You are on page 1of 15

Bản thuyết minh nhóm 5 - Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

STT Họ và tên Nhiệm vụ Deadline Tiến độ hoàn thành

1 Nguyễn Văn Mạnh Thuyết trình (Tập dượt thuyết trình vào
tối thứ 7 & chủ nhật)

2 Trần Xuân Mạnh Câu hỏi củng cố 22h Thứ 4 ngày 24/1 Hoàn thành tốt

3 Trần Hoàng Minh Thuyết trình (Tập dượt thuyết trình vào
tối thứ 7 & chủ nhật)

4 Vũ Thị Trà My Làm powerpoint : mở đầu + Nội dung Quan điểm HCM về đoàn 22h thứ 6 ngày 26/1 Hoàn thành tốt
kết quốc tế + liên hệ; Sơ đồ tư duy

5 Bùi Thị Thu Nga Làm powerpoint : Hiện nay VN đã đạt được những thành tựu to 22h Thứ 6 ngày 26/1 Hoàn thành tốt
lớn gì khi thực hiện đoàn kết quốc tế + câu hỏi củng cố, viết bản
nội dung

6 Trần Thanh Ngoan Nội dung Quan điểm HCM về đoàn kết quốc tế 22h Thứ 4 ngày 24/1 Hoàn thành khá tốt
( Tìm câu hỏi tương tác)

7 Hoàng Thị Thanh Ngọc Nội dung Hiện nay VN đã đạt được những thành tựu to lớn gì khi 22h Thứ 4 ngày 24/1 Hoàn thành khá tốt
thực hiện đoàn kết quốc tế (Tìm câu hỏi tương tác)

8 Vũ Thị Hồng Ngọc Tổng hợp word + hình ảnh + tìm video 8h Thứ 5 ngày 25/1 Hoàn thành khá

9 Nguyễn Nhật Nguyên Nội dung Hiện nay VN đã đạt được những thành tựu to lớn gì khi 22h Thứ 4 ngày 24/1 Hoàn thành tốt
thực hiện đoàn kết quốc tế
10 Lê Thị Nguyệt Nội dung Quan điểm HCM về đoàn kết quốc tế 22h Thứ 4 ngày 24/1 Hoàn thành khá tốt

