You are on page 1of 39

BỘ TÀI NGUYEN TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

VÀ MÔI TRƯỜNG

Dự án " Tăng cường năng lực thể chế


kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam"

55304

SỔ TAY
TỰ QUẢN TRẮC NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP
Tài liệu kỹ thuật
Hà Nội – 11/2008

1
2
LỜI MỞ ĐẦU

Tự quan trắc nước thải là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo
vệ môi trường của doanh nghiệp nhằm tuân thủ Luật bảo vệ môi trường
(Điều 20 và 35). Để thực hiện các quy định trên của Luật Bảo vệ môi
trường, doanh nghiệp cần có một hướng dẫn tự quan trắc nước thải như
một tài liệu pháp quy quy định cụ thể trình tự tiến hành và thống nhất
trong cả nước.
Sổ tay này được soạn thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng
lực trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải, đánh giá mức độ tuân thủ
của dòng thải, cũng như thực hiện có hiệu quả Nghị định 04/NĐ-CP/2007
về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Phạm vi ứng dụng
Sổ tay này được áp dụng trong quan trắc nước thải công nghiệp nhằm:
- Cung cấp số liệu về nồng độ và thải lượng của các chất ô nhiễm để
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Tự kiểm soát ô nhiễm nước thải;
Các thuật ngữ
Tự quan trắc nước thải là quá trình đo, phân tích các thông số về tính
chất vật lý, hoá học và sinh học của nước thải, được thực hiện bởi các
doanh nghiệp với mục tiêu đã được xác định theo một chương trình đã
lập sẵn về thời gian, không gian và phương pháp, nhằm cung cấp các số
liệu cần thiết về nồng độ và thải lượng của các chất ô nhiễm trong nước
thải.
Chương trình quan trắc là một bản liệt kê, miêu tả các công việc sẽ
được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu quan trắc, trong đó bao gồm: thông
tin phải nhận được, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan

3
trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp lấy mẫu, phân tích, yêu cầu
về nhân lực và các tổ chức tham gia thực hiện.
Kiểm soát chất lượng (viết tắt là QC) trong quan trắc nước thải là một
chuỗi các hoạt động nhằm đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt
được độ chính xác và độ lặp lại của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu
chuẩn chất lượng đã quy định.
Tiêu chuẩn nước thải là giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ
của chất gây ô nhiễm trong nước thải được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Lấy mẫu là quá trình lấy một phần nước thải đại diện cho dòng thải,
nhằm kiểm tra các đặc tính khác nhau của nước.
Mẫu đơn là mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên (có chú ý đến thời gian
và/hoặc địa điểm).
Mẫu tổ hợp là hai hoặc nhiều mẫu đơn trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích
hợp đã biết trước, từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính
cần biết. Tỷ lệ này thường dựa trên cơ sở thời gian hoặc dòng chảy.
Điểm lấy mẫu là vị trí chính xác ở trong khu vực mà mẫu được lấy.

PHẦN I
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
TỰ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI
I.1. Xác định mục tiêu quan trắc
Khi thiết kế chương trình quan trắc cần phải xác định mục tiêu rõ ràng.
Một chương trình quan trắc có thể nhằm nhiều mục tiêu, thông thường là:
- Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Tự kiểm soát ô nhiễm nước thải;
I.2. Xác định vị trí quan trắc
4
Yêu cầu đối với mẫu nước thải là phải đại diện cho dòng thải cần quan
trắc trước khi thải ra môi trường, vì vậy phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
- Cuối dòng thải trước khi thải ra môi trường.
- Tại đó nước thải được hòa trộn hoàn toàn, độ đồng nhất cao.
- Dễ tiếp cận dòng thải để thực hiện lấy mẫu và đo lưu lượng.
- Phải an toàn cho người thực hiện.
Vị trí quan trắc phải có dòng chảy rối để đảm bảo hòa trộn tốt. Nếu
không có điều kiện chảy rối thì có thể tạo ra bằng cách thu hẹp dòng chảy.
Thu hẹp dòng chảy phải được đảm bảo rằng không xảy ra sự lắng cặn ở
phía trước chỗ thu hẹp. Điểm quan trắc phải ở phía sau của chỗ thu hẹp, và
theo qui tắc, phải cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần bề rộng
chỗ thu hẹp.
I.3. Xác định các thông số quan trắc
Thông số quan trắc tùy thuộc vào mục tiêu quan trắc.
- Để tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các thông số cần quan
trắc là nhu cầu ô xy hóa học (COD), chất rắn lơ lửng (SS), thủy ngân (Hg),
chì (Pb), asen (As), cadimi (Cd).
- Để tự kiểm soát ô nhiễm nước thải, các thông số cần quan trắc tuân
theo chương trình quan trắc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (được lập trước ngày 01
tháng 7 năm 2006) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (được lập từ
ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc đề án bảo vệ môi trường (được lập từ
ngày 01 tháng 7 năm 2006) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
I.4. Xác định tần suất quan trắc và thời điểm quan trắc
- Để tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, tần suất quan trắc
tối thiểu là 3 lần/tháng vào những thời điểm hoạt động sản xuất diễn ra
bình thường.

5
- Để tự kiểm soát ô nhiễm nước thải, tần suất quan trắc tuân
theo chương trình quan trắc trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (được lập trước
ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường
(được lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc đề án bảo vệ môi
trường (được lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
I.5. Lập kế hoạch quan trắc
Khi lập kế hoạch quan trắc phải thực hiện các nội dung chính như sau:
- Lập thời gian biểu cho các hoạt động quan trắc: lấy mẫu và đo tại hiện
trường, phân tích mẫu, gửi mẫu phân tích ở phòng thí nghiệm bên ngoài
(nếu có), xử lý số liệu, báo cáo.
- Xác định các loại mẫu cần lấy, kể cả các mẫu kiểm soát.
- Lập danh mục về trang thiết bị phục vụ lấy mẫu tại hiện trường, xử lý
và bảo quản mẫu (nếu cần); danh mục dụng cụ chứa đựng mẫu, hóa chất bảo
quản mẫu.
- Xác định nhu cầu về nhân lực tham gia (số lượng, lĩnh vực chuyên môn).
- Lập danh mục các phương tiện bảo hộ, an toàn lao động cho hoạt
động quan trắc.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện quan trắc, bao gồm: kinh phí gửi mẫu
phân tích ở các phòng thí nghiệm bên ngoài (nếu có); kinh phí mua vật tư
tiêu hao, dụng cụ hao mòn.
- Phổ biến và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia.

