You are on page 1of 10

Chương trình huấn luyện Nâng cao tàu khí hoá lỏng

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện


1. Mục đích
Chương trình được xây dựng để huấn luyện nâng cao cho các sỹ quan và thuyền viên
có trách nhiệm và nhiệm vụ trực tiếp đến khai thác hệ thống hàng hoá trên tàu khí hoá
lỏng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-V/1-2 của Bộ luật STCW và các bổ sung
sửa đổi.

2. Mục tiêu
Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng
A-V/1-2-2 của Bộ luật STCW và các bổ sung sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm
được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- Có khả năng thực hiện và kiểm tra an toàn tất cả các thao tác với hàng khí
hoá lỏng;
- Làm quen với các thuộc tính vật lý và hoá học của hàng khí hoá lỏng;
- Thực hiện các lưu ý để phòng tránh nguy hiểm;
- Thực hiện các lưu ý về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;
- Có khả năng ứng phó với các tình huống nguy cấp;
- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật;
3. Tiêu chuẩn tham gia khoá học
Các học viên tham gia chương trình huấn luyện này phải:
- Có chứng chỉ Huấn luyện Cơ bản tàu khí hoá lỏng;
- Có đủ sức khoẻ để tham gia khoá học.
4. Cấp giấy chứng nhận
Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo
cấp Giấy xác nhận đã tham gia khoá huấn luyện Nâng cao tàu khí hoá lỏng.
Để được cấp Giấy chứng nhận Huấn luyện Nâng cao tàu khí hoá lỏng theo Công ước
STCW học viên phải:
- Có ít nhất 3 tháng phục vụ trên tàu khí hoá lỏng, hoặc
- Có ít nhất 1 tháng được huấn luyện trên tàu khí hoá lỏng với ít nhất 3 lần nhận
và trả hàng, mà những hoạt động huấn luyện đó phải được ghi nhận theo Mục B-V/1
của Bộ luật STCW và các bổ sung sửa đổi hoặc việc huấn luyện này được thực hiện
trên hệ thống mô phỏng hàng lỏng được công nhận.
Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học
viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào
tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia
kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khoá học.
5. Giới hạn lớp học
Số lượng học viên trong mỗi lớp học không vượt quá 24 học viên.
6. Tiêu chuẩn Huấn luyện viên
Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu tại Điều 5 của Nghị định
29/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ
chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:
- Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan quản lý boong hoặc
máy trở lên;
- Nắm vững tính chất hàng hoá, có kinh nghiệm trong các hoạt động làm
hàng và các quy trình an toàn trên tàu khí hoá lỏng;
- Có đủ năng lực về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện theo yêu cầu tại
Mục A-I/6 của Công ước quốc tế STCW.
7. Trang thiết bị huấn luyện
7.1 Phòng học lý thuyết
Phòng học tiêu chuẩn với đầy đủ trang thiết bị để giảng dạy phần lý thuyết.
7.2 Thực hành/ Huấn luyện
Các thiết bị sau đây cần phải có để phục vụ cho huấn luyện thực hành:

Stt Tên thiết bị Số lượng


1 Mô hình huấn luyện 60 m2
2 Thiết bị thở hồi sức - Resuscitator 1
3 Thiết bị trợ thở 1
4 Mặt nạ phòng độc 1
5 Thiết bị sơ tán người ra khỏi két 1 bộ
6 Thiết bị đo O2 1
7 Thiết bị đo khí cháy 1
8 Thiết bị đo khí độc 1
9 Cáng cứu thương 1
10 Thiết bị tìm dò khí độc dạng tuýp 1 bộ
thuốc
11 Thiết bị phòng hộ cá nhân - PPE 1 bộ
12 Hệ thống dập cháy bằng bọt 1 hệ thống
13 Hệ thống dập cháy bằng bột 1 hệ thống
13 Hệ thống mô phỏng hàng lỏng 1 hệ thống

