You are on page 1of 11

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH BCTC CỦA CTCP NÔNG NGHIỆP BAF

VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện
nay, nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển, thì chúng phải bảo đảm được
một nền tài chính mạnh và vững chắc. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình
tài chính của mình bằng cách phân tích cụ thể BCTC để tìm ra chỗ bất thường sớm nhất.

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của công ty, kết quả hoạt
động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể
hơn, báo cáo tài chính là báo cáo thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó.

Phân tích BCTC là giai đoạn sử dụng các công cụ phân tích và kỹ thuật phân tích phù
hợp để xem xét, ghi nhận các số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính để cung cấp các
thông tin hữu ích, có thể thuyết phục được các yêu cầu thông tin nhiều phía của người
dùng.

Đối với bản thân doanh nghiệp: Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo và
bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính của mình và chuẩn bị lập kế
hoạch cho tương lai cũng như có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn kịp thời phục vụ cho
công tác quản lý doanh nghiệp. Qua phân tích, nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy được
công ty một cách toàn diện nhất về mặt tài chính, đồng thời có biện pháp để khắc phục
những khó khăn mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ gặp phải.

Và dưới đây, chúng em đã chọn “Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam” để
tiến hành phân tích các chỉ số tài chính dựa trên các báo cáo tài chính để có cái nhìn toàn
diện hơn và tình hình tài chính của công ty.
II. PHÂN TÍCH 5 YẾU TỐ CẠNH TRANH

Sơ lược về Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

+ Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) của Michael Porter là mô hình phân
tích chiến lược giúp doanh nghiệp nhận biết các lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến
mức độ cạnh tranh trong một ngành.

+ Theo đó, mô hình này được xây dựng với giả thiết rằng sẽ có 5 lực lượng chính trong
môi trường ngành sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh,..của một ngành
hoặc thị trường, bao gồm: sự cạnh tranh trong ngành; đối thủ cạnh tranh tiềm năng;
quyền thương lượng của nhà cung cấp; quyền thương lượng của khách hàng; sự đe dọa từ
sản phẩm thay thế. Dựa vào những quy mô này, nhà quản trị sẽ nắm được vị trí hiện tại
của doanh nghiệp trên thị trường, nắm được những thách thức cạnh tranh mà doanh
nghiệp đang phải đối mặt, từ đó định hướng chiến lược để đạt được vị trí mà công ty
muốn đạt được trong tương lai.

Lý do cần phân tích 5 yếu tố cạnh tranh với Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam

+ Như đã giới thiệu ở trên, một doanh nghiệp cần biết mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của chính
mình để biết thế của mình trên thị trường, từ đó đặt ra chiến lược kinh doanh để đạt được vị trí
mà doanh nghiệp mong muốn và đặt ra mục tiêu trên thị trường.

+ Đối với CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam, mục tiêu chính của việc cần phân tích 5 yếu tố
cạnh tranh cũng tương tự như trên. Đặc biệt, khi doanh nghiệp còn là một công ty chuyên cung
cấp thực phẩm sạch, chế biến và chăn nuôi heo; Với đặc trung đầu tư lớn, việc xuất hiện đối thủ
cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng không được phát hiện sớm sẽ gây tổn thất lớn cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, vô cùng cần thiết để doanh nghiệp xác định được quyền thương lượng
của nhà cung cấp và khách hàng để biết được vị thế thương lượng của mình trên thị trường, dễ
dàng kiếm được các hợp đồng lớn về cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường đem doanh thu về
cho công ty.

1. Cạnh tranh trong ngành

Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam là công ty Việt Nam tiên phong nguồn thực phẩm
sạch, tươi ngon, bổ dưỡng đến tận tay người tiêu dùng bằng mô hình khép kín 3F “từ trang trại
đến bàn ăn”. BAF thuộc TOP 3 công ty chăn nuôi tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại và
trở thành thương hiệu thịt heo sạch hàng đầu thế giới. Hiện tại, BAF đang hoạt động trong một
ngành công nghiệp cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác trong lĩnh vực Nông nghiệp.

