You are on page 1of 154

MUÏC LUÏC

ÑÖÙC MEÏ LOÄ ÑÖÙC – LA VANG


ÑÖÙC MEÏ LOÄ ÑÖÙC – LA VANG

1. Phép màu suối thánh Lourdes


2. Một phép lạ vĩ đại đã xảy ra
3. HÀNH HƯƠNG LỘ ĐỨC TẠI NHÀ
4. Sứ điệp Lộ Đức và Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm
5. DẤU CHỈ HY VỌNG: NGÀY MỪNG LỄ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
6. SỨ ĐIỆP ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
7. NƯỚC ĐỨC MẸ LỘ-ĐỨC
8. Bí Mật Lộ Đức
9. Từ Lộ Đức đến Lavang Tâm sự của một Linh mục
10. Thêm một phép lạ tại Lộ Đức chữa lành người bất toại
11. Phép Lạ Lộ Đức và Bác Sĩ Alexis Carrel
12. HIỆN TƯỢNG LẠ Ở THÁNH ĐỊA LA VANG
13. TÓM LƯỢC BIẾN CỐ ĐỨC MẸ HIỆN RA
14. Lịch Sử La vang
15. Tại sao gọi là La Vang
16. LA VANG NGÀY NAY
17. THAÙNH ÑÒA LA VANG
18. Suy niệm Ðức Mẹ hiện ra tại La-Vang năm 1798
19. La Vang
MUÏC LUÏC

Phép màu suối thánh Lourdes


Chủ đề: ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
(24h) - “Đó là nguồn nước
suối màu nhiệm đã để làm
dịu bớt phần nào nỗi khổ
đau trên thế giới".

Ivơ Bác Đô - một nhà bác học có tên tuổi, một bậc
thầy về tâm thần học đã nghiên cứu, điều tra và viết
ra cuốn "Phép màu nhiệm của suối thánh Lourdes"

Tháng 3 năm 1858, một cô gái Pháp tên Margrette


bỗng thấy Đức Mẹ nhập vào mình và phán truyền:
"Ta ban cho các con nguồn nước suối màu nhiệm này
để làm dịu bớt phần nào nỗi khổ đau trên thế giới".

Nước suối có thể chữa khỏi những căn bệnh hiểm


nghèo cho người dân

Margrette như được một sự chỉ dẫn bí ấn, một mình


đi vào hang sâu trong núi. Cô lật tảng đá phủ rêu thì
thấy có một nguồn nước bốc khói tuôn dào đạt. Người
đầu tiên chứng kiến sự màu nhiệm của nguồn nước là
MUÏC LUÏC

cha xứ thuộc địa phân Lourdes. Được nghe kể lại lời


phán truyền của Đức Mẹ, cha xứ coi suối là một thứ
nước linh thiêng. Ông lấy nước đó nhỏ và mắt anh mù
Sactơlê. Lạ thay, ngay lúc đó đôi mắt anh sáng trở lại
và đọc được dòng chữ viết từ mảnh giấy của cha xứ
đang cầm ở tay.
MUÏC LUÏC

Tin đó lập tức lan đi rất nhanh, một cô gái Charlotte


bị liệt từ lâu không đứng lên được liền được đưa đến
suối Lourdes, cô thấy khỏe ra và đi lại bình thường
sau khi uống nước suối Lourdes. Một cụ già bị hen
mãn tính, mới uống có hai lần thuốc nước suối đã dứt
hẳn cơn hen.

Bí ẩn về dòng suối thánh này vẫn chưa được khám


phá

Ngoài những người có bệnh tật tìm đến còn có rất


MUÏC LUÏC

nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, bác học cũng tới.
Vùng Lourdes xa xôi vắng vẻ trước đây nay bỗng trở
nên sầm uất, náo nhiệt vì người đến cầu xin khỏi
bệnh, lấy tin tức, xác định khảo cứu...

Theo Ivơ Bác Đô và các báo chí cho biết, hàng năm
có từ 4-8 vạn người từ các miền của nước Pháp đổ
đến Lourdes. Số người nước ngoài tới cũng không ít.
Nhà bác học đã chứng kiến rất nhiều người được chữa
khỏi bệnh. Bệnh trạng cả những người đến đây rất đa
dạng: có người bệnh tim, người bệnh phổi, bệnh dạ
dày, kinh niên,... đặc biệt có cả những người mù lòa,
bại liệt, người bị bệnh "ma làm". Các phóng viên, nhà
nghiên cứu đã mục kích, chụp ảnh, quy phim về các
cảnh tượng đó và cho đến nay, sự bí ẩn này vẫn chưa
được lý giải.
MUÏC LUÏC

Một phép lạ vĩ đại đã xảy ra

“Truyện Kể Về Mẹ” kể về những mẫu truyện ơn


lạ của Đức Mẹ và cũng là món ăn tinh thần rất
hữu ích cho tất cả mọi người tín hữu. Hãy luôn
đến với Mẹ để tìm nguồn an ủi và bình yên. Trong
tờ báo «Hang Đá Lộ Đức» số ra ngày
27.11.1960 đã đăng tải một phép lạ vĩ đại
thuộc lãnh vực tinh thần đã xảy ra tại một
thành phố nước Pháp.

Số là cách đó mấy năm ở tại một nhà


thương có một bé trai mới 12 tuổi bị một
thứ bệnh nguy hiểm, người mọc đầy ung
nhọt, lở láy đau đớn vô cùng, khiến em
hầu như không cử động được nữa. Tuy
thế, em luôn vui vẻ và cám ơn tất cả
những sự giúp đỡ của mọi người đã dành
cho em. Trong khi biết mình không còn hy
vọng có thể sống được nữa, em vẫn không
buồn bã thất vọng, em chỉ ước ao một
điều duy nhất là được đến kính viếng hang
đá Đức Mẹ Lộ Đức mà em đã được nghe
nói đến từ lâu rồi.
MUÏC LUÏC

Tuy nhiên, cha em là một đảng viên cộng


sản quá khích khét tiếng và khiến cả mẹ
em cũng phải theo ông luôn. Vì thế cha
em đã hoàn toàn phản đối việc làm «mê
tín» đó, ông cương quyết không cho phép
em đi kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Nhưng
rồi ông nhận thấy việc ông từ chối không
cho đứa con trai bệnh hoạn của mình đi
đến hang đá Lộ Đức đã gây nên bao buồn
sầu và đau khổ cho cả gia đình, nên cuối
cùng ông đã đành đồng ý, nhưng ông cấm
ngặt mọi người khi trở về không được kể
lại cho ông nghe những chuyện lăng
nhăng lít nhít ở đó.
MUÏC LUÏC

Dù không muốn, nhưng bà mẹ đã phải đi


theo cậu bé, vì em luôn cần được săn sóc.
Khi đến Lộ Đức hai mẹ con đến một dưỡng
đường ghi tên và được một nữ y tá đón
tiếp hết sức thân thiện. Vào ngày thứ ba,
bà mẹ cậu bé nói với nữ y tá: «Đã 25 năm
nay tôi chưa hề đi xưng tội. Cô có tin là
con trai tôi sẽ lành bệnh, nếu tôi chịu các
phép Bi tích?» Viên nữ y tá trả lời bà là
không ai có thể quả quyết trước được như
vậy. Chỉ một điều chắc chắn là Thiên Chúa
sẽ bù đắp cho thiện ý của chúng ta một
cách dồi dào những gì hữu ích cho chúng
ta, nghĩa là Thiên Chúa không nhất thiết
ban cho chúng ta những gì chúng ta thấy
tốt và khẩn khoản nài xin Người, nhưng là
những gì Người thấy tốt cho chúng ta.

Chính trong ngày hôm đó, bà mẹ đứa bé


đã đi xưng tội và rước lễ sốt sắng, và bà
đã cảm thấy vô cùng sung sướng hạnh
phúc trong tâm hồn. Nhưng bà xin mọi
người đừng nói cho con trai bà biết điều
đó, vì bác sĩ đã cảnh cáo là chỉ một cảm
xúc mạnh, kể cả cảm xúc vui mừng, cũng
MUÏC LUÏC

có thể làm cho đứa con bà chết ngay. Cô


nữ y tá hứa sẽ giữ im lặng.

Nhưng trước khi từ giã Lộ Đức để trở về


nhà, cô y tá đã hỏi cậu bé: «Em có hài
lòng về chuyến kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức
không?» Cậu bé liền trả lời: «Con đã thưa
với Đức Mẹ là con hài lòng và thích cho
mẹ con được ơn ăn năn trở lại còn hơn là
chính con được lành bệnh.» Và em đã
khóc.

Bấy giờ cô y tá hỏi bác sĩ là cô có được


phép an ủi cậu bé bằng cách nói cho cậu
hay là mẹ cậu đã ăn năn trở lại, và viên
bác sĩ đồng ý. Cô y tá liền hỏi cậu bé:
«Em có thể giữ im lặng không được nói
cho ai về một phép lạ vĩ đại, kể cả mẹ
em?» Sau một vài giây ngập ngừng, cậu
bé trả lời: «Vâng, con xin hứa.» Nghe thế,
cô y tá liền nói với đứa bé: «Em xem, ở Lộ
Đức, mẹ em đã đi xưng tội và rước lễ rồi
đó!»

Nhưng bỗng chốc cô y tá đã vô cùng luống


MUÏC LUÏC

cuống sợ hãi vì từ cậu bé chiếu toả ra một


niềm vui sướng kỳ diệu, có thể nguy hiểm
cho sức khoẽ cậu. Nhưng niềm vui sướng
của cậu bé cũng khiến người ta phải liên
tưởng tới Thiên Đàng. Sau đó, cậu bé đã
nói: «Bây giờ con có thể an tâm chết được
rồi!» Và em cố gắng khoanh đôi tay sưng
phù lên ngực.

Và mặc dù tình trạng sức khoẽ của cậu bé


mỗi ngày một xấu hơn, nhưng khuôn mặt
thanh thản sung sướng của em không chút
suy giảm. Em nằm trên giường trông
giống như một vị Thiên thần vậy.

Sau đó, khi em đã trở về và vào nằm


trong nhà thương thuộc tỉnh nhà, em đã
nói với một nữ y tá là em muốn được chết
ở trong gia đình giữa cha mẹ em. Vì thế,
người ta liền đưa em về nhà, vì giờ cuối
đời em đã đến gần, em sắp được Chúa
đem về Thiên Đàng.
MUÏC LUÏC

Gia đình em ở trong một khu phố «đỏ»


ngoại ô, một nơi chỉ toàn những gia đình
đảng viên cộng sản ở. Cô y tá từ Lộ Đức
đã đến thăm em và để cầu nguyện cho
em, vì cô rất có cảm tình với em. Em bé
nằm trên giường với một mỉm cười siêu
nhiên thánh thiện rạng rỡ trên khuôn mặt
thơ ngây của em. Và sự bình thản đó cũng
tỏa ra trên nét mặt của mẹ em. Bà nói với
cô y tá: « Cô ạ, một phép lạ đã xảy ra
trong tối qua. Khi thằng bé nhà tôi hầu
như tắt thở, thì chồng tôi đứng dậy và nói
với tôi: ‘Anh muốn nhìn con lần cuối’. Tiếp
MUÏC LUÏC

đến, sau khi do dự một lát, ông ta đã lấy


hết can đảm và nói với tôi:’Sáng mai, em
hãy đưa anh đi gặp một vị Linh Mục’…»

Ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng


Đức Mẹ còn có thể làm được một phép lạ
khác vĩ đại hơn phép lạ Mẹ đã làm cho gia
đình đứa bé trai bệnh tật này là đã cải hóa
cha mẹ em, những người cộng sản vô thần
quá khích biết ăn năn trở về cùng Thiên
Chúa và Giáo Hội Người?
(Trích VietCatholic News)
MUÏC LUÏC

HÀNH HƯƠNG LỘ ĐỨC TẠI NHÀ

Năm nay là kỷ niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra


ở Lộ Đức được 150 năm (1858-2008).

Tại chính Lộ Đức bên Pháp đang diễn ra


nhiều sinh hoạt đạo đức. Có sinh hoạt được
thực hiện mọi ngày, suốt năm. Có sinh hoạt
được tổ chức khác thường vào một số thời điểm
được lựa chọn rải rác trong năm.

Từ Việt Nam số người đi Pháp hành hương


Lộ Đức cũng đáng kể. Nhưng hầu hết hành
hương đều tại nhà. Lý do vì hoàn cảnh kinh tế,
sức khoẻ và công việc không cho phép.

Tôi cũng vào số những người hành hương tại


nhà. Hành hương tại nhà cũng sẽ đạt được mục
đích hành hương, khi đón nhận và thực hiện
những sứ điệp mà Đức Mẹ đã trao cho nhân
loại. Tại Lộ Đức, Đức Mẹ trao sứ điệp cho một
con người bé mọn.

Sứ điệp thứ nhất là cuộc sống nghèo hèn

Cuộc sống nghèo hèn, đó là bé gái


Bernadette, sinh ngày 07/01/1844.
MUÏC LUÏC

Bernadette thuộc một gia đình rất nghèo của


giai cấp lao động. Ông Soubirous, cha em, là
người xay bột thuê. Bà Castérot, mẹ em, là
người đi giặt mướn.

Ông Soubirous, một lần đang khi xay bột, bị


mảnh đá nhỏ bắn vào mắt, làm hư một mắt.

Bà Castérot, khi mới sinh Bernadette, một lần


bị cháy ngực, phải đưa con đi bú nhờ.

Em Bernadette, sống trong cảnh đói rét, nên


bị bệnh suyễn nặng.

Vì quá nghèo và bận kiếm sống, Bernadette


không được đến trường. Để có thể được rước lễ
lần đầu, em được các nữ tu nhận vào lớp miễn
phí.

Bernadette vừa lớn lên đã phải đi ở đợ. Đầu


tiên giúp việc cho một quán ăn. Sau đó được
một gia đình quen nhận làm đầy tớ, vừa giúp
việc nhà, vừa chăn heo chăn cừu và kiếm củi.

Sống nghèo, nhưng luôn lương thiện đạo


đức.
MUÏC LUÏC

Sống nghèo, nhưng luôn cần cù, xoay xở


kiếm sống một cách trong sạch ngay thẳng theo
lương tâm tốt lành.

Sống nghèo, nhưng luôn phục vụ người khác


bằng chính con người và cuộc sống bác ái của
mình, dù cách phục vụ đó chỉ là làm thuê, làm
đầy tớ.

Rồi một biến cố đã xảy ra.

Ngày 11/02/1858, Đức Mẹ đã hiện ra với


Bernadette, khi em đang chăn cừu và kiếm củi
giữa một thiên nhiên có núi hang và suối nước
lạnh.

Đức Mẹ đã chọn một em bé nghèo, thuộc


một gia đình nghèo, đang sống trong cảnh
nghèo.

Đức Mẹ chọn kẻ nghèo và cuộc sống nghèo


để đến với nhân loại, đó là một sự kiện đáng suy
nghĩ. Sự kiện này gợi ý cho chúng ta nhớ lại sự
kiện Con Thiên Chúa cũng đã chọn một gia đình
nghèo ở xóm nghèo Nadarét để đến trần gian.

Tất cả cho phép chúng ta kết luận: Nghèo


không phải là một tai hoạ. Nhưng nó sẽ là một
MUÏC LUÏC

dấu chỉ của sự Chúa đến, khi nó diễn tả sự


lương thiện, khiêm tốn, cần cù và khát mong ơn
cứu độ.

Sứ điệp thứ hai là sự cầu nguyện

Những lần được thấy Đức Mẹ hiện ra,


Bernadette đều nhận được một cảm xúc khác
thường. Cảm xúc đó xuất phát đột ngột bởi thái
độ Đức Mẹ. Người luôn trong tư thế cầu nguyện.
Đeo tràng hạt, tay chắp lại, mắt nhìn lên trời.

Thái độ cầu nguyện của Đức Mẹ thu hút


Bernadette. Em tự nhiên mau lẹ bắt chước cầu
nguyện. Khi vừa thấy "một Bà lạ" hiện ra,
Bernadette phản ứng bằng việc rút trong túi ra
một tràng hạt, đọc kinh và làm dấu thánh giá.
Phản ứng đó chứng tỏ em có lòng đạo một cách
hồn nhiên và bền vững. Cầu nguyện lúc đó căn
bản là đáp lại một tình thương đến với mình, là
lắng nghe, là yêu mến vâng phục.

Lúc đó, cầu nguyện cũng là một gặp gỡ với


Chúa và Đức Mẹ. Một gặp gỡ rất sống động, rất
tâm tình. Một gặp gỡ có sức biến đổi con người
từ nội tâm sâu thẳm.
MUÏC LUÏC

Những người xung quanh Bernadette cũng


cảm thấy có một sức thiêng nào đó đang hiện
diện một cách mãnh liệt. Họ trở nên thinh lặng,
cũng tự nguyện cầu nguyện với tất cả tâm hồn
mình.

Còn Bernadette, không lợi dụng những giây


phút cầu nguyện, để cầu xin những ơn về vật
chất, như sức khoẻ, của cải, cuộc sống thoải
mái hơn. Nhưng em được đưa tâm hồn vượt
trên những bận tâm đó, để chỉ tìm một hạnh
phúc cao thiêng.

Lần hiện ra thứ ba, tức 18/02/1858, Đức Mẹ


nói với Bernadette: "Ta không hứa ban cho
con hạnh phúc của thế giới này, nhưng của
thế giới khác". Lời đó đã đem lại cho
Bernadette một niềm vui lớn lao. Em hiểu cầu
nguyện là phải biết đón nhận hạnh phúc của thế
giới ấy.

Lời Đức Mẹ nói đã mở ra cho Bernadette một


chân trời mới về sự cầu nguyện.

Sứ điệp thứ ba là sám hối và cầu nguyện cho


những tội nhân được trở về
MUÏC LUÏC

Lần thứ 8 hiện ra, vào ngày 24/02/1858, Đức


Mẹ dạy Bernadette:

"Hãy sám hối.

"Hãy cầu nguyện cho các kẻ có tội được


trở lại".

Mấy trăm người đứng xung quanh


Bernadette. Họ không thấy Đức Mẹ, nhưng thấy
Bernadette nước mắt tràn trụa trên khuôn mặt
rất buồn.

Khi thuật lại sứ điệp trên đây của Đức Mẹ,


Bernadette cho biết tâm hồn mình cảm được
phần nào nỗi đau của Chúa và Đức Mẹ vì tội lỗi
con người.

Thêm vào đó, Bernadette xác tín: Để sám hối


và để đưa kẻ có tội trở về đàng lành, thì phải có
ơn Chúa. Vì thế, mà phải cầu nguyện. Kèm theo
là những việc hãm mình, như làm những việc
hèn hạ khổ chế.

Lần thứ 9 hiện ra, vào ngày 25/02/1858, Đức


Mẹ đề nghị những việc hãm mình cụ thể, như
hôn đất, đi bằng đầu gối, ăn cỏ. Nhờ những chỉ
MUÏC LUÏC

dẫn cụ thể trên, Bernadette hiểu hơn về sự hữu


ích của những hãm mình bề ngoài và thể xác.

Sau này, cách sách tu đức về Lộ Đức đã cắt


nghĩa về sự sám hối như một sự đổi mới. Đổi
mới cái nhìn, đổi mới cách đánh giá, đổi mới nếp
sống. Đổi mới một cách sâu xa. Chứ sám hối
không phải là làm đôi nghi thức sám hối, đọc vài
kinh sám hối là đã đủ.

Đang khi Lộ Đức bắt đầu trở thành nơi hành


hương thu hút khắp nơi trên thế giới, Bernadette
lại từ biệt Lộ Đức thân yêu để ẩn mình trong một
tu viện các nữ tu Bác ái tại Nevers rất xa Lộ
Đức. Chị âm thầm sống sứ điệp nơi thinh lặng
đó, từ năm 1866 đến năm 1879. Lựa chọn trên
đây được coi là một hy sinh hãm mình rất quý
giá. Chị qua đời ngày 16/4/1879, thọ 35 tuổi.

Chị qua đi, nhưng sứ điệp vẫn còn, cả cho


chúng ta nữa.

Hiện tình Hội Thánh có nhiều ánh sáng và


cũng có nhiều bóng tối. Việc thực hiện những sứ
điệp Đức Mẹ Lộ Đức là việc có thể thêm lên ánh
sáng và bớt đi bóng tối, ngay trong chính bản
thân ta.
MUÏC LUÏC

Đức Mẹ đang đợi chờ mỗi người chúng ta.

Tác giả: Gm. JB. Bùi Tuần


MUÏC LUÏC

Sứ điệp Lộ Đức và Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm

1. Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội

Biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đã đạt tới cao


điểm của nó vào ngày 25.3.1858, vào ngày Lễ Truyền
Tin(1), ngày Đức Mẹ tự giới thiệu: «Ta là Đấng Vô
Nhiễm Thai!» Đó là lần thứ 16 trong 18 lần Đức Mẹ
hiện ra cùng thiếu nữ Bernadette Soubirous ở hang
núi Massabielle, miền Nam Pháp.

Quả vậy, trước câu hỏi của Bernadette: «Thưa


Mademoiselle, xin cô vui lòng cho con biết cô là ai?»,
Đức Maria đã mở rộng hai tay ra hướng về trái đất.
Sau đó Đức Mẹ lại chấp hai tay trên ngực, ngước mắt
lên trời và nói bằng thổ ngữ địa phương của vùng đó
vào lúc bấy giờ: «Que soy era Immaculada
Councepciou» - Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai! Và
Bernadette - tuy đã 14 tuổi, nhưng chưa rước lễ lần
đầu và hầu như chưa học giáo lý gì cả - không hề hiểu
được câu nói của «Madame trắng» kia. Dĩ nhiên khi
đi xem lễ các ngày Chúa Nhật, Bernadette chắc chắn
đã được nghe nói về ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ Thiên
Chúa, nhưng em không hiểu được các bài giảng bằng
MUÏC LUÏC

tiếng Pháp. Hơn nữa, ý niệm «Vô Nhiễm Thai» đối


với em cả là một điều bất khả tri giống như mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vậy. Sau biến cố hiện ra
của Đức Mẹ, Bernadette đã phải nhắc đi nhắc lại câu
nói «Que soy era Immaculada Councepciou» cho Vị
Linh mục Quản Xứ của em cũng như các cơ quan
chính quyền, nhưng đối với em câu nói đó cũng
giống như một câu bùa chú, không thể hiểu được.
Cha Peyramale, vị Quản Xứ lúc bấy giờ, rất ngạc
nhiên về kiểu nói khác thường này, vì lúc bấy giờ
người ta thường chỉ nói «sự vô nhiễm thai của Đức
Maria» hay «Đức Maria vô nhiễm», chứ không một ai
xưng tụng Đức Mẹ bằng tước hiệu «Đấng Vô Nhiễm
Thai» cả. Chỉ về sau vị Quản Xứ mới hiểu ra được
rằng kiểu nói đó là một minh chứng hùng hồn cho sự
tinh tuyền tuyệt đối của Mẹ Thiên Chúa và việc Mẹ
được cưu mang không hề vương vấn tội nguyên tổ.
Chính tính chất đặc biệt của câu nói «Ta là Đấng Vô
Nhiễm Thai» đối với vị Quản Xứ - người vào lúc đầu
hoàn toàn nghi ngờ về tính cách chính xác của việc
Đức Mẹ hiện ra – đã trở thành luận cứ cho sự khả tín
của sứ điệp trời cao, bởi vì bé gái thị kiến chưa đủ
khả năng để hiểu được câu nói khó hiểu và bất bình
thường đó.
MUÏC LUÏC

Sứ điệp Lộ Đức gắn bó chặt chẽ với đặc sủng Vô


Nhiễm Thai của Đức Mẹ, mà trước đó bốn năm –
năm 1854 – đã được ĐTC Piô IX long trọng công bố
thành tín điều. Như vậy, qua lời tự nhận mình là
Đấng Vô Nhiễm Thai, Đức Mẹ đã gián tiếp chuẩn y
quyền giáo huấn vô ngô của Đức Giáo Hoàng Roma,
mà Công đồng chung Vatican I vào năm 1870 đã
khẳng định như một giáo huấn bó buộc. Đức Piô XII
trong Thông điệp dịp kỷ niệm 100 năm biến cố Đức
Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, đã cho rằng: «Chắc chắn lời
phán quyết vô ngộ của Đức Giáo Hoàng Roma, của
Đấng diễn giải chính thức của chân lý mặc khải,
không cần đến sự chuẩn y của trời cao hầu trở thành
có giá trị cho đức tin của các tín hữu. Nhưng dân Kitô
giáo và các chủ chăn của mình đã cảm thấy vô cùng
xúc động và biết ơn khi câu trả lời của trời cao được
phát ra trên môi miệng Bernadette: «Ta là Đấng Vô
Nhiễm Thai!»

