You are on page 1of 17

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ – NIN

Tiểu luận

Đề tài

Tại sao lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết? Phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị của hàng hóa. Để nâng cao sức cạnh tranh
hàng hóa trên thị trường, người sản xuất hàng hóa cần làm gì?

HỒ CHÍ MINH THÁNG 12/2023


Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Các thành viên MSSV

Huỳnh Mai Phương 22180157


Nguyễn Thụy Hoàng Uyên Phương 22180159
Trần Vủ Hoàng Quân 22180163
Nguyễn Thị Mỹ Quyên 22180166
Ngô Thị Mỹ Quyền 22180168
Trương Thị Thiệt 22180192
Đậu Thị Anh Thư 22180195
Trần Thảo Vy 22180236

2
Nội dung

Lý do chọn đề tài .............................................................................................4


I. Một số khái niệm ..................................................................................5
II. Lượng giá trị của hàng hóa ...................................................................5
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
1. Năng suất lao động ..........................................................................6
2. Tính chất phức tạp của lao động ......................................................13
IV. Giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường ..........14
Kết luận ...........................................................................................................16
Các tài liệu tham khảo ....................................................................................17

3
Lý do chọn đề tài

Nếu như đặc trưng của sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất ra những sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất thì sản xuất hàng
hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi hay để buôn bán.
Toàn bộ lý luận kinh tế của Karl Marx dựa vào học thuyết giá trị làm xuất
phát điểm, gắn liền với việc nghiên cứu sản xuất hàng hóa với những
phạm trù: Giá trị sử dụng, giá trị, hàng hóa, tiền tệ.
Trong những vấn đề về học thuyết giá trị được Karl Marx nghiên cứu, cụ
thể là về hàng hóa thì có thể thấy yếu tố cơ bản quyết định đến giá cả
hàng hóa chính là lượng giá trị hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa
được đo lường và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố cụ thể như thế nào? Để
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, người sản xuất cần
phải làm gì?
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, chúng tôi xin chọn đề tài: “Tại sao
lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa. Để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, người sản
xuất hàng hóa cần làm gì?” làm đề tài để thảo luận.

4
I. Một số khái niệm
1. Hàng hóa
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán.
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người.
3. Giá trị của hàng hóa
- Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa.
- Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là
nội dung, cơ sở của trao đổi.
II. Lượng giá trị của hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra
hàng hóa.
- Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động.
- Vậy có phải thời gian hao phí càng nhiều thì giá trị của hàng hóa càng
lớn hay không?
+ Việc dùng đại lượng thời gian lao động để đo giá trị của sản phẩm,
hàng hóa có thể dẫn đến mâu thuẫn và gây ngộ nhận rằng người sản
xuất ra hàng hóa hay người lao động càng làm chậm rãi bao nhiêu thì
lượng giá trị hàng hóa của người đó lại càng lớn bấy nhiêu, vì họ cần
phải dùng nhiều thời gian hơn để sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy sẽ
dẫn đến trường hợp một người làm việc chậm chạp, lê mề, làm việc
mất thời gian thì hàng hóa của người đó tạo ra sẽ có giá trị lớn. Chính
vì vậy, Karl Marx mới đưa ra khái niệm thời gian lao động xã hội cần
thiết để giải thích cụ thể.
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất
ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của
xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung
bình. Ví dụ: một người có thể sản xuất ra một chiếc ghế gỗ trong vòng
3 giờ trong khi người khác có thể mất tới 5 giờ, vậy thời gian lao động
xã hội cần thiết trong trường hợp này sẽ là trung bình giữa họ: 4 giờ.
→ Lượng lao động đã hao phí không phải là thời gian lao động của
một đơn vị sản xuất cá biệt mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản
xuất ra bao hàm:

5
+ Hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên
nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó).
+ Hao phí lao động mới kết tinh thêm.
Ví dụ: Tại một xưởng gỗ, để sản xuất ra được một chiếc ghế thì họ
cần phải có nguyên vật liệu và các phương tiện sản xuất như gỗ, các
loại máy móc. Bản thân những hàng hóa này đã chứa một lượng giá trị
do lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng như
chặt cây lấy gỗ, chế tạo máy móc, công cụ. Sau đó những nguyên vật
liệu sẽ được người công nhân trong xưởng gỗ lắp ráp để tạo thành
chiếc ghế. Vậy lượng giá trị mới kết tinh thêm chính là lượng giá trị
tạo ra bởi sức lao động của công nhân trong xưởng gỗ. Sự kết hợp
giữa lượng giá trị của tư liệu sản xuất và lượng giá trị tạo ra bởi sức
lao động sẽ tạo thành một hàng hóa mới có lượng giá trị cao hơn –
chiếc ghế.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
- Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí
xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới
lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:
+ Một là, năng suất lao động.
+ Hai là, tính chất phức tạp của lao động.
1. Năng suất lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
a. Năng suất lao động
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Năng suất lao động phản ánh mức độ hiệu quả sản xuất của lao động
trong một khoảng thời gian nhất định.
- Có 2 loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao
động xã hội
+ Năng suất lao động cá biệt (năng suất lao động đơn lẻ hay năng suất
lao động cá nhân) là hiệu quả đầu ra hay khả năng hoàn thành công việc
của một cá nhân lao động trong một đơn vị thời gian nhất định.
Ví dụ: Có hai công nhân A và B cùng làm việc trong một nhà máy với
tổng số giờ làm việc đều là 8 giờ:

6
Công nhân A: Trong một ngày làm việc, A có thể làm ra 1000 sản
phẩm.
→ Năng suất lao động của A: 1000 sản phẩm : 8 giờ = 125 sản
phẩm/giờ.
Công nhân B: Trong một ngày làm việc, B chỉ có thể làm ra 600
sản phẩm.
→ Năng suất lao động của B: 600 sản phẩm : 8 giờ = 75 sản
phẩm/giờ.
Như vậy, công nhân A có năng suất lao động cao hơn so với B hay nói
cách khác là công nhân A có khả năng hoàn thành nhiều công việc hơn
trong cùng một đơn vị thời gian so với công nhân B.
+ Năng suất lao động xã hội (năng suất lao động tổng hợp) là khả năng
tạo ra một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất
định của toàn bộ lực lượng lao động trong một ngành, lĩnh vực cụ thể
hoặc trong nền kinh tế của một quốc gia nói chung. Nói đơn giản hơn, nó
là năng suất chung của một nhóm người hay của tất cả các cá nhân trong
xã hội.
Ví dụ: Trong một năm, một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đã sản
xuất tổng cộng 1 triệu chiếc vi mạch. Tổng số giờ lao động xã hội mà nhà
máy đã sử dụng trong quá trình sản xuất là 100.000 giờ. Để tính toán
năng suất lao động xã hội, ta chia tổng số lượng vi mạch sản xuất được
cho tổng số giờ lao động xã hội:
Năng suất lao động xã hội của nhà máy: 1 triệu vi mạch / 100.000 giờ =
10 vi mạch/giờ.
Năng suất lao động xã hội thường được tính bằng cách chia tổng sản
phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức kinh tế hoặc một ngành sản xuất…
cho tổng số giờ lao động xã hội đã sử dụng. Tổng số giờ lao động xã hội
bao gồm cả số giờ lao động trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả lao động
trực tiếp trong sản xuất và lao động gián tiếp trong các ngành hỗ trợ (ví
dụ: ngành vận chuyển, ngành tài chính, ngành dịch vụ).
- Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã
hội:
Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Năng suất lao động cá biệt là tiền đề của năng suất lao
động xã hội. Năng suất lao động cá biệt tăng thì năng suất lao động xã hội

