động, giáo dục
thuyết phục.
Theo Hồ Chí Minh, nội dung tuyên truyền phải vừa đáp ứng những nguyện
vọng, quyền lợi cơ bản của quần chúng, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách
mạng. Tùy theo hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, Hồ
Chí Minh đã đưa vào Cương lĩnh của Đảng những mục tiêu chiến lược phản ánh
đúng những đòi hỏi cấp bách của lịch sử, những khát vọng cháy bỏng của nhân
dân. Đồng thời, Người còn chỉ ra những nội dung tuyên truyền, vận động sát
hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng xã hội, từng nước. Chính vì vậy, chiến
lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh có sức mạnh vô địch, có sức sổng
trường tồn.
Hồ Chí Minh cho rằng, hiệu quả của phương pháp tuyên truyền còn tùy
thuộc vào việc sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng phù
hợp với từng đối tượng. Hồ Chí Minh yêu cầu: Viết phải ngán gọn, dễ hiểu, vừa
trí thức, vừa bình dân, vừa sâu sắc, vừa giản dị; phải bằng ngôn ngữ thông
thường gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Nói để ai cũng hiểu được, hiểu
được thì nhớ được, nhớ được thì làm được. Đồng thời, còn tùy thuộc vào bản
thân những người tiến hành công tác tuyên truyền, vận động. Muốn quần chúng
tin theo, người cán bộ tuyên truyền phải nắm vững chủ trương, đường lối của
Đảng, là một tấm gương, một mẫu mực từ lời nổi đến việc làm, có sức lôi cuốn,
thu phục quần chúng.
Hồ Chí Minh sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền vận động quốc tế
(tuyên truyền miệng, báo chí, phim ảnh...). Đồng thời còn sử dụng những
lực lượng ở nước ngoài như nhà văn, nhà báo, báo chí, đài phát thanh các
nước, báo chỉ của các tồ chức quốc tế, các nhà xuất bản, các hãng phim

14
9
ngoại quốc để tuyên truyền, tranh thủ sự đồng tình, ủng của nhân dân thế
giới đối với cách mạng Việt Nam.
1.5.2. Phương pháp tế chức
Muốn xây dựng, củng cố đại đoàn kết, theo Hồ Chí Minh cần phải có
phương pháp tổ chức khoa học. Đó là phương pháp xây dựng, củng cố,
phát triển hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các
đoàn thể quần chúng.
* Đảng cộng sản: Là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết, Hồ Chí
Minh yêu cầu Đảng phải đề ra được đường lối đại đoàn kết đúng đắn; Đảng
phải đoàn kết, thống nhất cả trong tư tưởng lẫn hành động, từ trên xuống
dưới; Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tự giác, thực hiện tốt
các nguyên tắc sinh hoạt Đảng kiểu mới; đảng viên “là người đày tớ thật
trung thành của nhân dân”.
* Nhà nước: Là người tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của
đời sống xã hội, mỗi chủ trương, chính sách, việc làm của Nhà nước đều
tác động trực tiếp đến cuộc sống, lợi ích, tâm tư, tình cảm của nhân dân.
Chủ trương, chính sách Nhà nước đúng mới có sức mạnh đưa đường lối
của Đảng vào cuộc sống, gắn nhân dân thành một khối và ngược lại. Để
Nhà nước đề ra chính sách thực hiện đoàn kết đáp ứng nguyện vọng của
nhân dân và phù họp với thực tiễn, Hồ Chí Minh yêu cầu: Phải xây dựng
Nhà nước thật sự là của dân, do dân, vì dân; phải không ngừng cải cách bộ
máy hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cán bộ công chức nhà
nước phải tận tụy, trung thành phục vụ nhân dân, phải là “công bộc của
dân”.
* Mặt trận và các đoàn thể quần chúng: Là sợi dây gắn kết Đảng với dân,
uy tín và sức mạnh của Đảng một phần phụ thuộc vào chất lượng tổ chức và hiệu
quả hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Xây dựng, củng cố, phát triển các
đoàn thể quần chúng là một quá trình cách mạng hết sức công phu, đòi hỏi Đảng
và những người cách mạng phải có phương pháp khoa học. Hồ Chí Minh yêu
cầu Mặt trận và các đoàn thể quần chúng: Cương lĩnh đề ra phải thiết thực, ngắn
gọn, rõ ràng; hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ

150
nhận thức của quần chúng; cán bộ phải óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe,
miệng nói, tay làm; phải làm tot công tác dân vận.
1.5.3. Phương pháp xử lỷ và giải quyết các mểi quan hệ
Phương pháp đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là sự kết hợp đồng bộ,
hiệu quả các giải pháp, nhằm mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến cách mạng
và thu hẹp đến mức tối thiếu trận tuyến thù địch. Trong cuộc đấu tranh dân tộc,
giai cấp, tương quan lực lượng bao giờ cũng được phân định thành ba tuyến:
cách mạng - trung gian - phản cách mạng. Thành bại trong cuộc đấu tranh giữa
hai lực lượng đối địch không chỉ tùy thuộc vào thực lực của mỗi bên, mà còn tùy
thuộc một phần rất lớn vào yểu tố bên nào tranh thủ được sự ủng hộ của lực
lượng trung gian. Phương pháp đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh chính là phương
pháp xử lý khoa học mối tương quan ba chiều đó:
* Đổi với lực lượng cách mạng'. Khai thác, phát huy những điểm
thống nhất, tương đồng; hạn chế, khắc phục tiến tới xóa bỏ dần những khác
biệt về mục tiêu, lợi ích. Sự đoàn kết, thống nhất của lực lượng cách mạng
là điều kiện tiên quyết giúp cho việc thu hút, tập hợp lực lượng trung gian
vào trận tuyến cách mạng, cô lập lực lượng thù địch.
* Đổi với lực lượng trung gian: Xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm,
khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước; chân thành họp tác,
trọng dụng những người có tài, có đức ra giúp dân, giúp nước.
* Đổi với lực lượng phản cách mạng'. Chủ động, kiên quyết tiêu diệt
trên cơ sở phân hóa cô lập chúng cao độ; chú ý khai thác mâu thuẫn trong
nội bộ kẻ thù, lôi kéo những người có thể tranh thủ được; tạm hòa hoãn cổ
nguyên tắc với những lực lượng, bộ phận có thể hòa hoãn được.
Phương pháp xử lý mối quan hệ ba chiều này bao hàm sự kết hợp
giữa chiến lược và sách lược, cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo trong
biện pháp, thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Đối với các lực lượng cách mạng, các lực lượng dân chủ, hòa bình...
trên thế giới, Hồ Chí Minh có phương pháp đoàn kết phù hợp đối với từng
đối tượng để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân
dân thế giới đối với cách mạng Việt Nam: Đối với phong trào cộng sản và
15
1
công nhân quốc tế, đoàn kết trên tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh
em”; đối với phong trào giải phóng dân tộc, đoàn kết với giai cấp vô sản và
nhân dân lao động trên toàn thế giới, cùng chống chủ nghĩa đế quốc, thực
dân; đối với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, đoàn kết
vì hòa bình, ổn định và phát triển. Hồ Chí Minh đặc biệt coi họng và xây
dựng tình đoàn kết với các nước láng giềng, trên tinh thần “giúp bạn tức là
tự giúp minh”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”.
2. Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP sức MẠNH DÂN TỘC VỚI
SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
2.1. Quan điểm của Hề Chí Minh về sức mạnh dân tộc, sức mạnh thài đạỉ,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
2.1.1. về sức mạnh dân tộc
Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh của lòng yêu nước và tinh thần dân
tộc. Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nỏ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”1. Vì vậy, trong hoàn cảnh khó khăn nhất của sự nghiệp cách mạng,
Người vẫn tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc. Người nhận định: “Sự
đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống,
càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương... Đầng
sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gi đang sôi sục,
đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến” 156 157. Hồ Chí
Minh đánh giá cao sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, coi đó là vấn đề có
ý nghĩa chiến lược, một nhân tố cợ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.
2.1.2. về sức mạnh thời đại
Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách người lao động, hòa mình trong
môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cuộc
156 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.38.
157 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.40.

152
sống khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa. Người đã phát hiện ra mối
tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức “dù màu da có khác nhau, trên đời này
chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” 158. Đó là
cơ sở đầu tiên để hình thành nhận thức: Muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết
phải đoàn két với các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ. Vì vậy, từ rất sớm,
Người đã kêu gọi: “ Vì nền hòa bình the giới, vì tự do và ấm no, những người bị
bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức” 2. Trên cơ sở
nhận thức về sức mạnh của 'tinh thần đoàn kết các dân tộc, sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, Hồ Chí Minh đã bổ sung những nhân tố tạo nên sức mạnh thời đại,
đó là:
* Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin với linh hồn là phép biện chứng
duy vật và lịch sử; phương pháp luận mácxít (mang tính cách mạng và
khoa học tiên tiến của thời đại).
* Sự phát triển lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (từ
một nước trở thành một hệ thống), chi phối sự phát triển của xã hội loài
người trong nửa cuối thé kỷ XX; thời đại thắng thế của các trào lưu cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
* Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh,
trở thành một nhãn tố của sức mạnh thời đại. Những thành tựu khoa học
đó đem lại cho con người và thời đại những sức mạnh mới chưa từng có.
Hồ Chí Minh nhận định: “Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng
lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học
xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng
làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và
của bản thân mình”3.
* Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước
bị nô dịch và phong trào đẩu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư
bản. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn
cũng là thời đại một nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống

158’2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.287; 487.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.104.

15
3
trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các
nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô
sản”1. Người chỉ ra cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở cả
chính quốc và thuộc địa hiểu rằng “họ đều là anh em cùng một giai cấp và
khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn địa chủ
chung của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau” 159 160. Người khăng
định, muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, phải thực hiện khối liên minh
chiến đấu giữa lao động ở các nước thuộc địa với nhau và giữa lao động ở
thuộc địa với vô sản ở chính quốc, nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không
thể nào thắng lợi được.
2.1.3. về kết họp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Từ nhận thức về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để có sức mạnh
tổng hợp phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại. Theo Người, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại tức là kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc
tế vô sản trong sáng; là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa giai
cấp vô sản và nhân dân lao động ở thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao
động ở chính quốc, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai
đầu; là phải biết huy động sức mạnh của các trào lưu cách mạng trên thế giới
phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người nêu rõ: Muốn kết hợp
được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, các đảng cộng sản phải kiên trì
đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa
vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh... những khuynh hướng làm Súy yểu sức mạnh
đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác, các
đảng cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước
chân chính két hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng cho giai cấp công
nhân và nhân dân laơ động nước mình.
Để phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, Hồ
Chí Minh yêu cầu các đảng cộng sản phải tiên hành có hiệu quả việc giáo
dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong
159 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr. 169.
160 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.219.

154
sảng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước mình. Người phân
tích: “Tinh thần yêu nước là kiêh quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất
đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tể là đoãn kết với các nước
bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính
sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc... Tinh thần yêu
nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau” 161. Tuy nhiên,
Người chỉ rõ, kết hop sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là vận
động, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế, nhưng không phải là
thụ động ngồi chờ, mà phải có tinh thần chủ động, dựa vào sức mình là
chính, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng
hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đồng thời không được quên thực
hiện nghĩa vụ quốc tế.

2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hựp sức mạnh dân tộc vói
sức mạnh thòi đại
2.2,1, Đặt Việt Nam trong quỹ đạo chung của thếgiởỉ, coi cách
mạng Vỉệt Namlà một bộ phận của cách mạng thế giới
* Nắm bắt chỉnh xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại
Thời đại Hồ Chí Minh bước vào hoạt động chính trị là thời đại diễn
ra những biến đồi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền (tức giai
đoạn đe quốc chủ nghĩa), đã xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi
thế giới. Các nước đế quốc tiến hành nô dịch, xâm lược nhân dân các nước
và các dân tộc nhỏ yếu, dẫn đển hệ thống thuộc địa hình thành, mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân với nhân dân và dân tộc các nước bị xâm
lược trở nên sâu sắc. Cuộc đấu hanh giải phóng dân tộc trở thành cuộc đấu
tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân
và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Cách mạng
Tháng Mười Nga thành công (1917) đã mở đầu cho thời đại mới - thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

161 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.272“273.

15
5
Ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa theo quỳ đạo của
cách mạng vô sản. Quốc té Cộng sản thành lập (1919) đỏng vai trò quan
trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, thành lập đảng cộng sản
ở các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng ở các nước
đi đúng hướng, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong
trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới.
Thời đại mới đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra
mối quan hệ quốc tế ngày càng rộng lớn giữa các dân tộc, làm cho vận mệnh của
mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người. Các dân tộc
có biết mình đang sống trong thời đại lịch sử nào, nó có những đặc điểm cơ bản
gì, xu hướng vận động phát triển ra sao, giai cấp nào đứng ở vị trí trung tâm,
mới có được sự lựa chọn đúng, hành động đúng, phù hợp với xu hướng phát
triển của thời đại.
* Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Nắm đưực đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã làm tất cả để gắn
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người đã

156
viết: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai
làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”162 163.
Hồ Chí Minh chỉ ra một trong những nguyên nhân “gây ra sự suy yếu
của các dân tộc phương Đông, đó là sự BIỆT LẬP. Không giống như các dân
tộc phương Tây, các dân tộc phương Đông không có những quan hệ và tiếp
xúc giữa các lục địa với nhau. Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra
ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ THIẾU sự TIN CẬY
LẴN NHAU, sự PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÀ sự CỔ vũ LẪN NHAU” 2. Vì
vậy, Người đã kiến nghị với Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản về những
biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc phương Đông. Theo
Hồ Chí Minh: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt
nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh
phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh
của cách mạng vô sản”3. Mặt khác, Người đề nghị: “Làm cho đội tiên phong
của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để
dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo
đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thăng lợi cuối cùng”4.
Phát triển quan điểm của Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược
của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với thắng lợi của cách mạng
vô sản, Hồ Chí Minh luôn đặt tư duy của mình trong dòng chảy của thời đại,
gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, coi cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kết hợp
chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập thống nhất của dân tộc Việt

162113' 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.329;
134; 134.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.1, tr.284.

!
15
7 163
Nam với mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Trên cơ sở đó, Người đã định ra được đường lôi chiến lược, sách lược
đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử, đưa sự nghiệp cách
mạng nước ta vượt qua mọi khó khăn, đi tới những tháng lợi vẻ vang.
2.2.2. Dựa vào sức mình ỉà chỉnh, tranh thủ sự giúp đữ của các nước, sự
ủng hộ của nhân loại tiến bộ và sẵn sàng thực hiện nghĩa vạ quốc tế
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, HỒ
Chí Minh bao giờ cũng coi sức mạnh dân tộc, nguồn lực nội sinh giữ vai trò
quyết định, còn sức mạnh thời đại, nguồn lực ngoại sinh chỉ phát huy được tác
dụng thông qua sức mạnh dân tộc, thông qua nguồn lực nội sinh. Vì vậy, trong
đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “tự lực cánh sinh,
dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự
giúp lấy mình đã”1; “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được
bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” 164. Người nhấn mạnh: “Một dân tộc
không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng
đáng được độc lập”165.
Chính vì đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu .nước và tinh thần
dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên luận điểm: Cách mạng thuộc địa không
những không phụ thuộc vào thăng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc mà
phải thực hiện tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta”; cách mạng giải
phóng dân tộc phải chủ động tiến hành trước và bằng thắng lợi của mình, góp
phần “giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải
phóng hoàn toàn”166.

1641,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.32O; 138.
165 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.445.
166 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.48.
*'2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.256; 39.

