You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

cc&dd

BÀI THẢO LUẬN


PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ
TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG TIÊU DÙNG MÌ ĂN
LIỀN TẠI VIỆT NAM TRONG KHOẢNG THỜI
GIAN DỊCH BỆNH COVID-19 (2020-2022)

TÊN HỌC PHẦN : Kinh tế vi mô 1


GIẢNG VIÊN : Trần Kim Anh
LỚP HỌC PHẦN : 24101MIEC0111
NHÓM : 1

Hà Nội-2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Đánh giá,
STT Họ và tên MSV Ghi chú
xếp loại

1 Nguyễn Ngọc An 22K210001

2 Cao Đức Anh 22K210007

Đào Nguyễn Đức


3 22K210006
Anh

Lại Thị Phương Anh


4 22K210003
(thư ký)

Lê Nguyễn Quỳnh
5 22K210009
Anh

6 Lê Quỳnh Anh 22K210011

Nguyễn Phương Anh


7 22K210010
(nhóm trưởng)

8 Nguyễn Việt Anh 22K210004

9 Trần Thế Tuấn Anh 22K210008

10 Trần Thị Lan Anh 22K210005

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 3


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 4
Phần 1: Cơ sở lý thuyết .................................................................................................................. 5
1. Thị trường và giá cả thị trường ....................................................................................... 5
1.1. Khái niệm thị trường ................................................................................................... 5
1.2. Phân loại thị trường..................................................................................................... 6
1.3. Giá cả thị trường ......................................................................................................... 8

2. Cầu về hàng hoá dịch vụ .................................................................................................. 8


2.1. Khái niệm về cầu và luật cầu ...................................................................................... 8
2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu............................................................................. 10
2.3. Các yếu tố tác động đến cầu ..................................................................................... 11
3. Cung và hàng hoá dịch vụ ...............................................................................................11
3.1. Khái niệm về cung và luật cung ................................................................................ 11
3.2. Phương trình và đồ thị đường cung .......................................................................... 12
3.3. Các yếu tố tác động đến cung ................................................................................... 14
4. Cân bằng thị trường ....................................................................................................... 16
4.1. Trạng thái cân bằng thị trường .................................................................................. 16
4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt ................................................................................. 17
4.3. Thay đổi trạng thái cân bằng thị trường .................................................................... 19
Phần 2: Phân tích cung, cầu, giá cả thị trường của mặt hàng tiêu dùng mì ăn liền trong thời
gian trong khoảng thời gian dịch Covid 19 bùng phát .............................................................. 21
1. Tình hình diễn biến cung cầu và giá thị trường ........................................................... 22
1.1. Thời điểm trước dịch bệnh ........................................................................................ 22
1.2. Thời điểm dịch bệnh bùng phát ................................................................................ 25
1.3. Thời điểm dịch bệnh được kiểm soát ........................................................................ 33
2. Triển vọng thị trường mì tôm cho người tiêu dùng trong nước ................................. 36
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 42

3
LỜI MỞ ĐẦU

Mì ăn liền là một sản phẩm tiện lợi, dễ bảo quản và có giá thành hợp
lý, phù hợp với nhu cầu ăn uống trong thời gian giãn cách xã hội và dự trữ
thực phẩm. Trong năm 2020-2021, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng
8,5 tỷ gói mì, đứng thứ ba thế giới, và đứng thứ nhất về số gói tiêu thụ bình
quân trên đầu người, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ 85 gói mì/năm.
Tuy nhiên, thị trường mặt hàng mì tôm trong năm 2020-2022 cũng gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nguồn nguyên liệu và chi phí
sản xuất. Do vây, để hiểu rõ hơn về diễn biến thị trường mặt hàng mì tôm ở
nước ta trong khoảng thời gian dịch bện diễn ra, nhóm đã chọn chủ đề “Phân
tích cung, cầu và giá cả thị trường của mặt hàng mì ăn liền tại Việt Nam trong
khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 (2020-2022)”

Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ phân tích diễn biến cung cầu và giá
cả thị trường mặt hàng mì ăn liền thời điểm dịch Covid bùng phát, dựa trên
các số liệu thống kê, báo cáo và bài viết từ các nguồn tin cậy. Nhóm sẽ trình
bày các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả mì tôm, cũng như các tác
động của chúng đến các nhà sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế. Hy vọng
rằng bài tiểu luận này sẽ cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan và
sâu sắc về thị trường mặt hàng mì ăn liền trong thời gian qua.

Bài tiểu luận sẽ được chia làm 2 phần chính:

Phần 1: Cơ sở lý thuyết

Phần 2: Phân tích cung cầu, giá cả thị trường mì ăn liền trong khoảng
thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát

Phần 3: Kết luận

4
Phần 1: Cơ sở lý thuyết

1. Thị trường và giá cả thị trường

1.1. Khái niệm thị trường

Theo nghĩa hẹp, thị trường thường được hiểu là nơi diễn ra sự mua, bán
các hàng hóa hay dịch vụ (thật ra, vì hàng hóa bao gồm cả hàng hóa hữu hình
và hàng hóa vô hình, tức là các dịch vụ, nên chỉ cần nói về hàng hóa là đủ).
Hình dung đơn giản nhất về thị trường là cái chợ, nơi mà người ta tụ họp nhau
lại để tiến hành các giao dịch về hàng hóa. Tuy nhiên, cách nhìn như vậy về
thị trường tỏ ra là quá hẹp, vì nó chỉ nhấn đến tính chất địa lý của thị trường
và chỉ thích hợp với những nơi mà các quan hệ thị trường chưa phát triển.
Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, các giao dịch mua bán hàng hóa có
thể diễn ra mà không cần gắn với một địa điểm địa lý cụ thể. Người ta có thể
tiến hành các thỏa thuận về mua bán hàng hóa với nhau qua điện thoại, fax
hay thư điện tử mà không cần gặp nhau tại một nơi chốn cụ thể. Các hàng hóa
có thể được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không cần lấy một cái
chợ nào đó làm trung gian. Các thỏa thuận về hàng hóa, các luồng vận động
của tiền tệ có thể độc lập với các luồng vận động của hàng hóa trên những thị
trường kỳ hạn. Như thế, nói đến thị trường, cần chú ý đến nội dung kinh tế mà
nó biểu thị chứ không phải hình dung nó như một nơi mà những nội d chung
ràng buộc mọi thị trường. Song cũng có những điều kiện riêng chỉ liên quan
đến những nhóm thị trường cụ thể. Vì thế, ở một số thị trường, người ta vẫn
trực tiếp gặp nhau để mua, bán hàng hóa. Song ở một số thị trường khác, sự
mua bán hàng hóa chỉ diễn ra thông qua những người môi giới, hay trung gian
(như ở thị trường chứng khoán). Tại một số thị trường, người mua và người
bán mặc cả với nhau về giá cả của từng loại hàng hóa, song ở một số thị trường
khác, điều này lại không diễn ra. Như một tiến trình, dù thực hiện dưới phương
thức nào, trên thị trường, người mua và người bán cũng luôn luôn tác động

5
lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi. Quá trình đó
cũng là nội dung thực chất của thị trường.

