You are on page 1of 33

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

******************

BÁO CÁO THỰC TẬP

BÀI 7: Bài thực tập tổng hợp

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quân


Nhóm thực hiện: Phân nhóm: 1 - Tổ: 3 - Lớp: D3AK6

HÀ NỘI- 2022
HỌC PHẦN QUẢN LÍ VÀ KINH TẾ DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP BÀI THỰC HÀNH SỐ 7


Nhóm 3 - Lớp: D3K6

ĐIỂM
TT Họ và tên sinh viên Mã SV Kí tên
Vấn Kỹ Tổng
Bài tập
đáp năng kết

1 Lê Thị Mai Anh 195201A050 Anh

2 Dương Thị Ngọc Ánh 195201A051 Ánh

3 Trương Thị Cúc 195201A052 Cúc

Nguyễn Thị Vân


4 195201A053 Dung
Dung

5 Nguyễn Văn Đạt 195201A054 Đạt

6 Bùi Thúy Hải 195201A055 Hải

7 Trần Thị Hạnh 195201A056 Hạnh

8 Hồ Thanh Hiền 195201A057 Hiền


Nguyễn Thị Ngọc
9 Hoài 195201A058 Hoài
Ngô Thị Khánh
10 Huyền 195201A059 Huyền
Phạm Thị Hương
11 195201A060 Hương
Nguyễn Ngọc Lan
12 195201A061 Lan
Phạm Mỹ Linh
13 195201A062 Linh
Đào Thị Xuân Mai
14 195201A063 Mai
Nguyễn Thị Thúy
15 Nga 195201A064 Nga

Bùi Minh Phương


16 195201A066 Phương

Tạ Thị Như Quỳnh


17 195201A067 Quỳnh
Nguyễn Thị Phương
18 Thảo 195201A068 Thảo

Bán Minh Thư


19 195201A069 Thư

Ngô Thị Thu Trang


20 195201A070 Trang

Lê Danh Trà
21 195201A071 Trà

22 Trần Anh Tuấn 195201A072 Tuấn

23 Hù Thị Kim Yến 195201A073 Yến

Giảng viên hướng dẫn 1 chấm Giảng viên chấm kiểm tra kết quả

A. Kinh tế doanh nghiệp dược


B. Quản trị trong lĩnh vực dược
C. Bài tập
A. Kinh tế doanh nghiệp dược

I. Vốn – tài sản


 TSCĐ: là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử
dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh(nếu chu kỳ
kinh doanh lớn hơn hoặc bằng một năm)
 TSCĐ vô hình(TSCĐ không có hình thái vật chất):
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp
+ Chi phí nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, chi phí cho phát minh, sáng chế
+ Chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu…
 TSCĐ hữu hình (TSCĐ có hình thái vật chất):
+ Nhà xưởng,kho,máy móc,phương tiện vận tải…
 Khấu hao tài sản cố định (khấu hao cơ bản): là giá trị của tài sản cố định được
tính vào giá thành của sản phẩm.
- Mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi
trong suốt thời gian sử dụng
N guyên giá
Công thức tính mức khấu hao: MKH= Năm sd
.K
kk
Trong đó:
MKH: khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định
Nguyên giá: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để có TSCĐ cho
tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường.

NG = CFm + CFvch + CFlđ + CFchạy thử lần đầu - Tiền thanh lý

Năm sử dụng: số năm ước tính TSCĐ có thể sử dụng được dựa vào các yêu tố liên
quan
Kkk: hệ số khó khăn
Hao mòn luỹ kế: là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo
cáo.
*Hao mòn lũy kế TSCĐ:

HMLK=tổng khấu hao của các năm


(khấu hao năm nay + năm trước)

* Giá trị còn lại TSCĐ:


GTCL=Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
- Vay dài hạn là: Vay dài hạn có nghĩa là khách hàng sẽ được vay vốn trong một
thời gian. Đối với hình thức vay tiền dài hạn, khoản vay sẽ có thời hạn trên 5 năm
trở lên. Ngân hàng sẽ bắt đầu tính từ thời điểm khách hàng vay cho đến khi hoàn
trả được toàn bộ gốc và lãi.
- Vay ngắn hạn là: Vay ngắn hạn là hình thức cho vay của các ngân hàng và đơn vị
tài chính mà thời hạn từ khi vay đến khi phải trả lại là nhỏ hơn 12 tháng. Đây là
thời hạn ngắn hơn rất nhiều so với các dịch vụ vay tiền trung hạn và dài hạn.
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối
đa 05 (năm) năm.
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định
đoạt
- Vốn dài hạn: được xác định bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn với mục đích
nhằm tài trợ cho TSCĐ và đầu tư dài hạn
- Vốn ngắn hạn: là các khoản đi vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
 Khái niệm: Hệ số thanh toán là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp đó có được
để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho cá nhân, tổ chức cho doanh
nghiệp vay hoặc nợ.
 Các loại hệ số thanh toán:
- Hệ số thanh toán hiện thời
- Hệ số thanh toán nhanh
- Hệ số thanh toán tiền mặt
HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN THỜI
Hệ số thanh toán hiện thời còn gọi là hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời.
▪ Công thức tính:
giá trị tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện thời = giá trị nợ ngắn hạn
▪ Hệ số thanh toán ngắn hạn càng lớn thì khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao đồng nghĩa với việc rủi
ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp
HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH
Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các
khoản nợ trong một khoảng thời gian ngắn.
▪ Công thức tính:
giá trị tài sản lưu động−giá trị hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh = giá trị nợ ngắn hạn
Trên thực tế, hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 → doanh nghiệp đang gặp khó
khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn
HỆ SỐ THANH TOÁN TIỀN MẶT
hệ số thanh toán tiền mặt càng cao thì rủi ro càng thấp
công thức tính:
tiền mặt+ các khoảntương đương tiền
Hệ số thanh toán tiền mặt = giátrị nợ ngắn hạn
• Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh toán cao hơn. Chỉ những tài
sản có tính thanh toán cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài
sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng
rất thấp
• Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của
doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết cứ
một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại chi trả.
• Vốn LĐ thường xuyên = VDH – TSCĐ&ĐTDH = TSLĐ&ĐTNH – VNH
• Nhu cầu vốn LĐ thường xuyên = Nợ phải thu + Hàng tồn kho – VNH
• Tiền mặt = Vốn LĐ thường xuyên – Nhu cầu vốn LĐ thường xuyên

