You are on page 1of 19

Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

SỢ HÃI VÔ THƯỜNG VÀ KHÁT KHAO GIÁC NGỘ

Mục Lục
1. Sự im lặng có tồn tại không? ........................................................................... 2

2. Con đường này vì sao dễ? Vì sao khó? ............................................................ 4

3. Tại sao phải sợ vô thường? Sợ để làm gì? ....................................................... 7

4. Hai điều cần có để giác ngộ trong một đời, đó là gì? ...................................... 8

5. Thói quen sai lầm cũ: Không sợ Vô thường – Phá thế nào?........................ 13

6. Con muốn cái tôi của con thành 1 tỷ hay về 0?............................................. 15

Trong Suốt |1
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

1. Sự im lặng có tồn tại không?


Thầy Trong Suốt: Theo mọi người sự im lặng có tồn tại không? Từ bé đến lớn có bạn nào
không nghe thấy âm thanh nào chưa?

Một bạn: Chưa ạ.

Thầy Trong Suốt: Theo các con sự im lặng có tồn tại không? Rõ ràng là tương đối không bao
giờ các con biết sự im lặng là cái gì. Cả đời các con chỉ thấy âm thanh, làm gì có lúc nào thấy
sự im lặng đâu, đúng không? Không bao giờ là im lặng cả. Rung động nhất định cũng gọi là
tương đối, nhưng sự im lặng chắc chắn là có mặc dù các con không bao giờ sờ được nó, đúng
không? Và dần dần các con thấy rằng tuy sự im lặng đấy bản chất nó chỉ là tương đối thôi
nhưng cũng có tuyệt đối.

Tuy rằng mình suốt ngày nghe thấy âm thanh, không bao giờ không nghe, từ lúc mình
sinh ra cho đến lúc mình chết đi, không bao giờ thoát khỏi âm thanh được cả. Nhưng mà vẫn
có lúc mình thấy có sự im lặng, không bao giờ bảo không có sự im lặng cả. Đấy là cái mà sư
phụ nói là tại sao người ta vẫn tin là có sự im lặng. Tại vì tuy rằng nó không sờ vào được, làm
sao sờ được sự im lặng? Làm sao nghe thấy sự im lặng? Làm sao nhìn thấy sự im lặng? Đúng
không? Nhưng chắc chắn nó tồn tại, thế thôi.

Cái sự im lặng đấy, tuy rằng con không nghe thấy, nhìn thấy nó được nhưng nó vẫn ở đấy.
Tuy rằng sư phụ không thể bảo nó là cái gì được, không sờ vào nó được, không thể bảo nó là
cái A, cái B được nhưng mà nó vẫn ở đấy, ngay ở đây này. Khi con ngồi ở căn phòng này, lấy
gì làm nền tảng cho âm thanh nổi lên? Cái gì là nơi mà âm thanh không biến mất?

Một bạn: Nó là sóng ạ?

Thầy Trong Suốt: Sóng chính là âm thanh mất rồi. Cái nơi mà âm thanh biến mất chính là sự
im lặng. Mà cũng từ sự im lặng âm thanh nổi lên. Âm thanh nổi lên từ sự im lặng rồi tan mất
trong sự im lặng, đúng không? Nhưng cái sự im lặng có bao giờ mất đi không? Tuy rằng con
không sờ vào nó được, không ngửi thấy nó, không nhìn thấy nó nhưng có bao giờ nó mất đi
không? Nó luôn ở đây, luôn luôn ở đây làm nền tảng cho âm thanh và âm thanh biến mất tan
vào nó.

Sự im lặng chẳng có ý nghĩa gì cả, khi có âm thanh thì không có nghĩa là sự im lặng biến
mất mà sự im lặng nó là nền tảng cho mọi thứ. Khi hết âm thanh, sự im lặng sẽ hiện ra. Sự im
lặng là nền tảng cho mọi thứ trong cuộc đời con. Nếu không có sự im lặng thì không bao giờ
con nghe được âm thanh đâu. Thực ra cuộc sống nó không liên tục như mình tưởng. Sự im
lặng là cái xảy liên tục, sau đó mọi thứ hiện ra trên cái nền đấy. Con cứ tưởng rằng không bao
giờ có sự im lặng hết, con cứ tưởng rằng tất cả chỉ có âm thanh thôi nhưng mà con nhầm. Con
cảm nhận sự im lặng từ sáng đến tối và con có thể cảm nhận nó bằng khoảng giữa các âm
thanh.

Cũng như vậy, khi các ý nghĩ xuất hiện thì luôn có khoảng trống giữa các ý nghĩ, chứ
không phải là ý nghĩ tiêu cực thì mới đè lên các ý nghĩ khác. Nhưng mà cái đấy quá ngắn,
nhanh quá thành ra là không bao giờ biết được rằng có một cái gọi là không ý nghĩ trên đời
này. Trên đời này có một cái là “không có ý nghĩ” thật. Nhưng nó quá nhanh, khoảng trống nó
Trong Suốt |2
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
quá ngắn nên thông thường cả đời mình chỉ có các ý nghĩ thôi. Hết các ý nghĩ này sang các ý
nghĩ khác, đúng không?

Đấy, có một cái là sự im lặng nhưng mà do âm thanh nó đến quá dồn dập, quá nhiều,
thành ra mình tưởng sự im lặng không tồn tại, đúng chưa? Nhưng mà có khoảng trống đấy –
khoảng trống mà âm thanh nổi lên rồi tan mất, rồi âm thanh khác xô đến. Khoảng trống mà
các suy nghĩ nổi lên rồi biến mất và các suy nghĩ khác xô đến. Khoảng trống đấy vĩnh cửu.

Khoảng trống đấy vĩnh cửu vì khi âm thanh nổi lên, khoảng trống vẫn ở đây, sự im lặng
vẫn ở đây. Nó vẫn ở đấy vì làm nền cho âm thanh mà! Thế thôi. Sự im lặng không bao giờ mất
đi cả, sự im lặng luôn ở đây. Cũng thế, cái khoảng trống của suy nghĩ cũng thế thôi, nó luôn
tồn tại ở đấy, nó làm nền cho suy nghĩ. Suy nghĩ đến và biến mất trên nền tảng đấy. Nếu
không có nền tảng đấy thì không bao giờ biết như thế nào là suy nghĩ. Nên là tuyệt đối tồn tại
ngay ở giữa tương đối nhưng nó không biểu hiện. Cái tuyệt đối khác với tương đối ở chỗ là
tương đối nó luôn biểu hiện còn tuyệt đối không biểu hiện. Nó là nền tảng cho mọi thứ nhưng
không bao giờ biểu hiện ra.

Đấy, sự im lặng là nền tảng của âm thanh nhưng không bao giờ biểu hiện ra thành cái gì
cả. Nó chỉ là sự im lặng thôi nên con không bao giờ thấy được sự im lặng cả mặc dù con tiếp
xúc với nó hàng ngày. Khoảng trống trong đầu con là nền tảng của suy nghĩ nhưng mà không
bao giờ biểu hiện ra cả. Con chỉ có tiếp xúc với các suy nghĩ. Không gian này là nền tảng để
tạo ra ánh sáng. Ánh sáng muốn đi được thì phải có không gian nhưng mà nó (không gian)
không bao giờ biểu hiện ra cả. Nên là mình chỉ thấy ánh sáng thôi, không thấy có ánh sáng thì
vẫn có một cái không gian nhưng mình lại gọi là không thấy gì.