Nhưng lý do nào đã khiến Mẹ Thiên Chúa – qua biến


cố hiện ra với Bernadette vào ngày 25.3.1858 - chuẩn
y tín điều đã được Đức Piô IX công bố?

2. Sự diễn biến lịch sử của tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm


MUÏC LUÏC

Ở đây chúng ta không bàn về sự can thiệp của trời


cao, nhưng chúng ta chỉ dựa theo lý do về lịch sử các
tín điều và về tìn trạng tinh thần đặc biệt vào giữa
thế kỷ 19. Chúng ta có thể bắt đầu với một cái nhìn
vào sự phát triển có tính cách lịch sử của định tín.
Thật ra chưa có một tín điều nào đã phải trải qua
một thời gian nghiên cứu và đầy tranh cãi lâu như tín
điều Vô Nhiêm Thai của Đức Maria. Nguyên tắc nền
tảng của tín điều là sự mặc khải được bày tỏ trong sự
liên kết chặt chẽ của Mẹ Thiên Chúa với chương trình
cứu độ của Đức Kitô. Theo «Tiền Phúc Âm» -
(Protoevangelium), thì Thân Mẫu Đấng Messia là kẻ
thù của «con rắn» (St 3,15) và vì thế Người không bị
đặt dưới quyền lực của ma quỷ qua tội nguyên tổ
được. Trong lời truyền tin của Thiên thần, Đức Mẹ đã
được xưng nhận là Đấng đầy ơn phúc (x. Lc 1,28),
Đấng được chính Thiên Chúa kén chọn để giao cho
sứ mệnh làm Mẹ Con Một của Người. Từ nền tảng
Kinh Thánh này, các thánh Giáo Phụ đã tuyên xưng
Đức Mẹ ngay từ thế ký II là «Êvà mới» bên cạnh Đức
Kitô, A-dong mới. Đức tin và sự vâng phục của Đức
Mẹ đã quân bình được điều Eva gây ra do sự bất
phục tòng của bà. Sự công bố long trọng tước hiệu
«Mẹ Thiên Chúa» tại Công đồng Ephesus năm 431 đã
MUÏC LUÏC

kêu mời sự tin nhận Đức Maria là Đấng «hoàn toàn


tinh tuyền» và Đấng «hoàn toàn thánh thiện». Từ thế
kỷ VI, Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên
Trời – xuất phát từ phía đông đế quốc Roma - Nhờ
vào sự liên kết đặc biệt của Người với công trình cứu
chuộc của Đức Kitô, Đức Maria không thể bị rơi vào
vòng hư nát của thể xác phàm nhân, mà tội A-dong
đã gây ra. Sự so sánh Êvà-Maria, lời ngợi khen Mẹ
Thiên Chúa và việc cử hành việc Đức Mẹ được rước
về Trời là nền tảng cho sự phát biểu về nguồn gốc
thánh thiện của Đức Maria trong Giáo Hội Đông
Phương. Bằng chứng thứ nhất về tín điều Đức Mẹ
Hồn Xác Lên Trời được tìm thấy trong một bài giảng
của Đức Giám Mục Theotechnus thành Livias (ngày
nay thuộc nước Gio-đan) vào thế kỷ thứ VI(2).

Trong khi đó ở Tây phương, lời phát biểu của thánh


Augustinô (429) lại mang tính cách khác. Khi phát
biểu về Đức Maria, thánh nhân không muốn đề cập
đến

http://thanhcacongdong.com/ImagesLinhTinh2008/L
oDuc-Bernadette.jpg
Thiếu nữ Bernadette (14 tuổi) đã được nhìn thấy Đức
Mẹ
MUÏC LUÏC

vấn đề tội lỗi, mặc dù quan điểm thánh nhân về vấn


đề tội nguyên tổ nơi Đức Maria cũng không «tích
cực» lắm(3). Từ thế kỷ VIII, Giáo Hội Đông Phương
theo lễ nghi Hy Lạp mừng Lễ Đức Mẹ được cưu mang
trong cung lòng thánh nữ Anna vào ngày 9 tháng 12.
Từ thế kỷ XI Lễ này cũng được bắt đầu mừng ở Tây
Phương theo lễ nghi La-tinh, khởi đầu từ Anh Quốc.
Đan sĩ Eadmer thuộc Dòng Biển Đức, một học trò của
thánh Anselm Canterbury (Tk. XII), là nhà thần học
đầu tiên đã đề cập rõ ràng về sự thụ thai hoàn toàn
không vướng mắc nguyên tội của Mẹ Thiên Chúa.

Trong khi đó, đa số các nhà thần học thời Trung cồ,
đặc biệt thánh Tôma Aquinô và thánh Bonaventura,
đã không đồng ý quan điểm như thế về Vô Nhiễm
Thai của Đức Maria, nhưng cho rằng Đức Mẹ đã
được thánh hóa ngay lập tức khi được cưu mang
trong cung lòng thân mẫu Mẹ, vì theo các ngài, là
một thành phần nhân loại, Đức Maria cũng cần sự
cứu rỗi của Đức Kitô. Nghĩa là trong một khoảnh khắc
ngắn ngủi nào đó, Đức Maria cũng vướng mắc tội
nguyên tổ.
MUÏC LUÏC

Điểm đột phá thần học rõ ràng và dứt khoát nhất về


đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria là do Duns
Scotus (+1308), nhà thần học người Anh thuộc Dòng
Phan-xi-cô, phát động. Ông dựa trên tư tưởng «tiền
cứu rỗi», qua đó Đức Maria – nhờ vào công nghiệp
cứu chuộc của đức Kitô trong tương lại - đã hoàn
toàn được gìn giữ khỏi nguyên tội ngay trước khi Mẹ
được thụ thai.

Dựa vào thế giá thánh Tôma Aquinô, các nhà thần
học Dòng Đa-minh đã trong một thời gian dài gắt gao
chống lại sự xác tín lan tràn rộng rãi trong Giáo Hội
chủ trương rằng Đức Mẹ đã được thụ thai mà không
hề vương vấn nguyên tội; vì theo họ, nếu chủ trương
như thế thì Đức Mẹ không được hưởng ơn cứu độ
của Đức Kitô. Nhưng ngay trong hàng ngũ các thầy
Dòng Đa-minh con số những người ủng hộ quan
điểm «Immaculata Conception» mỗi ngày mỗi tăng.
Từ thế kỷ XIV, các phân khoa thần học của các đại
học danh tiếng ở Âu Châu – khởi đầu từ đại học
Sorbonne ở Paris (Pháp), cũng như đại học Köln,
Mains (Đức) và Wien (Áo), v.v… - chỉ cấp văn bằng
đại học cho những sinh viên đồng thuận với giáo
huấn Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sự định nghĩa có tính cách
tín lý về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria đã được đề
MUÏC LUÏC

xuất trong Công đồng Basel năm 1439, nhưng về sau


vì không được đa số các nghị phụ đồng ý nên Đức
Giáo Hoàng tuyên bố vô hiệu lực. Nhưng từ thế kỷ XV
trở đi, các Đức Giáo Hoàng đều cổ vũ mỗi ngày một
hơn việc tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Do đó,
vào năm 1708, Đức Clemens XI đã cho mừng khắp
nơi trong toàn Giáo Hội. Dĩ nhiên, Sách Lễ Dòng Đa-
minh có bản văn riêng, và trong đó ghi: «sự giải thoát
của Đức Maria khỏi nguyên tội sau khi linh hồn được
phó vào trong thể xác». Nhưng cuối cùng, vào năm
1842, câu văn này hoàn toàn bị loại bỏ. Bề Trên Cả
Dòng Đa-minh xin phép cho Dòng của ngài cũng
được mừng kính Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm cùng với toàn
thể Giáo Hội.

Về phía Tòa Thánh luôn luôn ủng hộ sự xác tín phổ


cập trong Giáo Hội về đặc sủng Vô Nhiễm Thai của
Đức Maria. Đức Giáo Hoàng Sixtus IV nghiêm cấm tất
cả những chống đối cho rằng giao huấn về sự Vô
Nhiễm Thai của Đức Maria là lạc đạo. Còn thánh Giáo
Hoàng Piô V, một thầy Dòng Đa-minh, cấm đưa giáo
huấn ra bàn cãi một cách công khai, ngoại trừ ở các
đại học. Năm 1661 Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đã
ban hành một Sắc Chỉ nêu lên những yếu tố quan
trọng, như một chuẩn bị cho định tín năm 1854.
MUÏC LUÏC

Vào đầu thế kỷ XIX tín điều vẫn còn bị chống đối nơi
một số người thuộc phái Jansénistes (phái Khắc Khổ)
ở Pháp, bởi vì theo họ thì sự phát triển thần học của
Giáo Hội đã được khép lại với thời thượng cổ (thánh
Augustinô). Phái Jansénistes ngày xưa cũng có thể so
sánh với một số các nhà thần học ngày nay đã giới
hạn việc phát triển các tín điều lại trong thiên niên kỷ
thứ nhất mà thôi. Nhưng đại đa số trong Hội đồng
Giám Mục Đức và các phân khoa thần học trong vùng
lãnh thổ nói tiếng Đức – dĩ nhiên không hẳn vì lý do
đại kết Kitô giáo – đã tỏ thái độ hoàn toàn lạnh nhạt
với khuynh hướng của các nhà thần học đó.

Bởi vậy, khi giáo sư thần học Georg Hermes (đh.


Köln/Đức) và các học trò của ông tuyên truyền sự
hoài nghi về đặc sủng vô nhiễm thai của Đức Maria,
thì vào năm 1837 Đức Tổng Giám Mục Köln đã đòi
buộc các Linh mục trong Giáo phận của ngài phải
tuyên tín giáo huấn đó trên giấy tờ hẳn hoi. Ngoài ra,
việc công bố cách long trọng tín điều đã được cổ vũ
nhờ lời đề nghị của thánh Leonhard Porto Maurizio
(1751) triệu tập một «Công đồng bằng văn thư», tức
Đức Thánh Cha thăm dò ý kiến của các Giám Mục
trên thế giới. Trong thế ký XVII và XVIII, các vua Tây
MUÏC LUÏC

Ban Nha luôn luôn cố gắng vận động ban hành tín
điều.

Vào năm 1840, 51 Giám Mục người Pháp đã đệ trình


Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI thỉnh nguyện thư xin
ban hành thành tín điều. Và sau đó các Giám Mục
khác cũng đồng thuận như vậy. Ngoài ra, từ năm
1834 một số lớn các vị Hồng Y, Giám Mục và các
Dòng Tu (kể cả Dòng Đa-minh) đã xin Đức Grêgôriô
đưa tĩnh từ «vô nhiễm» vào trong Kinh Tiền Tụng
ngày Lễ Đức Maria được cưu mang và vào trong Kinh
Cầu Đức Bà: «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông»,
một điều mà các thầy Dòng Phan-xi-cô đã làm từ lâu.
Đến năm 1847 thì các sách phụng vụ do Đức Piô X
ban hành đều có thêm vào trong Kinh Tiền Tụng va
Kinh Cầu Đức Bà tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Hiện tượng này đã làm sống động lại tinh thần sống
đạo sốt sắng trong Giáo Hội Công Giáo, mà những
biến động bất ổn của thời phục hưng cũng như cuộc
cách mạng Pháp làm vùi lấp đi. Kho tàng truyền
thống của Giáo Hội đặc biệt về Đức Kitô và Đức
Maria lại được tái khám phá. Nhiều Dòng Tu mới
thành lập đã đề cao lòng sùng kính Đức Mẹ. Biến cố
chủ chốt chính là biến cố Đức Mẹ hiện ra cùng thánh
MUÏC LUÏC

nữ Catharina Labouré ở đường «Rue du Bac» ở Paris


(1830), trong đó Đức Mẹ đã tự giới thiệu trên bức
«Ảnh Đức Mẹ Ban Ơn» với Lời Kinh: Ngoài ra còn có
vô số tác phẩm thần học đã đóng góp vào công cuộc
soạn sửa cho định tín về Đức Mẹ Vô Nhiễm, trong đó
phải kể trước hết công trình đặc khảo của Linh mục
Dòng Tên Giovanni Perrone năm 1847.

Từ năm 1848 các Ủy Ban Toà Thánh đã chính thức


bắt đầu nghiên cứu vấn đề. Năm 1849, Đức Giáo
Hoàng IX đã yêu cầu các Đức Giám Mục trên khắp
thế giới cho biết ý kiến về định tín có thể sẽ được
công bố. Trong số 603 vị trả lời, có 546 vị ủng hộ việc
đưa đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria đặt
thành tín điều. Trong số 57 vị Giám Mục còn lại, thì
chỉ có 8 vị là hoàn toàn chống lại việc ban bố tín điều;
số các vị còn lại hoặc giữ thái độ trung lập hoặc cho
rằng việc lập thành tín điều là quá vội vàng. Dĩ nhiên,
tất cả các Giám Mục đều chứng nhận rằng Dân Chúa
khắp nơi xác tín rất sâu xa về sự Vô Nhiễm Thai của
Đức Maria.

3. Nội dung ý nghĩa của tín điều

Cuối cùng, vào ngày 8.12.1854, qua Sắc Chỉ


MUÏC LUÏC

«Ineffablis Deus», tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai đã


được long trọng công bố: «Do quyền năng của Đức
Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai thánh Tông đồ
Phêrô và Phaolô và do quyền năng của Ta, Ta giải
thích, tuyên bố và minh định rằng giáo huấn cho rằng
Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria nhờ ơn thánh và lòng
ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng dựa vào
công nghiệp Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân
loại, đã được giữ gìn tinh tuyền trước vết nhơ tội
nguyên tổ, được Thiên Chúa mặc khải và vì thế đòi
buộc mọi tín hữu phải tin một cách chắc chắn và bền
vững»(4).

Tín điều nhấn mạnh đến việc Đức Maria được gìn giữ
hoàn toàn trước tội nguyên tổ. Sắc lệnh của Công
đồng Trient về tội nguyên tổ đã định nghĩa: «Tội lỗi là
sự chết của linh hồn» (peccatum, quod mors est
animae)(5). Sự ghi nhận này người ta có thể tìm gặp
trong Công Nghị Orange II năm 529(6) và trong các
tác phẩm của thánh Augustinô. Các Giáo Phụ Hy-lạp
cũng đồng một quan điểm như thế về hậu quả của
tội nguyên tổ. Khác với Luther, một thầy Dòng
Augustin và là cha đẻ của hệ phái Tin Lành ở Đức,
Công đồng Trient phân biệt giữa tội nguyên tổ và
khuynh hướng phạm tội (concupiscence), điều mà
MUÏC LUÏC

thánh Phaolô thỉnh thoảng cũng gọi là «tội»(7),


nhưng đó không phải là «tội thực sự», nhưng là
khuynh hướng «do tội gây ra và hướng chiều về
tội»(8). Tridentinum cho rằng tội riêng của con cháu
A-dong là hậu quả của ảnh hưởng tội nguyên tổ, là
«sự di truyền của A-dong», và cuộc sống xum họp
thân giao với thiên Chúa trên Thiên đàng được đánh
dấu bằng ý niệm «sự công chính và thánh thiện»(9),
điều mà thánh Phaolô cũng đề cập trong Thư Êphêsô
(4,24) như là tình trạng của những người đã được
chịu Phép Thánh Tẩy.

Điều quan trọng đáng ghi nhận ở đây là tính cách đặc
biệt về việc gìn giữ khỏi tội nguyên tổ «nhờ ơn thánh
và lòng ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng»
(singulari omnipotentis Dei gratia et privilegio)(10). Ở
đây, người ta tự hỏi: Phải chăng đặc sủng này chỉ
dành cho một mình Đức Maria mà thôi? Sắc Chỉ
«Ineffabilis Deus» đã khẳng định rõ ràng là đặc sủng
đó chỉ dành cho Mẹ Thiên Chúa mà thôi, và ngoài
Đức Maria không một tạo vật nào được hưởng đặc
sủng đó. Tuy nhiên, Đức Piô IX đã không công bố dự
kiến xác định tính cách đặc thù tuyệt đối của việc
Đức Mẹ Vô Nhiễm. Vì lý do đó, nên những ý kiến
ngông cuồng quá khích cho rằng cả Thánh Giuse cũng
MUÏC LUÏC

được ơn vô nhiễm thai, đã không bị kết án một cách


công khai.

Nhưng trong Thông điệp «Fulgens Corona» dịp kỷ


niệm 100 năm tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm (1953),
Đức Piô XII đã tuyên bố rõ ràng rằng ơn Vô Nhiễm là
«đặc ân duy nhất không được dành cho bất cứ ai
khác ngoài Đức Maria ra.» Cuối cùng, bản văn của tín
điều đã nhấn mạnh rằng việc Đức Maria được gìn giữ
khỏi tội nguyên tổ là «nhờ vào công nghiệp của Đức
Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại».

Như thế, Đức Maria không bị loại trừ khỏi sự cứu rỗi,
nhưng là hiện thực một cách trọn vẹn nhất công
trình cứu độ của Đức Kitô. Vì thế, Sắc Chỉ «Ineffabilis
Deus» đã nhấn mạnh: «Rất Thánh Trinh Nữ Maria và
Mẹ Thiên Chúa, nhờ vào công nghiệp của Chúa Cứu
Thế, đã không hề bị vướng mắc tội nguyên tổ, nhưng
đã được gìn giữ khỏi vết nhơ tội nguyên tổ ngay
trước được cưu mang».

Bởi vậy, biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức được coi


là ấn tín của trời cao chuyẩn y ơn vô ngộ của Đức
Giáo Hoàng, mặc dù định tín đã được «Công đồng
bằng văn thư» của các Đức Giám Mục trên thế giới
MUÏC LUÏC

nhất trí ủng hộ. Đồng thời biến cố Đức Mẹ hiện ra


cũng là một cú đòn đánh vào những trào lưu thế tục
chống báng Thiên Chúa và Giáo Hội do các ảnh
hưởng thời phục hưng để lại. Trong một bài báo vào
năm 1870, giáo sư thần học tín lý Mathias Joseph
Scheeben, đại học Köln, đã gọi ơn vô ngộ của Đức
Giáo Hoàng mà Công đồng Vatican I xác định, và tín
điều về Đức Mẹ được Đức Piô IX công bố trước đó là
hai «phương dược chính chữa lành cho những sai
lầm cơ bản của thời đại chúng ta hôm nay: Chủ nghĩa
tự nhiên, cùng với chủ nghĩa duy trí và chủ nghĩa tự
do»(11). Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm đồng thời còn là
sao mai của ơn thánh trên bầu trời của thế kỷ XIX, là
ngôi sao đã loan báo trước «mặt trời ơn thánh xuất
hiện trong xác phàm»; còn «ngai toà vô ngộ của
Đấng Kế Vị Đức Kitô» là «sao hôm phản chiếu lại trọn
vẹn ánh sáng của mặt trời chân lý vĩnh cửu đã lặn
khỏi mặt đất», hầu ngăn chặn không để bóng tối vô
đạo trở lại trên nhân loại nữa(12). Theo giáo sư
Scheeben, hai ngôi sao đã nhận lãnh được „ánh sáng
từ Đức Kitô, mặt trời ơn thánh và mặt trời chân
lý“(13). Cả hai tín điều trình bày tính cách siêu nhiên
của Kitô giáo một cách rõ ràng cụ thể. Với hai ngôi
sao sáng chói đó, những tín hữu Công Giáo có thể
chiến thắng được „hoả ngục và tinh thần thế tục“
MUÏC LUÏC

đang tự huỷ diệt „trong sự tự phụ về bản chất, lý trí


và sự tự do của mình“. Bởi vì, chủ nghĩa tự do cũng
đã thấm nhiễm vào nhiều người Công Giáo, nhất là
tại Đức, nên một sự suy niệm sâu xa về tính chất siêu
nhiên của Kitô giáo là một điều hết sức quan trọng
(14).

4. Nội dung sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức

Nếu tại Lộ Đức, Đức Mẹ đã tự giới thiệu là „Đấng Vô


Nhiễm“, là Trinh Nữ và Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm
Nguyên Tội, thì đó không phải là một sứ điệp lẻ loi
riêng biệt, nhưng là tột đỉnh của toàn diện biến cố Lộ
Đức. Khởi đầu là lời kêu mời ăn năn sám hối và quay
trở về cùng Thiên Chúa. Điều đó được đánh dấu
trước hết bằng những đòi hỏi khẩn thiết của Đức
Maria vào ngày 24 tháng 2.: "Hãy ăn năn đền tội, hãy
ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội“ – "Hãy cầu
nguyện cùng Thiên Chúa cho những kẻ tội lỗi được
ơn ăn năn trở lại!“ Và Đức Mẹ nói riêng cùng
Bernadette: "Con hãy cúi mình xuống và hãy hôn mặt
đất như là một việc đền bù cho các kẻ có tội.“ Sự tinh
tuyền không chút bợn nhơ của Đức Maria là một
hình ảnh đầy hy vọng chống lại tội lỗi đã từng hạ
nhục con người và đồng thời đưa dẫn con người
MUÏC LUÏC

bước đi trên một con đường dốc đầy nguy hiểm. Và


tận cùng của con đường này là sự tiêu diệt đời đời,
nếu con người không hồi tâm ăn năn trở về cùng
Thiên Chúa. Lời kêu mời sám hối phù hợp với lời rao
giảng của Đức Giêsu: „Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên
Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin
Mừng!“ (Mc 1,15). Nơi Đức Maria, hình ảnh con
người còn mang đầy tính chất nguyên thuỷ của nó
như Thiên Chúa muốn, tức không vướng mắc tội lỗi.
Nơi Mẹ, „Êvà mới“, lại tỏa sáng ơn Thiên đàng và đạt
tới sự viên mãn trọn vẹn. Chân lý về Đức Maria như
là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội đã củng cố sự can đảm
của chúng ta, hầu cùng với ơn Chúa chúng ta có thể
thoát khỏi được sự dữ và sống trong niềm hân hoan
của Thiên Chúa.