Nền kinh tế thị trường được tập hợp bởi vô số thị trường cụ thể. Trong
khuôn khổ đó, nó tạo nên một cơ chế phân bổ nguồn lực cho việc sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai và cơ chế này được gọi là cơ chế
thị trường. Trong cơ chế thị trường, những người mua và người bán tác động
lẫn nhau để hình thành nên các mức giá cả hàng hóa khác nhau. Đến lượt mình,
chính sự lên xuống của giá cả lại dẫn dắt người ta sản xuất nhiều hơn hay ít
hơn, sản xuất với những cách thức nào và phân phối sản xuất cho ai.

1.2. Phân loại thị trường

Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường:

Cách phổ biến nhất là phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa mà
người ta giao dịch. Theo cách này, ở mức tổng quát nhất, các thị trường được
chia ra thành thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường
các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Các thị trường đầu ra lại có thể phân
nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị trường quần áo, thị
trường ô tô, thị trường giáo dục v.v… Các thị trường đầu vào có thể phân
thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…), thị trường
đất đai, thị trường lao động v.v… Tùy theo cách người ta quan niệm về hàng
hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thể đặt tên cho thị
trường một cách khác nhau. Ví dụ, thị trường máy móc (đầu vào) có thể chia
ra thành các phân nhánh như thị trường máy dệt, thị trường máy xát gạo v.v…
Khi nói về một thị trường chung, có tính chất đại diện, ta nói đến một thị
trường cụ thể hay riêng biệt nào đó theo cách phân loại này.

Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ
trao đổi hàng hóa diễn ra: Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành thị
trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay
địa phương. Thật ra, khi nói đến các thị trường theo cách phân loại này, người

6
ta vẫn thường kết hợp với cách phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa
để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ
thể. Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường lúa, gạo, cà phê hay chung hơn,
thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là nói đến một thị trường thế giới,
hay Việt Nam chung chung.

Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối thấp
so với giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính chất thế
giới. Giá cả các hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau trên thế giới
không có sự sai biệt lớn (chẳng hạn thị trường vàng). Ngược lại, khi chi phí
vận chuyển hàng hóa là tương đối lớn và do một số lý do khác, thị trường của
một số hàng hóa lại thường mang tính chất địa phương (ví dụ, thị trường vật
liệu xây dựng).

Theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị
trường khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi
số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau
giữa họ. Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành
hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua
hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa) và thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường dạng này, người mua hay người
bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá). Thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng thị trường như: thị trường độc
quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có tính
chất độc quyền. Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua
hay bán trên từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị
chi phối bởi những điểm đặc thù của từng thị trường.

7
1.3. Giá cả thị trường

Lý thuyết về giá cả thị trường là một khái niệm trong kinh tế học, dựa
trên giả định rằng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả sẽ điều
chỉnh để cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu của một hàng hóa hoặc dịch
vụ.

Theo lý thuyết này, giá cả của một mặt hàng sẽ tăng khi nguồn cầu tăng
hoặc nguồn cung giảm, và giá sẽ giảm khi nguồn cầu giảm hoặc nguồn cung
tăng. Quá trình này xảy ra thông qua cách tương tác giữa các nhà cung cấp và
người tiêu dùng trên thị trường, trong đó mỗi bên đều tìm kiếm sự tối ưu hóa
của riêng mình.

Lý thuyết về giá cả thị trường cung cấp một khung nhìn tổng quan về
cách giá cả được hình thành trong môi trường thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên,
thực tế thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như
quá trình định giá của các doanh nghiệp, quyền lực thị trường, và các yếu tố
không cạnh tranh khác.

2. Cầu về hàng hoá dịch vụ

2.1. Khái niệm về cầu và luật cầu

Khái niệm : cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua
mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định và các yếu tố khác không đổi.

8
Phân biệt cầu và nhu cầu

• Nhu cầu: là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể
không có khả năng thanh toán. Cầu là các nhu cầu có khả năng thanh toán
• Phân biệt cầu và lượng cầu: Lượng cầu (QD ) là lượng cụ thể của hàng
hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại một
mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các
yếu tố khác không đổi.
• Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác
nhau.

Nội dung quy luật:

• Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch
vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và
ngược lại.
• Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P tăng thì QD giảm hoặc P
giảm thì QD tăng.

9
2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu

• Phương trình đường cầu

- Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ
nào đó là cầu cá nhân.
- Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá
nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

10
2.3. Các yếu tố tác động đến cầu

• Giá cả của chính bản thân hàng hóa


• Thu nhập của người tiêu dùng
• Giá cả của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng
- Hàng hóa thay thế
- Hàng hóa bổ sung
• Số lượng người tiêu dùng ( liên quan giới tính )
• Thị hiếu, sở thích ( liên quan đến phong tục tập quán )
• Các chính sách kinh tế của Chính phủ
• Kỳ vọng về thu nhập, giá cả
• Các yếu tố khác

3. Cung và hàng hoá dịch vụ

3.1. Khái niệm về cung và luật cung

Khái niệm: Cung (S) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người
bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai
đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi)
Lượng cung (QS) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người
bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai
đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi)
Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá
khác nhau.
Luật cung: Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng
hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên
và ngược lại. Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều:
P tăng => Q tăng
P giảm => Q giảm

11
3.2. Phương trình và đồ thị đường cung

Dạng hàm cung tuyến tính Qs =a+bP (b ≥ 0)