11 Nguyễn Thị Nhung Nội dung phần liên hệ thực tiễn với sinh viên 22h Thứ 4 ngày 24/1 Hoàn thành tốt

Trả lời câu hỏi phản biện

STT Họ và tên Nhóm đặt câu hỏi Ghi chú

1 Nguyễn Văn Mạnh Nhóm 1


Vũ Thị Trà My

2 Trần Hoàng Minh Nhóm 2


Trần Xuân Mạnh

3 Bùi Thị Thu Nga Nhóm 4


Nguyễn Nhật Nguyên

4 Nguyễn Thị Nhung Nhóm 5


Vũ Thị Hồng Ngọc

5 Lê Thị Nguyệt Nhóm 6


Hoàng Thị Thanh Ngọc
Trần Thanh Ngoan
Lời đầu tiên, cho em gửi lời chào đến thầy và tất cả các bạn có mặt tại buổi
học hôm nay, chúc buổi học thành công tốt đẹp.
Mình xin được thay mặt nhóm 5 Thuyết trình về chủ đề của hôm nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị cha già kính yêu của dân tộc, chúng ta thường gọi
bằng cái tên kính mến: “ Bác Hồ”. Bác Hồ, Người là anh hùng giải phóng dân tộc
Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Theo giáo sư Hoàng Chí Bảo, Bác không chỉ là
một lãnh tụ, mà còn là biểu tượng của sự tổng hoà thống nhất, tạo nên hiện tượng
văn hóa Hồ Chí Minh - một biểu hiện độc đáo trong xã hội hiện đại. Vậy tại sao
chúng ta cần phải tìm hiểu và học tập theo Tư tưởng Hồ Chí Minh? Bởi vì đó là
một tư tưởng văn minh, tiến bộ, mang tầm vóc quốc tế. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng
nhau khám phá một khía cạnh quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh - "Quan
điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế". Và qua đó, chúng ta
sẽ đánh giá những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được khi thực hiện đoàn
kết quốc tế.
Để làm rõ quan điểm này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 3 nội dung chính:
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
2. Những thành tựu khi thực hiện đoàn kết quốc tế của Việt Nam
3. Liên hệ, tổng kết và câu hỏi củng cố
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lần lượt từng phần, đầu tiên phần 1:
I .Quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Để làm rõ nội dung này, chúng ta cùng nhau làm rõ : “ Vai trò đoàn kết
quốc tế.”
1 Vai trò đoàn kết quốc tế
a. Đoàn kết quốc tế là kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
- Đoàn kết quốc tế là quá trình tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng
tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
của các trào lưu cách mạng thế giới. Tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng để
chiến thắng mọi thế lực thù địch. ( Slide 6 )
- Sức mạnh dân tộc: là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước
hết là chủ nghĩa yêu nước truyền thống, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc. ( slide
7)
- Sức mạnh quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu trên phạm vi rất
rộng lớn. Tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh
từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế
giới mà VN cần tranh thủ như Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào
xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội, phong trào cách mạng nhân dân Đông Dương. ( slide 8 )
- Sức mạnh thời đại, theo Hồ Chí Minh nhận thức là sức mạnh của tiến bộ
khoa học công nghệ, làm thay đổi có tính cách mạng về các lĩnh vực như: năng
lượng, vật liệu, công nghệ sinh học, giao thông vận tải,… ( slide 9 )
Theo Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế.
( slide 10 )
• Đoàn kết dân tộc: là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
• Đoàn kết quốc tế: nhân tố thường xuyên bảo đảm thắng lợi của cách mạng

b. Đoàn kết quốc tế là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng của thời
đại ( slide 11 )

-Đoàn kết quốc tế là đấu tranh vì mục tiêu chung.

(Là quá trình kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề dân tộc – giai cấp, độc lập dân
tộc – chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước truyền thống – chủ nghĩa quốc tế
vô sản trong sáng mà cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.)

-Đoàn kết quốc tế không chỉ vì sự thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sự
