You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN NHÓM


MÔN: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TIỄN – MARKETING

Lớp HP: 231MAR40410

ĐỀ TÀI:
Hiện trạng marketing bằng livestream trên các sàn
thương mại điện tử tác động đến hành vi tiêu dùng.

GVHD: ThS. Phan Thị Kim Xuyến

Nhóm: 3
Buổi: Sáng

TPHCM, Tháng 11 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN NHÓM


MÔN: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TIỄN – MARKETING
Lớp HP: 231MAR40410

GVHD: ThS. Phan Thị Kim Xuyến


Nhóm: 3
Buổi: Sáng

HỌ TÊN MSSV PHỤ TRÁCH VIẾT PHẦN KÝ


TÊN

Nguyễn Hoài An 221A370353 2.1 – 2.2 – 3.3 – 3.6 – 3.7

Nguyễn Thị Như Ý 221A370309

Đỗ Quang Huy 221A370218

Lê Thị Thu Thảo 221A370587

Trần Vũ Phương Anh 221A370725

TPHCM, Tháng 11 năm 2023


I. Đặt vấn đề

Thương mại điện tử hay là hình thức mua bán trực tuyến online, đã không còn
quá xa lạ với thị trường Việt Nam, việc tiếp cận người tiêu dùng với một nền tảng
mua bán trực tuyến khá xa lạ và thay thế cho việc mua bán truyền thống. Các sàn
thương mại điện tử cần phải có một hoặc nhiều các chiến lược marketing tiếp cận
người tiêu dùng một cách nhanh nhưng lại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đưa ra từ
phía khách hàng. Từ đó việc livestream đã trở thành hiện trạng được các sàn thương
mại điện tử sử dụng để tiếp cận đến hành vi tiêu dùng. Livestream đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu của người tiêu dùng như có thể tương tác trực tiếp, trao đổi, hướng dẫn,
chăm sóc từ khâu đặt hàng và sau khi nhận được hàng, và có thể nói việc livestream
đã trở thành yếu tố khó có thể thay thế trên bất kỳ sàn thương mại điện tử nào.

Tại sao chúng ta cần nghiên cứu hiện trạng marketing bằng livestream trên các sàn
thương mại điện tử tác động đến hành vi người tiêu dùng?

Livestream trên các sàn thương mại điện tử là một yếu tố thiết vì nó giúp doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng tiêu dùng hiện tại và cách thức mà khách hàng
tương tác với sản phẩm của họ. Livestream marketing là một phương tiện quảng
cáo hiệu quả giúp tăng cường sự tương tác giữa người bán và người mua hàng đồng
thời cũng giúp tăng khả năng bán hàng và doanh thu. Nghiên cứu hiện trạng
marketing bằng livestream cũng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến
dịch quảng cáo của mình và tìm ra cách để cải thiện và tối ưu hóa chiến dịch trong
tương lai.

II. Tài liệu và phương pháp

2.1 Khái niệm hành vi tiêu dùng

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA): Hành vi người tiêu dùng là sự tác
động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức của con người
mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác,
hành vi người tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có
được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.

Mà trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng là yếu tố về các
nhân, yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố kinh tế và yếu tố tình huống.

2.2 Khái niệm hành vi mua ngẫu hứng

Stern (1962) cho rằng khái niệm hành vi mua hàng ngẫu hứng được sử dụng để chỉ
“bất kì hành vi mua hàng nào do người mua thực hiện mà không được lên kế hoạch
từ trước”.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã mở rộng định nghĩa của Stern, bổ sung thêm yếu tố
cảm xúc và sự thôi thúc mua hàng. Rооk (1987) cho rằng: “Muа hàng ngẫu hứng
хảу rа khi người tiêu dùng trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt, thường mạnh mẽ
và dаi dẳng để muа một cái gì đó ngау lậр tức. Sự thôi thúc muа nàу thể hiện một
trạng thái vui thích рhức tạр và có thể tạо rа những mâu thuẫn trоng cảm хúc củа
người tiêu dùng. Ngоài rа, muа hàng ngẫu hứng có khuуnh hướng хảу rа khi người
tiêu dùng ít quаn tâm tới hậu quả củа nó”.

Dựa vào 2 định nghĩa trên có thể tóm tắt một số đặc điểm của hành vi mua hàng
ngẫu hứng như sau: là hành vi mua hàng không có kế hoạch, xảy ra khi người mua
hàng tiếp xúc với một sự kích thích và trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt để mua
hàng và mang tính cảm tính hơn là lý tính.