Sứ điệp sám hối vào ngày 25 tháng 2 liên kết chặt


chẽ với sự đòi hỏi: „Con hãy đi đến nguồn nước, hãy
múc nuớc mà uống và hãy tắm rửa trong đó! Con hãy
ăn các cây cỏ mà con tìm thấy mọc ở nơi đó!“ Để làm
cho nguồn nước có thể phun chảy lên được,
Bernadette đã phải lấy tay đào đất đầy bùn và sau
nhiều lần tìm cách làm cho nước chảy ra từ cái vũng
đất do em đào lên, Bernadette đã làm bẩn cả mặt
mũi. Nhưng khi em bắt đầu ăn các cỏ dại mọc gần
MUÏC LUÏC

đó, nhiều người đã cho em là điên khùng. Nhưng em


đã chấp nhận sự hiểu lầm đó của mọi người như của
lễ đền bù và cầu nguyện cho kẻ có tội biết ăn năn trở
lại.

Còn việc tắm rửa trong nước từ nguồn nước mà Đức


Mẹ làm cho vọt chảy lên qua trung gian của
Bernadette, nhắc nhủ đến Phép Rửa ăn năn sám hối
của Gioan Tẩy Giả, Đấng đã đến để dọn đường cho
Đức Giêsu trong lòng con người. Nước là tượng
trưng cho sự tinh luyện cần thiết khỏi tội lỗi, nhưng
đồng thời cũng là biểu hiệu của sự sống mới trong ơn
thánh, một sự sống được ban cho nhờ Bí tích Rửa
Tội. Ai đi hành hương Lộ Đức, sẽ canh tân lại ơn Rửa
Tội, nhất là khi người đó chịu Bí tích Thống Hối. Nước
là biểu hiệu cho sự sống sung mãn của ơn thánh phù
hợp với cuộc sống thần linh mà Đức Maria đã được
nhận lãnh ngay từ trước khi Mẹ được cưu mang, nhờ
vào công cuộc cứu chuộc trong tương lai của Đức
Giêsu, Con Mẹ. Trong đặc sủng Vô Nhiễm Thai của
Đức Maria, mục đích sự ăn năn trở lại của chúng ta
tỏa sáng lên, tức trở thành những con người mới,
được Đức Kitô cứu rỗi.

5. Những biểu hiệu đặc trưng của Đức Mẹ Lộ Đức


MUÏC LUÏC

Chính biến cố hiện ra của Đức Maria cũng cho thấy


rằng đặc sủng Vô Nhiễm Thai đã rực sáng lên trong
vẻ đẹp thiêng liêng của Thiên đàng. Mẹ Thiên Chúa
đã hiện ra với Bernadette như một thiếu nữ trẻ, mĩm
cười và được bao bọc bởi một luồng ánh sáng huyền
nhiệm. Đức Mẹ mặc áo trắng với dây thắt lưng màu
xanh da trời, trên tay mang một tràng chuỗi Mân Côi
màu trắng, trên hai chân điểm hai nụ hoa hồng màu
vàng cùng mầu với dây tràng chuỗi Mân Côi. Tâm
hồn Đức Maria đầy tràn ơn thánh - vì Mẹ được vô
nhiễm nguyên tội – đã toả ra qua sự kiều diễm bên
ngoài của Mẹ, đó điều mà Bernadette đã ghi nhận
được một cách rõ ràng.

Màu áo trắng Đức Maria mặc trên mình muốn nói


lên sự tinh tuyền thuần khiến của con người Mẹ,
không hề vướng mắc bất cứ vết nhơ tội lỗi nào,
nhưng đồng thời cũng nói lên rằng Mẹ đã hiện đến
từ Trời Cao. Trong Kinh Thánh Tân Ước, màu „áo
trắng“ là tượng trưng cho sự hiển dung của Đức
Giêsu và đồng thời cũng là biểu hiệu cuộc sống thánh
thiện tinh tuyền của các Thiên thần và các thánh trên
Thiên đàng. Tiếp đến, màu trắng, mầu của ánh sáng
tinh tuyền, là dấu hiệu của tính cách siêu thoát cao
MUÏC LUÏC

thượng và của niềm hân hoan, của sự tinh tuyền và


của sự vinh hiển vĩnh cửu. Vì thế, mầu trắng là mầu
phù hợp với Đức Maria nhất, Đấng được cưu mang
vô nhiễm nguyên tội và là Đấng đã được đón nhận
vào trong sư vinh hiển của Thiên đàng. Tiếp đến,
mầu xanh dương cũng là một mầu tượng trưng cho
Trời. Còn vàng là một dấu hiệu của sự cao quý nội
tâm và phẩm hàm vương đế. Phẩm hàm vương đế và
sự tham dự vào niềm hân hoan Thiên đàng đặt nền
tảng trên đặc sủng độc nhất vô nhị của Mẹ, đó là Mẹ
được cưu mang mà không hề bị nhiễm mắc nguyên
tội và sự cộng tác bản thân của Mẹ vào trong công
trình cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa.

Còn hoa hồng cũng là một biểu tượng nói lên sự Vô


Nhiễm Thai. Hơn nữa, hoa hồng cũng là biểu tượng
quen thuộc trong thời thượng cổ nơi nhà thi sĩ và là
Giáo Phụ La-tinh Sedulius Caelius vào thế kỷ V. Bài
thơ thời danh của ngài về „Con Chiên Phục Sinh“
(Paschale carmen) được coi như việc diễn giải Kinh
Thánh bằng thơ thành công nhất của thời hậu cổ đại.
Sedulius ước mong không chỉ những Kitô hữu, nhưng
cả những người ngoại giáo biết làm cho con đường
đức tin chân chính trở nên êm ái dễ chịu bằng tính
chất yêu kiều đáng yêu của những vần thơ. Dựa vào
MUÏC LUÏC

công trình cứu độ của Đức Kitô, Sedulius cũng đưa ra


một sự đối chiếu giữa Êvà và Đức Maria. Trong đó,
ông trình bày Đức Maria như một bông hồng dịu
dàng, tuy trổ sinh giữa những gai nhọn, nhưng vẻ kiềi
diễm của Mẹ không hề bị sây sát thương tổn gì cả. Và
như là Êvà mới Mẹ đã thanh tẩy những lầm lỗi của bà
Êvà qua việc sinh hạ Đức Kitô(15). Sự tinh tuyền vẹn
toàn của „Êvà mới“ được coi như sự trang bị cần
thiết để cộng tác vào công trình cứu độ của Đức Kitô.
Trên thực tế, Đức Maria đã được nhận lãnh ơn thánh
của Đức Kitô ngay trước khi sự sống của Mẹ được
bắt đầu hình thành trong cung lòng thân mẫu Mẹ,
hầu về sau trong vai trò là Mẹ Thiên Chúa và là
Người đồng công cứu chuộc của Đức Kitô, Mẹ có thể
cứu giúp được „mọi con cái Êvà đang bị lưu đày“.
Vậy, mục đích của ơn Vô Nhiễm chính là sự trang bị
ơn thánh cho sự cộng tác của Đức Maria trong
chương trình cứu độ của Đức Kitô.

Lời Kinh Thánh nói về „bông hồng giữa bụi gai“ quả là
một sự trình bày có tính cách thi vị tuyệt vời về sự
tinh tuyền thanh khiết của Đức Maria. Ngoài ra,
trong nghệ thuật thời Kitô giáo sơ khai, hoa hồng
được biểu tượng là hình ảnh của Thiên đàng. Vẻ dịu
dàng đáng yêu và sự sung mãn huy hoàng của nó còn
MUÏC LUÏC

làm cho hoa hồng thành hình ảnh của sự huyền


nhiệm. „Hoa hồng mầu nhiệm“ (Rosa mystica) cũng
là một tước hiệu quen thuộc để xưng tụng Đức
Maria trong Kinh Cầu Đức Bà. Trong Sách Huấn Ca
hình ảnh Đức Maria cũng được nhắc tới, khi nói về
Đức Khôn Ngoan - được trình bày có tính cách biểu
tượng như hình ảnh người phụ nữ - mọc lên tươi
xinh „như khóm hồng ở Giê-ri-cô“ (Hc 24,14, bản
Vulgata: quasi plantatio rosae in Jericho).

Sau cùng, một dấu chỉ về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội


còn biểu hiện ra trong ngày Truyền Tin, 25 tháng 3,
ngày Thiên Chúa loan báo cho Đức Maria về chương
trình giáng thế làm người của Đức Kitô, và trong đó
Mẹ giữ vai trò chủ động khi Mẹ tự nguyện chấp
thuận bằng hai tiếng „xin vâng“ việc thụ thai Con
Một Thiên Chúa do quyền năng Chúa Thánh Thần. Vì
cũng chính Chúa Thánh Thần, Đấng đã gìn giữ Mẹ
khỏi vết nhơ tội nguyên tổ ngay trước khi Mẹ được
cưu mang. Như vậy, cả hai thực tại - đặc sủng vô
nhiễm và việc thụ thai Con Thiên Chúa – hoàn toàn
liên hệ mật thiết với nhau, vì cùng do sự tác động
của Chúa Thánh Thần.

Qua tiếng „xin vâng“ của mình, Đức Maria xuất hiện
MUÏC LUÏC

như „Êvà mới“ thực sự. Vì những gì bà Êvà đã „trói


buộc lại“ qua sự bất tuân phục của mình, thì Maria,
„Êvà mới“, lại „tháo gỡ ra“ qua sự tuân phục của
mình. Đức Maria, „Êvà mới“, luôn đứng bên cạnh
Đức Kitô, „A-dong mới“, Đấng đã chiến thắng được
Sa-tan và tội lỗi.

Vậy, tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm là một minh chứng


hùng hồn về tâm hồn „đầy ơn phúc“ của Đức Maria
(Lc 1,28). Nhưng sự đầy ơn phúc không gì khác hơn
là mặt trái tích cực của cuộc sống không hề bị vướng
mắc vào vết nhơ của tội nguyên tổ. Vì thế, lời tự giới
thiệu của Đức Maria: „Ta là Đấng Vô Nhiễm“ phù hợp
một cách tuyệt diệu với ngày công bố ơn cứu độ của
Thiên Chúa, ngày Lễ Truyền Tin.
MUÏC LUÏC

DẤU CHỈ HY VỌNG: NGÀY MỪNG LỄ ĐỨC MẸ LỘ


ĐỨC

Mừng kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức là dịp Giáo Hội muốn


nhắc nhớ cho toàn thể các tín hữu biến cố trọng đại
mà cách đây đúng 150 năm, vào ngày 11 tháng 2
năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra với cô bé Bernadette
trước cửa hang đá Massabielle-Lourdes (tiếng Việt
Nam chúng ta quen gọi là Lộ Đức). Chỉ 5 tháng sau đó
Giáo Hội đã mở các cuộc điều tra về biến cố này. Và
vào ngày 18-01-1862, Đức Cha Laurence, Giám Mục
Giáo phận Tarbes đã chính thức nhìn nhận việc Đức
Mẹ hiện ra ở Lộ Đức.

Lộ Đức ngày nay là một đô thành được cả thế giới


biết đến. Với trên 7 triệu lượt khách hành hương
hàng năm, đã mang đến cho đô thành này chiều kích
tâm linh có một không hai trên thế giới. Lộ Đức đã
trở nên địa điểm gặp gỡ linh thiêng giữa Thiên Chúa
và con người, và giữa con người với nhau. Không nổi
tiếng vì có những những công trình kiến trúc nguy
nga, đồ sộ. Không thu hút vì có những danh lam
thắng cảnh lý tưởng. Không ấn tượng vì có những vĩ
nhân hay giai nhân xuất thân từ đây. Nhưng Lộ Đức
MUÏC LUÏC

thực sự là nơi linh thánh, là nơi mà con người có thể


tìm về chính mình, và cho đi chính mình.

Bạn nói rằng bạn biết yêu, hãy đến Lộ Đức để chứng
minh. Bạn nói rằng bạn đang yêu, hãy đến Lộ Đức để
tìm người yêu. Và nếu bạn nói rằng bạn không biết
yêu, Lộ Đức chính là suối nguồn tình yêu cho bạn.

Lòng sùng kính Đức Mẹ Lộ Đức đặc biệt đã bén rễ


sâu vào mọi tâm hồn các tín hữu Việt Nam trong
nước cũng như ở Hải ngoại. Những bài hát, lời kinh,
những tâm tình dâng kính Mẹ được cất lên hàng
ngày trong các buổi kinh nguyện gia đình cũng như
trước hang đá Lộ Đức của các giáo xứ. Vâng, một
cuộc hành hương về bên Mẹ là niềm mong ước của
tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng có thể
thực hiện được điều đó. Do vậy, ước mong đó thôi
thúc con kính mời quý bà, quý ông, và tất cả các bạn
cùng tham gia “cuộc hành hương tinh thần” về bên
Mẹ trong ngày lễ trọng đại này. Bằng cách chúng ta
cùng nhau đọc lại sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức, cùng nhau
cầu nguyện Thiên Chúa qua bầu cử của Mẹ cho Hoà
Bình trên thế giới, cho những con người nghèo khổ,
bệnh tật, thiếu các điều kiện sống tối thiểu, cho Giáo
MUÏC LUÏC

Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta, cho Thái Hà,
cho Hà Đông và Toà khâm sứ cũ nữa.

Xin cho tình yêu và niềm hy vọng mãi ngự trị, sống
động trong tâm hồn mỗi con người.

Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là dấu chỉ hy vọng mà


Chúa gửi đến cho chúng con!

Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là nguồn suối mát cho


tâm hồn chúng con!

Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là Tình Yêu đích thực


của Thiên Chúa cho chúng con!

Xin cảm tạ Mẹ, xin Mẹ bầu cử cho chúng con trước


toà Chúa.

Bản văn ‘Sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức’ bằng tiếng Việt


Nam dưới đây được dùng chính thức tại đền Thánh
Đức Mẹ Lộ Đức. Xin được gửi tới quý bà, quý ông và
toàn thể các bạn. Chúng ta cùng đọc, suy niệm và
cùng hiệp thông cầu nguyện cho nhau. Sưu tầm: Phê-
rô Trần Mạnh Hùng
MUÏC LUÏC

SỨ ĐIỆP ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

Bạn hành hương đến Lộ Đức, hẳn không phải vì tò


mò, nhưng có thể một vài thắc mắc còn đang phảng
phất trong tâm trí của bạn:

- Tại sao lại cầu nguyện trước hang đá này?


- Tại sao các nhà thờ kia lại xuất hiện ở một nơi mà
xưa chỉ là rừng núi hoang vu?

- Tại sao có từng đoàn người tụ họp ở đây?


- Tại sao lại có những cuộc rước kiệu như thế này?

Những việc ấy, với bạn, phải chăng hơi khó hiểu?
Hoặc trái lại, bạn đã mơ ước một cuộc hành hương
này từ lâu, và muốn coi đó như một bước tiến siêu
nhiên thực sự. Vậy Lộ Đức với bạn bây giờ là nơi an
bình, là chỗ cầu nguyện.

Nhưng khi bạn vừa đến nơi, rảo quanh đường phố,
chắc bạn ngạc nhiên và có thể cảm thấy chướng mắt
vì tính cách thương mại ở đây? Rồi khi vào đến
khuôn viên này biết đâu bạn chẳng tưởng rằng mình
sẽ xúc động nhiều, thế mà có thể lòng bạn vẫn dửng
dưng?
MUÏC LUÏC

Đừng dừng lại ở những cảm giác đầu tiên này bạn ạ.
Dù bạn là ai đi nữa, trước hết hãy tự tủ rằng: ‘ Nơi
đây mình đang được Người Mẹ nhân từ đón tiếp ’.
Vậy bạn hãy tìm hiểu ý định của Người. Vì những gì
bạn đang thấy đây, hoàn toàn không ngẫu nhiên,
cũng chẳng phải là một thành quả do tổ chức của loài
người! Mà là thực tại do việc trung thành thực thi sứ
điệp mà Đức Mẹ đã trao ban cho Bernadette, sứ giả
của Người.

Bernadette là ai? Đó là một cô bé 14 tuổi, không biết


đọc cũng không biết viết, con một gia đình nghèo, có
lẽ nghèo nhất Lộ Đức. Gia đình cô được tạm trú tại
một nơi trước kia dùng làm nhà giam, mà nay người
ta vẫn còn gọi là ‘ ngục thất ’. Chính cái nhà giam tồi
tàn này đã là nơi nương thân cho cả gia đình, gồm
ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette. Nhưng
Đức Mẹ lại muốn chọn một cô bé tại chính nơi nghèo
hèn này để làm sứ giả của Người, hầu thực hiện nơi
đây những điều kỳ diệu mà bạn đang thấy.

Bạn có hiểu: Tại sao có sự nghèo khổ đến thế?


Tại sao có sự cùng khốn đến như vậy?
MUÏC LUÏC

Đức Ki tô đã chẳng nói: “Phúc cho những kẻ nghèo


khó” đó sao? Hơn nữa ơn huệ Lộ Đức chỉ có thể đến
nhờ những kẻ nghèo khó này! Cuộc sống của
Bernadette quá tầm thường, không có gì đáng ta chú
ý. Nhưng sự ngoan ngoãn vâng lời của cô quả là một
đức tính cao quí! Cô luôn lập lại nguyên văn sứ điệp
của Đức Trinh Nữ Ma ri a, và can đảm kiện toàn ý
định của Người. Đây bạn hãy lắng nghe Bernadette
kể lại lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra với cô:

“Lần thứ nhất tôi đến hang đá vào ngày thứ năm 11-
02-1858 để nhặt củi với hai bạn gái khác. Lúc đến
máy xay tôi hỏi họ: Các bạn có muốn đi xem chỗ
nước kênh chảy vào sông Gave không? Họ nói: có.
Thế là chúng tôi men theo bờ kênh, đến trước một
hang đá, tự nhiên tôi không thể bước xa hơn được
nữa. hai bạn tôi đã tìm đủ mọi cách để lội qua giòng
nước trước hang đá, khi qua được rồi thì họ bắt đầu
khóc. Tôi hỏi: tại sao các bạn khóc? họ bảo: Vì nước
lạnh quá! Tôi nhờ họ bỏ mấy tảng đá to xuống nước
để tôi có thể bước qua mà khỏi phải cởi giày, nhưng
họ đã từ chối và bảo tôi phải lội qua như họ. Tôi thử
ra xa hơn một chút để xem có thể bước qua được
không nhưng không thể được, tôi đành lùi lại để cởi
MUÏC LUÏC

giày. Vừa cởi xong chiếc tất thứ nhất, tôi nghe có
tiếng gió thổi thật mạnh, tôi vội quay sang phía đồng
cỏ đối diện với hang đá, nhưng cây cối vẫn im lìm!
Tôi tiếp tục cởi giày thì lại có tiếng gió thổi nữa…và
vừa ngẩng đầu nhìn hang đá, tôi chợt thấy một Bà
với sắc phục màu trắng. Bà mặc áo dài và đội khăn
trắng, thắt lưng xanh, trên mỗi bàn chân lại có một
bông hoa màu vàng, giống màu tràng hạt đeo trên
tay Bà. Lúc ấy tôi hơi sửng sốt, tưởng mình nhìn lầm,
tôi dụi mắt nhìn kỹ lại lần nữa, nhưng vẫn cũng nhìn
thấy Bà đó. Tôi lấy tràng hạt từ trong túi ra, và muốn
làm dấu Thánh giá, nhưng tôi không thể nâng nổi bàn
tay lên trán. Tay tôi run len vì sợ, nhưng tôi không bỏ
chạy. Bà cầm tràng hạt đeo trên tay, rồi làm dấu
Thánh Giá, tôi cũng thử làm theo Bà, và lần này tôi
mới ‘làm dấu’ được. Vừa làm dấu thánh giá xong tôi
hết không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Tôi quỳ xuống
lần hạt trước mặt ‘Bà đẹp’ ấy. Tuy tay lần hạt mà môi
Bà không mấp máy. Khi lần hạt xong, Bà vẫy tôi lại
gần nhưng tôi không dám. Thế rồi Bà biến mất.”

Sau lần này, Bernadette còn được trông thấy Bà hiện


ra 17 lần nữa. Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18-02, Bà
mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên
MUÏC LUÏC

tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho


con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”

Trong 15 ngày tiếp đó, Bà đã nhắn nhủ và truyền cho


Bernadette nhiều điều:

- Con hãy cầu nguyện cho kẻ có tội.


- Hãy sám hối! sám hối! sám hối!
- Con hãy đến uống và rửa ở suối này.
- Con hãy ăn những ngọn cỏ kia.
- Con hãy hôn đất đền thay cho kẻ có tội.
- Con hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở
đây.
- Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu.

Đức Trinh Nữ còn dạy Bernadette một kinh nguyện


riêng và ký thác cho cô bà điều bí mật. Tuy nhiên Bà
vẫn chưa cho cô biết tên. Mãi đến ngày 25-03-1858
Bà mới mặc khải cho cô danh tánh của mình. Đây bạn
hãy nghe Bernadette vắn tắt kể lại những lần hiện ra
trong vòng 15 ngày ấy:

“Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy nói với các linh mục
xây một nhà nguyện ở đây; hãy đến uống và rửa ở
suối này; phải cầu nguyện cho những người tội lỗi
MUÏC LUÏC

được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy Bà còn nói


với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi
vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà
ba lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi
đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy Bà mới buông
tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa
chắp tay trước ngực:

‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’

Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch


ra tiếng pháp là: ‘ Je suis l’Immaculée Conception ’,
và dịch sang tiếng việt nam là: ‘ Ta, Vô Nhiễm Nguyên
Tội ’. Đó là những lời cuối cùng mà Bà nói với tôi,
Bernadette nói. Cô còn tả thêm: Bà có đôi mắt xanh.
Sau đó cô còn được thấy Bà hai lần nữa. Một lần vào
thứ tư trong tuần phục sinh, ngày 7-04. Và lần cuối
cùng vào ngày 16-07. Trong lần cuối cùng đó, cô thấy
Bà đẹp một cách khác thường. Hẳn bạn nhận thấy
trong những lần hiện ra, Đức trinh Nữ đã nói rất ít.
Qua những ước muốn của Người, ta nhận thấy sứ
điệp của Người trao cho Bernadette có thể tóm lược
trong ba lời mời gọi sau đây:

- Mời gọi cầu nguyện.


MUÏC LUÏC

- Mời gọi sám hối.


- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện ở đây.

1- Mời gọi cầu nguyện.

