You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

TÊN ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM

GVHD : PHẠM THỊ THANH HÒA


Lớp HP : 223NAS10113 THỨ: 5 TIẾT: 7-10
HKIII – NH: 2022 – 2023
\
NHÓM: 9

TP. Hồ Chí Minh,tháng 9 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

TÊN ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM

GVHD : PHẠM THỊ THANH HÒA


Lớp HP : 223NAS10113
NHÓM THỰC HIỆN : 9

TP. Hồ Chí Minh,tháng 9 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Giảng viên

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


Stt Họ và tên Mssv Nhiệm vụ Đánh giá Chữ ký
1 Nguyễn Hoài An
221A370353 1.2, 3.1.2 , 3.3.1, 3.3 100%
3.7.1 - tổng kết chỉnh
file,tltk
2 Bùi Thị Thu Anh 221A030775 2.4.1,2.4.2 100%
3 Bùi Diệp Nguyên Anh 221A030729 2.1, 2..1.1 100%
4 Trương Thị Lan Anh 221A230257 Mở đầu 1.1 kết luận 100%
5 Đỗ Ngọc Hải Đăng 181A030618 2.4.4, 2.4 100%
6 Trần Thị Thu Huệ 221A050523 1.2,1.2.1, 1.2.2, 1.3 100%
7 Hà Thị Cẩm My 221A040612 2.2, 2.1 100%
8 Thái Thị Thục Nhân 221A230124 2.3, 2.4.3 100%
9 Trần Thị Yến Nhi 221A050176 2.2.2, 2.2.3 100%
10 Trần Thị Như Ngọc 221A050128 3.1, 3.1.1, giải pháp 100%

Mục Lục

Mở đầu................................................................................................................................1
Lời cảm ơn..........................................................................................................................2
Lý do chọn đề tài................................................................................................................3
Chương I: MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM.............4
1.1 Tổng quan về môi trường:...........................................................................................4
1.1.1 Sự ô nhiễm do rác thải nhựa:.......................................................................................4
1.1.2 Cạn kiệt tài nguyên do khai thát qua mức để sản xuất các sản phẩm không có khả
năng tái chế:..........................................................................................................................4
1.2 BÁO CÁO RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM 2022.....................................................5
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU
DÙNG SẢN PHẨM.............................................................................................................6

2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng sản phẩm:..............................................................6


2.1.1 Nhận thức trong hành vi người tiêu dùng:..................................................................
2.2.2 Yếu tố tác động đến nhận thức của người tiêu dùng sản phẩm:………….……….6,7
THỰC TRẠNG CỦA MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN
PHẨM…………………………………………………………………………….……7-21

Chương III: TIÊU DÙNG XANH…………………………………………………...…7-21

3.1 Khái niệm tiêu dùng xanh:.............................................................................................7

3.1.1 Khái niệm tiêu dùng xanh ( tiêu dùng bền vững):.....................................................7

3.1.2 Ý định hành vi tiêu dùng xanh …………………………………………….………7,8


3.2 Nguyên nhân dẫn đến tiêu dùng xanh: .........................................................................8
3.3 Nhận thức về vấn đề môi trường....................................................................................9
3.3.1 Thái độ đối với môi trường ……………………………………………………...…10
3.3.2 Yếu tố bảo vệ môi trường:……………………………………………………….…10
3.4 Quy chuẩn về môi trường:………………………………………………………...10,11
3.5 Yếu tố về sức khỏe:…………………………………………………………………..11

3.6 Xu hướng tiêu dùng xanh hiện nay trên cả nước:……………………………..…..12,13

3.7 Nhận thức về vấn đề môi trường:…………………………………………….…..…13

3.7.1 Bài khảo sát và số liệu cụ thể:……………………………………………...…13-16

Các sản phẩm thay thân thiện với môi trường:……………………………….….……16-


24
3.8 Các sản phẩm thay thế túi nilon truyền thống ( túi giấy, túi vải bố, túi cói,..)…....16,17

3.8.1 Các sản phẩm tái chế:……………………………………………….………….…..17


3.8.2 Các thực phẩm sạch không thuốc BVTV:…………………………….…………....18
3.9 Các sản phẩm thay thân thiện với môi trường. …………………………..……….18,19
3.10 Các sản phẩm thay thế sản phẩm dùng 1 lần…………………………….………19-21
3.11 Giải pháp……………………………………..………………………….…………..21
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..……..23
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…...….24,25
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế hiện nay, chúng ta không thể không nhắc
đến tầm quan trọng của các chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp trong nước
cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Nghiên cứu hành vi của khách hàng
được xem là nội dung quan trọng nhất của nghiên cứu marketing. việc đề xuất các
chiến lược Marketing đáp ứng đòi hỏi của khách hàng như: ‘’ai là khách hàng, những
khách hàng mua cái gì?, tại sao khách hàng lại quyết định mua sản phẩm này mà
không mua sản phẩm kia? Những ai tham gia vào quá trình mua? Khi nào họ mua?
Mua ở đâu? Mua như thế nào? ”
Các doanh nghiệp phải không ngừng đưa ra những chiến lược nhằm đẩy mạnh và
quảng bá thương hiệu của mình đến công chúng. Muốn thực hiện được điều đó, một
chiến lược về marketing là không thể thiếu. Và tìm hiểu về hành vi khách hàng được
xem là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc nghiên cứu marketing, bởi
khách hàng chính là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp đồng thời cũng là nhân tố
góp phần tạo nên thị trường. Nhờ nghiên cứu một cách kĩ lưỡng vấn đề này, người làm
marketing có thể giải đáp được các câu hỏi mang tính nền tảng trong việc đề xuất
những chiến lược marketing. Từ đó đáp ứng kịp thời ước muốn và nhu cầu của khách
hàng cũng như nắm rõ hơn những thông tin liên quan đến việc tiêu dùng của họ như
người tiêu dùng mua cái gì, họ là ai, họ mua như thế nào, họ tiêu dùng ra sao, họ mua
ở đâu, khi nào và quan trọng nhất là tại sao họ mua.

1
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin cảm ơn trường Đại học Văn Hiến đã đưa môn học Môi trường
và con người vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt hơn hết em gửi lời cảm ơn chân
thành đến giảng viên phụ trách bộ môn - cô Phạm Thị thanh Hòa đã truyền đạt nhiều
kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập. Qua môn học giúp tích lũy thêm nhiều
kiến thức vô cùng bổ ích, thực hành học tập qua nghiên cứu, đây là một trong những
con đường để có thể đi đến để gặt hái được sự thành công trong tương lai.
Môn học nhằm trang bị cho học sinh viên các kiến thức cơ bản về quá trình phát
triển của con người và tác động của con người đến với môi trường, mối tương tác giữa
con người và môi trường từ đó có thái độ tích cực về mối quan hệ tác động qua lại giữa
môi trường và con người, hướng đến ý thức bảo vệ môi trường và tác động kinh tế - xã
hội một cách bền vững. Môn khoa học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về con
người và sự phát triển của con người, mối tương tác giữa con người, mối tương tác
giữa con người và môi trường. Môn học cũng đề cập và nhấn mạnh các tác động của
con người đối với môi trường và và ngược lại trong quá trình tiến hóa, phát triển kinh
tế - xã hội.
Đồng thời môn học sẽ giới thiệu cho người học các khái niệm cơ bản về sinh thái,
tài nguyên, môi trường. Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về chính sách, công
cụ và biện pháp cơ bản để bản vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên nhằm đạt mục tiêu
phát triển bền vững, một sự kết hợp hài hòa và tối ưu cho sự pháp triển của con người
trong khi vẫn bảo vệ được môi trường và xã hội. Môn học còn cung cấp cho sinh viên
cách thức liên kết các mối quan hệ về môi trường và tài nguyên phục vụ chuyên ngành
của mình, giúp cho sinh viên ra trường có ú thức cao và năm được các vấn đề môi
trường trong công việc sau này.