Cùng với những ưu điểm của livestream đối với việc bán hàng theo phương
pháp truyền thống (tại của hàng) và ở các shop trên sàn thương mại điện tử. Một số
người đơn thuần xem livestream chỉ vì người mình thích hoặc là những drama hoặc
vì tính giải trí,… trên các đợt livestream mà vô tình gặp một số sản phẩm được
giảm giá cực kì hời hoặc do nó bắt mắt thú vị sẽ ra quyết định mua ngay mặc dù
ban đầu không có ý định hay nhu cầu mua hàng. Việc mua hàng một các sảm xúc
ngẫu hứng được khai thác một các hiệu quả đối với các đợt livestream điều này là
điểm nổi trội mà hình thức bán hàng trên các shop thương mại điện tử không có.

2.3 Khái niệm marketing

Theo Philip Kotler - Cha đẻ ngành Marketing hiện đại, ông định nghĩa về
Marketing “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những
giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối
ưu của doanh nghiệp.”

III Thực trạng:

3.1 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện được bài nghiên cứu này nhóm em đã sử dụng những phương
pháp như sau: Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu dựa trên tạp chí, báo tuổi trẻ,
báo thanh niên, vài trang website từ Google cung cấp để làm rõ về cơ sở lý luận và
thực trạng của đề tài nghiên cứu. Phân tích số liệu: phân tích số liệu từ Google trang
website METRIC.VN cung cấp làm minh chứng cho các lý luận được đưa ra phục
vụ bài nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu và tài liệu thu thập
được từ các nguồn trên đưa ra kết luận, đánh giá để hoàn thành bài.

3.2 Tác động của livestream đến hành vi người tiêu dùng.
Từ sau đại dịch Covid 19 thói quen tiêu dùng đã có chuyển biến lớn. Mọi người
có xu hướng mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử. Thói quen này ngày
càng trở nên phổ biến và không thể thiếu bởi vì tính tiện lợi và thanh toán nhanh
chống của nó, chúng ta có thể mua bất cứ thứ gì chúng ta cần. Mặc dù thế nhưng
việc tương tác với giữa khách hàng và các shop trên các sàn thương mại điện tử vẫn
gặp một khó khăn, cho dù những thắc mắc của khách hàng được shop giải đáp
nhưng vì đợi phản hồi lâu nên một bộ phận người tiêu dùng có thể thay đổi ý định
mua hàng và không mua hàng nữa.

Chính vì các yếu tố này mà một hình thức bán hàng livestream đã và đang phát
huy được tối đa lợi thế của mình. Và mang lại hiệu quả cao vì trên các phiên
livestream sự tương tác với khách hàng nhanh chống hơn. Đưa sản phẩm đến gần
hơn với khách hàng giải quyết mối lo ngại lớn đối về sản phẩm của chất lượng và
không có cái nhìn trực quan đối với sản phẩm, thì trong các livestream người tiêu
dùng sẽ được thấy sản phẩm chân thực hơn và được sử dùng bởi những người điều
phối phiên livestream ấy. Ngoài ra trên các livestream còn có các voucher ưu đãi và
quà tặng độc quyền.

3.3 Tổng quan về thị trường.

Ở Việt Nam thời điểm trước đây có 4 sàn thương mại điện tử lớn lần lượt là
Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Theo báo cáo dữ liệu từ công ty nghiên cứu dữ liệu
Metric.vn báo cáo thị phần của 4 sàn thương mại điện tử trong nửa năm đầu 2022
(từ 11/2021 – 5/2022)

Hình 1: Thị phần 4 sàn thương mại hàng đầu Việt Nam.
Nguồn: Metric.vn

Shopee là công ty thuộc tập đoàn Sea của Singapore và chiếm đến gần 73%
doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ. Ngay sau đó là Lazada là sàn
thương mại điện tử của tập đonà Alibaba, Trung Quốc chiếm 20% thị phần tương
ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ bằng k2 hoảng 1/3 doanh số Shopee. Shopee và
Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là tiki và Sendo với con số áp đảo, Tiki và
Sendo lần lượt chiếm vị trí số 3 và 4 với thị phần doanh thu là 5,8% và 1,4%.

3.4 Tình hình livestream của thế thới.

Livestream bán hàng thúc đẩy sự phát triển của các sàn thương mại điện tử toàn
cầu. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu xu hướng Livestream bán hàng. Cụ thể,
Taobao – trang thương mại điện tử hàng đầu của gã khổng lồ Alibaba – đã kiếm
được hơn 15,1 tỷ USD tổng giá trị giao dịch trong năm 2018 từ Livestream. Và con
số đã lên tới 38,4 tỷ USD vào Ngày Độc thân (11/11) năm 2019, tăng 26% so với
cùng kỳ năm ngoái, khi có hơn 17.000 cửa hàng tham gia Livestream.

