You are on page 1of 4

CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

THEO PHONG CÁCH HAVARD

1. Yêu cầu thống nhất:

Việc trích dẫn bao gồm 2 công việc:

 Một là Lập danh mục tài liệu tham khảo;

 Hai là trích dẫn tài liệu tham khảo từ danh mục vào bài viết.

2. Nội dung cách trích dẫn:


2.1. Đối với tài liệu tham khảo là sách, báo, tạp chí giấy:
2.1.1. Cách đưa vào danh mục tài liệu tham khảo:

TÊN TÁC GIẢ/ TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH, NĂM BAN HÀNH, TÊN TÀI
LIỆU, NHÀ XUẤT BẢN/ CƠ QUAN BAN HÀNH.

Ví dụ 1: Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB ĐHQG Hà Nội.

Lưu ý 1: Không ghi học hàm, học vị của tác giả (ví dụ GS, PGS, TS, ThS)

Ví dụ 2: Lý Thị Diệu Mai, 2013, Ứng dụng quan hệ công chúng trong việc xây dựng
và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại
học Ngoại thương Hà Nội.

Lưu ý 2: Khóa luận, luận văn, luận án thì không có nhà xuất bản hay cơ quan ban
hành, các em ghi rõ loại tài liệu (KL, LV, LA) và tên trường.

Ví dụ 3: Bộ Tài Chính, 2010, Thông tư 194/2010 – TT/BTC Hướng dẫn thủ tục hải
quan.

Lưu ý 3: Trường hợp này không có tên tác giả là cá nhân thì ghi tên cơ quan ban hành
là Bộ tài chính. Không có nhà xuất bản/ cơ quan ban hành thì cũng không cần ghi.
Còn nếu các em tham khảo thông tư 194 từ website thì phải trích dẫn theo hướng dẫn
ở mục 2.2.

2.1.2. Cách trích dẫn vào bài viết:

TÊN TÁC GIẢ/ TÊN CƠ QUAN PHÁT HÀNH, NĂM BAN HÀNH.

Sau một đoạn trong bài viết có tham khảo từ tài liệu nào đó, các em ghi Tên tác giả,
năm ban hành để trong ngặc đơn. Hoặc dưới bảng, hình các em trích dẫn Tên tác
giả, năm ban hành để trong ngoặc đơn.

Ví dụ 1: Đầu tư quốc tế là… (Vũ Chí Lộc, 2012).


Ví dụ 2:

Bảng 2.1. Xếp hạng thương hiệu tại Việt Nam 2020

Xếp hạng Thương hiệu Chủ sở hữu

(Nguồn: Lý Thị Diệu Mai, 2020)

Ví dụ 3: Thủ tục hải quan là…(Bộ tài chính, 2010).

Lưu ý: Không cần ghi số trang. Để dạng chữ in nghiêng cho dễ theo dõi trích dẫn.

2.2. Đối với tài liệu tham khảo trên các website:

2.2.1. Cách đưa vào danh mục tài liệu tham khảo:

TÊN TÁC GIẢ/ TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH, NĂM BAN HÀNH, TÊN TÀI
LIỆU, XEM TẠI <LINK CHI TIẾT CỦA BÀI VIẾT>, NGÀY TRUY CẬP.

Trường hợp 1: Có tên tác giả là cá nhân

Ví dụ 1: T. Anh, 2020, Tháng 4/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt
158,94 tỷ USD, xem tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thang-42020-
tong-kim-ngach-xuat-nhap-khau-hang-hoa-dat-15894-ty-usd-323090.html>, truy cập
ngày 20/6/2020.

Lưu ý 1:

 Tên tác giả có trong bài viết


 Năm ban hành là năm đăng bài viết
 Link phải thật cụ thể
 Phải ghi rõ ngày truy cập
 Các em vào link trên để xem sẽ hiểu rõ hơn.

Trường hợp 2: Không có tên tác giả là cá nhân

Ví dụ 2.1: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, 2020, Giới thiệu Vinamilk, xem
tại <https://www.vinamilk.com.vn/vi/ve-cong-ty>, truy cập ngày 20/6/2020.

Lưu ý 2.1:

 Tên tác giả sẽ là Công ty VNM vì đây là website của công ty và bài viết là do
công ty tự viết giới thiệu về mình.
 Mặc dù không có thời gian đăng bài viết nhưng các em cứ ghi 2020, vì thông
tin này vẫn đúng ở thời điểm truy cập.

Ví dụ 2.2: Tổng cục hải quan, 2020, Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa NK,
xem tại
<https://www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?List=74c6bc80%2
Df976%2D4544%2Da90e%2Da90f0cbefddc&ID=395&Web=c00daeed%2D988b%2
D468d%2Db27c%2D717ca31ae3ff>, truy cập ngày 20/6/2020.

Lưu ý 2.2:

 Tên tác giả sẽ là Tổng cục hải quan vì đây là website của TCHQ.

Ví dụ 2.3: Báo đầu tư điện tử, 2020, XK gạo sang TQ được giá, xem tại
<https://baodautu.vn/xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-duoc-gia-d122030.html>, truy
cập ngày 20/6/2020.

Lưu ý 2.3:

 Có thể ghi tên tác giả là Thi Hải (trong bài viết) hoặc lấy luôn tên Báo đầu tư
điện tử làm tên tác giả/ cơ quan ban hành tài liệu.
 Những trường hợp khác không có tên tác giả cá nhân các em bắt buộc lấy tên
cơ quan ban hành là tên tờ báo điện tử đó.
 Các em truy cập trực tiếp vào các link trên để dễ hiểu hơn.

 Cách trích dẫn trong bài viết:

Tương tự trường hợp TKTK là sách, báo, tạp chí giấy.

2.3. Một số yêu cầu cụ thể lập danh mục tài liệu tham khảo:
2.3.1. Yêu cầu 1: Tách thành các phần riêng biệt:

1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt (Giáo trình, sách, báo, tạp chí, khóa luận, luận
văn, luận án, đề tài nghiên cứu).
2. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài (Giáo trình, sách, báo, tạp chí, khóa luận,
luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu).
3. Tài liệu tham khảo trên Internet.

2.3.2. Yêu cầu 2: Với mỗi phần TLTK, sắp xếp theo thứ tự ABC chữ cái đầu tiên
trong họ tên tác giả/ cơ quan ban hành.

Ví dụ:

1. Bùi Văn Bình, 2013, blablabla, NXB XYZ.


2. Nguyễn Văn An, 2013, blablabla, NXB DEF.
3. Phạm Thị Cúc, 2019, blalalaa, NXB ABC.
(SẮP XẾP THỨ TỰ THEO CHỮ CÁI ĐẦU TIÊN TRONG HỌ TÊN TÁC GIẢ/
CƠ QUAN BAN HÀNH SẼ RẤT DỄ THEO DÕI. CÓ THỂ THẦY CÔ KHÁC SẼ
HƯỚNG DẪN KHÁC, KHÔNG CẦN QUAN TÂM VÌ CHỈ LÀ HÌNH THỨC
THÔI)

You might also like