II. Chi phí – lợi nhuận


- Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng hợp các chi phí mà doanh nghiệp cần quản
lý và chi trả để đảm bảo hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là công
việc mang tính trọng yếu của doanh nghiệp bởi nó đảm bảo tính vận hành trong hệ
thống chi phí của doanh nghiệp. Vậy nên rất nhiều các nhà quản trị đều sẽ quan
tâm đến việc làm thế nào để quản lý tốt, cắt giảm chi phí để tối ưu hóa vận hành.
- Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ
tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi
nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh
nghiệp đưa lại.
- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong
một thời kì nhất định. Các chi phí phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền
với quá trình sản xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí lưu thông: Là thể hiện bằng tiền của hao phí lao động trong quá trình đưa
sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Biến phí: Hay còn gọi là chi phí biến đổi. Là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự
thay đổi của qui mô sản xuất. Thuộc loại chi phí này như chi phí nguyên vật liệu,
chi phí tiền lương công nhân trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ
cung cấp như tiền điện, tiền nước, điện thoại.
- Định phí: Hay chi phí cố định là các chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không
đáng kể) theo sự thay đổi qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc
loại chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí tiền lương trả cho cán
bộ quản lý, chuyên gia; lãi tiền vay phải trả, chi phí thuê tài sản, văn phòng.
 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí lưu thông:
Tổng mức phí (TMF): Là toàn bộ chi phí cho hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay
người tiêu dùng
- Tỷ suất phí
TMF
TSF= Doanh số bán ×100
Tỷ suất phí càng nhỏ càng tốt.
- Tỷ trọng phí: Là tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục phí so với tổng mức phí
- Mức độ hạ thấp chi phí lưu thông:
TSFkh – TSFth
- Mức tiết kiệm và mức vượt chi
Mức tiết kiệm = Doanh số bán × (TSFkh – TSFth)
Mức vượt chi = Doanh số bán × ( TSFth – TSFkh)
 Cách tính lợi nhuận của doanh nghiệp
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
- Tổng lợi nhuận = Doanh thu thuần – tổng chi phí ( hợp lý, hợp lệ ) + các lợi
nhuận khác
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận – Thuế thu nhập doanh nghiệp
 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp
- Tổng LN =ln tsxkd +ln tc +ln bt
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
P
Tsv = Vbq ×100
Trong đó:
Tsv: Tỷ suất lợi nhuận vốn
P: Lợi nhuận trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
Vbq: Tổng số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ ( vốn cố định và vốn
lưu động )
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:
P
Tsdt = DTBH ×100
Trong đó:
Tsdt: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ các
hoạt động khác mang lại)
DTBH: Doanh thu bán hàng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận giá thành
P
Tsz = Zt ×100
Trong đó:
Tsz: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
P:Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ các
hoạt động khác mang lại)
Zt: Gía thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
1. Các quy định về thuế suất, cách tính thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất:
-Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%
-Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm
kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù
hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế + Thuế suất
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Doanh thu – Chi phí hợp lý) × Thuế
suất
Cách tính thuế GTGT:
Số liệu GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
Trong đó:
• Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) thuế
suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
• Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa,
dịch vụ
• Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho
SX, KD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
III. Xây dựng giá thành sản phẩm
 Khái niệm giá thành, giá bán, điểm hòa vốn của sản phẩm
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lao động sống và
lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động
kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá thị trường
chấp nhận.
- Giá cả là biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm chứa đựng trong nó nội dung bù đắp
hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 Phân loại giá thành sản phẩm
Nếu xét theo thời điểm và nguồn vốn thì giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất,
kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi
phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản
xuất sản phẩm. Gía thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí
hiện hành tại từng thời điểm thích hợp trong kỳ kế hoạch. Nên giá thành định mức
luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá
trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu xác định sau khi kết thức quá trình
sản xuất sản phẩm trên cơ sở cấc chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm
Nếu xét theo phạm vi phát sinh thì chi phí giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả
những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm
vi phân xưởng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung (khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý…).
- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản
xuất, quản lí, bán hàng).
 Một số phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm:
a.Phương pháp trực tiếp:
- Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất giản đơn, với số
lượng mặt hang ít, sản xuất với khối lượng lớn và với một chu kỳ sản xuất ngắn.
- Giá thành sản phẩm tính theo phương pháp này được tính bằng công thức:
Giá thành sản phẩm =
TổngCPSX tính toán phát sinh trong kỳ ± Chênhlệch SP dôi dư đầu kỳ và cuốikỳ
Khối lượng sản phẩm
b. Phương pháp tổng cộng chi phí:
- Đây là phương pháp được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất
sản phẩm được tiến hành ở nhiều bộ phận sản xuất hay nhiều giai đoạn công nghệ.
- Theo phương pháp này, giá thành được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí
sản xuất tại các bộ phận của các chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ, hay
bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm:
Giá thành sản phẩm= Z1 + Z2 +…+Zn
c. Phương pháp hệ số:
- Được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sử dụng cùng một loại
nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm và chi phí
sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho cả quá
trình sản xuất.
- Khi tính toán theo phương pháp này phải căn cứ vào hệ số qui đổi để qui các loại
sản phẩm khác nhau về loại sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan
đến giá thành sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành
của từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Giá thành sản phẩm = Tổng số sản phẩm gốc qui đổi
Giá thành ĐVSP từng loại = Giá trị ĐVSP gốc × Hệ số qui đổi SP từng loại
Trong đó: Số lượng SP qui đổi = ∑(Số lượng SP loại i × hệ số qui đổi SP loại i)
Tổng giá thành SX các loại SP = GTSP dở dang đầu kỳ + TCP phát sinh trong kỳ
- GTSP dở dang cuối kỳ
d. Phương pháp tính tỷ lệ:
- Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có qui cách phẩm chất
khác nhau như may mặc, dệt kim…
- Phương pháp này được tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm
cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất
