You are on page 1of 10

BÀI GIẢNG: BÀI TẬP TỔNG HỢP AMMONIA

CHUYÊN ĐỀ: NITROGEN VÀ SULFUR


MÔN: HÓA HỌC 11
GIÁO VIÊN: PHẠM THANH TÙNG

ĐỀ BÀI

I. Phần trắc nghiệm:


Câu 1: Trong phân tử N2, hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau bằng
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. một liên kết ba. D. hai liên kết đôi.
Câu 2: Trong khí quyển Trái đất, khí nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm về thể tích?
A. 21%. B. 75%. C. 78%. D. 90%.
Câu 3: Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen trong phân tử N2O là
A. -3. B. 0. C. +1. D. +2.
Câu 4: Nhiệt độ hóa lỏng của khí nitrogen là
A. 0oC. B. -183oC. C. -196oC. D. 100oC.
Câu 5: Sản phẩm khi cho khí hydrogen tác dụng với khí nitrogen ở điều kiện thích hợp là
A. nitrogen monoxide. B. nitrogen dioxide. C. ammonium. D. ammonium chloride.
Câu 6: Ứng dụng nào dưới đây không đúng của ammonia
A. Sản xuất nitric acid. B. Sản xuất phân đạm.
C. Sản xuất thuốc nổ. D. Sản xuất dây điện.
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng giữa khí nitrogen và khí oxygen ở 3000oC (hoặc có tia lửa điện) là
A. nitrogen monoxide. B. nitrogen dioxide. C. ammonium. D. ammonium chloride.
Câu 8: Ammonia có công thức hóa học là
A. N2. B. NO. C. NH3. D. NH4Cl.
Câu 9: Tên gọi của NH4NO3 là
A. ammonium nitrate. B. ammonium sulfite. C. ammonium sulfate. D. ammonium nitrite.
Câu 10: Hiện tượng khi cho quỳ tím ẩm vào bình chứa khí ammonia là
A. quỳ tím chuyển màu đỏ. B. quỳ tím chuyển màu xanh.
C. quỳ tím chuyển màu vàng. D. quỳ tím không chuyển màu.
Câu 11: Hiện tượng khi để hai ống nghiệm chứa lần lượt dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 đặc gần nhau

A. xuất hiện khói trắng. B. xuất hiện khói vàng.
C. xuất khiện khói màu đen. D. xuất khiện khói màu nâu.

1
Câu 12: Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính base của NH3?
A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
C. NH3 + HCl → NH4Cl. D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Câu 13: Sản phẩm của phản ứng giữa NH4Cl và dung dịch NaOH là
A. N2 + NaCl + H2O. B. NH3 + NaCl + H2O.
C. N2 + Na + HCl. D. NH3 + Na + HCl.
Câu 14: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không có phương trình ion thu gọn là NH4+ + OH- → NH3?
A. NH4Cl + NaOH. B. (NH4)2SO4 + NaOH.
C. NH4Cl + Ba(OH)2. D. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2.
Câu 15: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NH4HCO3 là
A. NH3 + CO2 + H2O. B. N2 + CO2 + H2O.
C. NH3 + CO + H2O. D. N2 + CO + H2O.
Câu 16: Cho các nhận định sau về nitrogen (N2)
(a) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) tồn tại ở trạng thái khí.
(b) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) tan rất ít trong nước.
(c) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) hoạt động hóa học mạnh.
(d) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) không tác dụng được với khí oxygen.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Nhận định nào dưới đây chính xác khi nói về ammonia?
A. Ammonia là chất khí, không màu, không mùi ở điều kiện thường.
B. Ammonia kém tan trong nước, tạo thành dung dịch có tính base.
C. Ammonia là nguyên liệu để sản xuất các loại phân đạm.
D. Ammonia được tạo ra từ quá trình chuyển hóa thức ăn chứa tinh bột trong cơ thể người.
Câu 18: Nhận định nào dưới đây không chính xác khi nói về muối ammonium?
A. Hầu hết các muối ammonium đều tan tốt trong nước.
B. Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt.
C. Đun nóng hỗn hợp muối ammonium với dung dịch kiềm sinh ra khí mùi khai.
D. Dung dịch ammonium chloride có môi trường kiềm.
Câu 19: Kim loại nào dưới đây tác dụng với khí nitrogen ở điều kiện thường?
A. Mg. B. Li. C. Na. D. Ca.
Câu 20: Hiện tượng khi thêm từ từ tới dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 là
A. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó tan dần tới hết.
B. xuất hiện kết tủa xanh lam.
C. không hiện tượng.
D. xuất hiện kết tủa màu vàng sau đó tan dần tới hết.