Hoặc P=m+nQs (n ≥ 0)
Độ dốc đường cung được xác định từ hàm số
- Giả sử hàm cung có dạng: P = m + n.Qs (n ≥ 0)
Khi lượng cung là Q1 → P1= m + n.Q1
Khi lượng cung là Q2 → P2= m + n.Q2
P1 – P2= (m + n.Q1 ) – (m + n.Q2) = n.(Q1 – Q2)
=> ∆P = n.∆Q : độ dốc đường cung
Hàm cung có dạng : Qs= a + b.P (b ≥ 0)
=> P= - a/b + 1/b.Q => độ dốc đường cung =1/b

Đồ thị độ dốc đường cung

12
Cung thị trường là tổng cung của các hãng trên thị trường
Ví dụ: Có 2 hãng A và B Cùng cung ứng 1 loại hàng hoá

P QA QB QTT
1 2 0 2
2 4 0 4
3 6 0 6
4 8 2 10

Khi cung thay đổi


- Cung tăng: lượng cung tăng lên tại mọi mức giá
- Cung giảm: lượng cung giảm xuống tại mọi mức giá

13
3.3. Các yếu tố tác động đến cung

• Sự di chuyển trên đường cung và dịch chuyển đường cung


Sự di chuyển trên đường cung là sự thay đổi vị trí của các điểm khác
nhau trên cùng một đường cung. Điều này xảy ra do giá của bản thân hàng
hóa đang xét thay đổi
Sự dịch chuyển của đường cung (shift in supply curve) trong lĩnh vực
kinh tế, diễn ra khi đường cung mà biểu diễn sự cung cấp của một mặt hàng
hoặc dịch vụ dịch chuyển theo một hướng khác trong biểu đồ biểu diễn sự cần
bằng giữa cung và cầu. Đường cung biểu thị mối quan hệ giữa giá cả và số
lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp. Khi có sự
dịch chuyển của đường cung, tức là có một thay đổi trong yếu tố nào đó khác
giá cả làm ảnh hưởng đến sự cung cấp của mặt hàng hoặc dịch vụ đó.
Có ba trường hợp chính khi xảy ra sự dịch chuyển của đường cung:

- Dịch chuyển sang phải (Rightward shift): khi đường cung dịch chuyển
sang phải, điều này ngụ ý rằng nhà cung cấp có thể cung cấp một số
lượng lớn hơn của hàng hoặc dịch vụ ở mỗi mức giá so với trước đây.
Nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển này có thể là sự gia tăng sản xuất,
sự cải tiến công nghệ hoặc sự tăng cường của các nhà cung cấp khác.
- Dịch chuyển sang trái (Leftward shift): khi đường cung dịch chuyển
sang trái, điều này cho thấy nhà cung cấp chỉ có thể cung cấp một số
lượng ít hơn của hàng hoặc dịch vụ ở mỗi mức giá so với trước đây.
Nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển này có thể là sự giảm sản xuất, sự
hạn chế tài nguyên hoặc sự giảm đáng kể về công nghệ sản xuất
- Dịch chuyển theo hướng thay đổi giá cả (Parallel shift): đôi khi, đường
cung có thể dịch chuyển theo một hướng song song, tức là các mức giá
và số lượng cung cấp tăng hoặc giảm theo cùng một tỷ lệ. Điều này
thường xảy ra khi có sự thay đổi chung trong môi trường kinh tế hoặc
thị trường mà không có sự ảnh hưởng đáng kể từ các yếu tố khác ngoài
giá cả

14
Do đó, trong ngữ cảnh của sự dịch chuyển của đường cung trong kinh
tế, chúng ta không sử dụng thuật ngữ dài hơn hay ngắn hơn để mô tả sự thay
đổi đường cung. Thay vào đó, chúng ta sử dụng thuật ngữ dịch chuyển sang
phải hoặc dịch chuyển sang trái để diễn tả sự thay đổi vị trí của đường cung
trên biểu đồ. Sự dịch chuyển của đường cung có thể ảnh hưởng đến cân bằng
giữa cung và cầu trên thị trường và gây ra thay đổi về giá cả và số lượng được
cung cấp của mặt hàng hoặc dịch vụ tương ứng.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
• Giá cả của bản thân hàng hoá
• Tiến bộ về công nghệ
• Giá các đầu vào của quy trình sản xuất
• Số lượng nhà sản xuất trong ngành
• Giá hàng hoá có liên quan trong sản xuất
• Chính sách chính phủ
• Lãi suất
• Kỳ vọng về giá
• Các yếu tố khác

15
4. Cân bằng thị trường

4.1. Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng cung cầu là trạng thái của thị trường mà tại đó
lượng cung bằng với lượng cầu

Tại điểm E:
QS =Q0
QD = Q0
=>QS=QD
Vậy điểm E là điểm cân bằng thị trường và tại điểm E thị trường ở trạng thái
lý tưởng

16
4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt

• Trạng thái dư thừa

Giả sử mức giá trên thị trường là P1> P0


Xét tại mức giá P1 ta có:
Qs=QD
QD=Q1<Q0
Qs=Q2>Q0
QD<Qs
Thị trường dư thừa, lượng dư thừa:
Q dư thừa=Qs-QD =Q1-Q2=AB
=>Có sức ép làm giảm giá xuống để quay về trạng thái cân bằng

17
• Trạng thái thiếu hụt

Giả sử mức giá trên thị trường là P2<P0


Xét mức giá P2 ta có:
Qs=QD
QD=Q1<Q0
Qs=Q2>Q0
QD<Qs
Thị trường dư thừa, lượng dư thừa:
Q thiếu hụt=|Qs-QD|=|Q1-Q2|=MN
=>Có sức ép làm tăng giá lên để quay về trạng thái cân bằng

18
4.3. Thay đổi trạng thái cân bằng thị trường

o Cầu thay đổi, cung cố định:


• TH1: Cầu tăng: giá CB tăng, lượng CB tăng

• TH2: Cầu giảm: giá CB giảm, lượng CB giảm

19
o Cung thay đổi, cầu cố định:
• TH1: Cung tăng: giá CB giảm, lượng CB tăng

• TH2: Cung giảm: giá CB tăng, lượng CB giảm

20
Phần 2: Phân tích cung, cầu, giá cả thị trường của mặt hàng tiêu
dùng mì ăn liền trong thời gian trong khoảng thời gian dịch
Covid 19 bùng phát

Để góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân,
bảo đảm an sinh xã hội, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây
sốt giá trên địa bàn tỉnh nhất là các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời
sống nhân dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Thủ
tướng Chính phủ đã đưa ra một số yêu cầu:
- Doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đầy đủ, thường xuyên số
lượng hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, của nhân dân,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa trên thị trường; phân phối bán
lẻ các mặt hàng thiết yếu rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại khu
vực xảy ra dịch bệnh, thiếu hàng cục bộ.
- Hàng hóa tham gia chương trình bình ổn là hàng Việt Nam, đảm bảo
chất lượng nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhãn mác
và giá bán ổn định.