kế hoạch (hoặc định mức sản xuất), ta tính được giá thành đơn vị và tổng giá thành
sản phẩm từng loại.
Tổng giá thành TT từng loại SP = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) từng
loại SP × Tỷ lệ chi phí
Tổng giá thành SXTT của các loại SP
Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành kế hoạch ( hoặc định mức ) các loại SP ×100%
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại =
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
Số lượng sản phẩm từng loại
đ. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Tổng giá thành SP chính = GTSP chính dôi dư đầu kỳ + TCPSX phát sinh trong
kỳ - GTSP phụ thu hồi – GTSP chính dôi dư cuối kỳ
e. Phương pháp liên hợp:
Kết hợp các phương pháp để tính giá thành như:
- Phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng công chi phí.
- Phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ.
- Phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
g. Phương pháp định mức:
- Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao
động , các dự đoán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do
những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so
với định mức. Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của sản phẩm được xác
định như sau:
Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức ( ± )Chênh lệch do thay đổi
định mức( ± ) Chênh lệch do thực hiện so với định mức
h. Phương pháp đơn đặt hàng:
- Phương pháp này được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản
xuất hàng loạt nhờ công việc sản xuất thường được tiến hành căn cứ vào các đơn
đặt hang của người mua. Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản phẩm riêng biệt hoặc
một số sản phẩm cùng loại.
 Phân tích hòa vốn
Khái niệm:
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động
kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được thi
trường chấp nhận.
- Điểm hòa vốn theo khái niệm trên là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp chi
phí, nghĩa là lãi thuần bằng không (không lãi, không lỗ). Nói cách khác điểm hòa
vốn số dư đảm phí bằng định phí.
(SDĐF) = Định phí (ĐF)
- Phân tích hòa vốn giúp cho nhà quản trị trong việc quản lý quá trình kinh doanh
một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh,
hay ở mức sản lượng và liên thu bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ
đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
k. Phương pháp xác định điểm hòa vốn:
o Sản lượng hòa vốn:
- Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh.
- Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các
quyết định kinh doanh.
Gọi: F: là tổng chi phí cố định Q: là sản lượng hòa vốn
V: là biến phí cho một sản phẩm P: là giá bán cho 1 sản phẩm
Vậy tổng chi phí khả biến là VQ.
Tổng chi phí sản xuất là Y1 = F+VQ và tổng doanh thu tại điểm hòa vốn là Y2 =
PQ. Do tại điểm hòa vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí nên ta có thể xác định
sản lượng hòa vốn:
PQ = F+QV PQ-VQ = F
Q(P-V) = F Q = F/(P-V)
o Doanh thu hòa vốn
- Doanh thu hòa vốn là doanh thu ở mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn
là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán. Ta có:
F F
Y = PQ = P x P−V = 1−V / P
- Tỷ lệ 1-V/P là tỷ lệ lãi trên biến phí (hay tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn giá), tỷ lệ
này càng lớn thì doanh thu hòa vốn càng nhỏ
- Hiện suất P-V là lãi trên biến phí (hay số dư đảm phí trên một đơn vị sản phẩm)
Định phí
- Từ đó: DTHV = Tỷ lệ số dư đảm phí trong giá bán
o Doanh thu an toàn
- Doanh thu an toàn có thể hiểu là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện so với
doanh thu hòa vốn.
- Mức doanh thu an toàn = mức doanh thu thực hiện được - Mức doanh thu hòa
vốn.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được
- Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức
doanh thu hòa vốn như thế nào. Giá trị này càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao
của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và
ngược lại.
- Phương trình lợi nhuận:
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí – khối lượng lợi nhuận
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lãi thuần
PQ = F + VQ + Lãi thuần
Đặt L N O là lãi thuần mong muốn, là lợi nhuận sau thuế, a là thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp → ln1 =lnO (1-a)
LNo
→ ln O = 1−a
Qm là mức tiêu thụ đạt được lãi thuần mong muốn.
Từ phương trình: PQm = F + VQm + Lãi thuần
F + LNo Định phí + Lãi thuần mong muốn F+ LNo F + ln 1/(1−a)
Ta có: Qm = P−V = = =
Đơn giá bán−Biến phí đơn vị P−V P−V
 Điều kiện để sử dụng phương pháp phân tích điểm hòa vốn:
- Biến thiên của chi phí và thu nhập phải là tuyến tính
-Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí
- Kết cấu hàng bán không thay đổi trong quá trình phân tích
tồn kho không đổi khi xác định hòa vốn, nghĩa là sản phẩm sản xuất ra bằng sản
phẩm tiêu thụ trong kì
- Các yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh không đổi
- Chỉ số giá cả không đổi
IV. Phân tích hoạt động kinh doanh dược
1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Khái niệm : là một bộ phận của hệ thống tài chính. Tài chính doanh nghiệp là
một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo
lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển
nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục
tiêu chung của doanh nghiệp đó.
- Đặc điểm :
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp bị chi phối bởi tính chất sở hữu vốn trong
mỗi doanh nghiệp.
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận.
2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Khái niệm : là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác
và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế khách quan, nhằm
đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn
- Nhiệm vụ
∘ Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế
đã xây dựng
∘ Xác định những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả kinh
tế, tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quá trình và kết quả kinh tế
∘ Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu
kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Ý nghĩa
∘ Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh
doanh
∘ Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh
nghiệp
∘ Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
∘ Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài, khi họ có các mỗi quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì
thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư,
cho vay, … đối với doanh nghiệp nữa hay không
3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
- Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và cả
trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mỗi quan hệ cân đối về lượng hoặc về
tiền trong quá trình kinh doanhvà trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các
nhân tố.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối
quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình
kinh doanh.
VD: Giữa tài sản với nguồn vốn hình thành,…
- Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay
cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của
yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh và trên cơ sở đó có thể
xác định ảnh hưởng của các nhân tố
- Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta có thể đánh giá mối quan hệ của các yếu
tố ảnh hưởng đến tính cân đối, đến tài sản và nguồn vốn ở doanh nghiệp
Công thức cân đối về hàng (Số lượng)
T 1 + N = T2 + X + H
Trong đó
T1: Tồn đầu kỳ N: Nhập
T2: Tồn cuối kỳ X: Xuất
H: Hư hao
Chú ý : Công thức này được áp dụng để cân đối số lượng hàng hóa trong quá trình
kiểm kê, xuất nhập tồn kho