2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế trong những năm gần đây, một số vấn
đề về môi trường nổi lên như sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng xâm
lấn của nước biển… thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người dân nhắc
đến như là một vấn đề đáng quan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống. Nhận thức được
điều đó, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến các tác động xấu đến môi trường trong
hoạt động tiêu dùng. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi
trọng hơn đến hành vi mua hàng thân thiện với môi trường và tiêu dùng xanh. Ngày
nay, tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và cũng đã có những bước
tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày
càng tăng. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân
thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở
rộng. Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế đang gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài
nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường tiêu dùng, mua
sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vì
vậy, cần có các nghiên cứu liên quan đến tiêu dùng xanh để có thể thúc đẩy mạnh mẽ
đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng.

3
Chương I: MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
SẢN PHẨM

1.1 Tổng quan về môi trường:


Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có tác động tới
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
+ Theo nghĩa rộng: môi trường là cả vũ trụ bao la, bao gồm các điều kiện tự
nhiên (thiên nhiên và môi trường); nhân tạo (công cụ, phương tiện); xã hội và các quan
hệ với nhau, bao quanh, ảnh hưởng tới con người và sự phát triển của xã hội loài
người.
+ Theo nghĩa hẹp: chỉ bao gồm những nhân tố có liên quan trực tiếp tới sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người: không khí, nước, ánh sáng, bức xạ, âm thanh,
cảnh quan, đạo đức, tổ chức chính trị, xã hội… tại vùng mà con người đang sống.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định...
1.1.1 Sự ô nhiễm do rác thải nhựa:
Ô nhiễm bởi rác đó là sự tích tụ chất thải rắn do hoạt động của con người tạo ra
trong môi trường.

1.1.2 Cạn kiệt tài nguyên do khai thát qua mức để sản xuất các sản phẩm không
có khả năng tái chế:
Sự cạn kiệt tài nguyên xảy ra khi việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên tái tạo hoặc
không thể tái tạo trở nên khan hiếm, vì chúng được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn mức
có thể được bổ sung.
Những khía cạnh của môi trường liên quan đến sản phẩm:
+ Có 6 khía cạnh khác nhau:
 Khí thải trong không khí
4
 Ô nhiễm ở đất
 Ô nhiễm nước thải
 Sử dụng vật liệu/tài nguyên thiên nhiên
 Quản lý chất thải rắn
 Chất thải nguy hại

BÁO CÁO RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM 2022


Ở Việt Nam tính đến năm 2022 có khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa hải ra trên
đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn
Theo 1 nghiên cứu của World Bank được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
7/2020 đến tháng 4/2021 về các loại chất thải nhựa rò rỉ ra sông và đại dương. chất
thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa, chiếm 94% về số
lượng và 71% trọng lượng. Trong đó, phần lớn là rác bao bì thực phẩm mang đi
(chiếm 44% về số lượng), chất thải liên quan nghề cá 33% và rác thải hộ gia đình 22%.
Chỉ số bờ biển sạch (CCI), một công cụ để đánh giá mức độ sạch tương đối của bờ
biển, chỉ ra 71% các địa điểm ven biển là cực kỳ bẩn.
Khảo sát cũng cho thấy, mười loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 81% tổng lượng rác
thải nhựa, hầu hết trong số này là nhựa SUP. Túi nhựa và các mảnh vỡ từ túi, hộp xốp
đựng thực phẩm và ống hút là một trong năm loại nhựa hàng đầu xuất hiện nhiều nhất
trong môi trường (chiếm 38%). Ngư cụ cũng rất phổ biến, chiếm khoảng 30% chất thải
nhựa.

5
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA MÔI TRƯỜNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM

2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng sản phẩm:


Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc
lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho hàng hóa và dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức
mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình
(tiền bạc, thời gian, công sức,…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
2.1.1 Nhận thức trong hành vi người tiêu dùng:
Nhận thức trong hành vi người tiêu dùng (Customer Perception) về một thương
hiệu nào đó là cực kỳ quan trọng và nên thu hút khách hàng ở mức độ đáng kể hơn bởi
vì mọi người mua hàng dựa trên cảm xúc. Nhiều như các doanh nghiệp hy vọng mọi
người mua hàng vì những quyết định hợp lý, đúng đắn, thì điều đó thường không phải
như vậy. Theo thuật ngữ marketing, nhận thức trong hành vi người tiêu dùng là sự
đánh giá của khách hàng về giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ, và khả năng đáp
ứng nhu cầu và mong đợi của họ, đặc biệt là so với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác.
Các chuyên gia tiếp thị cố gắng tác động đến nhận thức trong hành vi người tiêu
dùng về một sản phẩm bằng cách mô tả các thuộc tính làm cho sản phẩm đó vượt trội
so với đối thủ cạnh tranh. Các chuyên gia tiếp thị cố gắng tác động đến nhận thức
trong hành vi người tiêu dùng về một sản phẩm bằng cách mô tả các thuộc tính làm
cho sản phẩm đó vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Nhận thức trong hành vi người tiêu dùng đi xuống mức giá mà công chúng sẵn
sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. Ngay cả một quyết định nhanh chóng được
đưa ra ở lối đi trong cửa hàng cũng liên quan đến việc phân tích khả năng đáp ứng nhu
cầu của sản phẩm và cung cấp sự hài lòng so với các sản phẩm khác dưới các tên
thương hiệu khác nhau. Công việc của chuyên gia tiếp thị là nâng cao giá trị cảm nhận
của thương hiệu mà họ đang bán. Việc định giá sản phẩm có xem xét đến nhận thức
trong hành vi người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, giá của một sản phẩm hoặc
dịch vụ có thể liên quan nhiều hơn đến sức hấp dẫn về mặt cảm xúc của nó hơn là với
chi phí sản xuất thực tế.
2.2.2 Yếu tố tác động đến nhận thức của người tiêu dùng sản phẩm:
Các yếu tố tác động đến nhận thức có thể chia làm bốn nhóm cơ bản bao gồm:
văn hóa, tâm lý, cá nhân và xã hội.Trong đó văn hóa là yếu tố thúc đẩy nhu cầu cũng
như hành vi của người tiêu dùng. Những gì thuộc về thói quen, sự ưa thích, tác phong..
mà ta quan sát được qua việc mua sắm hàng hóa đều nói lên bản sắc của văn hóa.Đối
với yếu tố mang tính xã hội, người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhóm
tham khảo, gia đình, vai trò, địa vị xã hội của khách hàng,… Con người thường lựa
chọn những thứ hàng hóa nói lên vai trò và địa vị của mình trong xã hội.