Điều này có thể được phân tích qua các khía cạnh khác nhau trong ngành Nông nghiệp Việt Nam
hiện nay, ví dụ như:
+ Rào cản về thị trường: Ngày càng nghiều công ty được thành lập và cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ tương tự BAF, tạo ra một hàng chắn cạnh tranh cho BAF. Các công ty địa phương và
quốc tế có thể phân phối sản phẩm nông nghiệp với mức giá rẻ hơn hoặc đa dạng về mẫu mã sản
phẩm hơn

+ Sự cạnh tranh về giá cả thị trường: Trong ngành nông nghiệp, sự cạnh tranh về giá cả là điều
khá quan trọng. Các công ty cung cấp sản phẩm nông nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, nâng
cao hiệu suất để cung cấp giá cả cạnh tranh cho khách hàng. Việc cạnh tranh về giá cả có thể là
công thức lớn cho BAF, đặc biệt là khi các cạnh tranh có thể có quy mô lớn hơn và nắm được
phán đoán với nhà cung cấp

+ Cạnh tranh về chất lượng và chủng loại sản phẩm: Ngành nông nghiệp đang có thay đổi nhanh
chóng sự phát triển công nghệ và khoa học. Các công ty cung cấp nông nghiệp phải luôn nâng
cao chát lượng và chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. BAF cần có sự đổi
mới, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để duy trì vị thế cạnh tranh trong nghành

+ Cạnh tranh về quảng cáo và tiếp thị: Để thu hút và giữ chân được khách hàng, BAF phải xây
dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả. Nâng cao nhận thức xây dựng thương hiệu và lòng tin của
khách hàng là một phương thức trong một khung cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc phân phối sran
phẩm thông qua các kênh tiếp thị truyền thông và kênh trực tuyến cũng cần quản lý tốt

+ Cạnh tranh về dịch vụ khách hàng: Công ty cần triển khai đội ngũ tư vấn, hỗ trợ và giải quyết
các vấn đề mà khách hàng gặp phải liên quan tới sản phẩm nông nghiệp. BAF cần đảm bảo dịch
vụ khách hàng của mình nổi trội và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

=> Như vậy, Công ty BAF Việt Nma đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nhiều khía cạnh
khác nhau trong ngành nông nghiệp. Để đạt được hiệu quả cạnh tranh, công ty cần tìm cách tiếp
cận thị trường một cách thông minh, cải tiến và phát triển liên tục sản phẩm và dịch vụ. Đồng
thời tạo ra một hệ thống quản lý chất lượng và dịch vụ khách hàng xuất sắc.

2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Lĩnh vực nông nghiệp là một lĩnh vực ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và có tỉ lệ cạnh
tranh cao. Trong 2018-2026, tổng lượng thịt tiêu thụ ở Việt Nam có thể tăng trên 25%. Trong bối
cảnh thịt heo có thương hiệu tại Việt Nma mới chỉ chiếm chưa tới 10% tổng lượng thịt heo tiêu
thụ, đơn vị nghiên cứu thị trường Ipsos dự báo, phân khúc này sẽ tăng trưởng 10-15% mỗi năm.
Thị trường rất tiềm năng khiến nhiều doanh nghiệp lớn tham gia thị trường thịt heo 3F

Trung tuần tháng 9, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ra mắt thương hiệu Bapi “heo ăn
chuối” và của hàng Bapi Mart đầu tiêu tại TPHCM với sran phẩm chủ lực là thịt mảnh cùng một
số thực phẩm chế biến từ thịt như thịt nguội, chả lụa, xúc xích. Thị trường thịt heo có thương
hiệu thòi gian qua đã được định hình nhiều công ty lớn như CP Food, GreenFood, Japfa, CJ
Vina, Dabaco, Masan, Meatlife,… Tuy nhiên, “sân chơi” này sẽ có nhiều biến động và sức ép
hơn nữa từ những nhân tố mới
3.Quyền thương lượng từ nhà cung cấp

Quyền thương lượng của nhà cung cấp đối với CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm:

+ Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp: Nhà cung cấp có thể sử dụng sức mạnh đàm phán của
mình để tăng giá, xin các điều khoản thuận lợi hơn hoặc đòi hỏi các điều kiện đáng giá hơn từ
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam.

+ Độ quan trọng của nhà cung cấp: Nếu nhà cung cấp cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ độc
quyền hoặc không thể thay thế, họ có lợi thế trong thương lượng vì CTCP Nông nghiệp BAF
Việt Nam không thể tìm được nguồn cung khác.

+ Tình hình thị trường: Nếu thị trường có nhu cầu cao và cung cấp hạn chế, nhà cung cấp có thể
có lợi thế trong việc thương lượng giá cả và các điều khoản hợp đồng khác.

+ Quan hệ kinh doanh: Nếu nhà cung cấp đã thiết lập một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam và có sự tin tưởng, khả năng thương lượng của họ có thể
được cải thiện.

+ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Nếu nhà cung cấp cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất
lượng cao và đáng tin cậy, họ có thể có quyền thương lượng mạnh mẽ hơn.

+ Danh tiếng và thương hiệu: Nếu nhà cung cấp được biết đến với danh tiếng và thương hiệu tốt,
họ có thể có lợi thế trong việc thương lượng vì CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam muốn duy trì
mối quan hệ tốt với những đối tác uy tín.

