You are on page 1of 7

Bài 10.

SÓNG ÂM
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Âm
- Sóng âm (âm) là tất cả những sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
- Tần số của sóng âm là tần số của âm.
2. Nguồn âm
- Một vật dao động phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Tần số âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.
3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm
- Âm nghe được (còn gọi là âm thanh) có tần số:
- Hạ âm là âm không nghe được có tần số: . Một số loài vật nghe được hạ âm như voi,
chim bồ câu, hà mã, tê giác, cá sấu, …
- Siêu âm là âm không nghe được có tần số: . Một số loài vật nghe được siêu âm như
cá voi, cá heo, dơi, chó, ..
- Rắn và một số loại côn trùng đều có thể nghe được cả hạ âm và siêu âm.
4. Sự truyền âm
a. Môi trường truyền âm
- Sóng âm là sóng cơ nên không truyền trong chân không.
- Âm hầu như không truyền qua các chất như xốp, bông, len, … gọi là chất cách âm.
b. Tốc độ truyền âm
- Trong mỗi môi trường âm truyền với một tốc độ xác định:
- Trong một môi trường truyền âm nhất định, tốc độ truyền âm không đổi.
- Tốc độ truyền âm còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường truyền âm.
5. Các đặc trưng vật lý sóng âm
- Những âm có tần số xác định thường do các nhạc cụ phát ra gọi là nhạc âm.
- Tiếng ồn, tiếng búa đập, tiếng sấm, … không có tần số xác định gọi là tạp âm.
Những đặc trưng vật lý tiêu biểu nhất của nhạc âm: Tần số âm, cường độ âm và mức cường độ âm,
đồ thị dao động âm.
a. Tần số âm
b. Cường độ âm và mức cường độ âm
* Cường độ âm tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị
diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.

(W/m2)

Với và P (Oát) lần lượt là năng lượng và công suất phát âm của nguồn âm; S (m2)
là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm.
+ Với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S = 4πR2. Khi đó:
P
2
I = 4 πR
Với R là khoảng cách từ nguồn O đến điểm đang xét.
* Mức cường độ âm: Để thiết lập về thang bậc của cường độ âm người ta dùng mức cường độ
âm. Mức cường độ âm của âm I là:
I I
L(B) = lg I 0 hoặc L(dB) = 10lg I 0
1B = 10 dB
“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 1
Với I0 là cường độ âm chuẩn (cường độ âm rất nhỏ, tai vừa đủ nghe – ngưỡng nghe): mức 0.
Người ta lấy âm I0 = 10-12 W/m2 chung cho mọi âm có tần số khác nhau.
a
Chú ý: lg(10x) = x; a = lgx x=10a; lg( b ) = lga lgb
Nếu xét 2 điểm A và B lần lượt cách nguồn âm O lần lượt những đoạn RA; R B. Coi như công suất
nguồn không đổi trong quá trình truyền sóng. Ta luôn có:

( )
IA RB 2
( ) ( 10 )
2 L( dB )
= IA RB
IB RA L −L =10 lg =10 lg L(B )
;
A B
IB R A ; I M =I 0 . 10 =I 0 . 10

c. Đồ thị dao động âm:


- Khi một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f 0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt
âm có tần số 2f0, 3f0, 4f0, …có cường độ khác nhau.
+ Âm có tần số f0: Âm cơ bản (họa âm thứ nhất).
+ Âm có tần số 2f0, 3f0, 4f0, … : Họa âm thứ hai, thứ 3, …
+ Tập hợp các họa âm gọi là phổ của nhạc âm.
- Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm gọi là đồ thị dao động của nhạc
âm đó.
- Cùng một nhạc âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra có đồ thị dao động âm khác nhau nên đồ thị
dao động âm là đặc trưng vật lý của âm.
6. Các đặc trưng sinh lý sóng âm (độ cao, độ to và âm sắc)
a. Độ cao: Đặc trưng cho cảm giác về sự trầm (thấp), bổng (cao) của âm.
- Âm có tần số càng lớn nghe càng cao.
- Âm có tần số càng nhỏ nghe càng trầm.
Độ cao của âm gắn liền với tần số âm.
b. Độ to: là một đặc trưng sinh lí gắn liền với mức cường độ âm.
- Độ to tăng theo mức cường độ âm. Cường độ âm càng lớn, cho ta cảm giác nghe thấy âm càng to. Tuy
nhiên độ to của âm không tỉ lệ thuận với cường độ âm.
- Cảm giác nghe âm “to” hay “nhỏ” không những phụ thuộc vào cường độ âm mà còn phụ thuộc vào tần
số của âm(mức cường độ âm). Với cùng một cường độ âm, tai nghe được âm có tần số cao “to” hơn âm có
tần số thấp.
c. Âm sắc: Là một đặc trưng sinh lí của âm giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra.
Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm. Các âm có cùng tần số nhưng do các nhạc cụ khác
nhau phát ra thì âm sắc khác nhau.
Vận dụng:
- Tần số do đàn phát ra (hai đầu dây cố định hai đầu là nút sóng)
v
f =k (k ∈ N∗)
2l
v
 Ứng với k = 1 âm phát ra âm cơ bản có tần số f1 = 2l
 k = 2,3,4… có các hoạ âm bậc 2 (tần số 2f1), bậc 3 (tần số 3f1)…
- Tần số do ống sáo phát ra (một đầu bịt kín, một đầu để hở một đầu là nút sóng, một đầu là bụng
sóng)
v v
f =( 2 k +1 ) =m
4l 4 l với m = 2k+1 = 1;3;5……
v
 Ứng với k = 0 hay m = 1 âm phát ra âm cơ bản có tần số f1 = 4 l
 k = 1,2,3… hay m = 3; 5; 7….ta có các hoạ âm bậc 3 (tần số 3f1), bậc 5 (tần số 5f1)…
B. BÀI TẬP
“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 2
Câu 1: Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm cho phép phân biệt được hai âm:
A. có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau.
B. có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
C. có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
D. có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
Câu 2: Các họa âm có
A. tần số khác nhau. B. biên độ khác nhau.
C. biên độ và pha ban đầu khác nhau. D. biên độ bằng nhau, tần số khác nhau.
Câu 3: Tốc độ truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A. Không khí loãng. B. Chất rắn. C. Nước nguyên chất. D. Không khí.
Câu 4: Năng lượng mà sóng truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt
vuông góc với phương truyền âm tại một điểm gọi là
A. biên độ của âm. B. cường độ âm tại điểm đó.
C. mức cường độ âm. D. công suất của âm.
Câu 5: Tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào
A. cường độ âm. B. mật độ của môi trường.
C. nhiệt độ của môi trường. D. tính đàn hồi của môi trường.
Câu 6: Chọn đáp án đúng.
A. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
B. Tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2.
C. Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải kéo căng dây đàn hơn.
D. Âm nghe được, siêu âm, hạ âm khác nhau cả về bản chất vật lý và tác dụng sinh lý.
Câu 7: Chọn câu sai về khả năng cảm nhận sóng âm của các loài vật sau:
A. chó nghe được siêu âm.
B. cá voi và voi đều giao tiếp được bằng hạ âm.
C. dơi có khả năng phát sóng siêu âm và nghe phản xạ để định vị.
D. rắn chỉ nghe được siêu âm.
Câu 8: Hai âm có âm sắc khác nhau là do
A. chúng có độ cao và độ to khác nhau.
B. chúng khác nhau về tần số.
C. các hoạ âm của chúng có tần số, biên độ khác nhau.
D. chúng có cường độ khác.
Câu 9: Âm La do dây đàn ghita và do dây đàn viôlon phát không thể có cùng
A. tần số. B. độ cao. C. âm sắc. D. độ to.
Câu 10: Độ to của âm phụ thuộc vào
A. biên độ âm. B. mức cường độ âm.
C. tốc độ truyền âm. D. bước sóng và năng lượng âm.
Câu 11: Hàng ngày chúng ta đi trên đường nghe được âm do các phương tiện giao thông gây ra