4. CÁC CHI PHÍ THUỘC GIÁ VỐN BÁN HÀNG


Chi phí nguyên vật liệu : là những chi phí có liên quan tới nguyên vật liệu, nhiên
liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ,
dịch vụ.
- Các thành phần của nguyên vật liệu :
+ Chi phí nguyên vật liệu thô: Bao gồm chi phí phát sinh của công ty để có được
nguyên vật liệu thô cần thiết cho việc sản xuất hàng hóa.
+ Chiết khấu: Có nhiều loại chiết khấu khác nhau do nhà cung cấp nguyên liệu
thô cho người mua, chẳng hạn như chiết khấu tiền mặt,chiết khấu thương mại, và
chiết khấu số lượng. Các khoản chiết khấu này làm giảm tổng chi phí nguyên vật
liệu và do đó được trừ đi khi tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty.
+ Phí vận chuyển và phí lưu kho: Chi phí do công ty phát sinh cho việc vận
chuyển hàng hóa và lưu kho. Thường thì chi phí này được tính luôn trong hóa đơn
mua hàng ở nhà cung cấp.
+ Chi phí đóng gói và thùng chứa: Chi phí mà công ty phải trả cho vật liệu không
thể trả lại được sử dụng để đóng gói hoặc cho các thùng chứa được sử dụng để lấy
vật liệu từ nhà cung cấp được bao gồm trong chi phí vật liệu trực tiếp của công ty.
Chi phí NVL trực tiếp = Chi phí NVL thô + Thuế gián thu + Phí vận chuyển lưu
kho
+ Chi phí đóng gói và thùng chứa - Chiết khấu
Lương công nhân trực tiếp: Là các khoản tiền lương ,phụ cấp theo lương , các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung : bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản xuất, sản phẩm hàng hóa , dịch vụ như :tiền lương, phụ cấp lương của giám
đốc , nhân viên phân xưởng
- Điện , nước:là chi phí dịch vụ mua ngoài -> phản ánh khoản chi phí mua ngoài
để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng.
- Khấu hao tài sản cố định hữu hình: khoản chi phí này bao gồm khấu hao của
tất cả TSCĐ sử dụng ở trong phân xưởng sản xuất như máy móc thiết bị, nhà
xưởng, phương tiện vận tải…
- Chi phí bảo quản thiết bị sản xuất : là một trong những khoản chi phí bắt buộc
của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị có nhiều hệ thống máy móc, phân
xưởng.
- Chi phí bảo quản thiết bị sản xuất :
+ Chi phí bảo quản trực tiếp : Bảo quản trực tiếp thường được ví như phần nổi
của tảng băng, đó là những phần kinh phí được trả trực tiếp cho các hoạt động liên
quan đến bảo trì doanh nghiệp :
o Chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo dưỡng
o Tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì
o Chi phí cho phụ tùng thay thế
o Chi phí vật tư
o Chi phí cho hợp đồng bảo thuê ngoài
o Chi phí quản lý bảo
o Chi phí cho sửa đổi, cải tiến
+ Chi phí bảo quản gián tiếp: Những khoản tiền nằm dưới tảng băng đều được
gọi là chi phí bảo quản gián tiếp. Đó là những khoản chi phí doanh nghiệp phải trả
cho các tổn thất khi thiết bị hỏng và gặp sự cố, như:
o Thiệt hại về năng suất
o Thiệt hại về chất lượng và độ an toàn
o Thiệt hại về ảnh hưởng tới môi trường
o Thiệt hại về nguyên vật liệu cũng như năng lượng
o Thiệt hại về tuổi thọ của máy móc tài sản
o Ảnh hưởng đến vốn đầu tư và khả năng xoay vòng vốn
o Thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận
o Thiệt hại liên quan tới thị trường và độ tin cậy khách hàng
5. CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản xuất
sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ như: Chi phí tiền lương, phụ cấp cho nhân viên bán
hàng, tiếp thị, vận chuyển,bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi
phí vật liệu bao bì, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền như
bảo hành sản phẩm, quảng cáo.
- Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân
viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa ... bao gồm tiền lương,
tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp....
- Chi phí vật liệu bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu,bao bì xuất dùng cho việc
bảo quản tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản
phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản bốc vác,vận chuyển
sản phẩm, hàng hóa, trong quá trình tiêu thụ vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản
tài sản cố định... dùng cho bộ phận bán hàng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản,
bán hàng như nhà kho, cửa hàng , bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,
phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng...
+ Khấu hao tài sản cố định vô hình là phương pháp phân bổ dần chi phí sử dụng tài
sản trong suốt vòng đời của tài sản đó. Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không
phải tài sản hiện vật.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài,phục vụ
cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu
bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi , thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi
bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu...
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong
khâu bán hàng ngoài các chi phí nêu trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán
hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm,hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng, chi
phí hội nghị khách hàng....
- Các chỉ tiêu đánh giá chi phí lưu thông:
+ Tổng mức phí (TMF): Là toàn bộ chi phí cho hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay
người tiêu dùng
TSF=TMF/Doanh số bán x 100 (Tỷ suất phí càng nhỏ
càng tốt)
+ Tỷ trọng phí là tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục phí so với tổng mức phí.
+ Mức độ hạ thấp chi phí lưu thông
TSFkh - TSFth
+ Mức tiết kiệm và mức vượt chi
Mức tiết kiệm = Doanh số bán x ( TSFkh-TSFth)
Mức vượt chi = Doanh số bán x (TSFth-TSFkh)

Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp ,chi
phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao tài sản cố
định phục vụ cho bộ máy quản lý , chi phí công cụ, dụng cụ, các chi phí khác phát
sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp trả cho ban giám đốc ,
nhân viên các phòng ban quản lý, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng , các khoản
thuế , lệ phí , bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp.
Các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho , dự phòng nợ khó đòi, công
tác phí, các chi phí giao dịch đối ngoại.
- Chi phí lãi vay: là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp
đến các khoản vay của doanh nghiệp.
- Chỉ phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên
quan lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp. bảo hiểm xã hội. bảo
hiểm y tế. kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên
quản lý ơ các phòng. ban của doanh nghiệp.
- Chỉ phí vật liệu quản lý: Phản ánh chỉ phí vật liệu xuất dùng cho công tác quan
lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ.
công cụ. dụng cụ.... (giả có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
- Chỉ phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chỉ phí dụng cụ. đồ dùng văn phòng dùng
cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
- Chỉ phí khẩu hao TSCĐ: Phản ánh chỉ phí khẩu hao TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban. kho tảng, vật kiến trúc.
phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng...
- Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài,
tiền thuê đất... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Chỉ phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả tính vào chỉ phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chỉ phí dịch vụ mua ngoài phục vụ
cho công tác quản lý doanh nghiệp: các khoản chi mua và sử dụng các tải liệu kỹ
thuật. bằng sáng chẻ.... (không đủ tiêu chuân ghi nhận TSCĐ) được tỉnh theo
phương pháp phân bô dân vào chỉ phí quan lý doanh nghiệp: tiên thuê TSCĐ, chi
phí trả cho nhà thầu phụ.
- Chỉ phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của
doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chỉ phí hội nghị. tiếp khách, công
tác phí, tàu xe,. khoản chi cho lao động nữ...
6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác
của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá
bán nhân với sản lượng.
Doanh thu hòa vốn là doanh thu ở mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn
là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán.
Đị nh ph í
Doanh thu hòa vốn = T ỷ l ệ s ố d ư đả m phí trong gi á b á n
Doanh thu an toàn có thể được hiểu là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện
so với doanh thu hòa vốn.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được
Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được – Mức doanh thu hòa
vốn
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm
trừ doanh thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí quản lý kinh
doanh.
Chi phí
-KN: Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí
vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ
sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực
hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”.
Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm
Tỷ lệ chi phí = Tổng gía thành kế hoạch ( hoặc định mức ) các loại sản phẩm * 100%
*Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh:
Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng
mức chi phí hoạt động kinh doanh với tổng doanh thu thuần hoạt động bán hàng
của doanh nghiệp trong kỳ và được xác định theo công thức:
F
f = M x 100 %
f: Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh;
F: Tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh;
M: Tổng doanh thu thuần hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
Lợi nhuận
-KN: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của
doanh nghiệp đưa lại.
*Cách tính lợi nhuận
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
- Tổng lợi nhuận = Doanh thu thuần – Tổng chi phí ( hợp lý, hợp lệ) + các lợi
nhuận khác
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận – Thuế thu nhập doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp
- Tổng LN = LN (tsxkd) + LN (tc) + LN (bt)
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
P
Tsv = Vbq ∗100
Trong đó:
+ Tsv: Tỷ suất lợi nhuận vốn
+ P: Lợi nhuận trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Vbq: Tống số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (Vốn cố định và vốn lưu động)
-Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:
P
Tsdt = DTBH ∗100
Trong đó:
+ Tsdt: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
+ P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại ( không bao gồm lợi nhuận từ
các hoạt động khác mang lại)
+ DTBH: Doanh thu bán hàng trong kỳ
-Tỷ suất lợi nhuận giá thành:
P
Tsz = Zt ∗100
Trong đó:
+ Tsz: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
+ P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ các
hoạt động khác mang lại)
+ Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

B. Quản trị trong lĩnh vực dược


I. Đại cương về quản trị học:
1. Một số khái niệm
KN quản trị: quản trị là sự tác động của chủ thể đến quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt
mục tiêu đã định ra trong điều kiện biến động của các môi trường bên ngoài và trên cơ sở các
yếu tố nội của doanh nghiệp.

Đặc điểm của quản trị: quá trình quản trị là một quá trình đòi hỏi phải thường xuyên liên tục,
phải quan tâm đến tất cả các nhân tố ở 3 môi trường: môi trường nội bộ, môi trường vi mô,
môi trường vĩ mô.
Tính chất quản trị: quản trị là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ
thuật.

Quản trị là một khoa học Quản trị là một nghệ thuật
Hiểu biết sâu sắc về các quy luật khách Nghệ thuật quản trị là những bí quyết những
quan chung và riêng, tự nhiên, kỹ thuật và mẹo và biết làm thế nào để đạt mục tiêu với
xã hội hiệu quả cao
Phải dựa trên các nguyên tắc quản trị Luôn liên quan mật thiết với các tình huống cụ
Cần sử dụng các kỹ thuật quản trị thể
Phải dựa trên sự định hướng mục tiêu và Kinh nghiệm thành công và quy luật thất bại
trong từng giai đoạn phải xác định được Được thể hiện trong một số lĩnh vực như: nghệ
những khâu chủ yếu thuật sử dụng người, nghệ thuật cạnh tranh
trong sản xuất KD, nghệ thuật giao tiếp......