Không cần những lời tuyên bố dài dòng, cũng chẳng


cần đến những lý thuyết cao siêu, Đức Ma ri a trong
vai trò một huấn luyện viên thành thạo, đã cầu
nguyện với Bernadette. Ngay khi hiện ra lần thứ
nhất, Người đã dậy Bernadette làm dấu Thánh Giá và
lần hạt cách sốt sắng. Mỗi lần hiện ra Người đều làm
như vậy. Người con dậy riêng cho Bernadette một
kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp
cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện
cho kẻ có tội được ơn trở lại.

Tại sao Đức Mẹ phải nhấn mạnh đến sự cầu nguyện?


Chính vì tâm trí ta dễ bị phân tán và xâm chiếm bởi
nhiều nỗi khó khăn, lo lắng. Tất cả chúng ta đều cần
có những lúc cầm trí, sống trong thinh lặng, hầu dễ
đặt mình trước mặt Chúa để thờ lạy Ngài, và như kẻ
ăn xin cùng khổ tỏ bày với Ngài mọi nhu cầu của
mình.

Chúng ta đừng tưởng đó là thái độ tự nhiên và dễ


MUÏC LUÏC

dàng. Cầu nguyện là một việc rất khó, vì nó đòi hỏi ta


phải biết tách mình ra khỏi những công việc bận rộn
hàng ngày, để tâm trí ta được Đức tin tự do hướng
dẫn. Ta hãy nghe lời nhắn nhủ khẩn thiết của Đức Mẹ
Lộ Đức: Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có
tội được ơn trở lại.

2- Mời gọi sám hối.

Đức Trinh Nữ đã lập lại với Bernadette ba lần: ‘ Hãy


sám hối, sám hối, sám hối ’. Người dạy cô một việc
đền tội tiêu biểu: hôn đất và uống nước đục! tại sao
vậy? Vì hãm mình đền tội là điều cần thiết để duy trì
thế quân bình nơi ta, và giúp ta có đủ khả năng cu
toàn bổn phận. Hơn nữa, trong việc đền tội, Chúa Ki
tô sẽ giúp ta, sẽ tha tội cho ta, chính Ngài đã thiết lập
và đặt vào đời sống ta bí tích cáo giải. Thông qua linh
mục ta được ơn tha tội, được sức mạnh và lòng
quảng đại, để thăng tiến, hầu nên giống Chúa Ki tô,
gương mẫu của ta, cách đặc biệt hơn.

Vì, hoàn tất một cuộc hành hương tốt đẹp, không
phải chỉ lãnh Bí Tích Cáo Giải, nhưng chính là phải
quay về với Thiên Chúa, diệt trừ nơi ta mọi trở ngại
cho tình yêu của Ngài. Tóm lại, ta phải mô phỏng
MUÏC LUÏC

trong đời sống của mình cái lý tưởng đã được đề ra,


như chính Chúa Ki tô đã sống. Tất cả những cố gắng
ấy chính là điều mà chúng ta gọi là: lòng sám hối, là
ơn cải hoá, là ơn trở lại.

Ngày 25-02-1858 Đức Mẹ nói với Bernadette: ‘ Con


hãy đến uống và rửa ở suối này ’. Người chỉ cho cô
tìm ra một giòng suối, mà hiện nay vẫn còn tiếp tục
chảy trong hang đá. Suối nước này ban đầu rất đục,
nay bùn đã lắng xuống, và trở thành suối nước trong
suốt. Đó chính là dấu hiệu cho sự sám hối của ta. Nó
tượng trưng cho sự cố gắng mà chúng ta phải có, để
làm lắng đọng trong ta tất cả những gì là u ám, vẩn
đục hầu nên giống Chúa Ki tô. Và đó cũng là một
trong những ơn huệ Lộ Đức.

3- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện.

“Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây.
Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu”

Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa


và cử hành nhiệm tích Thánh Thể. Để đáp lại nguyện
vọng của Đức Ma ri a mà ba đại giáo đường đã lần
lượt được xây cất ở đây:
MUÏC LUÏC

- Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ vô nhiễm.


- Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi.
- Vương cung thánh Đường PIÔ X.

“Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất


lớn” , cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette
như thế khi cô đến trình cha về lời yêu cầu của Đức
Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.

Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng


đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh
Thể và rước kiệu. Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng
như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử
hành rất long trọng, vì thế Lộ Đức thật xứng với danh
hiệu “Thành phố của nhiệm tich Thánh Thể”. Đức PIO
X cũng coi Lộ Đức như “Ngai toà vinh hiển nhất của
nhiệm tích Thánh Thể trên thế giới”. Đó không phải
là một thai độ phô trương, mà là một nhu cầu:

- Làm sống động niềm tin của chúng ta vào Đức Ki tô


khải hoàn, luôn hoạt động trong Giáo Hội.
- Làm phát triển tình huynh đệ của chúng ta đối với
mọi anh em.
MUÏC LUÏC

- Đưa chúng ta đến tận suối nguồn trường sinh.

Như lời của Đức Cha Théas: “Nhiệm Tích Thánh Thể
hoàn tất cuộc trở lại của chúng ta.”

Ba lời mời gọi khẩn thiết trên chính là sứ điệp của


Đức Mẹ Lộ Đức. Người ta chỉ còn đợi Người ký tên
xác nhận, và quả thật Người đã ký nhận sứ điệp này
cách tuyệt diệu vào ngày 25 tháng 3 năm 1858: “ TA,
VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI”

Danh hiệu này quá cao siêu, chưa một nhà thần học
nào dạy Bernadette và dĩ nhiên Bernadette càng
không thể bịa ra được. Đức Ma ri a hiện diện giữa
chúng ta như một tạo vật cao đẹp nhất, Người thực
thi kế hoạch của Thiên Chúa cách trọn hảo nhất.
Người thật xứng đáng được trọn làm Mẹ Đấng Cứu
Thế.

Cùng với hàng trăm, hàng triệu khách hành hương ở


Lộ Đức, chúng ta hợp lòng dâng lên Mẹ từ ái lợi ca
tụng tuyệt mỹ, mở đầu cho kinh kính mừng: ‘ Kính
mừng Ma ri a đầy ơn phúc, Đức Chúa trời ở cùng Bà
’, và đồng thời cũng xin Mẹ thương ban trên chúng
MUÏC LUÏC

ta, những kẻ tội lỗi, ánh mắt nhân hiền của Người, để
khi nhìn ngắm Mẹ, chúng ta có đủ khả năng hoán cải
tâm hồn.

Trong thời gian hành hương tại Lộ Đức, chúng ta


đắm mình trong bầu khí thinh lặng và cầu nguyện
này, để mong tìm được ở đó nguồn sống mới. Ta hãy
để ân sủng Lộ Đức thấm nhuần tận tâm can, vì nhờ
đó, Đức Ma ri a sẽ dẫn chúng ta đến với Chúa Giê su,
con Cực Thánh của Mẹ. Amen.
Phêrô Trần Mạnh Hùng

VietCatholic News (Thứ Bay 09/02/2008 15:37)


MUÏC LUÏC

NƯỚC ĐỨC MẸ LỘ-ĐỨC

Câu chuyện xảy ra vào năm 1868 tại Paris, thủ đô


nước Pháp.

Bà Marcelle Dubois là tín hữu Công Giáo 35 tuổi.


Bà lập gia đình và sinh hạ 5 đứa con. Bỗng một sớm
một chiều đôi mắt bà bị yếu hẳn. Bà kinh hoàng thầm
nghĩ có lẽ rồi đây mình sẽ bị mù chăng? Bị mù vào
năm 35 tuổi và còn phải chăm sóc đàn con 5 đứa!
Thật là đại họa!

Bà Marcelle giảm dần các công việc nội trợ trong


nhà. Từ từ, bà không còn đọc và viết được nữa. Bà đi
hết bác sĩ nhãn khoa này đến bác sĩ nhãn khoa khác,
nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Mọi hy vọng gần như tiêu
tan.

Bà gần như chìm sâu vào sầu não tuyệt vọng. Thêm
vào đó, ông Thaddée - phu quân bà - vắng nhà. Ông
đang ở Luân Đôn bận lo công việc làm ăn. Bà vốn là
tín hữu Công Giáo ngoan đạo, nhưng giờ đây, đứng
trước thực tế phũ phàng, bà hầu như đánh mất trọn
Đức Tin nơi THIÊN CHÚA là Cha, Đấng hằng yêu
thương chăm sóc con cái loài người.
MUÏC LUÏC

Bà thổ lộ tâm tình với người bạn thân và nhờ bạn viết
thư báo cho chồng ở Luân Đôn biết. Ông Thaddée
đang trọ nơi nhà bạn thân người Anh, tín hữu Tin
Lành. Nhận thư, ông Thaddée đem câu chuyện kể cho
bạn hiền nghe. Nào ngờ, ông bạn Tin Lành là tín hữu
nhiệt thành. Ông từng nghe nói về các phép lạ Lộ-
Đức. Và ông đã đích thân đến tận nơi để có thể chứng
kiến tận mắt những cuộc khỏi bệnh lạ lùng xảy ra nơi
trung tâm thánh mẫu Lộ-Đức. Ông từng trông thấy
bệnh nhân đau mắt được khỏi bệnh. Giờ đây nghe
ông bạn nói đến trường hợp đau mắt của vợ, ông
khuyên bạn nên chạy ngay đến cùng Nước Phép Lạ
Đức Mẹ Lộ-Đức.

Nào ngờ ông Thaddée quyết liệt từ chối. Ông là tín


hữu Công Giáo, nhưng thuộc loại tín hữu duy lý, chỉ
chấp nhận tin những gì xem ra có vẽ hợp lý. Còn
chuyện Nước Phép Lạ Lộ-Đức đối với ông chỉ là
chuyện tin tưởng nhảm nhí, nếu không muốn nói là dị
đoan!

Phản ứng đầu tiên của ông Thaddée là quyết liệt từ


chối. Nhưng rồi suy đi nghĩ lại, ông chấp nhận làm
theo lời khuyên của bạn hiền người Anh, tín hữu Tin
Lành. Ông tự nhủ:
MUÏC LUÏC

- Đây là một lời khuyên vô thưởng vô phạt. Mình chả


mất mát gì, nếu chẳng may mình không nhận được ân
huệ nào đến từ Nước Phép Lạ Lộ-Đức. Vậy thì nên
làm theo lời khuyên của bạn.

Nghĩ thế nên ông Thaddée viết thư cho hiền thê. Ông
bảo bà xin ngay Cha Sở Lộ-Đức nước Đức Mẹ. Ông
cũng báo tin mình sắp trở lại Paris.

Trở về nhà, ông Thaddée cẩn thận theo sát lời khuyên
của người bạn Tin Lành. Nghĩa là, bạn khuyên cả hai
vợ chồng chuẩn bị nhận lãnh ơn lành Đức Mẹ Lộ-
Đức bằng cách dọn mình xưng tội. Ban đầu cả hai vợ
chồng hơi do dự, bởi lẽ lời khuyên đến từ một tín hữu
Tin Lành. Nhưng rồi càng suy nghĩ, cả hai càng cảm
thấy bạn có lý và nhất định làm theo lời bạn khuyên.
Ông bà cùng lãnh nhận bí tích Hòa Giải. Vài ngày
sau, Nước Phép Lạ cũng đến từ Lộ-Đức.

Hai vợ chồng quì gối trước bức tượng Đức Mẹ


MARIA. Ông Thaddée thành khẩn kêu cầu Đức Mẹ
với lời nguyện:

- Lạy Đức Mẹ Rất Thánh, vì đặc ân Vô Nhiễm


MUÏC LUÏC

Nguyên Tội, xin Mẹ hãy đoái thương đến con và


đến hiền thê trẻ của con. Xin Mẹ chữa vợ con khỏi
chứng bệnh thể xác và chữa con khỏi tật mù lòa
tâm linh.

Cầu nguyện xong, với tâm tình run run cảm động,
ông lấy Nước Phép Lạ Đức Mẹ Lộ-Đức đổ vào khăn
tay và nhẹ nhàng áp khăn tay lên đôi mắt vợ.

Tức khắc phép lạ xảy xa. Cả hai cùng được khỏi


bệnh. Bà Marcelle nhìn thấy rõ ràng đồng thời Đức
Tin được củng cố. Trong khi ông Thaddée hoàn toàn
hoán cải. Ông thống hối về tội cứng tin và trở về với
tâm tình con thảo đối với THIÊN CHÚA và nhất là,
đối với Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA.

Sau biến cố trên đây, người bạn Tin Lành của hai
ông bà cũng xin trở về với Giáo Hội Công Giáo,
Duy Nhất, Thánh Thiện và Tông Truyền.

(”Il Settimanale di Padre Pio”, n.6, 8-2-2004, trang


13).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt


MUÏC LUÏC

Bí Mật Lộ Đức
Chủ đề: ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Theo diễn tiến của Biến Cố Thánh Mẫu nổi tiếng


được chính thức công nhận xẩy ra trong lịch sử Giáo
Hội từ trước đến nay, thì người ta chỉ nghe nói đến Bí
Mật Fatima và Bí Mật La Salette thôi, chứ đâu có bao
giờ nghe đến Bí Mật Lộ Đức. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy có Bí Mật Lộ Đức. Đúng thế, trong 18 lần hiện
ra với thiếu nữ Bernadette 14 tuổi tại một hang động
ở Massabielle, vào lần hiện ra thứ 7, 23/2/1858, người
thiếu nữ quê mùa bần cùng thất học chưa được rước
lễ lần đầu này cho biết là Mẹ Maria quả thực đã tiết lộ
cho cô biết 3 bí mật riêng (three personal secrets),
những bí mật nhiều người tò mò muốn biết nhưng
cuối cùng chẳng ai được biết vì Mẹ Maria không cho
cô nói lại với ai. Thậm chí cho tới nay, cho dù Bí Mật
Fatima phần thứ ba là bí mật đầy rùng rợn (theo óc
suy tưởng của nhiều người), tưởng chừng như không
bao giờ được Tòa Thánh công bố, vì ích chung, cũng
đã được lịch sử ghi nhận nội dung của nó khi nó được
Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chính thức tiết lộ ngày
26/6/2000, nhưng Bí Mật Lộ Đức vẫn hoàn toàn là
một huyền nhiệm.
MUÏC LUÏC

Bí Mật Lộ Đức sở dĩ không được tiết lộ, trước hết, có


thể là vì bí mật này chỉ liên quan tới bản thân của vị
thụ khải Bernadette thôi. Nếu liên quan tới tình hình
thế giới và Giáo Hội, chắc chắn không sớm thì muộn
cũng được tiết lộ thôi, như trường hợp của Bí Mật
Fatima phần thứ ba vậy. Có thể một trong ba bí mật
được Mẹ Maria tiết lộ cho người con gái sống trên
đời 35 năm ngắn ngủi đầy đau thương này liên quan
tới thân phận của chị, như Mẹ đã tỏ cho chị biết vào
lần hiện ra thứ ba, 18/2: “Mẹ không hứa với con hạnh
phúc ở đời này mà là đời sau”, một lời cũng đã được
tân Chân Phước Zélie Guérin (mới được tôn phong
cùng chồng là Louis Martin vào Chúa Nhật Truyền
Giáo 19/10/2008 ở vương cung thánh đường Lisieux
Pháp quốc), mẹ của chị Thánh Thérèse Hài Đồng
Giêsu, cảm nghiệm khi đi hành hương Lộ Đức vào
những ngày cuối đời nhưng không được phúc chữa
lành. Người ta cũng có thể suy đoán thêm một trong 3
điều bí mật riêng tư được Mẹ Maria tiết lộ cho chị
biết ấy liên quan tới ơn gọi tu trì của chị, vì chị đã bắt
đầu sống đời tận hiến trong Dòng Chị Em Bác Ái ở
Nevers ngày 4/7/1866, khi chị được 22 tuổi, sau Biến
Cố Lộ Đức 8 năm, cho đến ngày chị qua đời 13 năm
sau, 16/4/1879.
MUÏC LUÏC

Tuy nhiên, ngoài 3 bí mật tư riêng liên quan tới bản


thân của vị thụ khải Bernadette, thực tế cho thấy có
một Bí Mật Lộ Đức liên quan đến hết mọi người, bởi
thế cần phải tìm hiểu và khám phá để có thể đáp ứng
“dấu chỉ thời đại” nơi Biến Cố Thánh Mẫu 150 năm
(1858-2008) đặc biệt này, nhất là vào dịp Giáo Hội
hoàn vũ long trọng mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm
8/12/2008, một lễ liên quan tới danh xưng “Mẹ hoài
thai vô nhiễm tội – Que soy era Immaculada
Councepciou” của Mẹ ở Lộ Đức vào lần hiện ra thứ
16 ngày 25/3. Vậy cái được gọi là Bí Mật Lộ Đức đây
là gì, nếu không phải là cái bí mật tại sao Lộ Đức là
nơi có một danh xưng liên quan tới linh hồn vô nhiễm
của Mẹ lại là nơi xẩy ra những phép lạ chữa lành xác
thân con người? Đúng thế, có hai đặc điểm chính yếu
và chuyên biệt ở Lộ Đức, thứ nhất đó là danh xưng
“Mẹ hoài thai Vô Nhiễm Tội”, khác với ở danh xưng
của Mẹ ở Fatima “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” ngày
13/10/1917, và thứ hai là các cuộc chữa lành bệnh
nạn phần xác cho con người, một sự kiện không xẩy
ra ở các Biến Cố Thánh Mẫu khác, dù biến cố ấy có
thể nổi tiếng hơn như Fatima chẳng hạn. Nếu quả
thực đây là Bí Mật Lộ Đức thì ý nghĩa của nó là gì và
tại sao lại như thế?
MUÏC LUÏC

Vào ngày 13/6/2008, tôi có nhận được một điện thư


của vị muốn giúp ý kiến về đề tài tĩnh tâm có lợi cho
cả hai đoàn thể Đạo Binh Xanh và Đạo Binh Đức Mẹ:
Thánh Mẫu học theo thánh An Phong hay thánh Long
Mộng Phố, hoặc linh đạo Fatima. Tôi đã đề nghị
trong năm 2008 là thời điểm Mừng Biến Cố Thánh
Mẫu Lộ Đức 150 năm, cũng là thời điểm Mừng 20
năm Phong Thánh cho Các Chứng Nhân Đức Tin trên
Đất Việt, đề tài nên chọn là lời Mẹ nói với chị Thánh
Bernadette vào lần hiện ra thứ ba 18/2/1858: ‘Mẹ
không hứa với con hạnh phúc đời này mà là đời sau’.
Đề tài này rất thích hợp với Bí Mật Fatima phần thứ
ba liên quan tới thị kiến tử đạo. Trong phần hội thảo
chung, tôi đề nghị nêu lên vấn nạn là: ‘Tại sao ở khi
hiện ra ở Lộ Đức, Mẹ Maria tự xưng mình 'Mẹ Hoài
Thai Vô Nhiễm Tội' ngày 25/3 là những gì liên quan
đến phần hồn của Mẹ mà Mẹ lại biến Lộ Đức thành
Trung Tâm Thánh Mẫu duy nhất nổi tiếng về các
phép lạ chữa lành phần xác cho một số tâm hồn?’ Thế
rồi vào ngày 11/8, vị này cho tôi biết rằng: “Đề tài
này tuy vậy mà cũng khó, phải có những gợi ý”. Tôi
đã hồi âm cho vị ấy là: “Chúng ta có thể tìm thấy câu
trả lời được chất chứa trong lời ĐTC GPII huấn dụ
trong huấn từ Truyền Tin ở Lộ Đức ngày 15/8/2004
như sau: ‘Từ tảng đá ở động Massabielle, Vị Trinh
MUÏC LUÏC

Nữ này đã hiện ra với Bernadette. Tỏ mình ra như


Đấng đầy ơn phúc của Thiên Chúa, Mẹ đã kêu gọi
thống hối và nguyện cầu. Mẹ đã chỉ cho Bernadette
một mạch nước, và xin em uống mạch nước này.
Mạch nước mới mẻ ấy đã trở thành một trong những
biểu hiệu của Lộ Đức: một biểu hiệu của sư sống mới
được Chúa Kitô ban cho tất cả những ai hướng về
Người.’”.

Trong Bài Giảng cho Thánh Lễ Mẹ Đau Thương Thứ


Hai 15/9/2008 cho Thành Phần Bệnh Nhân trước tiền
đường của Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi Lộ Đức, ĐTC
Biển Đức XVI, trong chuyến tông du Pháp quốc ngày
12-15/9/2008, đã tiếp tục khai triển chiều hướng trên
đây của ĐTC Gioan Phaolô II liên quan tới biểu hiệu
nước ở Lộ Đức, như thể hai vị tỏ ra muốn cùng nhau
đi sâu vào tất cả những gì là huyền nhiệm ở Lộ Đức
để hoàn toàn làm sáng tỏ cái thực sự là Bí Mật Lộ
Đức này trước mọi người:

“Nụ cười của Mẹ Maria là suối nước sự sống. Chúa


Giêsu phán: ‘ai tin Tôi thì từ lòng họ sẽ vọt lên những
giòng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38). Mẹ Maria
là người đã tin tưởng, và từ cung lòng của Mẹ, những
giòng sông chảy nước sự sống đã tuôn ra tưới dội lịch
sử loài người. Giòng suối mà Mẹ Maria chỉ cho
MUÏC LUÏC

Bernadette ở Lộ Đức đây là một dấu hiệu đơn sơ về


thực tại thiêng liêng này. Từ trái tim tin tưởng của
Mẹ, từ tấm lòng từ mẫu của Mẹ, chảy ra nước sự sống
để thanh tẩy và chữa lành. Bằng việc dìm mình vào
những bể tắm ở Lộ Đức, rất nhiều người đã khám phá
ra và đã cảm nghiệm được tình yêu thương từ mẫu
dịu dàng êm ái của Vị Trinh Nữ Maria này, bằng việc
tỏ ra gắn bó với Mẹ để liên kết mình chặt chẽ hơn với
Chúa! … Đó là lý do tại sao có rất nhiều bệnh nhân
đến Lộ Đức đây để được giãn cơn khát của mình nơi
‘nguồn mạch yêu thương’ này, và để cho mình được
Mẹ dẫn đến với nguồn cứu độ duy nhất là Chúa Giêsu
Cứu Thế Con Mẹ”.