A. nhạc âm. B. tạp âm. C. hạ âm. D. siêu âm.
Câu 12: Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý được quyết định bởi đặc trưng vật lý của âm là
A. Mức cường độ âm. B. Biên độ âm. C. Cường độ âm. D. Tần số âm.
Câu 13: Sóng cơ có tần số 160 kHz là
A. hạ âm. B. siêu âm. C. âm nghe được. D. nhạc âm.
Câu 14: Trong bài hát "Tiếng đàn bầu” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc có đoạn: “Tiếng đàn bầu
của ta, cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát, tích tịch tình tang”,
“thanh” và “trầm” ở đây nói đến đặc trưng nào của âm?
A. Độ cao B. Âm sắc C. Độ to D. Cường độ âm

“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 3


Câu 15: Sóng siêu âm
A. truyền được trong chân không.
B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.
Câu 16: Con người có thể nghe được âm có tần số
A. trên 2.104 Hz. B. từ 16 Hz đến 2.104 Hz.
C. dưới 16 Hz. D. từ thấp đến cao.
Câu 17: Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ nhỏ hơn trong chân không.
B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
C. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn và cứng như đá, thép.
D. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.
Câu 18: Trong các nhạc cụ sau: hộp đàn, thân kèn, sáo có tác dụng
A. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.
B. làm tăng độ cao và độ to của âm.
C. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra.
D. lọc bớt tạp âm và tiếng ồn.
Câu 19: Sóng âm được truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số giảm. B. tần số tăng. C. bước sóng giảm. D. bước sóng tăng.
Câu 20: Tốc độ truyền âm.
A. phụ thuộc vào cường độ âm.
B. phụ thuộc vào độ to của âm.
C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
D. phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.
Câu 21: Lượng năng lượng sóng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt
vuông góc với plurong truyền là
A. độ to của âm. B. cường độ âm. C. mức cường dộ âm. D. công suất âm.
Câu 22: Sóng siêu âm không sử đụng được vào các việc nào sau đây?
A. Dùng để soi các bộ phận cơ thể. B. Dùng để nội soi dạ đày.
C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại. D. Thăm đò: đàn cá; đáy biển.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Về bản chất vật lý thì âm thanh, siêu âm, hạ âm đều là sóng cơ.
B. Siêu âm là sóng âm mà tai người không nghe thấy được.
C. Âm thanh có tần số trong miền từ 16 Hz đến 20 kHz.
D. Sóng âm luôn là sóng dọc.
Câu 24: (Minh họa QG2017) Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng
chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi, còi này phát ra âm, đó là
A. tạp âm. B. siêu âm. C. hạ âm. D. âm nghe được.
Bài toán liên quan đến vận tốc truyền âm
Câu 25: Một máy phát âm được dùng để gọi cá có thể phát ra âm trong nước có bước sóng là 6,8
cm. Biết vận tốc của sóng này trong nước là 1480 m/s. Âm do máy này phát ra là
A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm.
C. hạ âm. D. siêu âm.
Câu 26: Một người đứng gần chân núi bắn một phát súng, sau 6,5 s thì nghe tiếng vang từ vách
núi vọng lại. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng cách từ chân núi đến
người đó là
A. 1105 m. B. 2210 m. C. 1150 m. D. 552,5 m.

