You are on page 1of 32

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HCM
ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TÀI LIỆU MÔN HỌC:

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3

Biên soạn: NGUYỄN ANH HIỀN

- TÓM TẮT BÀI GIẢNG


- TRẮC NGHIỆM
- BÀI TẬP

TP.HCM 2023
PHẦN 1: TÓM TẮT BÀI GIẢNG
PHẦN 2: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP


1. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sản phẩm xây lắp:
a. Thường có giá trị lớn.
b. Mang tính chất hàng loạt.
c. Thời gian sử dụng tương đối dài.
d. Câu a và c.
2. Khoản mục nào sau đây không có trong các khoản mục tính giá thành sản
phẩm xây lắp:
a. Chi phí nhân công trực tiếp.
b. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
c. Chi phí máy thi công
d. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
3. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp được hạch toán
vào:
a. Chi phí nhân công trực tiếp.
b. Chi phí sử dụng máy thi công.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Khoản nào sau đây được tính vào chí phí sản xuất chung của doanh nghiệp
xây lắp:
a. Khoản trích theo lương công công nhân trực tiếp sản xuất.
b. Khoản trích theo lương nhân viên quản lý đội xây lắp
c. Khoản trích theo lương công nhân điều khiển máy thi công trong trường hợp
đội máy thi công không kế toán riêng.
d. Tất cả các câu trên.
5. Đối với đơn vị xây lắp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:
a. Chi phí vật liệu xây dựng dùng để trực tiếp thi công.
b. Chi phí vật kết cấu dùng để thi công.
c. Chi phí vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, vật liệu khác dùng để trực tiếp thi
công xây lắp.
d. Các câu trên đều đúng.
6. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là:
a. Từng đội xây lắp
b. Từng hạng mục công trình
c. Từng công trình
d. Câu b hoặc c
7. Thời điểm tính giá thành sản phẩm xây lắp:
a. Khi công trình, hạng mục công trình nghiệm thu bàn giao
b. Khi thanh lý hợp đồng thi công
c. Cuối kỳ kế toán
d. Các câu trên đều sai.
8. Tài khoản 337 chỉ áp dụng trong trường hợp hợp đồng qui định nhà thầu
được thanh toán theo khối lượng thực hiện:
a. Đúng
b. Sai
9. Khoản phải trả về bảo hành sản phẩm xây lắp được phản ánh vào tài khoản:
a. TK 331
b. TK 335
c. TK 352
d. Các câu trên đều sai
10. Nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho máy thi công (trong trường hợp không có
đội máy thi công kế toán riêng) sẽ được hạch toán vào:
a. Chi phí máy thi công.
b. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Các câu trên đều sai.
11. Nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho máy thi công (trong trường hợp có đội
máy thi công hạch toán riêng) sẽ được hạch toán vào:
a. Chi phí máy thi công.
b. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Các câu trên đều sai.
12. Tài khoản 621, 622 của đơn vị xây lắp thường được mở chi tiết theo:
a. Từng khách hàng.
b. Từng công trình, hạng mục công trình.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai.
13. Điều nào sau đây là khác biệt trong tập hợp chi phí SXC của doanh nghiệp
xây lắp so với doanh nghiệp SX công nghiệp:
a. Không có chi phí khấu hao TSCĐ
b. Có các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công xây lắp
c. Có chi phí bảo hành công trình xây lắp
d. Câu b và c
14. Tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí máy thi công trong trường hợp:
a. Nhà thầu có đội máy thi công riêng và tổ chức công tác kế toán riêng.
b. Nhà thầu không tổ chức đội máy thi công riêng.
c. Nhà thầu có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán
riêng.
d. Các câu trên đều đúng.
15. Các khoản trích theo lương tính trên tiền lương của công nhân điều khiển
máy thi công được hạch toán vào:
a. Chi phí máy thi công.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Các câu trên đếu sai.
16. Đặc điểm tiêu thụ trong hoạt động xây lắp:
a. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ, không nhập kho.
b. Sản phẩm tiêu thụ có thể là sản phẩm hoàn chỉnh cũng có thể là sản phẩm
hoàn thành theo giai đoạn qui ước.
c. Quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp là quá trình bàn giao sản phẩm xây lắp
hoàn thành cho khách hàng.
d. Các câu trên đều đúng.
17. Khi hoàn thành bàn giao sản phẩm xây lắp phát sinh nghĩa vụ bảo hành, kế
toán ghi:
a. Nợ TK 641/Có TK 335
b. Nợ TK 627/Có TK 335
c. Nợ TK 641/Có TK 352
d. Nợ TK 627/Có TK 352
18. Nếu hợp đồng xây dựng qui định nhà thầu được thanh toán theo khối lượng
thực hiện thì điều nào sau đây là sai:
a. Doanh thu xác định dựa vào khối lượng nghiệm thu bàn giao được bên giao
thầu xác nhận.
b. Doanh thu do bên giao thầu xác định
c. Doanh thu do bên nhận thầu tự xác định
d. Câu b và c
19. Nếu hợp đồng xây dựng qui định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch thì điều nào sau đây là đúng:
a. Doanh thu do nhà thầu tự xác định
b. Doanh thu xác định dựa vào phần công việc hoàn thành
c. Doanh thu ghi nhận không phụ thuộc hóa đơn GTGT
d. Các câu trên đều đúng
20. Tiền mua bảo hiểm cho máy thi công tại các đơn vị xây lắp được hạch toán
vào:
a. Chi phí sản xuất chung.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
c. Chi phí máy thi công.
d. Câu a hoặc c.

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN NỢ VAY VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ


1. Điều này sau đây là sai:
a. Các khoản vay là nợ phải trả đã xảy ra và số tiền, thời gian thanh toán được
xác định cụ thể.
b. Các khoản vay được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn.
c. Các khoản vay phát sinh tăng sẽ làm tăng giá trị một khoản tài sản hoặc giảm
một khoản nợ phải trả khác.
d. Các khoản vay bằng ngoại tệ phải được qui đổi theo tỷ giá Trung tâm do
Ngân hàng Nhà nước công bố.
2. Doanh nghiệp phải theo dõi kỳ hạn còn phải trả của các khoản vay vì:
a. Trình bày khoản vay thành ngắn hạn và dài hạn trên bảng CĐKT.
b. Biết được đối tượng phải trả.
c. Biết được số đã trả
d. Tất cả các câu trên.
3. Khi ghi tăng khoản vay bằng ngoại tệ thì kế toán ghi theo:
a. Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố
b. Tỷ giá giao dịch thực tế
c. Tỷ giá ghi sổ
d. Các câu trên đều sai.
4. Khi ghi giảm khoản vay bằng ngoại tệ thì kế toán ghi theo:
a. Tỷ giá giao dịch thực tế
b. Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền liên hoàn
c. Tỷ giá ghi sổ đích danh
d. Các câu trên đều sai.
5. Trái phiếu phát hành có chiết khấu là do:
a. Lãi suất trái phiếu bằng lãi suất thị trường.
b. Lãi suất trái phiếu lớn hơn lãi suất thị trường.
c. Lãi suất trái phiếu nhỏ hơn lãi suất thị trường.
d. Các câu trên đều có thể xảy ra.
6. Nếu lãi suất trái phiếu lớn hơn lãi suất thị trường thì trường hợp nào sẽ xảy
ra nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu:
a. Phát hành trái phiếu bằng mệnh giá.
b. Phát hành trái phiếu có chiết khấu.
c. Phát hành trái phiếu có phụ trội.
d. Các câu trên đều đúng.
7. Trường hợp nào sau đây không phải là đi vay:
a. Vay bổ sung vốn lưu động.
b. Vay đầu tư xây dựng nhà xưởng.
c. Phát hành trái phiếu.
d. Không phải các câu trên.
8. Điều nào sau đây là đúng khi nói về nợ tiềm tàng:
a. Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ những sự kiện đã qua
và có khả năng xảy ra hoặc không xảy ra từ những sự kiện không chắc chắn
trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
b. Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ những sự kiện đã qua.
c. Nợ tiềm tàng được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
d. Nợ tiềm tàng được theo dõi trên tài khoàn 352.
9. Các khoản vay bằng ngoại tệ:
a. Cần theo dõi trên sổ chi tiết theo từng lần vay, từng đối tượng vay, số nguyên
tệ vay và trả nợ.
b. Cần đánh giá lại ngay khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
c. Khi trả nợ mà có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì hạch toán phần chênh lệch
vào tài khoản 4131.
d. Các câu trên đều đúng.
10. Giá trị ghi sổ của trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm phát hành:
a. Bằng mệnh giá trái phiếu.
b. Bằng mệnh giá cộng phụ trội trái phiếu.
c. Bằng mệnh giá trừ chiết khấu trái phiếu.
d. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra.
11. Phân bổ phụ trội trái phiếu làm tăng giá trị ghi sổ trái phiếu trong từng kỳ
và làm giảm chi phí lãi vay trong kỳ.
a. Đúng
b. Sai
12. Phân bổ chiết khấu trái phiếu làm tăng giá trị ghi sổ trái phiếu trong từng kỳ
và làm tăng chi phí đi vay trong kỳ.
a. Đúng
b. Sai
13. Khi phát hành trái phiếu có phụ trội thì việc phân bổ phụ trội trái phiếu định
kỳ sẽ:
a. Không ảnh hưởng đến giá trị ghi sổ của trái phiếu.
b. Làm giảm giá trị ghi sổ của trái phiếu.
c. Làm tăng giá trị ghi sổ của trái phiếu.
d. Các câu trên đều sai.
14. Trường hợp nào sau đây dẫn đến phát hành trái phiếu có phụ trội:
a. Giá phát hành trái phiếu bằng mệnh giá.
b. Giá phát hành trái phiếu bằng 105% mệnh giá.
c. Giá phát hành trái phiếu bằng 98% mệnh giá.
d. Các trường trên đều có thể xảy ra.
15. Chi phí đi vay được:
a. Ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
b. Ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.
c. Ghi nhận vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
d. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra.
16. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa được hạch toán vào chi phí nào sau
đây:
a. Chi phí bán hàng.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Chi phí tài chính.
17. Trường hợp chi phí bảo hành công trình xây lắp thực tế phát sinh thấp hơn
số đã trích lập dự phòng thì phần trích vượt được hoàn nhập:
a. Giảm chi phí sản xuất chung.
b. Giảm chi phí bán hàng.
c. Tăng thu nhập khác.
d. Không cần phải hoàn nhập mà để số dư sử dụng cho việc bảo hành các công
trình khác.
18. Việc lập dự phòng bảo hành sản phẩm xây lắp thường được thực hiện vào
thời điểm nào sau đây:
a. Khi ký hợp đồng xây lắp công trình.
b. Khi công trình hoàn thành.
c. Khi công trình hoàn thành bàn giao.
d. Cuối năm tài chính.
19. Nợ tiềm tàng cũng được theo dõi và trình bày trên báo cáo tài chính như
những khoản nợ phải trả khác.
a. Đúng
b. Sai.
20. Khoản phải trả nào sau đây có khả năng xảy ra thấp nhất:
a. Phải trả người bán
b. Chi phí phải trả
c. Dự phòng phải trả
d. Nợ tiềm tang.
21. Ngày 01.7.2006, ABC phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ hàng năm, thời
gian đáo hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu 8%, mệnh giá 1.000 trđ. Lãi suất thực tế
trên thị trường lúc phát hành trái phiếu là 10%. Giá phát hành trái phiếu là:
a. 294 trđ
b. 429 trđ
c. 924 trđ
d. Không phải các trường hợp trên.
22. Ngày 01.7.2006, ABC phát hành trái phiếu trả lãi định kỳ hàng năm, thời
gian đáo hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu 8%, mệnh giá 1.000trđ. Lãi suất thực tế
trên thị trường lúc phát hành trái phiếu là 10%. Xác định chiết khấu trái phiếu
hay phụ trội trái phiếu.
a. Phụ trội trái phiếu 76 trđ
b. Chiết khấu trái phiếu 76 trđ
c. Phụ trội trái phiếu 67 trđ
d. Chiết khấu trái phiếu 67trđ
23. Chi phí phát hành trái phiếu được hạch toán như sau:
a. Nợ TK 242 / Có TK 111, 112
b. Nợ TK 34311 / Có TK 111, 112
c. Nợ TK 34312 / Có TK 111, 112
d. Nợ TK 34313 / Có TK 111, 112
24. Bút toán định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu:
a. Nợ TK 635 / Có TK 34311
b. Nợ TK 627 / Có TK 34311
c. Nợ TK 241 / Có TK 34311
d. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra.