Tóm lại, nếu ở Fatima, tất cả Bí Mật Fatima (3 phần)


được Mẹ Maria tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết vào
lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, là “Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ Maria”, một trái tim liên quan tới
định mệnh chung của nhân loại, đến trình trạng
“nhiều linh hồn được cứu độ và thế giới được hòa
bình”, thì tất cả Bí Mật Lộ Đức là ở nơi nụ cười của
Mẹ Maria, một cử chỉ độc đáo chưa từng có trong lịch
sử Biến Cố Thánh Mẫu, một nụ cười là suối nước sự
sống tràn đầy “vui mừng và hy vọng”, có tác dụng gia
tăng đức tin phần hồn, thậm chí chữa lành cả phần
xác của một số tâm hồn thiên định nào đó.
MUÏC LUÏC

Nếu Biến Cố Thánh Mẫu Fatima liên quan đến lửa,


(sự kiện mặt trời nhẩy múa trên trời ngày
13/10/1917), cũng như tới tước hiệu Mẹ Mân Côi, cả
hai ám chỉ quyền thế của Mẹ đối với Thiên Chúa (như
Bí Mật Fatima phần 3 cho thấy), thì Biến Cố Thánh
Mẫu Lộ Đức liên quan tới nước, (sự kiện mạch nước
vọt lên từ đất ngày 25/2/1858), cũng như tới tước hiệu
Mẹ Vô Nhiễm, cả hai ám chỉ tình trạng Mẹ dồi dào ân
sủng là để mang lại sự sống cho con cái khổ đau, như
ĐTC BĐXVI khẳng định trong huấn từ Truyền Tin
CN 14/9/2008 ở Lộ Đức như sau:

“Ơn Hoài Thai Vô Nhiễm được ban cho Mẹ Maria


không phải chỉ là một ơn huệ của một cá nhân, mà là
một ân sủng cho tất cả mọi người, một ân huệ được
ban cho toàn thể dân Chúa. .. chúng ta là con cái của
Mẹ Maria, chúng ta cũng được hưởng bổng lộc từ tất
cả mọi ân huệ Mẹ có; phẩm vị khôn sánh Mẹ có được
nhờ Hoài Thai Vô Nhiễm rạng ngời chiếu tỏa trên
chúng ta là thành phần con cái của Mẹ”.

Bí Mật Fatima và Bí Mật Lộ Đức có một liên hệ mật


thiết với nhau thế này: nếu ở Fatima Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được Mẹ tỏ cho Lucia biết “là
nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng
MUÏC LUÏC

Thiên Chúa”, thì ở Lộ Đức, Đấng “hoài thai Vô


Nhiễm Tội” đến là để “thông ơn Thiên Chúa” cho con
cái của mình, được thể hiện rõ ràng nhất qua những
lần Mẹ chữa lành phần xác cho một số cá nhân đặc
biệt nào đó, trong vô số trường hợp được cho biết là
mỗi năm có khoảng 40 vụ chữa lành trình báo cho
giáo quyền địa phương Lộ Đức, nhưng Giáo Hội mới
chính thức công nhận 67 phép lạ. Nếu việc Chúa
Giêsu chữa lành bệnh tật được thuật lại trong các
Phúc Âm là những gì chứng thực Vương Quốc Thiên
Chúa gần đến hay Ơn Cứu Độ sắp hoàn thành thế
nào, thì những việc chữa lành phần xác cho con người
ở Lộ Đức mãi đến ngày nay, trong một thời đại văn
minh tân tiến tột độ về khoa học và kỹ thuật nhưng lại
đang bị phá sản đức tin từ thế kỷ 19, cũng là những gì
báo trước Nước Mẹ trị đến cho Nước Chúa vinh
quang, Nước của “Đức Mẹ Mân Côi” cũng là “Đức
Mẹ Thắng Trận”, Đấng đã khẳng định ở Fatima ngày
13/7/1917 cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai là “cuối
cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng”!
MUÏC LUÏC

Từ Lộ Đức đến Lavang Tâm sự của một Linh


mục

BY: SR. ANNE MARIE NGUYỄN THỊ HƯỜNG


Đây là lần thứ tám linh mục Albert đến Việt Nam vì
công việc riêng. Lần đầu tiên cách đây 3 năm cha đến
với tư cách là một thành viên trong đoàn du lịch, đa
số là người nước ngoài, để tham quan một đất nước,
tuy dân chúng, đa số còn nghèo nàn vì nhiều lý do,
nhưng thiên nhiên thì giàu đẹp và quyến rũ, còn tình
người thì chan hòa và dễ mến, như lời người ta
thường kháo láo với nhau sau những chuyến du lịch
từ Việt Nam trở về. Mà thật vậy, vừa đặt chân xuống
phi trường Nội Bài ở Hà Nội, cha Albert đã có một
cảm giác lâng lâng dễ chịu, với sự khoan thai, thư thả
của người Việt Nam nói riêng và người Á châu nói
chung. Tuy các nhân viên hải quan có bộ dáng lạnh
lùng và hơi nghiêm nghị đôi chút, nhưng bù lại những
người đến đón tiếp tại phi trường thì thật ân cần, vồn
vã và dễ thân thiện. Với lại, trưởng đoàn và phó đoàn
trong chuyến đi nầy đều là gốc Việt, nên với sự tận
tâm lo lắng và săn sóc kín đáo cho từng người đã gây
được niềm cảm phục và lòngï quý mến của mọi thành
viên trong đoàn.

Sau 3 ngày tham quan các danh lam thắng cảnh ở Hà


MUÏC LUÏC

Nội như Hồ Hoàn kiếm, Văn Miếu, Chùa Một Cột,


Nhà Thờ Phát Diệm, vịnh Hạ Long... Đoàn tiến vào
Trung, rồi đến Miền Nam, để rồi kết thúc việc tham
quan trên chuyến bay Air France, trở về cố hương.
Tuy ở Huế ít ngày hơn các nơi khác, vì thành phố nhỏ
và các di tích lịch sử không cách xa nhau lắm, vậy mà
cha Albert đã "để rơi con tim” tại đây. Có phải vì các
cô gái Huế với thân hình thon nhỏ, dáng diệu duyên
dáng trong chiếc áo dài tha thướt, e ấp bên chiếc nón
bài thơ, làm rung động lòng người, như với các chàng
"học trò trong Quảng ra thi” chăng? Hay là vì sự linh
thiêng, vấn vương đầy vẻ ngậm ngùi nơi chốn Hoàng
Thành rêu xanh, đổ nát, đã trải qua một thời ngựa xe
rềnh ràng chăng? Hay là tại giòng sông Hương thơ
mộng, hiền hòa, êm đềm, lững lờ trôi giữa hai bờ cây
cối xanh tươi chăng? Thưa không, chỉ vì những trẻ
em bất hạnh, nghèo nàn và khuyết tật của hai tỉnh
Thừa Thiên và Quảng Trị đó thôi. Một vùng đất chật
hẹp và nghèo nàn, đã hứng chịu biết bao thiệt thòi do
chiến tranh gây nên. Nhất, là do biến cố Mậu Thân
1968, tiếp đến là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và sau đó là
biến cố lịch sử 1975. Những trẻ em ngày đó, bây giờ
đã là cha, là mẹ cả rồi, nhưng nỗi lo lắng và khiếp sợ
vẫn còn ghi mãi trong tâm trí. Một số đã đi lập nghiệp
phương xa, đó là những người có chút của cầm tay.
Số còn lại không đủ khả năng tài chánh, nên đã cố
MUÏC LUÏC

bám víu vào tấm ruộng, mảnh vườn của cha ông, nên
đã cho ra đời một thế hệ trẻ thơ, mà mức sống chẳng
hơn gì bố mẹ. Các em đến lớp lôi thôi lếch thếch, có
khi có ăn nhưng cũng lắm khi cơn đói cồn cào. Một
số em kém may mắn hơn, do ảnh hưởng của chất độc
da cam, nên lúc sinh ra đã bị dị tật suốt đời. May mắn
là có các nữ tu đã tuyên khấn tận hiến đời mình cho
Thiên Chúa và phục vụ cho hạnh phúc của đồng bào,
nên đã đảm đương những công việc dạy dỗ và giáo
dục các em, cũng như lo lắng và chăm sóc đặc biệt
cho các em khuyết tật. Cha Albert đã đến kịp thời để
cộng tác và trợ lực cho các nữ tu nầy làm tốt công tác
phục vụ xã hội nầy.

Cha kể lại, trong lần thứ hai trở về Huế, với mục đích
dạy tiếng Pháp theo lời yêu cầu của một số người, qua
sự gợi ý của một người bạn: liệu cha Albert có giúp gì
cho Việt Nam không? Cha đã suy nghĩ và tối hôm đó,
trong phòng ngủ tại khách sạn, cha đã trăn trở và trải
qua một đêm thức trắng, sáng mai lại, tờ lịch tường
ghi rõ ngày 21 tháng 7. Chính ngày này đây, cách đây
50 năm, hiệp định Genève đã chia đôi đất nước Việt
Nam thành hai: Bắc và Nam, và trong suốt hơn 30
năm, một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đã xảy
ra, gây nên không biết bao là đau khổ, chết chóc và
nghèo đói cho một dân tộc được mệnh danh là anh
MUÏC LUÏC

hùng và bất khuất... Từ những ý nghĩ nầy xảy ra trong


trí, cha Albert đã đề nghị làm một chuyến hành hương
đến Linh Địa Đức Mẹ Lavang để xin ơn soi sáng nên
- làm cái gì cho Việt Nam - Và như vậy là sau khi
dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường
Lavang, cha đã có quyết định rõ ràng là sẽ giúp các
trẻ em thiếu may mắn tại đây.

Lúc trở về nước, cha Albert đã trình bày với Bề Trên


về tâm tư và nguyện vọng của mình là giúp đỡ các em
nghèo nàn của xứ Miền Trung nầy. Được sự chấp
thuận của Bề Trên, cha Albert đã bắt đầu chiến dịch
"gõ cửa lòng” của đồng bào mình, những người dư ăn
dư mặc vì sống trong một xã hội vật chất đầy đủ.
Trước tiên là nhờ ơn Chúa, thứ đến là nhờ vào lối
thuyết trình, nói chuyện chân tình, hài hước nhưng
không kém phần sâu xa... của cha, đã đánh động lòng
nhiều người, nên kẻ ít người nhiều đã rộng tay giúp
đỡ... Dồn lại được một số kha khá, cha đã xin mẹ
mình một vé máy bay và đem về hết số tiền gom
được giao tận tay cho những người chăm sóc trực tiếp
các trẻ em nầy... Sau nhiều suy nghĩ, tính toán và sắp
xếp, cuối cùng, cha đã xin được giấy phép thành lập
một Hội để việc giúp đỡ được liên tục và bảo đảm
hơn. Một lần nữa, ơn Chúa thương, công việc tiến
hành tốt đẹp và Hội đã được phép hoạt động, có quy
MUÏC LUÏC

chế rõ ràng và số thành viên của Hội cũng đã lên tới


hàng trăm. Cha Albert vui mừng và cám ơn Đức Mẹ
Lavang vô cùng, nên mỗi lần tới Huế, việc trước tiên
là đi kính viếng và dâng Thánh Lễ tại Đền Mẹ.
Ngoài việc lo cho Hội, cha Albert cũng nhận bảo trợ
thêm một số các em câm điếc hay gặp hoàn cảnh khó
khăn khác. Trong số các em nầy, có Hải, năm nay 13
tuổi, đang học lớp sáu. Hải có khuôn mặt đẹp và nụ
cười tươi. Chính nụ cười nầy đã quyến rũ cha Albert
lúc ngài băng qua sân một cộng đoàn tu sĩ. Rồi một
hôm, sau khi đem Hải đi mua sắm về, trong bữa cơm,
có Hải ngồi bên cạnh, Cha Albert nói:”Hải đẹp trai
lắm, tới tuổi 18 chắc có lắm cô chạy theo”. Đối diện
ngài là một chị khá mau miệng hỏi lại: "Cũng như
cha, cha đẹp lại còn năng động và vui tính nữa, lúc cỡ
tuổi đó, có nhiều cô chạy theo không?” Cha trả lời:
"Chính tôi chạy theo người ta!” Rồi bắt đầu từ đó, cha
thổ lộ tâm sự của mình.

Rosalie và Albert quen nhau vào năm thứ hai Đại


học. nàng đi về Y và chàng theo ngành Luật. Trong
mấy năm liền, hai người yêu thương và quý mến
nhau. Gần nơi trọ học của Albert, có một cộng đoàn
tu sĩ. Thỉnh thoảng chàng cũng gặp vài tu sĩ, nhưng
chỉ chào hỏi xã giao qua loa thôi. Rồi một hôm,
Albert nảy ra ý nghĩ - liệu tôi có ơn gọi đi tu không? -
MUÏC LUÏC

Sau nhiều suy nghĩ, đắn đo, Albert xin hẹn và đến gặp
một trong các vị tu sĩ đó. Vị tu sĩ nầy đã giới thiệu và
giúp Albert làm quen với một vài Dòng tu trong Giáo
Hội. Cũng chính ngài khuyên Albert nên gia nhập
đoàn thanh niên thiện nguyện làm việc tại Lộ Đức, để
hướng dẫn khách hành hương hay giúp đỡ các người
bệnh tật vào các mùa hè, nhấât là các dịp lễ vào tháng
bảy và tám hằng năm. Lần thứ nhất, thứ hai, rồi thứ
ba... Albert say sưa với công việc thiện nguyện giúp
đỡ các bệnh nhân tại nơi đây. Nhất là mỗi đêm về, khi
các bệnh nhân đã yên giấc, Albert đi ra, hoà mình vào
đoàn hành hương để rước kiệu, tung hô Mẹ, hay lặng
lẽ trước hang đá, nơi Mẹ hiện ra với Bernadette, trong
tầm nhìn của Mẹ để lần hạt, hoặc thưa lên với Mẹ
những tâm tư thầm kín của mình. Và cũng chính tại
đây, Albert đã xác định ơn gọi làm tu sĩ của mình.
Phải mất mấy tuần, Albert mới tỏ bày được ý định
của mình cho Rosalie biết. Phần thì vì tình cảm rất
sâu đậm giữa hai người, phần thì vì không muốn cho
Rosalie buồn lòng. Nàng xứng đáng là người yêu và
là người vợ lý tưởng, nàng đẹp, thông minh lại hiền
lành, tế nhị nữa. Tuy nhiên, phản ứng của Rosalie thật
can đảm và dễ thương... Thay vì khóc lóc, hờn dỗi,
nàng đã sẵn lòng chấp nhận, tuy không khỏi đau khổ,
buồn sầu... Sau đó, Albert xin vào dòng.
MUÏC LUÏC

Albert đã qua giai đoạn tìm hiểu, rồi tập viện trong an
bình, dưới sự đồng hành của các người đặc trách. Còn
mấy tháng nữa để quyết định khấn lần đầu. Thời gian
nầy thật là cam go cho Albert, chàng nghi ngờ - tôi có
thật sự có ơn gọi tu dòng hay không? làm sao có thể
sống nổi cuộc đời đơn côi và tẻ nhạt... như thế nầy
suốt cả đời? Thật là khó! Cùng với những nghi ngờ
đó, hình ảnh của Rosalie lại hiện lên, xâm nhập cả
tâm trí, trong mọi lúc và mọi nơi. Cuối cùng Albert đã
lục lại quyển carnet cũ để tìm ra địa chỉ của Rosalie.
Lá thư đầu tiên như là một quả bóng thăm dò, và
được hồi âm tức khắc... Và trong ba tháng liền, không
ngày nào mà hai người không viết cho nhau cả. Thời
gian qua đi, sắp đến ngày tĩnh tâm để khấn tạm,
Albert phải có quyết định dứt khoát. Một lần nữa,
Albert đã biên một bức thư dài hỏi ý kiến của Rosalie.
Bức thư được gởi đi vào đầu tuần, theo sự thường,
chàng sẽ nhận được thư trả lời vài ngày sau đó.
Nhưng không, Albert chờ sốt ruột cả tuần, cho đến
sáng thứ bảy, mất hết kiên nhẫn, chàng đến ngay ông
gác cổng để hỏi xem người đưa thư đã đi qua chưa?
Và được trả lời là không hiểu vì lý do gì, người đưa
thư đã không đến sáng nay như thường lệ. Với một
tâm trạng hụt hẫng, Albert lên đường đi tĩnh tâm.
Tuần tĩnh tâm kết thúc, Albert tìm lại được sự bình an
MUÏC LUÏC

trong tâm hồn. Chàng đã tìm về Lộ Đức để cám ơn


Đức Mẹ và để tâm sự với Mẹ những diễn tiến mới
nhất trong tâm hồn. Sau đó, chàng đi thẳng đến Nhà
Mẹ của Dòng để tuyên khấn lần đầu cùng với một
người anh em khác nữa. Mọi lễ lạc, tiệc tùng qua đi,
Albert lên đường trở về cộng đoàn trong niềâm hân
hoan của một Tân khấn sinh. Tuy nhiên, niềm vui vụt
tắt, khi mà chàng nhận thấy trong số thư được gởi đến
lúc chàng vắng mặt có một thư của Rosalie, đến ngay
buổi chiều chàng rời cộng đoàn, trong đó, bằng một
lời lẽ tha thiết, nàng quyết định lập gia đình với
chàng. Trớ trêu thay! Chàng vừa mới khấn có mấy
ngày! Tuy dứt khoát, nhưng sự việc nầy cũng khiến
chàng đau khổ một thời gian. Sau khi lấy lại bình
tĩnh, chàng nhất quyết không giữ liên lạc với Rosalie
nữa.

Mười năm sau, trong một lần thăm viếng "quốc gia
của Giáo Hoàng” tại Avignon. Lần nầy cụ sáu Albert
đang chuẩn bị bước lên bàn thánh trong vài tháng
nữa. Thầy ghé vào siêu thị để tìm mua một vài thứ
cần thiết. Đang lúc rảo qua các gian hàng, Albert đưa
mắt dán vào một dáng người lướt qua từ xa, trong tầm
nhìn của mình - Có phải là Rosalie đó không? Nàng
làm gì ở đây? Và như có một ma lực nào đó thúc đẩy,
Albert rảo chân bước theo, tuy vẫn giữ một khoảng
MUÏC LUÏC

cách cần thiết. Đột nhiên trong đầu óc nảy ra ý nghĩ -


để làm gì? - Nếu phải là nàng tôi phải có thái độ nào
cho xứng hợp trong lúc nầy? Mãi cho tới lúc nàng
tiến ra quầy tính tiền, thì Albert như cảm thấy có một
sức mạnh nào đó kéo thầy đi ra phía khác. Trở về bãi
đậu xe, mở cửa xe bước vào, ngồi trước tay lái, nước
mắt tuôn rơi. Thầy Albert đã khóc thật... Sau nầy, tình
cờ, bằng một cú điện thoại với một người bạn cũ,
Albert biết được là Rosalie đã ly dị chồng, đã ở riêng
với đứa con gái 6 tuổi, và có phòng mạch tại
Avignon...

... Kết thúc câu chuyện, cha Albert nói: "Như vậy là
ơn Chúa luôn giữ gìn tôi. Chính Ngài đã chọn và
trung tín với tôi, cho dù tôi thế nào đi nữa, Chúa vẫn
yêu thương và chở che tôi. Tôi nghĩ, giá như bức thư
của Rosalie đến với tôi trước khi khấn, hoặc tại
Avignon tôi gặp lại Rosalie trong hoàn cảnh đáng
thương của nàng lúc đó... tôi không biết những gì sẽ
xảy ra cho tôi. Thạât là ơn Chúa luôn đủ cho tôi và
Đức Mẹ Maria, Mẹ Lộ Đức hay Mẹ Lavang luôn theo
dõi và cứu giúp tôi”. Phần chúng ta, cám ơn Chúa, vì
nếu thầy Albert đã không can đảm dừng chân đúng
lúc, thì Giáo Hội đã không có thêm một linh mục trẻ
trung, vui tính và rất hòa đồng với mọi người, nhất là
những ai già cả và đau yếu. Các trẻ em nghèo khổ của
MUÏC LUÏC

chúng ta đã không có một người cha bảo trợ rất mực


thương yêu và tốt lành như hiện có.
MUÏC LUÏC

Thêm một phép lạ tại Lộ Đức chữa lành người


bất toại

TURIN, ITALIA (CNA) - Một phụ


nữ bị bệnh thần kinh nghiêm trọng
phải ngồi xe lăn để di chuyển đã
hoàn toàn có thể tự do bay nhảy sau
chuyến hành hương đến Lộ Đức vào
đầu tháng 08 qua. Người phụ nữ này
tin rằng chính nhờ tắm nước tại Lộ Đức mà bệnh của
bà đã khỏi.

Bà Antonia Raco, 50 tuổi, đã ngồi xe lăn từ 4 năm


nay vì chứng tê liệt cơ bắp do mất tế bào thần kinh
(Amyotrophic Lateral Sclerosis), hay còn gọi là bệnh
sơ cứng teo cơ. Bà đã thực hiện chuyến hành hương
đến Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức hôm 05-08-2009.

Nói với thông tấn xã ANSA, bà Raco cho biết: "Từ


khi trở về nhà, tôi đã có thể đi lại và làm mọi thứ như
trước đây, thậm chí tôi còn chạy được nữa."

Bà Raco sống ở một ngôi làng gần thành phố Potenza


miền Nam nước Ý. Bà nói rằng bà muốn coi điều này
như "một món quà, một hồng ân hơn là một phép lạ."
MUÏC LUÏC

Bà tường thuật lại việc lúc đang tắm ở dòng suối chữa
lành tại Lộ Đức: "Khi đó tôi nghe có tiếng khích lệ tôi
và một cơn đau mãnh liệt ở hai chân."

Thứ ba tới, Raco sẽ đến để các chuyên gia khám tại


bệnh viện danh tiếng Molinette ở Turin. Bác sĩ
chuyên khoa Adriano Chiro tại bệnh viện là người
chữa trị bệnh tật cho bà từ năm 2005.

Lộ Đức thuộc Pháp quốc đã trở thành địa điểm hành


hương nổi tiếng kể từ năm 1858, khi thánh nữ
Bernadette Soubirous được thị kiến Đức Mẹ ở hang
núi. Theo những lời chỉ dẫn của Đức Maria, thánh nữ
Bernadette cạo mặt đất đá bên cạnh hang núi cho tới
khi dòng suối nước chảy ra. Suối này cung cấp cho
người hành hương 27.000 gallon nước mỗi ngày.
Nhiều phép lạ đã được ghi nhận nhờ nước từ Đền
thánh Đức Mẹ Lộ Đức.

Thánh nữ Bernadette qua đời ngày 16-04-1879 ở tuổi


35. Ngày 22-09-1909, Đức cha Gauthey của giáo
phận Nevers và các giáo chức Giáo hội đã cho khai
quật thi hài của thánh nữ Bernadette Soubirous.
Trước sự hiện diện của nhiều vị chuyên gia được Tòa
Thánh chỉ định cho vụ án phong thánh, bao gồm 2
MUÏC LUÏC

bác sĩ và một nữ tu bề trên của công đoàn khi xưa của


thánh nữ. Tất cả đều chứng kiến thân xác của thánh
nữ còn nguyên vẹn không hề hư nát không thể lý giải
được về mặt khoa học, còn cây Thánh Giá và chuỗi
hạt trong tay của thánh nữ thì đã bị ôxi hóa. Chính
điều này đã góp phần bổ sung vào kho phép lạ cho
biến cố phong thánh của thánh nữ. Sau khi khai quật
quan tài, người ta tắm rửa và thay quần áo cho thánh
nữ trước khi đặt thân xác ngài trở lại một quan tài hai
lớp. Ngày nay, xác thánh nữ Bernadette nguyên vẹn
và tươi tắn như đang nằm ngủ được trưng bày trong
quan tài pha lê cho dân chúng kính viếng và vẫn
không hề có dấu hiệu phân hủy sau 130 năm kể từ
ngày mất.
MUÏC LUÏC

Phép Lạ Lộ Đức và Bác Sĩ Alexis Carrel


Chủ đề: ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

Lạy Mẹ nhân hiền, Đấng hằng cứu giúp những ai


khốn cùng khiêm tốn kêu cầu Mẹ, xin Mẹ hãy gìn giữ
con. Con tin nơi Mẹ. Mẹ đã dùng một phép lạ cả thể
để trả lời cho nghi ngờ của con. Con chưa biết nhận
ra phép lạ và còn tiếp tục hồ nghi. Nhưng ước muốn
lớn lao nhất và khát vọng thâm sâu nhất của lòng con
là đạt đến Đức Tin!

