You are on page 1of 4

Bảng từ vựng 1

Tiếng Nhật Tiếng Việt


共同研究 Nghiên cứu chung
契約書 Hợp đồng
甲 Bên A
乙 Bên B
研究題目 Vấn đề nghiên cứu
研究目的 Mục đích nghiên cứu
研究内容 Nội dung nghiên cứu
担当者 Người phụ trách
実施場所 Địa điểm thực hiện
経費の負担 Phí phải chịu
秘置 Bảo mật
秘密保持義務 Nghĩa vụ bảo mật/ Giữ bí mật
変更、追加又は削 Sửa đổi, bổ sung

共同研究遂行 Tiến hành nghiên cứu chung
当歳 Thích hợp, tương ứng
遵守 Tuân thủ
施設・設備 Cơ sở vật chất
維持・管理 Duy trì, quản lý
経営経費 Phí quản lý
謝金 Tiền thưởng
消耗品費 Chi phí hao hụt
定める Xác định
間接経費 Chi phí gián tiếp
合算 Thêm vào
消費税 Thuế tiêu dùng
返還 Hoàn trả
負担 Gánh vác/Phải chịu
経理 Kế toán
閲覧 Quan sát
帰属 Sở hữu

Bảng từ vựng 2
Tiếng Nhật Tiếng Việt
科学研究協定契約書 Hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học
民法 Bộ luật dân sự
科学・技術法 Luật khoa học và công nghệ
科学・技術発展基金 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
口座番号 Số tài khoản
予算使用番号 Mã số sử dụng ngân sách
金庫 Kho bạc
通達 Thông tư
科学職名 Chức danh khoa học
勤め先 Đơn vị công tác
潜在科学技術話題 Đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng
話題を説明する Thuyết minh đề tài
受け入れ Nghiệm thu
清算 Thanh lý
管轄の機関 Cấp có thầm quyền
許可 Phê duyệt
経費提供 Cấp kinh phí
入札計画 Kế hoạch đấu thầu
原材料を買う Mua sắm nguyên vật liệu
定期報告書の評価 Đánh giá báo cáo định kỳ
解約 Thanh lý Hợp đồng
申し込み Đăng ký
知的所有権を保護す Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

総合報告 Báo cáo tổng hợp
話題実施結果 Kết quả thực hiện đề tài

1. Những hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của trường đại học Hà
Nội
Trường Đại học Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Một số hoạt động đáng chú ý bao gồm:
- Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước: Trường Đại học Hà Nội đã
thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức nghiên cứu uy tín trong nước như Viện Vật lý Kỹ thuật
Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ và Môi
trường Châu Á, cũng như các trường đại học nước ngoài như Đại học Monash (Úc), Đại học
Munich (Đức), và nhiều trường đại học khác.
- Hợp tác với doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ: Trường Đại học Hà Nội đã ký kết
nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhằm tạo điều
kiện cho các sinh viên và giảng viên tham gia vào các dự án nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng
kiến thức vào thực tế sản xuất. Đây cũng là cơ hội để sinh viên và giảng viên tiếp cận với công
nghệ mới và bổ sung kỹ năng chuyên môn.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học và tạo cơ hội trao đổi: Trường Đại học Hà Nội
thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm và hội thảo khoa học như: “Hội thảo khoa học
quốc tế “Ngôn ngữ học ứng dụng - xu hướng chuyển đổi trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương -
APCAL HANU” (28/11/2023), Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu - Giảng dạy ngôn ngữ
Nhật và Nhật Bản học: Xu hướng thế giới và Thực tiễn tại Việt Nam” (26/10/2023), Tọa đàm khoa
học “Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện tự chủ đại học hiện nay ở nước ta hướng đến
nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hội nhập quốc tế” (24/03/2023),… Với sự tham gia của các
chuyên gia trong và ngoài nước, đây là cơ hội để giảng viên và sinh viên giao lưu, trao đổi kiến
thức và kinh nghiệm với các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực của mình.

2. Những dự án nghiên cứu, hội thảo nghiên cứu khoa học hợp tác giữa Việt Nam, Nhật Bản:
- Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam do Chính phủ NHật Bản tài trợ. Dự án được đầu tư đồng bộ
thành 3 mảng: hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong
lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Đây được coi biểu tượng hợp tác về khoa học, công nghệ giữa hai Chính
phủ Việt Nam và Nhật Bản.
- Hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP), Bộ
Khoa học và Công nghệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) đã được ký vào tháng 10/2014. Hai
bên tiến hành trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và
Nhật Bản dành cho cán bộ Việt Nam; tổ chức các hội nghị, hội thảo về sở hữu trí tuệ cho các đối
tượng khác nhau (trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các cơ quan thực thi quyền sở
hữu trí tuệ,…) nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; trao đổi thông tin công bố về sở hữu
công nghiệp giữa hai Cơ quan nhằm phục vụ việc tra cứu và khai thác thông tin.
- Các hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam như: Hội thảo “Hợp
tác Việt Nam-Nhật Bản trong phát triển toàn diện khoa học và công nghệ vũ trụ” (29/11/2023); Hội
thảo khoa học về Kỹ thuật và Công nghệ Y sinh học (24/11/2023); Hội thảo khoa học quốc tế
“Nghiên cứu - Giảng dạy ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học: Xu hướng thế giới và Thực tiễn tại Việt
Nam” (26/10/2023); Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ - Hiện
tại - Tương lai”;…