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN


1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công ty cổ phần:
a. Là công ty đại chúng.
b. Công ty cổ phần bắt buộc phải niêm yết trên thị trường chứng khoán.
c. Là một pháp nhân tồn tại độc lập với số vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần.
d. Các câu tên đều đúng.
2. Khi công ty cổ phần phát hành trái phiếu, kế toán công ty ghi:
a. Tăng vốn điều lệ của công ty.
b. Tăng vốn cổ phần của doanh nghiệp.
c. Tăng nợ phải trả.
d. Giảm vốn kinh doanh.
3. Cổ phiếu quỹ được trình bày trên báo cáo tài chính nhằm phản ánh:
a. Tài sản dài hạn.
b. Tài sản ngắn hạn.
c. Làm giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
d. Nợ dài hạn.
4. Vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo:
a. Giá thực tế phát hành cổ phiếu.
b. Theo giá thị trường.
c. Chi tiết theo vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần.
d. Câu a và c.
5. Khi phát hành cổ phiếu, chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu
được hạch toán vào:
a. Chi phí tài chính.
b. Doanh thu hoạt động tài chính.
c. Vốn chủ sở hữu.
d. Các câu trên đều sai.
6. Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu có phát sinh thặng dư vốn cổ phần trong
trường hợp:
a. Mệnh giá lớn hơn giá phát hành cổ phiếu.
b. Số lượng cổ phiếu phát hành bằng với số lượng cổ phiếu được phép phát
hành.
c. Giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá.
d. Giá thị trường cổ phiếu lớn hơn mệnh giá.
7. Trong công ty cổ phần, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ
phần ưu đãi nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
a. Đúng
b. Sai.
8. Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành có thể chuyển đổi thành cổ phần.
a. Đúng b. Sai.
9. Tỷ lệ chia cổ tức được quyết định bởi:
a. Ban giám đốc.
b. Hội đồng quản trị.
c. Ban Kiểm soát.
d. Đại hội cổ đông.
10. Khi có quyết định chia cổ tức, công ty cổ phần phải ghi bút toán nào sau
đây:
a. Nợ TK 421/ Có TK 111, 112
b. Nợ TK 421/ Có TK 331
c. Nợ TK 421/ Có TK 335
d. Nợ TK 421/ Có TK 3388
11. Số cổ phiếu đang lưu hành của công ty cổ phần là:
a. Số cổ phiếu công ty được phép phát hành.
b. Số cổ phiếu quỹ.
c. Số cổ phiếu các cổ đông đang nắm giữ.
d. Số cổ phiếu đã phát hành.
12. Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi giảm lợi nhuận sau thuế của công
ty cổ phần.
a. Đúng
b. Sai.
13. Vốn pháp định của công ty được xác định bằng cách lấy số dư tài khoản
vốn đầu tư của chủ sở hữu cộng với số dư tài khoản thặng dư vốn cổ phần.
a. Đúng
b. Sai.
14. Công ty ABC phát hành 100.000 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá
10.000đ/cp, giá phát hành 12.000đ/cp. Bút toán ghi chép nghiệp vụ này là:
a. Nợ TK 111, 112; Có TK 411: 1,2 tỷ
b. Nợ TK 111, 112; Có TK 4111: 1 tỷ
c. Nợ TK 111, 112: 1,2 tỷ; Có TK 4111: 1 tỷ, Có TK 4112: 0,2 tỷ.
d. Các câu trên đều sai.
15. Được tham gia biểu quyết là cổ đông sở hữu cổ phiếu:
a. Phổ thông.
b. Ưu đãi cổ tức.
c. Ưu đãi biểu quyết
d. Câu a và c.

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


1. Thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong trường hợp nào sau đây:
a. Phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời.
b. Có các khoản lỗ được chuyển lỗ.
c. Phát sinh các khoản chênh lệch vĩnh viễn.
d. Câu a và b.
2. Trường hợp nào sau đây làm phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời:
a. Một khoản chi vượt mức qui định của luật thuế TNDN.
b. Doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn nhưng chưa hoàn thành dịch vụ.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
d. Cả hai câu trên đều sai.
3. Lợi nhuận kế toán được xác định trên cơ sở pháp lý nào sau đây:
a. Pháp luật về thuế TNDN.
b. Pháp luật về kế toán.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
d. Cả hai câu trên đều sai.
4. Khi doanh nghiệp phát sinh thuế TNDN hiện hành thì sẽ không phát sinh
thuế TNDN hoãn lại.
a. Đúng
b. Sai
5. Doanh nghiệp phát sinh một khoản thu nhập thuế thu nhập DN trong trường
hợp nào sau đây:
a. Lợi nhuận kế toán > 0.
b. Thu nhập chịu thuế > 0.
c. Lợi nhuận kế toán < 0.
d. Thu nhập chịu thuế < 0.
6. Khi doanh nghiệp có kết quả thu nhập chịu thuế > 0 và không có phát sinh
các khoản chênh lệch tạm thời thì sẽ không phát sinh các khoản thuế hoãn lại.
a. Đúng
b. Sai
7. Một TSCĐ có thời gian khấu hao theo luật thuế là 5 năm nhưng doanh
nghiệp trích khấu hao theo mục đích kế toán là 4 năm. Điều này sẽ làm phát
sinh:
a. Tài sản thuế TNDN hoãn lại.
b. Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
c. Cả hai câu trên đều sai.
d. Cả hai câu trên đều có thể xảy ra.
8. Thuế TNDN hiện hành được xác định vào thời điểm:
a. Cuối mỗi tháng.
b. Cuối mỗi quý.
c. Cuối mỗi năm.
d. Câu b và c đúng.
9. Thuế TNDN hiện hành được xác định như sau:
a. Lợi nhuận kế toán x Thuế suất
b. Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
c. Doanh thu tính thuế x Thuế suất
d. (Lợi nhuận kế toán – Thu nhập chịu thuế) x Thuế suất
10. Tài sản thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào sổ kế toán khi:
a. Phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế
b. Phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
c. Phát sinh chênh lệch vĩnh viễn.
d. Cả 3 câu trên đều sai

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT TRÊN BCTC VÀ


CÁC SỰ KIỆN SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM
1. Trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến sai sót trọng yếu?
a. Bỏ sót
b. Tính toán nhầm
c. Hiểu sai chế độ kế toán
d. Chưa thể xác định.
2. Gian lận là sai sót cố ý:
a. Đúng
b. Sai
3. Sai sót không trọng yếu là:
a. Sai sót dưới 100 triệu đồng.
b. Sai sót không phải do cố ý.
c. Sai sót không làm sai lệch ý nghĩa của BCTC.
d. Không phải các câu trên.
4. Nếu doanh nghiệp áp dụng kế toán bằng máy thì không xảy ra sai sót.
a. Đúng
b. Sai
5. Sai sót sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên:
a. Bảng CĐKT
b. Báo cáo KQHĐKD
c. Báo cáo LCTT
d. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra.
6. Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm đó phải được điều
chỉnh trước khi công bố BCTC.
a. Đúng
b. Sai
7. Khi phát hiện có sai sót trên BCTC thì áp dụng:
a. Điều chỉnh hồi tố.
b. Điều chỉnh phi hồi tố.
c. Tùy từng trường hợp
d. Các câu trên đều sai.
8. Phương pháp điều chỉnh hồi tố được áp dụng trong trường hợp:
a. Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
b. Các sai sót trọng yếu phát hiện trước ngày phát hành BCTC.
c. Các sai sót trọng yếu phát hiện sau ngày phát hành BCTC.
d. Các sai sót không trọng yếu phát hiện trước ngày phát hành BCTC.
e. Các sai sót không trọng yếu phát hiện sau ngày phát hành BCTC.
9. Việc điều chỉnh sổ kế toán và BCTC về những sự kiện phát sinh sau ngày kế
thúc kỳ kế toán năm được thực hiện theo phương pháp:
a. Phương pháp cải chính.
b. Phương pháp ghi số âm
c. Phương pháp ghi bổ sung.
d. a hoặc b hoặc c.
10. Sự kiện nào sau đây không phải là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm:
a. Ngày 01.4 kho hàng của công ty bị cháy.
b. Ngày 20.3 một lô hàng tồn kho cuối năm trước đã bán và bị lỗ.
c. Ngày 14.2 một lô hàng tồn kho cuối năm trước đã bán và có lãi.
d. Câu a và c.
11. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là:
a. Các sự kiện phát sinh từ ngày 31/12 đến 30/3 năm sau.
b. Các sự kiện phát sinh từ kết thúc năm tài chính đến thời hạn nộp BCTC.
c. Các sự kiện phát sinh từ kết thúc năm tài chính
d. Các câu trên đều sai.
12. Tất cả các sai sót khi phát hiện đều phải được điều chỉnh ngay vào sổ sách
kế toán của năm phát hiện sai sót.
a. Đúng
b. Sai
13. Gian lận là sai sót do:
a. Nhầm lẫn.
b. Bỏ sót
c. Hiểu sai chế độ
d. Không phải các câu trên.
14. Tất cả các sự phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đều phải được
điều chỉnh trước khi công bố BCTC.
a. Đúng
b. Sai
15. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nào sau đây có thể điều
chỉnh:
a. Kho hàng công ty bị cháy.
b. Giám đốc công ty bị tai nạn
c. Hàng tồn kho cuối năm của công ty bán bị lỗ.
d. Tất cả các câu trên.