158
Mặt khác, để có thể sử dụng được sức mạnh bên ngoài, cần thiết phải
có đường lối cách mạng độc lập, tự chủ mới kết hợp được với sức mạnh
thời đại. Với đường lối hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ
trên thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, tạo ra
một phong trào rộng rãi, mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử thế giới
trong thế kỷ XX.
Kiên trì đường lối độc lập tự chủ, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tranh
thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là
Liên Xô và Trung Quốc. Đồng thời, trên tinh thần đoàn kết, cách mạng
Việt Nam đã góp phần vào việc củng cố sự đoàn kểt của các nước xã hội
chủ nghĩa, của phong trào cách mạng thế giới, tạo chỗ dựa cho phong trào
nhân dân thê giới ủng hộ Việt Nam được củng cố, phát triển mạnh mẽ
hơn.
2.2.3. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên tinh
thần làm bạn với mọi nước, không gãy thù oán với một ai
Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng
sống, làm việc, hoạt động ở nhiều nước, kể cả ở chính quốc và thuộc địa,
là người đầu tiên đặt cơ sở cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân nhiều nước trên thể giới. Sau khi nước ta giành lại được độc lập,
Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố: Việt Nam “làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” 1. “Chính sách ngoại giao
của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân
chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình”2.
Đối với nước Pháp - nước đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân
thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư


2
bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt
Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn. Song
nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuýệt những người Pháp quân phiệt... kiên quyết
cự tuyệt quân đội Pháp đóng ở Việt Nam”1.
Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở
cửa và hợp tác trên mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi
cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngàhh kỹ
nghệ của mình, b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá
giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tê. c) Nửớc Việt Nam chấp nhận
tham gia mọi tổ chức họp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên họp quốc 167
168
.
Đối với các nước trong khu vực, có chế độ chính trị khác nhau như Ấn Độ,
Miến Điện (Mianma), ĩnđônêxia,... Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng thiết lập
mối quan hệ hữu nghị với các nước trên tinh thần Việt Nam “sẵn sàng thân thiện
họp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp xây
dựng và giữ gìn nền độc lập”169.
Trong quan hệ hữu nghị, hợp tác rộng mở đó, Hồ Chí Minh dành sự ưu tiên
cho mối quan hệ với các nước láng giềng gần gũi trông khu vực, nhất là các nước
có chung biên giới với Việt Nam. Đối với Trung Quốc, một nước có quan hệ lịch
sử - vãn hóa lâu đời với Việt Nam, phát huy truyền thống hòa bình, hữu nghị của
cha ông, Hồ Chí Minh chủ trương “thắt chặt tinh thân ái hai dân tộc Việt - Hoa
tương trợ cùng tiến hóa”170. Đối với Lào và Campuchia,

167 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.56-57.
168 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.523.
169’4 Báo Cứu quốc, số 57, ngày 3-10-1945. 16
170ị
I 3
Việt Nam “tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác
trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”1.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với S1ỈC mạnh thời đại đã
trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối của cách mạng Việt Nam, đã phát huy
được tối đa sức mạnh dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, đưa cách mạng Việt Nam
từng bước đi tới những thắng lợi vẻ vang.

3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT, VỀ KẾT HỢP
SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI sức MẠNH THỜI ĐẠI TRONG TÌNH HÌNH HIỆN
NAY
3.1. Đặc điểm tình hình hiện nay
3.1. L Tình hình thế giới
Xu thế vận động của tình hình thế giới hiện nay: Hòa bình, hợp tác và phát triển
vẫn là xu thế chủ đạo. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn rất
phức tạp, gay gắt; chiến tranh khu vực và xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra quyết liệt
dưới nhiều hình thức,... Tất cả những yếu tố bất lợi đó gây bất ổn về chính trị và tác
động bất lợi đối với môi trường phát triển kinh té, chính trị, an ninh quốc tế. Toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh
ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan 171 172. Có
thể thấy: “Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các
nước lớn vẫn hợp tác thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong
quan hệ quốc tể gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ đứng trước
nhiều khó khăn, thách thức mới”1.
Bên cạnh đó, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo đột phá trên
nhiều lĩnh vực, cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia dân tộc. Những vấn đề toàn
cầu nổi lên như: thiên tai, đại dịch Covid “19 lan rộng toàn cầu, nhiều vấn đề xã hội và an
ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm

171 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.523.
172 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứXỈỈỊ, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 105.

164
môi trường, tiếp tục diễn biến phức tạp173.
Khu vực châu Á" Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày
càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quỗc, tiềm ẩn nhiều bất
ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp,
quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển
Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò quan trọng
trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực” 174. Đây là điều kiện thuận lợi
để chúng ta tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy vai trò, vị thế trong khu
vực và trên trương quốc tế.
3.1.2. Tình hình trong nước
Những thành tựu và kinh nghiêm sau 35 năm đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực,
sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước, thể hiện: Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng
trưởng liên tục, sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô của nền kinh te được nâng lên. Tình
hình chính trị “ xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường. Giáo
dục, đào tạo, khoa học công nghệ có bước phát triển và đạt nhiều kết quả quan trọng. An
sinh xã hội đưực quan tâm nhiều hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
nâng cao. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa được
phát huy. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, tạo nhiều chuyển
biến tích cực. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tể ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Cùng với những nhân tố thuận lợi, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn,
thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra vẫn còn và có mặt còn gay gắt hơn, thể hiện:
“Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn... Tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biên phức tạp. Các thế
lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phả Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
và thích ứng với biển đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết... đối với nước ta”175.

173’3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XIII,
174Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 105-106; 106-107; 107.
175 Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia
Sự thật, H.2021, t.I, tr.108.
1,2,3,4,5,6 £)ịng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII, Nxb.Chínhtrị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 1Ố5; 110; 162; 165; 173; 166-170.

16
5
Tình hình và bối cảnh nêu trên, bao gồm cả những thời cơ và thách thức đan xen
đối với quá trình phát triển đất nước. Yêu cầu cần phải vận dụng và phát triển tư tưởng
đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh một
cách sáng tạo để đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên giành những thắng lợi mới.

3.2. Quan điểm và gỉảỉ pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạỉ đoàn kết, kết
hựp sức mạnh dân tộc vói sức mạnh thòi đại trong điều kiện hiện nay
3.2.1. Quan điểm vận dạng
Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc
quan điểm “dân là gốc”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây
dựng bảo vệ Tồ quốc; “giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện và nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”1.
Ba là, “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”2.
Bắn là, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; đoàn kết, hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, trên tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”3.
3.2.2. Phương hướng vận đụng
Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng xác định: “Mọi hoạt động
của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích
của nhân dân”4. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”5.
3.2.3. Giải pháp vận dụng
*Xây dựng những chính sách chung và chỉnh sách cụ thể nhằm tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc'.
- Chính sách chung là phát triển mạnh mẽ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào
tạo, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
" Chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân, trí
thức, thanh niên phụ nữ, doanh nhân, cựu chiến binh; các dân tộc, các tôn giáo; đồng bào

166
định cư ở nước ngoài6.
* Xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong
sạch, vững mạnh để lãnh đạo, tổ chức khối đại đoàn kết:
- Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, để Đảng
thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật; thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền nhà nước, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, lấy quyển lợi
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân làm trọng tâm. Tăng cường trách nhiệm,
công khai, minh bạch, gắn với kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của
cán bộ công chức. Không ngừng hoàn thiện cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại
diện, cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ
hưởng”.
- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tập
hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc
vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị vãn minh”, thực hành dân
chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức
hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt vai trò giám sát,
phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn
viên, hội viên176.
* Chủ động tích cực hội nhập quốc tế toàn điện, sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc
lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của dân tộc Việt Nam:
- Chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương,
đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong, hợp tác khu vực
và quốc tế trong việc đối phó vói những thách thức đặt ra; chủ động, tích cực, cổ trách
nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết vũng mạnh. Coi trọng đoàn
kết, hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng.

176 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.172.

16
7
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tê toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả,
đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia. Mở rộng quan hệ đẩy mạnh hợp tác với các
lực lượng chính trị xã hội và nhân dân các nước, phấn đâu vì hòa bình, độc lập dàn tộc,
dân chủ, họp tác phát triển và tiến bộ177.
- Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực
thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.
* Bảo đảm sự lãnh đạo thổng nhẩt của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước
đối với các hoạt động đổi ngoại'.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đôi ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại
giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hỏa;
giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Phân tích và làm rõ nhận định: Tư tưởng đại đoàn két Hồ Chí Minh được nâng
lên tầm cao mới, với nội dung và chất lượng mới?
2. Phân tích làm rõ tu' tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng
trong Văn kiện Đại hội XIII?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích làm chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”?
2. Quan điểm vận dụng và biện pháp thực hiện đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
«•
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII,

177 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lan thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.164.

168
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
* Tài ỉiệu tham khảo
«
1. Phùng Hữu Phú (Chủ biên): Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chỉ Minh)
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995.
2. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2004.
3. Phan Ngọc Liên: Chiến sĩ quốc tế Hồ Chỉ Minh hoạt động thực tiễn và lỷ luận
cách mạng, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010.
4. Hội đồng Lý luận Trung ương: Tổng kết một sổ vấn đề lỷ luận và thực tiễn
qua 30 năm đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
Bài 6
Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức của Người trong tình hình
hiện nay.
về kỹ năng: Giúp học viên có phương pháp khoa học, sáng tạo trơng học tập; có biện
pháp cụ thể tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
trong tình hình hiện nay, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác.
về tư tưởng: Học viên cần có thái độ cầu thị, nghiêm túc, chủ động, sáng tạo, trong
học tập, nghiên cứu, thảo luận để tiếp thu tốt nhất nội dung bài giảng.

B. NỘI DUNG
1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỀM TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt chú trọng tới đạo đức cách mạng. Người quan
tâm một cách nhất quán, xuyên suốt từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời. Bắt
đầu sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức cách
mạng cho những người yêu nước, cho thanh niên, cho quần chúng nhân dân. Người đặt
lên hàng đầu tư cách của một người cách mạng trong những bài giảng lý luận cách mạng

16
9
đầu tiên cho lóp thanh niên Việt Nam yêu nước đầu tiên đang đi tìm con đường cách
mạng. Đen cuối đời, trăn trở về Đảng cầm quyền, Người lại dặn đảng viên, cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
xứng đáng là người lãnh đạo và người phục vụ thật trung thành của nhân dân. Hồ Chí
Minh không chỉ là người giáo dục đạo đức cách mạng mà còn là hiện thân của đạo đức
cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta.

1.1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức


Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: là sự kết hợp những giá trị đạo đức tốt đẹp
của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại; truyền thống với hiện đại; phương Đông yà
phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Đạo đửc học Mác-Lênin đem đến cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bản chất
khoa học, cách mạng và nhân vãn, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về
đạo đức.
Đạo đức truyền thống lấy chủ nghĩa yêu nước làm đầu. Yêu nước đứng đầu các
đức tính khác của dân tộc (thang giá trị), từ đó lan tỏa, nảy sinh các đức tính khác như
thương người, tương thân, tương ái; cần cù, anh hùng, lạc quan, sáng tạo, vì nghĩa.
Trong khi đề cập đến những nội dung, phẩm chất đạo đức mới, Hồ Chí, Minh sử dụng
một số thành ngữ dân gian nhưng với tinh thần phủ định biện chứng, cải biển nội dung,
đưa yêu cầu, nội dung mới vào, có ý nghĩa cách mạng. Đạo đức cách mạng không phủ
nhận đạo đức truyền thống mà còn bao gồm cả đạo đức truyền thống. Đạo đức truyền
thống phát triển thành đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh tiêu biểu cho sự tiếp nối biện
chứng giữa truyền thống và cách mạng, dân tộc và nhân loại. Đạo đức Hồ Chí Minh là
đạo đức cộng sản chủ nghĩa nhưng rất Việt Nam cả về nội dung và hình thửc. Đó là sự
kết họp sáng tạo nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác-Lênin với truyền thống của dân tộc
Việt Nam, một dân tộc coi trọng phẩm chất con người và đạo lý làm người.

Trong di sản đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước đi đôi hài hòa với chủ nghĩa
quốc tế. Đức thương người vốn có của Việt Nam được nâng cao bởi chủ nghĩa nhân đạo
Mác-Lênin. Trong truyền thống, đại nghĩa là cứu nước, đến cách mạng và hiện đại là lý
tưởng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa anh hùng truyền thống, ngày nay là chủ nghĩa anh
hùng cách mạng. Hồ Chí Minh dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”, tiếp nối giá trị
“trung, hiếu” nhưng đã được thay đổi về bản chất giá trị. Đạo đức cách mạng bao gồm

170
những đức tính và những quan hệ rộng lớn, sâu xa, mới mẻ hơn là đạo đức cổ truyền, như
chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng ý thức tập thể, bổn phận, trách nhiệm tận tâm tận lực
phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Một trong những nhân tổ ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức là đạo đức Nho giáo. Vãn hóa Hán và Nho giáo vào Việt Nam từ rất sớm, có ảnh
hưởng sâu sắc đến văn hóa, đạo đức truyền thống Việt Nam. Hồ Chí Minh sinh ra trong
một gia đình nhà Nho, Người hiểu rằng: “Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một
thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử” 1. Khổng Tử đứng đầu các nhà hiền
triết, được tôn sùng vì: “Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông
làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục... Những ông vua tôn sùng
Khổng Tử... vì ông tiến hành một cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ..., ông rõ ràng
là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột... Những người An Nam chúng ta hãy
tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử” 178 179.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh dù rất tôn kính,
đánh giá cao Khổng Tử và các giá trị đạo đức mà Khổng Tử xây dựng nên, nhưng Người
nhận thấy mục tiêu hướng tới của các giá trị đạo đức (hay các tiêu chí đạo đức) của
Khổng Tử nhằm phục vụ giai cấp thống trị phong kiến. Đó là xây dựng một trật tự xã hội
dựa trên nền tảng đạo đức, (thực hiện ở Trung Hoa và phương Đông). Hồ Chí Minh đã
nhận xét: “bộ óc Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động bởi các học thuyết cách mạng.
Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư
tường hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào đậy được cái hộp vuông?”1.
Ngoài ảnh hưởng của tư tường đạo đức Nho giáo, tư tường Hồ Chí Minh còn
chứa đựng những giá trị đạo đức Phật giáo như đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, yêu
thương con người, hướng thiện... cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh là đã nêu cao vai
trò của đạo đức, làm một cuộc cách mạng về đạo đức. Tư tưởng đạo đức của Người là
thống nhất giữa nhận thức với hành động, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực
tiễn, đạo đức với cuộc sống. Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, tù’ Đường
cách mệnh đến Di chúc. Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng và là
hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta.

L2. Bản chất, đặc ổiểm tư tướng Hồ Chí Minh về dạo ổức
về bản chất: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mang bản chất cách mạng và
178 Hồ Chí Mình: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.461.
179 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.561-563.

17
1
nhân văn của giai cấp công nhân. Đó là đạo đức mới, khác hẳn về bản chất với đạo đức
cũ, đạo đức phong kiến. Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo
đức với ý nghĩa là đạo đức phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người thường nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời.
Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời” 180 181.
Đạo đức mới là đạo đức cộng sản chủ nghĩa, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh
vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Đạo đức
đó có sự kết hợp đạo đức của giai cấp công nhân, với truyền thống đạo đức tốt đẹp của
dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại.
* Tu tưởng Hồ Chỉ Minh về đạo đức thể hiện sự thống nhất giữa chỉnh trị với đạo
đức. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vào tác dụng to lớn, nhiều khi mang tính quyết định
của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp cách mạng. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh đạo đức cũng như Khổng Tử nhấn mạnh đạo đức; rằng đó là dấu
hiệu ảnh hưởng của tư tưởng Nhó giáo (lấy đạo đức để cai trị xã hội, để phục vụ giai cấp
thong tri). Cũng là không đúng nếu cho rằng Hồ Chí Minh chỉ sử dụng một số từ ngữ vốn
quen thuộc của Nho giáo “như một cỗ xe dùng để chuyên chở chủ nghĩa Mác”, nhưng
thực ra là phản bác Nho giáo một cách triệt để nhất.
Nho giáo nhấn mạnh đạo đức, cường điệu tác dụng của đạo đức là để phục vụ cho
địa vị và lợi ích của giai cấp phong kiến cầm quyền hơn là vi lợi ích của nhân dân. Cái cốt
lõi nhất trong Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua
(thiên tử - con trời). Điều đó đi ngược lại với với lẽ tiến hóa tất yếu của con người, đi
ngược lại với lợi ích của nhân dân. Sự khác nhau căn bản giữa Khổng Tử và Hồ Chí
Minh, giữa học thuyết Nho giáo và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh là ở chỗ, “cái
mà Nho giáo tôn thờ nhất chíhh là cái cách mạng lên án và đánh đổ”. Hồ Chí Minh không
thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đổi của nhân dân bị áp bức đối với chính kẻ áp bức
minh (là nhà vua và chế độ phong kiến), mà là trung thành với sự nghiệp cách mạng của
nhân dân. Điều sâu xa trong mối quan hệ đạo đức với chính trị chính là Hồ Chí Minh đã
lật ngược học thuyết Nho giáo, đưa quần chúng

180 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.562.
181 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.220.