Cú sốc COVID-19 đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế nhiều nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù đại dịch COVID-19
tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, nhưng thể hiện tập trung
ở hai yếu tố chính là cung và cầu. Đối với yếu tố cầu, dịch bệnh COVID-19
cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo
Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực
hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” làm tiêu dùng
trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc,
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực
hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo
theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt
Nam.

21
Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm,
đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như
may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm. Cũng trong 6 tháng đầu
năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ
năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác
động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực hiện các
biện pháp giãn cách xã hội.

-> Đại dịch COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao
động, việc làm và thu nhập của người lao động. Cũng vì chính sách giãn cách
xã hội để đảm bảo cho sự an toàn của người dân nên nhu cầu dự trữ lương
thực, thực phẩm tăng cao cũng như việc cung cấp các nhóm hàng hóa đáp ứng
nhu cầu thiết yếu là cực kì quan trọng.

1. Tình hình diễn biến cung cầu và giá thị trường

1.1. Thời điểm trước dịch bệnh

Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt
Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền gia tăng 67%. Thống kê có khoảng 50 công ty
sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản
xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào
thị trường nội địa chúng ta, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các
Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước. Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú,
đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt
hàng.

Về tiềm năng xuất khẩu, năm 2018 và năm 2019, ngành sản xuất mì ăn
liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về
phòng chống dịch Covid-19 toàn cầu. Cá biệt, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều

22
nước diễn biến phức tạp, có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì tăng 300%.
Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đã và đang xuất khẩu tới hơn
40 quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền bao gồm
cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, đa số thị phần lại nằm
trong tay số ít doanh nghiệp, gồm công ty cổ phần Acecook Việt Nam, tập
đoàn Massan, công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asiafoods). Ước tính bộ
ba nhà sản xuất này đang nắm khoảng 70% thị phần mì gói trong nước. Bên
cạnh bộ 3 doanh nghiệp kể trên, thị trường mì ăn liền vài năm gần đây còn ghi
nhận sự nổi lên của công ty cổ phần UNIBEN, chủ sở hữu thương hiệu mì 3
Miền và Reeva.

Bên cạnh các nhóm doanh nghiệp kể trên, thị trường trong nước vẫn
còn sự hiện diện của những doanh nghiệp sản xuất mì truyền thống như công
ty cổ phần Safoco (SAF) và công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-
Miliket (CMN).

23
Thị phần theo sản lượng cảu các nhà sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam theo trang CAFEF.VN

Trong giai đoạn 2018-2019, chưa xuất hiện dịch Covid-19 nên lượng
cung mì tôm vẫn đạt mức cung trung bình (6 -7 tỷ gói mỗi năm). Ví dụ tiêu
biểu cụ thể là Nhà máy sản xuất mì của Acecook cho ra khoảng 600 gói mì và
420 mì ly. Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu thụ mì ăn liền cao thứ 3 thế
giới xếp sau Trung Quốc và Indonesia từ năm 2018-2022 (theo số liệu của
WINA). Mì gói là một loại thực phẩm phổ biến trên khắp thế giới và quen
thuộc với hơn 90% gia đình Việt. Khảo sát nhanh của Tuổi Trẻ cho thấy có
tới 79% số người trả lời khảo sát cho rằng ăn quá nhiều mì ăn liền sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe nhưng họ vẫn dùng thường xuyên vì thích và để tiết kiệm
thời gian.

Từ năm 2018 đến giữa năm 2019, Việt Nam chưa bùng phát dịch mạnh
mẽ, lượng cung của mì ăn liền đưa ra thị trường đáp ứng đủ với lượng cầu ổn
định.Từ đó, thị trường đang trong trạng thái cân bằng. Giá của mì ăn liền ít

24
biến động do đây thuộc loại hàng hóa thông thường ( thu nhập giảm, lượng
cầu tăng), dao động trong khoảng giá từ 2.5000- 15.000 đồng/gói.

Tên doanh nghiệp Loại mì Giá cả

Acecook Mì Hảo Hảo 3.300-5000 đồng

6.500-15.000
Masan Mì Omachi
đồng

Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt 2.600-3.900


Mì 3 miền
Hưng đồng

Colusa - Miliket Miliket 2.500-4000 đồng

5.300-13.700
Vifon Mì Vifon
đồng

Mì Cung
Micoem 4000-6.800 đồng
Đình

Tên mặt hàng và mức giá niêm yết của mì ăn liền của các doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn
từ năm 2018 đến giữa năm 2019 tại Việt Nam

1.2. Thời điểm dịch bệnh bùng phát

Vào đầu năm 2019-2020 , khi dịch bệnh Covid-19 trở nên căng thẳng
và phức tạp nhất có thể gọi là “ thế chiến Covid-19”. Nhu cầu tiêu thụ mì ăn
liền toàn cầu Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến các biện pháp
đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người

25
tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời
gian dài. Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng
loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng đã thúc đẩy
sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này.

Có một số nguyên nhân chính khiến mì gói được tiêu thụ lớn trong dịch
Covid-19:

• Tiện lợi: Mì gói là một loại thực phẩm dễ chế biến và tiện lợi. Trong thời
gian dịch bệnh, nhiều người đã lựa chọn mì gói làm thức ăn nhanh chóng
và dễ dàng.

• Dễ lưu trữ: Mì gói có thể được lưu trữ trong thời gian dài và không cần
đòn bẩy bảo quản, điều này thuận tiện cho việc tự cách ly và tránh việc ra
ngoài để mua thực phẩm thường xuyên.

• Giá cả phải chăng: Mì gói thường có giá cả phải chăng hơn so với các loại
thức ăn khác như thức ăn chế biến sẵn hay thức ăn tại các nhà hàng. Vì
vậy, trong thời gian khó khăn kinh tế do dịch bệnh gây ra, nhiều người đã
chọn mì gói để tiết kiệm chi phí.

