You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tên HP: Xác suất thống kê


KHOA: Toán-Tin học Mã HP: 2221MATH1703 Số tín chỉ: 2
Đề chính thức Học kỳ: 2 Năm học:
Đề số: 2 Ngày thi:
(Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Ghi chú:
- Các kết quả tính toán cần được làm tròn đến hàng thập phân thứ hai (hàng phần trăm).
- Sinh viên được phép sử dụng tài liệu.

Câu 1.(2đ) Một công trường nhập gạch từ ba cơ sở 1, 2, 3 theo tỷ lệ lần lượt là 20%, 35%, 45%. Biết tỉ lệ
gạch bị lỗi của ba cơ sở lần lượt là 6%, 5%, 3%. Chọn ra 1 viên gạch.
a) Tính xác suất để viên gạch bị lỗi.
b) Giả sử viên gạch lấy ra bị lỗi. Hỏi khả năng viên gạch này do cơ sở nào sản xuất cao nhất?
Câu 2.(2đ) Thời gian sử dụng của một máy tính bảng loại A là một biến ngẫu nhiên X (đơn vị: năm) có
phân phối Poisson với thời gian sử dụng trung bình là 4 năm.
a) Tính xác suất để một máy tính bảng loại A được sử dụng vượt quá thời gian trung bình.
b) Một lô gồm 10 máy tính bảng loại A được bán cho khách hàng. Tính xác suất có không quá 5 máy tính
bảng trong 10 máy tính bảng này có thời gian sử dụng vượt quá thời gian sử dụng trung bình.
Câu 3.(2.5đ) Khảo sát thời gian tìm được việc của một số sinh viên được chọn ngẫu nhiên của trường Đại
học A sau khi ra trường, ta thu được số liệu:
Số tháng [0;1] (1;3] (3;6] (6;8] (8;10] (10;12] (12;15] (15;18] (18;21] (21;24]
Số sinh viên 7 20 35 65 73 56 42 30 18 4

a. Một báo cáo khẳng định rằng thời gian trung bình để một sinh viên mới ra trường của Đại học A kiếm
được việc làm là 9 tháng. Hãy kiểm định khẳng định trên với mức ý nghĩa 3%.
b. Tìm khoảng tin cậy 98% cho tỷ lệ sinh viên trường A có việc làm sau 6 tháng ra trường.
Câu 4. (1đ) Khảo sát ngẫu nhiên cân nặng của: 300 trẻ em 10 tuổi tại vùng A thu được giá trị trung bình
mẫu là 30kg và độ lệch chuẩn là 1,6 kg; 250 trẻ em 10 tuổi tại vùng ở vùng B thu được giá trị trung bình
mẫu là 31 kg và độ lệch chuẩn mẫu là 1,5 kg. Hãy so sánh cân nặng trung bình của trẻ em 10 tuổi tại vùng
ở 2 vùng A và B với mức ý nghĩa 5%.
Câu 5. (2.5) Điều tra ngẫu nhiên số đơn đặt hàng X và thời gian mua được hàng Y (số ngày từ lúc đặt
hàng đến khi chính thức nhận được hàng) từ một hãng ô tô ta được kết quả:
X 7 8 11 11 11 14 14 15 15 17
Y 25 35 36 43 40 47 49 49 57 62
a) Xây dựng đường hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất.
b) Hãy dự báo xem khi có 13 đơn đặt hàng thì trung bình bao nhiêu ngày khách hàng mới nhận được ô tô.
c) Tính: 𝑆𝑆𝑇, 𝑆𝑆𝑅, 𝑆𝑆𝐸 và 𝑟 .
---------------Hết---------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tên HP: Xác suất thống kê
KHOA: Toán-Tin học Mã HP: 2221MATH1703 Số tín chỉ: 2
Đề chính thức Học kỳ: 2 Năm học:
Đề số: 2 Ngày thi:
(Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm Câu: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu ý Đáp án Điểm


1 a Gọi 𝐴 là biến cố: “Chọn được 1 viên gạch từ cơ sở 𝑖”; 𝑖 = 1; 2; 3. 0,25
Gọi 𝐴 là biến cố: “Chọn được 1 viên gạch bị hỏng”.
𝑃(𝐴 ) = 0,2 𝑃(𝐴 ) = 0,35 𝑃(𝐴 ) = 0,45 0,25
𝑃(𝐵|𝐴 ) = 0,06 𝑃(𝐵|𝐴 ) = 0,05 𝑃(𝐵|𝐴 ) = 0,03
Các biến cố 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 tạo thành một hệ đầy đủ. Áp dụng công thức xác suất
đầy đủ, ta có:
𝑃(𝐵) = 𝑃(𝐴 )𝑃(𝐵|𝐴 ) + 𝑃(𝐴 )𝑃(𝐵|𝐴 ) + 𝑃(𝐴 )𝑃(𝐵|𝐴 ) 0.25
= 0,2 × 0,06 + 0,35 × 0,05 + 0,45 × 0,03 = 0,043 0,25

b Xác suất viên gạch bị hỏng của cơ sở 1:


𝑃(𝐴 )𝑃(𝐵|𝐴 ) 0,2 × 0,06 12
𝑃(𝐴 |𝐵) = = = ≈ 0,28 0,25
𝑃(𝐵) 0,043 43
Xác suất viên gạch bị hỏng của cơ sở 2:
𝑃(𝐴 )𝑃(𝐵|𝐴 ) 0,35 × 0,05 35
𝑃(𝐴 |𝐵) = = = ≈ 0,41
𝑃(𝐵) 0,043 86
Xác suất viên gạch bị hỏng của cơ sở 3: 0,25
𝑃(𝐴 )𝑃(𝐵|𝐴 ) 0,45 × 0,03 27
𝑃(𝐴 |𝐵) = = = ≈ 0,31
𝑃(𝐵) 0,043 86
0.25
Ta thấy xác suất hỏng của cơ sở 2 là cao nhất.
0,25

