You are on page 1of 6

Mô tả chủ đề bài tập lớn môn học NM CNPM

Chủ đề 1: Phần mềm quản lý thu phí ở chung cư


Chung cư BlueMoon tọa lạc ngay ngã tư Văn Phú được khởi công
xây dựng năm 2021 và hoàn thành vào 2023. Chung cư được xây dựng
trên diện tích 450m2, gồm 30 tầng, tầng 1 làm kiot, 4 tầng đế, 24 tầng nhà
ở và 1 tầng penhouse. Khi sở hữu nhà chung cư, hộ gia đình hoặc chủ
sở hữu sẽ phải bỏ ra một khoản kinh phí đóng định kỳ để thực hiện vận
hành và bảo dưỡng thường xuyên về cơ sở vật chất. Các hoạt động quản
lý và thu phí ở chung cư BlueMoon được thực hiện bởi Ban quản trị chung
cư do nhân dân sinh sống ở đây bầu ra.
Hàng tháng Ban quản trị chung cư lập danh sách các khoản phí cần
đóng với mỗi hộ gia đình và gửi thông báo thu tiền. Các khoản phí chung
cư gồm nhiều loại:
+ Phí dịch vụ chung cư, đây là loại phí bắt buộc nộp theo tháng, ban
quản lý chung cư để chi trả vào các việc như: Lau dọn vệ sinh và bảo
dưỡng các khu vực chung, làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung;
thu gom rác thải, bảo dưỡng sân vườn; đảm bảo an ninh... Phí dịch vụ
chung cư được tính theo diện tích căn hộ sở hữu, hiện nay dao động từ
2.500 đồng tới 16.500 đồng/m2/tháng.
+ Phí quản lý chung cư, đây cũng là chi phí bắt buộc nộp theo tháng,
dùng cho tất cả các hoạt động quản lý cũng như vận hành nhà chung cư.
Chi phí này phụ thuộc vào tiêu chuẩn, chất lượng của dự án chung cư đó
ví dụ như chung cư cao cấp, chung cư thường hay nhà chung cư giá rẻ.
Với chung cư BlueMoon phí quản lý ở mức từ 7.000 đồng/m2.
+ Các khoản đóng góp mà ban quản trị phối hợp với chính quyền
địa phương, tổ dân phố để thực hiện thu (ví dụ quỹ vì người nghèo, quỹ
biển đảo, quỹ từ thiện,...). Các khoản đóng góp này thu theo từng đợt,
không bắt buộc và thu theo tinh thần tự nguyện.
Ban quản trị hiện đang quản lý việc thu phí theo phương thức thủ
công, có sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Excel nhưng hiệu quả quản
lý chưa cao. Hiện tại Ban quản trị có nhu cầu xây dựng một phần mềm
quản lý thu các loại phí tại chung cư BlueMoon.
Ví dụ một mẫu sổ quản lý thu các khoản đóng góp:
Trong phiên bản v1.0 của phần mềm, các chức năng cơ bản cần
xây dựng cho Ban quản trị bao gồm: quản lý thông tin các khoản thu phí
đóng góp, quản lý thu phí của các hộ gia đình. Ngoài ra phần mềm cũng
cần cung cấp chức năng tra cứu, tìm kiếm và một số thông tin thống kê
cơ bản giúp Ban quản trị nắm được hiện trạng các khoản thu. Nhằm giúp
cho các hoạt động quản lý khác ở chung cư được thuận tiện và thông
suốt, Ban quản trị muốn xây dựng thêm các chức năng quản lý thông tin
cơ bản về các hộ gia đình (hộ khẩu) và nhân dân (nhân khẩu) đang sinh
sống tại BlueMoon. Các chức năng này giúp Ban quản trị có thể cung cấp
thông tin (chi tiết về hộ gia đình, nhân khẩu trong hộ, các hoạt động biến
đổi nhân khẩu, tạm vắng, tạm trú,...) cho cơ quan chức năng khi được
yêu cầu. Các chức năng này chỉ truy cập được sau khi Ban quản trị đăng
nhập thành công với tài khoản đã cung cấp. Ban quản trị cũng có thể quản
lý các thông tin cá nhân và thay đổi mật khẩu đăng nhập.
Trong phiên bản v2.0 phát triển tiếp theo của phần mềm, Ban quản
trị muốn xây dựng thêm chức năng quản lý các khoản thu: Phí gửi xe ở
chung cư: thu từng tháng theo thông tin phương tiện đăng ký của hộ gia
đình, trong đó phí gửi xe máy hàng tháng là 70.000/xe/một tháng và phí
gửi ô tô là 1.200.000 nghìn đồng/xe/một tháng. Chi phí điện, nước,
internet, đây là các khoản phí mà Ban quản trị thu hộ từng tháng theo
thông báo từ các công ty cung cấp dịch vụ tương ứng.
Phần mềm dự kiến được phát triển dưới dạng một ứng dụng
desktop với công nghệ Java, dữ liệu của phần mềm được lưu trữ tập
trung trên MySQL server.