• Tính an toàn: Mì gói có khả năng tự bảo quản do đã được chế biến và đóng
gói cẩn thận. Điều này giúp người tiêu dùng cảm thấy yên tâm về việc
không bị nhiễm bệnh từ thực phẩm.

Tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên thị trường nội địa và
thế giới Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền
toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng
14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh
dưới tác động của dịch Covid-19.

26
Từ thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), có thể thấy thị
trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020,
thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt
Nam, Philippin, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%. Trung Quốc tuy có nhu
cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không
cao như Việt Nam.

Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới
với lượng tiêu thụ năm 2020 tổng cộng 7 tỷ gói mì tôm tăng xấp xỉ 30% so
với năm 2019.

27
Cùng với lượng tiêu thụ lớn , các nhà sản xuất đồng thời cũng phải đua
ra đủ nguồn cung để phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và tình hình chung. Đại
diện cho thị trường mì ăn liền ta phải nhắc tới Acecook - một doanh nghiệp
sản xuất mì ăn liền lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cũng cho
hay, tần suất sản xuất mì gói của đơn vị này vẫn luôn tăng mỗi ngày. Do đó,
nguồn hàng cung ứng cho người dân Việt trong mùa dịch sẽ luôn dồi dào.

28
Cụ thể, doanh thu tháng 3-2020 của Acecook tăng 29% so với cùng kỳ
năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với giai đoạn tháng 2-2020.

Cũng theo chia sẻ từ đại diện doanh nghiệp này, hiện nay Acecook đã
tăng cường sản xuất với mức tăng khoảng 30% để đáp ứng mức tăng của thị
trường. Mỗi ngày, doanh nghiệp này có thể sản xuất 400.000 - 450.000 thùng
sản phẩm, tương đương 12 triệu - 13 triệu gói.

Cùng với Acecook, rất nhiều nhà sản xuất cung cấp ra thị trường rất
nhiều sản phẩm mì ăn liền trong thời điểm dịch Covid-19 trong giai đoạn căng
thẳng.

29
Bảng so sánh về giá cả của các hãng mì ăn liền tại Việt Nam trong
thời kì dịch bệnh năm 2020-2021:

Hãng Phân khúc Mức giá ( VND )

Acecook Việt Nam Bình dân 3.500 - 5.000

Vifon Bình dân 3.000 - 4.000

Asia Food Bình dân 3.500 - 5.000

Masan consumer Bình dân 3.500 - 4.500

Miconen Bình dân 3.500 - 5.000

Omachi Trung cấp 5.500 - 7.000

Kokomi Trung cấp 5.500 - 6.000

Nissin Trung cấp 5.500 - 6.500

Nào Ta Cùng Ăn Trung cấp 5.500 - 6.000

Tiến Vua Cao cấp 7.000 - 10.000

Heo Quay Vàng Cao cấp 7.000 - 10.000

Hoàng Gia Cao cấp 7.000 - 10.000

30
Nhận xét:

• Nhìn chung, giá cả các sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam trong thời kì
dịch bệnh năm 2020-2021 không có nhiều biến động, vẫn tập trung ở
các phân khúc bình dân và trung cấp.

• Các sản phẩm mì ăn liền thuộc phân khúc bình dân vẫn chiếm thị phần
lớn nhất, với mức giá dao động từ 3.500 - 5.000 đồng/gói.

• Các sản phẩm mì ăn liền thuộc phân khúc trung cấp có mức giá dao
động từ 5.500 - 7.000 đồng/gói.

• Các sản phẩm mì ăn liền thuộc phân khúc cao cấp có mức giá dao động
từ 7.000 - 10.000 đồng/gói, nhưng chiếm thị phần rất nhỏ.

Lý giải:

• Giá cả các sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam được quyết định bởi nhiều
yếu tố, bao gồm nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí vận
chuyển, chi phí marketing,...

• Trong thời kì dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tăng cao, nhưng
nguồn cung nguyên liệu đầu vào lại bị hạn chế, dẫn đến giá cả nguyên
liệu tăng cao.

• Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền cũng đã nỗ lực để giữ
giá cả ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tác động:

• Sự ổn định về giá cả mì ăn liền trong thời kì dịch bệnh đã góp phần giúp
người tiêu dùng giảm bớt khó khăn về kinh tế.

31
• Đồng thời, sự ổn định về giá cả cũng giúp các doanh nghiệp sản xuất
mì ăn liền duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá cả của thị trường mì ăn liền lại Việt Nam thời điểm dịch bệnh
bùng phát năm 2020-2021 có phần tăng nhẹ, dao động trong khoảng từ
1.700 - 6.000 đồng/gói so với thời điểm trước dịch năm 2019. Nguyên nhân
là do nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tăng cao, trong khi nguồn cung nguyên
liệu đầu vào lại bị hạn chế, dẫn đến giá cả nguyên liệu tăng cao. Tuy nhiên,
mức độ tăng giá không quá lớn, vẫn nằm trong khả năng chi trả của người
tiêu dùng.

Nhìn chung, giá cả các loại mì ăn liền tại Việt Nam thời điểm dịch
bệnh bùng phát năm 2020-2021 vẫn khá ổn định, không có biến động lớn.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đã nỗ lực để giữ
giá cả ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sự ổn định về
giá cả mì ăn liền trong thời kì dịch bệnh đã góp phần giúp người tiêu dùng
giảm bớt khó khăn về kinh tế.

Giá cả các sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam được quyết định bởi
nhiều yếu tố, bao gồm nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí vận
chuyển, chi phí marketing,... Trong thời kì dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ mì
ăn liền tăng cao, nhưng nguồn cung nguyên liệu đầu vào lại bị hạn chế, dẫn
đến giá cả nguyên liệu tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất mì
ăn liền cũng đã nỗ lực để giữ giá cả ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đã thực hiện một
số biện pháp để giữ giá cả ổn định, bao gồm:

• Tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu mới, giá cả hợp lý hơn.

• Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.

• Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại để nâng cao doanh số.

32
Sự ổn định về giá cả mì ăn liền trong thời kì dịch bệnh đã góp phần giúp
người tiêu dùng giảm bớt khó khăn về kinh tế. Mì ăn liền là một thực phẩm
tiện lợi, giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Trong
thời kì dịch bệnh, khi người dân phải ở nhà nhiều hơn, nhu cầu sử dụng mì ăn
liền tăng cao. Sự ổn định về giá cả mì ăn liền đã giúp người tiêu dùng có thêm
một lựa chọn thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong
thời kì dịch bệnh.