PHẦN 2
THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
II.1. Công tác chuẩn bị

6
Trên cơ sở kế hoạch quan trắc, trước khi tiến hành quan trắc cần thực
hiện các bước chuẩn bị như sau:
a) Kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị đo
Các thông số nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ muối, độ đục được xác định
tại hiện trường bằng các thiết bị đo.
Trước khi đo cần phải kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị đo theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Các số liệu đo mẫu chuẩn sau khi hiệu chuẩn được ghi
vào biểu mẫu kiểm chuẩn thiết bị hiện trường (biểu mẫu số 3 phụ lục 1).
b) Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng mẫu và hóa chất bảo
quản mẫu
- Lựa chọn vật liệu phù hợp với thông số quan trắc.
Vật liệu dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng mẫu phải đảm bảo không
tương tác với mẫu về mặt hóa, lý và sinh học làm ảnh hưởng đến chất
lượng mẫu, chẳng hạn: thuỷ tinh bosilicat có thể làm tăng hàm lượng
silic oxit, chất hữu cơ có thể bị hấp phụ trong bình polyetylen, các kim
loại có thể bị hấp phụ trên thành bình thuỷ tinh, florua phản ứng với
thuỷ tinh,...
Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu cần phải có độ bền nhiệt, bền cơ, dễ
đóng, mở, có dung tích đủ lớn, khả năng dễ kiếm, rẻ tiền, dễ làm sạch.
- Làm sạch dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu cần phải rửa kỹ để giảm khả năng gây
nhiễm bẩn mẫu; cách rửa và chất liệu bình chứa phụ thuộc vào thành phần
cần phân tích.
Trong các trường hợp, dụng cụ thuỷ tinh cần rửa bằng nước chứa chất
tẩy rửa để loại hết tạp chất bám lại, sau đó tráng kỹ bằng nước cất, trừ
7
trường hợp xác định phosphat, silic, bo và các chất hoạt động bề mặt thì
không được dùng các chất tẩy rửa để rửa bình chứa.
Để xác định các hợp chất hữu cơ (hóa chất bảo vệ thực vật), cần xử lý
theo những yêu cầu đặc biệt: Tất cả các bình chứa cần được rửa bằng nước
và chất tẩy rửa, sau đó tráng kỹ bằng nước cất hoặc nước trao đổi ion, sấy
khô ở 105oC trong 2 giờ rồi để nguội, tráng lại bình chứa bằng dung môi
chiết mẫu. Cuối cùng làm khô bằng dòng không khí hay nitơ sạch. Ngoài ra
những bình chứa đã dùng, sau khi ngâm với axeton 12 giờ, tráng bằng hexan
và sấy như trên, có thể được dùng lại.
Để xác định kim loại, bình chứa cần phải được rửa sạch bằng nước và
tráng bằng nước cất, ngâm trong axit clohydric hoặc axit nitric 1 mol/l tối
thiểu một ngày, sau đó tráng lại bằng nước cất.
Để xác định vi sinh, bình chứa phải được khử trùng ở nhiệt độ 175oC
trong 1 giờ. Khi dùng nhiệt độ khử trùng thấp hơn, ở 120 oC (khử trùng bằng
hơi nước) thì thời gian khử trùng tối thiểu là 2 giờ. Khuyến cáo nên sử dụng
túi chứa mẫu dùng một lần đã được khử trùng dạng thương phẩm có sẵn trên
thị trường.
- Xác định số lượng dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng mẫu phù hợp với số
lượng mẫu.
- Chuẩn bị hóa chất bảo quản phù hợp với thông số quan trắc (bảng 1).

8
Bảng 1. Các yêu cầu kỹ thuật chung thích hợp để bảo quản mẫu
nước thải phân tích các thông số lý hóa sinh

Thể tích Thời gian


Loại chai
Thông số mẫu tối Cách bảo quản lưu giữ
đựng mẫu
thiểu (ml) tối đa
(BOD5) Làm lạnh 20C đến
P, G 500 24 giờ
50C
(COD) Axít hóa đến pH<2
P, G 100 bằng H2SO4, làm 5 ngày
lạnh 20C đến 50C
Chất rắn lơ Làm lạnh 20C đến
P, G 200 1 – 2 ngày
lửng 50C
Arsen Axit hóa mẫu đến
P, BG 100 1 tháng
pH<2 bằng HCl
Thuỷ ngân Axít hóa đến pH<2
BG 100 1 tháng
bằng HNO3
Chì Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Cadimi Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Crôm (III) Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Crôm (VI) Làm lạnh 20C đến
P, BG 100 24 giờ
50C