7
tăng, năng suất lao động xã hội tăng thể hiện rõ ở năng suất cá biệt tăng.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai loại năng suất lao động này không phải
lúc nào cũng cùng chiều
+ Khi cả hai loại năng suất lao động này đều tăng hoặc giảm thì đây là
mối quan hệ thuận (năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập
của người lao động, còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của
doanh nghiệp). Nếu hai loại năng suất lao động này đều tăng thì đôi bên
đều có lợi (lợi ích của doanh nghiệp và người lao động thống nhất với
nhau).
Ví dụ: Trước đây, công việc đóng gói bao bì sản phẩm được thực hiện
bằng tay (dùng các máy ép bao bì thủ công). Mỗi công nhân có thể đóng
gói khoảng từ 100 - 150 sản phẩm trong một giờ làm việc. Nhờ doanh
nghiệp quyết định đầu tư vào một loại máy móc hiện đại để tự động hóa
quy trình đóng gói bao bì sản phẩm. Máy móc này có khả năng lắp ráp tự
động, nhanh chóng hơn và các bao bì được đóng gói đều, đẹp hơn so với
công nhân. Sau khi áp dụng máy móc, năng suất lao động cá nhân của
công nhân tăng lên. Giờ đây, mỗi công nhân chỉ cần giám sát và kiểm tra
quá trình đóng gói của máy móc. Đồng thời, vì chất lượng sản phẩm đều
và đẹp nên thu hút nhiều người tiêu dùng làm cho số lượng sản phẩm
được bán ra nhiều hơn, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp thu được
tăng.
+ Khi năng suất lao động cá biệt tăng trong khi năng suất lao động xã hội
không tăng hoặc giảm thì đây là quan hệ nghịch biến (lợi ích của doanh
nghiệp và người lao động không thống nhất với nhau).
Ví dụ: Vì mục đích tăng thu nhập nên một số cá nhân người lao động đã
sử dụng máy móc thiết bị không hợp lý, lãng phí nguyên vật liệu, không
chú ý đến chất lượng sản phẩm, …→ năng suất lao động cá biệt tăng, sản
phẩm sản xuất ra với số lượng lớn và tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng,
giá bán hạ, … → hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ… Điều
này dẫn đến năng suất lao động xã hội của doanh nghiệp giảm (lợi ích
doanh nghiệp giảm).
- Năng suất lao động có ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là năng suất
lao động xã hội.

8
- Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động
cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suất lao động tăng lên,
sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
- Đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao
động thể hiện trong hàng hóa đó (thời gian lao động xã hội cần thiết) và
tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động (năng suất lao động xã hội):
Năng suất lao động xã hội tăng → Số lượng hàng hoá được sản xuất ra
trong cùng một đơn vị thời gian tăng, nghĩa là thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá giảm → Lượng giá trị của
một đơn vị hàng hoá giảm.
Ví dụ: Trước đây, may quần áo bằng tay nên thời gian để hoàn thành
xong một bộ quần áo lâu hơn so với ngày nay khi mà việc may quần áo
được thực hiện nhờ máy móc hiện đại với quy mô công nghiệp nên thời
gian sản xuất được rút ngắn đáng kể. Do đó, có thể sản xuất ra số lượng
bộ quần áo nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian → giá cả của bộ
quần áo được giảm xuống
- Sự thay đổi của năng suất lao động tác động theo tỷ lệ nghịch đến lượng
giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng không tác động đến tổng lượng giá
trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:
+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động
Ví dụ: Trong một xí nghiệp may, hai công nhân A và B đều làm công việc
may phần cổ áo sơ mi: Công nhân B có thể hoàn thành việc may 15 cổ áo
sơ mi đạt tiêu chuẩn trong một giờ làm việc trong khi công nhân A chỉ
may được 10 cái tương ứng.
Ta có thể thấy rằng B có trình độ khéo léo cao hơn so với A. Đó là bởi B
được tham gia các khóa đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc nhiều
năm hơn A nên hiểu rõ quy trình làm việc, sử dụng các kỹ thuật may
thành thạo hơn và có khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh
trong quá trình làm việc.
Với trình độ khéo léo cao hơn, công nhân B đã đóng góp vào việc nâng
cao năng suất lao động cá nhân. Đồng thời, B cũng tạo ra một tác động
tích cực đến A: A có thể học hỏi được từ B và nâng cao trình độ khéo léo
của mình, dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân → tăng năng suất của
nhà máy (năng suất lao động xã hội tăng lên).