nghiệp chung của nhân loại: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và
chủ nghĩa xã hội.

 Muốn đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các Đảng
Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng cơ hội, vị kỉ dân tộc,…
Các dân tộc không chỉ đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc mình mà còn
đấu tranh vì độc lập tự do của các dân tộc khác, vì mục tiêu cao cả của thời
đại.
2. Lực lượng và hình thức tổ chức đoàn kết quốc tế
a. Các lực lượng cơ bản của đoàn kết quốc tế
- Phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới là lực lượng nòng cốt của
đoàn kết quốc tế. ( slide 12 )
+ Tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng
cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời Người cũng tìm thấy một
lực lượng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa, đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà đi đến thắng
lợi vẻ vang.
- Đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
( slide 13, 14 )
Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị Quốc tế cộng sản phải làm sao cho các dân tộc
hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau.
“Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu
biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông
tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những các cánh của cách mạng
vô sản” và làm mọi cách cho “đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc
mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác
thật sự sau này”
- Đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ,
tự do và công lý. ( slide 15)
Xuất phát từ mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ là đấu tranh cho hoà bình,
độc lập, thống nhất và tiến bộ, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc khơi dậy
lương tri của loài người, tạo nên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức
quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng người cụ thể trên hành tinh đối với
cuộc cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.
b. Hình thức tổ chức của khối đoàn kết quốc tế (SL 16, 17, 18 )
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế đối với cách mạng
dân tộc, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc thành lập các mặt
trận.
Đó là:
-Chủ trương thành lập một liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung giữa ba nước
Đông Dương. ( slide 16 )
 Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, Người
quyết định thành lập mặt trận riêng biệt, Mặt trận độc lập đồng minh, cho
từng nước Việt Nam, Lào, Cao Miên, tiến tới thành lập Đông Dương độc lập
đồng minh.
 Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo
việc hình thành Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào, phối hợp và giúp đỡ
nhau cùng chiến đấu cùng thắng lợi.
-Thiết lập mặt trận trong phe dân chủ. ( slide 17 )
 HCM củng cố chăm lo mối quan hệ đoàn kết hữu nghị hợp tác nhiều mặt với
Trung Quốc, thực hiện đoàn kết với các dân tộc Châu Á và Châu Phi đấu
tranh dành độc lập
 Từ những năm 20 của thế kỉ XX , HCM tham gia sáng lập Hội Liên Hiệp
thuộc địa Pháp, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc: góp
phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á- Phi đoàn kết với VN
-Thiết lập mặt trận đối với các lực lượng yêu chuộng hòa bình , công lí. ( slide 18)
Nhằm xây dựng các quan hệ với Mặt trận dân chủ và các lực lượng đồng
minh chống phát xít, đoàn kết với nhân dân tiến bộ ở các nước trên thế giới,
kể cả ở Mỹ và Pháp, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt
Nam chống đế quốc xâm lược.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế ngoài việc nêu rõ vai
trò và lực lượng hình thành, người còn chỉ rõ quan điểm của người về Nguyên tắc
xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế. Và sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần 3,
đó là…

3. Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế ( SL 19, 20, 21 )
a.Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình ( slide 19, 20)
-Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền tảng chủ nghĩa MácLênin và
chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
 ‘’Có lí ‘’ là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin phải xuất phát từu lợi ích chung của cách mạng thế giới, vận dụng linh
hoạt sáng tạo, hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mỗi nước
 “ Có tình “ là sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần tình cảm của
những người cùng chung lí tưởng chung mục tiêu đấu tranh, đòi hỏi trong
mọi vấn đề phải chờ đợi nhau cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích
chung
 ‘Có lí, có tình ‘ vừa thể hiện nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa
nhân văn Hồ Chí Minh – chủ nghĩa nhân văn cộng sản
-Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập,
tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
-Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
hoà bình trong công lý.
b. Đoàn kết trên cơ sở đọc lập tự chủ, tự lực, tự cường ( slide 21 )
-Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có
thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh.
-Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái
chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…Vì vậy, muốn tranh thủ
được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn.
4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đoàn kết quốc tế trong gia đoạn hiện nay
( slide 22 )
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một chiến lược cách
mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm là một đóng góp quan trọng vào kho
tàng lý luận cách mạng thế giới.
-Về đoàn kết quốc tế, chúng ta cũng thu được nhiều thành tựu lớn, “quan
hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế
và lực mới cho đất nước”.
-Đảng và Nhà nước ta phải chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc
tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu,
hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa, củng cố khối đoàn kết với mọi lực lượng
tiến bộ trên thế giới. Vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển.
Vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế, tiếp theo em mời thầy và các bạn xem một video
ngắn:
……..Vi deo>>>>>> ( slide 23 )
Vâng, trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu
không mệt mỏi góp phần vào sự đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy, nước ta thừa hưởng,
học tập và làm theo tư tưởng của người, chúng ta đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem, chúng ta đã đạt được những thành tựu
nào?
II. Những thành tựu khi thực hiện đoàn kết quốc tế của Việt Nam
( SL 24  32)
1. Thành tựu trong ngoại giao ( slide 25 )
- Việt Nam đã thành công xây dựng và phát triển mối quan hệ ngoại giao với
nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã xác lập mối quan hệ thương mại với trên
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là đối tác chiến lược và đối tác toàn
diện với gần 30 quốc gia
- Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực vào các tổ chức và diễn đàn
quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), ASEAN, APEC, WTO và nhiều tổ chức quốc tế
khác.
=> Giúp Việt Nam trở thành một nước có vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc
tế.
Ví dụ: Đàm phán và ký kết RCEP (Hiệp định Thương mại Tổng hợp và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương): Việt Nam tham gia đàm phán RCEP từ năm 2012 và ký
kết Hiệp định này vào tháng 11/2020, trong khuôn khổ của Hội nghị Cấp cao
ASEAN. RCEP đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tạo ra một thị trường
thương mại tự do lớn nhất thế giới, mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam và các thành
viên khác trong khu vực.
2. Thành tựu trong hợp tác kinh tế ( slide 26 )
- Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán ký kết 16 Hiệp định thương mại
tự do FTA với 59 đối tác trên toàn thế giới.
=>Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư
nước ngoài. Kết quả năm 2018, Việt Nam xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD và xuất siêu
6,8 tỷ USD một phần quan trọng nhờ quan hệ tốt với các đối tác lớn.
- Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển các ngành
kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Hỗ trợ phát triển vùng kinh tế trọng điểm như khu vực Đông Nam Á, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và năng lượng tái tạo.
Ví dụ: Thành viên của WTO (tổ chức Thương Mại thế giới): Việt Nam đã gia nhập
WTO vào tháng 1/2007 sau nhiều năm đàm phán. Việc gia nhập này đã mở ra cánh
cửa cho Việt Nam tham gia vào mạng lưới thương mại quốc tế và tạo điều kiện
thuận lời cho xuất khẩu và đầu tư
3.Thành tựu trong giáo dục ( slide 27 )
-Việt Nam đã đầu tư nhiều vào giáo dục, nâng cao chất lượng và đổi mới
phương pháp giảng dạy
 Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận với các nguồn kiến thức