8. Sử dụng mô phỏng
Theo STCW78 và các sửa đổi, cơ sở đào tạo có thể tổ chức huấn luyện và đánh
giá năng lực học viên trên hệ thống mô phỏng đã được phê duyệt.
Các tiêu chuẩn đối với hệ thống mô phỏng, quy định về đào tạo, huấn luyện và
kiểm tra đánh giá trên hệ thống mô phỏng phải phù hợp với quy định tại Bảng A-l/12,
Bảng B-l/12 Bộ luật STCW.
9. Phương pháp đánh giá
Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá năng lực học viên phù hợp, bao gồm:
- Kiểm tra viết;
- Kiểm tra vấn đáp;
- Kiểm tra trắc nghiệm;
- Đánh giá thực hành.
10. Phương tiện trợ giảng (A)
A1 Hệ thống trình chiếu
11. Tham chiếu theo IMO (R)
R1 International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974
R2 International Convention on Standards of Training, Certification and
Watchkeeping for Seafares, 1978 as amended
R3 International Convention for the Prevention of Pollution from Ships,
MARPOL73/78.
R4 Medical First Aid Guide for Use in Accidents Involving Dangerous Goods
(MFAG), as amended
R5 International Code for the Construction and Equipment of Ship Carrying
Liquefied gases in Bulk (IGC Code), as amended
R6 IMO Model Course 1.20
R7 International Code for the Construction and Equipment of Ship Carrying
Dangerous Chemical in Bulk (IBC Code), as amended
R8 IMO Model Course 1.05
12. Tài liệu tham khảo (B)
B1 An toàn vận chuyển khí hoá lỏng.
B2 Gas Inert Systems
B3 Code of Safe Working Practices
B4 Safety in Chemical tankers, International Chamber of Shipping
B5 Liquefied Gas Handling Principles on Ships and Terminals, SIGTTO
B6 LNG PROJECT Training Program for LNG Deck Junior Officers
13. Tài liệu học tập (T)

