You are on page 1of 6

A/ 5 GIẢ THIẾT CỦA MÔ HÌNH EPL

Giả thiết 1: Nhu cầu xác định và đều:


Nghĩa là ta xác định được nhu cầu trong năm kế hoạch bằng 1 con số cụ thể, và
đều nghĩa là ngày nào cũng tiêu thụ 1 lượng như nhau.
Gọi:
Da ( Demand): Nhu cầu tiêu thụ/năm
d: Nhu cầu tiêu thụ/ngày
N: Số ngày trong năm
Từ giả thiết 1, ta suy ra: Da = d*N
Và tự suy ra: d = Da/N
Ví dụ: Da = 3000 sp, N = 300 ngày
Suy ra d = Da/N = 3000/300 = 10 sản phẩm/ngày

Giả thiết 2: Toàn bộ số lượng hàng hóa của lô sản xuất (Q) giao về kho cùng
một thời điểm:
GIẢ THIẾT NÀY KO CÓ, tức là số lượng hàng hóa của lô sản xuất Q không
giao về kho cùng một thời điểm. VÌ ĐÂY LÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT,
TRONG THỜI GIAN SẢN XUẤT, CÓ CẢ QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ, NÊN
LƯỢNG HÀNG HÓA SẢN XUẤT SẼ KHÔNG VỀ KHO TOÀN BỘ MÀ CHỈ VỀ
MỘT ÍT THÔI. CÒN LẠI LÀ ĐÃ TIÊU THỤ RỒI.
TỨC LÀ toàn bộ số lượng hàng hóa của lô sản xuất không đưa về kho cùng 1
lần.
Gọi p: là khả năng sản xuất/ ngày
N: số ngày làm việc trong năm
=> P = p*N: Khả năng sản xuất/năm
Chúng ta cũng có:
Imin (Inventory min): Tồn kho tối thiểu (Lượng dự phòng rủi ro, luôn luôn duy trì
ở trong kho)
Imax: Tồn kho tối đa [Lượng tồn kho bao gồm Imin và lượng sản phẩm đặt hàng
vừa về kho(Q)]
Q: (Quantity): Quy mô lô sản xuất (lượng sản phẩm sản xuất/lần)

Chúng ta giả định là p>d: tức là khả năng sản xuất mỗi ngày > nhu cầu tiêu thụ
mỗi ngày, khi đó, lượng tồn kho mỗi ngày sẽ là: p-d
+ Thời gian sản xuất xong lô sản phẩm Q: T = Q/p
+ Lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời gian T: d* T = d* Q/p
+ Lượng tồn kho tích lũy trong thời gian T:
(p-d)* T = (p-d)*Q/p = (1-d/p)*Q

Ví dụ: Cho Q = 100 sản phẩm; p = 10 sản phẩm/ngày; d = 4 sản phẩm/ngày


=> T = 100/10 = 10 ngày
=> Lượng tiêu thụ trong 10 ngày là: 4* 10 = 40 sản phẩm
=> Lượng tồn kho tích lũy trong 10 ngày là: 100-40 =60 hoặc ( 1- 4/10)*100 = 60
sp

Giả thiết 3: Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô sản xuất ( tức là
đặt hàng nguyên vật liệu nhiều cũng không được hưởng chiết khấu) . Giả thiết này
không có hệ quả

Giả thiết 4: Thời gian sản xuất tính vừa đủ, mức tồn kho = 0 thì bắt đầu sản xuất,
không gây thiếu hụt.

Cóp ở giả thiết 2 xuống:


+ Lượng tồn kho tích lũy trong thời gian T:
(p-d)* T = (p-d)*Q/p = (1-d/p)*Q

Mức tồn kho trong kho = 0 thì bắt đầu sản xuất, tức là Imin = 0.
+ Như vậy, khi Imin khác 0 thì:
Imax =(1 - d/p)*Q + Imin
Tồn kho trung bình:
Ĩ = (Imax + Imin)/2 = (Imin + (1-d/p)*Q + Imin)/2
= (1-d/p)*Q /2 + Imin
+ Còn khi Imin = 0 thì:
Imax = (1-d/p)*Q
Ĩ = (1-d/p)*Q/2
Giả thiết 5: Chi phí chuẩn bị sản xuất/lần (S) không phụ thuộc Quy mô lô sản xuất
(Q)
Gọi S là chi phí chuẩn bị sản xuất/lần (Set up cost): là chi phí sản xuất thử, chuẩn
bị máy móc…mỗi lần
Ví dụ:
Cho: Nhu cầu tiêu thụ cả năm là Da = 3000 sp
Cho: Quy mô lô sản xuất Q = 100 sản phẩm
=> Vậy suy ra trong năm sẽ có 30 lần sản xuất: Da/Q = 3000/100 = 30 lần
Cho: Mỗi lần sản xuất thì tốn 1 khoản chi phí sản xuất thử, chuẩn bị máy móc…mỗi lần
S = 1.000.000 =>
Vậy suy ra: Tổng chi phí chuẩn bị sản xuất/năm = Da/Q * S = 30* 1tr = 30 tr