Chủ đề 2: Phần mềm quản lý thiết bị hỗ trợ giảng dạy


Trung tâm ITfighter là là đơn vị nghiên cứu và đào tạo Công nghệ
thông tin (CNTT) mới được thành lập với tầm nhìn trở thành đơn vị đào
tạo nguồn nhân lực có kỹ năng về CNTT chất lượng cao, là cầu nối quan
trọng và uy tín giữa doanh nghiệp với nhân lực ngành CNTT.
Trung tâm cung cấp các khóa học kỹ năng CNTT cơ bản cho đối
tượng là học sinh phổ thông và các khóa học chuyên sâu cho sinh viên
và người đi làm. Học viên được học tập và thực hành 100% thời gian tại
các phòng lab chuẩn, được trang bị máy tính cấu hình mạnh và đường
truyền internet tốc độ cao. ITfighter cũng có đội ngũ giảng viên năng động,
giàu kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên do mới thành lập, quy mô còn nhỏ
nên một số hoạt động tại trung tâm vẫn đang thực hiện theo phương thức
thủ công, khiến cho hiệu quả quản lý chưa cao. Hiện tại trung tâm có nhu
cầu xây dựng một phần mềm quản lý các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
Việc quản lý thiết bị hỗ trợ giảng dạy được phụ trách bởi một cán
bộ kỹ thuật. Cán bộ này sẽ duy trì danh sách các thiết bị hiện có, bổ sung
thêm thông tin khi mua sắm thiết bị mới và đánh dấu các thiết bị có lỗi,
hỏng để bảo hành hoặc sửa chữa. Các thiết bị hỗ trợ giảng dạy gồm nhiều
loại đa dạng như: dây cáp chuyển đổi VGA, HDMI, type-C,... loa trợ giảng
xách tay, micro không dây, robot Micro:Bit sử dụng cho các khóa học lập
trình robot,... Các thiết bị có thể cung cấp cho giảng viên mượn để giảng
dạy trên lớp.
Khi giảng viên muốn đăng ký mượn thiết bị để sử dụng, họ sẽ qua
gặp cán bộ kỹ thuật đề xuất yêu cầu. Cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra xem còn
đủ thiết bị cho mượn và việc sử dụng có phù hợp với kế hoạch (một thời
khóa biểu đơn giản được gửi cho cán bộ kỹ thuật gồm thông tin giảng
viên, phòng học, khóa học). Nếu việc sử dụng thiết bị cho phép, cán bộ
kỹ thuật sẽ bàn giao thiết bị cho giảng viên (ký nhận) và ghi vào sổ quản
lý giao nhận thiết bị. Kết thúc buổi học, giảng viên sẽ hoàn trả các thiết bị
đã mượn (ký giao trả), cán bộ kỹ thuật ghi nhận vào sổ quản lý. Nếu trong
quá trình sử dụng hoặc khi hoàn trả, thiết bị có sự cố thì cán bộ kỹ thuật
cần đánh dấu và ghi chú vào danh sách quản lý thiết bị.
Ví dụ một mẫu sổ quản lý mượn trả thiết bị:

Trong phiên bản v1.0 của phần mềm, các chức năng cơ bản cần
xây dựng cho cán bộ kỹ thuật bao gồm: quản lý thông tin thiết bị, quản lý
thông tin mượn trả, quản lý thông tin thời khóa biểu đơn giản. Ngoài ra
phần mềm cũng cần cung cấp chức năng tra cứu, tìm kiếm và một số
thông tin thống kê cơ bản giúp cán bộ kỹ thuật nắm được hiện trạng thiết
bị. Các chức năng này chỉ truy cập được sau khi cán bộ kỹ thuật đăng
nhập thành công với tài khoản đã cung cấp. Cán bộ kỹ thuật cũng có thể
quản lý các thông tin cá nhân và thay đổi mật khẩu đăng nhập.
Trong phiên bản v2.0 phát triển tiếp theo của phần mềm, trung tâm
muốn xây dựng thêm chức năng dành cho giáo viên: sau khi đăng nhập
tài khoản, giáo viên có thể xem các thông tin về sử dụng thiết bị, gửi các
báo cáo về sự cố của thiết bị và quản lý các thông tin cá nhân.
Phần mềm dự kiến được phát triển dưới dạng một ứng dụng
desktop với công nghệ Java, dữ liệu của phần mềm được lưu trữ tập
trung trên MySQL server.