CHƯƠNG 6: THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN,


ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
1. Sự kiện nào sau đây không phải là thay đổi chính sách kế toán:
a. Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho.
b. Thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ.
c. Thay đổi phương pháp xác định nợ phải thu khó đòi.
d. Câu a và b.
e. Câu b và c.
2. Ngày 01/7/2019, kế toán ghi nợ tài khoản 242 số tiền 120 trđ (trả trước tiền
thuê nhà trong 2 năm). Số liệu này vẫn giữ nguyên đến cuối năm 2020. Đây là
trường hợp:

a. Sai sót.
b. Thay đổi chính sách kế toán.
c. Thay đổi ước tính kế toán.
d. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
3. Công ty A mua một ô tô phục vụ quản lý vào ngày 10.10.2018, nguyên giá
800trđ, nhưng quên không trích khấu hao, đến ngày 31/12.2019 mới phát hiện.
Đây là trường hợp:

a. Sai sót.
b. Thay đổi chính sách kế toán.
c. Thay đổi ước tính kế toán.
d. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
4. Khi khó xác định một sự thay đổi là thay đổi chính sách kế toán hay thay đổi
ước tính kế toán thì thay đổi này được xem là thay đổi chính sách kế toán.
a. Đúng
b. Sai
5. Việc doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho được
xem là:
a. Sai sót.
b. Thay đổi chính sách kế toán.
c. Thay đổi ước tính kế toán.
d. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
6. Tất cả các thay đổi chính sách kế toán đều phải áp dụng điều chỉnh hồi tố.
a. Đúng
b. Sai
7. Trường hợp nào sau đây áp dụng điều chỉnh hồi tố:
a. Thay đổi chính sách kế toán theo qui định của chuẩn mực kế toán.
b. Sai sót trọng yếu phát hiện sau ngày công bố BCTC.
c. Thay đổi ước tính kế toán
d. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm phải điều chỉnh.
8. Thay đổi nào sau đây không phải là thay đối ước tính kế toán:
a. Thay đổi cách xác định HTK lỗi mode.
b. Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
c. Thay đổi phương pháp tính giá HTK.
d. Thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ.
9. Thay đổi nào sau đây không phải là thay đối chính sách kế toán:
a. Thay đổi phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái.
b. Thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay.
c. Thay đổi phương pháp tính giá HTK.
d. Thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ.
10. Thay đổi phương pháp phân bổ CCDC là một thay đổi chính sách kế toán.
a. Đúng
b. Sai
11. Các thay đổi ước tính kế toán thì áp dụng phi hồi tố.
a. Đúng
b. Sai
12. Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện chưa
phát sinh trước đó không phải là thay đổi chính sách kế toán.
a. Đúng
b. Sai
13. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp không được thay đổi chính sách kế
toán.
a. Đúng
b. Sai
PHẦN 3: BÀI TẬP
CHƯƠNG 1:
Bài 1:
Công ty xây lắp ABC nhận thầu xây dựng công trình nhà ở có tổng chi phí
dự toán 1.600.000, thanh toán theo giai đoạn công việc hoàn thành và được
khách hàng xác nhận. Chi phí dự toán của các giai đoạn công việc cụ thể như
sau (đơn vị: 1.000 đ):
Giai đoạn 1: 400.000.
Giai đoạn 2: 700.000.
Giai đoạn 3: 500.000.
Chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp được theo công trình nhà ở trên tài
khoản 154 như sau: số dư đầu kỳ: 100.000, số chi phí phát sinh trong kỳ:
980.000.
Giai đoạn 1 đã hoàn thành và đã có biên bản nghiệm thu bàn giao, giai
đoạn 2 hoàn thành 60% và giai đoạn 3 hoàn thành 40%.
Yêu cầu: Tính chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ và chi phí thực tế của giai
đoạn 1 đã hoàn thành nghiệm thu.

Bài 2:
Công ty xây dựng XYZ nhận thầu công trình xây dựng chung cư. Công
trình thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Tổng chi phí phát sinh thực tế trong kỳ
của công trình xây dựng chung cư gồm:
- Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp 1.600.000
- Chi phí nhân công trực tiếp 1.100.000
- Chi phí sử dụng máy thi công 680.000
- Chi phí sản xuất chung 520.000
Đến cuối kỳ báo cáo công trình vẫn chưa hoàn thành. Tổng chi phí dự toán
của toàn bộ công trình là 6.800.000. Tổng doanh thu dự toán của toàn bộ công
trình là 7.500.000.
Yêu cầu: Xác định doanh thu, chi phí trong kỳ của hợp đồng xây dựng
trên.

Bài 3:
Công ty xây dựng B nhận thầu công trình xây dựng khách sạn A, thi công
vừa bằng tay vừa bằng máy. Công ty áp dụng kế toán HTK theo phương pháp
kê khai thường xuyên, không tổ chức riêng đội máy thi công. Công trình thanh
toán theo tiến độ hoàn thành kế hoạch (đơn vị tính: 1.000đ).
Số dư đầu kỳ trên tài khoản 154: 500.000, trong đó:
 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: 300.000
 Chi phí nhân công trực tiếp 120.000
 Chi phí sản xuất chung 80.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Mua vật liệu chính đưa thẳng vào công trình xây dựng khách sạn A giá
mua chưa thuế 3.000.000, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.
2. Mua vật liệu phụ đưa thẳng vào công trình khách sản A giá mua chưa
thuế là 40.000, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.
3. Mua dầu, nhớt máy cho máy thi công giá mua chưa thuế 40.000, thuế
giá trị gia tăng 10%, trả bằng chuyển khoản.
4. Xuất phụ tùng thiết bị sửa chữa máy thi công 20.000
5. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công 1.600.000 (công
nhân trực tiếp thi công là lao động thuê ngắn hạn, tính lương công nhật nên
không phải trích các khoản theo lương). Tiền lương phải trả cho công nhân
điều khiển máy thi công 200.000. Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý
đội thi công công trình khách sạn A là 200.000.
6. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí
công đoàn của công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý đội thi
công công trình khách sạn A theo tỷ lệ quy định.
7. Xuất ván cốp pha đem ra sử dụng ở công trình khách sạn A, giá xuất
kho 400.000, phân bổ 2 lần bắt đầu từ kỳ này.
8. Phân bổ lần 2 công cụ dụng cụ đang sử dụng ở đội thi công công trình
khách sạn A giá xuất kho 500.000 loại phân bổ 2 lần, phế thu hồi 20.000.
9. Trích khấu hao máy thi công 400.000.
10. Chi tiền mặt mua đồ bảo hộ lao động cho công nhân xây lắp 80.000.
11. Công ty phát hành hóa đơn thanh toán theo tiến độ thực hiện kế hoạch,
giá trị thanh toán sau thuế là 6.600.000, trong đó thuế giá trị gia tăng 10%.
12. Nhận được tiền của bên chủ đầu tư thanh toán theo tiến độ thực hiện kế
hoạch 6.600.000 thanh toán qua ngân hàng.
13. Đến cuối kỳ báo cáo công trình vẫn chưa hoàn thành. Biết rằng: Tổng
chi phí dự toán của toàn bộ công trình là 10.000.000. Tổng doanh thu dự toán
của toàn bộ công trình là 11.500.000.
14. Xác định và hạch toán doanh thu và chi phí của khối lượng công việc
hoàn thành trong kỳ.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên.