Hình 2: Sự phát triển của livestream ở Trung Quốc.

Nguồn: Nexton.vn

Chương trình phát trực tiếp thời trang “See Now Buy Now” do Lazada tổ chức
vào tháng 5/2019 tại Thái Lan với sự góp mặt của nhiều thương hiệu thời trang tại
quốc gia Thái Lan và Philippines, đã thu hút 120.000 người xem trực tuyến và tạo
thêm ít nhất 20% doanh số so với mức tăng trưởng bình thường và hàng hóa được
bán hết trong vòng nửa ngày.
Bất chấp sự chậm trễ, ông hoàng phương Tây Amazon cũng đã dần bắt kịp xu
hướng khi giới thiệu tính năng Amazon Live vào năm 2019. Vẫn cần thời gian để
kiểm chứng hiệu suất sử dụng Livestream trên trang thương mại điện tử hàng đầu
này, nhưng có vẻ như Amazon đã nhận ra sức mạnh của buổi phát trực tiếp, cũng
như thành công mà nó đạt được trước các đối thủ cạnh tranh ở phương Đông.

3.5 Tình hình livestream bán hàng ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, TikiLive cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực kể từ khi giới
thiệu tính năng Livestream trong ứng dụng của mình vào năm 2018. Nhiều nhà bán
hàng cho biết doanh thu những ngày có Livestream tăng gấp nhiều lần so với ngày
thường, doanh thu của TikiLive chiếm hơn 70% tổng doanh thu của sàn giao dịch.

Khi bước đầu thuận lợi, Tiki mạnh dạn sử dụng hình thức này làm kênh tương
tác chính với khách hàng và thiết lập lịch livestream cố định hàng tháng, bắt đầu từ
tháng 6/2019. Thành công của Tiki cũng đã thúc đẩy các đối thủ Shopee, Lazada và
Sendo tham gia cuộc chơi tại Việt Nam.

Lazada thường có xu hướng tung các buổi livestream vào các ngày trong tuần,
với các chủ đề rất rõ ràng, phù hợp với các đối tượng khách quan tâm tới một đối
tượng nhất định: LazMusic (cho người yêu âm nhạc), LazLearn (học tập) hay
LazCook (nấu ăn). Đặc biệt, trong chiến dịch tổ chức livestream của Lazada mang
tên “An tâm mua sắm tại nhà”. Vì thế nội dung các buổi livestream liên quan đến
các hoạt động tại nhà nên được người tiêu dùng hưởng ứng tích cực bởi thông điệp
linh hoạt-tiện lợi trong mua sắm.

Bên cạnh đó, nền tảng Lazada cũng ghi nhận người dùng mua các sản phẩm
thông qua hình thức livestream vào các dịp đặc biệt như lễ tết, 12/12,…cao hơn gấp
3 lần ngày thường. Hòa cùng xu hướng, người dùng đã quen với việc mua hàng trên
các sàn thương mại điện tử. Vì thế, khi tiktok shop ra đời được đón nhận rất nhanh
chóng bởi giới trẻ. Theo nguồn số liệu thống kê vào cuối năm 2021, số lượng người
dùng tik tok shop trên 18 tuổi đã đạt hơn 39 triệu người. Trong đó, doanh thu bán
hàng thông qua hình thức livestream bán hàng trên tiktok tăng cao hơn so với hình
thức bán hàng thông thường.

3.6 Livestream trên Tiktok (Tiktok live) giúp cho Tiktok shop phát triển
không tưởng.

Mới đây năm 2022 thị trường thương mại điện tử Việt Nam đón nhận một
thương hiệu mới đó là Tiktok Shop Tiktok Shop chính thức ra mắt thị trường Việt
Nam ngày 28/04/2022 nhưng chỉ mất 3 tháng để đạt doanh số mà Tiki đã gây dựng
trong 12 năm và chỉ mất 6 tháng để gần đạt được doanh số của Lazada gây dựng
trong 10 năm. Vào quý I năm 2023 theo báo cáo của Metric thì tiktok shop đã bỏ xa
Tiki và Sendo lên đứng vị trí thứ 3 thị phần các sàn thương mại điện tử tại Viêt
Nam.
Hình 3: Thị phần 5 sàn thương mại hàng đầu Việt Nam.