4. Quyền thương lượng của khách hàng


Quyền thương lượng của khách hàng đối với công ty cổ phần nông nghiệp BAF Việt Nam phụ
thuộc vào mức độ quan tâm và sức ảnh hưởng của khách hàng đến công ty. Sau đây là một số
quyền thương lượng mà khách hàng có thể có khi làm việc với công ty này:

+ Khách hàng có quyền đề xuất những yêu cầu cụ thể và yêu cầu thay đổi trong sản phẩm, dịch
vụ hoặc chính sách của công ty BAF. Điều này có thể bao gồm yêu cầu điều chỉnh giá cả, thay
đổi thiết kế hoặc cung cấp những tính năng/sản phẩm mới.

+ Khách hàng có quyền đề xuất giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Họ
có thể thương lượng để đạt được một thỏa thuận tốt nhất với công ty BAF.

+ Khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp/đối tác khác nếu công ty BAF không đáp ứng đủ
yêu cầu của họ. Họ có thể thương lượng với công ty để cải thiện chất lượng dịch vụ hoặc mức
độ hỗ trợ.
+ Khách hàng có quyền đề xuất và thương lượng các điều khoản trong hợp đồng giữa hai bên.
Điều này bao gồm các điều khoản về thanh toán, bảo hành, hoàn trả hàng hoặc dịch vụ.

+ Khách hàng có quyền khiếu nại và yêu cầu giải quyết các tranh chấp nếu có sự bất đồng trong
quá trình hợp tác. Họ có thể đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp hoặc yêu cầu một mức
đền bù thích hợp nếu gặp vấn đề nghiêm trọng.

=> Quyền thương lượng của khách hàng không chỉ giúp họ đạt được lợi ích tốt nhất, mà còn tạo
điều kiện cho công ty BAF cải thiện dịch vụ và quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng quyền thương lượng này cần được thực hiện một cách xây dựng và tôn trọng để đảm bảo tư
vấn, hiểu và đáp ứng đúng những yêu cầu của khách hàng.
5. Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế
Công ty cổ phần nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF) có thể đối mặt với những đe dọa từ sản
phẩm thay thế trong ngành công nghiệp nông nghiệp.
+ Sự cạnh tranh từ các công ty khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều công ty cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ tương tự và có thể cung cấp những giải pháp tốt hơn hoặc giá cả cạnh tranh
hơn so với BAF. Điều này có thể gây khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
+ Sự phát triển của công nghệ cũng đem đến những sản phẩm thay thế cho các sản phẩm truyền
thống của BAF. Ví dụ, sự phát triển của công nghệ trong việc ứng dụng thuốc trừ sâu tự nhiên
có thể làm mất đi nhu cầu sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học được sản xuất bởi
BAF. Điều này có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty.
+ Môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và không thể dự đoán được. Sự thay đổi chính
sách của chính phủ về lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi thị trường, hoặc thay đổi nhu cầu của
người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BAF và tạo ra sự cạnh tranh
lớn hơn từ các sản phẩm thay thế.
=> Để đối phó với sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, BAF cần tìm các cách để tăng cường sự
khác biệt và giá trị của các sản phẩm và dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh. Công ty
cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và giải pháp mới, cải tiến để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
IV. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DÒNG TIỀN
4.1. Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận thuần
Bảng 4.1: Phân tích tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022
KHOẢN 2022 2021 CHÊNH LỆCH BQN
MỤC

(1). Dòng tiền (269.395.903.512) 157.332.934.324 (426.728.837.836)


thuần từ hoạt
động kinh
doanh
(2). Lợi nhuận 343.509.658.287 390.112.192.339 (46.602.534.052)
thuần
(3). Tỷ suất (0,78) (0,4) (1,19)
dòng tiền trên
lợi nhuận thuần
(3)=(1)/(2)

Nhận xét:
- Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận của năm 2022 thấp hơn so với năm 2021, chênh
lệch khoảng 1,19 lần
=> Năm 2022 công ty cho thấy khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
bị suy giảm, lợi nhuận của công ty cũng sụt giảm đáng kể. Tỷ suất cho ta biết năm
2022 công ty làm âm 0,78 đồng trên một đồng lợi nhuận thu về được
4.2. Tỷ số dòng tiền trên doanh thu
Bảng 4.2: Phân tích tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022
KHOẢN 2022 2021 CHÊNH LỆCH BQN
MỤC

(1). Dòng (269.395.903.512) 157.332.934.324 (426.728.837.836)


tiền thuần
từ hoạt
động kinh
doanh
(2). Doanh 7.083.418.349.258 10.434.354.736.315 (3.350.936.387.057
thu thuần )