2 a Ta có 𝑋~𝑃(𝜆), 𝜆 = 4 0,25
Xác suất để 1 máy tính bảng sử dụng quá thời gian trung bình là: 0,25
𝑝 = 𝑃(𝑋 > 4) = 1 − 𝑃(𝑋 ≤ 4) = 0,25
4 𝑒 0,25
=1− ≈ 0,37
𝑘!

b Gọi 𝑌 là số máy tính bảng trong 10 máy tính bảng có thời gian sử dụng vượt 0,25
quá thời gian sử dụng trung bình.
Ta có 𝑌~𝐵(𝑛, 𝑝), 𝑛 = 10, 𝑝 = 0,37 0,25
Xác suất có không quá 5 máy tính bảng trong 10 máy tính bảng có thời gian sử
dụng vượt quá thời gian sử dụng trung bình là:
0.25
𝑃(𝑌 ≤ 5) = 𝐶 0.37 0.63

≈ 0,88 0,25
3 a 𝑛 = 350; 𝑋 = 9,81; 𝑆 = 4,7 0,25
𝜇 = 9; 𝛼 = 3% = 0,03 0,25
Ta cần kiểm định 𝐻 : 𝜇 = 9, 𝐻 : 𝜇 ≠ 9. 0,25
1 − 𝛼 1 − 0,03
𝜙 𝑍 = = = 0,485 ⇒ 𝑍 = 2,17
2 2
Giá trị cần kiểm định:
𝑋−𝜇 9,81 − 9 0,25
𝑍= √𝑛 = √350 ≈ 3,22
𝑆 4,7
Ta có: |𝑍| = 3,22 > 𝑍 = 2,17 nên ta bác bỏ 𝐻 và chấp nhận 𝐻
0.25
Vậy khẳng định là không đúng với mức ý nghĩa 3%. 0,25

b 𝑚 7 + 20 + 35 31 0,25
𝑛 = 350, 𝑓 =
= = ≈ 0,18
𝑛 353 175
Độ tin cậy 1 − 𝛼 = 98% ⇒ 𝑎 = 2% = 0,02 ⇒ 𝑍 = 2,33 0,25

𝑓. (1 − 𝑓) 0,18. (1 − 0,18)
𝜀=𝑍 . = 2,33 ≈ 0,05 0.25
𝑛 350

Tỉ lệ sinh viên trường A có việc làm sau 6 tháng


𝑝 = 𝑓 ± 𝜖 = 0,18 ± 0,05 0,25
Vậy khoảng ước lượng của 𝑝 là (13%, 23%)

4 𝑛 = 300, 𝑋 = 30, 𝑆 = 1,6 0,25


𝑛 = 250, 𝑋 = 31, 𝑆 = 1,5
𝛼 = 5% = 0,05 ⇒ 𝑍 = 1,96
Ta cần kiểm định 𝐻 : 𝜇 = 𝜇 , 𝐻 : 𝜇 ≠ 𝜇 0,25
Ta tính giá trị kiểm định (trường hợp không biết phương sai và n ≥ 30):
0.25
𝑍= = = −7,5
. ,

Vì |𝑍| = 7,5 > 𝑍 = 1,96 nên ta bác bỏ 𝐻 và chấp nhập 𝐻


0,25
Vậy cân nặng trung bình của trẻ em 10 tuổi ở hai vùng là khác nhau với mức
ý nghĩa 5%. Và hơn nữa 𝑍 = −7,6 < − 𝑍 = −1,96 nên 𝜇 < 𝜇 .
5 a
∑ ∑
𝑌= = = 44,3; 𝑋 = = = 12,3 0,25

(∑ )(∑ ) ×

𝑏 = (∑ )
= = 3,22 0,25

𝑏 = 𝑌 − 𝑏 × 𝑋 = 44,3 − 3,22 × 12,3 = 4,69 (hoặc 4,68)


0.25
Phương trình đường hồi qui: 𝑌 = 4,69 + 3,22𝑋 (hoặc 𝒀 = 𝟒, 𝟔𝟖 + 𝟑, 𝟐𝟐𝑿𝒊 )
0,25
b 0,25
Khi có 13 đơn đặt hàng, ta ước tính số ngày khách nhận được ô tô là:
0,25
𝑌 = 4,69 + 3,22 × 13 ≈ 47 ngày

c 0,25
 𝑆𝑆𝑇 = ∑ 𝑌 − 𝑛(𝑌) = 20699 − 10 × 44,3 = 1074,1

 𝑆𝑆𝑅 = 𝑏 [∑ 𝑋 − 𝑛(𝑋 ) ] = 3,22 (1607 − 10 × 12,3 ) ≈ 0,25


975,67 (hoặc 976,3)

 𝑆𝑆𝐸 = 𝑆𝑆𝑇 − 𝑆𝑆𝑅 = 1086 − 933,71 = 98,43 (hoặc 97,8) 0.25


∑ (∑ )(∑ )
 𝑟 =
[ ∑( ) (∑ ) ]×[ ∑( ) (∑ ) ]
0,25
10 × 5752 − 123 × 443
= ≈ 0.95
(10 × 1607 − 123)(10 × 20699 − 443 )

----HẾT----

You might also like