3. Những thành tích nghiên cứu Khoa học nổi bật, những nghiên cứu đạt giải Nobel của Nhật
Bản.
* Những thành tích nghiên cứu nổi bật của Nhật Bản:
- Công nghệ và Công nghiệp: Nhật Bản là một trong những động lực hàng đầu trong lĩnh vực công
nghệ và sản xuất, với các công ty như Toyota, Sony, Panasonic và Honda nổi tiếng trên toàn thế
giới.
- Y học và Y sinh: Shinya Yamanaka đã đoạt giải Nobel Y học năm 2012 với công trình về tế bào
gốc và lập trình lại tế bào, mở ra tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh lý.
- Khoa học vũ trụ: JAXA (Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản) đã có nhiều thành công trong việc phát triển
và triển khai các nhiệm vụ vũ trụ, bao gồm cả việc thám hiểm sao Hỏa và thu thập mẫu từ mặt
trăng.
- Năng lượng tái tạo: Nhật Bản đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo,
đặc biệt là trong lĩnh vực điện mặt trời và năng lượng gió.
- Robot và Trí tuệ nhân tạo: Nhật Bản đã đóng góp nhiều vào phát triển robot và trí tuệ nhân tạo.
Các công ty như SoftBank, Sony và Honda đều có những sản phẩm và nghiên cứu xuất sắc trong
lĩnh vực này.
- Khoa học Môi trường: Trong bối cảnh tăng cường ý thức về biến đổi khí hậu, Nhật Bản đã đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp môi trường, bao gồm công nghệ xử lý nước và quản lý
rừng.
- Nghiên cứu về Cơ bản và Ứng dụng: Nhật Bản có nhiều trường đại học và tổ chức nghiên cứu
hàng đầu thế giới, đóng góp vào nhiều lĩnh vực từ khoa học cơ bản đến ứng dụng công nghệ mới.
* Những nghiên cứu đạt giải Nobel:
Vật lý:
- Yukawa Hideki (1949) - Nghiên cứu lý thuyết về hạt meson, dự đoán về sự bắt điện tử.
- Tomonaga Shinichiro (1965) - Nghiên cứu cơ bản về điện động học lượng tử và vật lý hạt cơ bản.
- Esaki Reona (1973) - Công trình khám phá hiện tượng đường hầm lượng tử.
- Koshiba Masatoshi (2002) - Nghiên cứu phát hiện neutrino vũ trụ.
- Kobayashi Makoto, Maskawa Toshihide (2008) - Nghiên cứu phát hiện nguồn gốc sự đối xứng
phá vỡ tự phát, từ đó tiên đoán sự tồn tại của 3 nhóm hạt quark trong tự nhiên.
- Akasaki Isamu, Amano Hiroshi (2014) - Phát minh các diode phát ánh sáng (LED) màu xanh
hiệu cho phép tạp ra các nguồn sáng trắng sáng hơn và tiết kiệm năng lượng.
- Kajita Tkaaki (2015) - Nghiên cứu thử nghiệm hạt neutrino thay đổi tính đồng nhất.
Hóa học:
- Kenichi Fukui (1981) - Nghiên cứu về nguyên tử trong phản ứng hóa học.
- Shirakawa Hideki (2000) - Nghiên cứu phát hiện ra Polyme dẫn điện.
- Noyori Ryoji (2001) - Cách hiệu quả để kiểm soát các phản ứng hóa học, mở đường cho các dược
phẩm chữa bệnh tim và bệnh Parkinson.
- Shimomura Osamu (2008) - Khám phá về GFP và sử dụng trong sinh học.
- Negishi Eiichi, Suzuki Akira (2010) - Nghiên cứu về Paladi với vai trò là chất xúc tác trong các
phản ứng tổng hợp hữu cơ.
Sinh và Y học:
- Tonegawa Susumu (1987) - Công trình phát hiện nguyên tắc di truyền cho các thế hệ của sự đa
dạng kháng thể.
- Yamanaka Shinya (2012) - Nghiên cứu tái tạo tế bào gốc ở người trưởng thành.
- Omura Satoshi (2015) - Khám phá ra thuốc Avermectin dùng để chữa các bệnh truyền nhiễm ký
sinh trùng.
- Osumi Yoshinori (2016) - Khám phá các cơ chế phân tách và tái tạo tế bào.
- Honjo Tasuku (2018) - Nghiên cứu khám phá về protein PD-1

You might also like