Đó là lời cầu xin tha thiết của ông Alexis Carrel


(1873-1944), bác sĩ Pháp trẻ tuổi, tại đền thánh Đức
Mẹ Lộ Đức, vào một đêm khuya vắng năm 1903, sau
khi chứng kiến phép lạ một thanh nữ khỏi bệnh.

Alexis Carrel chào đời tại Lyon (Bắc Pháp) trong một
gia đình Công Giáo đạo đức. Alexis mồ côi Cha năm
lên 4 tuổi và được Mẹ giáo dục trong niềm kính sợ
THIÊN CHÚA. Nhưng khi lớn lên và trở thành sinh
viên xuất sắc, Alexis bỗng đánh mất Đức Tin Công
Giáo đơn sơ trong tuổi thơ của mình. Việc Alexis mất
Đức Tin một phần do ảnh hưởng chủ thuyết duy vật
vô thần rất thịnh hành trong xã hội Âu Châu vào
những thập niên cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
MUÏC LUÏC

Năm 30 tuổi, Alexis Carrel trở thành bác sĩ và là giáo


sư giải phẫu học nổi tiếng của phân khoa thuốc đại
học Lyon. Một ngày trong năm 1903, giáo phận Lyon
tổ chức cuộc hành hương Lộ Đức dành riêng cho các
bệnh nhân.

Vì bị ngăn trở vào phút chót, một bác sĩ bạn nhờ bác
sĩ Carrel thay mình tháp tùng các bệnh nhân. Bác sĩ
Carrel miễn cưỡng nhận lời, nhưng tận thâm tâm ông
vui mừng vì được dịp nhạo cười và chỉ trích tại chỗ
những chuyện gọi là ”phép lạ Lộ Đức”. Theo ông, đó
chỉ là chuyện nhảm nhí của các tín hữu Công Giáo vô
học, ngây thơ và dễ tin!

Trước luận cứ vô thần của ông, một bác sĩ khác, cùng


tháp tùng các bệnh nhân trong chuyến hành hương Lộ
Đức năm đó, vặn lại:

- Có những trường hợp bị ung thư, lao phổi nặng và


bị mù lòa thật sự mà y khoa bó tay, lại được chữa
khỏi cách lạ thường, khiến các bác sĩ thuộc đủ mọi
quốc tịch – có Đức Tin hay không Đức Tin – đều
không thể nào giải thích được. Vậy anh nghĩ sao?

Bác sĩ Alexis Carrel vẫn ngoan cố trả lời:


MUÏC LUÏC

- Chuyện không thể nào xảy ra được! Chắc chắn là


các cuộc khám nghiệm không thi hành nghiêm chỉnh:
trước, trong khi, và sau khi khỏi bệnh! Cho tới giờ
phút này, các phép lạ chưa được nghiên cứu một cách
khoa học. Ngoài ra, chấp nhận phép lạ tức là chấp
nhận sự kiện một cách ngu xuẩn, bởi vì, luật lệ thiên
nhiên bất biến .. Tuy nhiên, trước một sự kiện tỏ
tường, chắc chắn người ta bị bó buộc phải công nhận.
Do đó, nếu tôi tận mắt chứng kiến một sự kiện, hẳn
tôi sẽ cúi đầu chấp nhận!

Thách thức của bác sĩ Alexis Carrel được chính Đức


Mẹ Lộ Đức trả lời.

Trong chuyến hành hương, bác sĩ Carrel được giao


nhiệm vụ chăm sóc cách riêng một nữ bệnh nhân tên
Marie Ferrand, 24 tuổi. Cô bị bệnh lao phổi ở thời kỳ
chót và mắc thêm chứng bệnh sưng màng bụng đau
đớn. Các bác sĩ bó tay và cô nằm chờ chết. Nhưng cô
có nguyện vọng sau cùng là hành hương Lộ Đức. Lời
van nài của cô được chấp thuận.

Chuyến đi càng làm cho bệnh tình cô nặng thêm. Khi


đến Lộ Đức thì hầu như cô chỉ còn thoi thóp thở. Bác
sĩ Carrel đặc biệt chăm sóc cô và ông thấy rõ cô có
thể tắt thở bất cứ lúc nào. Ông nói với bác sĩ bạn:
MUÏC LUÏC

- Nếu cô này khỏi bệnh thì thật là phép lạ! Lúc đó tôi
sẽ tin và sẽ cắt tóc đi tu làm thầy dòng!

Người ta định mang cô Marie Ferrand xuống hồ tắm,


nhưng vì bệnh tình quá trầm trọng, người ta chỉ dùng
nước suối Lộ Đức thoa rửa trên người cô. Bác sĩ
Carrel luôn luôn đứng bên cạnh cô. Ông thầm thì:

- Ôi ước gì con được giống như những tín hữu Công


Giáo đáng thương, biết tin tưởng vào quyền lực chữa
trị của nước suối Đức Mẹ! Xin Mẹ chữa lành thanh
nữ này vì cô quá đau đớn. Xin Mẹ cho cô sống thêm
thời gian nữa và xin cho con có được Đức Tin!

Bỗng chốc, bác sĩ Alexis Carrel trông thấy rõ ràng


bệnh nhân hồi sinh. Gương mặt cô gái từ từ trở nên
hồng hào. Nhịp mạch, nhịp tim đập trở nên bình
thường. Cái bụng phình to tướng đang từ từ xẹp
xuống. Hiện tượng lạ lùng đó diễn ra trong vòng 20
phút. Đúng 3 giờ chiều, cô Marie Ferrand nói lớn
tiếng:

- Con đã được khỏi bệnh!

Người ta mang đến cho cô một ly sữa, cô cầm lấy và


uống như một người bình thường.
MUÏC LUÏC

Trước sự kiện hiển nhiên đó, bác sĩ Alexis Carrel


đành chấp nhận:

- Một hiện tượng bất ngờ – không thể nào xảy ra – đã


thực sự xảy ra!

Từ sau phép lạ tại Lộ Đức năm 1903 đó, bác sĩ Alexis


Carrel từ từ trở về với Đức Tin Công Giáo và qua đời
vào năm 1944.

Lúc sinh thời, bác sĩ Alexis Carrel đã tiến cao trên đài
danh vọng, đã lãnh giải thưởng Nobel y khoa năm
1912. Nhưng khi chết, ông đã tắt thở trong Đức Tin
đơn sơ của một đứa trẻ. Quả thật, hạnh phúc thay
người có Đức Tin!

Albert Bessières, ”Le Voyageur de Lourdes: ALEXIS


CARREL”, Collection Convertis du XXè Siècle,
Belgique, 1952

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt


MUÏC LUÏC

HIỆN TƯỢNG LẠ Ở THÁNH ĐỊA LA VANG


Chủ đề: MẸ MARIA, ĐỨC MẸ LA VANG

LAVANG - Sáng ngày 13.06.2008, Phái đoàn Tòa


Thánh Vatican do Đức Ông Pietro Parolin Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao Tòa Thánh dẫn đầu đã đến viếng Đức
Mẹ La Vang và dâng thánh lễ đồng tế tại Linh đài
Đức Mẹ. Nghe tin có Phái đoàn Tòa Thánh Vatican
đến thăm thánh địa La Vang, nên rất đông giáo dân đã
mau mắn về tham dự và họ đến từ nhiều vùng của ba
miền đất nước. Lúc 9h30, Đức Ông Pietro Parolin đã
có bài nói chuyện thay bài giảng với cộng đoàn dân
Chúa. Đức Ông Parolin nói: “Chúng tôi cảm tạ hồng
ân và sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho chúng
tôi được đến thăm viếng Thánh địa La Vang và dâng
thánh lễ tại đây, trong bầu khí an lành và ấm cúng và
MUÏC LUÏC

đầy tình yêu thương. Chúng tôi đến đây trong tình
hiệp thông thân ái và xin gửi lời chào mừng của Đức
Thánh Cha đến tất cả anh chị em hiện diện nơi đây.
Chúng tôi đã chứng kiến anh chị em đến từ nhiều giáo
phận khác nhau, có cả người nước ngoài nhưng chúng
ta cảm thấy như cùng trong một gia đình duy nhất
Sau 15 lần phái đoàn đến Tòa Thánh Vatiacan đã đến
viếng Đức Mẹ La Vang, nhưng đây là lần đầu tiên
phái đoàn Tòa Thánh Vativan chính thức đại diện cho
Đức Thánh Cha đến viếng Linh địa này. Sự hiện diện
của phái đoàn Tòa Thánh Vatican hôm nay là sự hiện
diện cho Đức Thánh Cha luôn quan tâm đến Thánh
địa này. Đức Thánh Cha đã gửi đến anh chị em lời
thăm hỏi và chúc anh chị em luôn giữ vững đức tin
mạnh mẽ. Ngài cũng hứa trong kì Đại hội La Vang
lần thứ 28 này, ngài sẽ gửi thông điệp để ban phép
lành cho tất cả anh chị em. Tôi xin trao tặng Hào
quang Mình Thánh Chúa của Đức Thánh Cha gửi cho
Thánh địa La Vang. Vì tôi tin rằng Mẹ cũng đang
hiện diện với chúng ta”. Sau đó Đức Ông Parolin trao
Hào quang Mình Thánh Chúa của Đức Thánh Cha
Benedictô XVI tặng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang
cho Đức Cha F.X Lê Văn Hồng, giám mục phụ tá
Giáo phận Huế. Đúng lúc đó, cộng đoàn dân Chúa
xôn xao và chỉ trỏ lên bầu trời trên Linh đài. Lúc này
đúng 9h40, một vầng hào quang sáng ngời tỏa xuống
MUÏC LUÏC

trên Linh đài Đức Mẹ La Vang, nhiều người đã không


cầm được nước mắt và quỳ xuống khẩn cầu cùng Mẹ.
Đức Cha Phụ tá, phái đoàn Tòa Thánh và các linh
mục đồng tế đã phải ngưng thánh lễ để cùng với cộng
đoàn chứng kiến và chiêm ngắm hiện tượng kỳ lạ
xuất hiện trên bầu trời ngang trên Linh đài Đức Mẹ
sau câu nói của Đức Ông Parolin: “Tôi tin rằng Mẹ
đang hiện diện với chúng ta”. Đây rõ ràng là một sự
kì diệu mà không thể có lời giải thích tại sao. Sau
thánh lễ, hầu hết cộng đoàn dân Chúa đều bàn tán về
hiện tượng kỳ lạ này .
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC
MUÏC LUÏC

TÓM LƯỢC BIẾN CỐ ĐỨC MẸ HIỆN RA

Linh Địa Lavang nằm trong khu vực Giáo


Xứ Dinh Cát, thuộc tỉnh Quảng Trị, cách
thị xã Quảng Trị 6 cây số và cách Cố Đô
Huế 58 cây số.

1. GIÁO XỨ DINH CÁT

---------Theo lịch sử thì Dinh Cát là miền


đất cũ thuộc dân tộc Chàm. Nhưng đến
năm 1307 vua Chàm cắt vùng đất từ sông
Đông Hà qua đèo Hải Vân dâng cho nhà
Trần để làm sính lễ cưới Huyền Trân Công
Chúa. Vùng đất nhượng quyền này được
nhà Trần chia thành 2 châu (Châu Thuận
và Châu Hoà). Dinh Cát thuộc Châu Thuận
được đặt làm thị trấn gọi là Thuận Thành
rất trù phú và đông đúc. Trải qua 68 năm
Nhà Nguyễn Hoàng đóng dinh tại đây
(1558-1626), khiến Cát Dinh đã thành nơi
mậu dịch rất sầm uất với người ngoại
quốc.

---------Vị Linh Mục đầu tiên đặt chân lên


MUÏC LUÏC

xứ Dinh Cát vào năm 1595 là cha Diego


Aduarte Dòng Đaminh. Sau có cha
Phanxicô Buzomi từ Áo Môn (Trung Hoa)
sang và được phép giảng đạo từ Quảng
Nam tới Phú Yên. Rồi đến các cha khác
tiếp nối. Mãi đến 1689 cha Lorenso Lân
mới chính thức là cha sở đầu tiên của xứ
Dinh Cát. Sau 24 năm phát triển (1693-
1717) thì đến thời (Chúa Minh Vương)
bách hại, nhiều người chết vì đức tin. Tiếp
đến những cuộc tranh chiến kế tiếp suốt
37 năm (1765-1802) đã khiến trăm họ
lầm than, đến lòng trời cũng phải xúc
động. Mẹ Chúa đã hiện ra tại Lavang, để
an ủi kẻ âu lo, cứu giúp con cái lầm than
của Mẹ.

2. PHƯỜNG LAVANG

---------Vào thế kỷ XV, xứ Dinh Cát gồm 2


Huyện, 134 xã, 9 thôn và nhiều Phường.
Làng Cổ Vưu là một Họ Đạo lâu đời thuộc
Xứ Dinh Cát, được thành lập vào thế kỷ
17, đời nhà Lê và quản thu đời Gia Long
(Theo sử liệu cha Lorense Lân viết lại ngày
MUÏC LUÏC

17.2.1791). Dân làng phải đi vô rừng sâu


tới 7 cây số để phá rẫy trồng khoai, cấy
lúa. Trong làng Cổ Vưu có phường Lá Vắng
(Vì trong vùng có nhiều cây tên là Lá
Vắng, có hột đen ăn được và lá cây lại là
một vị thuốc, nên dân trong vùng dùng lá
sắc lên uống chữa bệnh, do đó dân vùng
lấy tên cây mà đặt cho phường như trong
địa bộ. Về sau người ta đọc trại ra là
Lavang như ngày nay). Vậy chiếu theo địa
bộ đời nhà Lê, Lavang đã được thành lập
trên 200 năm. Cũng theo những lời truyền
miệng của tiền nhân thì cách đây hơn 200
năm, dưới đời vua Cảnh Thịnh (tức
Nguyễn Quang Toản) một biến cố hãi
hùng do cuộc cấm đạo và chiến tranh đã
khiến cho dân chúng xung quanh Dinh Cát
phải chạy vào Lavang để lánh nạn.

3. ĐỨC MẸ HIỆN RA

---------Trong lúc lánh nạn, họ thường tụ


họp nhau mỗi tối để cầu nguyện, lần hạt.
Bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp mặc áo
choàng hiện ra gần cây đa cổ thụ, mà họ
MUÏC LUÏC

nhận biết là Đức Mẹ vì có bồng Chúa Hài


Đồng và có 2 Thiên Thần cầm đèn chầu.
Đức Mẹ ngỏ lời an ủi và dạy họ bẻ lá cây
xung quanh đó mà nấu nước uống thì sẽ
được lành bệnh. Đức Mẹ còn hứa từ nay về
sau những ai đến đây cầu khẩn Mẹ, thì Mẹ
sẽ ban ơn phù trợ. Đức Mẹ còn hiện ra với
họ nhiều lần khác nữa. Theo sách Vãn
Lavang có kể rằng:

Trời sinh cái chốn lạ lùng,


Tự nhiên giữa núi nên cung Chúa Bà.
Truyền rằng có một cây đa,
Mọc trên núi nọ gọi là Lavang.
Ngày thì hạc phụng dạo chơi,
Đêm thì hổ báo chầu nơi linh hoàng.
Chốn này linh ứng nghiêm trang,
Hai bên khe ruộng giữa làng Lavang....

---------Điều đáng tiếc là không ai biết


được Đức Mẹ hiện ra chính xác vào năm
nào, nhưng theo tục truyền thì Đức Mẹ
hiện ra vào lúc nước nhà đang xảy ra
những cuộc nội chiến thật bi đát và lầm
than (1765-1802).
MUÏC LUÏC

---------Nhưng theo sử liệu định mức sự


đen tối nhất là thời Vua Cảnh Thịnh (Nhà
Tây Sơn) bắt đạo. Lý do là sau khi vua
Quang Trung mất (9/1792), Nguyễn
Quang Toản mới 13 tuổi lên ngôi, lấy hiệu
là Cảnh Thịnh, nên mọi việc do các quân
thần nhiếp chính. Sau khi bắt được lá thư
của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha
Labartelle xin giúp đỡ, vua Cảnh Thịnh
sinh ghét Đạo Công Giáo và ra sắc dụ cấm
đạo từ Phú xuân ra Bắc (8/1798). Lại cho
lính đi lùng bắt các vị Thừa Sai Pháp đã
đứng ra giúp Chúa Nguyễn Ánh. Nhiều
người Công Giáo thuộc vùng Cổ Vưu,
Thạch Hãn... chạy vào lánh nạn tại
phường La Vang, giữa vùng núi rừng hiểm
trở. Trong lúc lánh nạn ở đây, ban đêm họ
họp nhau cầu nguyện và lần hạt Mân Côi.
Thấy cảnh khổ của họ, Đức Mẹ thương
hiện ra để an ủi các con cái Mẹ đang bị
bách hại.

---------Đời các vua kế tiếp như Minh


Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cũng đều ra
MUÏC LUÏC

những sắc dụ cấm đạo cách ráo riết. Điều


đáng tiếc là các bút tích lịch sử về biến cố
lạ thường xẩy ra tại Lavang do Đức Cha
Labartelle để lại cùng với văn khố của Địa
Phận Bình Trị Thiên đều bị thiêu đốt đến 2
lần. Ngay cả đến các sách vở, tài liệu của
Đức Cha Sohiu Bình (1861) được chôn dấu
tại Huế cũng bị đào lên và đốt hết, nên
không còn bút tích nào để lại. Sau này các
giáo hữu được thấy Đức Mẹ hiện ra cũng
chỉ biết kể lại với những người quen thân
chòm xóm. Và rồi từ miệng người này qua
người khác, sự tích Đức Mẹ Lavang được
biến thành một lời truyền tụng không sức
nào có thể dập tắt được.
MUÏC LUÏC

Lịch Sử La vang

Bùi Văn Giải

Nói đến Quảng Trị mà không nói đến


La Vang là một điều thiếu sót. Bởi vì ít
ai là dân Quảng Trị mà không nghe
nói đến địa danh La Vang. Không
những thế, La Vang đã là nơi mà từ
Bắc chí Nam nhiều người biết đến,
không chỉ là người Công Giáo mà cả
đồng bào ngoài Công Giáo nữa. Ngày
nay, trên thế giới nhiều người cũng
biết đến La Vang. Ở đất Mỹ cũng đã có
những ngôi nhà thờ lấy danh hiệu Ðức
Mẹ La Vang.
MUÏC LUÏC

Người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La


Mã: Ðức Gioan Phaolô II cũng đã nói
đến linh địa La Vang sau buổi phong
thánh cho 117 vị Tử Ðạo Việt Nam vào
ngày 19-06-1988, ở quảng trường
Thánh Phêrô La Mã, trong buổi đọc
kinh truyền tin, Ngài đã ngỏ lời với
Giáo Hội Toàn Cầu vì sự hiện ra của
Ðức Mẹ tại La Vang năm 1798... Vào
ngày 28-11-1992, trong buổi triều yết
chung cho các phái đoàn Công Giáo
khắp nơi về Rôma, lại một lần nữa Ðức
Gioan Phaolô II đề cập đến đền thờ
Ðức Mẹ La Vang thuộc Giáo Phận Huế.

Ðặc biệt, sau khi chủ tế thánh lễ bế


mạc đại hội giới trẻ vào chiều 15-08-
1993 tại Denver (Hoa Kỳ), Ðức Gioan
Phaolô II đã ưu ái dành một giờ để
tiếp xúc riêng với khoảng 20,000 bạn
trẻ và người Việt Nam ở Hải Ngoại
đang có mặt tại Denver. Dịp này Ngài
đã gởi cho toàn thể giới trẻ, Giáo Hội
và dân tộc Việt Nam một thông điệp.
Trong phần cuối cùng của thông điệp
MUÏC LUÏC

Ngài đã nói đến Ðức Mẹ La Vang: "Tôi


xin phó thác toàn thể cộng đồng Công
Giáo Việt Nam dưới sự bảo trợ của Ðức
Mẹ La Vang, Ngài là Mẹ yêu thương,
năm 1798 hiện ra an ủi những người
giáo dân hồi đó bị Văn Thân bách hại.
Giáo Hội tại Việt Nam đã được dâng
hiến cho Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ
Maria. Giờ đây sắp sửa đến ngày kỷ
niệm 200 năm biến cố nói trên. Ước gì
thời gian chuẩn bị lễ đệ nhị bách chu
niên này cũng là thời gian tăng cường
Ðức Tin sốt sắng và hăng say sống đời
Công Giáo, là thời gian liên kết với
Giáo Hội bên nhà, thời gian lưu niệm
quá khứ, nhưng cũng là thời gian
chuẩn bị một tương lai sáng sủa hơn
cho các thế hệ mới của người Việt
Nam. Cầu chúc cho họ lớn lên với niềm
hiên ngang lành mạnh xứng với nguồn
gốc Quốc Gia, với nền văn hóa sung
mãn, với sự lớn mạnh của tổ tiên họ
xưa kia, vẫn hùng tráng trước mọi thử
thách gian truân..."
MUÏC LUÏC

Thật ra người dân Quảng Trị, không kể


thuộc tôn giáo nào, cũng đáng hãnh
diện với vùng đất La Vang, nơi mà
nhiều người trên thế giới đã biết đến.

Vậy La Vang là nơi nào? Trở về thời xa


xưa, La Vang là nơi rừng núi hẻo lánh
có nhiều cây "lá vằng", có thú dữ,
nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về
sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, bốn cây số và
cách Phú Xuân, tức Kinh Ðô Huế, 58
km về phía Bắc. Theo địa bộ của làng
Cổ Vưu được lập đời nhà Lê và được
quản tu lại đời Gia Long có ghi tên
"phường Lá Vằng". Sở dĩ gọi vậy là vì
nơi đáo có nhiều lá vằng, một loại cây
mà người phụ nữ lúc sinh đẻ thường
nấu nước, có vị đắng, để uống như
một vị thuốc, rồi đọc trại ra là La
Vang. Có người cho rằng gọi là La
Vang vì ngày xưa nơi rừng rú có cọp,
beo, thú dữ nên mỗi lần các toán
người đi làm củi ngang qua phải la
vang để thú dữ lẫn tránh.
MUÏC LUÏC

Dở lại những trang sử đau thương của


đất nước từ năm 1765-1801, nhận
thấy trăm họ lầm than, dân tình khổ
sở vì nạn đói kém, chiến tranh. Ðối với
người Công Giáo lại còn bị bắt bớ, tù
đày, giết chóc. Theo truyền thuyết thì
Ðức Mẹ đã hiện ra tại La Vang trong
thời gian đen tối đó, tuy không rõ năm
nào, nhưng theo truyền khẩu, nhiều
người cho rằng Ðức Mẹ đã hiện ra dưới
thời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn vào
năm 1798.

