You are on page 1of 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG LUẬN

- 3 thời kỳ Phật giáo: Nguyên thủy->Bộ phái->Đại thừa


- 4 bộ A-hàm / 5 bộ Nikaya là kinh điển tiêu biểu cho Phật giáo Nguyên thủy, tuy nhiên có một
số kinh không nguyên thủy. Ví dụ: Trong Tiểu Bộ Kinh có đề cập nhân vật A-dục vương ( xuất
hiện sau Phật 218 năm (theo Nam Truyền) hoặc 100 năm (Bắc Truyền) hoặc 160 năm (Tây
Tạng). Theo thầy Hạnh Bình: Kala Asoka ( Kalasoka )- Kala (Hắc) xuất hiện sau Phật hơn 100
năm, Asoka hộ trì Phật pháp xuất hiện 218 năm sau Phật ( Dhamma Asoka- Chánh Pháp A-
dục vương). Một số học giả thì cho rằng chỉ có 1 vua A-dục mà thôi.
- Cuộc kết tập kinh điển lần 1: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng ( có nhiều thuyết ), chắc chắn là ở năm
đầu tiên sau Phật nhập diệt.
- Tranh cãi về 10 điều phi pháp xuất hiện vào 100 năm sau Phật nhập diệt, tuy nhiên nhiều bản
kinh A-hàm đã có đề cập những vấn đề này. Kinh Tạp-a-hàm số 640, kinh 641, 604 đề cập đến
A-dục vương.
- Thời kỳ Phật giáo nguyên thủy chỉ truyền miệng, sau 5 việc Đại Thiên, các bộ phái hình thành
và bắt đầu mỗi bộ phái tự kết tập kinh điển.
- Kết tập lần thứ 1: có hiện tượng “hối lộ” mua y/bát cúng dường các trưởng lão, 700 vị nhưng
chỉ có 8 vị ( luật ghi 100-120 tuổi ) quyết định
- 5 bộ Nikaya thuộc Đồng Diệp Bộ hoặc Hóa Địa Bộ ở Sri-lanka
- 4 bộ A Hàm: Trung A-hàm & Tạp A-hàm thuộc Hữu Bộ, Tăng Nhất A-hàm thuộc Đại Chúng Bộ,
Trường A-hàm thuộc Pháp Tạng Bộ.  Các bộ kinh được hình thành trong thời kỳ Bộ phái
Phật giáo
1)Trường A Hàm (Dirgha-Agama) (30 kinh) tương đương với Trường Bộ Kinh (Pali).
2)Trung A Hàm (Madhyamagama) gồm 222 kinh, tương đương với Trung Bộ Kinh.
3)Tạp A Hàm (Samyuktagama) gồm 1361 kinh, tương đương với Tương Ưng Bộ Kinh.
4)Tăng Nhất A Hàm (Ekottarragama) gồm 481 kinh tương đương với Tăng Chi Bộ Kinh.
- Thời kỳ bộ phái phải đặc biệt chú ý đến phái Hữu Bộ ( Thuyết nhất thiết hữu bộ ), Lục Túc
Phát Trí, Đại Tỳ Bà Sa Luận ; Hữu bộ“Tam thế thật hữu, pháp thể hằng tồn”: các pháp ba đời
đều thật có, mọi vật đều là giả có nhưng bản chất nó là thật có, chia chẻ ra hạt nhỏ nhất (cực
vi) thì vẫn có, 7 cực vi = 1 lân trần, 7 lân trần = 1 hư trần, 7 hư trần=1 hạt bụi… cho đến lớn
nhất là sơn hà đại địa.
- Đức Phật dạy: “Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy
hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du
trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho

1
tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần” (Kinh Lăng-Nghiêm của Hòa-
Thượng Thích-Duy-Lực dịch, trang 103).
- Các nhà luận sư căn cứ trên Nikaya/Ahàm để hình thành quan điểm
- Quan điểm chính của Phật giáo Đại thừa là nói đến śūnyatā/ tính không /空, 空 性
- La Thập dịch sunyata thành 無/vô ( trong triết học Lão Trang )-vô ngã, Cầu Na Bạt Đà La dịch
thành 非 “phi ngã” thay vì “vô ngã”;Thanh Biện sửa thành 空.
- Sunyata mô tả hiện thực của 1 sự vậy là một sự nối kết nhau liên tục, không có gì là bản chất
của nó, đối nghịch tư tưởng với Hữu Bộ.
- Tư tưởng đầu tiên phản bác Hữu Bộ là Bát Nhã, sau đó Long Thọ đem bộ Bát Nhã chú
thích/giải thích/phân tích thành Đại Trí Độ Luận; sau đó viết 1 tác phẩm nổi cộm là Trung
Luận. Trung luận hoặc Trung quán luận, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn là Căn bản trung luận
tụng (sa. mūlamadhyamakakārikā) - "Những câu kệ tụng theo tông chỉ trung quán căn bản" -
là một tác phẩm tối trọng của Long Thọ, người khai sáng trường phái Trung quán (sa.
mādhyamika). Luận này được xem là tác phẩm then chốt của triết học Trung quán và vì vậy,
từ lúc được biên soạn (khoảng tk. 2) đến nay, nó được chú giải, bình luận rất nhiều.
- Bồ-tát Long Thọ, tổ sư của 8 đại tông phái Phật giáo, là Tổ thứ 14 trong 33 vị Tổ Thiền tông
Ấn-Hoa. Sau khi được Tổ thứ 13 là Ca Tì Ma La giáo hóa và truyền tâm ấn làm Tổ thứ 14, ngài
đi khắp nơi truyền bá giáo pháp Đại thừa.
- Phật giáo Đại Thừa chia thành 4 giai đoạn: Sơ kỳ Phật giáo-Bát Nhã, Trung Quán-> Duy thức
học (Vô Trước, Thế Thân, Di Lặc…)-> Như Lai Tạng-> Mật giáo (thế kỷ 8-9)
- Thượng Tọa Bộ dựa vào Hiện tượng luận để bàn luận, Đại thừa Phật giáo dựa vào Bản thể
luận để nói. Chỉ có hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, đi vào tư tưởng Đại Thừa mới có thể hiểu về
nó.
- Kinh Chuyển pháp luân (轉法輪經) là bài giảng pháp đầu tiên mà Phật thuyết giảng tại vườn
Lộc Uyển cho các đệ tử sau khi Ngài đắc đạo. nội dung tóm tắt về tư tưởng Trung đạo và các
điểm cốt lõi của Phật giáo gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường và Duyên khởi. Thuyết
“tính không”( sunyata) cũng có trong Kinh Trung Bộ. Trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna),
thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikàya), tập 1, lý Duyên khởi được tóm tắt như sau: Cái này có
vì cái kia có. Cái này không vì cái kia không. Cái này sinh vì cái kia sinh. Cái này diệt vì cái kia
diệt. ( 此有故彼有 此生故彼生 此無故彼無 此滅故彼滅 《阿含经》)
- Theo Long Thọ, mọi sự vật hiện tượng đều có mối tương quan với những cái khác, vì thế,
không hiện tượng nào tồn tại độc lập tuyệt đối.
- 27 phẩm, 447 bài kệ tụng, mỗi bài kệ 4 câu, mỗi câu 5 chữ, Ấn Thuận lược giảng 70 bài. Trong
27 phẩm, 2 phẩm đầu là tổng quát, 25 phẩm sau là chi tiết. Trong 25 phẩm sau, 3 phẩm đầu
quán khổ thế gian, 11 phẩm kế tiếp quán thế gian tập, 9 phẩm kế quán thế gian tập diệt, 2

2
phẩm cuối cùng quán thế gian diệt đạo. Long Thọ cũng căn cứ vào thứ tự Tứ Đế mà phân
tích.
- Mã Minh/aśvaghosha/馬鳴( 80–150 ), tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ, tác giả của bộ Đại
thừa khởi tín luận. Tác phẩm nổi tiếng nhất của sư là quyển Phật sở hạnh tán
- Long Thọ/ nāgārjuna/龍樹 ( TK I-II),Đệ nhị Thích Ca, chữ Nàgàrjuna có thể dịch sang Hán ngữ
là Long Mãnh, hoặc Long Thắng. Theo như Long Thọ Bồ Tát Truyện ở phần cuối, chép:"Mẹ
ông sinh ra ông dưới gốc cây (Thọ) "ông nhờ rồng mà thành đạo" nên có hiệu là Long Thọ.
Đại thừa Ấn Độ xếp sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" – năm vị khác là Thánh Thiên (sa.
āryadeva), Vô Trước (sa. asaṅga), Thế Thân (sa. vasubandhu), Trần-na (sa. diṅnāga, dignāga),
Pháp Xứng (sa. dharmakīrti). Người duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên
đỉnh đầu, tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp sư vào 84 vị Đại
thành tựu. Ðại loại các thuyết đều đồng ý Long Thọ ra đời tại nam Ấn Ðộ, buổi đầu ông chịu
sự cảm hóa của Ðại Chúng Bộ Án Ðạt La, sau ông xuất gia với Hữu Bộ, tiếp đó ông chịu ảnh
hưởng của kinh Bát Nhã và kinh Hoa Nghiêm, và rồi ông là người hoằng truyền Ðại thừa. Ông
tuy là người tu hành toàn cõi Ấn Ðộ, nhưng những hoạt động hoằng hóa của ông chủ yếu là
tại nam Ấn, ấy là do ông cảm hóa được vị quốc vương mà trước đó vốn là người tín phụng
ngoại đạo giờ trở về quy y Tam Bảo; Ðại thừa Phật giáo tại nam Ấn cũng nhờ đó mà thịnh
hành. Liên quan đến niên đại của Long Thọ cũng có nhiều thuyết khác nhau. Ðại loại Long
Thọ là vị Bồ tát hoằng truyền Ðại thừa Phật pháp vào khoảng từ năm 150 đến năm 250 tây
lịch. Ðiều suy định này được đa số các hoạc giả cận đại công nhận. Các tác phẩm: Trung luận
tụng, Thập Nhị Môn Luận, Thất Thập Không Tánh Luận, Hồi Tránh Luận, Lục Thập Tụng Như
Lý Luận, Quảng Phá Kinh. Quảng Phá Luận, Ðại Trí Ðộ Luận, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Ðại Thừa
Nhị Thập Tụng Luận, Nhân Duyên Tâm Luận Tụng. Nhân Duyên Tâm Luận Thích, Bồ Ðề Tư
Lương Luận Tụng, Bảo Hành Vương Chính Luận, Long Thọ Bồ Tát Khuyên Giới Vương Tụng.
- Vô Trước /Asaṅga/無著(300-370) người sáng lập Duy thức tông, Sư chỉ hiểu rõ tính không
sau khi được Bồ Tát Di-lặc trực tiếp giáo hoá. Có một số luận sư cho rằng Di-lặc này là một
nhân vật lịch sử với tên Maitreyanatha. Asaṅga có cha là một người giai cấp Kṣatriya (Sát-đế-
lỵ) và mẹ là giai cấp Brahmin (Bà-la-môn) ở Puruṣapura (ngày nay là Peshawar, Pakistan), vào
thời điểm đó là một phần của vương quốc cổ Gandhāra. Ông đầu tiên có lẽ đi theo trường
phái Mahīśāsaka (Hoá-địa-bộ) hay Mūlasarvāstivāda như sau này đã theo Mahāyāna (Đại-
thừa). Theo ghi chép của ngài Huyền Trang trong chuyến du hành Ấn Độ của mình thì Asaṅga
ban đầu là một tu sĩ phái Mahīśāsaka, những sớm đã chuyển hướng theo Mahāyāna.
- Thế Thân / vasubandhu/ 世親 cũng được dịch là Thiên Thân (zh. 天親), gọi theo Hán âm là
Bà-tu-bàn-đầu (zh. 婆修盤頭), Bà-tẩu-bàn-đậu (zh. 婆藪槃豆), là một Luận sư xuất sắc của
Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) và Duy thức tông (sa. vijñānavādin), được xem là

