You are on page 1of 10

Bài 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ

CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
1. Quy trình:
- Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
- Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
- Tạo dòng thuần chủng.
Lưu ý:
- Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, sốc nhiệt (tăng giảm nhiệt độ đột ngột),…
- Tác nhân hoá học: 5-BU (5-brom uraxin), Cosixin,…
2. Một số thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt Nam
* Đối tượng áp dụng:
- Vi sinh vật: phương pháp tạo giống sinh vật bằng gây đột biến đặc biệt hiệu quả
trên VSV do tốc độ sinh sản nhanh chóng.
- Thực vật: đột biến áp dụng với hạt khô, hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của
thân, hạt phấn, bầu nhuỵ hoa.
- Động vật: chỉ được sử dụng hạn chế ở các nhóm động vật bậc thấp do chúng phản
ứng rất nhạy và dễ chết khi sử dụng phương pháp này.
Ví Dụ:
- Tạo được nhiều chủng VSV, nhiều giống lúa, đậu tương… có nhiều đặc tính quý.

- Sử dụng Cônsixin tạo được nho tứ bội 4n.


- Xử lí NMU/Táo Gia Lộc → Táo má hồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, 02
vụ/năm.

II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào


Các giai đoạn của công nghệ tế bào:
Bước 1: Tách các tế bào từ cơ thể động vật hay thực vật
Bước 2: Nuôi cấy tế bào trong môi trường nhân tạo để hình thành mô sẹo
Bước 3: Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành các cơ quan
hoặc tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
1. Công nghệ tế bào thực vật
- Nuôi cấy mô, tế bào trong ống nghiệm → cây mới: Nhân nhanh các giống cây quý,
tạo sự đồng nhất kiểu gen của quần thể cây trồng.
- Lai tế bào sinh dưỡng (Dung hợp hai tế bào trần) → tạo giống lai khác loài ở thực
vật.
- Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm  Tạo các giống cây đều
thuần chủng với số lượng lớn, thời gian ngắn.

Phương Ưu điểm Nhược điểm


pháp tạo
giống

- Khó thao tác do hạt phấn nhỏ.


Nuôi cấy
- Tạo cây hoàn chỉnh đồng hợp về tất cả - Hiệu suất thấp.
hạt phấn /
kiểu gen → tính trạng chọn lọc được ổn - Tỉ lệ tái sinh cây thấp.
noãn chưa
định. - Kĩ thuật nuôi cấy phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu
thụ tinh
tố.

- Nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm, có


Nuôi cấy - Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
đặc tính sạch bệnh và sức sống chịu cao.
mô tế bào - Do đồng nhất về mặt di truyền nên khi điều kiện
- Nhân nhanh các giống cây trồng có năng
trong ống môi trường sống trở nên bất lợi có thể gây chết
suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt, duy
nghiệm hàng loạt, dẫn đến thiệt hại lớn về mặt kinh tế.
trì ưu thế lai.

- Tạo nên giống lai khác loài nhanh chóng.


Lai tế bào - Tạo cây lai khác loài mang vật chất di - Đắt, cần trình độ kỹ thuật cao để thực hiện
sinh truyền và đặc điểm của cả 2 loài mà không - Kết quả thu được khó dự đoán trước, thành
dưỡng phải trải qua quá trình sinh sản hữu tính phẩm không được như mong đợi.
(tránh hiện tượng bất thụ con lai).

Ví dụ:
Cải bắp lai cải củ Brassicoraphanus chẳng có giá trị gì trong nông nghiệp và kinh tế
cả, bởi vì trong thực tế nó có rễ của cải bắp (rễ nhỏ, không có củ) và có lá của cải củ
(lá ít, hẹp và đắng), hoàn toàn ngược lại mong muốn của tác giả Karpechenko.

Ứng dụng thực tiễn:


Với sự phát triển của công nghệ tế bào gốc, nhiều bệnh lý đã được điều trị hiệu quả
với những ứng dụng ban đầu. Tuy nhiên, không phải căn bệnh nào cũng có thể lựa
chọn phương pháp này. Sau đây là một số bệnh lý thường được điều trị thông qua ứng
dụng của tế bào gốc:
Bệnh về tim mạch: nhờ khả năng tái tạo, tế bào gốc sẽ sản sinh ra nhiều tế bào mới và
làm cơ sở để các mạch máu hình thành. Dựa trên một số nghiên cứu của nước ngoài
cho thấy, những mạch máu mới có khả năng hoạt động cao hơn cả mạch máu tự nhiên.
Do đó, công nghệ sử dụng tế bào gốc được đánh giá rất cao trong việc điều trị cho
người bệnh tim.

Nghiên cứu trong lĩnh vực y học: dựa vào tế bào gốc, bác sĩ có thể phân tích được sự
chuyên biệt của tế bào trong cơ thể bệnh nhân. Từ đó, phát hiện ra những khuyết tật
bẩm sinh hoặc nguyên nhân gây ra bệnh lý để đưa ra tiến trình điều trị phù hợp. Bên
cạnh đó, tế bào gốc còn là cơ sở để chế tạo và phát triển nhiều loại thuốc mới.
2. Công nghệ tế bào động vật
a. Nhân bản vô tính động vật

Quy trình nhân bản cừu Dolly:


- Tách nhân tế bào của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào trứng đã loại bỏ nhân →
tế bào chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản → Nuôi tế bào chuyển nhân trong
ống nghiệm cho phát triển thành phôi → Cấy phôi vào tử cung con cái để mang thai,
sinh sản bình thường.

Thực tiễn: Vì các nhà khoa học đã tạo ra động vật có vú nhân bản đầu tiên là cừu
Dolly vào năm 1996 sử dụng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma, đã có 23 loài động
vật có vú được nhân bản thành công, bao gồm gia súc như bò, mèo, chó, ngựa và
chuột. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật này cho các động vật linh trưởng chưa bao giờ
thành công và không có sự mang thai nào kéo dài hơn 80 ngày. Khó khăn chính có
thể là sự lập trình đúng đắn của hạt nhân chuyển để hỗ trợ sự phát triển của phôi.

b. Cấy truyền phôi:


- Phôi được tách thành nhiều phôi → tử cung các vật cái giống → mỗi phôi sẽ phát
triển thành một cơ thể mới.
- Kĩ thuật cấy truyền phôi giúp tăng sinh động vật, tạo ra giống có KG đồng nhất, cho
năng suất cao, đồng đều trong cùng 1 điều kiện nuôi dưỡng.

Ý nghĩa: Nhân nhanh đàn giống gia súc từ những con có năng suất cao → khai thác
triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cao sản.
Ví dụ: Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi ở bò đã giúp nhân nhanh các giống bò
sữa cao sản. Các phôi đông lạnh, phôi tươi phân li giới tính được cấy truyền và tạo ra
các con bê cái có năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt.

You might also like