Chủ đề 3: Phần mềm quản lý sử dụng nhà văn hóa tại khu dân cư
Nhà văn hóa thuộc tổ dân phố 7 phường La Khê khánh thành trong
năm 2023, được xây dựng trong khuôn viên 300m2 gồm 2 tầng khang
trang, rộng rãi. Tầng 1 bao gồm các phòng chức năng cho các câu lạc bộ,
tầng 2 bố trí hội trường rộng với 100 chỗ ngồi, ngoài ra trước sân của nhà
văn hóa có đặt một số dụng cụ thể thao phổ thông phù hợp với phong
trào thể thao quần chúng ở địa phương. Đây là nơi tổ chức hội họp, sinh
hoạt của tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn
thể quần chúng; nơi tổ chức tập luyện, biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn
nghệ, hoạt động thể dục thể thao, đọc sách, báo; tổ chức triển lãm, truyền
thanh, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động vui chơi giải trí của nhân
dân.
Việc quản lý sử dụng nhà văn hóa đang thực hiện theo phương thức
thủ công, chủ yếu là ghi chép trên sổ sách khiến cho hiệu quả quản lý
chưa cao. Hiện tại Ban chủ nhiệm nhà văn hóa, đứng đầu là tổ trưởng tổ
dân phố, có nhu cầu xây dựng một phần mềm quản lý sử dụng nhà văn
hóa tại tổ dân phố 7.
Phần mềm cần xây dựng các chức năng giúp cho bác tổ trưởng có
thể quản lý thuận tiện thông tin về các hoạt động và cơ sở vật chất ở nhà
văn hóa. Các hoạt động tại nhà văn hóa (chủ yếu là các hoạt động hội
họp) cần ghi nhận các thông tin cơ bản như tên hoạt động, thời gian tổ
chức và những ghi chú khác. Cơ sở vật chất khá đa dạng về chủng loại,
ví dụ như: bộ trang âm (tivi, tăng âm, micro, loa), bộ trang trí, khánh tiết
(cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh hoặc tượng Bác Hồ, phông màn sân khấu
nhỏ, băng khẩu hiệu, cờ trang trí...), bàn, ghế phục vụ sinh hoạt, tủ sách,
tranh ảnh tuyên truyền phục vụ thiếu nhi, các dụng cụ thể thao,... Một số
hoạt động của nhân dân trên địa bàn (như tổ chức lễ cưới hỏi) muốn sử
dụng nhà văn hóa thì cần làm đơn gửi bác tổ trưởng để kiểm tra có phù
hợp với kế hoạch và chấp thuận hoặc từ chối. Ngoài ra phần mềm cũng
cần cung cấp chức năng tra cứu, tìm kiếm và một số thông tin thống kê
cơ bản giúp bác tổ trưởng nắm được hiện trạng nhà văn hóa.
Ví dụ một biểu mẫu đăng ký mượn nhà văn hóa:
Nhằm giúp cho các hoạt động quản lý khác ở tổ dân phố được thuận
tiện và thông suốt, ban chủ nhiệm muốn xây dựng thêm các chức năng
quản lý thông tin cơ bản về các hộ gia đình (hộ khẩu) và nhân dân (nhân
khẩu) đang sinh sống tại tổ dân phố 7. Các chức năng này giúp tổ trưởng
có thể cung cấp thông tin (chi tiết về hộ gia đình, nhân khẩu trong hộ, các
hoạt động biến đổi nhân khẩu, tạm vắng, tạm trú,...) cho cơ quan chức
năng khi được yêu cầu. Các chức năng này chỉ truy cập được sau khi tổ
trưởng đăng nhập thành công với tài khoản đã cung cấp. Tổ trưởng cũng
có thể quản lý các thông tin cá nhân và thay đổi mật khẩu đăng nhập.
Phần mềm dự kiến được phát triển dưới dạng một ứng dụng
desktop với công nghệ Java, dữ liệu của phần mềm được lưu trữ tập
trung trên MySQL server.

You might also like