Không gian là nền tảng cho ánh sáng, im lặng là nền tảng cho âm thanh, khoảng trống
trong đầu con là nền tảng cho suy nghĩ. Tất cả những cái đấy nó luôn tồn tại. Tồn tại một cách
tuyệt đối vì không bao giờ mất đi cả. Nó không mất đi đâu hết, nó vẫn ở đây thôi. Con có chết
thì sự im lặng nó vẫn ở đây. Con có chết thì cái khoảng không gian nó vẫn ở đây. Con có chết
thì khoảng trống suy nghĩ nó vẫn ở đây. Những cái tuyệt đối không bao giờ mất được. Không
bao giờ sinh ra, không bao giờ mất đi, không bao giờ biến đổi, nó cứ như thế mãi. Người nào
chán cái tương đối thì sẽ đi tìm cái tuyệt đối. Còn người nào đang vui đùa và thích với những
cái tương đối thì không đi tìm cái tuyệt đối.

Tương đối có cái hay của nó. Nó lóng lánh, lấp lánh, nó thú vị đúng không? Suy nghĩ có
buồn có vui, ánh sáng thì có xanh đỏ tím vàng, âm thanh thì có trầm bổng, du dương hay là dữ
dội… Cái đấy là cái rất thú vị. Nhưng cũng có những người chán rồi, đủ kinh nghiệm để mà
chán. Chán vì sao? Vì nó chỉ đến một lúc rồi biến mất. Không bao giờ tồn tại được lâu cả,
không bền bao giờ. Trong khi cái tuyệt đối thì không bao giờ mất được.

Trong Suốt |3
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

Không gian là nền tảng cho ánh sáng, im lặng là nền tảng cho âm thanh,
khoảng trống trong đầu con là nền tảng cho suy nghĩ. Tất cả những cái
đấy luôn tồn tại một cách tuyệt đối.

Những cái tuyệt đối không bao giờ sinh ra, không bao giờ mất đi, không
bao giờ biến đổi. Người nào chán cái tương đối thì sẽ đi tìm cái tuyệt đối.
Còn người nào đang vui thích với những cái tương đối thì không đi tìm
cái tuyệt đối.

2. Con đường này vì sao dễ? Vì sao khó?


Một bạn: Con có một hình ảnh để nói cho chủ đề này. Ánh sáng trắng thì nó không có màu.
Nhưng khi đi qua lăng kính thì nó toả ra bảy màu. Thì cái ý của con diễn tả nó cũng sẽ như
vậy và khi đi vô cuộc sống, người này người kia, hoặc Thầy này Thầy kia đều truyền đạt
những màu sắc khác nhau. Nhưng mà khi mình đi ngược lại vấn đề và mình tìm đến tận cùng
thì bản chất nó là như nhau. Từ đó con thấy động lực mình đi tìm kiếm và nhất định phải có
một cái gì đó nó không phải… Con muốn và thích đi tìm kiếm vấn đề của con….

Thầy Trong Suốt: Nhưng con tìm để làm gì? Con bảo con thích tìm và tìm để làm gì?

Bạn đó: Thứ nhất là con đã quyết định đi tìm vấn đề của con.

Thầy Trong Suốt: Vấn đề gì của con?

Bạn đó: Là ý nghĩa cuộc sống.

Thầy Trong Suốt: Tại sao con cần tìm ý nghĩa cuộc sống? Con chỉ cần sống thôi, cần gì đi
tìm ý nghĩa cuộc sống?

Bạn đó: Và con muốn tìm kiếm sứ mệnh của mình, để thỏa mãn…

Thầy Trong Suốt: Ai bảo con đi tìm ra sứ mệnh của con?

Bạn đó: Con cũng không biết tại sao nữa. Nó…

Thầy Trong Suốt: Bao giờ, từ năm bao nhiêu con đi tìm? Hay hành trình như thế nào? Hay tự
nhiên nó thế thôi?

Bạn đó: Nó là một cái hành trình, lúc đầu con cũng chưa gọi tên được nó. Đơn giản là con
cho nó là cái hình ảnh mũi tên chỉ đường. Và gần đây con thấy là mẹ con quá khổ và con
không thể nào dùng kiến thức hay cái giống như tư vấn tâm lý để giải quyết vấn đề cho mẹ. Và

Trong Suốt |4
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
con nghĩ có một cái trải nghiệm là đến một thời điểm mà mình có một cái gì đó chuyển hóa mẹ
mà mình không cần nói. Và đó là cái động lực thứ hai để con đi tìm. Tại vì mẹ con quá khổ.

Thầy Trong Suốt: Mẹ con à? Vì sao?

Bạn đó: Tại vì bố mẹ con đến với nhau thì mẹ con là người Bắc và bị đối xử, bạo hành gia
đình rất nhiều. Nhưng mà bây giờ đã 50 rồi nên sức khỏe suy yếu này kia, các thứ…

Thầy Trong Suốt: Làm thế nào để giúp được?

Bạn đó: Mẹ cũng muốn con lấy vợ, nhưng mà lấy vợ xong rồi mẹ lại lo là có còn bị bạo hành
hay không và sau này về sống với bố như thế nào vì tính bố như là ông trời con như thế, gia
trưởng như thế, rồi sinh con thì làm sao… Hàng ngàn các mối lo mà không bao giờ dứt được
các mối lo. Và con muốn mẹ con chấm dứt các mối lo và sống hạnh phúc… Nhưng mà con lại
không có một phương pháp. Ngay bản thân con, con cũng…

Thầy Trong Suốt: Vấn đề là phải có động cơ, vì chuyện gì làm mình cũng phải có động cơ,
không có động cơ thì giữa đường con sẽ dừng lại. Đấy! Con không có động cơ tốt thì giữa
đường sẽ dừng lại, hết mất đà thì sẽ dừng lại ngay!

Bạn đó: Thì giữa hai cái đó thì cái việc mà giải quyết vấn đề cho mẹ thì nó là thứ hai. Còn
bước đầu tiên là mình phải sửa mình. Phải sửa.

Thầy Trong Suốt: Tự con nghĩ như thế à? Hay đấy là lý do? Tìm nó làm gì?

Bạn đó: Nó là cái hành trình mà con nghe, biết được rằng làm thế nào con người ta luôn luôn
có một cái bệnh là luôn luôn không thể nào bình yên được bởi suy nghĩ nó dẫn mình đi hết chỗ
này đến chỗ kia. Và ta vẫn có cách sửa được nó và khám phá mình là ai.

Thầy Trong Suốt: Mình là ai? Con là ai?

Bạn đó: Nếu con nói ra bây giờ thì nó là sách vở...

Thầy Trong Suốt: Ừ, con nói thử xem nào? Con gặp sư phụ để làm gì?

Bạn đó: Có nghĩa là con vào trang Trong Suốt, con đọc nhiều bài viết của thầy. Các buổi thầy
chia sẻ thì con chỉ đến ngồi nghe thôi nhưng mà sau khi đọc các bài viết và nghe các bài chia
sẻ của thầy thì tự nhiên con hồi tưởng lại những việc đã qua và thấy cuộc sống đi qua mình và
mình thấy nó không có cân bằng. Cuộc sống nó cho mình không giống ước muốn một cái gì
cả: Thất bại, thành công, hạnh phúc, khổ đau… Những cái mà mình mong muốn nổi lên đó là
cái cảm xúc, cảm giác mình muốn sở hữu nó. Khi mình gạt bớt cái đó thì mọi thứ nó hết sức là
nhanh chóng, bản chất nó hết sức là tự nhiên… Con muốn trải nghiệm với nó và sống với nó
chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ đọc về nó và cứ suy nghĩ...

