You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023

TỈNH QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 9


Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: A


Cho nguyên tử khối: O=16; H=1;Cl= 35,5; Fe=56; Al= 27.

Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: ………………

A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm):


Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, …
Câu 1. Quỳ tím chuyển sang màu gì trong môi trường axit?
A. Xanh. B. Đỏ. C. Đen. D. Trắng.
Câu 2. Chất nào sau đây phản ứng được với nước ở điều kiện thường?
A. CaO. B. CuO. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 3. Chất nào sau đây là oxit axit?
A. MgO. B. SO2. C. CaCO3. D. HCl.
Câu 4. Axit sunfuric không được dùng để sản xuất
A. tơ sợi. B. phân bón. C. chất tẩy rửa. D. nước ngọt.
Câu 5. Chất nào sau đây là muối?
A. H2SO4. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3. D. CO2.
Câu 6. Nguyên tố nào sau đây không phải là kim loại?
A. Na. B. K. C. S. D. Mg.
Câu 7. Kim loại nào sau đây có màu trắng bạc?
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au.
Câu 8. Cho 4 dung dịch chứa trong 4 lọ được đánh số theo thứ tự từ (1) đến (4), có giá trị
pH lần lượt là 9, 5, 2, 7. Dung dịch trong lọ được đánh số nào có độ axit lớn nhất?
A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).
Câu 9. Phản ứng hóa học giữa Fe và Cl2 tạo thành loại hợp chất nào sau đây?
A. Axit. B. Oxit. C. Bazơ. D. Muối.
Câu 10. Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Cu.
Câu 11. Bột nhôm cháy trong oxi tạo thành chất rắn màu gì?
A. Nâu đỏ. B. Trắng. C. Vàng. D. Xanh.
Câu 12. Để trung hòa 20 ml dung dịch KOH 0,2 M, cần dùng V ml dung dịch HCl 0,1 M.
Giá trị của V là
A. 40. B. 20. C. 200. D. 400.
Câu 13. Đinh sắt để trong môi trường nào trong số các môi trường sau đây dễ bị ăn mòn
nhất?
A. Không khí khô.
B. Dung dịch muối ăn, có tiếp xúc với không khí.
C. Nước có hòa tan khí oxi (tiếp xúc với không khí).
D. Nước cất, không tiếp xúc với không khí.

Trang 1/2- Mã đề A
Câu 14. Cho lượng dư kim loại sắt phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch AgNO 3 0,1
M. Khối lượng sắt (gam) tham gia phản ứng là
A. 0,56. B. 5,60. C. 1,12. D. 11,20.
Câu 15. Cho các chất sau: (1). FeCl 3 ; (2). Fe2O3; (3). Fe(OH)3; (4). Fe. Trong số các dãy
chuyển hóa dưới đây, với mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng, dãy chuyển hóa nào
không thực hiện được?
A. (4) → (1) → (3) → (2). B. (3) → (2) → (1) → (4).
C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (1) → (4) → (2) → (3).
B. TỰ LUẬN (5,0 điểm):
Câu 1. (3,0 điểm)
a) Cho các chất sau: NaOH, SO2, NaCl, CuO.
- Chất nào tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ?
- Chất nào được dùng để sản xuất chất tẩy rửa, bột giặt?
b) Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) của phản ứng xảy ra trong các
trường hợp sau:
- Điều chế NaOH từ dung dịch NaCl bão hòa.
- Chuyển hóa vôi sống thành vôi tôi.
c) Cho các khí ẩm (khí lẫn hơi nước) riêng biệt sau: CO2, H2. Có thể dùng bột canxi
oxit để làm khô khí ẩm nào? Vì sao?
Câu 2. (2,0 điểm) Hòa tan 0,54 gam nhôm vào 100 ml dung dịch HCl 1 M, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí H2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Tính thể tích H2 (đktc) tạo thành.
b) Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch X (cho rằng thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể).
--------- Hết---------
Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trang 2/2- Mã đề A

You might also like