172
nhân dân chỉ là tầng lớp thấp kém đáng khinh rẻ, cần được chăn dắt theo quan niệm của
Nho giáo lên địa vị người chủ của đất nước.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam được tạo nên bởi một tư tưởng lớn, đồng thời
là các giá trị đạo đức cách mạng. Nhiều luận điểm, mệnh đề trong di sản Hồ Chí Minh
vừa là chính trị vừa là đạo đức, như “nước lấy dân làm gốc”; “Chúng ta thà hy sinh tất
cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” 1; “Không có
việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”182 183...
* Tư tưởng Hồ Chí Mình về đạo đức ỉà sự thong nhất giữa tư tưởng và hành
động, lý luận và thực tiễn, nói và làm. Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên, nhân dân và
chính Người là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, nhiều khi giáo
dục đạo đức chỉ bằng hành động, việc làm. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện
trên nhiều phương diện. Người trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và nhân loại. Ngay từ
lúc còn là thiếu niên, Hồ Chí Minh đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống
khổ của nhân dân, nuôi ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người có
ý định và quyết tâm đi ra nước ngoài, xem các nước họ làm như thế nào rồi trở về giúp
đồng bào ta. Trên con đường bôn ba nơi đất khách quê người, Người chấp nhận mọi
gian khổ, hy sinh, thực hiện bằng được mục tiêu đó. Ngày 30-5-1946, nói chuyện với
đồng bào trước khi sang Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích,
là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn
nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó.
Đen lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh

182 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.534.
183 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.440.
17
Ó
việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất
kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi
dân”1.
Thể hiện ý chí và nghị lực cách mạng phi thường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách
để đạt được mục đích cách mạng, những năm tháng trong nhà tù của đế quốc, Người tỏ rõ
khí phách và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của một chiến sĩ cộng sản.
Người tự răn mình:
“Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao”184 185.
Tuyệt đối tin tưởng vào nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ
nhân dân, Hồ Chí Minh luôn gần gũi, học hỏi nhân dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên
“từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Dù bận rất nhiều việc lớn của Đảng và
Nhà nước, nhưng đi đến với quần chúng, đến với những con người “không quan trọng” là
nhu cầu thường trực của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã hàng trăm lần Người đi thăm các cơ sở
của Hà Nội, đến thăm các đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân. Người có mặt ở hàng
trăm công trường, nhà máy, nông trường, hợp tác xã, bệnh viện, trường học, nhà giữ trẻ,
lớp mẫu giáo và nhiều nơi ở của công nhân và cán bộ bình thường. Dấu chân của Người đã
để lại ở nhiều địa phương - từ thành phố đến nông thôn, từ trung du đến đổng bằng, từ
miền núi đến vùng duyên hải và các đảo xa. Trong Dì chúc, Người viết: “Vê việc riêng:
Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay
dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không
được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”186.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức hàm chứa các giá trị nhân ái, vị tha, khoan
dung, độ lượng, hết mực vì con người. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đến con người thật đang sống trên quả đất này, lấy đó làm trung
tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Người dành tình thương yêu cho
tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều
có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia
đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” 2. Theo tinh thần bốn bể đều là anh em, Người
yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với Người,
184 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.272.
185 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.3O5.
186 2,3 Ị.ỊẶ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.615; 674;615.
' Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.478.

17
7
sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đáng quý như
nhau. Trong Dỉ chúc, Người viết: “đầu tiên là công việc đổi với con người”. Đó là
những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, các liệt sĩ, mẹ, vợ,
con của thương binh và liệt sĩ... Đối với những nạn nhân của chể độ cũ, Người dặn
Nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những
người lao động lương thiện.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện sự thống nhất giữa lời nói với nêu
gương: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị,
khiêm tốn. Người nêu tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt đời
thường: ăn, mặc, ở, đi lại, đồ dùng làm việc... Trong Dì chúc, Người dặn lại: “chớ nên
tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân” 3.
Đứng ở đỉnh cao quyền lực, Hồ Chí Minh không bao giờ hành xử như một người có
quyền, luôn tránh xa vòng danh lợi. Người tuyên bố: “Hồ Chí Minh không phải là kẻ
tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài”1. Cả cuộc đời Người luôn đặt lợi
ích của cách mạng, dân tộc và Tổ quốc lên trên hết, trước hết, thấm nhuần và thực
hành bốn chữ “chí công vô tư”.
Hồ Chí Minh luôn nêu tấm gương sáng về chống tham ô, lẵng phí, quan liêu.
Ngày 23-11-1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 64-SL về việc thành lập Ban Thanh tra
đặc biệt và một tòa án đặc biệt có nhiệm vụ giám sát, xét xử các sai phạm của các
nhân viên từ trong các ủy ban nhân dâh các cấp đến các bộ. Người tuyên bố những kẻ
phản quốc và những kẻ tham ô phải đứng ngoài Đảng. Giữ lời hứa trước Quốc hội “sẽ
trị cho kỳ hết” những kẻ tham ô, ngày 27-11- 1946, Người ký sắc lệnh 223 ấn định
hình phạt đối với tội đưa và nhận hối lộ, biển thủ công quỹ, tài sản công cộng. Riêng
tội đưa và nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số
tiền nhận hối lộ.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thong nhất giữa đức với tài. Nhấn mạnh
đạo đức là gốc, đồng thời Hồ Chí Minh rất coi trọng trí tuệ, tài năng. Theo Người,
người cán bộ, đảng viên không chỉ cần có cả đức lẫn tài, mà trong đức có tài, trong tài
có đức, tài càng cao đức càng phải lớn. Sự thống nhất giữa đức với tài bắt nguồn từ
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
người là sự nghiệp cách mạng khó khăn, gian khổ, nặng nề, cuộc chiến đấu khổng lồ.
Vì vậy, con người cần cả đức và tài. Chỉ có nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, còn phải
có tri thức nữa, không thể lãnh đạo chung chung, phải “vững về chính trị, giỏi về

178
chuyên môn”. Người lãnh đạo, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết phải là người đày tớ
thật trung thành của nhân dân. Có đạo đức thì có thể học tập để dần dần có tài năng,
còn có tài năng mà không có đạo đức thì tài năng dễ mai một, nguy hiểm hơn nữa là
dễ bị dùng vào những việc xấu xa, gây tác hại cho cách mạng.
* Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về đạo đức thống nhất giữa đào đức cách mạng
và đạo đức đời thường, Đạo đức cách mạng được hiểu là những hành vi đạo đức
thực hiện những nhiệm vụ cách mạng lớn lao, cao cả như đấu tranh giành độc
lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là những hành động, dũng khí trước
máy chém và đòn roi trạ tấn của kẻ thù, vào tù ra tội, vào sinh ra tử... Đạo đức
đời thường là những hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động,
học tập, công tác; trong ứng xử với với mọi người xung quanh, với cấp trên, cấp
dưới, với nhân dân, bè bạn... Sự vĩ đại của Hồ Chí Minh được nhân dân thế giới
ca ngợi không chỉ vì những việc lớn mà ngay từ những việc nhỏ, những việc nhỏ
nhưng vô cùng vĩ đại, một con người vĩ đại từ những việc bình thường.
Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về đạo đức là sự thống nhất giữa giáo dục cảm
hóa với thượng tôn, tuân thủ pháp luật, Người luôn đặt lên hàng đầu việc giáo
dục đạo đức, giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo con người, nhưng không
loại trừ việc xử phạt. Bởi vì: “Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật,
thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là
không đúng”1. “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy
ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”187 188.
* Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về đạo đức rất toàn điện. Hồ Chí Minh bàn đến
việc rèn luyện, tu dưỡng, xây dựng đạo đức trong mọi môi trường như gia đình,
công sở, xã hội. Hồ Chí Minh coi gia đình là tế bào của xã hội, người là gốc của
làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng thì nhất định dân tộc sẽ phú cường. Đạo
đức trong gia đình, về tinh thần là phải trên thuận dưới hòa, không thiên tư, thiên
ái, “thuận vợ thuận chồng, Bổ Đông tát cạn”.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong công sở, Người nhắc nhở, cán bộ trong
công sở là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy.
Họ “đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, Kiệm, Liêm, Chính
187 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.324.
188 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.127.
112
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.ì22; 123.

17
9
thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” 1. Người công sở làm việc công phải
có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm
việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực. “Mình có quyền dùng người thì
phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn, mà kéo
vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dim những kẻ có tài năng hơn mình.
Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mạng”2.
Người bàn đến đạo đức ở mọi lứa tuổi, mọi giai tầng xã hội từ nhi đồng, thiếu
nhi, thanh niên, phụ nữ đến các bậc phụ huynh. Người quan tâm đạo đức ở mọi công
việc, nghề nghiệp như công an, bộ đội, giáo viên, ngành y. Có đạo đức công dân như
tuân theo pháp luật Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự, tham gia
công việc chung, nộp thuế, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc. Có đạo đức của
cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo, cán bộ chỉ huy. Nói về rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xem xét, nhìn nhận trong các mối quan hệ với mình,
với người, với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức do đó cỏ giá trị dân tộc và
nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai, trở thành một bộ phận và khắc họa
bộ mặt, đồng thời là nền tảng tinh thần của nền văn hóa Việt Nam.
2. NỘI DUNG Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
2.1. Vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt coi trọng chiến lược con người. Con người
là mục tiêu, đồng thời là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Vi thế,
Người nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cán
bộ, đảng viên, thanh niên những giá trị đạo đức mới với ý nghĩa là động lực của
cách mạng.
Theo Người, con người cần đạo đức, cách mạng cần đạo đức. Đạo đức là
thước đo “trình độ người”, “chất người” của một con người. Điều này là tất yếu,
lẽ tự nhiên, giống như bôn mùa của trời, bốn phương của đất:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.

180
Thiếu một đức, thì không thành người”1.
Khổng Tử từng nói: “Người mà không Liêm, không bằng súc vật” 2. Cụ
Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”3.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Nó là động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn cũng như khi cách mạng thắng
lợi. Nhờ có đạo đức mà “thắng không kiêu, bại không nản”, luôn giữ được thái
độ chất phác, khiêm tốn, giản dị, hòa mình với nhân dân. Nhờ có đạo đức cách
mạng mà những người cách mạng vượt qua được cú sốc “kiêu ngạo cộng sản”.
Theo Hồ Chí

’■ 2’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr. 117; 127; 127.
Minh, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ
sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không
tiếc. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công vẫn hòa mình với
nhân dân, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho
tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không
kiêu ngạo, không hủ hóa.
Đạo đức cách mạng cũng chính là tiêu chí, thước đo lòng cao thượng của mỗi
con người. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân có tài năng, sở trường, vị trí công việc
khác nhau, nhung ai giữ được đạo đức thì người đó có lòng cao thượng. Đạo đức cách
mạng là động lực trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất
nước. Suy nghĩ “châu chấu đấu voi” về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta là rất thiển cận, chỉ thấy vật chất, không thấy sức mạnh đạo đức, tinh thần.
Hồ Chí Minh phân tích: “Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mắt
hẹp hòi mà xem, thì như thế thật. Vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta
phải dùng gậy tầm vông. Nhưng Đảng ta theơ chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta không
những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và
lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những
người lừng chừng và bi quan kia rằng:
Nay tuy châu chau đấu voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”Ả.
Hồ Chí Minh tổng kểt: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất, chúng
18
1
ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị, thì vật chất càng khổ tinh
thần càng sướng”189 190.
Đạo đức cách mạng càng cần thiết đối với người cách mạng, người cán bộ,
đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, “mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ
có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không” 1. Là một con người từng trải
và thấu hiểu cuộc chiến đấu khổng lồ trong sự nghiệp giải phóng và phát triển,
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của con người và sự cần thiết
phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa mà phẩm chất chính trị, đạo đức là
hàng đầu. Người luận giải: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội
mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,
một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được
nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” 191 192. Khi cán bộ, đảng viên có
chức, có quyền thì càng phải chú ý rèn luyện đạo đức. Bởi vì, “cán bộ các cơ
quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ,
có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ
công vi tư”193.
Là một học trò của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh hiểu rõ quyền lực và đạo đức
có mối quan hệ mật thiết. Quyền lực có cả mặt tốt và mặt xẩu. Quyền lực có xu
hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối. Vì vậy, khi nỏi đến đạo
đức cách mạng Hồ Chí Minh rất quan tâm trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán
bộ, đảng viên có chức quyền. Có quyền thì càng phải chú trọng rèn giũa đạo
đức. Người dặn rằng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”1.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng tạo nên sức hấp dẫn của chủ
nghĩa xã hội. Bởi vì, chủ nghĩa xã hội không chỉ đạt được các mục tiêu về kinh tế,
chính trị, mà còn phải thấm nhuần sâu sắc các giá trị về xã hội, vân hóa, đạo đức, nhân

189 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.29.
190 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr. 176.
191 Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb.Chính trị quốcgia Sự thật, H.2011, t.9, tr.354.
192 HỒ Chí Minh: Toàntập, Nxb.Chỉnh trị quốcgia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.601.
193 Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb.Chính trị quốcgia Sự thật, H.2011, t.6, tr.I27.

182
văn. Chủ nghĩa xã hội phải là một chê độ công bằng, dân chủ, văn minh, có quan hệ tốt
đẹp giữa con người với con người; chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo
đức, lối sống lành mạnh. Bởi vì con người xã hội chủ nghĩa vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là những con người có tinh thần và năng lực làm
chủ; có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật;
nhạy bén với cái mới và sáng tạo.

2.2. Những phẩm chất đạo đức CO’ bản


Hồ Chí Minh có nhiều cách giải thích về đạo đức cách mạng. Trong tác phẩm
Đạo đức cách mạng (1958), Người viết, nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là “quyết
tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững
kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng
và của nhân dân lao động lên hên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Het lòng hết sức
phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi
việc”194 195. Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. “Đạo
đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần
chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”. Theo Hồ Chí Minh, “người đảng viên,
người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gi là khó cả.
Điều đó hoàn

194 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.15, tr.611-612.
3
195' Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.603; 609.

18
3
toàn do lòng minh mà ra. Lòng mình chỉ biểt vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì
mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng
ngày càng ít, mà những đức tính tốt như sau ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy
gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm 9’196. Dưới đây trình bày bốn phẩm chất
đạo đức cơ bản.
Thứ nhất, trung vởi nước? hiếu vởỉ dãn
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức giải quyết mối quan hệ
giữa cá nhân với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
“Trung” và “hiếu” là những khái niệm chuẩn mực của đạo đức cũ (thuộc hệ
đạo đức Nho giáo), chứa đựng một nội dung hạn hẹp “trung với vua, hiếu với
cha mẹ”. Hồ Chí Minh không cần gạt bỏ khái niệm đạo đức cũ đã ăn sâu trong
nhận thức và hành động của con người Việt Nam hàng ngàn năm dưới chế độ
phong kiến, thể hiện bổn phận của bầy tôi đổi với vua, trách nhiệm của con cái
với cha mẹ.
Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ nội dung mới, có ý nghĩa khoa học,
cách mạng và nhân văn là “trung với nước, hiếu với dân”. Đây là cuộc cách
mạng trong quan niệm đạo đức. Nhân dân từ thân phận nô lệ, không có quyền tự
do, dân chủ trở thành người chủ, sáng tạo ra lịch sử. Dưới chế độ phong kiến,
quan là phụ mẫu của dân, dưới chế độ mới, dân là chủ, cán bộ, đảng viên là đầy
tớ của dân. Làm cán bộ, làm lãnh đạo là làm đày tớ của dân.
“Trung với nước, hiếu với dân” là mối quan hệ với đất nước với dân tộc,
thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và sự phát triển của đất
nước. Nội dung trung với nước, hiếu với dân là phải quyét tâm, suốt đời, hét
lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đặt lợi
ích

196 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.291.