6
Với những yếu tố mang tính cá nhân, hành vi, nhận thức tiêu dùng của mỗi
người cũng chịu ảnh hưởng bởi các đặc tính cá nhân như: tuổi tác, nghề nghiệp. điều
kiện kinh tế, cách sống, trình độ học vấn,…Còn về tâm lý người tiêu dùng bao gồm
các khía cạnh khác nhau như động cơ, vốn hiểu biết, niềm tin vào sản phẩm và thái độ
của người tiêu dùng đối với hàng hóa đó.

THỰC TRẠNG CỦA MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI


TIÊU DÙNG SẢN PHẨM

Chương III: TIÊU DÙNG XANH


3.1 Khái niệm tiêu dùng xanh:
Tiêu dùng xanh là mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường,
không gây hại cho sức khỏe của con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
Còn sản phẩm xanh là tất cả các sản phẩm ở các ngành hàng như gia dụng, thực
phẩm, mỹ phẩm… được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, hữu cơ hoặc thành
phần đơn giản, ít gây hại đến môi trường và sức khỏe con người
Sản phẩm tiêu dùng xanh là những sản phẩm được sản xuất và sử dụng một cách
bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người. So sánh với các
sản phẩm không phải tiêu dùng xanh, các sản phẩm tiêu dùng xanh thường có giá
thành cao hơn.
So sánh với các sản phẩm không phải tiêu dùng xanh, các sản phẩm tiêu dùng
xanh thường có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, khi tính toán chi phí trong dài hạn, việc
sử dụng các sản phẩm tiêu dùng xanh sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa và
thay thế, cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường
Ví dụ: việc sử dụng bóng đèn LED sẽ tiết kiệm được năng lượng và giảm chi phí
điện năng hàng tháng, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, làm giảm chi phí
phục hồi môi trường sau này.
3.1.1 Khái niệm tiêu dùng xanh ( tiêu dùng bền vững):
Tiêu dùng bền vững được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
các nhu cầu thiết yếu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi giảm thiểu tối đa
việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại; hạn chế phát
thải các chất ô nhiễm trong suốt vòng đời của sản phẩm với mục tiêu không gây nguy
hại cho các thế hệ tương lai. Như vậy, tiêu dùng bền vững không chỉ là hoạt động
“mua” mà còn là phong cách sống của người tiêu dùng, và người tiêu dùng là một định
nghĩa rộng bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng (tức cá
nhân và hộ gia đình).
3.1.2 Ý định hành vi tiêu dùng xanh
Theo lý thuyết cơ bản của marketing, tiêu dùng là hành vi quan trọng của con
người và chính nó là hành động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng
riêng và các nhu cầu về vật chất, tình cảm của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó thông
qua việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm đó.
7
Các sản phẩm xanh là các sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu và quy
trình thân thiện với môi trường. Ví dụ như các sản phẩm nông nghiệp không sử dụng
phân bón, thuốc hóa chất trừ sâu, các sản phẩm có bao bì khó phân hủy trong môi
trường tự nhiên, hay các vật nuôi thường xuyên dùng thuốc hay các chất kích thích cân
nặng,…
Hành vi tiêu dùng xanh: có rất nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng xanh, có
bản được dựa trên khái niệm hành vi tiêu dùng và khái niệm sản phẩm xanh. Kết hợp
hai khái niệm thì tiêu dùng xanh là một chuỗi các hành vi, bao gồm mua sản phẩm
xanh và sử dụng xanh kèm theo đó kiệm, tái sử dụng, tái chế, sử dụng bao bì xanh và
xử lý rác thải,…
Ý định hành vi hay còn được gọi tắt là ý định là yếu tố đo lường mức độ sẵn
lòng của một cá nhân trong việc nỗ lực thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Ý định
là hành vi là yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng cá nhân cho thấy người tiêu dùng
sẵn sàng như thế nào trong việc thực hiện hành vi đó và ý định hành vi của cá nhân
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bởi trong nhiều nghiên cứu và học thuyết về đã chỉ
ra rằng ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong thuyết hành vi hoạch
định “theory of Plandned Behavior”- (TPB) trong lĩnh vực tâm lý học hành vi được
được phát triển bởi nhà tâm lý học xã hội Ice Ajzen. (TPB) giải thích cách mà con
người hình thành ý định và thực hiện hành vi của mình, thông qua ba yếu tố chính: thái
độ, quan điểm chung và kiểm soát hành vi.
Tuy nhiên trong một số nghiên cứu cho rằng, ý định có thể không dẫn đến hành
vi mong đợi. Mà các nhà nghiên cứu cho rằng ý định và hành vi có mối tương quan
mạnh mẽ với nhau. Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy
một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ”, “tiêu
chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”, ý định là yếu tố cơ bản nhất để tiên
đoán hành vi của một cá nhân, vì vậy các hành vi tiêu dùng xanh của người dân sẽ
được dễ dàng dự đoán thông qua ý định của họ về việc này. Ý định tiêu dùng sản phẩm
xanh hay là các ý định dẫn đến hành vi của người tiêu dùng sản phẩm xanh mà xuất
phát từ ý thức quan tâm bảo vệ môi trường của họ nhằm hướng đến sự phát triển bền
vững cho nền kinh tế, giúp duy trì, bảo tồn và cải thiện các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cho thế hệ mai sau.
3.2 Nguyên nhân dẫn đến tiêu dùng xanh:
Nguyên nhân thứ 1: Khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam cho thấy, 80%
người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh”
và “sạch”, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Đó là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tiêu dùng xanh.
Nguyên nhân thứ 2 là an toàn: Những thứ làm từ thiên nhiên, thân thiện môi
trường thì luôn an toàn cho người sử dụng.
Nguyên nhân thứ 3 là tiết kiệm: Việc tái chế, tái sử dụng sản phẩm hoặc hạn
chế mua các sản phẩm không cần thiết hay không thân thiện với môi trường sẽ làm
giảm chi tiêu của gia đình

8
3.3 Nhận thức về vấn đề môi trường
Ta có thể dễ dàng nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến
vấn đề môi trường vấn đề “xanh” và “sạch” ngày càng được xem là tiêu chí để người
tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Chính vì thế mà hầu hết người tiêu dùng, hộ gia đình đều
biết đến sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh. Và cũng đã tìm hiểu về các nguyên nhân
gây ra sự nóng lên toàn cầu, ngày nhận thức ngày càng được nâng cao ý thức được nên
sử dụng sản phẩm xanh để bảo vệ môi trường.
Mới đây, PWC đã thực hiện bài khảo sát về “thói quen tiêu dùng” vào tháng
12/2021 và kết quả rất khả quan, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến đến môi
trường. Hơn 76% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết họ ưu tiêu sử dụng các
sản phẩm có thể tự phân hủy thân thiện với môi trường.
Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, có khoảng 80% người tiêu
dùng tại Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm có nguyên liệu đảm
bảo thân thiện và bảo vệ môi trường; đồng thời, có 79% người dân sẵn sàng trả thêm
tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.
Khảo sát này cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng
Việt Nam. Trước đây, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và sự phát triển của đất
nước đã đi đôi với việc tiêu thụ lớn của các sản phẩm độc hại với môi trường. Tuy
nhiên, điều này đã thay đổi, và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề
bảo vệ môi trường và sức khỏe.Theo khảo sát của Nielsen, việc sử dụng nguyên liệu
thân thiện với môi trường đã trở thành yếu tố quan trọng đối với quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng đánh giá cao các sản phẩm có
cam kết "xanh" và "sạch" hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như hóa mỹ phẩm, thực
phẩm và các sản phẩm gia dụng.Điều này đồng nghĩa với việc các công ty và nhà sản