9
Thể tích Thời gian
Loại chai
Thông số mẫu tối Cách bảo quản lưu giữ
đựng mẫu
thiểu (ml) tối đa
Đồng Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Kẽm Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Niken Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Mangan Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Sắt Axít hóa đến pH<2
P, BG 50 1 tháng
bằng HNO3
Thiếc axit hoá đến 1 tháng
P, BG 50 pH<2, bằng
H2SO4
CN- Phụ thuộc phương
P 100 -
pháp phân tích
Phenol Cu SO4 và axit hóa
BG 100 bằng H3PO4 đến 24 giờ
pH<2
Dầu khoáng Làm lạnh 20C đến
G 1000 24 giờ
50C
Clo dư P, G 100 - -
Sunfua Kiềm hóa bằng
P, G 100 24 giờ
Na2CO3
Florua P (không
100 - 1 tháng
dùng PTFE)
Clorua P, G 100 - 1 tháng
Amoni Axít hóa đến pH<3
P, G 100 bằng H2SO4, làm 24 giờ
lạnh 20C đến 50C
10
Thể tích Thời gian
Loại chai
Thông số mẫu tối Cách bảo quản lưu giữ
đựng mẫu
thiểu (ml) tối đa
Tổng nitơ Làm lạnh 20C đến
P, G 100 24 giờ
50C
Tổng Làm lạnh 20C đến
P, G 100 24 giờ
phôtpho 50C
Coliform bình chứa tiệt Làm lạnh 20C đến
50 8 giờ
trùng 50C
Tổng hoạt độ Thêm 20ml + 1ml
phóng xạ  HNO3 50% (v/v)
vào cho 1l mẫu. pH càng sớm
Tổng hoạt độ P 100 phải nhỏ hơn 1 . càng tốt
phóng xạ 
Giữ ở chỗ tối, ở 2oC
đến 5oC

c) Chuẩn bị các vật dụng khác


Các vật dụng khác phục vụ quan trắc hiện trường gồm:
- Các biểu mẫu, nhật ký quan trắc: Sổ nhật ký quan trắc, nhãn mẫu.
- Các dụng cụ bảo hộ lao động, an toàn lao động.
II.2. Đo lưu lượng nước thải
a) Lựa chọn thiết bị đo lưu lượng
Thiết bị đo lưu lượng phải có khoảng đo phù hợp với lưu lượng dòng
thải của doanh nghiệp (tham khảo bảng 2.1 - phụ lục 2).
b) Phương pháp đo
Lưu lượng nước thải phải được đo liên tục trong 1 ca sản xuất và được
chia làm nhiều lần đo, mỗi lần đo cách nhau tối đa là 1 giờ.
Các số liệu về lưu lượng tức thời, lưu lượng trung bình và tổng thể tích
nước được ghi chép vào biểu mẫu đo lưu lượng (biểu mẫu số 4 - phụ lục 1).

11
II.3. Lấy mẫu nước thải và đo tại hiện trường
a) Lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu: Thông thường nước thải công nghiệp có
lưu lượng cũng như hàm lượng các chất ô nhiễm biến thiên theo thời
gian, vì vậy để đảm bảo tính chính xác và đại diện cần phải lấy mẫu
theo phương pháp lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng và thời gian trong 1 ca
sản xuất, nghĩa là gồm các mẫu đơn được lấy và pha trộn sao cho thể
tích của mỗi mẫu đơn tỉ lệ với lưu lượng dòng thải tại thời điểm lấy
mẫu và được lấy ở những khoảng thời gian bằng nhau trong thời gian
lấy mẫu. Khi lấy mẫu cần phải kết hợp với đo lưu lượng.
Thể tích của mẫu đơn cần thiết để trộn vào mẫu tổ hợp tỷ lệ với
lưu lượng của nó tại thời điểm lấy mẫu và được tính như sau (xem phụ
lục 3):

Tổng thể tích yêu cầu của


Thể tích của mẫu
mẫu tổ hợp Lưu lượng tại thời
đơn cần thiết để = x
(Lưu lượng QTB) x (Số điểm lấy mẫu đơn
trộn
mẫu đơn cần trộn)
- Thể tích mẫu:
Thể tích mẫu là lượng mẫu vừa đủ để thực hiện các phép phân tích các
thông số hóa lý theo yêu cầu (bảng 1). Đối với tất cả các loại mẫu tổ hợp,
thể tích của từng mẫu đơn không nhỏ hơn 50 ml.
b) Đo tại hiện trường
Các thông số nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ muối, độ đục được xác định
tại hiện trường bằng các thiết bị đo.
Khi đo đạc các thông số hiện trường không được nhúng trực tiếp đầu đo
vào mẫu nước mà phải lấy riêng ra dụng cụ chứa mẫu khác, phần mẫu này

12
được bỏ đi sau khi đo. Các số liệu đo tại hiện trường được ghi chép vào
biểu mẫu quan trắc hiện trường (biểu số 2 – Phụ lục 1).
II.4. Bảo quản mẫu và cố định mẫu
Trong mọi trường hợp, biện pháp bảo quản và cố định mẫu tùy thuộc
vào từng thông số phân tích và phải phù hợp với kỹ thuật phân tích tiếp sau.
Các biện pháp hạn chế biến đổi mẫu cần phải thực hiện là:
- Đổ mẫu vào đầy bình chứa nhằm hạn chế tương tác giữa mẫu với
không khí khi vận chuyển (trừ mẫu dùng để phân tích dầu mỡ).
- Làm lạnh mẫu. Mẫu cần được giữ lạnh ở nhiệt độ thấp ở 2oC đến 5oC
và để mẫu ở nơi tối để bảo quản mẫu trong thời gian ngắn trước khi phân
tích hoặc khi vận chuyển đến gửi mẫu các phòng thí nghiệm bên ngoài.
- Thêm hóa chất bảo quản
Sử dụng các hóa chất thích hợp để bảo quản mẫu trong thời gian vài
ngày (bảng 1). Nên dùng chất bảo quản ở dạng dung dịch đậm đặc để hạn
chế làm loãng mẫu.
II.5. Phân tích mẫu
-Lựa chọn phương pháp phân tích:
Khi tiến hành phân tích mẫu phải sử dụng các phương pháp phân tích
tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế (bảng 2). Khuyến nghị nên sử dụng các
phương pháp phân tích được chuẩn hóa bằng tiêu chuẩn quốc gia.
Bảng 2. Các phương pháp phân tích nước thải