Bài 4:
Công ty xây dựng số 1 nhận thầu công trình xây dựng trường học A thi
công vừa bằng tay vừa bằng máy. Công ty áp dụng phương pháp kế toán kê
khai thường xuyên, không tổ chức riêng đội máy thi công.
Công trình được chia thành 3 giai đoạn và thanh toán theo từng giai đoạn
khi có biên bản nghiệm thu khối lượng. Chi phí dự toán từng giai đoạn như sau
(đơn vị: ngàn đồng):
Giai đoạn 1: 560.000
Giai đoạn 2: 600.000
Giai đoạn 3: 640.000
Số dư đầu kỳ trên tài khoản 154 công trình trường học A: 300.000, trong
đó:
 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: 160.000
 Chi phí nhân công trực tiếp 80.000
 Chi phí sản xuất chung 60.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Mua vật liệu chính đưa thẳng vào công trình xây dựng trường học A
theo giá mua chưa thuế là 400.000, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.
2. Mua vật liệu phụ đưa thẳng vào công tình trường học A giá mua (chưa
thuế) 50.000, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán.
3. Mua vật liệu dầu DO, nhớt máy cho máy thi công giá mua chưa thuế
20.000, thuế giá trị gia tăng 10%, trả bằng chuyển khoản.
4. Phân bổ lần 2 công cụ dụng cụ đang sử dụng ở đội thi công trường học
A có giá xuất kho 240.000 (loại phân bổ 2 lần), phế liệu thu hồi 10.000.
5. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công 200.000 (trong đó:
30.000 là tiền lương nhân công hợp đồng dài hạn với công ty, 170.000 là tiền
lương lao động thuê ngắn hạn trả lương công nhật nên không phải trích các
khoản theo lương). Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công
50.000. Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội thi công trường học A là
20.000.
6. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí
công đoàn theo tỷ lệ quy định.
7. Xuất ván cốp pha đem ra sử dụng ở công trình trường học A, giá xuất
kho 300.000, phân bổ 2 lần bắt đầu từ kỳ này.
8. Xuất phụ tùng thiết bị sửa chữa máy thi công 60.000
9. Trích khấu hao máy thi công 200.000.
10. Nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn
2, công ty phát hành hóa đơn thanh toán khối lượng công việc hoàn thành giai
đoạn 1 và giai đoạn 2, đã có biên bản nghiệm thu. Giá thanh toán sau thuế giai
đoạn 1 và 2 là 1.540.000 (thuế giá trị gia tăng 10%). Giai đoạn 3 hoàn thành
40%.
11. Nhận được tiền chuyển khoản của chủ đầu tư thanh toán theo khối
lượng công việc hoàn thành giai đoạn 1 và 2.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên.

CHƯƠNG 2:

Bài 1: Trích tài liệu kế toán tháng 5/201x của doanh nghiệp A như sau:
A/- Số dư đầu tháng:
+ Tài khoản 1111: 57.000.000
+ Tài khoản 3411: 210.000.000
+ Tài khoản 331 120.000.000 (Chi tiết phải trả Công ty X)
B/- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1/- Ngày 01, vay ngắn hạn ngân hàng để trả cho người bán (Công ty X) gồm:
số nợ kỳ trước 120.000.000 và ứng trước tiền hàng kỳ này 30.000.000. Thời
hạn vay 6 tháng, lãi suất 0,85%/tháng. Thanh toán 1 lần cả nợ gốc và lãi khi
đến hạn.
2/- Ngày 10, vay dài hạn ngân hàng để mua ô tô dùng cho hoạt động kinh
doanh, giá mua chưa có thuế GTGT 790.000.000, thuế GTGT 10%, ngân hàng
đồng ý cho doanh nghiệp vay và đã thanh toán trực tiếp cho bên bán. Tổng số
tiền vay là 869.000.000. Doanh nghiệp đã nhận ô tô và thanh toán lệ phí trước
bạ bằng tiền mặt 15.000.000.
3/- Ngày 15, mua vật liệu nhập kho đầy đủ, giá mua chưa thuế GTGT là
270.000.000, thuế GTGT 10%. Ngân hàng đã cho vay thanh toán trực tiếp cho
người bán số tiền 297.000.000, thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 0,8%/tháng.
Thanh toán 1 lần cả nợ gốc và lãi khi đến hạn.
4/- Ngày 18, mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền người bán số lượng 100 bộ, giá
mua chưa thuế GTGT là 100.000.000, thuế GTGT 10%, hàng về kiểm nghiệm
nhập kho đủ.
5/- Ngày 31, chuyển TGNH trả nợ vay ngắn hạn, nợ gốc 210.000.000 và lãi
vay 6 tháng với lãi suất 0,8%/tháng. Doanh nghiệp có trích trước tiền lãi vay
phải trả hàng tháng.
6/- Trích trước tiền lãi vay phải trả tháng này của khoản vay ở nghiệp vụ 1.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản kế toán liên quan đến các nghiệp vụ trên.
Tài liệu bổ sung:
+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bài 2: Tài liệu về tiền vay tại một doanh nghiệp tháng 9 năm 2015 như sau
(đvt: 1.000đ):
A. Số dư đầu kỳ các tài khoản phản ánh tiền vay:
- TK 3411: 1.500.000
B. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Vay ngắn hạn ngân hàng 120.000 để thanh toán tiền mua dụng cụ. Số dụng
cụ trên đã nhập kho.
2. Vay dài hạn ngân hàng 500.000 để ứng trước cho nhà thầu xây dựng cửa
hàng giới thiệu sản phẩm (công ty N).
3. Dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán nợ vay ngắn hạn đến hạn trả 180.000
4. Vay ngắn hạn 20.000 USD để ứng trước tiền mua thiết bị sản xuất cho công
ty K. Tỷ giá qui đổi trong hợp đồng vay vốn là 22.500đ/USD.
5. Tính toán tổng số tiền lãi vay phải trả trong tháng: 50.000. Trong đó:
- Vay ngắn hạn: 20.000
- Vay dài hạn: 30.000 (Lãi trong thời gian xây dựng cơ bản: 20.000 và lãi vay
trong thời gian kinh doanh 10.000).
Yêu cầu: Tính toán và định khoản kế toán liên quan đến các nghiệp vụ trên.
Bài 3: Ngày 02/1/2019 Công ty ABC phát hành trái phiếu tổng mệnh giá
10.000 trđ, thời hạn 5 năm, lãi suất 10% năm. Trả lãi hàng năm vào ngày 02/1
kể từ năm 2020. Chi phí phát hành trái phiếu cho đại lý là 0,2% phân bổ theo
đường thẳng. Lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu là 12%.
Yêu cầu:
1. Xác định giá phát hành trái phiếu.
2. Lập bảng phân bổ chiết khấu trái phiếu trong trường hợp áp dụng phương
pháp đường thẳng và phương pháp lãi suất thực tế.
3. Hạch toán các bút toán cần thiết tại các ngày 02.01.2019, 31.12.2019,
02.1.2020.

