You are on page 1of 6

ĐỀ ÔN THI HÓA VÔ CƠ 1 – ĐỀ 3

Câu 1) (2,0 điểm)


1.1) Tantan (Ta) có khối lượng riêng là 16,7 g/cm3, kết tinh theo mạng lập phương với độ dài
của ô mạng cơ sở là 3,32A0. Xác định kiểu mạng tinh thể lập phương (mặt tâm, thể tâm, đơn
giản) của Ta (Ta = 180,95 g/mol).

2.2) Cho ô mạng cơ sở của tinh thể của chất rắn A tạo bởi Eu(M=152,0 ) và N(M=14,09).

a/ Tính số ion Mn+ và Xm- trong một ô mạng cơ sở.

b/ Cho khối lượng riêng của tinh thể A là 8,01 g/cm3.


Tính chiều dài cạnh a của ô mạng cơ sở và tổng bán kính
ion.

b/ Cho khối lượng riêng của tinh thể A là 4,23 g/cm3. Tính chiều dài cạnh a của ô mạng cơ sở

và tổng bán kính các ion.

Câu 2) (2,0 điểm)


Hoàn thành các phương trình phản ứng
:
(1) CaI2 + H2SO4 đặc nóng →
(2) Si + NaOH đặc nóng + H2O →
(3) HgS + HCl + HNO3 → H2[HgCl4]
(4) MnSO4 + PbO2 + H2SO4 → (t0)
(5) MnO2 + K2CO3 + KNO3 → (t0)
(6) Cr2O3 + KOH + O2 → (nóng chảy)
(7) HAuCl4 + FeSO4 →
(8) Au + O2 + NaCN + H2O →
(9) SOF4 + H2O →
(10) ZnF2 + SnF2 →
(11) IF5 + H2O →
(12) CS2 + H2O →

Câu 3) (2,0 điểm)


Tính ΔE, K và xác định khả năng xảy ra hoàn toàn của phản ứng oxi hóa khử giữa
a) K2Cr2O7 và FeSO4. Khi pH kết thúc của dung dịch là 3,0.
b) AgNO3 và Cu. Khi có mặt ion Br- tự do với nồng độ 0,1M. TAgBr = 10-12
c) AgNO3 và Pb. Khi có mặt ion CN- tự do với nồng độ 0,1M. K(Ag(CN)2]- = 10-19,35
Cho biết E0Cr2O72- ,H+/Cr3+ = 1,33V ; E0Fe3+/Fe2+ = 0,77V
E0Ag+/Ag = 0,8V ; E0Pb2+/Pb = -0,12V
Câu 4) (3,0 điểm)
1) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau:
a) SnCl4 (SPT Sn là 4), SnF4 (SPT Sn là 6)
b) SiO2 (SPT Si là 4), CO2 (SPT C là 2)
c) MgO và RbCl
d) H2S, H2, H2Te, H2O, H2Se.
2) So sánh độ bền nhiệt của các chất sau và giải thích?
a/ H2O, H2S, H2Se, H2Te b/ KOH, Ba(OH)2, Be(OH)2, Hg(OH)2
3) Số phối trí là gì ? Nó có có phụ thuộc vào bản chất liên kết không?
4) Trình bày điểm giống và khác nhau giữa tinh thể kim loại và ion.
Câu 5) (1,5 điểm) Gọi tên các hợp chất sau và viết CTHH?
a) Ba2P4O7
Na[Co(NH3)(H2O)(NO2)4]
[Fe(CO)(SCN)(CN)]3[Fe(CN)6]
(NH4)2S2O5
POP
K2[HgI4]
H6TeO6
NCl3
b) Nitrosyl clorua
Điamminhexaaquothyocyanatochromium(III)clorua
Kali tetraxyanooxalatoferrat(III)
Liti iodat
Natri đithionat
Axit hiphotphotphorơ
Nhôm tetracloroaurat(III)
Kẽm cyanat.

Câu 6) (1,0 điểm) So sánh tính axit các chất:


a) HSO3F, H2SO4, H2SO3, H2CO3 b) H3P, H3N, H2O, HF

Câu 7) (1,5 điểm)


Xác định khả năng xảy ra hoàn toàn giữa:
a/ H2CO3 + NaClO → Na2CO3 + HClO; Cho HClO có Ka = 10-7,52

b/ Sr2+ + CaCO3 → SrCO3 + Ca2+; TSrCO3 = 8,1.10-9; TCaCO3= 10-8.


c/ M(NH3)42+ + CN- ⇆ M(CN)42- + NH3
Kpl M(NH3)42+ = 10-9,8 ; KplM(CN)42- = 10-19,8

Câu 8) (1,5 điểm)


a) Viết cấu hình electron của Photpho (Z=15), Dựa vào quy tắc Mendeleev xác định số oxi
hóa thông dụng của P. Mỗi số oxi lấy 1 muối làm ví dụ.
b) Cho bán phản ứng: 2ClO- + 2H2O + 2e → Cl2 + 2OH- E0 = +0,4V
Hãy cho biết có thể dùng ClO- để hóa oxi hóa MnO2 thành MnO42- được không trog môi
trường pH = 10 ? EOMnO42-,OH-/MnO2 = +0,6V.
Câu 9) (2,0 điểm)
1) Viết công thức Lewis, vẽ cấu trúc hình học. cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung
tâm của mỗi phân tử sau: SF4, PCl3, SOF2 SOF4, BrF3 IF5. Trường hợp nào tuân theo quy tắc
bát tử? Tại sao?
2) Viết phương trình phản ứng của mỗi chất với nước (nếu có)
3) giải thích sự hình thành PCl3 theo thuyết VB (kết hợp thêm thuyết lai hóa)
4) So sánh độ dài liên kết S – F, trong 2 phân tử SF4 và SOF4? Giải thích?
5) So sánh góc liên kết ClPCl trong PCl3 với góc FOF trong SOF4? Giải thích?

You might also like