Ngày 17-08-1798 vua Cảnh Thịnh, con


của vua Quang Trung, ra sắc dụ cấm
đạo từ Phú Xuân đến Bắc Hà, lệnh cho
tiêu diệt đạo Giatô, là đạo ngoại quốc,
phải triệt hạ các đạo đường, đạo quán
và tróc nả các đạo trưởng. Ðể trốn
tránh sự bắt đạo của quan quân Tây
Sơn, giáo dân xứ Trí Bưu (Cổ Vưu), xứ
Thạch Hản... đã trốn vào ẩn náu trong
"phường Lá Vằng". Họ phá rừng làm
rẫy, có người đã làm trại để giữ hoa
màu. Và theo truyền thuyết, đêm đêm
MUÏC LUÏC

họ họp nhau đọc kinh lần chuỗi. Và


bỗng nhiên vào một đêm, họ thấy một
bà đẹp, tay bồng chú bé xuất hiện ở
một cây đa cổ thụ, có hai vị cầm đèn
chầu. Họ nhận ra đó là Ðức Mẹ bồng
Chúa Hài Ðồng, có hai thiên thần
chầu. Ðức Mẹ đã ngỏ lời an ủi họ, bảo
họ hái lá cây xung quanh mà uống sẽ
được lành bệnh và hứa rằng ai đến
cầu khẩn tại chốn này Ngài sẽ ban ơn.
Ðức Mẹ còn hiện ra nói với họ nhiều
lần...

Dĩ nhiên, như trong bài diễn thuyết


của Ðức cố Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn nói
về sự tích La Vang đã nêu lên vấn đề
như sau: "Sự tích về La Vang chúng
tôi có biết đặng ít nhiều thì bởi truyền
khẩu chứ không bởi truyền thơ. Những
điều truyền khẩu về Ðức Mẹ La Vang
thật hư thế nào, mặc ai tự nghĩ. Chúng
tôi chỉ luận chung rằng: có tích mới
dịch ra tuồng. Nay việc La Vang đã ra
như một việc lớn lao thế này, lẽ nào là
một việc vô tông vô tích".
MUÏC LUÏC

Năm 1802, Gia Long thống nhất sơn


hà. Việc đạo tạm yên. Sự tích Ðức Mẹ
hiện ra tại La Vang được truyền miệng
khắp các xứ đạo vùng Dinh Cát. Người
ta còn kể rằng người lương đi làm rú
đến La Vang sau bị "động" nên rút lui,
nhường lại cho giáo dân. Và do đó
trước năm 1885, La Vang đã có một
nhà thờ kính Ðức Mẹ. Nhà thờ này,
cũng theo khẩu truyền: ngày 9-8-
1885 đã bị cha con tên Mẹo dựa thế
Văn Thân đốt cháy, nhưng ngay chiều
hôm đó, Văn Thân đến thiêu sống cả
gia đình ông ta.
MUÏC LUÏC

Từ đó, La Vang một danh từ bắt đầu


quen thuộc và trìu mến của giáo dân
giáo phận Huế, rồi nhanh chóng vang
danh khắp Việt Nam. Không ai là Công
Giáo trong toàn quốc mà không nghe
nói đến Mẹ La Vang.

Năm 1886 Ðức Cha Gaspar (Lộc) cho


xây đền thờ ngói, 15 năm mới hoàn
thành, vì địa điểm núi non nên vận
MUÏC LUÏC

chuyển vật liệu khó khăn. Năm 1901,


đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức
vào ngày 08-08 để mừng khánh thành
nhà thờ. Dịp nầy, Ðức Cha Gaspar đã
chọn bổn mạng cho thánh đường La
Vang với tước hiệu: "Ðức Bà Phù Hộ
Các Giáo Hữu" và đã quy định về các
cuộc kiệu ở La Vang như sau: mỗi năm
kiệu Ðức Mẹ một lần vào ngày mồng 3
tết nguyên đán gọi là kiệu minh niên
và cứ ba năm mở đại hội ba ngày
trong tuần lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên
Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và
thi hành cho đến ngày nay.

Năm 1924, Ðúc Cha Allys (Lý) cho


phép Linh Mục Morineau (Cố Trung),
cha sở họ Cổ Vưu (Trí Bưu) cất một
ngôi thánh đường rộng lớn. Ngôi nhà
thờ ấy còn cho đến năm 1972, rồi bị
chiến tranh tàn phá.

Năm 1949-1954, La Vang nằm trong


vùng kiểm soát của phe Việt Minh,
giáo hữu La Vang tản cư ra thị xã
MUÏC LUÏC

Quảng Trị thì đồng bào ở vùng lân cận


như Long Hưng, Phú Hưng lại đến
quây quần chung quanh đền Ðức Mẹ.
Một điều lạ lùng là trong vòng hai năm
(1949-1950) có gần 1,000 người
lương trở lại Công Giáo, dưới thời cha
Giacôbê Nguyễn Linh Kinh làm cha sở
ở linh địa La Vang (1946-1955).

Năm 1954 hiệp dịnh Gienève chia đôi


đất nước, La Vang nằm về phía Nam vĩ
tuyến 17. Cảnh hành hương bắt đầu
nhộn nhịp... Nhiều người, nhiều đoàn
thể từ Bến Hải đến Ca Mau thay phiên
nhau đến kính viếng Ðức Mẹ.

Ngày 22-08-1961, Hội Ðồng Giám Mục


miền Nam đã long trọng tuyên bố tại
La Vang là chọn đền thờ Ðức Mẹ La
Vang làm "đền thờ toàn quốc dâng
kính Trái Tim Vô Nhiễm Ðức Mẹ" và
nhận linh địa La Vang làm "Trung tâm
Thánh Mẫu toàn quốc". Công trình xây
dựng trung tâm bắt đầu trong năm
1962 đến năm 1964 với sự tích cực
MUÏC LUÏC

đóng góp của giáo dân khắp nơi. Cùng


trong ngày 22-08-1961, ngày bế mạc
đại hội, sắc Tòa Thánh Vatican nâng
đền thờ Ðức Mẹ La Vang lên bậc
Vương Cung Thánh Ðường đã được
rước từ nhà thờ Trí Bưu vào theo nghi
lễ đặc biệt Á Ðông.

Năm 1972, chiến tranh quốc cộng giữa


Nam Bắc khốc liệt xảy ra ở Quảng Trị,
La Vang bị tàn phá nặng nề. Bao công
trình kiến tạo đều bị bom đạn san
bằng, ngôi thánh đường còn một nữa
phía sau, chỉ trừ ba cây đa nhân tạo
nơi đài Mẹ, tục truyền là nơi Mẹ đã
hiện ra là còn nguyên vẹn.

Mùa xuân 1974, Ðức Mẹ thánh du Ðạo


Binh Xanh quốc tế tổ chức đã đến La
Vang trong cảnh hoang tàn, nhưng rất
đông con cái mẹ đến kinh viếng.

Từ sau năm 1975, mặc dù hoàn cảnh


có khó khăn, chính quyền Cộng Sản
cấm ngặt những sự tụ tập ở linh địa La
Vang, tuy thế con cái Mẹ không riêng
MUÏC LUÏC

gì ở giáo phận Huế mà nhiều nơi trong


nước Việt Nam, vẫn tìm cách về bên
Mẹ.

Mãi đến năm 1990, chính quyền thấy


rằng việc nghiêm cấm giáo dân hành
hương "về bên Mẹ" là bất lợi, nên
chính quyền huyện Triệu Hải (tỉnh
Quảng trị) cho phép tổ chức đại hội
trong sự hạn chế tối đa. Văn bản cho
phép của huyện chỉ có trước một tuần
lễ, và chỉ cho phép linh mục E. Nguyễn
Vinh Gioang, cha sở Diên Sanh kiêm
linh địa La Vang đứng ra điều hành
thôi. Bởi đó, về mặt tổ chức chẳng có
gì. Ðiện đèn lờ mờ chẳng ra sao, máy
móc âm thanh phát tiếng cũng èo
uột... nhưng về mặt tinh thần đạo đức
của trên 20,000 giáo dân lên đến tột
độ.

Năm 1993, đại hội lần thứ 23 diễn ra


từ thứ năm 12 tháng 8 đến 15-08-
1993. Ðại hội lần này tuy còn bị hạn
chế nhưng cũng được rộng mở hơn, lý
MUÏC LUÏC

do chính quyền CS nhận thấy có lợi về


mặt chính sách và vật chất, chỉ riêng
việc độc quyền giữ xe cũng đã thâu
được mấy triệu đồng, chưa kể việc cho
thuê đất để các quán xá dựng lên...

Ngày bế mạc có gần 50 ngàn con Mẹ


từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Sài Gòn,
Ðà Lạt, Gia Lai, Kontum, Ðà Nẵng
cùng với giáo dân Huế cung nghinh Mẹ
qua các con đường quanh linh địa, có
cả trên 100 đơn vị.

Hôm nay, ở quê người, nhớ về Quảng


trị, nơi chôn nhau cắt rốn, một tỉnh
miền Trung tuy nghèo nàn nhưng đậm
đà biết bao tình quê hương. Tôi cầu
xin cho quê hương tôi thoát khỏi bao
đau thương, một ngày nào được trở về
sống những ngày còn lại của cuộc đời
để rồi được chết chôn trong lòng đất
Mẹ.
MUÏC LUÏC

Tại sao gọi là La Vang

1. Vị trí, địa danh.

Thánh Địa La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là


Dinh Cát (đời Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam, thế
kỷ XVI. Vùng này gọi là Dinh Cát, tức là Dinh xây
trên một vùng đất cát, có khi còn gọi là Cát Dinh),
nay thuộc xã HảI Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế cách thành
phố Huế độ 60 km về phía Bắc, và cách thị xã
Quảng Trị chừng 6 km về phía Nam.
Dinh Cát là vùng đất cống hiến nhiều vị anh hùng
tử đạo và cũng là nơi có số người Công Giáo sinh
động. La Vang là một phường nhỏ bé, mất hút
giữa chốn rừng thiêng nước độc, chẳng mấy ai lui
tới, ngoại trừ một số tiều phu từ phía Quảng Trị
lên. Sau nầy, trong thời kỳ cấm cách, nhiễu loạn,
MUÏC LUÏC

giáo hữu từ các xứ đạo như Hạnh Hoa, Cổ Vưu,


Thạch Hãn...trốn lên rừng núi để tránh cơn bách
hại. Khi bình yên, họ lại trở về quê quán. Như vậy,
La Vang xưa được xem là nơi “lánh nạn” của
nguời công giáo trong các thời kỳ khó khăn nhất
trước đây.

2.Tại sao gọi là La Vang

a/. Cách giải thích thứ nhất:

• Cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài (Phước Môn


Quận Công), trong bút tích về Đền Thờ Thánh
Mẫu La Vang đề ngày 28 tháng 2 năm 1925, tại
Huế, có viết: “La Vang là tiếng kêu om sòm.
Thường ngườI ta đặt tên chỗ nọ chỗ kia, thì lấy
tên cái khe, cây cổ thụ, hay tên người nào trước ở
đó mà đặt tên chổ, song đây thì lấy tiếng La Vang
mà đặt tên cũng là lạ. La Vang là tiếng khi người
ta lâm nguy mà kêu cứu, tiếng đuổi thú dữ, la
vang là tiếng rao truyền, la vang la tiếng khi ngườI
ta được sự vui mừng quá bội, hoảng hốt mà la
vang hay là tiếng quở trách. Tưởng rằng ý định đã
xui cho người ta dùng tiếng La Vang mà đặt tên
cho chổ này cho ứng nghiệm về việc đã xảy ra bấy
lâu nay về sau này nữa”.
MUÏC LUÏC

• Đức Cha Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn (1878 - 1948),


trong bài diễn văn về Đức Mẹ La Vang
(18.08.1932), có nói: “Tên La Vang là vì xưa ở nơi
đó có nhiều cọp, xóm Trí Bưu vào làm chòi ở lại,
làm gỗ vỡ đất, nên đêm nào củng đánh mõ la lối để
đuổi cọp, vì thế xóm xung quanh nhà thờ gọi là La
Vang”.

• “Ban đêm phường La Vang không có sự thinh


lặng. Đêm nào người ta cũng la lối om sòm. Họ
đánh mõ, đánh thùng rộn ràng, để đuổi các thú dữ
như heo rừng, voi, cọp... từ rú xanh ra phá phách
khoai, sắn, lúa. Nên người ta gọi là phường La
Vang”.

b. Cách giải thích thứ hai:

Tiếng La Vang do chữ Lá Vằng mà ra.


Linh mục Philiphê Lê Thiện Bá (1891 – 1981),
Nguyên Giáo Sư Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng
Viện Huế, chánh quán làng Cổ Vưu (Trí Bưu), có
để lại bút tích giải thích tên gọi La Vang như sau:
“Trong địa bộ làng Cổ Vưu có ghi: “Phường Lá
Vằng”, vì ngày xưa trên linh địa La Vang có vô số
MUÏC LUÏC

cây lá vằng. Loại cây này có hột đen, ăn được, vị


đắng và lá là một vị thuốc. Người phụ nữ xứ Dinh
Cát (Quảng Trị) thường dùng lá vằng sắc uống khi
sinh con. Do đó khi lập phường thì nhà nước đặt
tên là “Phường Lá Vằng”. về sau người ta đọc Lá
Vằng thành La Vang”.

“Phường Lá Vằng”, Thánh địa La Vang là một


vùng đất rừng rú xen kẻ nhiều thứ cây, trong đó
có cây lá vằng nhiều hơn cả.
Từ chốn Lá Vằng, hay La Vang được loan truyền
từ đời nọ sang đời kia, là Đức Mẹ Maria hiện ra
an ủi nâng đỡ con cái của Mẹ trong thời kỳ bách
hại này.

Từ đó tiếng lành đồn xa, khắp Giáo phận Huế,


trong các giáo phận khác ở Việt Nam và cả Đông
Dương, về việc Đức Mẹ hiện ra tại La Vang cùng
nhiều ơn lạ của Mẹ Thiên Chúa.

Thật vậy, Đức Mẹ đã biến nơi âm u, rừng thiêng


nước độc trở thành nơi qui tụ con cái muôn
phương. Tiếng kêu của con cái Mẹ trong cảnh lầm
than cũng là tiếng vang động tới cõi thiên đình. Từ
MUÏC LUÏC

đó nhiều người tứ xứ, từ khắp nơi tuôn về Mẹ.


“Phường lá vằng” đã trở thành “Thánh Địa La
Vang”. Đồng bào lương giáo khắp nơi tuôn về
hành hương, cầu nguyện, xin ơn độ trì. Mẹ đã
nhậm lời và ban nhiều ơn lành phần hồn phần xác.
MUÏC LUÏC

LA VANG NGÀY NAY

La Vang ngày nay không còn là nơi âm u hiểm


trở, ít ai biết đến như ngày xưa trong thời kỳ cấm
đạo, nhưng trở thành nơi vang dội muôn ơn lành
hồn xác Mẹ ban cho con cái, và ngân vọng bao lời
kinh tin yêu phó thác của con cái Mẹ trên khắp cả
nước Việt Nam và cả thế giới.

Lòng tôn sùng Đức Mẹ La Vang đã có liền sau khi


Đức Mẹ hiện ra ( 1798). Từ ngày đó trở đi, giáo
MUÏC LUÏC

hữu xa gần hành hương La Vang và đã được Mẹ


chở che, ủi an, nâng đỡ. Qua các thời đại, các thế
hệ, giáo hội lũ lượt tới kính viếng, cầu nguyện,
nhất là từ khi có ngôi Đền Thánh đầu tiên ( 1820-
1840), họ càng chạy đến với Mẹ nhiều hơn nữa.
Với cuộc chiến năm 1972, toàn bộ khu vực La
Vang bị đổ nát. Các công trình xây dựng trước
đây như Tiểu Vương Cung Thánh Đường, nhà
Cha quản xứ, nhà Tĩnh tâm, tu viện Mến Thánh
Giá Di Loan... đều bị sụp đổ do bom đạn chiến
tranh liên tiếp gây nên. Đền Thánh tróc hết mái,
còn lại ít đòn tay,run mèn đan vào

nhau như một lưới nhện rách tả tơi, và cơn bảo


năm 1985 đã làm sập tấc cả. Các dãy nhà cũng bị
tiêu hủy hoàn toàn. Cây cối rụi tàn. Các pho tượng
15 Mầu nhiện Mân Côi sứt mẻ. Bức tượng Chúa
Giêsu vác Thánh giá ngã xuống đất, cũng bị đổ
xuống. Chỉ còn nơi Linh Đài Mẹ hiện ra, ba cây đa
đứng vững nguyên vẹn, trừ thân cây bên tả bị một
vết xước nhỏ do viên đạn lạc.

Từ năm 1985 Thánh Địa La Vang bắt đầu được


trùng tu lại dần dần. Đã hoàn thành Công Trường
Mân Côi, tu sửa các pho tượng 15 Mầu Nhiệm
Mân Côi. Nhà Cha xứ được xây thêm tầng trên, để
MUÏC LUÏC

tạm tiếp đón những nhóm nhỏ hành hương.


Ngoài ra, còn thiết lập hệ thống điện, đào thêm
giếng nước, xây được 50 phòng vệ sinh, và làm lại
con đường La Vang thượng, từ quốc lộ vào Đền
Thánh La Vang, dài chừng 2 cây số.

Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 24


( 13-15.8.1996) đã diễn ra một cách tốt đẹp.Tín
hữu khắp các miền đất nước cũng như ở hải ngoại
tuôn về hành hương đông đúc (khoảng 80.000
người) trong bầu khí đạo đức, thánh thiện, yêu
thương , nghèo khó.

Đức Hồng Y Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám


Mục Hà Nội, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam, đã đến hành hương và chủ tế lễ bế mạc sáng
ngày 15/08/1996. Một số các Giám Mục cũng đến
hành hương trong dịp trọng đại này.

Hiện tại, dù khung cảnh La Vang còn hoang tàn


đổ nát, hằng ngày vẫn có nhiều người, nhiều gia
đình, đoàn thể lũ lượt hành hương về La Vang,
đến với Mẹ, cầu nguyện, sám hối, tạ ơn, đặc biệt
vào các ngày mồng 3 Tết Nguyên Đán, lễ Đức Mẹ
MUÏC LUÏC

Lên Trời Hồn Xác, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên


Tội.

Mẹ đã muốn La Vang là Thánh Địa của Mẹ, nơi


Mẹ thể hiện lòng từ mẫu đối với con cái, nơi con
cái biểu lộ lòng sùng mộ, tin tưởng, tri ân đối với
Mẹ Thiên Chúa.

Chính trong khung cảnh vắng lặng, nghèo khó đó,


Mẹ mời gọi con cái chú tâm cầu nguyện, sám hối,
hòa giải, canh tân. Chính trong bầu khí thanh
thoát bao dung, chan hòa tinh thần các mối phúc
thật đó, Mẹ dìu dắt con cái đến với Suối Nguồn là
Chúa Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại.
MUÏC LUÏC

THAÙNH ÑÒA LA VANG

Theo một thuyết, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản
có chính sách chống đạo Kitô giáo, cho nên nhiều
người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự
trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này.
Do đây là vùng đất đồi núi cho nên để gọi nhau được
họ phải "la" lớn mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La
Vang ra đời.

Một thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính


của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng
nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo
hại người. Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở
lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la
vang" lên để mọi người đến tiếp cứu[1].

Một cách giải thích khác là khi những người theo đạo
Công giáo chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc
bấy giờ Đức Mẹ đã hiện lên và chỉ dẫn cho họ đi tìm
một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi
bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang[1].

Bs.Ts. Nguyễn Thị Thanh, vốn xuất thân từ La Vang,


trong khi kiểm nghiệm thực tiễn tiếng la to giữa vách
núi của khu vực này đã suy đoán, tiếng "la" to của
người sẽ được các vách núi dội vọng lại thành tiếng
MUÏC LUÏC

"vang" hùng vĩ[1]. Đi xa hơn trong suy luận, Nguyễn


Thị Thanh còn cho rằng ý nghĩa tiếng "la vang" ở đây
là tiếng trong âm thầm nhiệm màu của đức tin các
thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời, là tiếng la
vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói
khát ốm đau khốn khổ đã thấu vọng đến tai Nữ
Vương Thiên Đàng, là tiếng Đức Mẹ trả lời những
cầu xin của chúng dân, và cũng là tiếng dội trở lại của
Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mỗi người khi
bước chân đến thánh địa[1].

Sự tích Đức Mẹ hiển linh

Theo Tư liệu Toà Tổng Giám Mục Huế - 1998, dưới


triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với
chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số
các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng
Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. họ đã đến lánh nạn tại núi
rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh
ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ
thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác
vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới
gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và
giúp đỡ nhau.

Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ,
bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo
MUÏC LUÏC

choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên


thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức
Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và
an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại
lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ
lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã
nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy
đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn
theo ý nguyện”.

Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi


giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra
nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ
trong cơn hoạn nạn.

Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La


Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Và
nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Mẹ
đều được ơn theo ý nguyện.

Lễ hội hành hương

Hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ


chức lễ hội hành hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại
có một "Kiệu" lớn). Các người hành hương về nơi
này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường
dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng
MUÏC LUÏC

kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở.
Không những thế, khách thập phương đến đây là để
hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công
giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.
MUÏC LUÏC

Suy niệm về sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La-Vang


năm 1798

Vài lời chứng nhân lịch sử :

Ngày 15 tháng 8 năm 1975 là ngày có ngay cuộc


hành hương lần thứ nhất về Ðức Mẹ La Vang tại
Linh Ðịa La Vang. Trong những đêm trước ngày
hành hương lịch sử nầy, một mình trước Linh Ðài
Ðức Mẹ La Vang giữa ba cây đa nhân tạo vẫn còn
đứng vững sau chiến cuộc 1972, tôi lặng lẽ một mình
suy niệm về sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang. Và
trong bài suy niệm nầy, tôi đã đặt mình trong hoàn
cảnh đau thương bi đát của các giáo hữu lúc đó đang
ẩn trốn tại La Vang.

Vậy tôi xin ghi lại đây bài suy niệm nầy. bài suy niệm
nầy gồm có 6 phần:

1. Cơn Bắt Ðạo năm 1798


2. Cơ cực trăm bề
3. Giữa cảnh bơ vơ
4. Ðức Mẹ nhậm lời và hiện ra
5. Ðức Mẹ ban ơn
6. Lời cầu nguyện của người hành hương tại La Vang
MUÏC LUÏC

1. CƠN BẮT ÐẠO NĂM 1798

Năm 1798, đang lúc đóng đô ở Phú-Xuân, Thừa-


Thiên, Vua Cảnh-Thịnh, Nhà Tây-Sơn, ra sắc chỉ cấm
Ðạo Công-giáo.

Lệnh vua vừa ban ra, quân lính đua nhau nổ lực tầm
nã người công giáo để bắt bớ, hành hạ và chém giết.