Bài 4: Với các dữ liệu tương tự bài tập 4 nhưng lãi suất thị trường tại thời điểm
phát hành là 8%.
Yêu cầu:
1. Xác định giá phát hành trái phiếu.
2. Lập bảng phân bổ phụ trội trái phiếu trong trường hợp áp dụng phương pháp
đường thẳng và phương pháp lãi suất thực tế.
3. Hạch toán các bút toán cần thiết tại các ngày 02.01.19, 31.12.19, 02.1.20.

Bài 5: Công ty H bán hàng cho khách có kèm theo giấy bảo hành sản phẩm do
lỗi sản xuất trong vòng 6 tháng sau khi mua. Nếu tất cả sản phẩm bán ra trong
năm đều có lỗi hỏng hóc nhỏ thì tổng chi phí sửa chữa là 400 triệu đ. Nếu tất cả
sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc lớn thì tổng chi phí sửa chữa là 900 triệu
đ. Kinh nghiệm cho thấy 70% hàng hóa bán ra không bị hỏng hóc, 25% hàng
hóa bán ra sẽ hỏng hóc nhỏ và 5% hàng hóa bán ra sẽ bị hỏng hóc lớn.
Yêu cầu: Ước tính và hạch toán khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản
phẩm.

Bài 6: Công ty A sản xuất sản phẩm thể thao vừa cho ra đời loại giầy thể thao
mới nhưng bị kiện vì một công ty khác cho rằng công ty A đã đánh cắp kiểu
dáng công nghiệp và đòi bồi thường 1 tỷ đồng. Đại diện pháp lý của công ty A
có ý kiến rằng việc bồi thường có được thực hiện hay không là do phán quyết
của tòa án. Tuy nhiên, họ dự tính rằng có đến 90% khả năng là công ty A sẽ
không phải bồi thường.
Yêu cầu: Xác định công ty A cần lập dự phòng phải trả hay công bố nợ tiềm
tàng.

CHƯƠNG 3:
Bài 1: Trích tài liệu về tình hình cổ phiếu của công ty cổ phần H trong quý 2
năm 2017 như sau:
1/- Phát hành thêm 20.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000/cp, giá phát hành
40.000/cp. Công ty đã thu tiền phát hành cổ phiếu bằng tiền gửi ngân hàng.
2/- Đại hội cổ đông quyết định số cổ tức năm 2016 cổ đông được hưởng là
200.000.000. Trong đó cổ tức sẽ được trả bằng tiền là 50.000.000, số còn lại
150.000.000 được trả bằng cổ phiếu (tương đương 15.000 cổ phiếu mệnh giá
10.000/cp).
3/- Trả cố tức năm 2016 cho cổ đông bằng tiền mặt.
4/- Mua lại 8.000 cp của công ty với giá 12.000/cp. Trong đó 3.000 cổ phiếu
hủy ngay tại ngày mua, 5.000 cổ phiếu còn lại chờ khi tăng giá sẽ tái phát hành.
5/- Tái phát hành 5.000 cổ phiếu quỹ với giá 20.000/cp, đã thu được bằng tiền
gửi ngân hàng.
Yêu cầu: Định khoản kế toán liên quan đến các nghiệp vụ trên.
Bài 2: Có tài liệu tại công ty cổ phần AH như sau:
1. Ngày 22.2.19 công ty phát hành 500.000 CP mệnh giá 10.000đ/CP, đã nhận
được giấy báo có của ngân hàng. Giá phát hành là 15.000đ/CP. Phí cho đại lý
phát hành là 0,2%.
2. Ngày 15.4.20 đại hội cổ đông Công ty quyết định chia cổ tức bằng hình thức
phát hành thêm 100.000 cổ phiếu phổ thông có mệnh giá 10.000đ/cp với giá
phát hành 13.000đ/cp.
3. Ngày 10.5.20, Công ty mua hủy ngay 10.000cp với giá mua là 12.000đ/cp.
Yêu cầu: Định khoản các bút toán phản ánh tình hình trên.
Bài 3: Tình hình cổ phiếu quỹ tại công ty cổ phần ABC như sau:
1. Số dư đầu năm 2017 tài khoản 419 của công ty ABC là 600trđ, chi tiết
50.000cp quỹ giá mua 12.000đ/cp.
2. Ngày 10.6.17, đại hội cổ đông bất thường quyết định mua lại 100.000cp làm
cổ phiếu quỹ với giá khớp lệnh là 14.000đ/cp, phí giao dịch 0,5% trên giá khớp
lệnh đã thanh toán bằng chuyển khoản.
3. Ngày 30.3.18, công ty quyết định hủy 30.000 cổ phiếu quỹ.
4. Ngày 10.4.18, đại hội cổ đông quyết định mua lại 50.000cp làm cổ phiếu quỹ
với giá khớp lệnh là 13.000đ/cp, phí giao dịch 0,5% trên giá khớp lệnh đã
thanh toán bằng chuyển khoản.
5. Ngày 25.8.18, công ty quyết định tái phát hành 50.000 cổ phiếu quỹ với giá
khớp lệnh là 13.500đ/cp. Lệ phí giao dịch 0,5% giá khớp lệnh đã thanh toán
bằng chuyển khoản.
6. Ngày 20.2.19, công ty quyết định dùng 60.000 cổ phiếu quỹ để chia cổ tức
cho cổ đông với giá thị trường là 16.000đ/cp.
Yêu cầu: Định khoản các bút toán phản ánh tình hình trên.

Bài 4: Trích một số tài liệu kế toán năm 2020 tại Công ty cổ phần Thiên Tân
như sau:
A/- Kết quả kinh doanh:
+ Lợi nhuận kế toán: 1.300.000.000 đ
+ Thu nhập chịu thuế: 1.400.000.000 đ
B/- Tình hình biến động cổ phiếu:
B1/- Cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là 15%/năm.
Số lượng cổ
Ngày Giao dịch Mệnh giá cổ phiếu
phiếu
01/01 Đầu kỳ 1.000 1.000.000
B1/- Cổ phiếu phổ thông:

Ngày Giao dịch Số lượng cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu


01/01 Đầu kỳ 1.000.000 10.000
01/4 Phát hành 200.000 10.000
01/10 Mua cổ phiếu quỹ 100.000 10.000

Yêu cầu: Căn cứ các số liệu trên, anh (chị) hãy tính chỉ tiêu “Lãi cơ bản trên cổ
phiếu” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 của công ty Thiên
Tân. Biết rằng thuế suất thuế TNDN năm 2020 là 20%.