18
Ó
của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải trọng dân, tin dân, học
dân, hỏi dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thương dân, hòa mình với
quần chúng nhân dân thành một khối; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; quan
tâm dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, dân vận; làm cho dân tin, dân phục,
dân yêu. “Trung với nước, hiếu với dân” không phải là một khẩu hiệu, phải lấy
hiệu quả công việc làm thước đo theo tinh thần “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đỏ mới thật sự là đạo
đức mới, đạo đức cách mạng.
Thứ hai, cần, kiệm, liêm, chinh, chi công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính là phẩm chất đạo đức giải quyết mổi quan hệ “với mình”.
Cần là siêng năng, chăm chỉ cố gắng dẻo dai. cần có nghĩa hẹp là từng người,
nghĩa rộng là mọi người, từ gia đình đến làng, nước. Cần liên quan đến kế hoạch công
việc, nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng, cần là luôn cố gắng, luôn
chăm chỉ, cả năm, cả đời.
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và kiệm
phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi
không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc
đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu
của cũng vui lòng.
Liêm là trong sạch, không tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh
tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên là bất liêm. Người cán bộ cậy quyền thế mà đục
khoét dân, ăn của đút, dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình đều là trái
với chữ liêm. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được. Vì xa xỉ mà
sinh ra tham lam.
Chỉnh nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều Ị gì
không thẳng thắn, đứng đắn tức là tà.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, hoa,
quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính
mới lả người hoàn toàn.
í Hồ Chí Minh cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính
I cân có của con người, một lẽ tự nhiên như bôn mùa của trời, bôn
j phương của đất. Nó là thước đo phẩm chất người của mỗi người, vì

18
7
j “thiếu một đức thì không thành người”, cần, kiệm liêm, chính đặc
ị biệt cần thiết đối với cán bộ, đảng viên vì họ là những người có
ỉ quyền, nếu thiểu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút.
I Cán bộ, đảng viên mà suy thoái đạo đức thì ảnh hưởng đến thanh
Ị danh của Đảng, đến nhiệm yụ each mạng. Đảng viên sai lầm sẽ đưa
quần chúng đến sai lầm. cần, kiệm, liêm, chỉnh là thước đo trình độ văn minh,
tiến bộ của một dân tộc: “Một dân tộc biết cần, kiệm, ị biết liêm, là một dân tộc giàu về
vật chất, mạnh về tinh thần, là một
dân tộc văn minh tiên bộ” .
Cần, kiệm, liêm, chỉnh là nền tảng của đời sống mới, của thi í đua ái
quốc, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự
đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Thủ tướng Phạm Văn
Đồng cho rằng “cần, kiệm, liêm, chính là đặc điểm của xã hội hưng thịnh.
Những điều trái lại là đặc điểm của xã hội suy vong”.
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức giải quyết mối quan hệ với việc
chung, hàm chứa sự công bằng và vì lợi ích chung, không vì tư lợi. Khi làm bất cứ việc gì
đừng nghĩ đến mình trước, khi ị hưởng thụ thì mình nên đi sau, “lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”;
là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào. Thực hành chí công vô
tư gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.128.

nhân là “chỉ lo mình béo mặc thiên hạ gầy”; là việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng
của mình trước hết; là chỉ biết “mọi người vì mình” mà không lo “mình vì mọi
người”1. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người
ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm
như tham ô, lãng phí, quan liêu, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành... Chủ
nghĩa cá nhân là tư tưởng tiểu tư sản ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta, chờ dịp
hoặc thất bại, hoặc thắng lợi để ngóc đầu dậy. Nó phá từ trong phá ra, là bạn đồng
minh của chủ nghĩa để quốc và thói quen truyền thống lạc hậu, nguy hiểm hơn kẻ thù
bên ngoài. “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Cho nên thẳng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thẳng lợi của cuộc

188
đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cả nhân"197 198. Chủ nghĩa cá nhân còn là mối nguy hại
cho Đảng và cả dân tộc: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là
vĩ đại, có sức hấp dẫn lơn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa
cá nhân”199.
Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải chống
chủ nghĩa cá nhân và các loại kẻ địch khác. Tuy nhiên, cần phân biệt sự khác nhau
giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích chính đáng của cá nhân. Mỗi người đều có tính
cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình. Nếu những
lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Theo Hồ
Chí Minh, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá
nhân”. Và chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải
thiện đời sổng riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.
Chi công vổ tư là luôn biết đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc, của
Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân. Có chỉ công vổ tư thì
đầu óc mới sáng suốt để tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh cho
rằng, một trong những cách xem xét việc đời và cách tu dưỡng của người cách
mạng là “phải giữ vững đạo đức cách mạng, cao nhất là chi công vổ h/’200.
Người chỉ rõ, một đảng viên phải thật thà, trung thành, hăng hái. Trọng lợi ích
của cách mạng hơn tính mệnh của mình. Phải hy sinh lợi ích cá nhân của mình
cho Đảng. Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, bất kỳ việc gì, đều phải tính đến lợi
ích chung của Đảng, phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết, việc của
cá nhân và lợi ích của cá nhân phải để lại sau; phải giữ đúng nguyên tắc, ra sức
đấu tranh chống những tư tưởng và hành vi sai lầm để củng cố sự sinh hoạt tập
thể của Đảng, củng cố quan hệ giữa Đảng và quần chúng. Chăm lo đến Đảng
và quần chúng hơn chăm lo đến cá nhân, săn sóc đến người khác hơn săn sóc
đến mình.
Thứ ba, thương yêu con người
Đây là phẩm chất đạo đức giải quyết mối quan hệ với người khác. Kết
hợp nghiên cứu lý luận với những trải nghiệm, Hồ Chí Minh cho ràng trên đời
197 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13, tr.90.
198 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.11, tr.609.
199 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.672.
200 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.290.

18
9
này chỉ có hai loại người: áp bức và bị áp bức, người ác và người thiện và hai
thứ việc: việc chính và việc tà. Những người làm việc chính là người thiện,
làm việc tà là người ác. Người từng nói: Lòng thương yêu nhân dân và nhân
loại của tôi không bao giờ thay đổi. Tôi yêu nhất điều thiện và ghét nhất điều
ác.
Thương yêu, quý trọng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, biến thành hành động cụ
thể, tức là tình thương yêu con người dành cho con người đang sống thực trên
đời này, bị áp bức, đói nghèo, bệnh tật. Đó là tình yêu thương như nhân loại đã
ngợi ca: “Bất cứ nơi nào chiên đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và
ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công
lý, ở đỏ có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu nhân
dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh
và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”201.
Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh là một biểu hiện sáng ngời của
việc thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo Người, “hiểu chủ nghĩa Mác^Lênin là
phải sống với nhau có tình có nghĩa. Neu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tinh
có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”. Đó là một tình thương yêu
không chỉ trong phạm vi dân tộc mà cả phạm vi nhân loại.
Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sảng
Đây là phẩm chất đạo đức giải quyết mối quan hệ quốc tế: Tinh thần quốc tế là
một phẩm chất đạo đức bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ quốc tế vĩ
đại. Người không chỉ giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung mà còn là
hiện thân của tinh thần quốc tế, kết hợp chủ nghĩa yếu nước chân chính và chủ nghĩa
quốc tế vô sản.
Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng, quan tâm
đến các dân tộc. Người đặt sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong quỹ đạo
của cách mạng thê giới; coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là thắng lợi chưng
của nhân dân tiến bộ thế giới, thắng lợi của bạn cũng là thắng lợi của mình. Hồ Chí
Minh lên án và đấu tranh chống chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc;
201 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chỉ Mình sống mãi trong trải tim nhân loại, Nxb.Lao động - Nxb.Quân đội
nhân dân, H. 1993, tr.9O.

190
đoàn kết với các lực lượng cách mạng và tiến bộ khắp thế giới. Người gắn mục tiêu
đấu tranh của nhân dân Việt Nam với mục tiêu chung của nhân loại là hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, trước
sau như một của Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta.

2.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới


Thứ nhất, tu dưững đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh, mỗi người phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
hằng ngày, bền bỉ suốt đời. Để có đạo đức cách mạng, thì việc tu dưỡng phải
gắn với đời sống thực tế và thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”1. Đạo đức cách mạng nhằm giải phóng
con người (thoát khỏi các quan niệm, giá trị đạo đức cũ), đó là đạo đức của
những con người được giải phóng. Vì vậy, sự tu dưỡng phải xuất phát từ lưong
tâm của mỗi người, hướng đến mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Không vượt qua được chính mình, không chiến thắng được “giặc trong lòng”
thì không thể có đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh viết: “Tư tưởng cộng sản
với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì
mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng
sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì như cỏ dại,
sinh sôi, nảy nở rất dễ”202 203.
Thứ hai, nêu gương đạo đức
Nêu gương đạo đức, nói thỉ phải làm, nói đi đôi với làm. Đạo làm gương
là một nét đẹp của văn hóa phương Đông. Khi ca ngợi đạo đức của Lênin, Hồ
Chí Minh cho rằng: Đối với các dân tộc phương Đông, một tấm gương sống
còn có giá trị hơn một trãm bài diễn viên tuyên truyền.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, lý luận phải gắn với thực tiễn nhưng điều
quan trọng nhất về mặt đạo đức ỉà lấy hiệu quả làm thước đo. Người chỉ rõ:
“trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta
được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo

202 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.612.
203 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.222.

19
1
đức1”. Làm gương ở nhiều môi trường và cấp độ khác nhau. Nhân dân ta
thường nói “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Trong mọi biểu hiện làm
gương thì người đứng đầu, cán bộ chủ chốt giữ một vai trò rất quan trọng.
Muốn hướng dẫn cấp dưới và nhân dân thì mình phải làm mực thước cho
người ta bắt chước.
Thứ ba, xây đi đôi với chong
Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức khoa học, đảng viên và cán bộ cũng là
người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Trong Đảng và mỗi con người, vì những lý
do khác nhau, “không phải người người đều tốt, việc việc đều hay”. Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy
nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa
bỏ hểt những thói xấu tự tư tự lựi, kiêu ngạo, xa hoa” 204 205. Nhiều khi có những đảng
viên “phớt qua phép luật, trốn tránh và làm trái phép luật, về điểm này, những người
ngoài Đảng cẩn thận hơn. Vì đảng viên thường xem phép luật, chính quyền, V.V., là
việc trong nhà. Vi vậy, mà có đôi đảng viên như những con lợn (xin lỗi tiếng đó), họ
rúc vào vườn rau của Nhà nước, chén một bữa no say, hoặc họ hy sinh lợi ích của
nước nhà, để lên mặt mình là khảng khái”206.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng, thường xuyên có ba kẻ địch chống phá là:
bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là
kẻ địch to; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, “đạo đức cách mạng là
vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch,
luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không
chịu cúi đầu”1. Quan trọng nhất là đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình. “Kẻ
địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài
không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”207 208.
Chống và xây đi liền với nhau. Lấy gương người tốt việc tốt hàng ngày
giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng
các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Trong mối
quan hệ giữa chống và xây, cần nhận thức chống cũng nhằm xây, đi liền với xây

204 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.16.
205 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.3O3.
206 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.368.
207 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l 1, tr.606.
208 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.278.

192
nhưng xây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài để kiến tạo một nền đạo đức mới ở
Việt Nam, xây dựng một xã hội mới với những con người có đạo đức.

3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG Hồ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TÌNH


HÌNH HIỆN NAY
3.1. Thực trạng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng
viên và nguyên nhân
3.1.1. Thực trạng
Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp (tuyên truyền, giáo dục, triển khai các
cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong toàn Đảng và toàn xã hội...), tình trạng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực,
suy thoái trong Đảng và xã hội; góp phần xiét lại kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.
Tuy nhiên, như Đảng nhận định: “Công tác rèn luyện, quản lý đảng viên ở một
số nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu chặt chẽ; có nơi còn buông lỏng
sinh hoạt đảng, chất lượng sinh hoạt chưa cao, sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn
hình thức; tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu. Một số tổ chức cơ
sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu...
Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại
khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”209. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện
ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt,
có bộ phận diễn biển còn phức tạp. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh chưa đều, chưa đi vảo chiều sâu ở nhiều ngành, địa phương, cơ quan, đơn
vị; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức, làm giảm lòng tin của cán bộ,
đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
3.1.2. Nguyên nhẫn
Tình hình trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên
nhân chủ quan là chủ yếu.
209 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XÍU. Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.91-92.

19
3
Nguyên nhân khách quan là do tác động từ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội
trên thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu; từ
mặt trái của kinh tế thị

194

trường; nhiều vấn đề mới phức tạp phát sinh từ thực tiễn nhưng ị chưa được
lý giải và xử lý kịp thời, hiệu quả; các thể lực thù địch,
phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Nguyên nhân chủ quan là do bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn
luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vảo chủ nghĩa cá nhân, bị cám
dỗ danh lợi.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu
quả. Sinh hoạt đảng còn hình thức. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận chưa có chiều sâu. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ
cấp cao thiếu tiên phong, gương mẫu. Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm còn
nương nhẹ, nể nang, thiếu cương quyểt. Cơ chế, kiểm soát quyền lực chậm được
hoàn thiện, còn nhiều sơ hở. Thiếu cơ chế để xử lý, thay thế kịp thời những cán
bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín. Việc thực hiện kỷ cương,
kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới”. Công tác
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử chưa chặt chẽ, xử lý chưa đủ
nghiêm minh. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt
yêu cầu; việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức. Việc phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông và
nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hỏa”
trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Đảng đã nhận thức sâu sắc nguy cơ, thực chất, mức độ nghiêm trọng của
tình hình và chỉ rõ: “Công tác cán bộ còn có mặt hạn chế, việc thực hiện một số
nội dung trong các khâu của công tác cán bộ ở một số nơi còn hình thức. Tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi
ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên chưa bị đẩy lùi.

19
Ó
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây đòi hỏi toàn Đảng phải nghiêm túc nhìn
nhận, nỗ lực phấn đấu để khắc phục, tiếp tục lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền
vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa”210.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm
chỉnh trị cao, nỗ lực lởn nhằm khắc phục những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên; Kiên quyết khắc phục
những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong,
gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.
Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu. Kết hợp “xây” và “chống”;
“xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, giải quyết những vụ việc gây bức
xúc trong dư luận, để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong tình hình hiện nay
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là giải pháp
quan trọng nhất trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với các tổ
chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị và
mỗi cá nhân trong tình hình hiện nay. Để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tập trung vào một số nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, thực hiện chuẩn mực đạo đức “Trung vói nước, hiếu với dân
Thấm nhuần, quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai
đoạn mới; trung thành vô hạn với mục tiêu lý tưỏrng của Đảng và dân tộc, tham
gia tích cực vào việc thực hiện công -CUỘC--đẢLmớLvlmục tiệụ dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cong bằng, văn minh.
Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lọi ích

210 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạỉ biểu toàn quốc ỉần thứ XHĨ^ Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.94“95.

19
7
quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền vãn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức
phục vụ nhân, giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của dân; khắc
phục thói vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân, chống bệnh quan
liêu.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cụ thể, học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta phải luôn ghi nhớ và làm theo
lời dạy của Người về sức mạnh vô địch của nhân dân, “cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng; phải “lấy dân làm gốc”. Bởi vì như Hồ Chí Minh đã nói: “cách
xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lửng lơ giữa
trời, nhất định thất bại”211.
Khơi dậy tinh thần, nghị lực, ý chí và khát vọng vươn lên, quyết tâm vượt qua
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sớm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Luôn có ý thức giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, trong cơ quan,
đơn vị. Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc; có lương tâm nghề-nghiệp trong
sáng, ra sức cống hiển nhiều nhất cho đất nước. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá
nhân " gia đình - tập thể “ xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, với tinh thần phấn
đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì lợi cho dân thì quyết chí làm, việc gì hại cho dân
thì phải hết sửc tránh; phải đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên, lên trước lợi ích
cá nhân.
Thứ hai, thực hiện đúng lời dạy “Cần kỉệm liêm chính, chí công, vô tư”, nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Tích cực công tác, lao động sáng tạo, năng suất cao, chất lượng, hiệu quả; biết quý
trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân. Đẩy mạnh việc học tập với
thái độ khiêm tốn, cầu thị.
Phải biết làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, “lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân,
lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý,

211 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.326.

198
đảng viên phải loại bỏ thói tham vọng chức quyền, “tư duy nhiệm kỳ”, chạy theo danh
lợi, địa vị, quyền hành, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiêm đoạt của công, đục khoét
của Nhà nước và nhân dân, thu vén cho gia đình, cá nhân, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống buông thả, hưởng thụ, vị kỷ, nói không
đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Phải rèn luyện đời tư chính trực, trong sáng, không tự
kiêu, tự đại; không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; phải để công việc
nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; “dĩ công vi thượng”.
Phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, tôn trọng kỷ cương, kỷ luật,
nguyên tắc tổ chức của Đảng, thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Thứ ba, thực hiện chủ nghĩa nhân vãn, sống có nghĩa có tình
Phải thật sự có tình thương yêu đồng bào, những người lao động bình
thường, những người nghèo khổ, có hoàn cảnh khó khăn, “những người chịu
đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta” 212. Yêu thương phải biển thành hành
động, phát huy năng lực, trí tuệ, sáng tạo của con người và vì con người, làm cho
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bệnh, có chỗ ở.
Phải tin vào nhân dân, coi “dân là gốc” với nhận thức có lực lượng dân
chúng, việc to mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thi việc gì ỉàm cũng
không xong.
Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau tiến bộ. Sống với
nhau phải có nghĩa có tình thì mới gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin. Muốn vậy,
phải tự phê bình và phê bình chân thành, thường xuyên, nghiêm chỉnh giúp nhau
sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.
Giữ vững tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Trên cơ sở bảo đảm lợi
ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu tranh, thực hiện nhất quán
đường lối đổi ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa,
đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Tóm ỉạT trên cơ sở kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin, to tưởng Hồ Chí Minh phải: “Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn

212 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.325.