Thầy Trong Suốt: Ừ. Con cần phải mạnh mẽ, thầy sẽ giúp con tìm thấy nó nhưng con cần
phải mạnh mẽ vì cái đường đi này khó lắm. Nó dễ vì nó ở ngay đây, nhưng nó khó vì cái thói
quen cũ của con quá lớn, những sai lầm cũ ấy. Nó dễ vì nó ngay đây này, nó rất tự nhiên, nó

Trong Suốt |5
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
không đi đâu hết. Nó không phải chạy đến chỗ nào đấy mới tìm thấy nó. Nó ngay ở đây nhưng
nó khó vì thói quen của con, thói quen trong tâm trí và cuộc sống hoàn toàn nhầm lẫn của con.

Tu tập là gì? Là quá trình bỏ những thói quen đấy. Tu tập là quá trình không nhìn thế
giới theo kiểu cũ nữa, bỏ đi những tư duy cũ cho đến khi bỏ hẳn hoàn toàn. Con không nhận ra
bản chất tự nhiên vì con dùng tâm trí nhận định thế giới mất rồi. Con dùng nhận định của tâm
trí để nhận biết thế giới này chứ con không dùng nhận biết tự nhiên để nhận biết thế giới. Con
chỉ cần bỏ đoạn nhận biết tâm trí đi, thì những cái tự nhiên nó tự hiện ra, vì nó đang ở đây rồi.
Giống như sự im lặng đang ở đây này, nhưng mình cứ nói, nói, nói, nên chẳng thấy im lặng
đâu hết. Nhưng không bao giờ nói câu nào nữa thì im lặng xuất hiện. Đấy! Mặc dù thực ra nó
luôn ở đây, sự im lặng luôn ở đây, nhưng vì nhiều âm thanh cứ nói, nói, nên nó không bao giờ
hiện ra cả. Không nói nữa thì sẽ hiện ra.

Cho nên là gì? Tu tập là quá trình bỏ đi các thói quen cũ của chính mình. Bỏ dần rồi bỏ
hoàn toàn. Tu tập là một quá trình bỏ dần. Giác ngộ là sự bỏ hẳn. Tu tập là quá trình tịnh tiến,
từ từ bỏ dần, bỏ dần, bỏ dần nhưng đến thời điểm bỏ hẳn thì gọi là giác ngộ. Còn nếu con
không bỏ được hay chỉ là người ít suy nghĩ thôi, thì vô nghĩa. Tái sinh là lại suy nghĩ nhiều
ngay nên quá trình tu tập là bỏ dần, bỏ dần, cho đến khi bỏ hẳn. Quá trình khó khăn vì nó trái
với quan điểm thông thường. Ví dụ con đang sống như thế này rồi tự dưng sư phụ bảo con là
bây giờ cởi truồng rồi đi vòng quanh bờ hồ chẳng hạn, điều này hoàn toàn trái với quan điểm
của con nên rất khó khăn, đúng không? Có khó khăn không?

Đấy! Nhưng nếu con không làm theo như vậy hoặc là con không làm theo kiểu kiểu như
vậy thì con sẽ chiều cái nhận biết của tâm trí về thế giới thông thường từ trước, từ ngày này
sang ngày khác. Con chiều nó thế thì con bỏ nó thế nào được? Con cứ chiều nó thế thì không
bao giờ con bỏ nó được cả. Chỉ khi nào con thật dũng cảm bỏ nó ra, làm trái ngược nó nghĩa là
bỏ nó ra, thì con cần một động lực rất lớn. Không đủ lớn thì phí lắm.

Con đường này dễ vì nó ngay đây này, nó rất tự nhiên, nó không đi đâu
hết, không phải chạy đến chỗ nào đấy mới tìm thấy nó. Nhưng nó khó vì
thói quen trong tâm trí và cuộc sống hoàn toàn nhầm lẫn của con.

Tu tập là quá trình bỏ dần những thói quen cũ sai lầm của chính mình, là
quá trình không nhìn thế giới theo kiểu cũ nữa, bỏ đi những tư duy cũ cho
đến khi bỏ hẳn hoàn toàn.

Tu tập là một quá trình bỏ dần. giác ngộ là sự bỏ hẳn.

Trong Suốt |6
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

3. Tại sao phải sợ vô thường? Sợ để làm gì?


Một bạn: Thưa thầy, con vẫn muốn sống và tu tập.

Thầy Trong Suốt: À thế bây giờ nếu phải làm một việc hơi khó con có làm được không?
Thầy vừa nói con một ví dụ đấy?

Bạn đó: Con làm được! Và con muốn xong ngay trong đời con.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Được, thế bắt đầu đi. Phải bắt đầu từ động cơ của con đi để thấy rằng:
Nếu mình không làm được trong đời này thì chẳng biết điều gì sẽ xảy ra. Có khi đời sau chẳng
có cơ hội nào nữa. Con phải hiểu một điều quan trọng nữa gọi là vô thường. Con không thể
sống mãi với thân thể này, không thể sống mãi với thế giới này, kiểu gì nó cũng sẽ vẫn mất đi.
Nếu con giác ngộ trước khi nó mất đi thì tốt, đúng không? Còn chưa giác ngộ mà nó đã mất đi
rồi thì con lại tiếp tục lăn lộn trong một sự thiếu hiểu biết và không có gì đảm bảo con tìm
được một con đường đúng, có thân thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn và còn có con đường
đúng.

Nhưng tại sao các con lại phải sợ? Vì các con phải hiểu là cái cơ thể này mất đi thì
không biết trước được. Ví dụ hôm nay con ngồi đây thì mai có thể mất rồi. Cái điều đáng sợ
nhất là không biết trước được. Hôm nay ngồi thế này nhưng có ai đảm bảo tí nữa tôi sẽ không
chết đâu? Tí nữa ô tô đâm một cái chết luôn thì sao? Thế là bao nhiêu những khát vọng của
con, đúng không? Ham muốn tìm chân lý của con không còn cơ hội nào nữa. Con sẽ tái sinh
thành một cậu bé ở một đất nước nào đấy, Somali chẳng hạn, còi cọc, ốm yếu và có thể chết vì
chiến tranh. Con không có cơ hội tìm chân lý. Thấy không ổn! Không ổn rồi thấy sợ.

Cuối cùng của con đường thì con không phải sợ gì nữa. Nhưng khi con chưa đến cuối
đường thì con càng ngày càng sợ, sợ rằng là mình sẽ không kịp. Sợ để làm gì? Để cố gắng đi
thật nhanh. Nếu người ta không sợ thì người ta không nghĩ đến. “Tại sao phải đi nhanh, tôi đi
từ từ vì tôi còn trẻ, vì tôi còn sống đến 70 tuổi, tôi còn 40 năm nữa để giác ngộ. Đức Phật cũng
có 6 năm thôi, tôi có 40 năm là tôi đang còn thừa rồi!”

Như thầy có một người bạn là tổng giám đốc của một khách sạn rất to. Anh ấy bảo là 60
tuổi sẽ bỏ hết lên chùa Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng có gì đảm bảo ông ấy sống được đến 60 tuổi
đâu? Ông ấy chết năm 59 tuổi thế là bao nhiêu ước vọng tu tập của ông ấy tan biến. Tại sao
không tu luôn bây giờ đi mà phải đợi đến năm 59, 60 tuổi? Anh ấy bảo là “anh không thể bỏ
những cái bây giờ đi được. Còn phải nuôi vợ nuôi con, con đi du học nước ngoài, lớn lên con
mình nó phải là người tử tế trong xã hội sau đó mới yên tâm được”. Những người như vậy thì
gọi là những người không biết sợ. Không biết sợ thì không đi con đường này được vì sẽ rất
chủ quan. Nên việc đầu tiên của các con là phải biết sợ. Sợ rằng mình không còn kịp sống nữa,
không sống kịp để giác ngộ. Sợ mọi chuyện xảy ra con chết mà chưa giác ngộ. Đấy, để bắt đầu
thì con phải có nỗi sợ đấy.