2
Câu 21: Cation nào dưới đây không có khả năng tạo phức với dung dịch NH3?
A. Ag+. B. Cu2+. C. Al3+. D. Zn2+.
II. Phần tự luận:
Bài 1: Tiến hành thí nghiệm với khí ammonia theo các bước sau:
- Bước 1: Nạp đầy khí NH3 vào một bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt
nhọn xuyên qua.
- Bước 2: Nhúng đầu ống thúy tinh vào cốc nước có pha vài giọt quỳ tím.
Sau một thời gian quan sát thấy nước trong cốc theo ống phun vào bình thành tia có màu hồng như hình bên.

Em hãy giải thích hiện tượng trên và cho biết thí nghiệm trên chứng tỏ tính chất gì về khí ammonia.
Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy phân biệt 4 dung dịch riêng biệt không màu sau:
NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, Na2SO4
Bài 3: Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald – quá trình sản xuất nitric acid:
4NH3 (g) + 5O2 (g) ⟶ 4NO (g) + 6H2O (g)
a. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên và cho biết phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Nêu ứng
dụng về hiệu ứng nhiệt đó.
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của NH3, NO, H2O lần lượt là -45,9 kJ/mol; 91,3 kJ/mol và -241,8 kJ/mol.
b. Tính năng lượng liên kết trong phân tử NO.
Biết năng liên liên kết N – H, O = O và O – H lần lượt là 386 kJ/mol, 494 kJ/mol và 459 kJ/mol.
III. Bài toán tổng hợp NH3
Bài 1: Hỗn hợp X gồm 1,0 mol nitrogen (N2) và 4,0 mol hydrogen (H2) Thêm xúc tác bột Fe và nung hỗn hợp
ở điều kiện thích hợp cho phản ứng tổng hợp NH3 xảy ra với hiệu suất đạt 40% thu được hỗn hợp Y. Xác định
thành phần phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp Y.
Bài 2: Hỗn hợp X gồm H2 và N2 với tỉ lệ mol là 2 : 1. Nung hỗn hợp X để phản ứng xảy ra với hiệu suất 45%.
Xác định phần trăm theo thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp sau phản ứng.
Bài 3: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm N2 và H2 với tỉ lệ mol là 2 : 3. Nung hỗn hợp X một thời gian, thu
được hỗn hợp Y. Trong đó, NH3 chiếm 19,05% về thể tích. Xác định hiệu suất phản ứng.

3
Bài 4: Một bình kín chứa hỗn hợp T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so với He là 1,8. Nung hỗn hợp T ở điều
kiện thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp G. Trong G, ammonia chiếm 19,05% về thể tích. Xác định
hiệu suất phản ứng.
Bài 5: Một bình kín chứa hỗn hợp T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so với khí hydrogen là 3,6. Nung hỗn hợp
T ở điều kiện thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp G. Biết tỷ khối hơi của T so với G là 0,72. Xác định
hiệu suất phản ứng.
Bài 6: Trong bình phản ứng có chứa hỗn hợp khí A gồm 10 mol N2 và 40 mol H2 ở nhiệt đô 0oC và 10 atm.
Sau khi Phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hydrogen tham gia phản ứng.
a. Xác định hiệu suất phản ứng.
b. Xác định áp suất sau phản ứng.

4
HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Phần trắc nghiệm:


Câu 1: Trong phân tử N2, hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau bằng
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. một liên kết ba. D. hai liên kết đôi.
Chọn C.
Câu 2: Trong khí quyển Trái đất, khí nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm về thể tích?
A. 21%. B. 75%. C. 78%. D. 90%.
Chọn C.
Câu 3: Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen trong phân tử N2O là
A. -3. B. 0. C. +1. D. +2.
Chọn C.
Câu 4: Nhiệt độ hóa lỏng của khí nitrogen là
A. 0oC. B. -183oC. C. -196oC. D. 100oC.
Chọn C.
Câu 5: Sản phẩm khi cho khí hydrogen tác dụng với khí nitrogen ở điều kiện thích hợp là
A. nitrogen monoxide. B. nitrogen dioxide. C. ammonium. D. ammonium chloride.
Chọn C.
Câu 6: Ứng dụng nào dưới đây không đúng của ammonia
A. Sản xuất nitric acid. B. Sản xuất phân đạm.
C. Sản xuất thuốc nổ. D. Sản xuất dây điện.
Chọn D.
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng giữa khí nitrogen và khí oxygen ở 3000oC (hoặc có tia lửa điện) là
A. nitrogen monoxide. B. nitrogen dioxide. C. ammonium. D. ammonium chloride.
Chọn A.
Câu 8: Ammonia có công thức hóa học là
A. N2. B. NO. C. NH3. D. NH4Cl.
Chọn C.
Câu 9: Tên gọi của NH4NO3 là
A. ammonium nitrate. B. ammonium sulfite. C. ammonium sulfate. D. ammonium nitrite.
Chọn A.
Câu 10: Hiện tượng khi cho quỳ tím ẩm vào bình chứa khí ammonia là
A. quỳ tím chuyển màu đỏ. B. quỳ tím chuyển màu xanh.
C. quỳ tím chuyển màu vàng. D. quỳ tím không chuyển màu.
Chọn B.