Số hiệu tiêu chuẩn của


TT Thông số
phương pháp
1. Mầu sắc, Co-Pt ở pH = 7  TCVN 6185:1996
 ISO 7887:1994
13
Số hiệu tiêu chuẩn của
TT Thông số
phương pháp
 2120 C, D, E
2. BOD5 (200C)  TCVN 6001: 1995;
 APHA-5210 B
1. COD  TCVN 6491: 1999;
 APHA-5220
2. SS  TCVN 4560: 1988;
 ISO 11923;
 APHA-2540D
3. Asen  TCVN 6626: 2000;
 ISO 11969: 1996;
 EPA 6010B;
 APHA 3500-As
4. Thuỷ ngân  TCVN 7724:2007
 EPA7470A ;
 EPA 6010B;
 APHA 3500-Hg
5. Chì (Pb)  TCVN 6193: 1996;
 EPA 6010B;
 APHA 3500-Pb
6. Cadmi  TCVN 6197: 1996;
 EPA 6010B;
 APHA 3500-Cd
7. Crom (VI)  TCVN 6658:2000

14
 ISO 11083:1994
8. Crom (III)  TCVN 6494-3:2000
9. Đồng  TCVN 6193: 1996;
 EPA 6010B;
 APHA 3500-Cu
1. Kẽm  TCVN 6193: 1996;
 EPA 6010B;
 APHA 3500-Zn
2. Niken  TCVN 6496:1999
3. Mn  TCVN 6002-1995;
 APHA 3500-Mn
4. Fe  TCVN 6177: 1996;
 APHA 3500-Fe
5. Thiếc  APHA 3500-Sn
6. Xyanua  TCVN 6181: 1996;
 TCVN 7723:2007
 APHA 4500 Cyanide
7. Phenol  TCVN 6216: 1996;
 APHA 5530
8. Dầu mỡ khoáng  TCVN 5070: 1995;
 ISO-11046-1994;
 APHA 5520

15
9. Dầu mỡ động thực vật  TCVN 4582:1998
 APHA 5520
10. Clo dư  APHA 4500 Cl
11. PCBs  APHA 6431
 EPA 605
1. Hóa chất bảo vệ thực vật: Lân  EPA Method 614
hữu cơ
2. Hóa chất bảo vệ thực vật: Clo  APHA 608
hữu cơ  EPA 8081A
3. Sunfua  TCVN 6637:2000
 TCVN 6659:2000
 APHA 4500-sulfide
4. Florua  TCVN 6494:1999
 APHA 4500
5. Clorua  TCVN 6494-2:2000
 APHA 4500-Cl-D
6. Amonia (Tính theo N)  TCVN 5988: 1995;
 TCVN 6660:2000
 APHA-4500
7. Tổng Nitơ  TCVN 6498 :1999
 APHA 4500B
 APHA 4500C
8. Tổng Phốt pho  TCVN 6202 : 1996
 APHA 4500-P
9. Coliform  TCVN 6187-1-1996;
16
 TCVN 6187-2-1996;
 APHA 9221;
 APHA 9222
10. Tổng hoạt độ phóng xạ   APHA 7110B
11. Tổng hoạt độ phóng xạ β  APHA 7110B

Tùy theo khả năng của doanh nghiệp, các thông số không thể tự phân
tích được có thể gửi phân tích ở một số phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ
phân tích môi trường. Phòng thí nghiệm đủ năng lực để phân tích mẫu phải
đảm bảo thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
- Phòng thí nghiệm được VILAS (hệ thống công nhận phòng thí nghiệm
Việt Nam) công nhận, trong đó các thông số được công nhận phù hợp với
các thông số cần quan trắc.
- Phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân, có chức năng, nhiệm vụ phân
tích môi trường, có khả năng phân tích được các thông số cần quan trắc.
II.6. Các chương trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong quan trắc
Khi thực hiện quan trắc nước thải, doanh nghiệp phải thực hiện các loại
mẫu đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) sau đây:
- Mẫu trắng: dùng vật liệu sạch (chẳng hạn nước cất) được xử lý và
trải qua tất cả các điều kiện lấy mẫu ngoài hiện trường, được xử lý, bảo
quản, vận chuyển và phân tích cùng một phương pháp. Mẫu này được sử
dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình quan trắc.
- Mẫu lặp: hai (hoặc nhiều hơn) mẫu được lấy tại cùng một vị trí, sử
dụng cùng một thiết bị lấy mẫu và được cùng một người thực hiện, được
xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích cùng một phương pháp như
17
nhau. Mẫu này được sử dụng để đánh giá các sai số ngẫu nhiên trong quá
trình quan trắc.
- Mẫu chuẩn đã được chứng nhận (CRMs): Mẫu chuẩn đối chứng được
làm song song với mẫu thực. Căn cứ vào khoảng tin cậy đó cho phép ta
đánh giá kết quả phân tích mẫu thực. Giá trị xác định được của mẫu chuẩn
cần phải lưu trong hồ sơ
- dưới dạng biểu đồ kiểm tra để đánh giá hiệu quả cũng như sai số hệ
thống của phương pháp.

PHẦN 3
XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ BÁO CÁO

III.1. Xử lý số liệu
a) Kiểm tra số liệu
Kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc qua bảng ghi kết
quả phân tích mẫu, mẫu QA/QC, bảng số liệu đã xử lý. Thông thường việc
kiểm tra dựa trên số liệu của mẫu QC (như mẫu chuẩn, mẫu trắng, mẫu lặp).
b) Tính thải lượng chất ô nhiễm
Thải lượng ô nhiễm phát thải, tính bằng kg, được tính như sau:
Thải lượng (kg) = Thể tích (m3) x Nồng độ chất ô nhiễm (mg/L) x 10-3
Thể tích nước thải có thể được tính bằng phép nhân giá trị trung bình
lưu lượng đã tính với tổng thời gian của giai đoạn như sau:
V (m3/giai đoạn) = Q trung bình-giai đoạn (m3/h). Δt giai đoạn (h)
Với:
Q trung bình-giai đoạn: giá trị trung bình về lưu lượng, được tính từ các giá trị
tức thời khác nhau, m3/h.
Δt giai đoạn: tổng thời gian của giai đoạn, được tính bằng giờ.