CHƯƠNG 4:
Bài 1: Trong năm 2020, Công ty A có tổng lợi nhuận kế toán là 500.000.000 đ,
tổng các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là 50.000.000 đ và tổng các
khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 30.000.000 đ.
Yêu cầu: Định khoản các bút toán có liên quan đến thuế TNDN hiện hành và
thuế TNDN hoãn lại của Công ty A trong năm 2020, biết rằng thuế suất thuế
TNDN là 20% và trong các năm trước Công ty A không có tài sản thuế TNDN
hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả.
Bài 2: Có tài liệu tại phòng kế toán của một doanh nghiệp như sau:
A/- Năm 2019: Thu nhập chịu thuế lỗ 400.000.000đ. Công ty đã dự kiến
chuyển lỗ trong năm tiếp theo và đã được cơ quan thuế chấp nhận.
B/- Năm 2020:
1/- Lợi nhuận kế toán: 850.000.000 đ.
2/- Các khoản chi phí đã hạch toán nhưng vuợt hoặc không có chứng từ theo
qui định của Luật thuế:
+ Chi đồng phục: 50.000.000 đ
+ Chi quảng cáo: 100.000.000 đ.
Yêu cầu: Định khoản các bút toán có liên quan đến thuế TNDN hiện hành và
thuế TNDN hoãn lại của doanh nghiệp trên trong năm 2019 và 2020, biết rằng
thuế suất thuế TNDN là 20% và trong các năm trước Công ty A không có tài
sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả.
Bài 3: Có tài liệu tại phòng kế toán của một doanh nghiệp trong năm 2020 như
sau:
1/- Lợi nhuận kế toán: 200.000.000 đ.
2/- Các khoản chi phí đã hạch toán nhưng vuợt qui định của Luật thuế:
+ Chi đồng phục: 5.000.000 đ
+ Chi tiền cơm: 20.000.000 đ.
+ Chi phí khấu hao: 50.000.000 đ
Yêu cầu: Định khoản các bút toán có liên quan đến thuế TNDN hiện hành và
thuế TNDN hoãn lại của doanh nghiệp trên trong năm 2020, biết rằng thuế suất
thuế TNDN là 20% và trong các năm trước doanh nghiệp không có tài sản thuế
TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả.
Bài 4:
Công ty NAH chịu thuế suất thuế TNDN 20%, khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng, có tài liệu sau (ĐVT: trđ):
Năm 2019:
+ Tổng lợi nhuận kế toán: 500
+ TSCĐ A có nguyên giá 180, bắt đầu khấu hao từ tháng 01 năm 2019, thời
gian khấu hao theo kế toán là 3 năm và theo Luật Thuế là 4 năm.
+ TSCĐ B có nguyên giá 200, bắt đầu khấu hao từ tháng 01 năm 2019, thời
gian khấu hao theo kế toán là 2 năm và theo Luật Thuế là 4 năm.
Năm 2020:
Tổng lợi nhuận kế toán: 600
Năm 2021:
Tổng lợi nhuận kế toán: 800
Yêu cầu:
1. Xác định chênh lệch giữa LNKT và TNCT trong các năm.
2. Tính toán và định khoản các bút toán liên quan đến thuế TNDN trong
từng năm.
Biết rằng: Trong các năm trên không có phát sinh các khoản chênh lệch
nào khác.
Bài 5:
Doanh nghiệp K chịu thuế suất thuế TNDN 20%, trong năm 2021 có tài liệu
sau:
1. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN tạm nộp quý 1 là 6tr, đã nộp bằng
chuyển khoản.
2. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN tạm nộp quý 2 là 4tr, đã nộp bằng
chuyển khoản.
3. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN tạm nộp quý 3 là 8tr, đã nộp bằng
chuyển khoản.
4. Cuối năm, lợi nhuận kế toán xác định là 100tr, trong đó 10tr chi quảng
cáo vượt qui định luật thuế, 5tr chi phạt chậm nộp thuế GTGT.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên trong 2 trường hợp:
a. Doanh nghiệp có lập BCTC giữa niên độ.
b. Doanh nghiệp không lập BCTC giữa niên độ.

CHƯƠNG 5:

Bài 1: Doanh nghiệp B chịu thuế suất thuế TNDN là 20%. Ngày 20/12/2020,
phát sinh khoản chi phí lãi vay dùng cho XDCB (công trình X) do doanh
nghiệp tự làm, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 600.000.000,
doanh nghiệp đã ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 635 600.000.000
Có TK 112 600.000.000
Công trình X đang xây dựng dở dang, cuối tháng 12/2020 vẫn chưa
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết do doanh nghiệp B phản ánh sai như vậy đã
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh năm 2020 như thế nào?

Bài 2: Doanh nghiệp A kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế TNDN phải
nộp là 20%. Ngày 28/12/2020, doanh nghiệp bán một lô hàng (đã xuất hóa đơn
GTGT), giá bán chưa thuế GTGT là 150.000.000, thuế GTGT 15.000.000,
doanh nghiệp đã thu bằng TGNH 165.000.000. Giá vốn của lô hàng đã tính
được 100.000.000.
Doanh nghiệp đã ghi sổ nghiệp vụ trên theo các bút toán:
Nợ TK 157 100.000.000
Có TK 156 100.000.000
Nợ TK 112 165.000.000
Có TK 511 150.000.000
Có TK 333 15.000.000
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết:
a/- Trường hợp trên hạch toán như thế nào là đúng?
b/- Do doanh nghiệp hạch toán sai như vậy làm ảnh hưởng các chỉ tiêu trên
bảng CĐKT và báo cáo KQH ĐKD năm 2020 như thế nào?
c/- Nếu nghiệp vụ hạch toán sai như trên được phát hiện vào ngày 15/02/2021,
kế toán doanh nghiệp phải điều chỉnh như thế nào?
d/- Nếu nghiệp vụ hạch toán sai như trên được phát hiện vào ngày 20/6/2021,
kế toán doanh nghiệp phải điều chỉnh như thế nào trong trường hợp sai sót trên
được xem là trọng yếu và không trọng yếu?