Giả thiết 6: Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho.
(Tức là tồn kho tăng lên bao nhiêu thì chi phí tồn kho tăng lên bấy nhiêu, tăng
theo quan hệ tuyến tính)
Chi phí tồn kho là bao gồm các khoản sau:
Chi phí cơ hội vốn, chi phí bảo quản, kho bãi, chi phí hao hụt hư hỏng, chi phí
thuế và bảo hiểm, chi phí rủi ro trong kinh doanh. ( Có bài cho hết cả 5 khoản này, có bài
thì cho 2-3 khoản thôi, các bạn cộng lại sẽ ra chi phí tồn kho)
Gọi: H (holding cost): Chi phí tồn kho của 1 sản phẩm/năm
Mà tồn kho trung bình trong năm luôn duy trì 1 lượng là Ĩ
Vậy suy ra: Tổng Chi phí tồn kho/năm = Ĩ* H
Ví dụ: lượng tồn kho trung bình cả năm là 250 sản phẩm
Chi phí tồn kho 1 đơn vị sản phẩm/năm là 10.000 đ/sp/năm
Suy ra Tổng chi phí tồn kho cả năm = 250 sp * 10.000 đ/sp = 2.500.000 đ/năm
CHỐT LẠI:
Tổng chi phí liên quan đến mô hình EPL:
TC (Total cost) = Tổng chi phí chuẩn bị sản xuất + Tổng chi phí tồn kho
= Da/Q * S + Ĩ* H
= Da/Q * S + [(1-d/p)*Q/2 + Imin]* H
= Da/Q* S + (1-d/p)*Q/2 * H + Imin* H

Để cho khoản chi phí TC đạt giá trị cực tiểu, ta phải tìm Q. Bằng cách đạo hàm
hàm chi phí TC và cho kết quả đạo hàm là TC’= 0, ta sẽ tìm được Q mà làm cho Tổng chi
phí đạt cực tiểu
TC’(Q) = - Da/Q2 * S + (1-d/p)*H/2 + 0 = 0  Da/Q2 * S =(1-d/p)*H/2
=> Q2 = 2*Da*S / (1-d/p)*H


¿
2∗Da∗S
EPL=Q =
d
(1− )∗H
p


Hoặc
¿
2∗D a∗S
EPL=Q =
Da
( 1− )∗H
P

Tốt nhất các bạn nên theo công thức dưới, để tránh sai số.
Đây chính là Quy mô lô sản xuất ( lượng sản xuất) mà làm cho Tổng chi phí TC đạt cực
tiểu. Giá trị này còn gọi là EPL ( quy mô lô sản xuất tối ưu)

Chốt lại tên các đại lượng:


Da: Nhu cầu tiêu thụ/năm
d: Nhu cầu tiêu thụ/ngày
P: khả năng sản xuất/ năm
p: Khả năng sản xuất/ngày
N: Số ngày trong năm
=> Da = d*N
=> P= p*N
S: set up cost: Chi phí chuẩn bị sản xuất/lần
H: Holding cost: Chi phí tồn kho 1 sản phẩm/năm
Q: Quy mô lô sản xuất ( lượng sản phẩm sản xuất/lần)
Q* hay còn gọi là EPL: quy mô lô sản xuất tối ưu ( tức là lượng sản phẩm sản
xuất/lần mà làm cho Tổng chi phí đạt giá trị nhỏ nhất)