19
9
chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ
nạn xã hội”1. Tập trung “nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng
theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh- cho phù-hợp -với điều kiện mới và
truyền thong văn hóa tốt đẹp của dân tộc... Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm
cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng
trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng. Nâng
cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng. Tăng cường đấu tranh
chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức”213.

c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẬN


1. Vì sao trong bối cảnh hiện nay cần phải đẩy mạnh học tập và làm theo to tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh? Nội dung cần học tập và làm theo là gì?
2. Nhận thức của đồng chí về Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5- 2016 về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo to tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”? Liên hệ với
nội dung quan điểm “Xây dựng Đảng về đạo đức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII
của Đảng?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích nội dung to tường đạo đức Hồ Chí Minh?
2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bối cảnh
hiện nay? Vận dụng vào thực tiễn theo nội dung quan điểm “Xây dựng Đảng về đạo
đức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng?

E. TÀĨ LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1.--Học-viện-Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
* Tàỉ lỉệu .đọc thêm
1. Ban Tuyên giáo Trung ương: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức,
213 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đợi biểu toàn quốc ỉần thứ XỈIT Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.143; 184.

200
Hồ Chỉ Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chỉnh, chỉ công vô tư, làm người
công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng
giản dị, Nxb.Chính trị quôc gia Sự thật, H.2011.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương: Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Mình. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chỉ Mỉnh về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sổng, “tự diễn biển ”, “tự chuyển hóa ” trong nội bộ. Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2017.
4. Bùi Đình Phong: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, Nxb.Công an nhân dân, H.2018.
Bài 7
PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG
VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp
cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh.
về kỹ năng: Trên cơ sở nắm vững kiến thức, học viên vận dụng xử lý đúng đắn
những vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn công tác.
về tư tưởng: Củng cố niềm tin của học viên vào phương pháp cách mạng Hồ
Chí Minh, đường lối của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo.

B. NỘI DUNG
1. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG Hồ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm, bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
Ll.L Khái niệm phương pháp
Trong quá trình nhận thức và cải tạo the giới, loài người đã sáng tạo ra nhiều
phương pháp, bởi vì hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới chỉ có thể thực hiện
được bằng những phương pháp nhất định. Đồng thời, chính trong quá trình nhận

20
1
thức và cải tạo thế giới, phương pháp lại được kiểm nghiệm để khẳng định đúng,
sai. Hoạt động của con người trong bất cứ lĩnh vực nào đều là hoạt động có mục
đích nhất định. Phương pháp chính là cách thức giúp cho con người định hưởng và
điều chỉnh hoạt động để đi tới mục

202
đích đó. Phương pháp (hiểu theo nghĩa hẹp) là cách thức, với tính chất là quy
luật vận động nội tại của tư duy, phản ánh quy luật vận động của đối tượng,
khách thể của thế giới quan, được con người sử dụng có ý thức.
Như vậy, “Phương pháp là toàn bộ những cách thức với tỉnh chất là một
hệ thong các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận đọng cùa đoi
tượng, khách thể đã được nhận thức, đế định hướng và điều chỉnh hoạt động
nhận thức cũng như những hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động
vào đoi tượng, khách thể để thực hiện mục đích đã định”ỵ.
Phương pháp là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, nó không phải
là phạm trù thuần túy do lý trí chủ quan đặt ra, mà còn căn cứ từ những quy luật
vận động của khách thể đã được con người nhận thức.
Có thể hiểu: Phương pháp là hệ thống cách thức điều chỉnh nhận thức và
hoạt động của con người trong việc tiếp cận lý luận và thực tiễn. Phương pháp
hình thành từ lý luận, nhung không phải một chiều. Lý luận đề ra phương pháp,
phương pháp tác động lại lý luận, làm cho lý luận phát triển, hình thành lý luận
mới, đến lượt nó lý luận lại sinh ra phương pháp mới.
Người ta chia phương pháp ra thành 3 loại chủ yếu sau đây:
- Phương pháp rỉêng, chỉ áp dụng trong một ngành khoa học nhất định
hoặc một lĩnh vực hoạt động nhất định của con người.
- Phương pháp chung, áp dụng cho một số ngành khoa học, hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của con người.
- Phương pháp phổ biến, áp dụng cho các ngành khoa học, các lĩnh vực
hoạt động của con người.

1
Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ Chỉ Minh, Nxb.Lý luận chính trị,
H.2004, tr.21.

204 ị
!
Ị . :
Ị ■ Ị
, 1.1/2. Khái niệm phương pháp cách mạng
Trong đấu tranh cách mạng, vẩn đề phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt.
Điều đó được chứng minh bằng những thành công ị hay những thất bại của nhiều cuộc
cách mạng đã diễn ra trong lịch sử dân tộc và trên thế giới. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn
đã viết: Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, điều quan trọng trước hết là j phải—xác-
định-đúng phương-hướng và mục tiêu chiến- lược chung
! cũng như phương hướng và mục tiêu cụ thể cho mỗi thời kỳ. Song bằng con đường nào,
với nhũng hình thức và biện pháp gì để thực hiện phương hướng và mục tiêu đã định...
Kinh nghiệm cho thấy ì phong trào cách mạng có khi giẫm chân tại chỗ, thậm chí thất bại,
không phải vì thiếu phương hướng và mục tiêu rõ ràng, mà chủ yếu thiếu phương pháp
cách mạng thích họp”1
j Như vậy, “Phương phảp each mạng là cách thức tiến hành cách
I mạng với tỉnh chất là một hệ thống các nguyên tắc, xuất phát từ các quỵ lùật khách quan
của cách mạng trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định nhằm đấu tranh để giành
chính quyền, gỉữ vững chỉnh Ị quyền và xây dựng chế độ mới. Cách thức ấy được thể
hiện bằng
I những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để thực hiện thẳng lợỉ
đường lổỉ cách mạng, biến đường loi cách mạng thành hiện thực”214 215"
Từ khái niệm chung về phương pháp cách mạng, có thể đưa ra khái
niệm:
Ị * Phưcmg pháp cách mạng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan
trọng cấu thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh216. Phương pháp cách mạng Hồ Chí
Minh, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ hệ thống cách thức, biện pháp cách mạng của Hồ
Chỉ Minh, được vận dụng, thục hiện trong cách mạng Việt Nam, nhằm đẩu tranh để giành
chỉnh quyền, giữ vững chỉnh quyền và xây dựng chế độ mới.
Hoặc có thể hiểu, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các

214 Lê Duẩn: Dưới lả cờ vẻ vang của Đảng, vì độc ỉập, tự do - vì chủ nghĩa xã hội, tiến ĩên giành
những thẳng lợi mới, Nxb.Sự thật, H.1976, tr.33-34.
215 Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb.Lý luận
chính trị, H.2004, tr.27.
216 Đặc điểm, bản chất của tư tương Hồ Chí Minh thống nhất với phương pháp, phong
cách của Người.

20
5
cách thức, biện pháp, quy trình hợp thành nhằm điều chỉnh vẳ hướng dẫn hanh
đọng của cảc ĩực lượng each mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và
phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù Hồ Chí Minh không nêu ra một định nghĩa cụ thể nào về phương
pháp cách mạng, nhưng trong nhiều bài nói, bài viết, trong tư tưởng của Người
đã chỉ ra cách lãnh đạo, cách tổ chức, cách làm, cách học, cách vận động dân
chúng cũng như cách thuyết phục kẻ thù, cách công, cách thủ khi đánh giặc,
cách xây dựng đất nước cũng như cách bảo vệ Tổ quốc... Các cách thức đó đều
mang tính quy luật khách quan, khoa học. Thực hiện các phương pháp đó,
những công việc cách mạng dù khó khăn phức tạp cũng có thể thành công. Đó
chính là phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Phương pháp cách mạng Hồ
Chí Minh gồm ba yếu tố sau:
Thứ nhất, các hình thức, biện pháp, quy trình thực hiện và cách thức
nhằm điều chỉnh, định hướng hành động cách mạng. Đây là nội dung cơ bản
của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, chủ thể hành động cách mạng là các lực lượng cách mạng (trong
những điều kiện và trường hợp nhất định bao gồm cả lực lượng trung gian).
Trong đó, lực lượng lãnh đạo là đảng của giai cấp công nhân.
Thứ ba, mục tiêu của hành động cách mạng là đấu tranh giành độc lập
dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ba yếu tố trên tác động biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống
nhất. Không thể có một phương pháp thích hợp, đúng đắn khi lựa chọn các
cách thức và quy trình vượt quá trình độ, khả năng của chủ thể hành động.
Cũng không có phương pháp thích hợp khi mục tiêu, nhiệm vụ không rõ ràng,
cụ thể. Với một chủ thể hành động cách mạng nhất định thì mục tiêu, nhiệm vụ
vừa là cơ sở để xác định phương pháp, vừa là nội dung, tiêu chuẩn để đánh giá
phương pháp có thích hợp hay không. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vự-để-xác
định tổ chức,-Sắp xếp bố trí lực lượng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ là
nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy của người cách mạng. Tính đúng đắn, thích họp,
sáng tạo của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là ở chỗ xác định đúng, rõ
ràng mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng; xác định và sắp xếp, bố trí hợp lý lực

206
lượng cách mạng; xác định được các hình thức và biện pháp thích hợp với lực
lưọng cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ đó.
1.1.3. Bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chỉ Minh
Lý luận và kinh nghiệm hoạt động cách mạng là cơ sở có tính quyết định để
hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Song, thực trạng chính trị - xã
hội, yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX là cơ SỞ trực tiếp, quan trọng để hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí
Minh.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng trước hết
xuất phát từ chủ nghĩa Mac-Lenin: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”,
“quần chúng là người làm nên lịch sử”; bắt nguồn từ kinh nghiệm dựng nước và
giữ nước của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Những quan điểm ấy còn đúc rút
từ cả kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới, đặc biệt là kinh
nghiệm của cuộc cách mạng vô sản Nga năm 1917.
Tuy vậy, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh không phải là sự lắp ghép
giản đơn những kinh nghiệm đã được tiếp thu. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh
đã vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm ấy vào cách mạng Việt Nam. Người tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, những phương pháp điều
hành có hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lỗi lạc trong và ngoài nước để xác
lập cho mình một phương pháp cách mạng thích họp.
Có thể tìm thấy trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh tính cách
mạng và khoa học triệt để của chủ nghĩa Mac-Lehih; cãch thức của người Việt
Nam trong đánh giặc giữ nước cũng như trong xây dựng đất nước; kinh nghiêm
lịch sử hóa thân trong hiện tại, sức mạnh dân tộc hòa nhập với sức mạnh thời
đại, lợi ích dân tộc thống nhất với lợi ích giai cấp, lợi ích của nhân loại. Cũng
có thể thấy được trong phương pháp ấy chứa đựng tính kiên định, sắc sảo, nhạy
bén của Lênin; tính độc lập tự chủ, tự lực tự cường của Lý Thường Kiệt, lòng
nhân ái bao dung của Nguyễn Trãi, tài thao lược quân sự của Trần Hưng Đạo
và sức mạnh thần tốc của Nguyễn Huệ...
Năm 1911, Hồ Chí Minh ra nước ngoài không vi mục tiêu tìm sự giúp đỡ

20
7
hay xin viện trợ tài chính, mà để tìm đường cứu nước, học cách làm cách mạng:
“Xem các nước làm như thể nào đe về giúp đồng bào mình”. Sau gần 10 năm
bôn ba khắp thế giới, học làm thợ, học trong phong trào công nhân, học đấu
tranh chính trị, học lý luận,... đến năm 1920, trong tư duy của Người đã định
hình một tư tưởng cách mạng và phương pháp cách mạng mới - phương pháp
cách mạng vô sản phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Do đó, bản chất
của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng vô sản
vận dụng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.

1.2. Nội dung cơ bản của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
Trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều phương pháp
cách mạng, Người đã tổng kết thành lý luận và thường xuyên vận dụng trong
hoạt động thực tiễn. Các phương pháp đó hợp thành một hệ thống chỉ đạo để
thực hiện mục tiêu chung của cách mạng. Sau đây là một số phương pháp cách
mạng Hồ Chí Minh chung nhất.

1.2.1. Phuưngpháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng


Trong hoạt động cách mạng, chủ thể hành động phải tự xác định được mục
tiêu, nhiệm vụ cách mạng. Mục tiêu, nhiệm vụ xác định đúng, đủ, sát thực mới có
thể lựa chọn được quy trình và cách thực híện thích hợp. Đểxâc địhh đũng mục
tiêu, nhiệm vụ each mạng, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh đặt ra một số yêu
cầu cơ bản sau:
Một là, phải xuất phát từ hiện thực xã hội Việt Nam, lẩy cải tạo hiện thực làm
mục tiêu hành động cách mạng.
Hiện thực xã hội rất phong phú và sinh động. Những thập niên đầu thế kỷ
XX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc. Không phải ai cũng nhận thức
đầy đủ những biến động đó. Trong sự “vạn biển” sôi động của xã hội và dân tộc
thời kỳ này, nhận ra được cái ‘bất biển”, cái cơ bản là thành công của Hồ Chí Minh.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Chúng biển nước Việt
Nam phong kiến thành nước thuộc địa nửa phong kiến, mọi quyền hành đều nằm
trong tay người Pháp. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trùm lên phương thức
sản xuất phong kiến lỗi thời, làm xuất hiện các giai cấp mới và phân hóa các giai

208
cấp cũ. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản ra đời, giai cấp địa chủ phong kiến bị
phân hóa mạnh mẽ. Kết cấu giai cấp - xã hội mới ở Việt Nam làm cho mâu thuẫn
xã hội phức tạp và ngày càng sâu sắc hơn. Người Việt Nam chịu hai, ba tròng áp
bức. Vì vậy, công cuộc giải phóng ở Việt Nam không chỉ là giải phóng dân tộc khỏi
ách áp bức thống trị của ngoại bang mà còn là giải phóng người lao động khỏi ách
áp bức bóc lột của địa chủ, tư sản, mang lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho con
người. Đây chính là mục tiêu hành động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Hai là, phải nẳm vững quy luật phát triển của xã hội, xác đmh đúng mục
tiêu, nhiệm vụ theo xu hưởng vận động của lịch sử.
Mục tiêu hoạt động của Hồ Chí Minh và những người yêu nước Việt
Nam đều nhằm giành độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, xây
dựng một xã hội mới tốt đẹp.
Những nhà yêu nước Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỷ XX như Phan Châu
Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học... đều quán tâm tới việc xóa bỏ chế
độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam. Ai cũng muốn xóa bỏ xã hội cũ, nhưng
xây dựng xã hội mới như thế nào thì không phải ai cũng xác định đúng.
Năm 1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công,
mở ra thời đại mới trong sự nghiệp phát triển của nhân loại, song nhiều người
Việt Nam chưa nhận thức được hiện tượng mói mẻ nảy. Nhận xét về những
phong trào yêu nước của Việt Nam lúc đó, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: họ
“không hiểu chính trị, và lại càng không hiểu việc tổ chức quần chúng” 1, họ
không nắm được quy luật phát triển của xã hội.
Năm 1920, tiếp cận bản Dự thảo Những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức được con đường cách
mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Cùng với việc nghiên cứu lý luận
Mác-Lênin, trực tiếp hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, Hồ Chí Minh đã thấy rõ quy luật phát triển của xã hội loài người sau Cách
mạng Tháng Mười Nga. Quy luật đó là: “Chỉ có giải phóng giai cap vô sản thì
mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự

20
9
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” 217 218. Đây là quy
luật của cách mạng thế giới. Song, quy luật đặc thù của cách mạng Việt Nam
là gi? Sau một thời gian tìm tòi và xác định, năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ
con đường của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”1.
Hồ Chí Minh luôn căn dặn những người cách mạng ở cương vị lãnh đạo hay
thừa hành, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân đâĩTcímglĩhữ each mạng xã hội
chủ nghĩã, đều phai xuaf phăt tử thực tiễn Việt Nam, phải nắm vững quy luật phát
triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện
pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem ý chí chủ quan của mình
thay cho điều kiện thực tế. Chính xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, một nước thuộc
địa nửa phong kiến mà trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh
kiên trì tư tưởng giải phóng dân tộc lên trên vấn đề giai cấp. Tư tưởng trên đây của
Hồ Chí Minh có lúc chưa được Quốc tể Cộng sản và một số đồng chí trong Đảng
chấp nhận, nhưng thực tế đã chứng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Người.
Khi đất nước mới bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, một mặt, Hồ
Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải đặc biệt coi trọng việc học tập kinh
nghiệm quý báu của các nước anh em, mặt khác, Người chỉ rõ: “Ta không thể giống
Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... ta có thể
đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”219 220. Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi
phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong
khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước... Muốn làm được điều đó, Hồ
Chí Minh yêu cầu phải tuân thủ nguyên tắc: “dùng lập trường, quan điểm, phương
pháp chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kểt những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích
một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới cỏ thể
dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những
đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích họp
với tình hình nước ta”1.

217 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.9.
218 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.1, tr.441.
219 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.l.
220 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.391.