9
xuất phải thích nghi với sự thay đổi này và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện
với môi trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
3.3.1 Thái độ đối với môi trường
Theo Lee (2009) thái độ đối với môi trường là những suy nghĩ, cảm xúc đã thành
thông lệ, khuynh hướng, quan điểm và niềm tin của con người đối với môi trường.
Thái độ đối với môi trường thể hiện sự quan tâm các vấn đề môi trường và mức độ
quan tâm chung của một cá nhân đối với các vấn đề về môi trường. Nó được xem là
một nhân tố hữu ích để dự đoán các hành vi có nhận thức về môi trường, trong đó có
mua sắm xanh. Thái độ đối với môi trường như một khuynh hướng để đáp ứng một
cách nhất quán thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với môi trường (Mei và cộng sự,
2012). Một nghiên cứu đã thử nghiệm vấn đề về ý định tiêu dùng xanh của người dân
Ai Cập và kết quả cho thấy thái độ của người tiêu dùng đối với môi trường có thể ảnh
hưởng đến ý định mua hàng xanh của họ và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua xanh
thực tế của họ. Thái độ đối với môi trường không phải là một yếu tốt quyết định mạnh
mẽ của người tiêu dùng (Mei và cộng sự, 2012). Vì vậy, thái độ tích cực đối với môi
trường làm tăng ý định tiêu dùng sản phẩm xanh. Do đó, các cá nhân có thái độ môi
trường cao hơn sẽ tham gia nhiều hơn vào hành vi mua hàng xanh thực sự.
3.3.2 Yếu tố bảo vệ môi trường:
Hạn chế sử dụng vật dụng dùng một lần: Một trong những ưu điểm của các vật
dụng thường thấy hằng ngày như ống hút nhựa, hộp xốp,...đây lại là nguyên nhân gây
nên ô nhiễm môi trường đáng báo động. Bởi chúng đều là loại rác thải khó phân hủy.
Do đó, bạn nên thay đổi thói quen sử dụng đồ dùng một lần để hướng đến lối sống
xanh, bằng việc dùng bình đựng nước khi ra ngoài, dùng ống hút kim loại, tre,...
Tái chế đồ dùng cũ: Để hướng đến lối sống xanh, bạn hãy tập thói quen thường
xuyên tái chế những đồ vật cũ, không còn dùng nữa để tạo ra những vật dụng
mới.Việc này giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
Chẳng hạn, bạn có thể dùng thức ăn thừa:
+ Làm phân bón cho cây trồng.
+ Tái chế hộp nhựa thành chậu trồng cây.
+ Biến vỏ chai thành đồ trang trí trong nhà,...
3.4 Quy chuẩn về môi trường:
Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường: Công cụ xanh cho phát triển bền vững. Các
tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường đã ban hành của Việt Nam là cơ sở để đánh giá chất
lượng môi trường xung quanh và kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người gây ra.
Dần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn: Theo đánh giá của nhiều nhà
quản lý ở cấp địa phương, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành đã
được hoàn thiện hơn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay, góp
phần giảm thiểu phát thải ô nhiễm môi trường. Việc có một hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn môi trường cùng với các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp đã đáp ứng
được yêu cầu quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời tháo gỡ những khó

10
khăn vướng mắc của các cơ sở sản xuất kinh doanh khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
môi trường trước đây.
Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các
thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người. Trong nhiều năm trở lại
đây tiêu dùng xanh là một trong những giải pháp để giảm thiểu chất thải nhựa ra môi
trường, khuyến khích mọi người tiêu dùng. Vì vậy, việc tăng cường triển khai và áp
dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam là rất cần thiết. Vì thế để giảm thiểu
túi nilon ở Việt Nam chúng ta cần phải tuyền truyền , vận động mọi người nâng cao
nhận thức về vấn nạn rác thải, đặt đưa ra nhiều vấn đề cho các công ty, nhà kinh doanh
,... người dân thấy tác hại và việc thay đổi thói quen sẽ không dễ dàng trong thời gian
ngắn .Theo số liệu khảo sát do Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường
phối hợp với các đối tác thực hiện vào tháng 3/2021, số lượng túi nilon sử dụng một
lần tại các siêu thị trung bình khoảng 104 nghìn túi mỗi ngày tương đương với 38 triệu
túi nilon một năm, một số lượng nilon rất lớn. Tuy nhiên đến năm 2025, nếu siêu thị,
trung tâm thương mại nào phát túi nilon dùng một lần cho khách thì sẽ bị phạt.

3.5 Yếu tố về sức khỏe:

Tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế mới và nhận thức của người tiêu
dùng (NTD) về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh cũng đã được nâng cao. Vì vậy, việc
tăng cường triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam sẽ là một
giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển
bền vững.

- Lợi ích của tiêu dùng xanh đối với sức khỏe con người:
- Tiêu dùng xanh kích thích mọi người sử dụng sản phẩm lành mạnh
- Tiêu dùng xanh bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta
- Lợi ích của tiêu dùng xanh giúp bảo vệ sức khỏe của chúng ta trước thực trạng
môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
- Lợi ích của tiêu dùng xanh: tác động tích cực với sức khỏe tinh thần.

11
3.6 Xu hướng tiêu dùng xanh hiện nay trên cả nước:
Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Hiện
nhiều đơn vị đang thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh, và đặc biệt là
nỗ lực chung tay giảm rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon. Theo số liệu khảo sát
do Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với các đối tác thực
hiện vào tháng 3/2021, số lượng túi nilon sử dụng một lần tại các siêu thị trung bình
khoảng 104 nghìn túi mỗi ngày tương đương với 38 triệu túi nilon một năm, một số
lượng nilon rất lớn. Tuy nhiên đến năm 2025, nếu siêu thị, trung tâm thương mại nào
phát túi nilon dùng một lần cho khách thì sẽ bị phạt.

