You are on page 1of 3

CÁC CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN

1. Giới thiệu
- Một chương trình thường không chỉ bao gồm các lệnh tuần tự nối tiếp nhau.
Trong quá trình chạy nó có thể rẽ nhánh hay lặp lại một đoạn mã nào đó. Để
làm được điều này chúng ta sử dụng các cấu trúc điều khiển.
- Cùng với việc giới thiệu các cấu trúc điều khiển chúng ta cũng sẽ phải biết
một khái niệm mới: Khối lệnh, đó là một nhóm các lệnh được ngăn cách bởi
dấu ; nhưng được gộp trong một khối giới hạn bởi một cặp ngoặc nhọn {}
- Các đoạn lệnh chỉ được thực hiện khi điều kiện nào đó xảy ra.
- Câu lệnh điều kiện có các biểu thức logic chỉ trả về 1 trong hai giá trị đúng
hoặc sai

Để biểu diễn các biểu thức này chúng ta cần sử dụng các toán tử logic

Toán tử quan Ngữ nghĩa Ví dụ


hệ

< Nhỏ hơn Diem < 7.0

> Lớn hơn Chieu_dai > 100.0

<= Nhỏ hơn hoặc bằng Tuoi <= 30

>= Lớn hơn hoặc bằng Nam_sinh>=1980

== Bằng a==0

!= Khác x!=0

Biểu thức logic phức tạp chứa các toán tử và: &&, hoặc ||, hay phủ định !

((a+b>c)&&(b==0))

!(a+b>c)

((a==0)||(b==0)||(c==0))
2. Câu lệnh if ( Cấu trúc điều kiện if …else)
- Dạng 1: Cấu trúc if dạng đầy đủ:

if ( biểu thức logic)

< khối lệnh 1>;

else

< khối lệnh 2>;

Khi gặp câu lệnh này máy tính sẽ xác định giá trị của biểu thức logic, nếu giá
trị này là đúng thì khối lệnh 1 sẽ được thực hiện, nếu sai khối lệnh 2 sẽ được thực
hiện.

Chú ý: Khối lệnh bao gồm một hoặc nhiều câu lệnh của C++ và khi khối lệnh
có từ hai câu lệnh trở lên phải đặc đặt trong cặp {}

- Dạng 2: Cấu trúc if dạng khuyết

If ( biểu thức logic)


< khối lệnh 1>;

You might also like