Các quy luật quản trị: Để lãnh đạo được đơn vị, cơ sở của mình nhà quản trị là người phải
nắm vững các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt là những quy luật có liên quan
nhiều nhất đến lĩnh vực hoạt động của mình.
- 1 số quy luật kinh tế trong kinh doanh:
+ Quy luật cạnh tranh
+ Quy luật tăng lợi nhuận
+ Quy luật cung cầu
+ Quy luật khách hàng
+ Kích thích sức mua giả tạo

2. Các phương pháp trong quản trị:


Các phương pháp trong quản trị nhằm trả lời các câu hỏi: Mục tiêu là gì? Đối tượng là
ai? Phương thức tiến hành? Phải làm gì? Khi nào? Làm như thế nào?
Các phương pháp hành chính: dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản trị và
kỹ luật của hệ thống.
Các phương pháp kinh tế: quản trị theo những hướng sau
- Quản trị bằng mục tiêu
- Quản trị bằng định mức
- Quản trị bằng chất lượng vật chất ( thưởng, phạt ....)
Các phương pháp tâm lý: là các tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao
động nhằm nâng cao tính tự giác, nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Phương pháp pháp lý: Chấp hành đúng luật pháp về kinh tế, về ký kết hợp đồng lao
động, hợp đồng kinh tế.

3. Các phương pháp phân tích hiện đại của quản trị học:

Phương pháp phân tích SWOT


Phân tích SWOT ( Strength, Weekness, Opportunity, Threat)
Là phương pháp phân tích được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức cho các tổ chức, cá nhân, các đối tác cạnh tranh, các sản phẩm cạnh
tranh....
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản, đó là sự kết hợp của 4 nhân tố:
(1) SO: các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
(2) WO: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận
dụng các cơ hội thị trường.
(3) ST: các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường
(4) WT: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yêu điểm của
công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Phương pháp phân tích SMART


SMART (Specific Measurable Ambitious/Achiveable Realistic Timely)
+ Specific - Cụ thể, rõ ràng: trong năm 2005, hiệu thuốc đạt lợi nhuận 100 triệu
+ Measurable - Đo đếm được: định lượng bằng 100 triệu VNĐ lợi nhuận
+ Ambitious/Achiveable - Tham vọng/ khả thi: năm 2004 đã đạt 80 triệu, có thể đạ 100
triệu năm 2005
+ Realistic - Thực tế: mục tiêu hợp lý, có thể thực hiện, đặt ra để phấn đấu
+ Timely - Có thời hạn : thời gian trong vòng năm 2005
- Mục đích: phân tích, đánh giá mục tiêu, chiến lược
- Tiêu chuẩn: mục tiêu đưa ra phải cụ thể, có thể định lượng, có tính khả thi, hợp
lý, chấp nhận được, phải có thời gian chính xác để đạt mục tiêu
Phương pháp phân tích 3C
3C (Customers Company Competitor)

Công ty ( điểm mạnh, điểm yếu)

SWOT
(4M, I, T )
SMART 7S
Đối thủ cạnh tranh Khách hàng ( tìm hiểu về nhu cầu,
(Thị trường, khách hàng) tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích... )

Phương pháp phân tích PEST ( Political, Economic, Social – Culture,


Technical)
- Được áp dụng trong việc phân tích sự tác động của 4 yếu tố chính trị luật
pháp, kinh tế, khoa học, kỹ thuật.

Phương pháp phân tích 7S


7S (Strategy Structure Systems Staff Style Skill Share Value)
Cấu trúc (Structure)
Bộ máy, cơ cấu tổ
chức, thể chế của
Chiến lược công ty
Hệ thống ( System)
( Stratege)
hệ thống hoạt động
nhân tố quan trọng nhịp nhàng giữa
cho sự tồn tại và phát các nhân tố của 4M
triền của doanh Mục tiêu
nghiệp
( Shooting
Kỹ năng ( Skyll) Mark) Phong cách ( Styde)
các kỹ năng công việc, phomg cách quản lý
chuẩn mực công tác, lãnh đạo, hệ thống tư
các yêu cầu, các định duy, văn hóa ứng xử
mức lao động được ấn Nhân viên ( Staff) tạo ra thương hiệu
định Đội ngũ nhân viên : riêng cho doanh nghiệp
tuyển dụng, đào tạo
khai thác tài năng và
chính sách đãi ngộ
để phát huy sức
mạnh của nhân viên.
II. Các trường phái quản trị
1. Các trường phải quản trị cổ điển
- Trường phái quản trị kiểu thư lại
- Trường phái quản trị khoa học
- Trường phái quản trị kiểu hành chính
2. Trường phái quản trị hành vi
3. Trường phái quản trị hệ thống
4. Trường phái quản trị theo tình huống
5. Trường phái quản trị truyền thống phương đông
6. Trường phái quản trị định lượng
7. Một số khuynh hướng quản trị hiện đại: quản trị theo quá trình, theo khoa học,
quản trị sáng tạo

III. Chức năng và kỹ năng của nhà quản trị

1. Chức năng của quản trị


- Chức năng hoạch định: Vạch ra định hướng và lường trước khả năng biến động
của môi trường. Các mục tiêu: tổng quát, các chiến lược bộ phận, lâu dài, trước
mắt
- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối sắp xếp nhân lực, gắn kết phân công
phối hợp nhiều người làm việc.
• Xác định cấu trúc tổ chức chủ thể quản trị
• Xây dựng phát triển đội ngũ nhân sự
• Xác định cơ chế hoạt động & mối quan hệ của tổ chức
• Tổ chức LĐ khoa học
- Chức năng điều hành ( lãnh đạo) Ra quyết định chỉ huy của nhà quản trị tới người
khác nhằm đạt được các mục tiêu chất lượng cao
- Chức năng kiểm soát:
• So sánh giữa mục tiêu và kết quả đạt được
• Đánh giá khen thưởng kỷ luật
• Thực hiện các cải tiến rút kinh nghiệm