Đây cũng là nội dung chính được đề cập đến trong chương trình “Tiêu điểm thị
trường” phát sóng ngày 8/6.Việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm
nhựa dùng một lần trong thời gian ngắn là không dễ dàng.Những năm qua, nhiều mô
hình tiêu dùng xanh được cộng đồng hưởng ứng như: gói rau, củ, quả bằng lá chuối;
dùng bình nước bằng thủy tinh, ống hút bằng tre hoặc giấy; sử dụng ly giấy thay ly
nhựa, túi vải thay túi ny-lông…
Chiến lược nêu rõ: để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần đẩy mạnh
áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thải và hạn chế mức độ gia
tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, bảo đảm phát triển
bền vững.Để hướng tới các mô hình sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững cần có sự nỗ
lực từ phía các doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp cũng như những thay đổi trong
thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, rất cần những cơ chế, chính
sách, chương trình hỗ trợ phù hợp của các cơ quan chức năng, địa phương trong việc
khuyến khích các mô hình sản xuất, tiêu dùng xanh, bền vững.
Mới đây, PwC đã thực hiện một cuộc khảo sát về “Thói quen tiêu dùng” và kết
quả cho thấy rằng người tiêu dùng ngày nay đã quan tâm nhiều hơn về môi trường.
Hơn 47% người tham gia khảo sát cho biết họ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể tự
phân hủy. Trước đó, báo cáo của Nielsen năm 2020 cũng chỉ ra rằng 80% người tiêu
dùng sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm cam kết “xanh” và “sạch” hay được sản
xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường.Theo chia sẻ của nhà sáng lập Công ty
truyền thông GROW trên Tạp chí Forbes, tính bền vững là một trong 5 xu hướng nổi
bật của xu hướng tiêu dùng trong năm 2023. Nhận thức của người tiêu dùng đang ngày
được nâng cao. Một báo cáo cho thấy 82% người mua hàng, chiếm phần lớn trong đó
12
là thế hệ Gen-Z, mong muốn các thương hiệu thực hiện những hoạt động bền vững và
đặt con người làm ưu tiên hàng đầu.
Để cụ thể hóa các cam kết bền vững, Unilever Việt Nam đặt ra các mục tiêu đầy
tham vọng và các sáng kiến táo bạo để hiện thực hóa tầm nhìn của doanh nghiệp. Ưu
tiên hàng đầu của doanh nghiệp này là giải quyết ô nhiễm từ rác thải nhựa thông qua
việc thúc đẩy 75% bao bì chai có khả năng tái chế, cắt giảm 87% nhựa nguyên sinh
thông qua cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế (PCR), đồng thời thu gom và xử
lý nhiều hơn lượng được sử dụng cho bao bì các sản phẩm được bán ra thị trường. Mô
hình kinh tế tuần hoàn cũng là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa
vào vòng tuần hoàn.
"Về lâu dài, mô hình kinh doanh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí, điển hình là cắt giảm chi phí năng lượng. Doanh nghiệp theo đuổi mô hình
phát triển bền vững sẽ tạo được động lực và niềm tin cho nhân viên của mình, duy trì
và thu hút được nhân tài. Nhất là những người trẻ tài năng có mong muốn phát triển sự
nghiệp tại các công ty có tầm nhìn và mục đích tốt đẹp. Nơi mà họ có thể tạo ra tác
động tích cực đến môi trường, xã hội và con người", đại diện Unilever Việt Nam chia
sẻ. Tại Việt Nam, Chính phủ nghiêm túc cam kết thúc đẩy phát triển bền vững. Điển
hình là cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ đưa phát thải ròng về "0" tại
COP26. Đây là động lực để nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp
bền vững như quản lý rác thải nhựa, cắt giảm khí nhà kính...Tuy nhiên, các chuyên gia
cho rằng, vẫn còn rất nhiều việc mà khối công và tư cần phải thúc đẩy hơn nữa để hiện
thực hóa những mục tiêu phát triển bền vững
3.7 Nhận thức về vấn đề môi trường:
Ý định hành vi tiêu dùng xanh: Các sản phẩm xanh là các sản phẩm được sản
xuất bằng nguyên liệu và quy trình thân thiện với môi trường. Hành vi tiêu dùng xanh:
có rất nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng xanh, có bản được dựa trên khái niệm
hành vi tiêu dùng và khái niệm sản phẩm xanh. Kết hợp hai khái niệm thì tiêu dùng
xanh là một chuỗi các hành vi, bao gồm mua sản phẩm xanh và sử dụng xanh kèm
theo đó kiệm, tái sử dụng, tái chế, sử dụng bao bì xanh và xử lý rác thải,…
Ý định tiêu dùng sản phẩm xanh hay: là ý định dẫn đến hành vi của người tiêu
dùng sản phẩm xanh mà xuất phát từ ý thức quan tâm bảo vệ môi trường nhằm hướng
đến sự phát triển bền vững cho nền kinh tế, giúp duy trì, bảo tồn và cải thiện các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Thái độ đối với môi trường: Thái độ tích cực đối với môi trường làm tăng ý định
tiêu dùng sản phẩm xanh. Do đó, các cá nhân có thái độ môi trường cao hơn sẽ tham
gia nhiều hơn vào hành vi mua hàng xanh thực sự.

Bài khảo sát và số liệu cụ thể:

Mới đây, PWC đã thực hiện bài khảo sát về “thói quen tiêu dùng” vào tháng
12/2021 và kết quả rất khả quan, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến đến môi

13
trường. Hơn 76% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết họ ưu tiêu sử dụng các
sản phẩm có thể tự phân hủy thân thiện với môi trường.
Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, có khoảng 80% người tiêu
dùng tại Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm có nguyên liệu đảm
bảo thân thiện và bảo vệ môi trường; đồng thời, có 79% người dân sẵn sàng trả thêm
tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.
Khảo sát này cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng
Việt Nam.
Công trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố
Huế: Được tiến hành bởi Hùng Trọng Hoàng và các cộng sự khảo sát trực tiếp 220
người tiêu dùng kết quả thu được 200 phiếu trả lời hợp lệ. Việc điều tra được tiến hành
ở nơi diễn ra mua sắm mạnh như các hệ thống siêu thị, điện máy, các chợ lớn trong
thành phố Huế. Bằng mô hình nghiên cứu được thiết lập và dựa trên mô hình mở rộng
của lý thuyết hành vi hoạch định TPB ( Theory of Planned Behaviour). Kết quả cho
thấy thái độ đối với tiêu dùng xanh và mối quan tâm đến môi trường là hai nhân tố
chính ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng tác động gián tiếp đến hành vi tiêu dùng.
Thang đo trong bài khảo sát là thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 hoàn toàn không
đồng ý đến mức 5 hoàn toàn đồng ý. Và các thang đo được dựa trên các bài nghiên
cứu điển hình như ở thang đo “mức độ quan tâm đến thị trường” của Zhao và các công
sự, “tính sẵn có của sản phẩm xanh” của Gleim và cộng sự, “ý định tiêu dùng
xanh” của Paul và cộng sự, “hành vi tiêu dùng xanh” cảu Wang, “thái độ đối với tiêu
dùng xanh” của Chan. Các mẫu câu hỏi đã được dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho
phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

14
Bảng thông tin của các đối tượng tham gia khảo sát
Tiêu chí Thang chia Số lượng Tỷ lệ phần trăm (%)
Giới tính Nam 81 40,5
Nữ 119 59,5
18-22 35 17,5
23-29 66 33
Độ tuổi 30-39 59 29,5
40-49 28 14
Trên 50 12 6
Dưới 3 triệu 41 20,5
Thu nhập 3-5 61 30,5
(triệu đồng / tháng) 5-10 67 33,5
10-20 21 10,5
Trên 20 triệu 10 5
Đại học 106 53
Trình độ Sau đại học 26 13
Từ cao đẳng trở xuống 68 34
Doanh nhân, nhân viên 49 24,5
Đi học 37 18,5
Nghề nghiệp Nghề nghiệp khác 36 18
Công nhân 32 16
Cán bộ viên chức nhà nướ 27 13,5
c
Nội trợ 19 9,5
Tổng 200 100%