Nếu con sợ điều đấy thì sau này tất cả những gì thầy nói con sẽ làm. Còn nếu con không
sợ thật thì con sẽ không làm đâu. Nếu biết sợ thì con sẽ thấy thầy nói đúng. Thầy bảo là cởi
truồng đi quanh phố hai vòng thì con bảo là: “Ừ, thôi được rồi! Nó khó khăn, cực kỳ khó khăn
nhưng con làm vì biết là việc này giúp mình giác ngộ nhanh hơn tại vì nó mất 10 năm để mình
giải quyết cái gốc còn bây giờ mất hai vòng quanh hồ là giải quyết xong”. Đấy, thì con sẽ cởi
truồng đi vòng quanh hồ. Ngược lại con bảo: “Thôi còn lâu tôi mới chết, còn lâu mới chết nên
Trong Suốt |7
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
tôi là 10 năm để đợi thì tại sao tôi phải làm việc ngốc như thế làm gì? Tu tập làm cứ từ từ thôi,
giải quyết cái tôi dần dần, mỗi ngày tôi cố một tý, giải quyết một tý thì cái tôi của tôi nó sẽ
biến mất thì tại sao tôi phải đi quanh hồ hai vòng để làm những thứ này làm gì?”. Nếu con
không có nỗi sợ con sẽ đi vào con đường rất là từ từ, con cứ từ từ, còn khi gặp thầy thì thầy
dạy con đường không từ từ đâu. Thầy dạy một con đường không từ từ, thầy yêu cầu cái người
đi phải quyết tâm. Đấy, cần phải cân nhắc, con hãy về nghĩ liệu mình có thể sống mà bỏ hết,
mình không cố gắng hay quyết liệt hay không?

Bước đầu tiên là cần sợ vô thường để hiểu được rằng: cơ thể này có thể
mất đi mà không biết trước được. Sợ mọi chuyện xảy ra con chết mà chưa
giác ngộ. Chưa giác ngộ mà đã mất thân thể thì con lại tiếp tục tái sinh,
lăn lộn trong nhầm lẫn và không có gì đảm bảo con tìm được con đường
đúng, có thân thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn.

Sợ để làm gì? Để cố gắng đi thật nhanh. Không biết sợ thì không đi


được con đường này được vì sẽ rất chủ quan.

4. Hai điều cần có để giác ngộ trong một đời, đó là gì?


Một bạn: À hồi trước đây thì con có một cái suy nghĩ là nếu mà đi theo con đường này thì
mình có một vài tấm gương rồi. Mình có một vài người làm việc đó và người tin tưởng nhất là
Đức Phật. Thì con đã suy nghĩ đó cũng là một con người bình thường và người ta làm được
thì tại sao mình không làm được?

Cái thứ hai là người ngồi trước mặt con là ai? Và cái thứ ba là con giải quyết được cái về
động lực là khát khao để đi giúp người khác thì khi con đọc cuốn “Cuộc đời của Milarepa”
thì nói là khi nào mà trên đầu mình vẫn là bầu trời và dưới vẫn là Trái Đất thì mình vẫn còn
có thể giúp được người khác. Thì con thấy nên giúp mình trước.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Không giúp nổi mình mà lại đi giúp người khác?

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Cái duy nhất mà con có để đi giúp người khác là chính con.

Bạn đó: Dạ

Thầy Trong Suốt: Công cụ duy nhất đi giúp người khác không phải là tiền bạc, quyền lực mà
là con. Công cụ đấy không tốt thì có giúp được không? Công cụ đấy không hoàn hảo thì giúp
người khác thế nào được, đúng không? Nếu thực sự vì mọi người thì phải có công cụ tốt.
Không phải là tiền to hay danh vọng lớn, đều không tốt. Trí tuệ của con, sức khỏe của con, sự
khéo léo, thông minh của con, đặc biệt là sự giác ngộ của con mới là công cụ để giúp người
khác. Cách duy nhất để giúp người khác là mình có phương tiện tốt, còn nếu không thể có
phương tiện tốt thì khó giúp họ. Hai người mù nắm tay nhau qua đường, thế là cái ô tô xông
Trong Suốt |8
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
đến, cả hai người cùng chết. Một người chết đuối có một người khác nhảy xuống cứu nhưng
người nhảy xuống cứu không biết bơi. Thế là cả hai cùng bị chết đuối.

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Muốn cứu người mù thì mắt mình phải sáng. Muốn cứu người chết đuối
mình phải biết bơi. Nếu không lo tập bơi hay lo sáng mắt ra thì chẳng có gì để cứu cả. Con
phải có nỗi sợ. Sợ rằng mình không đủ thời gian, không đủ điều kiện để mà giác ngộ vì chết
quá sớm. Nỗi sợ đấy không phải là nỗi sợ bi quan mà sợ để mình cố hết sức.

Nếu mình đi vào con đường nào thì mình cam kết đến cùng khi mình đi, thực sự là đi.
Đức Phật tuy thế nhưng Ngài chỉ cần một lần nhìn thấy có người khác khổ là Ngài sẵn sàng bỏ
vợ con đi rồi. Tối hôm đấy bỏ vợ con đi luôn, mẹ thì mất rồi nhưng bỏ bố già, vợ trẻ, con
thơ,… Bỏ ba người để đi tìm con đường giác ngộ. Đấy, đấy là ví dụ về việc quyết liệt. Quá
quyết liệt luôn! Đúng không? Mà trong thời gian đấy, Ngài làm thì có bao giờ Ngài dừng cái
việc tu tập này đâu? Chẳng qua Ngài chưa tìm được con đường thì tìm con đường khác, chẳng
bao giờ dừng cả. Luôn luôn quyết liệt.

Như Ngài Milarepa khi mà đã tìm được Thầy của mình rồi thì Ngài lao động khổ sai, làm
tất cả các chuyện, không một ngày nào nghỉ. Không một ngày nào nghĩa là: “Thôi tôi có thể
nghỉ ngơi được rồi!”. Kể cả sau khi mà Thầy đã nhận Ngài làm học trò thì Ngài cũng phải
thiền định bao nhiêu lâu, bao nhiêu năm mới được. Không ngừng được! Đấy, nếu ai đi vào
con đường giác ngộ thì đi kiểu đấy, thì mới có thể giác ngộ được trong đời này. Còn ai đi theo
kiểu: “Thôi! Hôm nay tôi tập ngày mai tôi nghỉ, sáng nay tôi tập thì tối về tôi nghỉ ngơi, không
cần nghĩ nhiều làm gì hết!” thì chắc chắn vô cùng khó. Tất cả những bậc giác ngộ đều tập như
những người vừa xong. Ngày xưa có một Ngài nữa tên là Longchenpa, con đã nghe bao giờ
chưa?

Bạn đó: Dạ con có nghe.

Thầy Trong Suốt: Longchenpa là một vị Phật. Hai kiếp nữa Ngài thành Phật. Nghĩa là kiếp
này Ngài đã rất kinh rồi, nghĩa là Ngài biết như vậy. Thì khi mà Ngài ở trong núi ngồi thiền và
ngày nào Ngài cũng phải ra ngoài lấy nước thì cửa hang có một cây gai, con biết truyện đấy
rồi đúng không?