quốc tế
Ngày 30/03/2021, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết Hợp tác
toàn diện cho chương trình liên kết giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
trình độ cao, tay nghề cao giữa Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn
Quốc, Công ty Cổ phần Tập đoàn VKBIA và trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh.
-Tham gia các cuộc thi học thuật quốc tế và đạt được nhiều giải thưởng cao.
Ví dụ: Tham gia chương trình PISA (Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế):
Việt Nam đã tham gia chương trình PISA từ năm 2012. Kết quả đạt được trong các
kỳ thi PISA đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể của hệ thống giáo dục Việt Nam trong
việc cải thiện chất lượng giáo dục và năng lực của học sinh.
-Trong kỳ thi PISA 2012, Việt Nam đã đứng thứ 17 trong số 65 quốc gia và
vùng lãnh thổ tham gia, với điểm số cao về đọc hiểu, toán học và khoa học.
- Trong kỳ thi PISA 2015, Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí của mình và đạt
được kết quả tốt.
=> Tham gia vào PISA không chỉ giúp Việt Nam đánh giá được sự tiến bộ trong
giáo dục mà còn giúp nâng cao uy tín và vị thế của nền giáo dục Việt Nam trên
trường quốc tế.
4 Thành tựu trong hợp tác văn hóa xã hội ( slide 28 )
-Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác văn hóa và giáo dục với các
quốc gia khác.
=> Giúp Việt Nam truyền bá và quảng bá hình ảnh văn hóa và lịch sử đất nước
=> Tạo điều kiện cho người dân Việt Nam tiếp cận với kiến thức và kinh nghiệm từ
các quốc gia khác.
Ví dụ: Trong nỗ lực mở rộng hợp tác văn hóa xã hội với các quốc gia khác, Một
trong những ví dụ đáng chú ý là việc thành lập Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại
Paris, Pháp vào năm 2008. - Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris đã đóng vai
trò quan trọng trong việc giới thiệu và thúc đẩy văn hóa Việt Nam tại Pháp
- Các hoạt động của Trung tâm bao gồm triển lãm, hội thảo, buổi biểu diễn
nghệ thuật, và các sự kiện văn hóa khác đã tạo ra cầu nối văn hóa giữa hai quốc
gia và góp phần vào việc tăng cường hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Việc thành
lập các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài là một biện pháp hiệu quả
trong việc thúc đẩy hợp tác văn hóa xã hội và xây dựng cầu nối giao lưu văn hóa
giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
5 Thành tựu trong hợp tác an ninh và quốc phòng ( slide 29 )
- Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động hợp tác an ninh và quốc phòng với
các quốc gia khác, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo ổn định khu vực
(Tính đến nay, sau 5 năm bắt đầu tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
hợp quốc, Việt Nam đã cử 90 sĩ quan tham gia sứ mệnh quốc tế cao cả này. Có thể
xem đây là sự thể hiện mức độ tham gia ngày càng sâu hơn, đóng góp ngày càng
tích cực hơn của Việt Nam với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế)
- Việt Nam cũng đã đóng góp tích cực vào công tác duy trì hòa bình và ổn
định trong khu vực và trên thế giới. Bao gồm giải quyết các vấn đề toàn cầu như:
 Biến đổi khí hậu
 Chống khủng bố
 Bảo vệ quyền con người và phát triển bền vững
Ví dụ: Hợp tác với Hoa Kỳ trong phòng chống tội phạm và khủng bố: Kể từ sau
chiến tranh, quan hệ an ninh và quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có
những bước phát triển đáng kể. Cả hai nước đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao
gồm phòng chống buôn lậu, tội phạm tổ chức, và khủng bố.
- vào năm 2019, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức tập trận chung biển lớn
nhất từ trước đến nay, tập trung vào cải thiện khả năng hợp tác trong nhiều tình
huống an ninh biển khác nhau. Hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia mà còn góp phần vào sự
ổn định và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
6 Thành tựu trong công tác giải quyết tranh chấp quốc tế ( slide 30, 31, 32 )
- Việt Nam đã tham gia vào các cuộc đàm phán và giải quyết tranh chấp quốc
tế theo các quy tắc và nguyên tắc quốc tế.
- Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận và giải quyết tranh chấp một cách
công bằng và hòa bình, góp phần vào việc duy trì ổn định và an ninh khu vực. Tình
hình Biển Đông trong vòng hơn 10 năm qua diễn biến ngày càng phức tạp. Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, Việt Nam đã, đang và luôn sẵn
sàng giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ
hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng.
Ví du:
- Vào năm 2014, Việt Nam và Campuchia đã ký kết một thỏa thuận biên
giới cuối cùng sau nhiều năm đàm phán, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc
giải quyết tranh chấp biên giới giữa hai nước. Việc giải quyết tranh chấp biên
giới với Campuchia là một ví dụ điển hình cho sự thành công của Việt Nam
trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế thông qua chính sách
đoàn kết quốc tế.
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thực hiện đoàn kết quốc tế.