1.3. Thời điểm dịch bệnh được kiểm soát

Vào đầu năm 2022, khi dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm soát, tình
hình cung ứng mì tôm tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Các doanh
nghiệp sản xuất mì tôm đã nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Một số doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng nhà máy, nâng cao năng lực
sản xuất, như Acecook Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy mới tại tỉnh
Bình Dương với công suất 1 tỷ gói mì/năm. Masan cũng đã đầu tư mở rộng
nhà máy mì ăn liền tại tỉnh Vĩnh Phúc với công suất 500 triệu gói mì/năm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã đẩy mạnh hợp tác với các nhà cung cấp
nguyên liệu trong nước để đảm bảo nguồn cung ổn định. Tập đoàn Acecook
Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú
để cung cấp nguyên liệu tôm cho sản xuất mì ăn liền.

Sản lượng mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam đã tăng trở lại sau COVID-
19. Trong năm 2022, tổng sản lượng mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam ước đạt
10,5 tỷ gói, tăng 3,5% so với năm 2021. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ
nhu cầu tiêu thụ mì tôm tăng trở lại. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp sản xuất
mì tôm đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cho ra mắt nhiều sản
phẩm mới cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản lượng.

Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu của người tiêu
dùng với mặt hàng mì ăn liền tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng
với tốc độ chậm lại so với giai đoạn 2020-2021. Theo số liệu của Hiệp hội Mì

33
ăn liền Thế giới (WINA), lượng mì ăn liền tiêu thụ tại Việt Nam trong năm
2022 đạt khoảng 8,48 tỷ gói, tăng 2,5% so với năm 2021. Đây là mức tăng
trưởng khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng 20% trong năm 2021.

Top 10 thị trường tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất (Nguồn: WINA)

Có một số nguyên nhân dẫn đến nhu cầu mì ăn liền vẫn tiếp tục tăng
trưởng trong năm 2022, bao gồm:

• Mì ăn liền vẫn là một lựa chọn thực phẩm tiện lợi, giá cả phải chăng, phù
hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng người tiêu dùng. Mì ăn liền có thể
được chế biến nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với cuộc sống bận rộn của
nhiều người. Ngoài ra, mì ăn liền có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với
túi tiền của nhiều người tiêu dùng

• Mì ăn liền có nhiều hương vị đa dạng, đáp ứng được khẩu vị của nhiều
người. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mì ăn liền với nhiều
hương vị khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, từ các món ăn Việt Nam

34
đến các món ăn quốc tế. Điều này giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn
được loại mì ăn liền phù hợp với khẩu vị của mình

• Mì ăn liền ngày càng được cải tiến về chất lượng, hương vị, bao bì,... Các
doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền ngày càng chú trọng đến việc cải tiến
chất lượng, hương vị của sản phẩm. Ngoài ra, bao bì của mì ăn liền cũng
được thiết kế ngày càng đẹp mắt, bắt mắt, giúp thu hút người tiêu dùng

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhu cầu mì ăn liền đã chậm lại so với
giai đoạn 2020-2021 do một số nguyên nhân như:

• Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, người dân có thể ra ngoài ăn uống
nhiều hơn. Khi dịch bệnh được kiểm soát, người dân có thể trở lại cuộc
sống bình thường, có nhiều thời gian hơn để ra ngoài ăn uống. Điều này
dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tại nhà giảm xuống

• Nhu cầu tiêu dùng của người dân đã trở lại bình thường sau thời gian dài
bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh,
nhu cầu tiêu dùng của người dân đã trở lại bình thường. Người dân có xu
hướng lựa chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, thay vì
mì ăn liền

Giá cả thị trường mì tôm ăn liền năm 2022 cũng có xu hướng tăng nhẹ
so với năm 2021. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào như gạo, dầu ăn,
bột ngọt,... tăng cao. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu tăng 10%, giá dầu ăn tăng
20%, giá bột ngọt tăng 15%.Giá nguyên liệu tăng cao đã khiến chi phí sản
xuất mì tôm tăng khoảng 10-15%. Do đó, giá bán lẻ mì tôm cũng tăng so với
trước đây.

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, giá trung bình một gói mì tôm
ăn liền loại 75g ở Việt Nam năm 2022 là 4.500 đồng, tăng 5% so với năm
2021. Giá mì tôm ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

35
cao hơn so với các tỉnh thành khác, với mức chênh lệch dao động từ 2.600-
2.800 đồng/gói.

Giá mì tôm tăng nhẹ đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân, nhưng
vẫn được coi là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, có giá thành hợp lý đối với người
dân Việt Nam. Ngoài ra, giá mì tôm ăn liền cũng phụ thuộc vào phân khúc thị
trường. Mì tôm phân khúc bình dân có giá dao động từ 3.500-5.000 đồng/gói,
chiếm phần lớn thị phần. Mì tôm phân khúc trung cấp có giá dao động từ
6.000-10.000 đồng/gói, đáp ứng nhu cầu của những người có thu nhập trung
bình. Mì tôm phân khúc cao cấp có giá dao động từ 10.000 đồng/gói trở lên,
đáp ứng nhu cầu của những người có thu nhập cao.

Nhìn chung, sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhu
cầu tiêu thụ mì ăn liền của người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có phần chững lại do các biện pháp giãn cách
được nới lỏng. Về nguồn cung, thị trường mì ăn liền Việt Nam vẫn duy trì sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài.
Các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền trong nước vẫn chiếm thị phần lớn nhất,
với khoảng 80% thị phần. Các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền nước ngoài,
chủ yếu đến từ Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, cũng có thị phần đáng kể.
Giá cả thị trường mặt hàng này nhìn chung ổn định, không có nhiều biến động.
Thị trường mì tôm ăn liền năm 2022 dù gặp phải những khó khăn nhất định
sau dịch Covid-19 nhưng vẫn tiếp tục phát triển ổn định và có những tín hiệu
tích cực trong tương lai gần.

2. Triển vọng thị trường mì tôm cho người tiêu dùng trong nước

Việc được yêu thích ở mọi nơi, mọi độ tuổi, mọi giới tính, thường được
coi là thực phẩm dự trữ của nhiều quốc gia nhờ tính chất bảo quản lâu trong
thời gian dài là vậy, nhưng liệu mì ăn liền có còn “chiếm được trái tim”, là
thực phẩm tiêu dùng mà người Việt Nam ưa chuộng sau đại dịch Covid 19
hay không?