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Mỗi lần Ngài đi qua thì cái gai nó cứa chảy máu. Ngài định cúi xuống nhổ
cái gai đấy đi, nhưng lại nghĩ: “Chắc gì mình đã sống kịp đến ngày giác ngộ, tại sao lại phí
thời gian đi nhổ cây gai này? Thế là Ngài lại ra lấy nước rồi quay vào. Ngày nào Ngài cũng bị
rướm máu như thế và khi mà Ngài giác ngộ thì cây gai nó to che hết cả hang, hết cả đường ra
khi mà Ngài giác ngộ.

Đấy, nếu mà con tu tập thì phải có thái độ như vậy với những thứ không cần làm. Những
việc nào làm mà không dẫn con đến giác ngộ được, không có một ảnh hưởng gì đến việc giác
ngộ của con thì dần dần con sẽ không muốn làm nữa. Và tất cả những điều giúp con giác ngộ
được thì con sẽ làm quyết liệt đến cùng. Nếu con đi con đường này của thầy thì như vậy.

Trong Suốt |9
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
Chiến sĩ cảm tử đấy! Khi đã lên đường rồi chỉ có chết thôi! Chỉ có giác ngộ hoặc là chết. Cảm
tử quân. Con thi đi, trong này có nhiều thứ hay lắm, hướng đến tu tập.

Bạn đó: Nếu mà con không xong đời này thì vạn kiếp bất phục.

Thầy Trong Suốt: À. Thế thì con bắt đầu có động lực. Tất cả những người tu hành mà không
giác ngộ được là động lực không đủ mạnh. Nên là sẽ đi một cách chậm chạp không giác ngộ
được, trở ngại rất lớn. Để giác ngộ được cần hai điều, một là con sợ, như thầy nói rồi, hai là
con phải khao khát đến với giác ngộ. Hai cái đấy phải cân bằng nhau.

Một bên là rất sợ, rất sợ là vô thường đến là mình sẽ mất cơ hội này nên là mình có một
nỗi sợ. Hai là mình có một khao khát đến đích vì nó rất tuyệt vời. Đến đích là rất tuyệt vời, tự
do là rất tuyệt vời, giác ngộ rất tuyệt vời. Khao khát giác ngộ. Nên người tu hành phải có cả
hai, vừa sợ hãi lại vừa khao khát. Học trò của thầy có người đi nhanh, người đi chậm. Những
người đi chậm thì hoặc là thiếu một trong hai cái kia hoặc là thiếu cả hai. Người đi nhanh là
người có cả hai: Vừa sợ hãi lại vừa khao khát giác ngộ.

Con phải khao khát đến nỗi ám ảnh và sợ hãi. Chứ còn nếu chỉ khao khát ở trạng thái
bình thường là “xong”! Tại sao lại sợ hãi đến mức ám ảnh? Con cứ ra khỏi nhà một cái là con
nghĩ ngay rằng mình sắp có nghiệp xấu. Con đi cầu thang thì chắc gì mình đi xuống đến cầu
thang hay là mình ngã chết? Đấy gọi là sợ hãi ám ảnh. Ngày xưa buổi tối đi làm về, thầy phải
đi bộ khoảng 10km để về nhà, và có khoảng tám cái ngã ba và ngã tư. Lúc mình đi qua, rẽ một
ngã tư thì thầy lại nghĩ rằng: “Chắc gì mình đã vượt qua được ngã tư này? Nếu mình đang đi
dở qua thì ô tô đâm mình chết, chắc gì mình đã vượt qua được?”. Đấy, thầy luôn nghĩ thế, còn
khi vượt qua rồi thì: Trời! (Mọi người cười)

Các con ngồi đi, sư phụ đang giảng, ngồi đi không sao đâu. Đây đúng đoạn các con cần
nghe. (Thầy nói riêng với vài bạn) Đoạn này đúng đoạn các con cần nghe. Đang nói là để đi
vào con đường này, lúc bắt đầu đấy, thì phải biết khát khao và sợ hãi. Con đang sợ hãi điều gì?

Một bạn: Con sợ con chết mà con không giác ngộ được.

Thầy Trong Suốt: Đấy, chính xác là điều sư phụ nói: Sợ chết mà mình không giác ngộ được.
Nhưng nếu mà mình muốn tiến bộ nhanh thì phải sợ hãi đến mức độ ám ảnh. Ví dụ lúc nãy sư
phụ đang kể cho bạn này nghe ngày xưa sư phụ đang lúc tu tập đấy, thì đi bộ từ công ty về nhà
một mình và đi qua khoảng tám cái ngã hai và ngã tư thì cứ mỗi lần sư phụ đi đến một ngã hai
và sắp vào con đường thì đều nghĩ rằng là: “Không biết mình có qua nổi cái ngã hai này hay
không vì ô tô đâm vào mình chết ngay”, đúng không? Vô tình ô tô, xe máy đâm vào, đi băng
qua đường này có ông nào phóng rồ lên một cái là mình chết. Và cứ đến ngã hai, ngã tư là
mình nghĩ kiểu đấy: “Không biết mình có sống nổi qua ngã tư này không?” và thấy là thật
kinh khủng khi mình chết. Không phải là mình sợ chết, không phải sợ đau mà mình cảm thấy
là bây giờ chết khi chưa giác ngộ thật kinh khủng! Đấy, cảm giác thế. Đấy là suy nghĩ và cảm
giác.

Mỗi lần dắt xe ra khỏi nhà con phải nghĩ: “Liệu hôm nay mình có thể sống được từ giờ
đến tối không? Hay là cái gì đấy đâm vào và mình chết? Khi mà mình chưa giác ngộ.” Sợ hãi.
Sợ hãi những điều kinh khủng bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra. Nhìn bố mình nghĩ là không

Trong Suốt | 10
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
biết tối nay bố còn gặp mình được nữa không? Vì bố mình ngã cầu thang, đang đi bình thường
nhưng tối về bố mình có thể ngã cầu thang chết, thế là sợ hãi.

Nhưng song song với nó thì mình phải khát khao, mong muốn đạt được sự giác ngộ,
mong muốn đạt được hết vô minh, hết nhầm lẫn, mong muốn đạt được đến sự không đau khổ
nữa! Mình biết trong đầu mình đầy đau khổ đúng không? Đầu ai cũng đều đau khổ thôi, không
giác ngộ thì kiểu gì cũng có đau khổ, mỗi người đau khổ một kiểu. Ông giàu đau khổ kiểu ông
giàu, ông nghèo khổ kiểu ông nghèo hay là người tốt khổ kiểu người tốt, người xấu khổ kiểu
người xấu. Ai cũng khổ hết! Thảo khổ kiểu của Thảo, đúng chưa? Mình khát khao cái trạng
thái giác ngộ, mình khát khao trạng thái hết nhầm lẫn. Thế thôi!

Khát khao nghĩa là thế nào? Là như sư phụ nói, nó là nỗi ám ảnh. Lúc nào cũng phải
nghĩ là: “Làm thế nào để đạt được giác ngộ bây giờ? Làm thế nào để tiến bộ? Làm thế nào để
ngày càng tiến bộ bây giờ? Làm thế nào, làm thế nào…” Và cái điều khát khao đấy nó làm cho
cả cuộc sống của mình hướng về đời sống tu hành. Khi gặp chuyện một cái thì mình nghĩ ra
là: “À, cư xử thế nào để mình tiến bộ hơn? Nên nhìn vấn đề thế nào ở góc độ của một người
tiến bộ, người tu tập?”

