You are on page 1of 7

KHÓA HỌC LIVESTREAM – LỚP 11

Thứ 3, ngày 16 – 1 – 2024

BÀI GIẢNG
Tư duy dồn chất giải bài toán RH
I. KIẾN THỨC CHUNG CẦN NẮM CHẮC
(Học sinh nghe giảng và ghi chép bài)

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1


II. DỒN CHẤT VỚI KỸ THUẬT BƠM
(Học sinh nghe giảng và ghi chép bài)

Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm eten, propen, but-1-en, etin, propin. Đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp
A thu được 6,048 lít CO2 và 4,32 gam H2O. Cho V lít hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với H2 thu
được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 19,9. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị của V là.
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,6.

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen; 0,1 mol vinylaxetilen; 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro.
Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro
bằng 12,7. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,35 mol. B. 0,65 mol. C. 0,45 mol. D. 0,25 mol.

2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


Ví dụ 3: Hỗn hợp X chứa nhiều hidrocacbon đều mạch hở và H2. Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X
qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 0,41 mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt
cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X cần vừa đủ 0,95 mol O 2 thu được CO2 và m gam nước.
Giá trị của m là?
A. 12,60. B. 10,08. C. 10,80. D. 11,70.

Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), etan (0,2 mol), axetilen (0,1 mol) và hidro (0,6 mol).
Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch
AgNO3 trong NH3 dư thu được a mol kết tủa và 15,68 lít khí Z. Cho Z phản ứng tối đa với 8
gam brom trong dung dịch. Tìm a.
A. 0,10 B. 0,12 C. 0,16 D. 0,18

Ví dụ 5: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp khí X gồm C3H8, C3H6, C2H2, C2H4, CH4 và H2 cần dùng
1,22 mol O2, thu được H2O và 33,44 gam CO2. Mặt khác, đun nóng m gam hỗn hợp X với bột Ni,
sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 13,7. Dẫn toàn bộ Y qua
bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được x gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình
được làm no hoàn toàn cần dùng dung dịch chứa 0,08 mol Br2. Giá trị của x là
A. 19,2. B. 16,8. C. 14,4. D. 21,6.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3


Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon A thể khí và H2 có tỉ khối so với He bằng 5,5. Nung X
một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hỗn hợp X là 2. Dẫn toàn bộ Y qua bình
đựng Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,56 gam; đồng thời khối lượng Br 2 đã phản ứng 44,8
gam. Khí thoát ra khối bình cân nặng 1,24 gam. Công thức của A là
A. C3H4. B. C4H6. C. C2H2. D. C4H4.

III. DỒN CHẤT CHO HỖN HỢP CÓ QUY LUẬT


(Học sinh nghe giảng và ghi chép bài)

4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


Ví dụ 1: Hỗn hợp X (đều mạch hở) gồm C4H2, C4H4, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2
là 26,875. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dùng vừa đủ 19,488 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O.
Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng dung dịch nước Br2 dư thấy có m gam Br2
tham gia phản ứng. Giá trị của m là?
A. 54,4 gam B. 28,8 gam C. 38,4 gam D. 68,8 gam

Ví dụ 2: Hỗn hợp X (đều mạch hở) gồm C2H4, C3H4, C4H4 và C5H4. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol
X, bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O có tổng khối lượng là
26,32 gam. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng dung dịch nước Br 2 dư thấy có m
gam Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của m là?
A. 68,8 gam B. 99,2 gam C. 60,8 gam D. 80 gam

Ví dụ 3: Hỗn hợp X (đều mạch hở) gồm C2H2, C4H4, C6H6 và C8H8. Tỉ khối của X so với H2 là
31,2. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dùng vừa đủ 13,44 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Mặt
khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng dung dịch nước Br 2 dư thấy có m gam Br2 tham
gia phản ứng. Giá trị của m là?
A. 16 gam B. 35,2 gam C. 70,4 gam D. 54,4 gam

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 5


Ví dụ 4: Hỗn hợp X (đều mạch hở) gồm CH4, C5H8, C3H6 và C7H10. Đốt cháy hoàn toàn a mol X,
cần dùng vừa đủ 29,68 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 38,46 gam X vào bình
đựng dung dịch nước Br2 dư thấy có 1,11 mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,25 mol D. 0,3 mol

III. DỒN CHẤT CHO BÀI TOÁN CHIA PHẦN KHÁC NHAU
(Học sinh nghe giảng và ghi chép bài)

6 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H8, C4H6 và H2. Cho 3,74 gam hỗn hợp X qua bình
đựng dung dịch brom dư thấy có 16 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn
toàn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X được 45,76 gam CO2 và m gam nước. Giá trị của m là:
A. 22,32. B. 21,06. C. 20,70. D. 20,88

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm một số ankan, anken, ankin và H2. Lấy 19,3 gam X cho qua bình đựng
dung dịch nước Br2 (dư) thấy có 0,45 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 11,2 lít
X (đktc) bằng lượng khí O2 (vừa đủ), sau phản ứng thu được 0,65 mol CO2. Biết các phản ứng
hoàn toàn. Khối lượng (gam) ứng với 11,2 lít (đktc) khí X là?
A. 16,450. B. 9,650. C. 14,475. D. 15,440.

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm H2, but-1-in, buta-1,3-đien, etilen. Đốt m gam hỗn hợp X thu được
3,181m gam CO2. Cho 2,24 lít hỗn hợp X đo ở đktc qua dung dịch brôm dư trong CCl 4 thấy có b
gam Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của b là
A. 16,0. B. 19,2. C. 9,42. D. 11,2.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 7

You might also like