9
 Ví dụ này cho thấy rằng trình độ khéo léo trung bình của người lao
động có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động. Khi có người lao
động có trình độ khéo léo cao hơn trong tổ chức, nó không chỉ tạo ra
sự cạnh tranh và hiệu quả trong công việc của người đó, mà còn tạo
động lực cho những người khác nâng cao trình độ và tăng năng suất
lao động xã hội

+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy
trình công nghệ
Ví dụ: Trước đây, trong một trang trại trồng rau rộng (có thể đến hàng
chục hecta), người nông dân sử dụng các bình tưới, ống nước dài cồng
kềnh để phục vụ việc tưới tiêu. Ngoài ra, các quy trình chăm sóc khác
như bón phân, phun thuốc, …; thu hoạch đều được thực hiện thủ công.
Khi trang trại tiến hành nâng cấp quy trình nông nghiệp bằng cách áp
dụng các thành tựu về khoa học và công nghệ vào sản xuất để tối ưu hóa
việc trồng cây. Các công việc tưới nước, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu,
kiểm soát môi trường trồng cây và thu hoạch đều được tự động hóa và
mang lại hiệu quả cao. Từ đó, việc trồng, chăm sóc và thu hoạch trở nên
hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian và công sức mà nông dân phải bỏ ra.
Đồng thời, sản lượng rau của trang trại cũng như chất lượng tăng đáp ứng
nhu cầu xã hội
→ năng suất lao động đã tăng lên đáng kể.
 Ví dụ này cho thấy rằng mức độ phát triển của khoa học và trình độ
áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ có ảnh hưởng đáng kể
đến năng suất lao động. Khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học và công nghệ tiên tiến, sản xuất trở nên hiệu quả hơn và
tối ưu hóa. Điều này giúp tăng năng suất lao động và cải thiện hiệu
quả sản xuất
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất
Ví dụ: Quá trình sản xuất ô tô bao gồm nhiều bước từ gia công kim loại,
lắp ráp, kiểm tra chất lượng. Mỗi người, mỗi dây chuyền có vai trò và
nhiệm vụ cụ thể trong quá trình sản xuất: có những công nhân chuyên về
gia công kim loại, những người thợ hàn, những người lắp ráp và những
người kiểm tra chất lượng. Trong quá trình sản xuất ô tô, cần có sự kết
hợp xã hội giữa các công nhân và các dây chuyền khác nhau. Họ phải làm

10
việc cùng nhau và tương tác chặt chẽ để hoàn thành quá trình sản xuất ô
tô: “Công nhân gia công kim loại cần cung cấp các bộ phận kim loại đã
hoàn thành cho công nhân lắp ráp. Công nhân lắp ráp sau đó sẽ sử dụng
những bộ phận này để hoàn thành quá trình lắp ráp ô tô. Sau đó, công
nhân kiểm tra chất lượng sẽ kiểm tra ô tô đã lắp ráp xem có đáp ứng các
tiêu chuẩn chất lượng hay không.”
Sự kết hợp xã hội giữa các công nhân và các dây chuyền khác nhau trong
quá trình sản xuất ô tô là quan trọng để đạt được năng suất lao động cao.
Nếu không thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn và không hiệu quả.
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất điện thoại di động, nhân tố quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao
động. Nếu nhà máy có quy mô lớn và dây chuyền sản xuất hiệu quả thì sẽ
có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn và có khả năng sản xuất hàng loạt
điện thoại di động cùng một lúc → năng suất lao động tăng lên.
Ngoài ra, hiệu suất của tư liệu sản xuất cũng ảnh hưởng đến năng suất lao
động. Các tư liệu sản xuất như linh kiện, mạch điện và màn hình không
đạt chất lượng tốt hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn, quá trình sản xuất sẽ
gặp khó khăn và năng suất lao động sẽ giảm đi. Tư liệu kém chất lượng
có thể dẫn đến việc hao hụt, lỗi sản phẩm và thời gian chờ đợi để sửa
chữa hoặc thay thế tư liệu.
+ Các điều kiện tự nhiên
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất lúa, các điều kiện tự nhiên như thời tiết,
khí hậu và đất đai có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động do chúng
có tác động đến sự phát triển của cây lúa. Mặc dù khoa học và công nghệ
ngày càng phát triển, các điều kiện tự nhiên không thể được kiểm soát
hoàn toàn và có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động một cách không
lường trước. Điều này đặt ra thách thức cho người lao động và nhà sản
xuất để tìm cách thích nghi và đối phó với các biến đổi tự nhiên để đảm
bảo năng suất ổn định và hiệu quả trong quá trình sản xuất cây lúa.
b. Cường độ lao động
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động
với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