Khi anh ấy gọi điện cho tôi, nhắn tin cho tôi thì tôi trả lời cái gì bây giờ? Trả lời thế nào
bây giờ? Đấy! Trả lời như một người bình thường thì dễ nhưng trả lời thế nào, hay là nên nghĩ
thế nào để cho mình tiến bộ hơn bây giờ? Theo mốc tiêu chuẩn của tu hành thì tôi nên nghĩ thế
nào? Thay vì nghĩ nhắn tin thế nào thì cũng khổ vì chỉ có khổ thôi. Có nhắn tin bảo em yêu
anh hay thế nào thì cuối cùng vẫn khổ. Đấy là tiêu chuẩn mới đấy, mình có một cách nhìn mới
ở vấn đề cũ. Và nếu mình nghĩ về nó liên tục thì mình sẽ ám ảnh thôi! Lúc nào cũng nghĩ: À,
đó là nguyên tắc tu tập của mình là như nào, ám ảnh về chữ “tu tập”.

Đấy, khát khao và sợ hãi. Đấy! Khát khao và sợ hãi thì mới đi đến tiến bộ nhanh được còn
nếu không mình sẽ không tiến bộ luôn, vì các thói quen cũ của mình rất lớn. Thói quen cũ của
mình ấy, thói quen nhầm lẫn của mình rất nhiều nên là nó cứ cản trở, nó làm cho mình làm sai
suốt! Bị sai, làm sai và đặc biệt là quên mất tu tập. Thói quen của mình thì luôn luôn thế.

Một người khách hàng mắng cho mấy câu làm mình giận, thế là suy nghĩ tu tập của mình
biến mất ngay, vì mình khó chịu. Mình sẽ có những suy nghĩ của sự khó chịu và không tu tập
nữa. Nếu mình quên mất sự tu tập thì hãy nhớ lại. Đấy, đây là bước đầu. Kể cả bước đầu hay
những bước sau thì hãy học khát khao sợ hãi đi cho đến khi nào giác ngộ thì thôi.

Giác ngộ thì thoát khỏi hy vọng và sợ hãi nhưng mà chưa giác ngộ thì mình phải biết hy
vọng đúng cách và sợ hãi đúng cách. Đấy là điều rất nghịch lý. Khi mình giác ngộ rồi thì mình
thoát khỏi hy vọng và sợ hãi nhưng nếu mà mình còn hy vọng và sợ hãi thì sao gọi là giác
ngộ? Nhưng mà nếu mình chưa giác ngộ, mình lại không hy vọng giác ngộ mà không sợ hãi
cái sự vô thường ấy thì mình giống như bao nhiêu người khác là sẽ dừng lại ở lưng chừng.
Đấy là vấn đề ở thời đại này, ở thời đại này người ta không được dạy là phải khát khao và sợ
hãi. Người ta chỉ được dạy là…

Một bạn: Không sợ hãi.

Thầy Trong Suốt: Không sợ hãi và đừng có khát khao gì hết, sống kiểu đừng có khao khát và
đừng có sợ hãi. Kể cả những người thầy nổi tiếng cũng dạy theo kiểu đấy! Dạy theo kiểu vô
Trong Suốt | 11
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
trách nhiệm như thế thì nói gì học trò? Ông thầy nói điều đấy thì ai cũng nghe, ông thầy nói về
không khát khao và không sợ hãi thì vẫn nghe nhưng ông ấy có trách nhiệm đâu vì ông ấy làm
cho học trò của mình chẳng tiến bộ, chẳng giác ngộ được nữa, đúng chưa? Thảo gặp thầy kiểu
đấy rồi đúng không? Những vị thầy như vậy là một ví dụ xấu: Nói rất hay, có vẻ rất đúng,
nhưng không làm cho người ta biết thế nào là khao khát, sợ hãi. Làm sao mà tiến bộ được, học
trò của vị thầy đấy chỉ đứng yên một chỗ thôi. Thầy có đi được hay không thì không biết
nhưng học trò đứng nguyên một chỗ. Ngay cả sách vở cũng chỉ nói về làm thế nào để không
sợ hãi, làm thế nào để đừng có khao khát thì chắc chắn là cái người đọc xong chỉ đứng một
chỗ thôi. Đúng không?

Một bạn: Ngày xưa cách đây mấy năm, khoảng hai năm con có đọc cuốn sách nói về đạo
Phật, giải thích Niết Bàn là gì: Niết Bàn là chấm dứt mọi khao khát thì người chưa biết gì đọc
vào thì thấy là nếu mình có một ý muốn nào đó thì mình sai rồi, và có cách hiểu sai

Thầy Trong Suốt: Vấn đề của thời đại này là ai cũng thích nói về cái gì đấy hay ho đẹp đẽ
nhưng mà chả có ích lợi gì cả, vô dụng! Cái hay ho đẹp đẽ thường vô dụng.

Để giác ngộ được cần hai điều:


1. Rất sợ là Vô thường đến - mình sẽ mất cơ hội
2. Có một khao khát giác ngộ vì nó rất tuyệt vời. Đến đích là rất tuyệt vời, tự do là rất tuyệt
vời.

Phải khao khát đến nỗi ám ảnh và sợ hãi đến nỗi ám ảnh.
Khát khao đến nỗi ám ảnh: Lúc nào cũng phải nghĩ là: “Làm thế nào để đạt được giác ngộ
bây giờ? Làm thế nào để tiến bộ?
Sợ hãi đến mức độ ám ảnh: Cứ ra khỏi nhà một cái là nghĩ ngay rằng mình sắp có nghiệp
xấu.

Hãy khát khao & sợ hãi đúng cách, cho đến khi nào giác ngộ thì thôi.

Trong Suốt | 12
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

5. Thói quen sai lầm cũ: Không sợ Vô thường – Phá thế nào?
Một bạn khác: Giai đoạn đầu ấy Sư phụ, khi con nghe nói về những cái bài mà Sư phụ nói về
vô thường, con nghe đi nghe lại nhiều lần thì con cũng hay tưởng tượng lắm. Thì đến một lúc
nào đó con đau đầu quá Sư phụ ạ. Con suy nghĩ cả ngày rồi nó đau đầu kinh khủng luôn. Con
phải uống rất là nhiều thuốc giảm đau ấy.

Thầy Trong Suốt: Thế à?

Bạn đó: Dạ, nhưng mà con vẫn cố gắng tiếp tục nghĩ. Lúc đầu con suy nghĩ là không biết nếu
như vậy thì có đúng hay không? Nhưng mà con vẫn tiếp tục suy nghĩ. Con nói nếu mà cái việc
này cứ tiếp diễn mà một tuần con vẫn còn đau đầu thì có thể là con sẽ hỏi lại Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Dạ, thì sau đó dần dần nó bớt căng cái đầu ra ấy Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Dạ. Con nghĩ về nó nhẹ nhàng hơn, và con lại nghĩ nếu mà con nghĩ nhẹ nhàng quá
thì nó lại…

Thầy Trong Suốt: Không sợ nữa hả?