210
— L2.2,-Phưững pháp xác định lực lượng và tể chức lực lượng cách
mạng
Xác định đúng và tổ chức thành công lực lượng cách mạng là nét đặc sắc
trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Người cho rằng: “Cách mệnh là
việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” 221 222. Người đặt
câu hỏi: “Ai là những người cách mệnh?” và trả lời: “Công nông là gốc cách
mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của
công nông”223. Quan điểm về “bầu bạn của công nông” được Hồ Chí Minh làm
rõ trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. Người viết: “Đảng phải hết
sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để
kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”4. Cụ thể hơn: “phú nông, trung, tiểu địa chủ
và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu
mới làm cho họ đứng trung lập”5.
Quan điểm Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng vừa vững chắc vừa
rộng rãi. Quan điểm này không chỉ đúng trong cách mạng giải phóng dân tộc,
mà trở thành quan điểm chỉ đạo nhất quán khi đất nước bước vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Câu hỏi: “Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội?” đã được Người
giải đáp rất rõ ràng: “Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm
công nhân, nông dân, trí thức cách mạng, V.V., nhưng lực lượng chủ chốt xây
dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân”’.
Nhũng năm đầu thế kỷ XX, nhũng người yêu nước Việt Nam chưa có dược
quan điểm về lực lượng cách mạng như Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, đường
lối cách mạng được biên chép hồ đồ, “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tô
chức; hoặc làm chỡ“dânquẽn tính y^lạiTTHằ quên tính tự cường” 224 225. Hạn ché
cửa họ do nhiều nguyên nhân. Xét về mặt phương pháp, họ không xác định đúng
tính chất, mục tiêu của cuộc đấu tranh mà mình tiến hành, không thấy hết sự phát
triển đầy biến động, không nhận thức đúng quy luật vận động của xã hội Việt Nam

221 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tỉ 1, tr.92.
222’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.283; 288.
2234’5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.20Ỉ 1, t.3, tr.3.
224 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.679.
225’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.282; 297.

21
1
nên họ không thể đề ra một phương pháp đấu tranh đúng đắn, thích hợp.
Nghiên cứu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh cho thấy sự phát triển
trong tư duy của Người về vấn đề lực lượng cách mạng. Đối với C.Mác,
Ph.Ăngghen, quần chúng cách mạng là công, nông. Đối với Lênin, trong cách
mạng vô sản Nga, quần chúng cách mạng là công, nông và binh lính. Ở Việt Nam,
Hồ Chí Minh quan niệm quân chúng cách mạng là “cả dân chủng”. Có được quan
điểm ấy là do Người rất hiểu đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ cũng
như hiện tại. Người khẳng định: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào
cũng không chống lại”3. Sống ở một nước nông nghiệp, nông dân chiếm hơn 95%
dân số, Người hiểu rất rõ rằng, chỉ với lực lượng của mình, nông dân không bao
giờ có thể trút bỏ gánh nặng đang đè nén họ. Nhưng Người lại rất tin vào sức mạnh
của nông dân khi được tổ chức. Người chỉ rõ: “Lực lượng của chúng ta là hàng
chục triệu đồng bào nông dân lao động, sẵn sàng chờ Chính phủ và Đảng tổ chức
và lãnh đạo, để hăng hái vươn mình dậy đánh tan ách nô lệ của phong kiến và thực
dân. Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì lực lượng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất, bao
nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan”1.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng được
sắp xếp theo thứ tự sau:
1) Giai cấp công nhân - lãnh đạo cách mạng; 2) Giai cấp nông dân “ cùng
với công nông là gốc của cách mạng; 3) Tiểu tư sản trí thức; 4) Phú nông,
trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc; 5) Các cá nhân yêu nước; 6) “Bị áp bức dân
tộc và vô sản giai cấp thế giới” là một lực lượng rất quan trọng.
Sự sắp xếp, bố trí lực lượng như trên biểu hiện tầm nhìn chiến lược chính
trị sắc sảo và nhạy bén của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã đúng cả trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cả trong công cuộc xây dựng đất nước.
Theo Hồ Chí Minh, dân vừa là gốc vừa là chủ cách mạng, dân là lực
lượng trong phương pháp lại là người sáng tạo ra các phương pháp thích hợp.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng... có lực
lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thi
việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách

212
giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, nhũng đoàn thể to lớn,
nghĩ mãi không ra”226 227.
1.2,3, Phumig pháp dĩ bẩt biến ứng vạn biến
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là một phương pháp cách mạng được Hồ Chí
Minh quán triệt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng thời
Người cũng yêu cầu những người cách mạng Việt Nam cần nhận thức đúng và
vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tiễn.
Lân đầu tiên Hồ Chí Minh nói đến phương pháp này khi trao nhiệm vụ cho cụ
Huỳnh Thúc Kháng làm quyền Chủ tịch nước trước giờ Người lên máy bay sang
thăm nước Pháp (31-5-1946): “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu,
ở nhà trăm sự khổ khăn nhờ cậy ở Cu^cung anh em giải quyêt cho. Mong Cự “dĩ
bất biến úng vạn biến”1.
Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng đều hiểu sâu sắc rằng, cái bất biên chính
là độc lập thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho dù có khó
khăn, gian khổ và phải hy sinh trong đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại
giao ở trong hay ngoài nước đều không được từ bỏ mục tiêu ấy.
Với Hồ Chí Minh, độc lập thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân
dân là mục đích duy nhất, là hạm muốn tột bậc của Người. Do vậy, trước mọi sự đe
dọa, dụ dỗ, trước những cách lung lạc, lay chuyển của kẻ thù, Hồ Chí Minh luôn
kiên định mục đích. Người tuyên bố: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: đồng bào tôi
được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập” 228 229. Khi thời cơ đến, Người đặt qụyết tâm
dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập.
Ngay cả khi đế quốc Mỹ sử dụng bom đạn và kỹ thuật quân sự hiện đại nhất “hòng
đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định quyết tâm của
dân tộc Việt Nam. Người tuyên bố: đế quốc Mỹ “có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu
quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiên tranh xâm lược ở miền Nam Việt
Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc.
Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ,
226 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.20H, t.8, tr.358.
227 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.335.
228Hồ Chi Minh - Biến niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, t.3, tr.197.
229 T.Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1994, tr.15.

21
3
cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hãng thì tội của
chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu
hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quỷ hơn độc lập, tự do Đến ngẫy
thắng ĩợí, nhân dẫn ta sẽ xầy dựng lại đất liưởc t a đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”230.
Không có gì quỷ hơn độc lập tự do là cái bất biến của Hồ Chí Minh và dân
tộc Việt Nam, đồng thời cũng là chần lý của thời đại. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, có chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”, làm “bàn chỉ nam”, nhân
dân Việt Nam đã mang hết tài năng và của cải, trí tuệ và sinh mệnh để giành và
giữ gìn cái bất biến ẩy.
Theo Hồ Chí Minh, đảng cách mạng phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin “làm
cốt”, có nghĩa là phải học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, dùng lập trường, quan
điểm, phương pháp của chủ nghĩa ấy để giải quyết những vấn đề lý luận và thực
tế hết sức phức tạp, sôi động trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Nhưng
nếu chỉ vì cái vạn biến sôi động mà xa rời lập trường quan điểm, phương pháp
của chủ nghĩa Mác-Lênin thì cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ cái “bất biến”.
Trong thực tiễn cách mạng, dĩ bất biến nhưng phải ứng vạn biến, ứng vạn
biến mà không xa rời chệch hướng, từ bỏ cái bất biến. Đó là phép biện chứng
trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Chính cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người là một điển hình, mẫu mực về xử lý mối quan hệ giữa tính
kiên định về nguyên tắc với tính linh hoạt mềm dẻo về sách lược, cách thức
thực hiện, về quan hệ giữa mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt.
1.2.4. Phương pháp “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu”, phát huy các
nhân tế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”
Trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp
kết hợp lực, thé, thời, mưu để giành thắng lợi lớn nhất mà tổn thất ít nhất.
Lực theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm cả lực lượng Vật chất
vàHực lượng tihh than, cả tiềm lực kihhte” quail sự, truyền thống dân tộc, trí tuệ con
người. Hay nói cách khác là phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp: chính trị và quân

230 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15, tr.131.

214
sự, tiền tuyến và hậu phương, dân tộc và thời đại.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực phải luôn gắn liền với thế. Trong chiển tranh
chỉ có lực mà không có thế thì không thể đánh thắng được quân địch. Thế bao giờ
cũng lấy lực làm cơ sở và do lực quyết định, nhưng ở thế có lợi, thế hiểm thì một lực
nhỏ cũng có sức mạnh rất lớn và ngược lại lực lớn ở vào thế bất lợi cũng dễ trở
thành yếu. Nói về mối quan hệ giữa thế và lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích
bằng một ví dụ cụ thể: “Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế lợi thi lực của nó tăng
lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm kiỉôgam. Đó là thế
thắng lực5’231.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề thời cơ, Người coi thời cơ là sức mạnh, là
lực lượng. Theo Người, có lực, có thế còn phải biết tạo thời và tranh thời. Nếu hành
động đúng thời cơ thì lực lượng nhỏ cũng có thể giành thắng lợi lớn, còn hành động
không đúng thời cơ thì lực lượng lớn cũng có thể không thành công. Vì vậy, Người
luôn nhắc nhở cán bộ phải chăm chú theo dõi thời cơ, chủ động nắm bắt thời cơ và
khi thời cơ đến thì phải kịp thời hành động.
về vai trò của thời cơ, trong bài thơ Học đánh cờ, Hồ Chí Minh viết: “Lạc
nước, hai xe đành bỏ phí/Gặp thời, một tốt cững thành công”232.
Để phát huy cao nhất hiệu quả của ỉực, thế, thời, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh đến việc dùng mưu. Theo Người, có dùng mưu kế thi mói phát huy được
các yếu tố lực, thế, thời; người chỉ huy giỏi là người biết dùng mưu để ạử dụng
lực lượng của mình một cách hiệu quả, tạo và phát huy được thế có lợi của ta,
phá được thế giặc, nắm chắc và hành động đúng thời cơ. Người chỉ rõ: “người
làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đen hại. Lo đến lợi mới có
đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ
được gian nguy”2.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, lực, thế, thời, mưu cổ quan
hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau. Thế và lực vận động sẽ tạo nên
thời, biết dùng mưu thì hạn chế chỗ mạnh của địch, phát huy điểm mạnh của

231 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.15, tr.567.
232 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.3, tr.326.
2,3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.264; 516.

21
5
ta, tạo nên những chuyên biến về chất để giành thắng lợi quyết định.
Trong đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp kết họp các yếu tố “thiên
thời, địa lợi, nhân hòa”. Theo Hồ Chí Minh, trong ba nhân tố trên thì “nhân
hòa” là quan trọng nhất, là nhân tố quyết định. Người chỉ rõ: “Trong hai phe
giao chiến, phe nào có đầy đủ điều kiện nhân hòa là phe ấy thắng. Chỉ phe nào
vì chính nghĩa mà chiến đấu, phe ấy mới có đủ điều kiện nhân hòa”3.
Theo Hồ Chí Minh, “tạo lực, lập thế, tranh thời, dủng mưu” kết hợp chặt
chẽ với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ tạo nên sức mạnh vô địch.
1.2.5. Phương pháp biết íhắng từng bước
Biết thắng từng bước đòi hỏi ở mỗi giai đoạn, mỗi thòi kỳ nhất định phải đề
ra mục tiêu cụ thể hợp lý nhất cho thời kỳ đó, biết dựa theo quy luật khách quan mà
điều khiển cuộc đấu tranh để thực hiện mục tiêu một cách thành công nhất, từng
bước mở ra con đường thắng lợi cho cách mạng và đưa cách mạng tiến dần tới
ttìẳng ĩợỉ hoan toàn.
Phương pháp biết thắng từng bước xuất phát từ quan điểm thực tiễn, quan
điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển biện chứng từ tuân tự đến nhảy vọt, biến
đổi từ từ về lượng dẫn đến biến đổi căn bản về chất, Hồ Chí Minh đề ra và sử dụng
phương pháp này trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, từ khởi nghĩa giành
chính quyền tới đấu tranh chống ngoại xâm và cả trong công cuộc xây dựng đất
nước.
Trong từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra sách lược, bước đi phù
hợp, phương pháp đấu tranh đầy sáng tạo đưa cách mạng nước ta vượt qua khó
khăn thử thách giành thắng lợi từng bước. Bước trước chuẩn bị cho bước sau; bước
sau cao hơn bước trước; bước tuần tự chuẩn bị cho bước nhảy vọt; bước nhảy vọt
nhỏ chuẩn bị cho bước nhảy vọt lớn; đi đến giành thắng lợi quyết định.

2. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH


2.1. Khái niệm phong cách và phong cách Hồ Chí Minh
2.1.1. Khải niệm phong cách và các điều kiện ảnh hưởng đến việc

216
hình thành phong cách
* Khái niệm phong cách
Phong cách là những đặc điểm về lề lối, cách thức, phong thái, phẩm cách đã
trở thành nếp ổn định của một chủ thể; được thể hiện trên tất cả các mặt hoạt động
của chủ thể đó; tạo nên những giả trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó.
* Các điều kiện ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách
Phong cách hình thành và chịu tác động của các điều kiện tự nhiên, môi
trường, văn hóa, xã hội và kinh tế... qua các thời kỳ phát -triền của lịch sử,
Phong cách hình thành và chịu tác động của truyền thống, tập quán, thói quen
do hoàn cảnh sống quy định, đồng thời mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Con người
có thể tiếp thu những truyền thống tốt, tập quán đẹp và khắc phục thói quen xấu
ở mức độ như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và khí chất của người
đó. Cùng một hoàn cảnh sống như nhau nhưng ở từng người có phong cách
không hoàn toàn giông nhau.
Phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức, song phong cách không
phải là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể
hiện ra trong hoạt động sống của con người. Nói phong cách khiêm tốn, giàn dị
chính là phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính được con người nhận thức và
thể hiện trong cuộc sổng đời thường. Song mức độ khiêm tốn giản dị cũng khác
nhau ở những con người khác nhau.
Phong cách của mỗi người còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện về tư
chất cá nhân; thể giới quan, nhân sinh quan; hệ tư tưởng. Với người cộng sản thì
đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền cũng ảnh hưởng đến phong cách của
họ.
2.1.2. Phong cách Hồ Chỉ Minh
Chỉ thị số 05-CI7TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phong
cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của
Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, cỏ sức thu hút,

21
7
cảm hỏa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. Đó là: phong cách tư duy
độc lậpi tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm
việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ửng xử
văn hóa, tình tể, đầy tinh nhân văn, thẩm đậm tỉnh thần yêu dân, trọng dân, vì
dân; phong cách nỏi đỉ đôi với làm, đi vào lòng người; nổi và viểt ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ nhở, dễ làm; phong cửch~ thanh cao, trong sạch, giàn dị; phong cảch
quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương”233.
Từ khái niệm trên đây, có thể khái quát về phong cách Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam điển
hình nhất với cái tâm trong sáng, cái đửc cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, cái hành mực
thước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, công dân số
một của Việt Nam.
Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người anh hừng giải
phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm
ngưỡng, sùng bái, mà còn là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không phải
chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến người lao động trí óc, từ già đến trẻ,
từ miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia
đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh nét tương đồng trong phong cách, mà cả người nước
ngoài ở phương Đông hay phương Tây cũng cảm thây gần gũi, không xa lạ với
phong cách Hồ Chí Minh.
Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng, giá ưị phong phú trong toàn bộ
cuộc sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn cá
nhân của Hồ Chí Minh và gắn liền với giá trị tư tuông, đạo đức của Người. Đó là
phong cách của một nhân cách lớn, siêu việt, với trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng;
là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn.
Phong cách Hồ Chí Minh có nội hàm rộng lớn, được thể hiện trong mọi lĩnh vực
sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị to lớn về
khoa học, đạo đức, thâm mỹ và mang giá trị nhân văn rộng lớn.
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo lôgíc đi từ suy
233 Theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị.

218
nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua
hoạt động sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách úng xử, phong
cách sinh hoạt).