36
Tuy tiêu thụ nhiều nhưng trong suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng, giá
trị sử dụng của mì ăn liền vẫn còn rất thấp. Nhiều người chỉ ăn mì gói khi
không còn sự lựa chọn, thậm chí món ăn này còn thường xuyên bị gắn với
hình ảnh nghèo, kém dinh dưỡng, hay thậm chí là gây ảnh hưởng sức khỏe.
Đã có một số bài báo chỉ ra tác hại của mì ăn liền tiêu biểu như: Theo
trang báo điện tử Tiền phong với tiêu đề “Những tác hại “kinh hoàng” của mì
tôm với sức khỏe mà bạn chưa biết” đã chỉ ra thực phẩm này mang lại nhiều
nguy cơ với sức khỏe người sử dụng đó là gây béo phì; gia tăng quá trình lão
hóa; gây sỏi thận; loãng xương; tăng nguy cơ ung thư; gây nóng trong người;
gây hại cho gan; là gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa và gây bệnh tiểu đường,
tim mạch. Bên cạnh đó, thói quen ăn mì tôm như ăn trước khi ngủ, ăn sống
hay dùng làm bữa chính đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe
con người.
Hay một số vụ “bê bối” trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của mì
ăn liền có thể kể đến:
Theo báo Thanh Niên với tiêu đề “Vụ mì Hảo Hảo có “chất cấm”: Bộ
Công thương nói Việt Nam chưa quy định” được đăng vào ngày 3/9/2021, đã
phát hiện chất cấm Ethylene Oxide (EO) bị châu Âu cấm dùng trong thực
phẩm bán tại lục địa này, và Hệ thống Cảnh báo nhanh của châu Âu về thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) đã thông báo về việc một số lô mì ăn
liền, miến từ Việt Nam bị thu hồi do có sử dụng chất này. Được biết, Ethylene
Oxide đã được chứng minh là gây ung thư bạch huyết và các khối u ở não,
phổi, mô liên kết, tử cung, và tuyến vú ở động vật tiếp xúc với Ethylene Oxide
qua đường hô hấp
Chia sẻ thêm với Thanh Niên, nguồn tin từ Vụ Khoa học - Công nghệ
cho biết, vừa qua, FSAI không chỉ thông báo thu hồi với riêng lô mì và miến
của doanh nghiệp đến từ Việt Nam, mà còn cả sản phẩm mì Yato Seafood của
doanh nghiệp đến từ Trung Quốc cùng với lý do có hàm lượng EO vượt
ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn châu Âu.
Và đây không phải là lần đầu châu Âu thu hồi các sản phẩm tương tự.
Ví dụ, tháng 8.2020, Văn phòng Liên bang về Bảo vệ người tiêu dùng và an

37
toàn thực phẩm Đức cũng thông báo thu hồi lô sản phẩm mì ăn liền Ramen
Rabokki (thương hiệu Paldo của Hàn Quốc) vì có hàm lượng EO cao. Cùng
thời điểm, hệ thống cảnh báo sớm RASFF của Liên minh châu Âu cũng ra
thông báo về sản phẩm mì ăn liền hải sản được sản xuất tại nhà máy Busan ở
Nongshim và mì ăn liền bánh gạo xào được sản xuất tại nhà máy Paldo Icheon.
Từ thông tin từ các bài báo đã nêu ở trên, đã gióng lên hồi chuông cảnh
báo về những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà
loại thực phẩm tiện lợi được ưa chuộng này mang lại, đặc biệt chúng ta vừa
trải qua “thế chiến Covid 19” một đại dịch lớn mà con người phải vất vả đối
mặt đánh đổi cả máu, mồ hôi và nước mắt. Chính vì thế, nhận thức được tầm
quan trọng của sức khỏe mà nhu cầu và xu hướng ăn uống lành mạnh ngày
càng được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhiều hơn.
Theo báo cáo của Cimigo về nhu cầu và xu hướng ăn uống lành mạnh
tại Việt Nam đưa ra những quan điểm của người tiêu dùng Việt Nam về việc
chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn kiêng, lối sống và cách tiêu thụ thực phẩm và
đồ uống. Cimigo thực hiện khảo sát với 1,233 người dân tại các thành phố lớn
như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ để cho ra kết quả nghiên cứu
này. Theo nghiên cứu, người Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Hơn một nửa số người tham gia
khảo sát chia sẻ rằng họ đang theo một chế độ ăn uống lành mạnh. 67% cảm
thấy chế độ ăn của họ có thể lành mạnh hơn nữa, tuy nhiên hiện tại vẫn đủ tốt
cho sức khỏe. Người Việt Nam mong muốn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh
thần để giảm nguy cơ mắc bệnh và sống lâu hơn. Khả năng miễn dịch, sức
khỏe tim mạch, sức khỏe đường ruột và não bộ là những lợi ích chính mà các
công ty thực phẩm cần cung cấp trong sản phẩm của mình. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho thực
phẩm hữu cơ và tự nhiên, đồng thời cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống tươi
xanh và lành mạnh. Họ chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng và thay đổi cách nấu ăn để có chế độ ăn uống lành mạnh. Gạo lứt hoặc
gạo huyết rồng là một xu hướng mới nổi, được cho là cung cấp nhiều dinh
dưỡng hơn và kiểm soát cholesterol tốt hơn. Bên cạnh nỗ lực của người tiêu