Bạn đó: Dạ đúng rồi. Nó lại không sợ nữa, nó lại cảm thấy bình thường. Cho nên con cũng
không có biết là cách nào để mà tốt nhất á. Hàng ngày con vẫn suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Lúc đầu tiên thì phải nghĩ nhiều lên. Lúc đầu thì thói quen cũ của con là
cuộc đời mình sẽ tốt. Thói quen cũ của ai cũng thế thôi, tất cả mọi người đời thường ấy. Nếu
như con hỏi là: “Tối nay có chết không?”, thì mọi người bảo con: “Điên, sao lại hỏi thế?”. Ai
cũng nghĩ rằng tôi sẽ còn sống đến tối, lúc đầu ai cũng nghĩ thế. Tôi sống đến ngày mai, đến
tối nay, ngày mai, tôi sống đến nhiều năm nữa. Nhưng một ngày ở Việt Nam mình có 100
người bị chết, tai nạn. Trong đấy có 30 người bị tai nạn giao thông, 70 người là các tai nạn
khác. Thế là một ngày có 100 người lúc mà buổi sáng thì chào bố mẹ và con cái trong gia đình
ấy, họ nghĩ là họ sẽ sống đến tối. Bố mẹ họ nghĩ rằng là buổi tối họ sẽ về nhưng có 100 người
hàng ngày không về, chết. Nhưng mấy ai tự hỏi “Mình có chết không? Và hầu như đều nghĩ:
“Không, mình vẫn sống” – Đấy là một suy nghĩ rất sai lầm, thói quen sai lầm. Và để phá cái
thói quen đấy chính là sự tưởng tượng như sư phụ vừa nói với con.

Để phá thói quen đấy mình phải tưởng tượng rằng hôm nay mình có thể không về. Tôi có
thể bị chết ngày hôm nay, tí nữa. Tôi có thể bị lừa đảo, lừa gạt đúng không? Tôi có thể bị
cưỡng hiếp, tôi có thể bị đâm chết, giết chết. Khi mình tưởng tượng như vậy thì mình mới phá
được những thói quen sai lầm là thói quen không chấp nhận sự thật. Sự thật là ai cũng có thể
chết chỉ trong một buổi tối nhưng mà ít người chấp nhận lắm! Lúc đầu phải tưởng tượng rất
mãnh liệt.

Mình nói lúc đầu vì sao? Vì nó xóa hẳn những thói quen cũ của con đi. Con sẽ thấy kinh
khủng luôn. Nhưng nếu con làm đủ lâu đủ tốt thì dần dần con sẽ chấp nhận sự thật như vậy

Trong Suốt | 13
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
chứ có gì đâu mà phải đau đầu? Việc của con là chỉ chấp nhận sự thật thôi mà! Đừng tự lừa
lọc mình là mình sẽ sống đến tối. Nếu mình nghĩ rằng mình sẽ sống đến tối là mình đang tự
lừa mình đấy chứ, hay là ngược lại? Nếu mình nghĩ mình sẽ sống đến tối thì đấy là lừa mình
hay là ngược lại?

Bạn đó: Dạ, lừa mình.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, thế mà ai cũng tự lừa thế. Bảy tỷ người thì trừ một số người ra,
bảy tỷ người tự lừa mình, nghĩ là tối nay tôi sẽ sống và không hề biết sợ hãi. Giống như có
một ông sư bảo là “sống đừng bao giờ sợ hãi, sống phải có hy vọng, sống phải có niềm tin, suy
nghĩ tích cực, đừng có sợ con ạ!” Thế là thôi mình thấy đúng quá rồi! Nhưng mình sống mình
phải sợ, sợ những cái nó ảnh hưởng đến sự giác ngộ cho mình. Cái chết trong thời điểm này
nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở đây. Các con chưa giác ngộ mà, chết bây giờ là mất cơ
hội ngay!

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, con bắt đầu bằng sợ hãi và khát khao giác ngộ, khát khao đủ lớn như
thế. Trong trường hợp của con thì khát khao rồi thì con phải sợ hãi, sợ hãi mạnh mẽ lên. Con
nghĩ giống như ví dụ của thầy ấy, mỗi lần đi qua ngã tư là nghĩ ngay không biết mình có qua
nổi hay không hay mình bị tô đâm chết, óc tung ra đấy, máu chảy ra đấy. Rồi bố mẹ mình sẽ
đến đón và đau buồn như thế nào. Mỗi lần đi qua ngã tư sư phụ đều phải tự nghĩ như thế hết!
Ngay ngã tư này mình sẽ vỡ óc thế này, nằm sấp mặt thế kia, cái xe màu đỏ hay là màu vàng
nó cán qua người mình, bố mẹ mình sẽ khóc lóc, buồn bã thế nào.

Tưởng tượng chính là cách đối diện với sự thật thay vì nghĩ rằng “Ừ, thì thôi chết!” thì
câu đấy làm mình bỏ ngay sự thật, trốn ngay! “Ừ sẽ chết có gì đâu, ừ thì chết!” Không! Mình
phải đối diện với nó, tưởng tượng chi tiết và đủ lâu thì con sẽ chấp nhận được với sự thật và
quyết tâm tu hành nó càng tăng lên. Nếu tu tập như vậy thì con sẽ ngày càng quyết tâm hơn,
con sẽ thấy mình mong manh quá, cuộc sống mình mong manh quá, dễ khổ quá. Nếu mình
không đi vào con đường đúng để giác ngộ thì chống chọi với nó thế nào bây giờ? Rồi, mọi
người nghĩ đi, có hỏi gì không?

Lúc đầu phải tưởng tượng rất mãnh liệt. Vì nó xóa hẳn những thói quen cũ của con. Thói
quen sai lầm là thói quen không chấp nhận sự thật. Sự thật là ai cũng có thể chết chỉ trong
một buổi tối.
Mình phải đối diện với nó, tưởng tượng chi tiết và đủ lâu thì con sẽ chấp nhận được với sự
thật và quyết tâm tu hành càng tăng lên, con sẽ ngày càng quyết tâm hơn.

Trong Suốt | 14
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

6. Con muốn cái tôi của con thành 1 tỷ hay về 0?


Một bạn: Sư phụ, cũng nhờ cái dịp đó, con cũng rất là muốn trong cái đợt này con có duyên
con quy y đó Sư phụ?

Thầy Trong Suốt: Con làm bài kiểm tra đi, bao giờ?

Bạn đó: Dạ, tại vì con cũng định hỏi Sư phụ là thứ Sáu, con định là sáng mai.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Dạ, nhưng mà con lại có một cái thắc mắc nữa là nếu mà tối nay con nghe một, hai
bài giảng của Sư phụ thì sáng mai con đi liệu nó có hiệu quả chưa, tại con cũng sẵn sàng đi…

Thầy Trong Suốt: Tại sao con đi?

Bạn đó: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Trả lời đúng thì cho đi còn sai thì thôi. Đấy, kiểm tra luôn.

Bạn đó: Dạ con đi để con chống lại cái tôi của con. Con đi để con bỏ những thói quen cũ của
con.

Thầy Trong Suốt: Tại sao phải chống lại cái tôi?

Bạn đó: Dạ vì cái tôi của con là luôn muốn mọi thứ theo ý của nó cho nên là chính nó làm
cho con khổ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, ví dụ?

Bạn đó: Ví dụ… Dạ ví dụ như là con muốn người yêu của con luôn yêu con.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Nhưng mà thật ra thì cái đó nó đâu có thể như vậy hoài, nó đâu có thể theo ý mình
muốn đâu và chính điều đó lại làm con đau khổ.

Thầy Trong Suốt: Người yêu có phải của con không?

Bạn đó: Dạ không.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Thế con là của ai?

Bạn đó: Không của ai hết. (Cười)

Thầy Trong Suốt: Con bắt người yêu của con theo ý con làm sao được?

Trong Suốt | 15
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
Bạn đó: Dạ không. Nhưng mà con nói miệng vậy ấy nhưng mà nó cứ bắt ấy Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, đấy. Thấy cái tôi nguy hiểm chưa? Bắt những điều vô lý.