Bài 3: Doanh nghiệp K chịu thuế suất thuế TNDN là 20%. Trong năm 2020, có
phát sinh nghiệp vụ được doanh nghiệp hạch toán như sau:
1/- Ngày 31/10, doanh nghiệp mua và đưa vào sử dụng một tài sản cố định hữu
hình sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, thời gian khấu hao 10 năm. Giá mua chưa thuế của tài sản này là
600.000.000 đ, thuế GTGT 5% và đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi
sổ theo định khoản:
Nợ TK 211 600.000.000 đ
Nợ TK 133 30.000.000 đ
Có TK 112 630.000.000 đ
2/- Ngày 01/11 dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán khoản chi phí lãi vay dùng
cho hoạt động kinh doanh phát sinh là 48.000.000đ, doanh nghiệp đã tính
khoản chi phí lãi vay này vào nguyên giá TSCĐ trên và đã ghi sổ:
Nợ TK 211 48.000.000
Có TK 112 48.000.000
3/- Trong tháng 11 và 12 doanh nghiệp cũng đã trích khấu hao TSCĐ trên vào
chi phí với số tiền là 10.800.000 đ (5.400.000 đ/tháng) và đã ghi sổ:
Nợ TK 642 10.800.000
Có TK 214 10.800.000
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết:
a/- Trường hợp trên hạch toán như thế nào là đúng?
b/- Do doanh nghiệp hạch toán sai như vậy làm ảnh hưởng các chỉ tiêu trên
bảng CĐKT và báo cáo KQH ĐKD năm 2020 như thế nào?
c/- Nếu nghiệp vụ hạch toán sai như trên được phát hiện vào ngày 15/02/2021,
kế toán doanh nghiệp phải điều chỉnh như thế nào?
d/- Nếu nghiệp vụ hạch toán sai như trên được phát hiện vào ngày 20/6/2021,
kế toán doanh nghiệp phải điều chỉnh như thế nào trong trường hợp sai sót trên
được xem là trọng yếu và không trọng yếu?
Bài 4: Vào ngày cuối năm tài chính 31/12/2020 công ty AH có tổng giá trị
hàng hóa tồn kho là 1.000.000.000đ và đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho cho số hàng hóa này với số tiền là 350.000.000đ. Ngày 20/02/2021, công
ty bán toàn bộ số hàng hóa nêu trên với giá bán 550.000.000đ (trong đó thuế
GTGT 10%), đã thu bằng TGNH, quá trình bán không phát sinh chi phí.
Yêu cầu:
a/- Định khoản các bút toán cần thiết tại ngày 20/02/2021.
b/- Ngoài các bút toán ở câu a, Kế toán công ty cần phải xử lý nghiệp vụ trên
như thế nào? Biết rằng thuế suất thuế TNDN năm 2020 là 20%.

Bài 5: Tại công ty A ngày 31/12/2020 có số lượng hàng hóa X tồn kho là 1.000
chiếc với giá gốc là 15trđ/chiếc. Giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 là 14,5
trđ/chiếc. Ước tính để bán được 1 hàng hóa X phải chi ra 0,5 trđ. Ngày
15/2/2021, công ty bán ra 100 hàng hóa X với giá bán là 14 trđ/chiếc, chi phí
bán hàng chi ra là 6trđ.
Yêu cầu: Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày
31/12/2020 và khoản trích lập dự phòng bổ sung sau đó.

Bài 6: Vào ngày cuối năm tài chính 2020 công ty sản xuất ô tô ABC lập dự
phòng bảo hành sản phẩm cho số ô tô đã bán trong năm với số tiền là
1.500.000.000đ. Do số ô tô xuất bán trong năm mắc một số lỗi kỹ thuật nên
khách hàng khiếu nại. Ngày 25/02/2021, đại diện công ty, khách hàng và Hội
bảo vệ người tiêu dùng đã thống nhất công ty có trách nhiệm thay thế 2 loại
phụ tùng của các ô tô đã bán để khắc phục các lỗi kỹ thuật trên. Dự kiến chi phí
thay thế 2 loại phụ tùng này là 1.650.000.000đ. Các phụ tùng cũ thu về không
có giá trị thu hồi.
Yêu cầu:
a/- Định khoản các bút toán cần thiết tại ngày 25/02/2021.
b/- Kế toán công ty cần phải xử lý nghiệp vụ trên như thế nào? Biết rằng thuế
suất thuế TNDN là 20%.
Bài 7: Doanh nghiệp T kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế TNDN phải
nộp là 20%. Ngày 28/01/2021, doanh nghiệp nhập lại kho lô hàng đã bán ngày
20/12/2020 do khách hàng trả lại. Lô hàng này có giá bán chưa thuế GTGT là
300.000.000, thuế GTGT 30.000.000, doanh nghiệp đã thanh toán lại cho
khách hàng bằng TGNH 330.000.000 ngay trong ngày. Giá vốn của lô hàng là
180.000.000.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết: doanh nghiệp xử lý sự kiện ngày 28/01/2021
như thế nào?

Bài 9: Công ty NAH là doanh nghiệp sản xuất chịu thuế suất thuế TNDN là
20%. Ngày 01/12/2020, bộ phận đầu tư xây dựng (sử dụng chung hệ thống sổ
với bộ phận SXKD) đã bàn giao và đưa vào sử dụng ở phân xưởng sản xuất
một TSCĐ hữu hình trị giá 600.000.000đ nhưng kế toán đơn vị vẫn chưa hạch
toán tăng TSCĐ và trích khấu hao.
Đến ngày 31/12/2020 80% sản phẩm sản xuất trong tháng 12 đã tiêu thụ, số
còn lại vẫn còn tồn kho thành phẩm của công ty.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết:
a/- Sai sót trên đã ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 của doanh nghiệp?
b/- Trường hợp sai sót trên là không trọng yếu và được phát hiện vào ngày
20/4/2016, kế toán doanh nghiệp phải điều chỉnh như thế nào? Biết rằng đến
thời điểm phát hiện sai sót số sản phẩm SX trong tháng 12 còn tồn tại ngày
31/12/2021 đã được xuất gửi đi bán.
Tài liệu bổ sung:
+ Phân xưởng sử dụng TSCĐ trên chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm và số lượng sản
phẩm sản xuất tháng 12 lớn hơn mức công suất bình thường.
+ Thời gian trích khấu hao TSCĐ trên được doanh nghiệp xác định là 5 năm.
+ Doanh nghiệp tính giá xuất kho thành phẩm theo phương pháp FIFO, đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

CHƯƠNG 6:

Bài 1: Công ty MC được thành lập vào năm 2020 và đã áp dụng phương pháp
tính giá xuất hàng kho cho mặt hàng A theo phương pháp FIFO. Đầu năm
2021, công ty thay đổi chính sách kế toán và áp dụng phưong pháp tính giá
xuất kho cho mặt hàng A theo phương pháp bình quân gia quyền.
Yêu cầu: Do việc thay đổi chính sách kế toán trên nên kế toán công ty MC sẽ
phải điều chỉnh những chỉ tiêu nào trên BCTC năm 2020? Biết rằng, việc áp
dụng hồi tố làm cho giá vốn hàng bán năm 2020 tăng 20.000.000đ

Bài 2: Đầu năm 2018, Công ty AH áp dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng cho TSCĐ X có nguyên giá 500 trđ, giá trị thanh lý ước tính bằng 0, thời
gian hữu dụng ước tính 10 năm. Đầu năm 2021, doanh nghiệp xác định thời
gian hữu dụng còn lại của TSCĐ trên chỉ là 4 năm.
Yêu cầu:
a/- Việc thay đổi thời gian hữu dụng ước tính TSCĐ X vào đầu năm 2021 của
công ty AH có ảnh hưởng đến số khấu hao đã trích trước đó không? Tại sao?
b/- Xác định mức khấu hao của TSCĐ trên kế từ năm 2021.

---------------------------HẾT-------------------------

You might also like