2. Kỹ năng của nhà quản trị


Kỹ năng về chuyên môn: Được hình thành từ học tập rèn luyện, đào tạo mà có và
ngày càng phát triển lên
Kỹ năng về nhân sự: Hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt đúng chỗ
sử dụng đúng khả năng công nhân viên của mình
Kỹ năng về tư duy: Quan trọng với các nhà quản trị, đặc biệt là cấp cao nhất. Họ
cần tư duy chiến lược để đưa ra đường lối đúng
Nhà quản trị: Là người lãnh đạo tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị
 Phải đưa tổ chức đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất & đưa
tổ chức vượt qua mọi khó khăn
Trong doanh nghiệp, tùy theo mức độ hành vi quản trị, người ta phân giới hạn cho
quản trị thành 3 cấp:
IV. Nhiệm vụ của nhà quản trị
1. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh có năng suất và chất lượng cao
2. Biết lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thị trường
3. Phát triển thị trường: bằng cách tìm thị trường trên địa bàn mới, mục tiêu mới
4. Phát triển sản phẩm: Cải tiến tính năng sản xuất, cải tiến chất lượng, kiểu dáng, tìm ra
các giá trị sử dụng mới cho sản phẩm
V. Những hình thức cơ cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp
1. Cấu trúc trực tuyến:
Cơ sở hình thành: Quan hệ trực tiếp giữa lãnh đạo và bộ phận thừa hành theo tuyến dọc
Vận dụng: giả quyết những vấn đề tương đối đơn giản
Ưu điểm: tạo điều kiện thực hiện chế độ thủ tướng, người lãnh đạo chịu trách nhiệm
hoàn toàn
Nhược điểm: người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, hạn chế sử dụng chuyên gia
giỏi
2. Cấu trúc chức năng:
Đặc điểm:
• Khối lượng công tác quản trị lớn phải phân chia theo nhóm chức năng chuyên môn
• Đơn vị thừa hành thực hiện lệnh của nhiều bộ phận trung gian
Ưu điểm:
• Cơ cấu phân chia rõ ràng, phù hợp linh vực cá nhân
• Dễ dàng đào tạo trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người khác
• Cung cấp nền đào tạo tốt cho nhà phụ trách
• Công việc dễ giải thích, nhân viên hiểu vai trò từng đơn vị
Nhược điểm:
• Cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo, khi mệnh lệnh trái ngược gây khó
chấp hanh, làm yếu chế độ thủ trưởng
• Thúc đẩy sự đào tạo hẹp, nhàm chán, xung đột tăng
• Tình trạng “quản lý cấp tột đỉnh quá tải”
• Chỉ nhìn lên hệ thống cấp bậc tổ chức hơn là tập trung vào sản phẩm, dịch vụ,
khách hàng
3. Cấu trúc trực tuyến – tham mưu:
- Áp dụng cho đơn vị có phức tạp về kỹ thuật
- Người lãnh đạo chỉ huy trực tiếp + bộ phận tham mưu (T) (trợ lý/nhóm chuyên
môn)
4. Cấu trúc trực tuyến – chức năng:
- Dựa trên nguyên tắc quản lý trực tuyến, có sự tham gia của lãnh đạo và bộ phận
tham mưu
- Được áp dụng rộng rãi
5. Cấu trúc trực tuyến - tham mưu – chức năng:
- Phối hợp các mô hình trên, sự phân cấp quản trị rõ ràng
- Bộ máy tổ chức thực hiện được các yếu tố: Tổ chức gọn, dễ hoạt động, hiệu lực
nhanh
6. Cấu trúc chương trình – mục tiêu:
- Hình thành các bộ phận đặc biệt điều phối thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất
định
- Việc xác định cấu trúc tổ chức hệ thống quản trị thực chất là việc xác định bộ máy
cơ quan phải phù hợp
7. Cơ cấu theo sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hoặc thị trường
8. Cơ cấu theo khu vực địa lý
9. Cơ cấu theo tố chức ma trận
10. Lựa chọn một cơ cấu tổ chức thích hợp
VI. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp dược
Khái niệm: Là tập hợp các lực lượng bên trong và ngoài ảnh hưởng đến khả năng tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp
Phân loại:
Theo lĩnh vực:
o Môi trường kinh tế
o Môi trường kĩ thuật
o Môi trường luật pháp
o Môi trường chính trị
o Môi trường văn hóa
o Môi trường xã hội
o Môi trường tự nhiên

Theo phạm vi:


o Môi trường vĩ mô
o Môi trường vi mô
o (môi trường đặc thù)
o Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp dược:
o Môi trường kinh tế
o Môi trường chính trị
o Môi trường tự nhiên
o Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường đặc thù
o Người cung cấp
o Khách hàng
o Đối thủ cạnh tranh
o Cơ quan nhà nước
o Nhóm áp lực
VII. Hoạch định
Là quá trình chuẩn xác gồm 4 bước:
(1) Lựa chọn sứ mệnh và mục tiêu chung cho hoạt động ngắn hạn và dài hạn
(2) Xác lập mục tiêu từng bộ phận, phòng ban và cá nhân dựa trên mục tiêu chung
(3) Lựa chọn chiến lược và chiến thuật để thực hiện mục tiêu
(4) Quyết định phân bố nguồn lực cho mục tiêu, chiến lược, chiến thuật
VIII. Quyết định và các loại quyết định:

QĐ hàng ngày:
Dựa vào tiêu chuẩn - quy tắc - giải pháp đã biết
Đặc điểm: đơn giản, lặp, thông lệ, GP nhất định
C ác loại quyết