Bạn đó: Bình thường thì con có thể suy nghĩ được vậy và nó cứ len lỏi vào, nó cứ bắt hoài vậy
đó, nếu không là mình buồn.

Thầy Trong Suốt: Người yêu là của tôi, phải theo ý tôi, còn cái ông chạy xe ngoài phố có
phải của tôi đâu nên chẳng theo ý tôi cũng được. Cái tôi nó nghĩ như thế nhưng mà bản chất
người yêu có phải của con không? Trúc?

Bạn Trúc: (Cười)

Thầy Trong Suốt: Có bắt theo ý mình được không?

Bạn Trúc: Dạ không.

Thầy Trong Suốt: Nhưng mà có muốn bắt không?

Bạn Trúc: Dạ cũng có.

Thầy Trong Suốt: Muốn, ai cũng muốn bắt chứ đúng không? Đấy, cái tôi nguy hiểm như thế,
bắt những điều vô lý xảy ra. Anh nên theo ý tôi thì được, bắt theo ý tôi là có vấn đề rồi. Đấy là
mình không hiểu sự thật. Anh nên làm điều tốt thì được nhưng bắt theo ý tôi thì có vấn đề.
Con hiểu như thế là đúng đấy

Bạn đó: Ngày xưa có một lần con đi ăn xin ấy Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, thế nào?

Bạn đó: Ngày xưa con cũng có theo một người Thầy, tức là cũng theo một khóa học thì cũng
là để dẹp bỏ cái tôi.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Ở Pro sell ạ, con theo Thầy thì cũng một năm, hai năm. Con cũng có đi bán vé số,
cũng có đi ăn xin…

Thầy Trong Suốt: Hay nhỉ, xong thế nào?

Bạn đó: Dạ thì lúc đó thì con cũng chưa hiểu nhiều, con không có hiểu. Thi qua thực hành thì
con cũng làm được đầy đủ tại con tham gia hai, ba lần lận.

Thầy Trong Suốt: Nhưng mà xong để làm gì? Con làm thế để làm gì?

Trong Suốt | 16
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
Bạn đó: Con cảm thấy sau chuyến đó hả Sư phụ? Con thấy… Để làm gì? Con cũng không biết
là để làm cái gì luôn! (Cười) Giống như là con đi thì con đi vậy thôi! Dạ, lúc đó con không
hiểu là để làm cái gì hết.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Sau rồi… Đó là… Gọi là để khám phá tính chủ động… Chính xác! Cái đó được gọi
là “khám phá tính chủ động”, là mình chủ động mình làm những việc đó.

Thầy Trong Suốt: Cái tôi vẫn ở đấy đúng không?

Bạn đó: Dạ?

Thầy Trong Suốt: Cái tôi vẫn ở đấy?

Bạn đó: Dạ, cái đó là vượt lên, cái tôi nó to ra đó Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Cái tôi nó to ra, chứng tỏ “tôi chủ động hơn”.

Bạn đó: Dạ đúng rồi, cái tôi nó to ra. Giờ con mới thấy sự khác biệt luôn. Lúc đó cái tôi là
“tôi có thể làm bất cứ cái gì tôi muốn”, tôi...

Thầy Trong Suốt: Thế à, dạy như thế nào, học trò thấy thế nào?

Bạn đó: Cái khóa học đó gọi là khám phá tính chủ động, khám phá tính bản thể. Con là
những học trò đầu tiên luôn, đến khi gặp Sư phụ con còn theo. (Cười) Nhưng mà sau tự nhiên
hết duyên thì con không muốn đi nữa.

Thầy Trong Suốt: Nói chung các phương pháp tập về đời ấy là để cho cái tôi nó to lên vì ai
chẳng muốn cái tôi của mình to ra. Con đang tập thì thấy cái tôi của mình nó to ra, con không
hiểu tại sao luôn. Nhưng sâu thẳm ở dưới ai chẳng muốn cái tôi của mình to ra, ngày càng to
lên. Cái tôi ngày càng giỏi hơn, ngày càng chủ động, càng mạnh mẽ hơn, càng tuyệt vời hơn,
càng xinh đẹp, thông minh, giỏi giang, đúng chưa?

Bạn đó: Dạ đúng.

Thầy Trong Suốt: Còn nếu con tập với sư phụ thì con tập cái tôi nó về 0. Con muốn cái tôi
của con thành một tỷ hay về 0?

Bạn đó: Dạ về 0.

Thầy Trong Suốt: Một tỷ là để người khác biết mình là ai. Nói rất hay, nghe thì rất giàu có
nhưng tập cho cái tôi thành một tỷ là kiểu của thế gian. Tập với sư phụ thì nó về 0.

Bạn đó: Dạ.

Trong Suốt | 17
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015
Thầy Trong Suốt: Biến mất. Khi cái tôi biến mất thì giác ngộ mới hiện ra được. Cái tôi vẫn ở
đấy thì giác ngộ bị chen vào suốt.

Bạn đó: Cho nên con cũng rất là sợ nó bị nhầm lẫn ấy Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Con rất là sợ khi Sư phụ nói về cái bài tập thực hành, con lại nhớ về cái bài tập đó
và con rất là sợ bị nhầm lẫn luôn. Mà con sợ con mà bị nhầm lẫn nữa chắc là con toi luôn!

Thầy Trong Suốt: Ừ. Sư phụ là một tấm gương xấu. Người ta nghĩ là đi tu để giống như sư
phụ. Nhiều người muốn đi tu để giống như sư phụ: Giàu, có tiền này, có uy tín này, có doanh
nghiệp này, có gia đình này, đủ thứ hết, có mọi thứ. Người ta nghĩ rằng tu là để có mọi thứ
giống sư phụ. Tấm gương xấu chưa? (Một số bạn cười) Đúng chưa? Tấm gương quá xấu còn
gì nữa? Rất nhiều người tưởng là đi tu để được như sư phụ, nên sư phụ là tấm gương rất xấu.

Nếu mà các con gặp sư phụ thì phải gặp cách đây khoảng 6 năm, hồi sư phụ giống các con
ấy, 6 – 7 năm, 7 năm, cũng đi tu giống các con ngồi đây bây giờ này. Đấy, hồi đấy sư phụ phá
sản, không có tiền bạc, mất uy tín, cả xã hội này chê bai, ăn mặc thì lôi thôi lếch thếch. Đấy!

Một bạn: Người yêu thì bỏ…

Thầy Trong Suốt: Người yêu thì chẳng có, tất nhiên rồi, Đấy! Nếu mà tấm gương thì phải là
tấm gương hồi đấy còn bây giờ nghĩ đến sư phụ là nghĩ tôi sẽ tu để giống như ông Trong Suốt
thì mệt lắm! Tấm gương xấu, sư phụ là tấm gương xấu cho các con.

Một bạn: Dạ, người ngoài thôi ạ.

Nói chung các phương pháp tập về đời là để cho cái tôi to lên, vì ai chẳng muốn cái tôi của
mình to ra. Cái tôi ngày càng giỏi hơn, ngày càng chủ động, càng mạnh mẽ hơn, càng tuyệt
vời hơn, càng xinh đẹp, thông minh, giỏi giang.

Còn nếu con tập với Sư phụ thì con tập để cái tôi về 0. Khi cái tôi biến mất thì giác ngộ mới
hiện ra được.

Con muốn cái tôi của con thành một tỷ hay về 0?

Trong Suốt | 18
Tiền hướng tập: Sợ hãi vô thường và khát khao giác ngộ Địa điểm, 2015

Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ
UNESCO Thiền – Yoga Thầy Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ
email: tradamtrongsuotvn@gmail.com

Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!

Trong Suốt | 19

You might also like