B/ BÀI TẬP GIẢI


Bài 1:
Nhu cầu một loại chi tiết được ước lượng khoảng 3.500 chi tiết/năm. Công ty SX
theo loạt. Khả năng SX/ngày là 45 chi tiết. Chi phí SX bình quân một chi tiết là 12.500 đ.
Chi phí tồn kho bình quân 1 SP/tháng là 2.5% chi phí SX. Chi phí chuẩn bị(thiết đặt) SX
một loạt là 700.000 đ. Số ngày SX/năm là 300 ngày.
Tóm tắt:
Da = 3500 sp
p = 45 sp
H = 2.5% * 12.500 * 12 tháng = 3750 đ/sp/năm
S = 700.000 đ
N = 300 ngày
P = p x N = 45* 300 = 13.500 sp
d = Da/N = 3500/300
Giải
1/ Tính Quy mô lô SX tối ưu EPL, số ngày SX xong lô hàng trên?
EPL =Q* = căn bậc 2 [( 2 x Da x S / H x ( 1- Da/P) ] = 1328 sp
Số ngày sản xuất xong lô hàng: T = Q* / p = 1328/45 = 29,5 ngày
*) Lượng SP tiêu thụ trong thời gian Sản xuất là
Để tránh sai số, các bạn ráp công thức đến cuối cùng rồi tính, như sau:
T x d = Q*/p x Da/N = 344 sp
*) Lượng SP tích lũy vào tồn kho cao nhất?
= Q* - Lượng tiêu thụ = 1328 – 344 = 984 sp
2/ Quy mô lô SX tối ưu EPL và TC có thay đổi không khi tồn kho tối thiểu khác
0? ( Tức là Imin) Chứng minh?
EPL tức là Q* không thay đổi, vì trong công thức không có Imin. Nhưng TC( tổng
chi phí) là có tăng một lượng là Imin x H so với khi Imin =0.
3/Tính TC liên quan nếu công ty muốn duy trì lượng tồn kho tối thiểu (khi loạt sản
xuất bắt đầu) là 60 chi tiết ?, như vậy nghĩa là Imin = 60 sp
TC = Da/Q* S + (1-Da/P)*Q/2 * H + Imin* H = 3.914.324 đồng
(Thay Q = EPL)

Bài 2:
Nhu cầu về một loại sản phẩm của Công ty A được ước lượng là 95.000sp/năm. Mỗi
năm doanh nghiệp hoạt động 260 ngày. Khả năng sản xuất mỗi ngày là 600 sản phẩm. Chi phí sản
xuất bình quân một chi tiết là 250.000 đ. Chi phí tồn kho một sản phẩm bình quân trong tháng là
3% chi phí sản xuất. Chi phí chuẩn bị sản xuất là 7000.000 đ/lần. Hiện nay Công ty đang sản xuất
với quy mô cũ là 5.000 sản phẩm. (QUY MÔ LÔ SẢN XUẤT CŨ)
a) Tính EPL
b) Tính Tổng chi phí chuẩn bị sản xuất và tổng chi phí tồn kho cả năm (TC)?
c) So sánh TC mới ( Theo EPL) và TC cũ (theo quy mô lô sản xuất cũ)?
Lưu ý: H: là chi phí tồn kho 1 đơn vị sản phẩm/NĂM. (đ/sp/năm)

Tóm tắt:
Da= 95.000 sp/năm, p = 600 sp/ngày, S = 7000.000 đ/lần
H =3%*250.000* 12 tháng = 90.000 đ/sp/năm
N = 260 ngày. Quy mô sản xuất cũ à 5000 sp (Q cũ = 5000)
P = p*N = 600*260 = 156.000 sp/năm
(Bài ko nhắc tới Imin, tức là các bạn tự hiểu Imin = 0)
Giải
a/ EPL = 6148 ( theo công thức căn bậc 2)
b/ TC khi Q = EPL = 6148 là:
TC = tổng chi phí chuẩn bị sản xuất + tổng chi phí tồn kho
= Da/Q * S + I trung bình *H
= Da/Q * S + [( 1- Da/P)*Q/2+ Imin]*H
95000/6148 * 7000.000 + [(1- 95000/156000)*6148/2 + 0]*90.000 = 216. 346.411 đ
c/ TC khi Q = quy mô cũ = 5000 sp là:
TC = 95000/5000 * 7000.000 + [(1- 95000/156000)*5000/2 + 0]*90.000
= 220. 980. 769 đ
Vậy so với quy mô cũ, thì khi sản xuất với quy mô mới là EPL thì công ty tiết kiệm được
1 khoản chi phí là : 220. 980. 769 - 216. 346.411 = 4.634.358 đ

You might also like