11
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất.
- Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động.
- Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng
cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng lượng giá trị
của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian lao động
xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi.
Nói cách khác dễ hiểu hơn, khi tăng cường độ lao động thì hoặc lượng lao
động hao phí trong một đơn vị thời gian cũng tăng lên hoặc thời gian lao
động ứng với cường độ lao động trung bình bị kéo dài ra hoặc cả hai;
lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị
của một đơn vị sản phẩm thì không đổi.
Ví dụ: Một công ty tạo ra được 16 sản phẩm/8h/công nhân (tổng giá trị là
800.000đ) và khi tăng cường độ lao động lên 1,5 lần thì:
• Số sản phẩm tăng lên 1,5 lần (16 x 1,5 =24 sản phẩm)
• Hoặc lượng lao động hao phí (trí tuệ, sức lực của người lao động
trong quá trình sản xuất) trong một đơn vị thời gian tăng lên 1,5 lần
hoặc thời gian lao động tăng lên 1,5 lần (8 x 1,5 =12h) hoặc cả hai
• Lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi là
50.000đ/sản phẩm.
- So sánh giữa năng suất lao động và cường độ lao động:
Tăng năng suất lao động Tăng cường độ lao động
Số lượng hàng hóa sản Tăng Tăng
xuất được trong một đơn
vị thời gian
Lượng lao động hao phí Không đổi Tăng
trong một đơn vị thời
gian
Lượng giá trị của một Giảm Không đổi
đơn vị hàng hóa

- Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng
giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến

12
tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một
đơn vị thời gian.
- Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm
lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ
luật lao động… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động
sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do nó tạo ra nhiều
hàng hóa hơn.
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ (như đan giỏ…),
những người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thiện
sản phẩm. Cường độ lao động sẽ phụ thuộc vào tốc độ và sự tập trung của
công nhân trong từng công việc:
• Nếu cường độ lao động quá thấp thì có thể không hoàn thành công
việc đúng thời hạn hoặc không đạt được năng suất cao. Điều này có
thể dẫn đến chậm tiến độ sản xuất và giảm hiệu suất lao động.
• Tuy nhiên, nếu cường độ lao động quá cao thì họ có thể gặp áp lực
và mệt mỏi, dẫn đến sự mất tập trung và tăng nguy cơ sai sót. Điều
này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Liên hệ thực tế: Trong thực tế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nhiều
công ty, tập đoàn, doanh nghiệp (tư bản) áp dụng tăng cường độ lao động
đối với người lao động (nhân viên, người làm thuê) trong khi không trả
công tương xứng. Điều này không nhằm làm giảm lượng giá trị của một
đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh tranh về giá mà là nhằm
tăng cường mức độ bóc lột lao động làm thuê để thu được lợi nhuận cao
nhất có thể.
2. Tính chất phức tạp của lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản
đơn và lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có
thể thao tác được.
Ví dụ: công việc của người giúp việc (rửa chén, lau dọn nhà cửa …),
công nhân bốc vác, …