-Quy mô, trình độ của nền kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc. Nếu như năm
1989, quy mô nền kinh tế Việt Nam là 6,3 tỷ USD thì đến năm 2020 đã đạt khoảng
268,4 tỷ USD. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, thu
nhập bình quân đầu người năm 1985 đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt
khoảng 2.750 USD/năm
Ngày 7/6/2019, với số phiếu bầu kỷ lục 192/193 phiếu, Việt Nam chính thức trở
thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-
2021

Với tư cách là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc hỗ trợ hòa bình bền vững và khắc phục
hậu quả của đại dịch COVID-19.

-Việt Nam cũng đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác
toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G20, toàn bộ các nước
ASEAN.

Tổng kết, ( SL 33 )
Thực tiễn minh chứng, hợp tác kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an
ninh là một thể thống nhất, không tách rời nhau, không thể hợp tác thành công nếu
chỉ hợp tác trên một mặt, một lĩnh vực.
Đoàn kết, hợp tác quốc tế trên một lĩnh vực tạo ra các nhu cầu hợp tác và tác
động mạnh mẽ đến kết quả hợp tác trên các lĩnh vực khác, cũng như kết quả chung
của quá trình hợp tác quốc tế. Trong đó, hợp tác về kinh tế giữ vị trí trung tâm, có
vai trò tiên phong thúc đẩy các mặt hợp tác khác phát triển ngày càng mạnh mẽ và
sâu rộng. Hợp tác về quốc phòng, an ninh phải dựa trên nền tảng hợp tác về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Quá trình hợp tác quốc phòng, an ninh là nhằm tạo môi trường hòa bình cho
công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và hợp tác quốc tế ngày càng toàn
diện hơn. Hợp tác về quốc phòng, an ninh càng gắn bó chặt chẽ, càng góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Di sản đường lối đối ngoại, trong đó có tư tưởng về đoàn kết, hợp tác quốc tế
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là một kho tàng vô cùng quý giá.
Vận dụng sáng tạo và hiệu quả tư tưởng của Người trong công tác đối ngoại hiện
nay góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa
Chúng ta chắc không còn xa là với khẩu hiệu: “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vậy Việt Nam ta đã học tập và làm theo tấm
gương đạo đức và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? Chúng ta cùng
tìm hiểu phần 3:
III. Liên hệ sinh viên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế ( SL 34,
35, 36 )
Đối với sinh viên nói chung ( SL 35 )
Việc củng cố và góp phần xây dựng khối đoàn kết quốc tế là việc có ý nghĩa
hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì thế vai trò của sinh
viên là vô cùng quan trọng.
-Thứ nhất, sinh viên cần hiểu được tầm quạn trọng của việc đoàn kết quốc tế. Đoàn
kết quốc tế góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng của thời đại.
-Thứ hai, luôn nâng cao nhận thứ chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn.
-Thứ ba, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống trong sáng, lành mạnh
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng,
thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá – đạo đức truyền thống của dân tộc.
-Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển
của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
Đối với sinh viên Đại học Công Nghiệp nói riêng ( SL 36 )
-Thứ nhất, tham gia vào chương trình học tập và trao đổi văn hóa: Hiện nay trường
các nhiều chương trình học trao đổi, liên kết với các trường nước ngoài ví dụ như
hợp tác liên kết đào tạo với trường Bách Khoa Quế Lâm (Trung Quốc) theo hình
thức 2+2 và 3+1 đối với ngành Quản trị khách sạn và Quản trị kinh doanh
-Thứ hai, tham gia vào các diễn đàn và sự kiện quốc tế do trường tổ chức: Tham dự
các cuộc họp, hội nghị và sự kiện có thể giúp bạn mở rộng mạng lưới quốc tế và
tìm hiểu về những cơ hội đoàn kết và hợp tác.
-Thứ ba, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những bạn bè quốc tế tham gia
học tại trường. Điều này thể hiện sự mến khách của người Việt cũng như giúp bạn
bè quốc tế hiểu hơn về văn hóa học tập của trường nói riêng và văn hóa đất nước
nói chung.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự cần
thiết đoàn kết quốc tế. Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được khi thực hiện
đoàn kết quốc tế. Đây là phần tổng kết nội dung bài học, qua bài thuyết trình này
mình mong tất cả chúng ta sẽ thấm nhuần được tư tưởng của Chủ tịch HCM.
Sau đây chúng mình có một vài câu hỏi nhỏ để chúng ta cùng nhau củng cố lại
kiến Sthức vừa học.
Sơ đồ tư duy ( SL 37 )
Câu hỏi củng cố
Câu 1 : Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế là:
A. Sự gắn bó chặt chẽ giữa các dân tộc trên thế giới.
B. Sự đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức, bóc lột.
C. Sức mạnh của cách mạng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 2 :Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ Đoàn kết là sức mạnh”. Câu nói này
đã thể hiện quan điểm của Người về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế như thế
nào?
A. Đoàn kết quốc tế là sức mạnh to lớn, là điều kiện tiên quyết để các dân
tộc bị áp bức, bóc lột giành được độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
B. Đoàn kết quốc tế là sức mạnh to lớn, là động lực thúc đẩy hòa bình,
hợp tác, phát triển giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Câu 3 : Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, sự cần thiệt phải đoàn kết
quốc tế là:
A.Lợi dụng để giải phóng dân tộc mình mặc kệ dân tộc khác.
B.Mưu cầu trục lời từ nước khác.
C.Hòa bình, hợp tác và phát triển.
D. Là vỏ bọc để đi xâm chiếm, cưỡng đoạt tài nguyên của nước khác.

Câu 4 :Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế sau khi gia nhập
khối đại đoàn kết quốc tế?
A. Tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP bình quân đầu người tăng cao.
B. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện.
C. Kết nối kinh tế với các quốc gia trên thế giới, thu hút nhiều nguồn đầu
tư.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 5 :Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa sau khi gia nhập
khối đại đoàn kết quốc tế?
A.Củng cố nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
B.Thúc đẩy giao lưu văn hóa với các nước.
C. Kết nối kinh tế với các quốc gia trên thế giới, thu hút nhiều nguồn đầu
tư.
D.Cả ba đáp án trên đều đúng.

You might also like