Ðể tránh cơn bắt Ðạo độc ác nầy, hầu được trung


thành giữ Ðạo, theo Chúa cho đến cùng, các bổn đạo
thuộc tỉnh Quảng-Trị tìm cách chạy trốn vào một nơi
rừng sâu nước độc, cách xa tỉnh thành hơn sáu cây số.
Ðây là khu rừng núi La-Vang, độc địa, hẻo lánh, đầy
những thú dữ đủ loại.

2. CƠ CỰC TRĂM BỀ

Lên ẩn núp tại núi rừng La-Vang để tránh nguy hiểm


bị bắt bớ, bị chém giết vì Ðạo, người công giáo lúc
bấy giờ phải lâm vào sáu cơ cực tầy trời sau đây.

Cơ cực thứ nhất: núi rừng độc địa

Lúc bấy giờ, núi rừng La-Vang âm u, rậm rạp, lạnh


lẽo, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, gây nên
chướng khí độc địa, làm cho những người công giáo
MUÏC LUÏC

ẩn náu tại đây phải kiệt lực, mất sức, trở thành mồi
ngon cho bệnh tật, chết yểu.

Cơ cực thứ hai: thú dữ tứ phía

Núi rừng La-Vang lúc bấy giờ hoang vu rậm rạp, cọp,
beo, heo rừng và những thú dữ đủ loại, ngày đêm
xông xáo đi tìm mồi. Chúng sẵn sàng vồ giết bất cứ ai
cả gan xâm phạm lãnh thổ của chúng.

Núi rừng La-Vang lúc bấy giờ có tiếng rất nguy hiểm
vì đầy thú dữ, nên muốn vào đây đốt than, kiếm củi,
đốn gỗ, người ta phải đi theo nhau từng đoàn, vừa đi
vừa hò hét la vang, vừa khua lên những tiếng rộn ràng
để xua đuổi các thú dữ. Vì thế, người công giáo vào
ẩn trốn tại La-Vang lúc bấy giờ, rất dễ biến thành mồi
ngon cho thú dữ phanh thây, ăn thịt.

Cơ cực thứ ba: thiếu hụt lương thực

Khi nghe tin bắt Ðạo, người công giáo vội vã lìa nhà
lìa cửa, bỏ hết mọi sự để chạy trốn, chỉ vơ vét đem
theo vài chục lon gạo, vài chút lương khô. Khi lên ẩn
náu tại rừng núi La-Vang, họ không liên lạc được với
ai để xin giúp đỡ vì không có chợ, không có quán ăn,
không có gia đình nào ở trong chổ rừng rú nầy. Họ
cũng không trồng trọt được cây ăn quả nào, cũng
MUÏC LUÏC

không chăn nuôi được con vật gì, vì ban ngày, họ


cũng phải lo trốn lánh ẩn núp kẻo bị lộ diện. Vì phải
trốn lánh ẩn núp lâu ngày, lương thực họ bới theo, đã
hao mòn, lương thực họ kiếm được đôi chút trong
rừng núi, cũng không đủ thiếu gì. Vì thế, họ lâm vào
tình cảnh thiếu lương thực rất trầm trọng.

Cơ cực thứ tư: cuộc sống héo hon tàn tạ

Vì lo âu, vì khí độc, vì sợ bị bắt, vì sợ thú dữ phanh


thây, vì thiếu hụt lương thực trầm trọng, những người
công giáo đang ẩn núp tại rừng núi La-Vang lúc bấy
giờ, càng ngày càng héo hon tàn tạ, da bọc xương,
kiệt lực, mất sức, gầy còm, ốm o.

Cơ cực thứ năm: bệnh tật lan tràn

Kiệt lực, mất sức, mang đủ mầm mống của bệnh tật,
không có gì ăn để bồi dưỡng, không có thuốc men để
chữa bệnh, không được ai săn sóc giúp đỡ, những
người công giáo ẩn núp tại rừng núi La-Vang lúc bấy
giờ, không ai mà thoát khỏi bệnh tật dày vò : họ mắc
đủ thứ bệnh tật đau đớn.

Cơ cực thứ sáu: tình cảnh bất an


MUÏC LUÏC

Lệnh bắt Ðạo do Vua Cảnh Thịnh ban ra lúc đó, thật
gắt gao. Quân lính đi lùng quanh rừng, tìm cách bắt
nộp người công giáo để được lãnh thưởng.

Trong tình hình quá bất an như vậy, dù ban ngày,


những người công giáo đang trốn tại rừng núi La-
Vang lúc bấy giờ cũng không dám tự do đi lại, không
dám xuất đầu lộ diện, nhưng phải luôn luôn ẩn núp
trong những lùm cây, hốc đá.

Dầu vậy, thật đáng khâm phục thay !

Giữa những cơ cực tư bề như thế, những người công


giáo lúc bấy giờ vẫn không hề buồn phiền thất vọng,
nhưng họ vẫn luôn giữ một lòng tin cậy vào Chúa và
Mẹ.

3. GIỮA CẢNH BƠ VƠ

Giữa cảnh bơ vơ cơ cực trăm bề, những người công


giáo lúc bấy giờ tại núi rừng La-Vang thúc đẩy nhau
hãy đặt hết lòng trông cậy vào Ðức Mẹ đoái thương.
Ban ngày, họ tản mác tìm chổ ẩn núp trốn tránh. Ban
đêm, họ tìm gặp nhau nơi gốc ba cây đa để lần hột,
thiết tha kêu xin Ðức Mẹ đoái thương cho họ được
sống can trường, theo Chúa kiên trung, dù phải lao
MUÏC LUÏC

lung, dù phải khốn cùng, vẫn không ngại ngùng chồn


bước lui chân.

Mặc cho bệnh tật đau đớn dày vò, mặc cho núi rừng
độc khí cướp mất sức lực của họ, mặc cho sự thiếu
hụt lương thực làm cho họ rã rời, mặc cho thú dữ rình
rập nguy hiểm, trong đêm tối âm u của rừng sâu lạnh
lẽo, trong những tiếng vang lên yếu ớt vì kiệt sức,
những người công giáo lúc bấy giờ sốt sắng lần hột,
kêu xin Ðức Mẹ cho họ được lòng tin Chúa cho
mạnh, lòng cậy Chúa cho bền, lòng kính mến Chúa
cho sốt sắng.

Kính mừng Maria đầy ơn phước! (Trong đêm tối rợn


rùng của núi rừng độc địa, chúng con xin dâng lên lời
kính chào Mẹ đầy ơn phước!)

Ðức Chúa Trời ở cùng Bà! (Trong khi tâm hồn chúng
con đầy lo âu dằn vặt, chúng con vẫn ngợi khen Mẹ là
Ðấng Hạnh Phúc có Chúa ở cùng Mẹ!)

Bà có phước lạ hơn mọi người nữ! (Trong khi chúng


con đang nằm la liệt trong đêm tối, trên đất lạnh, vì
bệnh tật trầm trọng, vì đói lã kiệt sức, chúng con vẫn
tung hô Mẹ đầy ơn phước lạ hơn tất cả mọi người.)
MUÏC LUÏC

Và Giêsu, Con lòng Bà, gồm phước lạ! (Trong khi


chúng con sợ hải vì tình cảnh bất an, có thể bị bắt, bị
giết bất cứ lúc nào, chúng con vẫn hết lòng ngợi khen
Chúa Giêsu, Con của Mẹ, đầy tràn phước lạ.)

Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời! (Giữa bao nguy


biến khổ đau nặng nề, chúng con vẫn hết lòng trông
cậy kêu đến Mẹ, vì Mẹ là Mẹ của Ðức Chúa Trời,
nhưng Mẹ cũng là Mẹ của chúng con.)

Cầu cho chúng con là kẻ có tội! (Chúng con đang lao


đao cực khổ, bỏ cửa bỏ nhà, bỏ ruộng đát tài sản,
mạng sống đang phải bấp bênh nguy hiểm vì lòng tin
Chúa, vì muốn trung thành theo Chúa. Chắc Chúa và
Mẹ thương chúng con lắm ! Dầu vậy, chúng con vẫn
nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và thành thật
xưng mình là kẻ có tội, để được Chúa và Mẹ thương
hơn nữa.)

Khi nầy, và trong giờ lâm tử ! (Khi nầy - khi chúng


con đang chìm ngập trong tang tóc, đau khổ, hiểm
nguy - , chúng con đang sống cũng như chết, vì chúng
con đang chết mòn, đang chết dần, đang kiệt lực mất
sức vì bệnh tật, vì đói khổ, vì bị bắt bớ, nhưng xin Mẹ
thương giúp chúng con sống theo thánh ý Chúa như
Mẹ ngày xưa. Và trong giờ lâm tử, - giờ lâm tử, giờ
chết đang treo lơ lững trên đầu chúng con - , sau khi
MUÏC LUÏC

chúng con chết, xin Mẹ� đưa chúng con về Nước


Trời bên Chúa muôn đời.)

Amen! (Xin Mẹ nhậm lời chúng con cầu nguyện!)

Những lời van xin Ðức Mẹ trong hoàn cảnh đau


thương như thế, thật quá cảm động!

Người mẹ trần thế nầy, khi thấy con mình gặp cơn
hoạn nạn, không đợi con mở miệng kêu xin, đã vội
chạy đến giúp con, đã có mặt ngay bên cạnh con.

Huống nữa Ðức Mẹ là Bà Mẹ trên trời! Kìa, đoàn con


Mẹ đang thi nhau kêu xin tha thiết trong đêm tối rùng
rợn, trên đất núi rừng La-Vang lạnh hiu! Vì thế, Ðức
Mẹ ra tay cứu giúp ngay!

4. ÐỨC MẸ NHẬM LỜI V� HIỆN RA

Thấy đoàn con trong đêm tối ở núi rừng La-Vang


quyết một dạ sắt son theo Chúa, quyết hết lòng trông
cậy vào Chúa, Ðức Mẹ Maria liền hiện ra an ủi.

Trong đêm tối rừng sâu La-Vang, giữa những lời cầu
nguyện sốt sắng của những người công giáo lúc bấy
giờ, Ðức Mẹ Maria liền hiện ra, tay bồng Chúa Giêsu
MUÏC LUÏC

Hài-Ðồng cho họ thấy, vì chính Chúa Giêsu là Ðấng


mà họ quyết trung thành đi theo cho đến cùng.

Ðối với Ðức Mẹ Maria, điều quan trọng nhất, là phải


làm sao cho con cái Mẹ ở trần gian phải trung thành
theo Chúa Giêsu cho đến cùng. Vì thế, Ðức Mẹ
khuyên những người công giáo lúc bấy giờ hãy bền
gan giữ Ðạo Chúa Trời, dẫu sống giữa đời gặp nhiều
thử thách.

Bền gan theo Chúa cho đến cùng!


Trung kiên theo Chúa, không bao giờ nao núng!
Ðó là ân huệ đặc biệt và quý báu nhất,
Ðức Mẹ Maria ban cho đoàn con mình tại núi rừng
La-Vang lúc bấy giờ.
Nếu không bền đỗ theo Chúa cho đến cùng,
thì ngay cả những sự gian khổ lớn lao vì Chúa lúc
ban đầu, cũng vô ích.
Và đây là điểm nổi bật nhất của sứ điệp Ðức Mẹ ban
ra tại La-Vang
khi hiện ra năm 1798 cho đoàn con mình:

Hãy chịu khó vì Chúa!


Hãy chịu khó vì Ðạo!
Hãy bền đỗ theo Chúa cho đến cùng !
Chúa và Mẹ không bao giờ bỏ rơi
những ai đặt hết lòng trông cậy vào các Ngài!
MUÏC LUÏC

5. ÐỨC MẸ BAN ƠN

Thấy đoàn con đang sốt sắng cầu nguyện trong đêm
tối, kẻ thì thoi thóp hấp hối, người thì quằn quại giữa
những đau đớn bệnh tật, kẻ thì kiệt lực vì đói lã lâu
ngày, người thì lết qua lết lại, Ðức Mẹ Maria quá cảm
động : sau khi khuyên đoàn con giữ� vững đức tin
và theo Chúa cho đến cùng, Ðức Mẹ bắt tay ngay vào
việc chữa lành các bệnh tật.

Và trong dịp hiện ra tại La-Vang năm 1798 nầy, Ðức


Mẹ Maria đã phán dạy lời đặc biệt mà những người
công giáo lúc bấy giờ đã truyền lại cho con cháu đến
ngày hôm nay: "Mẹ đã nhậm lời các con kêu xin. Từ
nay về sau, hễ ai chạy đến cầu Mẹ tại chốn nầy, Mẹ
sẽ nhậm lời theo như ý nguyện."

6. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI HÀNH


HƯƠNG TẠI LA-VANG

Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho gia đình


chúng con. Trong chốn khách đầy trần gian nầy, gia
đình nào trong chúng con mà không mang nhiều gánh
nặng đau thương, mà không có nhiều thánh giá Chúa
gởi đến. Xin Mẹ thánh hóa mọi thành phần trong gia
đình chúng con, cho tất cả chúng con biết sống vâng
MUÏC LUÏC

theo thánh ý Chúa như Mẹ ngày xưa. Xin Mẹ cho gia


đình chúng con biết cầu nguyện mỗi tối trước khi đi
ngủ, mỗi sáng sau khi tức dậy, cầu nguyện và cám ơn
Chúa trước và sau mỗi bữa ăn, đọc ba lần kinh
Truyền Tin sáng trưa chiều tối, để gia đình chúng con
vang lên lời cầu nguyện như một nhà thờ kính Chúa.
Xin mẹ giúp cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình
chúng con siêng năng giữ� ngày của Chúa là Ngày
Chúa Nhựt, để gia đình chúng con được phước nghe
Lời Hằng Sống của Chúa và để nuôi dưỡng bằng
bánh Hằng Sống của Chúa.

Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho giáo xứ


chúng con. Giáo xứ chúng con là nơi chúng con được
chịu phép Rửa Tội để trở thành con Chúa và con Mẹ.
Giáo xứ chúng con là nới chúng con hy vọng sẽ chết
tại đó để được chôn vào Ðất Thánh của giáo xứ. Nhà
Thờ của giáo xứ chúng con là thiên đàng trên trần
gian nầy, nơi đây, chúng con gặp được Chúa Giêsu
Thánh Thể, Con của Mẹ và là Nguồn Hạnh Phúc trên
hết của chúng con. Giáo xứ chúng con là nơi chúng
con được nghe dạy về đức tin để chúng con biết
không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà nhất là phải
sống bằng Lời Hằng Sống của Chúa. Giáo xứ chúng
con là nơi chúng con có Cha Sở, Vị Cha thiêng liêng
Chúa thương ban để lo phần rỗi cho chúng con.
MUÏC LUÏC

Chúng con cũng xin Mẹ đoái thương nhiều giáo xứ


không có linh mục, nhiều giáo xứ quá xa xôi hẻo
lánh, không liên lạc được với linh mục, nhiều giáo xứ
mà người công giáo chúng con quá ít ỏi. Xin Mẹ
thương ban cho các giáo xứ chúng con sống đức tin
mạnh mẽ, sống luôn trông cậy vào Chúa và Mẹ, sống
hiệp nhất yêu thương nhau.

Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho giáo phận


Huế chúng con, giáo phận mà Mẹ đã thương chọn
làm nơi hiện ra năm 1798, giáo phận mà ngay từ đầu,
đã được dâng kính cho Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Từ
Mẫu trên trời, giáo phận được diễm phúc thay mặt
các giáo phận Việt-Nam để bảo trì phần hương hỏa
Ðức Mẹ La-Vang trong đại gia đình công giáo Việt-
Nam. Cúi xin Mẹ đoái thương ban bình an và ơn hồn
xác đầy tràn cho hàng Giáo Phẩm Huế, cho hàng linh
mục, cho giới tu sĩ và mọi giáo dân trong Giáo Phận
Huế của Mẹ. Xin Mẹ thương chúc lành và ban nhiều
ơn cho những đồng bào không công giáo trong Giáo
Phận Huế.

Lạy Mẹ La-Vang, Xin xuống ơn tràn cho Giáo Hội


Việt-Nam chúng con, Giáo Hội mà Tin Mừng Phúc
Âm của Con Mẹ đã lan tràn đến cách đây hơn 300
năm, Giáo Hội mà do máu đổ ra của biết bao nhiêu
Tiền Nhân Cha Ông Tử Ðạo chúng con làm cho vươn
MUÏC LUÏC

mạnh lên. Xin Mẹ hãy ban cho Giáo Hội Việt-Nam


chúng con luôn mạnh mẽ trong đức tin, thẳm sâu
trong đức cậy, rạng ngời trong đức mến. Xin Mẹ hãy
cho đồng bào Việt-Nam chúng con biết Chúa và biết
Mẹ, để Giáo Hội Việt-Nam càng ngày càng thêm
đông số những người con của Chúa và của Mẹ.

Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho Tổ Quốc


Việt-Nam chúng con. Tổ Quốc Việt-Nam thân yêu
của chúng con đã có từ hơn bốn ngàn năm nay. Tổ
Quốc Việt-Nam thân yêu chúng con là nơi chúng con
được phước sinh ra khi chào đời, là nơi chúng con
được hạnh phúc chôn cất khi lìa đời, là nơi chúng con
được diễm phúc làm người Việt-Nam da vàng, đầu
đen. Xin Mẹ hãy cúi xuống chúc lành cho từng bụi
cây Việt-Nam, từng khóm tre Việt-Nam, từng mái
nhà Việt-Nam, từng luống cày Việt-Nam, từng thửa
ruộng Việt-Nam, từ dòng sông Việt-Nam, từng người
một đồng bào Việt-Nam chúng con.

Lạy mẹ La-Vang!
Xin cho chúng con
Một dạ sắt son
Trung thành theo Chúa
Như Cha Ông xưa ở rừng núi La-Vang nầy.
Xin Mẹ nhậm lời đoàn con khẩn nguyện.
Amen!
MUÏC LUÏC

Suy niệm dưới chân Mẹ La-Vang, tại Linh-Ðài, trong


những đêm của tháng 8 năm 1975, trước ngày hành
hương lịch sử , ngày 15.8.1975.

LM Emmanuen Nguyễn-Vinh-Gioang
MUÏC LUÏC

La Vang
Chủ đề: MẸ MARIA, ĐỨC MẸ LA VANG
Bách khoa toàn thư mở WikipediaLa Vang là một
thánh địa của người Công giáo Việt Nam, nằm ở
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Các tín hữu tin rằng
Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798
và một nhà thờ đã được dựng lên gần nơi 3 cây đa,
nơi Đức Mẹ hiện ra và nay là nơi hành hương quan
trọng của người tín hữu Công giáo Việt Nam. Thánh
địa La Vang được Tòa thánh Vatican phong là Tiểu
Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961
[1]

Di tích tháp chuông Thánh đường La Vang

Tên gọi
MUÏC LUÏC

Theo một thuyết, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản
có chính sách chống đạo Kitô giáo, cho nên nhiều
người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự
trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này.
Do đây là vùng đất đồi núi cho nên để gọi nhau được
họ phải "la" lớn mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La
Vang ra đời.

Một thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính


của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng
nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo
hại người. Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở
lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la
vang" lên để mọi người đến tiếp cứu[2].

Một cách giải thích khác là khi những người theo đạo
Công giáo chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc
bấy giờ Đức Mẹ đã hiện lên và chỉ dẫn cho họ đi tìm
một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi
bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang. Một
thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có
từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây
cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây
số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về
phía Bắc [3].
MUÏC LUÏC

Bs.Ts. Nguyễn Thị Thanh, vốn xuất thân từ La Vang,


trong khi kiểm nghiệm thực tiễn tiếng la to giữa vách
núi của khu vực này đã suy đoán, tiếng "la" to của
người sẽ được các vách núi dội vọng lại thành tiếng
"vang" hùng vĩ[2]. Đi xa hơn trong suy luận, Nguyễn
Thị Thanh còn cho rằng ý nghĩa tiếng "la vang" ở đây
là tiếng trong âm thầm nhiệm màu của đức tin các
thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời, là tiếng la
vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói
khát ốm đau khốn khổ đã thấu vọng đến tai Nữ
Vương Thiên Đàng, là tiếng Đức Mẹ trả lời những
cầu xin của chúng dân, và cũng là tiếng dội trở lại của
Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mỗi người khi đến
thánh địa[2].
MUÏC LUÏC

Sự tích Đức Mẹ hiển linh

Tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Phủ Cam, Huế

Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám Mục Huế - 1998, dưới


triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với
chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số
các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng
Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi
rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh
ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ
thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác
vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới
MUÏC LUÏC

gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và


giúp đỡ nhau.

Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ,
bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo
choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên
thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức
Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và
an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại
lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ
lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã
nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy
đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn
theo ý nguyện”.

Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi


giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra
nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ
trong cơn hoạn nạn.

Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La


Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Và
nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Mẹ
đều được ơn theo ý nguyện. Đức Mẹ La Vang
thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài
Việt Nam.
MUÏC LUÏC

Nhà thờ La Vang

Nhà thờ La Vang, hình chụp năm 1967, trước khi bị


tàn phá

Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng


vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu
hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác
nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây
trên nền của một mái chùa Phật giáo [4] hoặc là một
miếu thờ Bà (có thể là Phật bà quan âm hoặc bà chúa
Liễu Hạnh) cho người đi rừng [5], nguyên là một mái
nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến
cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo
MUÏC LUÏC

dân để xây một nơi thờ Mẹ Maria [6]. Ý kiến khác cho
rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng,
vùng rừng núi hẻo lánh [7].

Theo giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu


là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La
Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ [8]. Cha sở
quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm
1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng
như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi
thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc
dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn
kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu
nhương" [6]. Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894) Đức
Cha Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ ngói, vì
xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn
nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La
Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để
mừng khánh thành nhà thờ [7].

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp,
lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo
đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay
thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm
1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này
được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13
tháng 04 năm 1961 Hội Đồng Giám Mục Miền Nam
MUÏC LUÏC

đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm


Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Mùa Hè
1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung
Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang
lở. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình
liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn
sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm
2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành
hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện
ra)... được tu sửa hay dựng mới [6].

Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng


Trị cấp thêm 21 ha dất để "phục vụ hoạt động tín
ngưỡng của giáo dân"[9]. Theo Linh mục Giacôbê Lê
Sĩ Hiền (Quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La
Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước
1975 là 23 ha) nay được giao trả lại [9]..

Lễ hội hành hương

Theo truyền khẩu, bắt đầu từ 1864, đã có 30 giáo dân


Cổ Vưu tổ chức hành hương La Vang và những cuộc
hành hương như thế diễn ra hằng năm với số giáo dân
tham dự càng lúc càng đông biến cuộc hành hương La
Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát)
[6]
.
MUÏC LUÏC

Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày
15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành
hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn,
gọi là "Đại hội La Vang"). Người hành hương về nơi
này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường
dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng
kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở.
Không những thế, khách thập phương đến đây là để
hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công
giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.

Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính


quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại.
La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan
trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm
có hơn nửa triệu người về hành hương, như năm 2008
[10]
. Đại hội La Vang 29 sẽ vào năm 2011 (cứ 2 năm
hành hương có 1 Đại hội).

You might also like