Các đối tượng khảo sát có tỉ lệ nữ cao hơn vì 1 phần đây là người hay có xu
hướng mua sắm mạnh hơn nam giới. và mẫu khảo sát ở các độ tuổi khá trẻ nên mức
thu nhập ở mức trung bình khá và thấp chiếm số lượng khá cao. Ngoài ra còn bao quát
ở các trình độ học vấn và ở các ngành nghề trong xã hội để có cái nhìn bao quát nhất.
Kết quả của bài khảo sát cho thấy đến 76,5% người tiêu dùng đã từng nghe, đã và
đang dùng sản phẩm xanh. Một con số khá cao cho thấy người tiêu dùng đang quan
tâm đến vấn đề môi trường khi xem xét mua và sử dụng các sản phẩm xanh. Tương
đồng với xu hướng mua sắm thì nữ giới trong lĩnh vực mua sắm các các sản phẩm
xanh thân thiện với môi trường có xu thế quan tâm và mua nhiều hơn nam giới. Vấn
đề nguồn gốc kiểm định về chất lượng sản phẩm là điều vô cùng quan trọng đối với
các sản phẩm (thực phẩm) xanh. Chính vì thế mà các địa điểm đảm bảo về chất lượng
có nguồn gốc rõ ràng và đặt biệt có các chương trình khuyến mãi là nơi vô cùng thích
hợp để mua sắm. Nên số lượng mua sắm ở các siêu thị là 58%.

15
Trong nghiên cứu nêu ra thực phẩm an toàn là sản phẩm xanh mà người tiêu
dùng quan tâm và mua sắm nhiều nhất bởi vì thực phẩm là mặt hàng hằng ngày và

cũng là mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày chiếm (36,33%). Hướng tiếp cận
biết đến các sản phẩm xanh đã phần là trên các phương tiện truyền thông đại chúng
như trên tivi và các trang mạng xã hội chiếm (38,4%) trong hướng tiếp cận của người
tiêu dùng.
Các sản phẩm thay thân thiện với môi trường:
3.8 Các sản phẩm thay thế túi nilon truyền thống ( túi giấy, túi vải bố, túi cói,..)
- Túi nilon, còn được gọi là túi nhựa polyethylene, là loại túi thường được sử
dụng để đựng thực phẩm và hàng hóa khác. Tuy nhiên, tác hại của túi nilon là khá lớn
đối với môi trường và con người. Dưới đây là một số tác hại của túi nilon:
+Tạo ra rác thải cho môi trường: túi nilon không phân hủy hoàn toàn trong môi
trường sống, nó gắn bó với thói quen không ít của người dân
+Gây ảnh hưởng đến động vật: Nhiều loài động vật đã bị chết do nuốt phải túi
nilon, khi họ nhầm lẫn chúng với thức ăn
+Gây cháy nổ: khi đốt túi nilon, chất gây nổ sẽ thải ra, gây ra hiện tượng khói
độc, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.
+Gây ô nhiễm cho đất: không phân hủy hoàn toàn, trở thành nguyên nhân gây ô
nhiễm đất
+Gây ung thư: một số chất trong túi nilon có khả năng gây ung thư, đặc biệt là
khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
+Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên: gây ra ô nhiễm khí thải và làm tăng biến
đổi khí hậu.
+Gây ngộ độc: chất hóa học trong túi nilon có thể thấm qua thực phẩm bên trong
và gây ngộ độc khi tiêu thụ
+Không phân hủy hoàn toàn trong môi trường: nilon có thể mất hàng trăm năm
để phân hủy hoàn toàn
+Gây hoại tử tế bào
- Túi giấy: Nguyên liệu chính làm nên túi giấy là làm từ giấy. Sử dụng túi giấy
thay thế cho túi nilon là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu tác động xấu của
túi nilon đối với môi trường và con người. Dưới đây là những lý do nên sử dụng túi
giấy:
+Túi giấy dễ phân hủy
+Túi giấy có tính tái chế cao
+Túi giấy an toàn hơn cho sức khỏe
+Túi giấy giúp bảo vệ động vật dưới nước
+Túi giấy thân thiện với môi trường

16
- Túi vải bố: Túi vải bố còn được biết đến với tên gọi là túi tote.Mẫu túi vải này
được sản xuất và thiết kế giống như một chiếc túi thần kỳ. Bởi nó có thể chứa đựng
được rất nhiều đồ dùng bên trong. Tạo nên điểm hoàn toàn khác biệt so với những
chiếc túi xách thời trang khác trên thị trường. Sử dụng túi bố thay thế cho túi nilon là
một giải pháp thân thiện với môi trường, có nhiều ưu điểm và lợi ích như sau:
+Túi bố bền hơn
+Túi bố tái sử dụng được
+Túi bố dễ dàng vệ sinh
+Túi bố đa dạng về kích thước
+Túi bố thân thiện với môi trường
+Túi bố giúp bảo vệ động vật
+Túi bố có tính thẩm mỹ cao

3.8.1 Các sản phẩm tái chế:


-Sản phẩm tái chế là một giải pháp thân thiện với môi trường, được sản xuất từ
các vật liệu được thu gom và tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới. Tái chế chai
nhựa: chai nhựa là một trong những vật liệu có thể tái chế được phổ biến nhất, và quá
trình tái chế chai nhựa có thể giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa và các tác động tiêu
cực của việc sản xuất nhựa mới đến môi trường.
Quá trình tái chế chai nhựa bao gồm các bước sau:
+Thu gom: để có thể được tái chế.
+Phân loại: có thể xử lý tốt hơn trong quá trình tái chế.
+Rửa sạch: loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất.
+Xử lý: có thể tạo ra các sản phẩm tái chế.
17
+Sản xuất sản phẩm tái chế: sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới.

3.8.2 Các thực phẩm sạch không thuốc BVTV:


Bắp cải: là một món ăn quen thuộc của nhiều người bởi đây là nguyên liệu dễ
kết hợp để tạo ra các món ăn hấp dẫn. Bắp cải tự bảo vệ và ngăn sự tấn công của côn
trùng nhờ vào cơ chế tự sản sinh chất glucosinolate.
Măng tây: là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi độ dinh dưỡng có
trong măng tây. Trong măng tây có chứa vitamin B3, sắt, mangan,.. giúp kiểm soát
bệnh tiểu đường, hạn chế khả năng ung thư, đồng thời đây là một thực phẩm hỗ trợ
giảm cân nhanh. Măng tây tự ngăn cản và loại bỏ các loại thuốc trừ sâu nhờ vào
enzyme tự nhiên.
Đậu hà lan được biết có kết cấu vỏ dày giúp bảo vệ hạt bên trong khỏi côn trùng
và lượng thuốc trừ sâu.
Đu đủ có lớp vỏ dày sẽ ngăn chặn được các loại côn trùng gây hại.
3.9 Các sản phẩm thay thân thiện với môi trường.
Ngày nay khi mà ý thức tính bảo vệ môi trường của mọi người đang dần cao lên
trước sự xuống cấp của các môi trường sống xung quanh . Các nhãn hàng nắm bắt xu
thế chuyển dịch đó và đã tận dụng tốt các chiến lược của mình để khiến cho khách
hàng phải nhớ đến với các slogan sản phẩm “ thân thiện với môi trường “, hàng loạt
các sản phẩm được tung ra thị trường theo xu hướng chuyển dịch này nhằm tạo thiện
cảm trong mắt khách hàng cũng như là cùng nhau gửi đi một thông điệp để chung tay
cùng nhau bảo vệ môi trường sống quanh ta .
Bao bì đóng gói: Đứng trước sự chuyển dịch xu hướng với các sản phẩm thân
thiện với môi trường và tối ưu hóa chi phí sản xuất cũng như là tạo thiện cảm với
người tiêu dùng , nhiều nhãn hàng đã chuyển qua bán kèm túi giấy cùng với sản phẩm
với giá thành cực thấp khiến cho khách hàng cảm thấy giá trị phải trả them không trở
nên quá cao nhưng vẫn mang lại giá trị khác cho khách hàng , khi mà một túi giấy
được thiết kế in theo kiểu nhận diện thương hiệu cho cửa hàng sẽ đáp ứng được phần
nhìn từ khách hàng đối với sự chuyên nghiệp của brand điều đó giúp tạo sự thay đổi
các bao nilông truyền thống sang các loại túi giấy được thiết kế từ nhiều nguyên liệu
khác nhau như bông súng , hoa sen , giấy cũ ,…