(3). Tỷ suất (0,038) 0.015 (0,053)


dòng tiền
trên doanh
thu thuần
(3)=(1)/(2)

Nhận xét:
- Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu thuần có xu hướng giảm không nhiều, khả năng
tạo ra dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần của doanh
nghiệp của năm 2022 so với 2021 là giảng 0,053 lần. Dòng tiền thuần từ công ty và
doanh thu thuần đều có dấu hiệu sụt giảm
- Khả năng sinh lợi dựa trên doanh thu bị kém đi
4.3. Tỷ suất dòng tiền trên tổng tài sản bình quân
Bảng 4.3: Phân tích tỷ suất dòng tiền trên tổng tài sản bình quân năm 2021 và 2022
KHOẢN 2022 2021 CHÊNH LỆCH BQN
MỤC

(1). Dòng (269.395.903.512) 157.332.934.324 (426.728.837.836)


tiền thuần
từ hoạt
động kinh
doanh
(2). Tổng 5.903.171.051.680 5.351.539.303.142 (258.368.251.462)
tài sản bình
quân
(3). Tỷ suất (0,053) (0,03) (0,083)
dòng tiền
trên tổng
tài sản bình
quân
(3)=(1)/(2)

Nhận xét:
- Tỷ suất dòng tiền trên tài sản bình quân có xu hướng giảm không nhiều, khả năng
tạo ra dòng tiền từ hoạt độnbg kinh doanh trong mối quan hệ với tài sản của công
ty có dấu hiệu đi xuống, cụ thể là năm 2022 giảm 0,083 lần so với 2021.
5. CHỈ SỐ KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG
5.1. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Bảng 5.1: Phân tích lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu năm 2021 và 2022
KHOẢN 2022 2021 CHÊNH LỆCH BQN
MỤC

(1). Lợi 343.509.658.287 390.112.192.339 (46.602.534.052)


nhuận thuần
(2). Cổ tức 0 0 0
ưu đãi
(3). Số 110.760.000 103.000.000 7.760.000
lượng cổ
phiếu
thường bình
quân
(4). EPS 3.101 3.787 (686)
(4)=[(1)-
(2)]/(3)

Nhận xét:
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) có xu hướng giảm khá mạnh trong 2 năm, có
chênh lệch khá lớn (khoảng 686 lần).
- Khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp – phần lợi nhuận mà công ty phân bổ
cho mỗi cổ đông thường đang được lưu hành trên thị trường đang sụt giảm đáng kể
- Năm 2021 có ảnh hưởng của Covid-19 nhưng công ty đã kiểm soát rất tốt, thu về
lợi nhuận cổ phiếu khá cao. Năm 2022 mặc dù tình hình dịch bệnh đã giảm nhưng
lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm, cho thấy sự kiểm soát có vấn đề không quan tâm
tới thị trường. Công ty nên củng cố lại và đẩy mạnh giám sát, chiến lược để sử
dung nguồn vốn hiệu quả hơn
5.2. Hệ số Gía cả/Lợi tức (P/E –Price/Earnings Ratio)
Bảng 5.2: Phân tích hệ số giá cả/lợi tức (PE) năm 2021 và 2022
KHOẢN 2022 2021 CHÊNH LỆCH BQN
MỤC

(1). Thị giá 61.800 20.000 41.800


mỗi cổ
phiếu
(2). Lợi 3.101 3.787 (686)
nhuận mỗi
cổ phiếu
(EPS)
(3). P/E 19,93 5,28 14,65
(3)=(1)/(2)

Nhận xét:
- Hệ số P/E có xu hướng tăng mạnh trong năm 2022, thị giá cổ phiếu tăng hơn 3
lần so với 2021 dẫn tới P/E có xu hướng tăng
- Hệ số P/E tăng từ 5,28 lên 19,93 => cao hơn 14,65 lần thu nhập từ cổ phiếu
- Hệ số cũng cho thấy công ty đã đạt một bước tiến khá vượt bậc trong năm 2022,
muốn thu hút nhà đầu tư chứng khoán, công ty phải có kế hoạch để phát huy lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu trong tương lai tích cực hơn nưax
5.3. Tỷ lệ chi trả cổ tức
Bảng 5.3. Phân tích tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2021 và 2022
KHOẢN 2022 2021 CHÊNH LỆCH
MỤC

(1). Cổ tức
phân phối
mỗi cổ
phiếu
(2). Lợi
nhuận mỗi
cổ phiếu
(EPS)
(3). Tỷ lệ
chi trả cổ
tức (%)
(3)=(1)/(2)

You might also like