5
Câu 11: Hiện tượng khi để hai ống nghiệm chứa lần lượt dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 đặc gần nhau

A. xuất hiện khói trắng. B. xuất hiện khói vàng.
C. xuất khiện khói màu đen. D. xuất khiện khói màu nâu.
Chọn A.
Câu 12: Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính base của NH3?
A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
C. NH3 + HCl → NH4Cl. D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Chọn C.
Câu 13: Sản phẩm của phản ứng giữa NH4Cl và dung dịch NaOH là
A. N2 + NaCl + H2O. B. NH3 + NaCl + H2O.
C. N2 + Na + HCl. D. NH3 + Na + HCl.
Chọn B.
Câu 14: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không có phương trình ion thu gọn là NH4+ + OH- → NH3?
A. NH4Cl + NaOH. B. (NH4)2SO4 + NaOH.
C. NH4Cl + Ba(OH)2. D. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2.
Chọn D.
Câu 15: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NH4HCO3 là
A. NH3 + CO2 + H2O. B. N2 + CO2 + H2O.
C. NH3 + CO + H2O. D. N2 + CO + H2O.
Chọn A.
Câu 16: Cho các nhận định sau về nitrogen (N2)
(a) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) tồn tại ở trạng thái khí.
(b) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) tan rất ít trong nước.
(c) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) hoạt động hóa học mạnh.
(d) Ở điều kiện thường, nitrogen (N2) không tác dụng được với khí oxygen.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Chọn C.
Câu 17: Nhận định nào dưới đây chính xác khi nói về ammonia?
A. Ammonia là chất khí, không màu, không mùi ở điều kiện thường.
B. Ammonia kém tan trong nước, tạo thành dung dịch có tính base.
C. Ammonia là nguyên liệu để sản xuất các loại phân đạm.
D. Ammonia được tạo ra từ quá trình chuyển hóa thức ăn chứa tinh bột trong cơ thể người.
Chọn C.

6
Câu 18: Nhận định nào dưới đây không chính xác khi nói về muối ammonium?
A. Hầu hết các muối ammonium đều tan tốt trong nước.
B. Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt.
C. Đun nóng hỗn hợp muối ammonium với dung dịch kiềm sinh ra khí mùi khai.
D. Dung dịch ammonium chloride có môi trường kiềm.
Chọn D.
Câu 19: Kim loại nào dưới đây tác dụng với khí nitrogen ở điều kiện thường?
A. Mg. B. Li. C. Na. D. Ca.
Chọn B.
Câu 20: Hiện tượng khi thêm từ từ tới dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 là
A. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó tan dần tới hết.
B. xuất hiện kết tủa xanh lam.
C. không hiện tượng.
D. xuất hiện kết tủa màu vàng sau đó tan dần tới hết.
Chọn A.
Câu 21: Cation nào dưới đây không có khả năng tạo phức với dung dịch NH3?
A. Ag+. B. Cu2+. C. Al3+. D. Zn2+.
Chọn C.
II. Phần tự luận:
Bài 1: Tiến hành thí nghiệm với khí ammonia theo các bước sau:
- Bước 1: Nạp đầy khí NH3 vào một bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt
nhọn xuyên qua.
- Bước 2: Nhúng đầu ống thúy tinh vào cốc nước có pha vài giọt quỳ tím.
Sau một thời gian quan sát thấy nước trong cốc theo ống phun vào bình thành tia có màu hồng như hình bên.

Em hãy giải thích hiện tượng trên và cho biết thí nghiệm trên chứng tỏ tính chất gì về khí ammonia.
Cách giải:
- NH3 tan nhiều trong nước làm cho áp suất trong bình giảm xuống ⟶ nước trong cốc phun ngược vào thành
bình ⟶ do trong nước có pha phenolphtalein nên dung dịch chuyển sang màu hồng.