Nguồn: Metric.vn

Thành tích ấn tượng đó chính là nhờ vào trước đây Tiktok được xem như là
mạng xã hội là nới giải trí kết nói mọi người. Nên thu hút lượng đông người sử
dụng sau khi ra mắt tính năng tính Tiktok shop thì livestream trên nền tảng này lại
càng phát huy được sức mạnh của nó, những phiên livestream thu hút được nhiều
người xem với nhiều mục đích khác nhau như là giải trí, hóng chuyện từ những
drama, hay đơn thuần là để giết thời gian,… kèm theo những voucher từ những
phiên livestream thì đa số mọi người điều sẽ chốt đơn (mua hàng) một cách cảm
xúc mua hàng mặc dù trước đó không có ý định. Trong bài báo cáo What’s Next
2022 của Tiktok cho biết 73% người dùng cảm thấy kết nối chặt chẽ hơn với
thương hiệu. Trong đó, 67% người dùng chia sẻ rằng khi xem livestream họ được
thôi thúc mua sắm trong khi họ không chủ động nghĩ đến việc đó. Tiktok live
(livetream trên tiktok) đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của
tiktok shop.

Vào nửa đầu năm 2023 vừa được Metric công bố, doanh thu tính theo tổng giá
trị của tất cả các đơn hàng giao thành công toàn thị trường Việt Nam đạt khoảng
93.000 tỉ đồng, tăng trưởng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hình 4: Doanh thu 5 sàn thương mại điện tử.

Nguồn: Metric

Doanh thu quý 1 và quý 2 của năm 2023 lần lượt ghi nhận 43.000 và 50.000 tỉ
đồng.Đáng chú ý, bảng xếp hạng thị phần doanh thu sau nửa đầu năm 2023 đã
chứng kiến sự thay đổi giữa vị trí thứ 2 và 3, giữa Lazada và TikTok Shop. Theo
Metric, ở quý 4-2022, thời điểm TikTok Shop mới ra mắt được 4 tháng đã có doanh
thu bằng 80% doanh thu của Lazada. Đến quý 1-2023, TikTok Shop chỉ kém
Lazada 3,5% doanh thu.

Nhưng đến quý 2-2023, TikTok Shop vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee nhờ
lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại.TikTok Shop đạt doanh thu
16.300 tỉ đồng với 117 triệu sản phẩm bán ra. Trong khi đó, Lazada đạt 15.700 tỉ
đồng doanh thu với 117,5 triệu sản phẩm. Shopee ghi nhận tổng giá trị của tất cả
các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỉ đồng sau 6 tháng đầu năm 2023, với
667 triệu sản phẩm được bán ra.

3.7 Tăng doanh số nhờ livestream.

Tính tới tháng ̣9/2022, Việt Nam là quốc gia có người sử dụng Internet cao thứ
12 trên thế giới, Việt Nam có 72,1 triệu người sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73,2% dân
số). Vì thế mà số lượng người có thể tiếp cận các phiên livetream là cực kỳ cao.
Điển hình là khi nhắc đến livestream bán hàng trên các nền nhất là Tiktok thì không
ai là không biết đến Phạm Thoại. Ban đầu nam Tiktoker bán quần áo nhỏ lẻ với
phong các khác người chẳng giống ai. Tuy nhiên đến nay livestream của anh từng
đạt kỷ lục 1,3 triệu người xem cùng lúc và đầu tháng 1/2023 còn đạt kỷ lục 3 triệu
lượt xem trên nền tảng Tiktok và gần 50.000 đơn hàng trong vòng 12 tiếng phát
trực tiếp. Đặt biệt hơn cả nhờ livestream bán hàng mà có thể chỉ trong vòng một
tiếng đồng hồ có thể bán hết được hàng sản xuất từ 3 nhà máy. Đó là thành tích của
“chiến thần review” Trần Hà Linh với 50.000 người xem livestream liên tục "chốt
đơn".

Vào sự kiện siêu sale 11.11 trên shopee, có 603 triệu lượt xem các chương trình
livestream trên shopee live xuyên suốt sự kiện. Nhưng đáng chú ý, chỉ trong 2 giờ
đầu tiên của sự kiện siêu sale 11.11 lượng đơn hàng bán đã tăng đột phá gấp 99 lần,
trong đó số lượng bán hàng của các nhà bán hàng và các thương hiệu tham gia sự
kiện livestream đã tăng mạnh 79 lần.

Coolmate một thương hiệu thời trang nam đình đám cho biết livestream đã
mang lại những giá trị hữu hình mà còn đóng góp cho bức tranh doanh thu của
doanh nghiệp. Đặt biệt trong sự kiện 11.11 cí nhiều ưu đãi hấp đẫn nên nên đã thu
hút một số lượng khách hàng ấn tượng. Phiên livestream của Coolmate trên Shopee
live có thể đạt đến co số gần 120.00 lượt xem , trong khi đó những phiên livestream
thường ngày chỉ dao động từ 3.000 – 6.000 lượt. livestream đã giúp lượt tương tác
với khách hàng tăng gấp 10 lần và thúc đẩy doanh số tăng 12 lần só với trung bình
thường ngày.