18
Tổng thải lượng cho mỗi giai đoạn quan trắc (kg/giai đoạn) theo thời
gian được tính theo công thức sau:
Thải lượng (kg/giai đoạn) = V (m3/giai đoạn) . C (mg/l) . 10-3
Với:
C: nồng độ chất ô nhiễm xem xét .
III.2. Lập báo cáo quan trắc
Báo cáo cần được trình bày rõ ràng các bước quan trắc, các kết quả và
dữ liệu quan trắc và kết luận (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Những nội dung chính của báo cáo quan trắc
Nội dung Mục đích Mô tả
Xây dựng các Xác định mục tiêu của chương trình
mục tiêu và mục quan trắc có liên quan tới các điều
1. Mục
đích rõ ràng cho kiện tại hiện trường: thời gian quan
tiêu
chương trình trắc, độ chính xác đề ra, các loại nguồn
quan trắc thải công nghiệp
▪ Đo lưu lượng dòng thải (đo đạc thực tế)
Nêu cụ thể các ▪ Lấy mẫu (lấy thực tế)
khía cạnh kỹ
▪ Đo nhanh các thông số tại hiện trường
thuật của quá
2. Thực trình quan trắc (các kết quả hiển thị)
hiện quan ▪ Các mẫu kiểm soát
Trình bày các số
trắc ▪ Phân tích các kết quả (nội bộ và phòng
liệu thu thập được
và diễn giải thí nghiệm bên ngoài) và diễn giải
▪ So sánh với tiêu chuẩn thải
▪ Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

Tóm tắt các kết ▪ Dao động lưu lượng (m3/ngày)


3. Kết luận cụ thể về thải ▪ Dao động tải lượng (kg/ngày)
luận cụ lượng và nồng độ ▪ Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn thải (số
thể các chất ô nhiễm lần lớn hơn hay nhỏ hơn tiêu chuẩn thải)
trong nựớc thải
▪ Các tình huống bất thường (nếu có)

19
III.3. Lưu giữ hồ sơ và quản lý số liệu
Báo cáo quan trắc cũng như các số liệu quan trắc là những thông tin
của doanh nghiệp, nó được quản lý, lưu trữ như các số liệu sản xuất của
doanh nghiệp.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] APHA, Standard Methods for the Examination of Water and


Wastewater, 19th Edition, 1995.
[2] Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Văn Kiết. Quan trắc nước thải công nghiệp.
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội 2006.
[3] Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2007 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải .
[4] TCVN 5992: 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kỹ
thuật lấy mẫu.
[5] TCVN 5993: 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo
quản và xử lý mẫu.
[6] TCVN 5999: 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy
mẫu nước thải.
[7] TCVN 6663-14: 2000, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 14:
Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường.
[8] Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06
tháng 9 năm 2007 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

21
PHỤ LỤC 1

CÁC BIỂU MẪU

22
Biểu mẫu số 1
(Tên doanh nghiệp) Số..............
............................................

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI

Thời gian Đặc


Ước tính lưu
thải điểm Ghi
Nguồn nước thải lượng thải
(Bắt đầu - nguồn chú
m3/giờ thải
kết thúc)
Nguồn thải 1 (công
đoạn A)

Nguồn thải 2 (công


đoạn B)

Nguồn thải 3 (công


đoạn C)

.......

Tổng toàn bộ nhà máy

Người khảo sát

23
Biểu mẫu số 2

(Tên doanh nghiệp) Số..............


.................................

BIỂU GHI LẤY MẪU NƯỚC THẢI VÀ QUAN TRẮC


TẠI HIỆN TRƯỜNG

Vị trí quan trắc/lấy mẫu: ...........................................................................


Đặc điểm nơi quan trắc : ...........................................................................
Đặc điểm thời tiết:.....................................................................................
Ngày lấy mẫu :...........................................................................................
Người lấy mẫu :.........................................................................................
Ký hiệu mẫu:..............................................................................................
Các thông số đo tại hiện trường
TT Thông số TB/PP đo Kết quả đo Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7

Người quan trắc

24
Biểu mẫu số 3
(Tên doanh nghiệp) Số..............
.................................

PHIẾU KIỂM SOÁT THIẾT BỊ QUAN TRẮC


CHẤT LƯỢNG NƯỚC HIỆN TRƯỜNG

Tên thiết bị:..............................................................................................


Chương trình quan trắc:.........................................................................
I. Hiệu chuẩn
Thời Thông số PP sử dụng Kết quả Người hiệu
gian chuẩn
pH
Độ dẫn
Độ đục

II. Kiểm soát


Thời Thông số Giá trị thực Giá trị đo Người hiệu
gian chuẩn
pH
Độ dẫn
Độ đục

25
Biểu mẫu số 4
(Tên doanh nghiệp) Số..............
.................................

BIỂU GHI ĐO LƯU LƯỢNG VÀ LẤY MẪU


TỔ HỢP NƯỚC THẢI
Ngày tháng năm
Vị trí đo: ....................................................................................................

Thời gian Lưu lượng Thể tích cần thiết (ml) của mẫu đơn cho
mẫu tổ hợp theo lưu lượng trong một ca
(giờ) Q, m3/h sản xuất
1
2
3
4
5
6
7
8
Lưu lượng
trung bình
Thể tích mẫu: .................... ml
trong một ca
sản xuất
Ghi chú: ..........................................................................................................
..........................................................................................................