3
Tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Tác phẩm: A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, Duy thức nhị thập luận ,
Duy thức tam thập tụng …
- Cưu-ma-la-thập/ Kumārajīva /鳩摩羅什(344-413), La Thập dịch Trung Luận vào khoảng năn
409,
- Kết tập lần 1: ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, với sự bảo trợ của vua A Xà Thế,500
Tỳ kheo này, Những kinh dài kết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm. Những kinh trung
bình kết tập thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ
kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm.
Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi
là Tăng Nhất A Hàm.
- Kết tập lần 2: Khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, có nhóm tỳ kheo ở thành Vajji
thường xuyên nhận cúng dường bằng vàng bạc. Có một vị Thánh Tăng tên là Yassa từ
Kosambi đến đây chứng kiến được nên liền triệu tập một đại hội để khiển trách các Tỳ kheo
đó. Ông nghĩ giới luật của Phật đã bị suy tàn, thỉnh được 700 trưởng lão thánh tăng đến khai
hội tại Phệ Xá Lỵ để nghị quyết về 10 hành vi kể trên là phi pháp hay không phi pháp.Nhưng
trong lúc hội nghị, vì sinh nhiều ý kiến bất đồng, nên hội nghị đề cử một ủy ban gồm có 8 vị
trưởng lão để giải quyết vấn đề.
- Kết tập lần 3: xảy ra sau khi Đức Phật nhập Niết bàn 218 năm (325 năm trước Tây lịch),
Hoàng Đế A Dục triệu tập hơn 1000 vị Đại trưởng lão tại thành Hoa Thị (Pataliputra) dưới
quyền chủ tọa của ngài Mục Kiền Liên Tứ Đế Tu (Moggaputta Tissa).
- Kết tập lần 4: Khoảng 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, vua Cà Nị Sắc Ca (Kaniska) đã
triệu tập 500 vị Hiền Thánh Tăng (A la hán) họp tại thành Ca Thấp Di La để kết tập Kinh điển
dưới quyền chủ tọa của hai ngài Hiếp Tôn Giả và Thế Hữu (Vasumitra). Vua Ca Nị Sắc Ca sai
thợ đúc đồng đỏ thành lá mỏng để chép lại ba bộ luận
- Kết tập lần 5: Năm 1870, cách Phật nhập Niết bàn 2414 năm, tại Madalay Miến Điện có một
Đại Hội kiết tập kinh điển kỳ V.
- Kết tập lần 6: Sau 2498 năm đức Phật nhập Niết bàn, tại thạch động Maha Pasana Guha cách
thủ đô Rangoon 12 cây số ngàn, thuộc Miến Điện đã khai mạc Hội Nghị Kiết Tập kỳ VI từ 21-5-
1954 đến 25-5-1956, lần nầy có cả thảy 2500 Tỳ Kheo của các nước Phật giáo trên thế giới tới
dự, dưới sự chủ tọa của vị Tăng Thống Miến Điện.

You might also like