7
Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy phân biệt 4 dung dịch riêng biệt không màu sau:
NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, Na2SO4
Cách giải:
- Cho 4 dung dịch này phản ứng với dung dịch Ba(OH)2
+ Có khí thoát ra: NH4Cl
Ba(OH)2 + 2NH4Cl ⟶ BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
+ Có khí thoát ra và có kết tủa: (NH4)2SO4
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ⟶ BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O
+ Có kết tủa: Na2SO4
Ba(OH)2 + Na2SO4 ⟶ BaSO4 ↓ + 2NaOH
+ Không hiện tượng: NaCl
Bài 3: Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald – quá trình sản xuất nitric acid:
4NH3 (g) + 5O2 (g) ⟶ 4NO (g) + 6H2O (g)
a. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên và cho biết phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Nêu ứng
dụng về hiệu ứng nhiệt đó.
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của NH3, NO, H2O lần lượt là -45,9 kJ/mol; 91,3 kJ/mol và -241,8 kJ/mol.
b. Tính năng lượng liên kết trong phân tử NO.
Biết năng liên liên kết N – H, O = O và O – H lần lượt là 386 kJ/mol, 494 kJ/mol và 459 kJ/mol.
Cách giải:
a.
∆rH0298 = 4.91,3 + 6.(-241,8) – 4.(-45,9) = -902 kJ
b.
-902 = 4.3.386 + 5.494 - 4.Eb (N=O) – 6.2.459 ⟹ Eb (N=O) = 624 kJ/mol
III. Bài toán tổng hợp NH3
Bài 1: Hỗn hợp X gồm 1,0 mol nitrogen (N2) và 4,0 mol hydrogen (H2) Thêm xúc tác bột Fe và nung hỗn hợp
ở điều kiện thích hợp cho phản ứng tổng hợp NH3 xảy ra với hiệu suất đạt 40% thu được hỗn hợp Y. Xác định
thành phần phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp Y.
Cách giải:
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
T: 1 4
P: 0,4 ⟶ 1,2 ⟶ 0,8
S: 0,6 2,8 0,8
%VN2 = 0,6:4,2 = 14,29% ; %VH2 = 66,67% ; %VNH3 = 19,04%

8
Bài 2: Hỗn hợp X gồm H2 và N2 với tỉ lệ mol là 2 : 1. Nung hỗn hợp X để phản ứng xảy ra với hiệu suất 45%.
Xác định phần trăm theo thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp sau phản ứng.
Cách giải:
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
T: 1 2
P: 0,3 ⟵ 0,9 ⟶ 0,6
S: 0,7 1,1 0,6
⟹ %VH2 = 45,83%; %VN2 = 29,17% ; %VNH3 = 25%
Bài 3: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm N2 và H2 với tỉ lệ mol là 2 : 3. Nung hỗn hợp X một thời gian, thu
được hỗn hợp Y. Trong đó, NH3 chiếm 19,05% về thể tích. Xác định hiệu suất phản ứng.
Cách giải:
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
T: 2 3
P: x 3x 2x
S: 2 – x 3 – 3x 2x
%VNH3 = 19,05%
2x:(5 – 2x) = 0,1905 ⟹ x = 0,435 ⟹ H = 0,435.3:3 = 43,5%
Bài 4: Một bình kín chứa hỗn hợp T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so với He là 1,8. Nung hỗn hợp T ở điều
kiện thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp G. Trong G, ammonia chiếm 19,05% về thể tích. Xác định
hiệu suất phản ứng.
Cách giải:
N2: 28 5,2
7,2
H2: 2 20,8
⟹ nN2/nH2 = 1:4
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
T: 1 4
P: x 3x 2x
S: 1 – x 4 – 3x 2x
⟹ 2x:(5 – 2x) = 0,1905 ⟹ x = 0,435 ⟹ H = 43,5%

9
Bài 5: Một bình kín chứa hỗn hợp T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so với khí hydrogen là 3,6. Nung hỗn hợp
T ở điều kiện thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp G. Biết tỷ khối hơi của T so với G là 0,72. Xác định
hiệu suất phản ứng.
Cách giải:
N2: 28 5,2
7,2
H2: 2 20,8
⟹ nN2/nH2 = 1:4
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
T: 1 4
P: x 3x 2x
S: 1 – x 4 – 3x 2x
MT/MG = 0,72 ⟹ nG/nT = 0,72 = (5 – 2x):5 ⟹ x = 0,7 ⟹ H = 70%
Bài 6: Trong bình phản ứng có chứa hỗn hợp khí A gồm 10 mol N2 và 40 mol H2 ở nhiệt đô 0oC và 10 atm.
Sau khi Phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hydrogen tham gia phản ứng.
a. Xác định hiệu suất phản ứng.
b. Xác định áp suất sau phản ứng.
Cách giải:
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
T: 10 40
P: 8 ⟵ 24 ⟶ 16
S: 2 16 16
H = 80%
P1/P2 = n1/n2 ⟹ 10/P2 = 50/34 ⟹ P2 = 6,8 atm

10

You might also like