Người quan trắc

26
PHỤ LỤC 2: THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG

A. ĐẶC ĐIỂM CÁC DỤNG CỤ ĐO LƯU LƯỢNG


Bảng 2.1. Lựa chọn các dụng cụ đo lưu lượng dòng thải
Lưu lượng Yêu cầu kích thước kênh
Dụng cụ
TT Loại m3/h thải, m
đo
min max Độ sâu Bề rộng
I Đập chắn có khe hình chữ V (thông số đặc trưng: độ lớn góc mở, độ)
1 30 1,2 374,8 0,2 - 1,8 0,28 - 2,73
2 45 1,8 573,6 0,2 - 1,8 0,31 - 2,91
3 60 2,5 799,8 0,2 - 1,8 0,33 - 3,12
4 90 4,4 1386 0,2 - 1,8 0,40 - 3,64
5 120 7,6 2400 0,2 - 1,8 0,52 - 4,55
II Đập chắn hình chữ nhật có thu dòng (thông số đặc trưng: chiều dài
đỉnh, m)
1 0,3 28 103,8 0,2 - 0,50 0,54 - 2,3
2 0,4 38 213,1 0,2 - 0,65 0,64 - 3,0
3 0,5 47 372,3 0,2 - 0,80 0,74 - 3,7
4 0,6 57 587,2 0,2 - 0,95 0,84 - 4,4
5 0,8 77 1205 0,2 - 1,25 1,04 - 5,8
III Đập chắn hình chữ nhật không thu dòng (thông số đặc trưng: chiều dài
đỉnh, m)
1 0,3 29 115,4 0,2 - 0,50 0,3
2 0,4 39 236,8 0,2 - 0,65 0,4
3 0,5 49 413,6 0,2 - 0,80 0,5
4 0,6 58 652,5 0,2 - 0,95 0,6
5 0,8 78 1340 0,2 - 1,25 0,8
IV Đập chắn dạng Thel-Mar (thông số đặc trưng: đường kính, mm)
1 150 0 7,3 0,15 0,15
2 200 0 19,6 0,20 0,20
3 250 0 37,0 0,25 0,25
4 300 0 57,1 0,30 0,30
5 360 0 57,1 0,36 0,36

27
Bảng 2.2. So sánh các dụng cụ đo lưu lượng xách tay
TÊN THIẾT
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
BỊ CƠ BẢN
Độ hụt của mực
nước cao.
Giá thành thấp và dễ lắp đặt. Phải làm sạch
Dụng cụ đo chính xác mà đặc biệt rất định kỳ, Không
Đập chắn có phù hợp để đo các dòng thải có lưu thích hợp với các
khe hình chữ V lượng thấp. Đập chắn được sử dụng tối dòng thải chứa
tự tạo ưu cho dòng thải có lưu lượng nhỏ hơn nhiều chất rắn.
28 l/s nhưng cũng có thể sử dụng cho Độ chính xác bị
dòng thải có lưu lượng lớn tới 280 l/s. ảnh hưởng nếu
vận tốc dòng vào
lớn.

Giá thành thấp và dễ lắp đặt.


Có khả năng đo lưu lượng dòng chảy
lớn hơn nhiều so với đập chắn có khe
Đập chắn cửa
hình chữ V. Công thức tính toán phức
chữ nhật có thu Như trên
tạp hơn các loại đập chắn khác. Được
dòng tự tạo
sử dụng rộng rãi để đo lưu lượng dòng
chảy lớn trong các kênh thải phù hợp
với thiết bị.

Đập chắn cửa Giá thành thấp và dễ lắp đặt. Như trên
chữ nhật không Có thể đo được dải lưu lượng tương tự
thu dòng tự tạo với loại đập chắn có thu dòng, nhưng
dễ lắp đặt và có công thức tính đơn
giản hơn. Tuy nhiên, bề rộng của đỉnh

28
TÊN THIẾT
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
BỊ CƠ BẢN
đập chắn phải tương thích với bề rộng
của kênh thải, do đó có hạn chế khi sử
dụng. Trên bề mặt dòng chảy có thể có
bọt khí tạo thành.

Giá thành thấp và dễ lắp đặt.


Kết hợp được hai hay nhiều kiểu đập
chắn trên với các kích thước khác nhau
Đập chắn Thel-
vào cùng một dụng cụ nên có thể đo Như trên
Mar
được dải lưu lượng rộng. Không xác
định được lưu lượng ở vùng chuyển
tiếp giữa hai loại đập chắn.

Khả năng tự làm sạch tới một mức độ


nào đó.
Hụt chiều cao mực nước tương đối
thấp.
Độ chính xác ít bị ảnh hưởng bởi vận tốc
của dòng vào hơn so với dụng cụ đo ▪ Giá thành
Máng đo dạng đập chắn. cao
Palmer-Bowlus Máng đo được thiết kế để dễ dàng lắp
▪ Khó lắp đặt
đặt vào cống thải. Máng đo có thể
thuộc loại xách tay hay lắp đặt cố định
vào cống thải, không yêu cầu cống thải
có phần trũng xuống. Được sử dụng
rộng rãi để đo lưu lượng trong cống
thải kín.

29
TÊN THIẾT
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
BỊ CƠ BẢN
Khả năng tự làm sạch tới một mức độ
nào đó.
Hụt chiều cao mực nước tương đối
thấp.
Giá thành cao
Độ chính xác ít bị ảnh hưởng bởi vận tốc
Khó lắp đặt và
Máng đo của dòng vào hơn so với dụng cụ đo
yêu cầu kênh
Parshall dạng đập chắn.
dẫn có phần
Áp dụng thích hợp với nhiều trường trũng xuống.
hợp nhất và thường được lắp đặt cố
định vào dòng thải. Bề rộng phần thắt
dòng nằm trong dải từ 2,54 cm đến 15,2
m, thích hợp cho mọi dòng thải.