QĐ cải tiến:
Lựa chọn đáp ứng tập hợp VĐ – GP có mức độ khác
nhau vừa phải và biết rõ 1 phần
Thay đổi thông lệ, mong KQ hơn QĐ hằng ngày
định

Do quản trị cấp trung gian, chuyên viên điều hành đưa
ra; áp dụng trong quản trị SX, chất lượng, chi phí
QĐ đổi mới:
Dựa trên: Sự khám phá, phát triển, chẩn đoán VĐ chưa rõ &
phát triển GP độc đáo
Đột phá mạnh mẽ => phụ thuộc ĐK khách/chủ quan, yếu tố
ngẫu nhiên và may rủi. Để hiệu quả cần cẩn thận xác định
VĐ - đưa GP
Gồm: Các QĐ nhỏ trong nhiều tháng/hằng năm
& các QĐ quan trọng qua nhiều năm
Các mô hình quyết định:
C. BÀI TẬP
Công ty A muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường với giá ổn định trong vòng 5 năm
liên tục

TT Biến số Tỷ Dự báo lạm Ghi


trọng phát trung chú
trong bình trong 5
giá năm
(%)
1 Nguyên vật liệu 40
2 Khấu hao thiết bị 2
3 Khấu hao tài sản vô hình 3
4 Lương, quản lý 10 4.0%/năm
5 Hư hao, rủi ro sản phẩm, sản 2
xuất
6 Chi phí điện nước, bảo quản 4
thiết bị
7 Chi phí marketing 24
8 Trả lãi ngân hàng 3
9 Trả lãi định vốn đóng góp 7
10 Chi phí khác 5
Giá sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh đang bán là 70.000 - 90.000
đồng/sản phẩm, Mỗi sản phẩm dùng liên tục được trong 10 ngày. Mỗi năm các đối
thủ cạnh tăng tăng giá bán sản phẩm thêm 5% đều đặn.
Tính nhịp cơ sở và nhịp mắt xích tăng trưởng về số lượng và doanh thu theo kế
hoạch trong 5 năm. Vẽ biểu đồ biểu diễn. Giả sử công ty chỉ tính lợi nhuận ròng là
30% và việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm luôn thuận lợi thì lợi nhuận hàng năm
của công ty thu được là bao nhiêu? Phân phối các quỹ của công ty như thế nào?

Bài làm:
Cách tính:

+ Giá sản phẩm = giá nguyên vật liệu năm đầu tiên ÷ tỉ trọng trong giá
= (16 000 ×1000) : 40 = 40 000 đ/sp

+ Doanh thu = Số lượng × Giá sản phẩm – Lạm phát

Năm 1: 100 000 × 40 000 = 4 ×10 9 đ


Năm 2: 200 000 × 40 000 × (100% −¿ 4%) = 7,68 × 109 đ
Năm 3: 350 000 × 40 000 × (100% −¿ 4%) = 13,44 × 109 đ
Năm 4: 500 000 × 40 000 × (100% −¿ 4%) = 19,2 × 109 đ
Năm 5: 1 000 000 × 40 000 × (100% −¿ 4%) = 38,4 × 109 đ

Bảng 1: Nhịp cơ sở về số lượng

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Năm
(× 100%) (× 100%) (× 100%) (× 100%)

200 000 350 000 500 000 1000000


Nhịp cơ sở 100 000 100 000
=2 100 000
= 3,5 100 000
=5 100000
= 10

Bảng 2: Nhịp cơ sở về doanh thu

Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


(× 100%) (× 100%) (× 100%) (× 100%)

Nhịp 7,68 13,44 19,2 38,4


4 ×10 9 4
= 1,92 4
= 3,36 4
= 4,8 4
= 9,6
cơ sở

Bảng 3: Nhịp mắt xích về số lượng

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Năm
(× 100%) (× 100%) (× 100%) (× 100%)

Nhịp 200 000 350 000 500 000 1000000


100 000 100 000
=2 200 000
= 1,75 350 000
≈ 1,43
500000
=2
cơ sở

Bảng 4: Nhịp mắt xích về doanh thu

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Năm
(× 100%) (× 100%) (× 100%) (× 100%)

Nhịp 7,68 13,44 19,2 38,4


4 ×10 9 4
= 1,92 7,68
= 1,75 13,44
≈ 1,43
19,2
=2
cơ sở

BIỂU ĐỒ NHỊP CƠ SỞ
4500000000
4000000000
3500000000
3000000000
2500000000 Số lượng
2000000000 Doanh thu
1500000000
1000000000
500000000
0
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

+ Tính lợi nhuận:


Năm 1: Lợi nhuận ròng = 0,3 . Doanh thu = 0,3 . 4.109 = 12.108
Năm 2: Lợi nhuận ròng = 0,3 . Doanh thu = 0,3 . 7,68.109 = 23,04.108
Năm 3: Lợi nhuận ròng = 0,3 . Doanh thu = 0,3 . 13,44.109 = 40,32.108
Năm 4: Lợi nhuận ròng = 0,3 . Doanh thu = 0,3 . 19,2.109 = 57,6.108
Năm 5: Lợi nhuận ròng = 0,3 . Doanh thu = 0,3 . 38,4.109 = 115,2.108

Bảng phân phối lợi nhuận thuế theo thu nhập doanh nghiệp vào 4 quỹ
Phân phối lợi nhuận vào các quỹ = LN ròng × % Các quỹ

PHÂN PHỐI % KẾT QUẢ


LỢI NHUẬN
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Quỹ khuyến 25% 3.108 5,76.108 10,08.108 14,4.108 28,8.108
khích phát triển
sản xuất

Quỹ bảo toàn 10% 1,2.108 2,304.108 4,032.108 5,76.108 11,52.108


vốn

Quỹ khen 10% 1,2.108 2,304.108 4,032.108 5,76.108 11,52.108


thưởng

Quỹ phúc lợi 55% 6,6.108 12,672.108 22,176.108 31,68.108 63,36.108

You might also like