18
Author is licensed under
is licensed under CC BY-SA

Thực phẩm : Một trong những ngành không thể thiếu trong đời sống của mỗi
người chúng ta khi nó đã nằm trong 4 nhu cầu tất yếu , nhưng thường bị xem nhẹ các
tác động của ngành đối với môi trường xung quanh do lượng cầu lúc nào cũng luôn ở
trên đỉnh và luôn có xu hướng tang lên theo từng năm .
Năng lượng: Là một ngành công nghiệp lớn và đi đầu , tất nhiên ngành năng
lượng không thể đứng ngoài cuộc chơi của sự chuyển dịch này và thậm chí còn là
ngành đi đầu của trước tất cả các ngành khác .
Hiện nay thì các tấm pin năng lượng mặt trời đang được các hộ gia đình khá ưu
chuộng khi nó đáp ứng được nhu cầu xài điện cả ngày của cả gia đình mà chỉ tốt chi
phí cho một lần lắp đặt và nguồn năng lượng gần như là tái tạo liên tục mà không cần
tốn them chi phí nào , tối ưu được khả năng truyền tải hơn các mạng lưới điện gió hoặc
thủy điện mà vẫn không gây ra bất kì sự thay đổi nào đối với môi trường sống của các
sinh vật sống xung quanh , cực kì thích hợp với các hộ gia đình đông người hoặc các
doanh nghiệp nhỏ kinh doanh sản xuất tại nhà .

3.10 Các sản phẩm thay thế sản phẩm dùng 1 lần:
Hiện nay với mức độ gia tang dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hóa tang nhanh theo từng năm như hiện nay thì diện tích đất canh tác đnag
ngày càng bị thu hẹp , chất lượng đất ngày càng bị suy thoái .
Môi trường đất là nơi trú ngụ của mọi người và hầu hết các sinh vật trên cạn , và
là một nguồn tài nguyên lâu tái tạo , nhưng với nhịp độ gia tang nhanh dân số và tốc
độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa tăng nhanh như hiện nay thì diện

19
tích đất trồng đang bị thu hẹp , chất lượng đất ngày càng bị suy thoái , diện tích đất
bình quân đầu người giảm
Hiện nay đứng trước nhu cầu gia tăng trong việc bảo vệ môi trường sống xung
quanh và để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ đó , rất nhiều sản phẩm mới
được tạo ra thân thiện với môi trường và rất dễ để xử lí rác thải và có thể tự phân hủy
được mà không gây ra bất kì tác hại nào đến môi trường .
1 / Đĩa lá cây
- Được ép từ lá cây
- Mỏng , nhẹ như các loại đĩa dung một lần chịu được nhiệt và có khả năng phân
hủy nhanh
2/ Ốngs hút từ gạo
- Giữ nguyên được hình dáng 2-3h khi dung với đồ uống nước nóng và 10h khi
ngâm trong nước lạnh
- Ăn được và có nhiều hương vị khác nhau
- Tự phân hủy trong vòng 3 tháng sau khi sử dụng

3/ Túi từ vỏ tôm
- Có khả năng tự phân hủy trong đất và nước
- Giống túi nilong thông thường cả về độ bóng và độ dai
Tuy nhiên hữu ích bảo vệ môi trường là thế nhưng chính những sản phẩm môi
trường này cũng có những thách thức nhất định cho các doanh nghiệp và nhãn hang
khi áp dụng các loại chất liệu này vào sản phẩm của mình . Do vẫn còn nhiều khách
hang có thói quen dung những gì đã là truyền thống và thói quen hành vi của khách
hang thì lại rất khó thay đổi . Và cũng chính các sản phẩm bảo vệ môi trường này sẽ
đem lại cho khách hang các trãi nghiệm khác đi hơn so với các sản phẩm truyền thống.
Ngoài ra vấn đề giá thành sẽ đội lên nếu áp dụng các sản phẩm này qua đó phải
tăng giá sản phẩm và điều đó sẽ khó tiếp cận các khách hàng khác . Do sức mua ở thị
20
trường Việt Nam vẫn không phải quá cao để có thể thay đổi giá cả , việc đó giống như
một ly nước mía bình thường bạn mua chỉ cần 10.000 nhưng sẽ thành 15.000 cùng
mức ml đó nhưng lại có được chiếc túi từ vỏ tôm và ống hút từ gạo . Tuy nó giải quyết
được vấn đề về môi trường nhưng về con người thì vẫn chưa thể áp dụng lên đại trà
hang loạt được và đó cũng chính là thách thức của chính các sản phẩm bảo vệ môi
trường này trên thị trường , bởi lẽ sự ô nhiễm đến từ chính những ly nước mía này mới
chiếm tỉ trọng cao hơn so với các chén dĩa đến từ nhà hàng hay quán ăn sang trọng .
Do đó sản phẩm thân thiện bảo vệ môi trường cũng sẽ không thể bảo vệ được môi
trường như lí do nó được tạo ra nếu không được sử dụng đại trà .
Giải pháp: Đối với các cơ quan quản lý: nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý, chính sách về tiêu dùng xanh sao cho đồng bộ, nhất quán như: Đưa ra
các chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh; phát triển những ngành
nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên phát
triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ
xanh.
Đối với doanh nghiệp: cần chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường;
chủ động cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít
năng lượng; ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường.
Đối với người tiêu dùng: hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản
phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói không với hàng hóa vi phạm đặc biệt là hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu.
3.11 Giải pháp
Một số giải pháp để giảm thiểu tác động của môi trường đến hành vi
người tiêu dùng sản phẩm:
Đối với các cơ quan quản lý: Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung
pháp lý, chính sách về tiêu dùng xanh sao cho đồng bộ, nhất quán như: Đưa ra
các chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh; phát triển những
ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất,
ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên,
phát triển công nghệ xanh. Cùng với đó, cần phát triển và nhân rộng các mô
hình DN xanh, đồng thời, hỗ trợ giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh nhằm
đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm này.
Đối với doanh nghiệp: Cần chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi
trường; chủ động cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển
nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm
tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân
thiện với môi trường. Đặc biệt, luôn phải đặt vấn đề sức khỏe NTD là trọng tâm
của việc phát triển sản phẩm và có một chiến lược phát triển sản phẩm gắn liền
với cam kết bền vững.
Đối với người tiêu dùng: Hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản
phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói không với hàng hóa vi phạm đặc biệt là
hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Khi mua hàng hóa yêu cầu bên bán hàng cung cấp
21
hóa đơn; cam kết thu hồi, bồi thường trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật.
Đối với loại hàng hóa có bảo hành yêu cầu bên bán hàng thực hiện đầy đủ quy
định về bảo hành hàng hóa, như: điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa
điểm bào hành và thủ tục bảo hành.