T1 Bài giảng huấn luyện tàu khí hoá lỏng nâng cao

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện


Số giờ
Mục Nội dung
Lý thuyết Thực hành
1.0 Hiểu biết về thiết kế, các hệ thống và thiết bị tàu 11.5 3.0
khí hoá lỏng
1.1 Các loại tàu khí hoá lỏng và cấu trúc két hàng
1.2 Bố trí chung và cấu trúc
1.3 Các hệ thống chứa hàng, gồm cả vật liệu cấu trúc và
cách ly
1.4 Thiết bị làm hàng và thiết bị đo
1.4.1 Bơm hàng và việc bố trí bơm
1.4.2 Các đường ống và van
1.4.3 Các thiết bị giãn nở
1.4.4 Màn chắn lửa
1.4.5 Hệ thống kiểm tra nhiệt độ
1.4.6 Hệ thống đo mức hàng trong két
1.4.7 Hệ thống kiểm soát và đo áp suất két hàng
1.5 Hệ thống duy trì nhiệt độ kết hàng
1.6 Hệ thống kiểm soát bầu không khí két hàng
1.7 Hệ thống sấy hàng
1.8 Hệ thống phát hiện khí
1.9 Hệ thống ba lát
1.10 Hệ thống hoá hơi
1.11 Hệ thống hoá lỏng trở lại
1.12 Hệ thống đóng khẩn cấp
1.13 Hệ thống giám sát chuyển tải hàng
2.0 Hiểu biết về các đặc tính bơm, các loại bơm và 3.0
vân hành an toàn chúng
3.0 Hiểu biết về ảnh hưởng của hàng lỏng rời tới hiệu 1.0 0.5
số mơn nước, ổn định và nguyên vẹn cấu trúc
4.0 Văn hoá an toàn và thực thi hệ thống quản lý an 1.5
toàn trên tàu két
5.0 Khả năng thực hiện công tác chuẩn bị, các quy 9.5 6.0
trình và kiểm tra an toàn cho mọi thao tác với
hàng hoá
5.1 Các việc phải làm khi ra đà để xếp hàng
5.1.1 Kiểm tra két
5.1.2 Trơ hoá
5.1.3 Nạp hơi hàng
5.1.4 Làm lạnh két
5.1.5 Xếp hàng
5.1.6 Xả ba lát
5.1.7 Lấy mẫu, gồm cả việc lấy mẫu kín
5.2 Hành trình có hàng
5.2.1 Làm mát
5.2.2 Duy trì nhiệt độ
5.2.3 Sự hoá hơi
5.2.4 Công tác ức chế hàng
5.3 Dỡ hàng
5.3.1 Dỡ hàng
5.3.2 Nhận ba lát
5.3.3 Hệ thống vét và làm sạch hầm hàng
5.3.4 Hệ thống hoá hơi
5.4 Công tác chuẩn bị trước khi vào đà
5.4.1 Sấy két
5.4.2 Trơ hoá
5.4.3 Làm sạch hơi hàng
5.5 Chuyển tài hàng
6.0 Kỹ năng thực hiện việc đo và tính hàng 1.5 2.5
6.1 Phần hàng lỏng
6.2 Phần hơi hàng
6.3 Lượng hàng trên tàu (OBQ)
6.4 Lượng hàng còn lại trên tàu (ROB)
6.5 Tính hơi hàng
7.0 Khả năng quản lý và giám sát các nhân viên làm 0.5
hàng
8.0 Thấu hiểu về các thuộc tính vật lý, hoá học và các 2.0 2.0
khái niệm liên quan đến vận chuyển an toàn khí
hoá lỏng rời
8.1 Cấu trúc hoá học của khí
8.2 Các thuộc tính của khí hoá lỏng (cả CO2) và hơi của
chúng
8.2.1 Các định luật đơn giản về khí
8.2.2 Các trạng thái của vật chất
8.2.3 Trọng lượng riêng của hàng lỏng và hơi
8.2.4 Sự khuếch tán và hoà trộn của khí
8.2.5 Việc nén khí
8.2.6 Việc hoá lỏng và hoá lỏng trở lại của khí
8.2.7 Nhiệt độ và áp suất tới hạn của khí
8.2.8 Điểm bắt lửa, giới hạn cháy nổ trên và dưới, nhiệt độ
tự cháy
8.2.9 Sự tương thích, hoạt tính và việc cách ly hàng
8.2.1 Sự kết hợp thành chuỗi
0
8.2.1 Áp suất bão hoà/nhiệt độ tham chiếu
1
8.2.1 Điểm sương và điểm sôi
2
8.2.1 Việc bôi trơn máy nén
3
8.2.1 Hình thành hydrat
4
8.3 Thuộc tính của chất lỏng đơn lẻ
8.4 Thuộc tính tự nhiên và các dung dịch
8.5 Các đơn vị nhiệt động học
8.6 Định luật nhiệt động học cơ bản và đồ thị của nó
8.7 Các thuộc tính của vật liệu
8.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp - hiện tượng dòn gãy
9.0 Thấu hiểu các thông tin hàm chứa trong MSDS 0.5 0.5
10.0 Thấu hiểu các nguy hiểm và các biện pháp kiểm 2.5
soát trên tàu khí hoá lỏng
10.1 cháy
10.2 Nổ
10.3 Ngộ độc
10.4 Hoạt tính
10.5 Ăn mòn
10.6 Các nguy hiểm đối với sức khoẻ
10.7 Thành phần khí trơ
10.8 Nguy hiểm tĩnh điện
10.9 Các hàng hoá có khả năng liên kết chuỗi
11.0 Khả năng hiệu chuẩn và sử dụng hệ thống đo và 0.5
kiểm tra,
12.0 Thấu hiểu các nguy hiểm do không tuân thủ các 0.5
quy định/luật
13.0 Thấu hiểu về thực hiện công việc an toàn: đánh 2.5 0.5
giá rủi ro và an toàn con người trên tàu khí hoá
lỏng
13.1 Các lưu ý để vào không gian kín, gồm cả việc sử
dụng các thiết bị thở khác nhau
13.2 Các lưu ý trước và trong khi tiến hành sửa chữa và
bảo dưỡng
13.3 Các lưu ý khi thực hiện công việc nóng và lạnh
13.4 Các lưu ý về an toàn điện
13.5 Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp
13.6 Các lưu ý về bỏng lạnh và tê cóng
13.7 Sử dụng hợp lý thiết bị kiểm tra độc tố cá nhân
14.0 Thấu hiểu về các quy trình khẩn cấp trên tàu khí 2.0
hoá lỏng
14.1 Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
14.2 Đóng khẩn cấp các hoạt động làm hàng
14.3 Các thao tác với van khẩn cấp
14.4 Hành động khi xảy ra sự cố của hệ thống hoặc hoạt
động đối với hàng hoá
14.5 Dập cháy trên tàu khí hoá lỏng
14.6 Vứt bỏ hàng hoá
14.7 Giải thoát người khỏi không gian kín
15.0 Các hành động khi tàu bị va chạm, mắc cạn hoặc 0.5
tràn hàng, sự lan tràn khí độc hoặc hơi dễ cháy
16.0 Hiểu biết về quy trình sơ cứu và giải độc trên tàu 1.5
khí hoá lỏng có tham chiếu MFAG
17.0 Hiểu biết về quy trình để ngăn ngừa ô nhiễm môi 0.5
trường
18.0 Thấu hiểm các điều khoản của MARPOL 73/78, 0.5
các tài liều liên quan của IMO và các quy định
của cảng thường được áp dụng
19.0 Kỹ năng sử dụng IBC Code, IGC Code và các tài 0.5
liệu liên quan
20.0 Nghiên cứu tình huống 1.5
21.0 Thảo luận, đánh giá 1.0
44.5 15.5
Tổng 60.0 giờ

Ghi chú: Một giờ chuẩn bằng 45 phút

You might also like