30
B. CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO LƯU LƯỢNG TỰ TẠO LOẠI
ĐẬP CHẮN
1. Đập chắn có khe hình chữ V
Loại dụng cụ đo dạng đập chắn có khe hình chữ V này rất phù hợp
trong trường hợp lưu lượng dòng thải thấp, đặc biệt là trong những trường
hợp yêu cầu kết quả đo có độ chính xác cao. Đặc điểm chính của dụng cụ
này là vách ngăn được cắt một góc hình chữ V ở giữa. Hai cánh của khe chữ
V được đặt ngang nhau và chỏm chữ V phải đặt trên đường trục của đập.
Các góc chữ V thường được sử dụng là 22,5o, 30o, 45o, 60o, 90o và 120o. Góc
chữ V hay được sử dụng nhất là góc 90o. Trong trường hợp lưu lượng nhỏ
thì góc chữ V càng nhỏ sẽ cho kết quả có độ chính xác càng cao.
Chiều cao mực nước đo được sẽ nằm trong khoảng 0,06m (Hmin) đến
0,60m (Hmax) để đảm bảo độ chính xác của dụng cụ đo. Khoảng cách giữa
các cạnh bên của đập chắn và bờ kênh hình chữ nhật phải không nhỏ hơn
2Hmax dự tính. Yêu cầu về khoảng cách từ chỏm chữ V đến đáy của kênh
dẫn cũng phải không nhỏ hơn 2Hmax. Các chi tiết kỹ thuật liên quan đến kích
thước được tóm tắt trong hình 2.1 và bảng 2.3.

Hình 2.1. Thiết bị đo lưu lượng dạng đập chắn có khe hình chữ V

31
Chú ý:
1. Mép phía trên của đập chắn phải mỏng hoặc là vát nhọn tạo thành
góc 45o trước dòng chảy.
3. Chiều cao của thiết bị phải lớn hơn 2Hmax
4. Các điều kiện dòng chảy tự do hoặc tới hạn được đảm bảo bởi độ
thoáng phía dưới dòng chảy tràn qua đập chắn
Công thức tính lưu lượng dòng chảy không áp của đập chắn có khe
chữ V :
Q = K . H 2,5
Trong đó: Q = Lưu lượng
K = hằng số, phụ thuộc vào góc chữ V và hệ đơn vị đo
H = Chiều cao mực nước trên đập chắn tại vị trí phía đầu dòng một
khoảng tối thiểu bằng từ 3 đến 4 lần Hmax
Bảng 2.3. Các công thức tính lưu lượng cho đập chắn có khe hình
chữ V (H, m)

Công thức tính chung: Q = K . H 2,5


Góc chữ V
l/s l/min m3/h
(o)
30 Q = 373,2 . H2,5 Q = 22 392 . H2,5 Q = 1 344 . H2,5
45 Q = 571,4 . H2,5 Q = 34 284 . H2,5 Q = 2 057 . H2,5
60 Q = 796,7 . H2,5 Q = 47 802 . H2,5 Q = 2 868 . H2,5
90 Q = 1 380 . H2,5 Q = 82 800 . H2,5 Q = 4 969 . H2,5
120 Q = 2 391 . H2,5 Q = 143 460 . H2,5 Q = 8 606 . H2,5

2. Đập chắn cửa chữ nhật không thu dòng


32
Loại đập này thích hợp cho việc đo lưu lượng trên các kênh hở hình chữ
nhật có lưu lượng dao động trong khoảng lớn, được khuyến nghị sử dụng
đối với các quá trình sản xuất thải ra nhiều nước và dòng thải thường ở mức
cao nhất (dòng đầy tràn) trong cống thải.
Hình 2.2. minh họa mặt cắt dọc của dòng chảy tràn qua đập đo.
Đỉnh của đập là mép hoặc bề mặt mà nước chảy tràn qua đó. Thông
thường thì mép trên của đập chắn mỏng hoặc là vát về phía trước của
dòng chảy để nước không tiếp xúc với thành phía sau của đập chắn.
Mực nước phía trên đỉnh tại điểm đo chiều cao mực nước hiển thị các
chỉ số của dòng thải. Để tính toán lưu lượng được chính xác phải đo
mực nước H tại vị trí cách đập tối thiểu là từ 3 đến 4 lần H max để tránh
các ảnh hưởng của dòng chảy dốc. Chiều cao của đập chắn phải lớn
hơn 2H max . Phải có một độ thoáng phía dưới dòng chảy tràn qua đập để
đảm bảo dòng chảy ở trạng thái tự do hay dòng chảy tới hạn. H MAX
phải không lớn hơn 1/2 chiều dài của đỉnh và H min phải không nhỏ hơn
0,06 m để ngăn chặn không cho lớp nước tràn qua đập bị giữ lại ở
đỉnh. Để có thể áp dụng đúng các công thức toán học tính lưu lượng
thì đỉnh đập chắn và kích thước các chiều cao phải tuân theo quy
chuẩn. Yêu cầu cuối cùng là chiều sâu của kênh thoát nước phải lớn
hơn 3H max để thích ứng với chiều cao tối đa của mực nước và chiều
cao của đập chắn. Trong hầu hết các trường hợp, các dụng cụ đo dạng
đập chắn phải có kích thước và phải được lắp đặt đúng kỹ thuật để đạt
được độ thoáng bên dưới của dòng chảy tràn và các điều kiện dòng
chảy không áp (tới hạn).

33
Hình 2.2. Mặt cắt của dòng chảy qua đập chắn có đỉnh vát cạnh
Lưu lượng dòng chảy không áp của đập chắn cửa chữ nhật không thu
dòng được tính theo công thức:
Q = K . L . H 1,5

Trong đó: Q = Lưu lượng


K = Hằng số phụ thuộc vào hệ đơn vị đo
L = Chiều dài của đập chắn
H = Chiều cao mực nước phía trên đập chắn
Công thức tính theo hệ đơn vị đo SI:
Q = 1 838 . L . H 1,5, lít/giây (l/s)
Q = 110 280 . L . H 1,5, lít/phút (l/min)
Q = 6 618 . L . H 1,5, m3/giờ (m3/h)
Trong đó: L : Chiều dài gờ chắn (m).
Hình 2.3. và Bảng 2.4. tổng kết giới hạn của các kích thước và minh
họa việc tính Q từ chiều cao H đối với một số đập chắn có chiều dài
thường gặp.