IV Kết luận và khuyến nghị.

Hiện trạng marketing bằng livestream trên các sàn thương mại điện tử đã có tác
động đáng kể đến hành vi tiêu dùng và cuộc sống hàng ngày của xã hội. Trong đó
phải kể ba đối tượng chính đó là Nhà nước, Doanh nghiệp và Người tiêu dùng.

Nhà nước: Khiến Nhà nước phải quan tâm và điều chỉnh chính sách quản lý
thương mại điện tử. Với sự phát triển mạnh mẽ của livestream marketing, cần có sự
điều chỉnh và cập nhật các quy định và quy chế để đảm bảo tính minh bạch, công
bằng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển
livestream marketing, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động livestream marketing
tuân thủ đúng quy định và không vi phạm pháp luật
Khuyến nghị cho Nhà nước: Nắm bắt xu hướng đà phát triển của livestream
marketing và cập nhật quy định, chính sách phù hợp để đảm bảo tính minh bạch và
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng livestream marketing một cách hợp pháp
và hiệu quả.

Doanh nghiệp: Livestream marketing mang lại những lợi ích lớn cho doanh
nghiệp, giúp họ tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, tạo sự tương tác và tăng
khả năng chốt đơn.Livestream marketing tạo ra một kênh quảng cáo hiệu quả và tiết
kiệm chi phí so với các hình thức truyền thống khác. Doanh nghiệp có thể truyền tải
thông điệp sản phẩm, tư vấn và thuyết phục khách hàng một cách nhanh chóng và
trực tiếp qua màn hình.

Khuyến nghị cho Doanh nghiệp: Tận dụng livestream marketing để tăng cường
quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Đầu tư vào chất lượng livestream,
đảm bảo hình ảnh, âm thanh, và giao diện hấp dẫn và chuyên nghiệp. Xây dựng mối
quan hệ tốt với khách hàng thông qua việc tương tác trực tiếp, trả lời câu hỏi và
cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm.

Người tiêu dùng: Livestream marketing đã thay đổi cách mà người tiêu dùng
tiếp cận và mua sắm sản phẩm. Họ có thể xem trực tiếp quá trình sử dụng sản
phẩm, nhận được tư vấn từ người bán hàng và có thể đặt mua sản phẩm ngay trong
quá trình livestream.Livestream marketing mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời
gian cho người tiêu dùng. Họ có thể xem sản phẩm, so sánh giá cả và đưa ra quyết
định mua hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Khuyến nghị cho Người tiêu dùng: Tìm hiểu kỹ về sản phẩm và người bán hàng
trước khi quyết định mua hàng. Kiểm tra tính minh bạch và uy tín của người bán
hàng trên sàn thương mại điện tử. Tham gia vào cuộc trò chuyện và tương tác trong
quá trình livestream để có thể đặt câu hỏi, yêu cầu tư vấn và đảm bảo rằng thông tin
được cung cấp là chính xác.

Tóm lại, marketing bằng livestream trên các sàn thương mại điện tử đã có tác
động đáng kể đến hành vi tiêu dùng của Nhà nước, Doanh nghiệp và Người tiêu
dùng. Để tận dụng và phát triển tiềm năng của livestream marketing, Nhà nước cần
điều chỉnh chính sách, Doanh nghiệp cần đầu tư vào chất lượng và tương tác tích
cực, còn Người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ và tham gia một cách thông minh và tỉnh
táo.
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hải Ninh (2020) Tạp chí Tác động của bầu không khí siêu thị đến hành vi
mua ngẫu hứng tại Coopmart Nguyễn Kiệm - Thành phố Hồ Chí Minh
(tapchicongthuong.vn) 08/12/2023

N.BÌNH (2023) Báo Tuổi Trẻ Doanh thu trên TikTok Shop cao gấp 10 lần Tiki, là
sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
09/12/2023

Ngọc Lý (2023) Việt Bắc Hà Linh lập kỷ lục bán hàng trên nền tảng livestream
tiktok (vietbao.vn) 09/12/2023

(2023) Báo Thanh Niên Số sản phẩm bán qua Shopee Live tăng 44 lần, doanh
nghiệp livestream bứt phá dịp 11.11 (thanhnien.vn) 09/12/2023

(2022) Tiktok Báo cáo What's Next 2022 | Phòng tin tức TikTok 09/12/2023

You might also like