2.2. Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt
động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức
và thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những nội dung chủ yếu sau:
2,2.1. Phong cách tư duy
Hồ Chí Minh là người mácxít, phong cách tư duy của Người trước hét là
phương pháp biện chứng duy vật: xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực
tiễn. Hồ Chí Minh đã thể hiện một phong cách tư duy khoa học và hiệu quả với
những đặc trưng nổi bật.
Hồ Chỉ Minh có phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, Với
Người, độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, rập
khuôn, giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự
chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc.
Sáng tạo là vận dung đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc
thù. Đồng thời, sáng tạo cũng là tìm tòi, đề xuất những cái mới mà có thể trả lời
được những đòi hỏi của cuộc sống đặt ra. Cái mới sáng tạo của Hồ Chí Minh là
cái mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, đồng thời
phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể bao
hàm giá trị của cái cũ nhưng vượt lên trên và bổ sung giá trị mới. Cái mới cũng
là cái chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Nhờ phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ chí Minh ma những
qũỹ lũặt của cách mạng Việt Nam được phảt hiện. Chính các quy luật đó đã xác lập
nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư duy độc lập, tự chủ ở Hồ Chỉ Minh có từ rất sớm, được phát triển sáng tạo
bởi Hồ Chí Minh đã tiếp nhận phương pháp khoa học, cách mạng của chủ nghĩạ
Mác-Lênin, với hạt nhân cơ bản là phép biện chứng duy vật và lịch sử. Bằng
phương pháp tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển

21
9
phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Ví dụ về cách
đánh địch, Người đưa ra những phương pháp chưa có trong từ điển cũng như kinh
nghiệm quân sự thê giới, đã tạo ra các phương thức đấu tranh được ghi vào lịch sử
của phong trào giải phổng dân tộc, đã làm nên những thắng lợi có ý nghĩa thời đại,
làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và mở đầu thất bại của chủ nghĩa thực dân mới
trên phạm vi thế giới. Cũng chính bằng phương pháp tư duy độc lập, tự chủ, sáng
tạo, Hồ Chí Minh đã đưa Việt Nam, một nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện thế giới đầy biến động.
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ của Hồ Chí Minh được thể hiện bằng sự
phản ánh đúng quy luật vận động khách quan và yêu cầu phát triển của cách mạng
Việt Nam, không lệ thuộc, phụ thuộc vào “cái có sẵn” hoặc chịu áp lực của các
nhân tố tác động “từ bên ngoài”. Để có được phong cách tư duy độc lập tự chủ,
sáng tạo, mọi suy nghĩ của Hồ Chí Minh đều lấy thực tế Việt Nam gắn với những
biến đổi của thế giới, của thời đại làm điểm xuất phát, lay cải tạo hiện thực Việt
Nam làm mục tiêu. Để có được phong cách tư duy độc lập, tự chủ, Hồ Chí Minh
không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp nhận những tri thức mới trên cái nền bản thể
của mình, không bị hòa tan, bắt chước, mà tiếp thu một cách chọn lọc, có phê phán,
không phủ định giản đơn. Người không ngừng mở rộng tư duy, nghiên cứu những
tư tưởng, học thuyết đã có, những kinh nghiệm thành bại của phong trào yêu nước
Việt Nam và các cuộc cách mạng các nước; luôn so sánh, lựa chọn và tìm ra cái
mới. Người nắm vững linh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chúng duy
vật để vận dụng sáng tạo và phát triển, học thuyết cách mạng. Vận dụng khoa học
ấy vào điều kiện cụ thể cua Việt Nam; tránh giáo điều, bảo thủ. Phong cách tư duy
độc lập, tự chủ và sáng tạo của Hồ Chí Minh đã đưa đến những tư tưởng phản ánh
đúng nhũng quy luật vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam, vì vậy, những
tư tưởng ấy đã mở đường cho cách mạng Việt Nam không ngừng tiến lên phía
trước.
Để thu nhận, tiếp biến, hình thành phong cách tư duy của mình, Người thu
nhận, nghiên cứu và chắt lọc từ nhiều tri thức của dân tộc và nhân loại, Người
nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân áỉ cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm

220
là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là
chỉnh sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn
Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn “mini
hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay, họ còn sống
trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rẳng họ nhẩt định chưng sống với
nhau rất hoàn mỹ như những ngườỉ bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học
trò nhỏ của các vị ấy”234. Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn mọi người hãy nhớ lời
của V.LLênin: “Học, học nữa, học mãi”. Đối với Hồ Chí Minh, học trong các
trường chỉ là khởi đầu, ảnh hưởng lớn đến phong cách tư duy của Người là học
trong trường đời. Hồ Chí Minh vừa hoạt động thực tiễn vừa tự học, vừa tổng
kết kinh nghiệm để từng bước đi đến đỉnh cao của trí tuệ, của văn minh. Từ
một người yêu nước, một người cộng sản, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà văn
hỏa kiệt xuất của nhân loại thông qua con đưừng tự học là chủ yếu. Việc biết
nhiều ngoại ngữ, trong đó có những ngoại ngữ thông thạo gần như tiéng mẹ đẻ
đã giúp Hồ Chí Minh mở rộng tầm nhìn ra thế giới và nhìn suốt lịch sử văn hóa
- vãn minh nhân loại.
Với phong cách tư duy độc lập tự chủ, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ
sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam, thể hiện trên các vấn đề cơ bản sau đây:
- Đánh giá đúng vị trí của cách mạng giải phóng dân tộc, trong mối quan hệ
với cách mạng vô sản.
" Giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải
phóng dân tộc.
- Xác định đúng đắn lực lượng cách mạng và xây dựng liên minh giai cấp
trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Xây dựng thành công một chính đảng mácxít ở một nước thuộc địa kém
phát triển.
Người đã nhận thức đúng đắn, gạt bỏ nhũng tính phiến diện, bề ngoài, sai lệch

234 Hồ Chí Minh truyện, bản dịch Trung vãn của Trương Nhiệm Thức, Bát nguyệt xuất bản xã,
Thượng Hải, 6-1949. Dan theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1997, tr.43.

22
1
mà tư duy thường ngày dễ mắc phải. Đó là thực tế đã được nhận thức dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác-Lênin, bằng phương phấp biện chứng duy vật để phân tích tình
hình cụ thể của cách mạng Việt Nam. Thực tế mà Hồ Chí Minh cần nắm được là
thực tế với bản chất bên trong của nó, với những đặc điểm, mâu thuẫn nội tại và
phát hiện ra những quy luật vận động của đất nước, dân tộc để hoạch định đường
lối, chủ trương đúng và tổ chức thực hiện thành công đường lổi, chủ trương cách
mạng.
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ
nét bản lĩnh của Người. Qua phong cách tư duy Hồ Chí Minh, ta thấy một bản
lĩnh vững vàng, một tinh thần dũng cảm, dám chịu trách nhiệm trước kết quả tư
duy của mình. Tư duy xơ cứng, giáo điều là xa lạ với Hồ Chí Minh. Người tự
nhận và thật sự là học trò của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, nhưng Hồ Chí
Minh không tự trói mình và bắt mọi người phải tuân theo những câu chữ của các
nhà kinh điển mácxít. Trong lúc nhiều nhà lý luận mácxít ngại nói đến chủ
nghĩa dân tộc, đồng nhất chủ nghĩa dân tộc với tư tưởng hẹp hòi, phản động, thì
Hồ Chí Minh tư duy từ thực tế Việt Nam lại khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là
động lực lớn của đất nước”1. Người còn yêu cầu “phát động chủ nghĩa dân tộc
bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”2.
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh đã phản ánh một cách sinh động thực tiễn
cuộc sống, phản ánh đúng cái bất biến trong sự vạn biến sôi động của cuộc
sống, do vậy, những tư tưởng, kết quả của tư duy Hồ Chí Minh không lạc hậu
mà đã mở đường cho cuộc sống đi lên phía trước.
2.2.2. Phong cách diễn đạt
Mỗi người đều có phong cách diễn đạt riêng của mình (chủ yếu bằng bằng
ngôn ngữ nói và viết, cũng có khi bằng ngôn ngữ cơ thể).

1,2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.l, tr.511; 513.
Đối với Hồ Chí Minh: Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kểt hợp hài
hòa phong cách truyền thống với hiện đại, phong cách văn hóa phương Đông với văn
hóa phương Tây. Đây là nét đặc sắc trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh. Có
được điều đó là do Hồ Chí Minh đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc với nhiều tầng lớp,

222
nhiều hạng người khác nhau ở những quốc gia khác nhau, tìm hiểu —và học ở họ
những cách-diễn đạt đặc trưng_nhất. Có tri..thức.uyên bác, nhưng không phải ai diễn
đạt cũng cuốn hút được người nghe, người đọc nếu tâm hồn và trái tim họ không hài
hòa đập cùng nhịp với người đọc, người nghe, không nói tiêng nói, không viết bằng
văn phong của người đọc, người nghe.
Để diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục
đích, từ đó mà tìm cách nói, cách viết đúng chủ đề, phù hợp với đối tượng nhằm đạt
mục tiêu đề ra. Hồ Chí Minh đặt ra cho mình và cũng yêu cầu mọi người thực hiện
bốn vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau khi diễn đạt, đó là:
Nói, viết cái gì? Nói, viết cho ai? Nói, viết để làm gi? Nói, viết như thế nào?
Trong bốn vấn đề trên thì “cái gì”, “cho ai”, “để làm gì” quyết định cách thể
hiện “như thế nào?”.
Ngược lại, cách thể hiện, cách diễn đạt làm cho nội dung nói, viết đúng chủ
đề, đối tượng và đạt được mục đích nói và viết. Nếu không xác định rõ chủ đề, đối
tượng, mục đích và tim được cách thể hiện phù hợp thì mọi bài nói, bài viết đều
không có tác dụng.
Diễn đạt chân thực: Những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh bao giờ cũng
đem lại cho người nghe, người đọc lượng thông tin cao và chính xác. Những tư liệu,
sự kiện mà Người đề cập bắt nguồn từ thực tế cuộc sống đã được suy xét, kiểm tra,
chọn lọc. Bằng những sự kiện, tư liệu đó, Hồ Chí Minh không phải lý giải dài dòng
nhưng có sức thuyết phục cao đối với người nghe, người đọc.
Từ đặc điểm trong phong cách diễn đạt của mình, Hồ Chí Minh yêu cầu
cán bộ, đảng viên khi nói và viết, “điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói
không biết. Không nên nói ẩu”, viết “phải đúng sự thật, không được bịa ra”,
“chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ chớ nói, chớ viết”, “khi không có
gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” 235. Thiếu chân thực, giả
dối trong nói vâ ’viết: sêTàm giẫm hiềm tin của quần chúng với cách mạng,
làm cho lãnh đạo không thấy đúng tình hình để đề ra chủ trương giải pháp
thích hợp; tạo điều kiện cho địch lợi dụng chống phá ta.
Diễn đạt ngắn gọn: Nói chung, các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đều
235 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.342.

22
3
ngắn gọn, nhiều ý tưởng lớn được khái quát như những châm ngôn. “Không có
gì quý hơn độc lập tự do” là một ví dụ. Theo Hồ Chí Minh, ngắn gọn có nghĩa
là gọn gàng, có đầu có đuôi “có nội dung”, “thiết thực”, “thấm thìa chắc chắn”.
Để có cách nói, cách viết ngắn gọn trước hết phải có tư duy mạch lạc,
ngôn từ phong phú, vốn sống dồi dào, đồng thời cũng phải rèn luyện công phu.
Không phải ngay từ nhỏ Hồ Chí Minh đã biết nói ngắn gọn mà phải thông qua
quá trình tự học, tự rèn, thông qua những cuộc tranh luận, những buổi diễn
thuyết,... Người mới có cách diễn đạt cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không
có lời thừa, chữ thừa.
Diễn đạt giản dị, trong sáng, dễ hiểu: Trong sáng trong văn phong và ý
tưởng, giản dị trong trình bày thể hiện, dễ hiểu đối với mọi đối tượng nghe, đọc
là đặc điểm các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh.
Muốn nói, viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Hồ Chí Minh trước
hết phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng. Vì “cách nói của
dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn” 236. Hiểu
dân, gần dân, học dân thường ngày và học trong ca dao, tục ngữ, trong dân
gian, cổ tích mà Hồ Chí Minh có thể phố thông hóa những vẩn đề phức tạp, đôi
khỉ còn xa lạ với dân chúng, giản đơn hóa những vấn đề khó hiểu. Chính vì
vậy mà tư tưởng của Người đến với mọi người bằng nhũng ngôn từ quen
thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ, nhiều khi còn dễ thuộc vì có vần có nhạc trong văn.
hiểu rộng, biết nhiều ngoại ngữ nhưng khỉ nói,
khỉ viết bao giờ Hồ Chỉ Minh cũng sử dụng một loại ngồn ngữ tùy theo đổi tượng
người nghe, người đọc. Đặc biệt nói và viết cho quần chúng nhân dân bao giờ
Người cũng trở về với ngồn ngữ dân tộc, dùng cách nói của nhân dân. Người phê
phán gay gắt những người ham dùng chữ, hay nổi chữ, sính dùng chữ, tiếng nước
ngoài.
2.2.3. Phong cách làm việc
Hồ Chí Minh đã từng làm nhiều việc để sống và hoạt động cách mạng, đảm
nhận những trọng trách, công việc khác nhau của cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới. Điều mà Hồ Chí Minh quan tâm là lối làm việc của người cách
236 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.341.

224
mạng, của chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Do vậy, trong phong cách làm việc, Hồ Chí Minh lưu tâm trước hết đến
phong cách công tác và phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, về mặt này,
Người đã để lại cho chúng ta nhiều giáo huấn quan trọng với những nội dung
phong phú. Dưới đây là những nội dung chủ yếu nhất:
Phong cách làm việc quần chúng: là nội dung quan trọng hàng đầu của phong
cách làm việc Hồ Chí Minh, được thể hiện bằng những hành động cụ thể sau:
- Sâu sát quần chúng, chú ý tim hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng,
quan tâm đến mọi mặt đời sổng của quần chúng.
- Tin vào dân, tôn trọng dần, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những
kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời
sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót. - Giáo due, lãnh đạo qụần chúng,
đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần
chúng theo tinh thần cản bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân.
- Tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Với phong cách như trên, Hồ Chí Minh đến với dân một cách tự nhiên,
bình dị, quần chúng đến với Người cũng bình dị, tự nhiên, không chút e ngại
như họ vẫn sổng hàng ngày. Tác phong quần chúng đã làm cho Hồ Chí Minh và
nhân dân, lãnh tụ và quần chúng hòa nhập, đồng cảm sâu sắc. Dân có thể nói hết
súy nghĩ, trăn trở của mình với lãnh tụ, còn lãnh tụ có thể nghe được, hiểu được
những gì mà cuộc sống đang đòi hỏi, mong chờ.
Theo Hồ Chí Minh, không chỉ quan hệ giữa cán bộ với dân mà quan hệ
cán bộ với cán bộ, cấp trên với cấp dưới cũng cần thiết phải có tác phong quần
chúng. Đối với người lãnh đạo cấp trên, việc hiểu dân và hiểu cấp dưới đều
quan trọng như nhau. Hiểu được dân và hiểu được cấp dưới, người lãnh đạo cấp
trên càng hiểu được chính mình.
Phong cách làm việc tập thể, dân chủ: Là người đứng đầu đảng cầm
quyền, đứng đầu nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao của quyền lực nhưng Hồ Chí

22
5
Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập
thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo
suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.
Chuyên quyền, độc đoán rất xa lạ đối với Hồ Chí Minh. Nhiều lần Người đã
phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, do đó mà người có ý kiến
không dám nói, người muôn phê bình không dám phát biểu: “không phải họ không
có gì nói, nhung vì họ không dám nói, họ sợ”237.
Hồ Chí Minh trân trọng ý kiên của mọi người, không phân biệt chức
vụ^ẩpTsặc. Đẳhg cắp, giã trương không bãõ gỉ5 cỗ ở Ho Chí Minh. Người đã
chuyển nhiều bài viết của mình cho các đông chí lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý
kiến trước khi công bố. Người trao đổi với các đồng chí phục vụ nhũng bài báo ngăn
để sửa chữa nhũng chỗ viết còn khó hiểu trước khi đăng.
Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi cán bộ, đảng viên, trước hết là những người lãnh
đạo phải có tác phong tập thể dân chủ thực sự. Bởi vì, mọi sự giả tạo đều làm suy
yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói
mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Phong cách làm việc khoa học: Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải
xây dựng cho mình “cách làm việc khoa học” trong công tác, trong lãnh đạo. Bởi vì
họ đều xuất thân từ một nước với những tàn dư của một nền sản xuất nhỏ, nông
nghiệp lạc hậu, làm việc theo lối “thủ công nghiệp”, với hàng loạt thói quen thiếu
khoa học như: tự do, tùy tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra
nghiên cứu, thiếu ngăn nắp trật tự, luộm thuộm, lề mề, chậm chạp, không coi trọng
thời gian, không cụ thể, không thiết thực, bảo thủ, trì trệ, thiếu nhìn xa trông rộng...
Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh thể hiện chủ yêu ở những
điểm sau:
- Phải “đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu” nắm việc, nắm người, nắm tình
hình cụ thể.
- Phải có mục đích rỡ ràng, tập trung; chương trinh kế hoạch đặt ra phải
sát hợp.
- Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng.
237 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.320.

