You are on page 1of 3

GV: Nguyễn Thị Mỹ Trúc- Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh TLHT| SINH HỌC 12

ÔN TẬP VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

I. ADN (ACID DEOXYRIBOSE NUCLEIC)

1. Cấu trúc
a/ Cấu tạo hóa học
- Đại phân tử, chủ yếu tồn tại trong
nhân TB, cấu tạo bởi C, H, O, N,
P.
- CT theo nguyên tắc đa phân,
đơn phân là các Nucleotide- Nu,
có 4 loại nu (A, T, G, X)
- Các nu liên kết nhau bằng liên
kết photphodieste- liên kết cộng
hóa tạo chuỗi polynucleotit →
mạch polynu có chiều 5’-3’.

b/ Cấu trúc không gian (mô hình B - Watson và Crick)


- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynu xoắn song song và
ngược chiều, đều đặn quanh 1 trục giả định.
* Chu kì xoắn: 3,4 nm (10 cặp nu)
* Đường kính vòng xoắn: 2 nm
* Khoảng cách giữa 2 nu liên tiếp (chiều dài 1 nu) 0,34 nm.
- 2 mạch polynu liên kết với nhau bằng các liên kết Hidro giữa các
nu của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung (NTBS)
A liên kết với T bằng 2 lk H
G liên kết với X bằng 3 lk H
→ trong ADN: số lượng nu A= T, số lượng nu G=X.

- Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các nu khác nhau → tính
đa dạng và đặc thù cùa ADN.

*Gen: một đoạn ADN mang thông tin di truyền.

2. Chức năng
- Mang TTDT: trình tự các nu (ADN) →trình tự các acid amin (protein) → đặc điểm sinh vật.
- Bảo quản TTDT: nhờ các lk và vai trò của NTBS → bảo vệ cấu trúc ADN bền vững hơn.
- Truyền đạt TTDT: nhờ sự nhân đôi ADN.

1
GV: Nguyễn Thị Mỹ Trúc- Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh TLHT| SINH HỌC 12
II. ARN (ACID RIBOSE NUCLEIC)

1. Cấu trúc
- Đại phân tử, cấu tạo bởi C, H, O, N, P.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nu, có 4 loại nu (A, U, G, X)
- Cấu tạo bởi một chuỗi polynu gồm nhiều nu lk nhau bằng lk photphodieste.
- ARN được tạo ra dựa trên khuôn mẫu của ADN nhờ quá trình phiên mã, theo
nguyên tắc bổ sung: A-rU, T-rA, X-rG, G-rX.

2. Các loại ARN chính và chức năng của chúng

ARN Cấu trúc Chức năng

ARN thông tin - 1 chuỗi polynucleotide mạch thẳng (~75-3000 Nu) Làm khuôn để tổng hợp nên protein.
(mRNA)

- Có cấu trúc 1 mạch (75- 80Nu) cuộn lại ở 1 đầu, nhiều tARN vận chuyển aa tới ribosome, tổng
vùng có liên kết bổ sung. hợp protein.
ARN vận chuyển - Có khoảng 50 loại tARN, tất cả đều có đầu 3’OH mang
(tRNA) AXX có vai trò tiếp nhận aa.

ARN ribosome - Cấu trúc 1 mạch (~1000Nu) nhưng nhiều vùng các rARN cùng với protein cấu tạo nên
(rRNA) nucleotide liên kết bổ sung tạo nên các vùng xoắn kép cục ribosome - nơi tổng hợp nên protein
bộ (A-U, G-X)

2
GV: Nguyễn Thị Mỹ Trúc- Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh TLHT| SINH HỌC 12
III. PROTEIN

1. Thành phần cấu tạo


- Cấu tạo bởi C, H, O, N, (S).
- Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin.
- Cấu tạo 1 axit amin:
• 1 nhóm cacboxyl – COOH
• 1 nhóm amino – NH2
• 1 gốc R
- Có khoảng 20 loại axit amin khác nhau, khác nhau bởi gốc
R.
- Thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp các aa khác nhau
→ tính đa dạng và đặc thù của protein.
- Protein là đại phân tử hữu cơ đa dạng nhất về cấu trúc và
chức năng trong tế bào và cơ thể sống.

2. Bốn bậc cấu trúc của protein


Bậc 1
• Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptid
hình thành chuỗi polypeptid (mạch thẳng)

Bậc 2
• Chuỗi polypeptid co xoắn (α) hoặc gấp nếp (β)
do sự hình thành các liên kết hidro tạo nên cấu
trúc bậc 2,

Bậc 3
• Phân tử protein bậc 2 tiếp tục xoắn tạo cấu trúc
không gian 3 chiều đặc trưng.

Bậc 4
• Phân tử protein có từ 2 chuỗi polypeptid trở lên
liên kết với nhau hình thành cấu trúc bậc 4.

❖ Hiện tượng biến tính protein: một số tác nhân của môi trường (nhiệt độ cao, pH không phù hợp…) có thể làm cấu
trúc không gian của protein bị thay đổi → mất chức năng sinh học.
3. Chức năng của protein
- Cấu tạo tế bào và cơ thể - Dự trữ các axit amin - Vận chuyển các chất
- Bảo vệ cơ thể - Thu nhận thông tin - Xúc tác phản ứng sinh hóa
- Điều hòa trao đổi chất

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA ADN, ARN VÀ PROTEIN

- Thông tin di truyền trong ADN được truyền đạt qua các thế hệ tế bào nhờ quá trình
nhân đôi ADN (tái bản).
- Thông tin di truyền trong ADN còn được biểu hiện thành đặc điểm của cơ thể qua quá
trình phiên mã (tạo ARN) và dịch mã (tạo protein).

You might also like