22
KẾT LUẬN
Từ kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng 2 nhóm nhân tố: “thái độ” là nhân
tố tác động mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián tiếp đến
hành vi tiêu dùng xanh; tiếp theo đó là “mối quan tâm đến môi trường” tác động trực
tiếp đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián tiếp đến hành vi. Để tiêu dùng
xanh ngày càng phổ biến trên địa bàn thành phố Huế, chúng ta cần nâng cao thái độ và
sự hiểu biết quan tâm đến môi trường nhằm tăng cường ý định tiêu dùng thúc đẩy hành
vi mua xanh của người dân.
Một số nhân tố có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu
dùng xanh gồm có: nhận thức về tính hiệu quả, quan tâm tới môi trường, xúc tiến của
doanh nghiệp, tính sẵn có của sản phẩm, giới, thói quen mua hàng, tình huống kinh tế,
ảnh hưởng của người thứ 3.
- Hiệp hội marketing Mỹ (American Marketing Association). Bởi lẽ tính cho đến
thời điểm này mô hình này là mô hình cho phép nghiên cứu sâu hơn về tác động của ý
định đến hành vi tiêu dùng xanh khi có tác động của một nhân tố thứ 3. Mô hình có thể
phần nào cho phép giải đáp được câu hỏi trong những hoàn cảnh hay dưới những tác
động nào thì ý định tác động mạnh mẽ hơn đến hành vi tiêu dùng xanh và dẫn đến
hành vi mua hoặc sử dụng xanh trên thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tham khảo: Nghiên cứu tham khảo khung phân tích
ảnh hưởng của một nhân tố tới mối quan hệ của 2 nhân tố khác của Reuben M. Baron
& David A. Kenny, để đánh giá tác động của các nhân tố tới mối quan hệ giữa ý định
và hành vi tiêu dùng xanh
Thị trường tiêu dùng gồm các cá nhân và hộ gia đình mua sắm hàng hóa hay
dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ. Người làm marketing cần tìm hiểu
người tiêu dùng để biết được họ mua gì, lý do mua, những ai tham gia vào việc mua,
mua như thế nào, mua khi nào và mua ở đâu,…
Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu là văn hóa
(văn hóa, văn hóa đặc thù và tầng lớp xã hội), xã hội (nhóm tham khảo, gia đình, vai
trò và địa vị xã hội), cá nhân (tuổi tác và các giai đoạn của cuộc sống, nghề nghiệp,
hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách và ý niệm về bản thân) và tâm lý (động
cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ).

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018) , Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế. Tập 127, Số
5 A, 2018
2. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (06/07/2021), Xu hướng tiêu dùng xanh
ngày càng được quan tâm nhiều hơn https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/xu-
huong-tieu-dung-xanh-ngay-cang-duoc-quan-tam-nhieu-hon.html, 22/06/2023.
3. Trần Hồng Huỳnh (28/02/2023), Xu hướng tiêu dùng xanh xu hướng tiêu dùng bền
vững https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/xu-huong-tieu-dung-xanh-xu-huong-
tieu-dung-ben-vung-632463.html, 27/06/2023.
4. Hồng Bạch Thảo (2022), Những loại thực phẩm “bao sạch” không bao giờ có thuốc trừ sâu,
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/nhung-loai-thuc-pham-bao-sach-
khong-bao-gio-co-thuoc-tru-sau-1341506, 29/06/2023.
5. Báo cáo về ứng dụng khoa học hành vi trong tiêu dùng bền vững của UNEP
(17/08/2018), Tiêu dùng bền vững: Hành vi của người tiêu dùng là yếu tố quyết định
https://scp.gov.vn/tin-tuc/t10163/tieu-dung-ben-vung-hanh-vi-cua-nguoi-tieu-dung-la
yeu-to-quyet-dinh.html#:~:text=l%C3%A0%20ti%C3%AAu%20d%C3%B9ng-,b
%E1%BB%81n,v%E1%BB%AFng.%20Ti%C3%AAu%20d%C3%B9ng,02/07/203
6. Thông tư môi trường (2019), Tổng hợp 41 bộ quy chuẩn , tiêu chuẩn quốc gia về môi
trường mới nhất, https://thutucmoitruong.vn/tong-hop-41-bo-quy-chuan-tieu-chuan-
quoc-gia-ve-moi-truong-moi-nhat, 02/07/2023.
7. Hải Yến (20/12/2022), Tiêu dùng xanh ở một quốc gia trên thế
giới,https://vtc.vn/tieu-dung-xanh-o-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-ar721826.html,
03/07/2023.
8. Minh vũ ( 07/10/2019), Tiêu dùng xanh: Giải pháp hiệu quả bảo vệ môi trường và
sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững,
https://scp.gov.vn/tin-tuc/t11210/tieu-dung-xanh-giai-phap-hieu-qua-bao-ve-moi-
truong va-suc-khoe-cong-dong-huong-den-phat-trien-ben-vung.html, 03/07/2023.
9. Lê Thanh Hiền (26/062023), Lợi ích của tiêu dùng xanh đối với môi trường và sức
khỏe, Lợi ích của tiêu dùng xanh đối với môi trường và sức khỏe (vmcvietnam.org) ,
05/07/2023
10. Đức Đoàn (09/06/2022), Tiêu dùng xanh: Giải pháp bảo vệ môi trường và sức
khỏe cộng đồng, Tiêu dùng xanh: Giải pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng
(kinhtedothi.vn), 10/07/2022
11. Tuệ lâm (22/06/2023), Biến rác thải nông nghiệp thành túi xách thời
trang,https://scp.gov.vn/tin-tuc/t13361/bien-rac-thai-nong-nghiep-thanh-tui-xach-thoi-
trang.html, 25/06/2023
12. Anh Thư (12/06/2023), Tiêu dùng xanh để phát triển bền vững, Tiêu dùng xanh để
phát triển bền vững (scp.gov.vn), 23/06/2023
13. Nguyễn Cường (25/06/2015), Tiêu chuẩn môi trường: Công cụ xanh cho phát triển
bền vững, https://baotainguyenmoitruong.vn/tieu-chuan-quy-chuan-moi-truong-cong-
cu-xanh-cho-phat-trien-ben-vung-244252.html, 09/07/2023.
24
14. Nguyễn Cường (2019), Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường: Công cụ xanh cho phát
triển bền vững, Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường: Công cụ xanh cho phát triển bền vững
(baotainguyenmoitruong.vn) ,01/08/2023.
15. Đức Toàn (2022), Tiêu dùng xanh: Giải pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng
https://kinhtedothi.vn/tieu-dung-xanh-giai-phap-bao-ve-moi-truong-va-suc-khoe-cong
dong.html, 20/06/2023.

25

You might also like