13
- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một
quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
Ví dụ: lập trình viên, nhà khoa học, bác sĩ, …
- Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp
tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
- Trong trao đổi người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị tính toán và quy
tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Karl Marx
viết: “Lao động phức tạp… chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy
thừa, hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên…”
 Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động
xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao
động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
IV. Giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường
Trong thực hành sản xuất, để có được ưu thế trong cạnh tranh, người sản xuất
phải giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống
mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết.
→ Người sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao
động.
- Các giải pháp nhằm tăng năng suất lao động
+ Ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất. Bản thân
các doanh nghiệp vừa phải nỗ lực cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện
có, vừa phải tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài để tạo ra
nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giảm tối đa cho chi phí sản xuất.
+ Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên để tăng năng suất doanh nghiệp: sử dụng hợp lí các nguồn
nguyên liệu sẵn có, giá rẻ ở trong nước để đưa vào chế biến, đặt nhà
máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như gần nguồn nguyên liệu, gần
trục giao thông…) để giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất mà vẫn
đảm bảo năng suất.
+ Mở rộng quy mô sản xuất và tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.
+ Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa những người lao
động, những phòng ban trong doanh nghiệp: Qua đó doanh nghiệp có
thể tổ chức, phân chia và quản lý các công việc, nhiệm vụ một cách

14
hiệu quả, rõ ràng. Đồng thời, mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm,
học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành công việc → góp phần
làm tăng hiệu suất làm việc của các cá nhân, phòng ban bởi quá trình
sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hơn thế nữa là tăng cường sự hợp tác với các đối tác chiến lược là các
doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan với nhau nhằm tăng
cường sự chuyên môn hóa trong sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh
hàng hóa trên thị trường.
Ngoài ra, người sản xuất cần phải nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và
mong muốn của khách hàng cũng như hoạt động của các đối thủ cạnh tranh;
thường xuyên cập nhật và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo
sự hài lòng của khách hàng; xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường rộng
rãi để mở rộng phạm vi của sản phẩm.

15
Kết luận

Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng
hóa.

Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

Có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:

- Năng suất lao động

- Tính chất phức tạp của lao động

Khi lựa chọn được phương pháp để làm tăng năng suất lao động và điều
chỉnh được mức độ phức tạp của lao động nhằm xác định mức thù lao cho
phù hợp với tính chất của hoạt động lao động thì lượng giá trị của hàng
hóa giảm xuống và đồng thời, số lượng và chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp tăng lên, đáp ứng các nhu cầu thị trường và điều này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững
bởi không chỉ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, mà còn
mang lại lợi ích cho người lao động.

Để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, người sản xuất hàng
hóa cần phải thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động.
Ngoài ra, người sản xuất cần phải nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu
cầu và mong muốn của khách hàng cũng như hoạt động của các đối thủ
cạnh tranh; thường xuyên cập nhật và đổi mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng; xây dựng một chiến lược
tiếp cận thị trường rộng rãi để mở rộng phạm vi của sản phẩm.

16
Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2019), Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác -
Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà
xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
2. ThS. Bùi Duy Bình, Bế Thị Hương. (2020). “Phần IV. Nghiên cứu, dạy
học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – Chủ nghĩa Mác – Lênin,
Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu giáo trình môn Kinh tế chính trị Mác-
Lênin ở các trường đại học hiện nay”, Tóm tắt kỷ yếu Hội thảo khoa học
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin” (1920
– 2020) (tr. 667 - 668). Nhà xuất bản Đại học Huế.
3. Bài tiểu luận: Những nguyên lý cơ bản Chủ nghĩa Mác – Lênin 2.
https://luanvan.co/luan-van/luong-gia-tri-hang-hoa-duoc-do-luong-nhu-
the-nao-phan-tich-nhung-nhan-to-anh-huong-den-luong-gia-tri-cua-hang-
hoa-y-4714/
4. Cao Thị Thanh Thảo (2023). Năng suất lao động là gì? Năng suất lao
động xã hội là gì? https://luatduonggia.vn/nang-suat-lao-dong-la-gi-nang-
suat-lao-dong-xa-hoi-la-gi/#12_Phan_loai_nang_suat_lao_dong
5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
https://hocluat.vn/mot-so-nhan-to-anh-huong-den-luong-gia-tri-hang-hoa/

17

You might also like