38
dùng trong việc sử dụng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, họ cho biết đã thay
đổi phong cách nấu ăn của mình như hạn chế món chiên rán (52%), bổ sung
nhiều rau hoặc chất xơ (47%) và giảm lượng đường trong món ăn (41%). Bên
cạnh việc ăn uống lành mạnh, người tiêu dùng tìm đến các thực phẩm chức
năng để hỗ trợ sức khỏe và phòng ngừa bệnh lâu dài, cụ thể như vitamin tổng
hợp, sản phẩm có nguồn gốc cổ truyền, khoáng chất và collagen hay các sản
phẩm ít chất béo và ít đường rất được hoan nghênh.
Hay theo một bài viết về Thị trường Healthy Food: Xu hướng & thị
hiếu tiêu dùng của trang CleverAds được đăng vào ngày 20/10/2023 đã làm
một bài khảo sát về thị trường Healthy Food tại Việt Nam. Theo bài viết, cuộc
sống hiện đại đi kèm với nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh tật. Người dân Việt
Nam ngày càng nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe. Theo
đó, họ cân nhắc chuyển sang chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên,
và tăng cường sức đề kháng. Đồ ăn Healthy Food đã trở thành lựa chọn phổ
biến. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19 từ năm 2019 đến nay, khi việc bảo vệ
và cải thiện sức khỏe trở nên cực kỳ quan trọng. Người Việt chọn ăn Healthy
Food vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cuộc sống. Các lợi ích bao
gồm việc giúp duy trì vóc dáng cân đối, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, cải thiện
tình trạng da, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, ngăn ngừa bệnh tật, gia tăng tuổi
thọ, cung cấp vitamin cho cơ thể…Với cách chế biến đơn giản, tránh sử dụng
phương pháp chiên rán hoặc sử dụng dầu mỡ nhiều. Điều này giúp giữ được
100% các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, đồng thời giảm nguy cơ
tác động có hại đối với sức khỏe. Thị trường Healthy Food tại Việt Nam đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng của nhận thức về sức khỏe của
người tiêu dùng. Người dân có xu hướng sống xanh và quan tâm hơn đến sức
khỏe đời sống.

39
Tổng kết lại, từ 2 bài báo cáo ở trên nhóm chúng tôi có đưa ra nhận xét
rằng: Việc sử dụng những loại thực phẩm tiện lợi, chế biến sẵn hay đồ ăn
nhanh như mì ăn liền trong tương lai sẽ không được ưa chuộng như trước đây
vì các báo cáo về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà nó mang lại cho người
sử dụng. Thay vào đó, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe của
bản thân họ và gia đình hơn, ưu tiên việc sử dụng các sản phẩm sạch, các sản
phẩm hữu cơ để có một lối sống lành mạnh, cải thiện sức khỏe về mặt thể chất
và tinh thần để giảm nguy cơ mắc bệnh và sống thọ hơn.

40
KẾT LUẬN

Xã hội đang vận động phát triển ngày càng văn minh hiện đại hơn, đời
sống của con người không ngừng cải thiện và ngày càng nâng cao hơn. Vì lẽ
đó mà nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người thay đổi từng
ngày. Đặc biệt con người ngày càng có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Do
đó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người thì các dịch vụ cung
cấp, mua bán hàng hóa cũng phát triển không ngừng.
Thị trường kinh tế ngày càng phát triển mở rộng đa dạng hơn. Không
chỉ có vậy do thị hiếu của người tiêu dùng nên sản phẩm làm ra muốn tiêu thụ
được trên thị trường thì điều cốt yếu mà sản phẩm làm ra phải đảm bảo về cả
mẫu mã và chất lượng. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tạo được
uy tín cho thương hiệu của mình phải nắm bắt được lượng cầu của thị trường
để đưa ra lượng cung phù hợp,cũng như hiểu được thị hiếu và khả năng thanh
toán của người tiêu dùng.
Quay trở lại với mì ăn liền, không thể phủ nhận mì ăn liền đóng một
vai trò rất quan trọng, đồng thời là một loại hàng tiêu dùng thân thuộc gắn liền
với đời sống của người dân Việt Nam bởi giá cả và sự tiện lợi mà nó mang lại.
Đặc biệt Đại dịch COVID-19 xuất hiện trong năm 2020 là lý do khiến người
dân đẩy mạnh việc tích trữ lương thực thực phẩm trong giai đoạn dịch bùng
phát. Tuy nhiên, việc thị trường Healthy Food tại Việt Nam đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng của nhận thức về sức khỏe của người tiêu
dùng, mì ăn liền trong tương lai sẽ không được ưa chuộng như trước đây vì
các báo cáo về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà nó mang lại cho người sử
dụng.

41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thế Công chủ biên (2019), Giáo trình Kinh tế học Vi mô 1 Trường
Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Phí Mạnh Hùng chủ biên (2004), Giáo trình Kinh tế học vi mô Trường
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.

3. Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình dự trữ hàng
hóa thiết yếu, bình ổn thị trường trong tình hình dịch bệnh Covid-19- ban
hành ngày 01 tháng 04 năm 2022

4. Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp chính sách cho Việt
Nam trong giai đoạn tới- Tạp chí Cộng sản
<https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-
dong-cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-
viet-nam-trong-giai-doan-toi>

5. Mì ăn liền trong "thế chiến Covid-19"- Bộ Công thương Việt Nam


<https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/mi-an-lien-trong-the-
chien-dai-dich-covid-19-2.html>

6. 4 đại gia mì gói thu về hơn 1 tỷ USD mỗi năm, Masan đang nhanh chóng
chiếm thị phần-<https://cafef.vn/4-dai-gia-mi-goi-thu-ve-hon-1-ty-usd-moi-
nam-masan-dang-nhanh-chong-chiem-thi-phan-20201210115941811.chn>

7. https://masanconsumer.com

8. https://www.nissinfoods.vn/

9. https://vifon.com.vn/

10. https://acecookvietnam.vn/san-pham/mi-hao-hao/

11. https://www.asiafoods.vn/

42
12. https://afotech.vn/trang-chu/

13. Những tác hại 'kinh hoàng' của mì tôm với sức khỏe mà bạn chưa biết-
Báo Tiền phong https://tienphong.vn/nhung-tac-hai-kinh-hoang-cua-mi-
tom-voi-suc-khoe-ma-ban-chua-biet-post1371255.tpo

14. Vụ mì Hảo Hảo có 'chất cấm': Bộ Công thương nói Việt Nam chưa quy
định- Báo Thanh niên <https://thanhnien.vn/vu-mi-hao-hao-co-chat-cam-bo-
cong-thuong-noi-viet-nam-chua-quy-dinh-1851107967.htm>

15. Xu hướng ăn uống lành mạnh Việt Nam-


<https://www.cimigo.com/vi/trends/nhu-cau-va-xu-huong-an-uong-lanh-
manh-viet-nam/>

16. Thị trường Healthy Food: Xu hướng & thị hiếu tiêu dùng-
<https://cleverads.vn/blog/thi-truong-healthy-food/>

17. Global Demand for Instant Noodles-


<https://instantnoodles.org/en/noodles/demand/table/>

43

You might also like