34
Mặt cắt của đập chắn cửa chữ Chiều dài đỉnh đập chắn
nhật không thu dòng

Nước thải

Hình 2.3. Đập chắn cửa chữ nhật không thu dòng tự tạo
Bảng 2.4. Công thức tính toán và các số liệu thực nghiệm – Đập chắn
cửa chữ nhật không thu dòng
Đơn vị Công thức tính lưu lượng : Q = K . L . H1,5
l/s Q = 1838 . L . H1,5 K: hằng số phụ thuộc vào hệ
đơn vị; L (m): chiều dài đỉnh
l/min Q = 110 280 . L . H1,5
của đập chắn; H(m): chiều
m3/h Q = 6 618 . L . H1,5 cao mực nước

Lưu lượng Q
L (m) Hmin Lưu lượng nhỏ nhất Hmax Lưu lượng lớn nhất
(m) l/s l/min m /h
3 (m) l/s l/min m3/h
0,3 0,06 8,1 486 29,2 0,15 32,0 1.922 115
0,4 10,8 648 38,9 0,20 65,8 3.945 237
0,5 13,5 810 48,6 0,25 115 6.893 414
0,6 16,2 972 58,4 0,30 181 10.873 652
0,8 21,6 1.297 77,8 0,40 372 22.319 1.339
1,0 27,0 1.621 97,3 0,50 650 38.990 2.340
1,5 40,5 2.431 145,9 0,75 1.791 107.443 6.448
2,0 54,0 3.242 194,5 1,00 3.676 220.560 13.236
3,0 81,0 4.862 291,8 1,50 10.130 607.792 36.474

35
Chú ý:
1. Mép phía trên của đập chắn phải mỏng hoặc là vát nhọn tạo thành
góc trước dòng chảy (Hình 4.2.).
2. Đo chiều cao mực nước H tại vị trí phía đầu dòng cách một khoảng
tối thiểu bằng từ 3 đến 4 lần Hmax.
3. Chiều cao của đập chắn phải lớn hơn 2Hmax.
4. Các điều kiện dòng chảy tự do hoặc tới hạn được đảm bảo bởi độ
thoáng phía dưới dòng chảy tràn qua đập chắn.
5. Hmax nhỏ hơn một nửa chiều dài của gờ đập chắn
6. Hmin tối thiểu là 0,06 m
7. Độ sâu tổng cộng của kênh dẫn nước thải phải lớn hơn 3 Hmax
3. Thiết bị đo dạng đập chắn cửa hình chữ nhật có thu dòng
Khi yêu cầu của việc đo lưu lượng đòi hỏi chính xác hơn, thì sử dụng
dụng cụ đo dạng đập chắn cửa chữ nhật có thu dòng là thích hợp. Thu về
phía cuối dòng là thu hẹp chiều rộng dòng chảy và tăng tốc độ dòng chảy
khi nước chảy tràn qua đập chắn và tạo ra độ thoáng cần thiết dưới dòng
chảy tràn. Việc thu hẹp dòng làm cho mực nước chảy qua gờ chắn cao hơn
nên giá trị đo được chính xác hơn.
Khoảng cách trước dòng để đo chiều cao mực nước và các giới thiệu
khác liên quan đến các chế độ chảy không áp cũng tương tự như trường
hợp của đập chắn cửa chữ nhật không thu dòng.
Công thức tính lưu lượng dòng thải không áp của đập chắn cửa chữ
nhật có thu dòng:
Q = K (L – 0,2 . H) H 1,5
Trong đó :Q = Lưu lượng
K = Hằng số phụ thuộc vào đơn vị
L = Chiều dài gờ của đập chắn
H = Chiều cao mực nước trên gờ
Công thức tính dòng thải theo hệ đơn vị đo SI như sau:
(l/s) Q = 1 838 ( L – 0,2 H) H 1,5
(l/min) Q = 110 280 (L – 0,2 H) H 1,5
(m3/h) Q = 6 618 (L - 0,2 H) H 1,5
36
Hình 2.5. và Bảng 2.5. đưa ra các số liệu tổng hợp về các kích thước
giới hạn và hiển thị các giá trị tính toán Q từ chiều cao H để lựa chọn một
vài chiều cao khác nhau của gờ chắn.
Mặt cắt của đập chắn hình chữ nhật có
thu dòng
L, chiều dài gờ

Hình 2. 5. Thiết bị đo lưu lượng dạng đập chắn cửa chữ nhật có thu dòng

Bảng 2.5. Công thức tính toán và các số liệu thực nghiệm – Đập
chắn cửa hình chữ nhật có thu dòng
Đơn vị Công thức tính lưu lượng : Q = K . (L – 0,2H) . H1,5
l/s Q = 1838 . (L – 0,2H). H1,5 K: hằng số phụ thuộc vào
đơn vị; L(m): chiều dài gờ
l/min Q = 110 280 .(L – 0,2H) .H1,5
của đập chắn; H (m): chiều
m3/h Q = 6 618 . (L – 0,2H) . H1,5 cao mực nước

Lưu lượng Q
L (m) Lưu lượng nhỏ nhất Hmax Lưu lượng lớn nhất
Hmin (m)
l/s l/min m3/h (m) l/s l/min m3/h
0,3 0,06 7,8 467 28,0 0,15 28,8 1.730 104
0,4 10,5 629 37,7 0,20 59,2 3.551 213
0,5 13,2 791 47,5 0,25 103 6.203 372
0,6 15,9 953 57,2 0,30 163 9.785 587
0,8 21,3 1.277 76,6 0,40 335 20.087 1.205
1,0 26,7 1.601 96,1 0,50 585 35.091 2.106
1,5 40,2 2.412 144,7 0,75 1.612 96.699 5.803
2,0 53,7 3.222 193,4 1,00 3.308 198.504 11.912
3,0 80,7 4.843 290,6 1,50 9.117 547.013 32.827

37
38

You might also like