You are on page 1of 5

Họ tên thí sinh: ……………………….

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN VÔ CƠ I – ĐỀ 1A


MSSV: …………………………… Thời gian làm bài: 90 phút
Làm bài trực tiếp trên đề và nộp lại

Câu 1) (1,5 điểm)


Viết phương trình phản ứng của Cr3+ với H2O2 trong môi trường KOH.
Tính thế oxi hóa khử tiêu chuẩn của phản ứng và xác định khả năng xảy ra hoàn toàn của phản
ứng ở điều kiện chuẩn?
Cho bảng thế oxi hóa khử tiêu chuẩn:

Bán phản ứng E0 (V)

H2O2 + 2H+ + 2e → 2H2O + 1,77V

O2 + 2H+ + 2e → H2O2 +0,682V

O2 + 2H2O + 2e → HO2- + OH- -0,076V

HO2- + H2O + 2e → 3OH- +0,88V

Cr2O72- + 14H+ 6e → 2Cr3+ + 7H2O +1,33V

CrO42- + 3e + 4H2O → Cr(OH)4- + 4OH- -0,13V


Câu 2) (2,0 điểm)
Hãy viết công thức hợp chất và gọi tên các hợp chất?

Hợp chất Tên gọi Hợp chất Công thức


RbBrO4 Amoni pyrophotphat
SOF4 Sunfuryl diclorua
H3PO2 Axit germanic
K2[Sn(OH)6] Bạc cyanat

Câu 3) (1,5 điểm)


Hoàn thành bảng sau:

Tiểu phân Nitryl clorua BrF3 BrF5

Trạng thái lai hóa sp2 sp3d sp3d2


của nguyên tử trung
tâm

Vẽ cấu trúc hình học

Câu 4) (1,5 điểm) Hãy dự đoán cấu trúc không gian, cấu trúc theo loại liên kết (ion, cộng hóa trị,
kim loại, VanderWal hay hỗn tap), nhiệt độ nóng chảy (cao hơn, thấp hơn hay bằng nhau) của
CrF3 và CrF4. (SPT của Cr đều là 6)

Hợp chất CrF4 CrF3


Cấu trúc tinh thể
theo loại liên kết
Cấu trúc không gian

Nhiệt độ nóng chảy


Câu 5) (1,5 điểm)
Tính hằng số cân bằng của phản ứng sau và xác định khả năng xảy ra hoàn toàn của phản
ứng. Nếu phản ứng xảy ra không hoàn toàn, hãy tìm biện pháp để phản ứng có thể xảy ra hoàn
toà? Giải thích lí do?
ZnS + HCl → ZnCl2 + H2S
Cho tích số tan của ZnS là 10-22; H2S có pKa1 = 6,98; pKa2 = 12,91.

Câu 6) (1,5 điểm)


So sánh tính axit của dãy hợp chất sau và giải thích lí do?
a/ CH4, H2O, HBr, H2S. b/ H3BO3, H2CrO4, H2SO4, HAlO2
Câu 7) (2,0 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a/ ZnF2 + 2BF3 →
b/ 3Cl2 + Br2 + 6H2O → c/ H2S + 3H2SO4 đặc dư →
d/ ClOBr + H2O
e/ (CH3COO)2Pb + CaOCl2 + H2O →
f/ 5H2O2 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 →
g/ Fe3O4 + 8HI →
h/ 4BrO2 + 2Ca(OH)2 →

Câu 8) (1,5 điểm)


Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương
a) Tính số nguyên tử Si trong một ô
mạng cơ sở.
b) Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối
lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33
g.cm-3; khối lượng mol nguyên tử của Si
bằng 28,10 g/mol.
c) So sánh bán kính nguyên tử của silic
với cacbon (rC = 0,077 nm) và giải thích.
.

Câu 9) (1,0 điểm)


a) So sánh độ bền liên kết trong dãy chất sau và giải thích lí do: H2, Cl2, Br2, F2.
b) So sánh độ bền nhiệt của dãy chất sau và giải thích lí do: NaNO3, AgNO3, Al(NO3)3, HNO3

c) Số phối trí là gì? Số phối trí có phụ thuộc vào bản chất liên kết không, vì sao?

--Hết--

You might also like