226
- Phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm, nắm điển hình; cần phải
toàn diện và cụ thể. Phải thực hiện tác phong “óc nghĩĩ mắt trông-, tai nghCj
chân dij miệng nói, tay làm”, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn kịp thời, làm đến
nơi đến chốn.
Hồ Chí Minh phê phán cách “Làm việc không thiết thực, không từ chỗ
gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm
được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo chọ oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng
tuếch”238.
- Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn. “Sau mỗi
việc cần phải rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm riêng từng cán bộ, từng địa
phương. Kinh nghiệm chung tất cả các cán bộ và các địa phương. Kinh nghiệm
thất bại và kinh nghiệm thành công. Rồi tổng kết và phổ biến những kinh
nghiệm ấy cho khắp tất cả cán bộ, tất cả địa phương. Mỗi cán bộ, mỗi địa
phương sẽ học những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng
những kinh nghiệm cũ vào những công việc mới”2.
Ở Hồ Chí Minh, phong cách làm việc quần chúng, tập thể dân chủ, khoa
học, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một phong cách làm việc rất hiện đại.
Phong cách đó đã cần thiết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá khứ mà
càng cần thiết cho họ trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
2.2.4. Phong cách ứng xử
ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá
nhân với cộng đồng, ứng xử không chỉ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ,
nét mặt bề ngoài mà chủ yếu ỉà ở sự chân thành của tình cảm và của mối
quan hệ giữa chủ thể với đối tượng. Vì vậy, ứng xử được coi là biểu hiện
tổng hợp của văn hóa - đạo đức, qua cách ứng xử có thể thẩm định được
nhân cách của một con người.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cổ các đặc trưng cơ bản sãĩTđẵỹ:

238 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.297.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.238.

22
7
Khiêm tổn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Hồ Chí Minh
thường khiêm tốn, không bao giờ đặt minh cao hơn người khác, mà trái lại, luôn
hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh.
Đen thăm một lớp học hay dự một buổi nói chuyện, bao giờ Người cũng chú ý
hỏi thăm các vị nhân sĩ, trí thức có danh vọng, các bậc cao tuổi, các đại biểu phụ
nữ, rồi trân trọng mời ngồi lên trên, thể hiện phong cách tao nhã, rất mực Á Đông.
Tiếp khách tại một khách sạn ở Pari năm 1946, Hồ Chí Minh bắt tay mọi người, nói
chuyện thân mật, rất tự nhiên, kèm theo những lời khen, những câu ca tụng nước
Pháp... Người Pháp rất có cảm tình với Người.
Chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân
mật, lời hỏi thăm chân tình hay một câu nói đùa, Hồ Chí Minh đã tạo ra một bầu
không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một gia đình.
Hồ Chí Minh luôn xuất hiện với thái độ tươi cười, tươi cười một cách tự nhiên
trong ánh mắt hoặc trên đôi môi. Sự vui vẻ cùng với năng khiếu hài hước được thể
hiện đa dạng, phong phú đã xóa đi bức tường ngăn cách, những nghi thức trịnh
trọng không cần thiết, tạo ra không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần
chúng, giữa những người bạn... Điều đó lý giải vi sao mỗi khi Chủ tịch Hồ Chí
Minh xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt.
! Một nét nhân cách nổi bật trong giao tiếp, ứng xử của Hồ Chí
ị Minh là sự khiêm tổn chân thành, sự thân thiện thực lòng với mọi người, không một chút
gợn nào cho sự sùng bái cá nhân.
Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con
người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên, đó chính là nét ị nổi. bật trong phong cách
ứng xử của những nhà văn hóa lớn của
mọi thời đại.
ị Lỉnh hoạt, chủ động, biển hóa. ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh
ị đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng
Ị suốt, nên Người linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà
I châm chước cái nhỏ.
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp. Khi

228
tới thành phố Biarít, ra sân bay đón Người chỉ có một mình ông tỉnh trưởng,
sau đó họ đưa Người về nghỉ tại một khách sạn khá sang, nhưng bên ngoài vẫn
còn sơn phết dang dở. Chị Phương Tiếp, một trí thức Việt kiều được cử lâm
phiên dịch cho Người tỏ ý thắc mắc về sự đón tiếp không được trịnh trọng:
“Tại sao họ chưa có chính phủ mà Cụ đẫ sang?”. Người trả lời: “Thế nếu có
chính phủ rồi, họ đổi ý không mời mình sang nữa thì sao?”. Với tầm suy nghĩ
vừa xa rộng, vừa uyển chuyển, Người đã tranh thủ được một cơ hội đưa lá cờ
đỏ sao vàng của Tổ quốc ta tới Pari, vào lúc nước ta chưa được một quốc gia
nào công nhận.
2.2.5. Phong cách sinh hoạt
Đã có biết bao lời ca ngợi phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Đó là
sự giản dị, thanh cạo, cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động,
quý trọng thời gian. Đó còn là tình yêu thương con người hòa quyện với tình
yêu thiên nhiên, tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ kết hợp chặt chẽ
với những rung động, say mê của một tâm hồn nghệ sĩ.
Hồ Chí Minh có cuộc sống đời thường đa dạng và phong phú. Người đã sống
cuộc sống của người thợ, người thửy thủ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học viên,
người lính trong chiến tranh, người chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật, người tù,
nhà chính khách, nhà ngoại giao và nhiều năm là nguyên thủ quốc gia. Dù với cuộc
đời nào và sống như thế nào, phong cách sinh hoạt của Hồ“Chí Míntĩ vẫn gíữ’đung
hgùỹên tắc: lấy khiêm tốn giản dị làrn nền, lấy chừng mực điều độ làm chuẩn, lấy
trong sạch, thanh cao làm vui, lấy gắn bó giữa con người với thiên nhiên làm niềm
say mê vô tận.
Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người ừở thành người toàn
vẹn, với cuộc sống trọn vẹn từ khi bước vào đời đến lúc về nơi vĩnh hằng.
Khi nói về việc rèn luyện phong cách sinh hoạt của cán bộ, đảng viên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra lời cảnh báo rất sâu sắc: “Một dân tộc, một đảng và mỗi
con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng

22
9
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”239.

3. HỌC TẬP, VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG VÀ PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Sự cần thiết phải học tập, vận dụng phương pháp cách mạng và phong
cách Hồ Chí Minh
Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức
cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính độc lập tự chủ được cải thiện; tích
lũy thêm nhiều kinh

239 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sụ thật, H.2011,1.15, tr.672.

230
nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Vị thế và uy
tín của nước ta trên trường quốc tể được nâng cao.
Tuy nhiên, chúng ta đang phải đổi mặt với nhiều thách thức to lớn. Đó là
nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế; tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận -không nhỏ cán bộ, đảng viên
và tlnh trang tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp,... làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển
của đất hước.
Để khắc phục tình trạng nói trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng xác định:
- Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa
cá nhân, cơ hội, thực dụng. Tập trung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh về chỉnh trị, tư tưởng, đạo đức, tể chức và cán bộ.
Quan điểm chỉ đạo của Đàng: “Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng
gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyên hóa”; coi trọng kiểm ưa việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Nghiên
cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều
kiện mới và truyền thống vãn hóa tốt đẹp của dân tộc... Đẩy mạnh giáo đục
đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách
nhiệm của mình... không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng...; nêu cao
danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên. Kịp thời biểu dương những tấm
gương về đạo đức, lối sống; đấu tranh mạnh mẽ

23
Ó
với các biểu hiện lệch lạc và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đạo đức, lối
sống”240.
Quan điểm trên thể hiện rõ quyết tâm của Đảng về sự cần thiết nghiên cứu, học
tập, vận dụng phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục, rèn luyện phương pháp, phong cách của cán bộ, đảng viên đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc hỉệh nay.

3.2. Một sổ gỉăi pháp đẩy mạnh học tập, vận dụng phương pháp cách mạng và
phong cách Hồ Chí Mỉnh trong tình hình hiện nay
Học tập, vận dụng phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh là
một lĩnh vực rộng lớn, phong phú, đa dạng. Do vậy, mỗi người, trước
hết là những cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực hoạt động, công tác của
mình cần có ý thức và quyết tâm thực hành phương pháp cách mạng,
phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực nhất.
Một ỉà, phải thống nhất giữa tư tưởng và hành động, quyết tâm
đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc song
Việc thực hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lý
luận và thực tiễn, lời nói và việc làm hàm chứa sự kết hợp hài hòa giữa
nhiệt tình cách mạng, đạo đức cách mạng với tư duy khoa học, von thực
tiễn ở mỗi con người. Để đạt được các yêu cầu đó, mỗi cán bộ, đảng
viên cần có những điều kiện sau:
- Phải thực hiện đầy đủ yêu cầu học lý luận theo chỉ thị của Đảng
đối với từng cán bộ, đảng viên phù họp cương vị của mình. Tuỳ mức độ
rộng, hẹp khác nhau, nhưng phải nắm vững những nguyên lý lý luận,
không được coi lý luận là những công thức có sẵn mà là kim chỉ nam
hành động.
- Phải phân tích sâu sắc, toàn diện và tính toán kỹ lưỡng các quá trình,
hiện tượng nảy sinh trong đời sống kinh tế “ xã hội. Phát hiện những cái mới,
những mối quan hệ và quy định lẫn nhau của kinh tế thị trường định hướng xã

240 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ Xỉỉỉ, Nxb.Chính trị quốc gia
Sự thật, H.2021, t.II, tr .236-237.

23
7
hội chủ nghĩa.
-- Phải có tính nhất quán và kiên quyết bảo vệ những nguyên lý của-
chủ-nghĩa_ Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh, song phải đề
phòng rơi vào chủ nghĩa giáo điều, xét lại.
- Phải hết sức linh hoạt, năng động nhưng không sa vào chủ nghĩa cơ
hội, chủ nghĩa thực dụng, vô nguyên tắc.
- Phải mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước quyết
định và hành động của mình.
- Phải yêu cầu được thông tin và tự tim hiểu, nắm chắc những thông tin
chân thật, chính xác làm dữ liệu cho những quyết định và hành động của mình.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh (theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị) với nhiều nội
dung cụ thể được ghi rõ trong Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021
Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phải thường xuyên
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phải đồng thời “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, vì
“chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm”, “là kẻ thù hung ác”, “nó rất gian giảo,
xảo quyệt, nó kéo người ta xuổng dốc không phanh”. Học tập và làm theo
phong cách Hồ Chí Minh: “Là lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, cầu thị.
Gần dân, trọng dân, tin dân, học dân, làm việc gì cũng vì lợi ích nhân dân; là
đầy tớ của dân chứ không phải “làm quan nhân dân”, không được lên mặt “làm
quan cách mạng”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, ra sức tu dưỡng,
rèn luyện để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ, trở thành những con
người có văn hóa, có liêm sỉ, “tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”1.
Việc cán bộ, đảng viên liên hệ mật thiết với quần chúng không chỉ
là vấn đề đạo đức mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng
phương pháp và phong cách lãnh đạo. Hồ Chí Minh khái quát tác phong
sâu sát quần chúng của cán bộ, đảng viên bằng 12 chữ: “Oc nghĩ, mẵt

238
trổng, tai nghe, chân đi, miệng noi, tay làm”241 242.
Hồ Chí Minh còn đòi hỏi cán bộ đi thực tế phải “ba cùng” với dân,
“phải nằm ở cơ sở chỉ đạo phong trào, đừng đi cơ sở theo kiểu chuồn
chuồn đạp nước”. Nếu không vì những bí mật quốc gia thì chính sách,
chủ trương của Đảng và Nhà nước phải cho dân biết, để dân bàn, tổ chức
dân làm và huy động nhân dân tham gia kiểm tra. Làm được như vậy
chất lượng cán bộ được tăng cường, uy tín của Đảng được củng cố, vai
trò quản lý xã hội của Nhà nước được nâng cao.
Học tập và làm theo phong cách nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên
phải tự mình nêu gương: phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục, rèn
luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dụng được nhiều tấm
gương người tốt việc tốt. Người căn dặn: Người tốt việc tốt như hoa nở
mùa xuân, nêu gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lấy
gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong
những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách
mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới243.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Đảng chỉ đạo:
“Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn nữa giữa Đảng với dân, thực hiện
có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng5’; “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào
dân và có trách nhiệm với dân”, “xúng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ
thật trung thành của nhân dân”244.
Ba ỉà, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền ỉàm chủ của
nhân dân
Dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi là nét đặc sắc trong phương pháp
241 Kết luận của Bộ Chính trị ngày 18-5-2021 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05.
242 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.233-234.
243 Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết công tác năm
2020, triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, ngày 28-12-2020.
244 Kết luận của Bộ Chính trị ngày 18-5-2021 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW.

23
9
và phong cách Hồ Chí Minh. Học tập phương pháp và phong cách Hồ Chí
Minh về dân chủ cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Dân chủ trước hết là quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân
tộc. Mọi mưu toan phá hoại, cản trở vỉệc thực hiện mục tiêu trên đều là chống
lại dân chủ của nhân dân ta.
- Dân chủ gắn với đoàn kết. Dân chủ của ta là sự phản ánh thành công
của chiển lược đại đoàn kểt. Thực hiện dân chủ thì đoàn kết càng tăng. Đoàn
kết rộng rãi, vững chắc thì càng có điều kiện phát huy dân chủ.
- Dân chủ đi đôi với tập trung. Dân chủ đi liền với kỷ luật, kỷ cương,
tránh dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn.
Thực hiện phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân theo đúng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng: “Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ
đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân
thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội. Đảng và Nhà nước ban hành đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai ttò chủ thể, vị trí trung
tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ,
quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây
dựng-Nhà- nước^pháp quyền xã hội chủ nghĩa, 'MậttĩậĩrTỔ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức; động
viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế; góp phần quản lý xã hội thông qua
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hoạt động
tự quản cộng đồng; xây dựng, quản lý, thụ hưởng văn hóa; xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ngoại giao nhân dân gắn với thê trận quốc
phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân. Xử lý kịp thời,
nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm
mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đển
quyền làm chủ của nhân dân”245.
245 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ xm,

240
c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
1. Phân tích nội dung cơ bản của phương pháp cách mạng HỒ Chí Minh?
2. Phân tích nội dung phong cách Hồ Chí Minh?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy đánh giá về kết quả, ý nghĩa của cuộc vận động học tập và làm theo tư
tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (theo Chỉ thị 05-CT/TƯ của Độ Chính trị)
thời gian qua?

2. Phân tích làm rõ sự vận dụng phương pháp cách mạng HỒ Chí
Minh trong công cuộc đổi mới của Đảng ta.

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
------k Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giảo trình Tư tưởng
Hồ Chi Mình (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý
luận chỉnh trị, H.2021.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,
t.5, t.6, t.ll, t.15.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị sổ 05 ngày 15-5-20ỉ 6 của Bộ
Chinh trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chỉ Minh
4. Ban Tuyên giáo Trung ương: Những nội dung cơ bản của tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia Sựthật, H.2017.
* Tài liệu đọc thêm
1. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ Chí
Minh, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1996.
2. Song Thành (Chủ biên): Một số vẩn đề phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu về Hồ Chỉ Minh, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H. 1997.
Nxb.Chinh tn quốc gia, H.2021, t.I, tr.173-174.

24
1
3. Hoàng Chí Bảo: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002.
MỤC LỤC

LỞTgiới itiiệu.......................................................................... ............ 7


Lời nói đầu........................................................................................... 9
Bài 1: Cơ sở hình thành, đặc điểm, bản chất và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
.................................................. . 11
Bài 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng
dân tộc........................................................................ 42
Bài 3: Tư tưởng HỘ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam......................................................................71
Bài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...107
Bài 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại........................................................... 142
Bài 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức..........................................171
Bài 7: Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh .... 203

242
GIÁO TRÌNH
TƯTưỠNGHỔCHÍ MINH

Chịu trách nhiệm xuất bẩn


Giám đốc
TS NGUYỄN CHÍ HƯỚNG

Chịu trách nhiệm nội đung


Phó Giám đốc - Tồng Biên tập
TS NGUYỄN MẬU TUÂN

Biên tệp: NGUYỄN THU HIỀN


Chế bản: ÚNG THỊ BÍCH LIÊN
Sữa bẩn ìn: NGUYỄN THU HIỀN
Trình bầy bìa: DƯƠNG VĂN VINH

ĩn 10.000 cuốn, khổ 16 X 24 cm tại Nhà máy in Bộ Quốc phòng.


Địa chỉ: Thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Số XNĐKXB: 821-2021/CXBIPH/01-06/LLCT, ngày 15-3-2021.
ISBN: 978-604-962-704-0,
Quyết định xuất bản số 106/QĐ-NXBLLCT, ngày 12-7-2021.
In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2021.

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.280.

You might also like