“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 4


Câu 27: Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, một học sinh đo được bước
sóng của sóng âm là (75 ± 1) (cm), tần số dao động của âm thoa là (440 ± 10) (Hz). Tốc độ
truyền âm tại nơi làm thí nghiệm là:
A. (330,0 ± 11,0) (m/s). B. (330,0 ± 11,0) (cm/s).
C. (330,0 ± 11,9) (m/s). D. (330,0 ± 11,9) (cm/s).
Câu 28: Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần
lượt là 320 m/s và 1440 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó
sẽ
A. tăng 4,4 lần B. giảm 4,5 lần C. tăng 4 ,5 lần D. giảm 4,4 lần
Câu 29: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì
không đổi và bằng 0,04 ms. Âm do lá thép phát ra là
A. âm mà tai người nghe được B. nhạc âm
C. hạ âm D. siêu âm
Câu 30: Một nam châm điện dùng dòng điện xoay chiều có chu kì 62,5 (μs). Nam châm tác
dụng lên một lá thép mỏng làm cho lá thép dao động điều hòa và tạo ra sóng âm. Sóng âm do nó
phát ra truyền trong không khí là
A. Âm mà tai người có thể nghe được B. Sóng ngang
C. Hạ âm D. Siêu âm
Câu 31: Một ống thuỷ tinh dựng đứng, đầu dưới kín, đầu trên hở, chứa nước. Thay đổi cột nước
làm cho chiều cao cột không khí trong ống có thể thay đổi trong khoảng từ 45 cm đến 85 cm.
Một âm thoa dao động trên miệng ống với tần số 680 Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí
là 340 m/s. Lúc có cộng hưởng âm thì chiều dài cột không khí là bao nhiêu?
A. 45 cm. B. 55,5 cm. C. 62,5 cm. D. 75 cm.
Câu 32: Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần
lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó
sẽ
A. giảm 4,4 lần. B. giảm 4 lần.
C. tăng 4,4 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 33: Một sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền trong không khí với tốc độ 360 m/s. Coi môi
trường không hấp thụ âm. Trên một phương truyền sóng, hai điểm cách nhau 2,4 m luôn dao
động
A. cùng pha với nhau. B. lệch pha nhau 0,2571.
C. vuông pha với nhau. D. ngược pha với nhau.
Câu 34: Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v 1,
v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng
A. v2 > v1 > v3 B. v1 > v2 > v3 C. v3 > v2 > v1 D. v2 > v3 > v2.
Câu 35: Đơn vị đo cường độ âm là
A. oát trên mét (W/m) B. ben (B).
2
C. niutơn trên mét vuông (N/m ) D. oát trên mét vuông (W/m2 ).
Câu 36: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong
nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc. D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.
Câu 37: Điều nào sau đây đúng khi nói về sóng âm?
A. Tạp âm là âm có tần số không xác định.
B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt.
C. Vận tốc truyền âm tăng theo thứ tự môi trường: rắn, lỏng, khí.
D. Nhạc âm là âm do các nhạc cụ phát ra.
“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 5
Câu 38: Chọn phát biểu sai khi nói về đặc trưng sinh lý của âm
A. Những âm có cùng tần số thì chúng có cùng âm sắc.
B. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động của âm.
C. Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm.
D. Độ cao của âm gắn liền với tần số âm.
Câu 39: Chọn câu sai trong các câu sau?
A. Âm cao có tần số lớn hơn âm trầm.
B. Con người chỉ có cảm giác âm từ tần số 16 Hz đến 20 kHz.
C. Cảm giác nghe âm to hay nhỏ phụ thuộc vào mức cường độ âm.
D. Âm sắc là đặc tính vật lý và phụ thuộc vào đồ thị dao động.
Câu 40: Đàn ghi-ta phát ra âm cơ bản có tần số f = 440 Hz. Họa âm bậc ba của âm trên có tần số
A. 220 Hz B. 660 Hz C. 1320 Hz D. 880 Hz
Câu 41: Âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên hệ với nhau như thế nào?
A. Họa âm có cường độ lớn hơn cừng độ âm cơ bản.
B. Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
D. Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2.
Câu 42: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi
và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là
A. âm mà tai người nghe được B. nhạc âm C. hạ âm D. siêu âm.
Câu 43: Giữ nguyên công suất phát âm của một chiếc loa nhưng tăng dần tần số của âm thanh mà máy phát
ra từ 50 Hz đến 20 kHz. Những người có thính giác bình thường sẽ nghe được âm với cảm giác
A. to dần rồi nhỏ lại B. có độ to nhỏ không đổi C. to dần D. nhỏ dần.
Câu 44: Với I0 là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm L = 2 Ben thì:
A. I = 2I0 B. I = 0,5I0 C. I = 102I0 D. I = 10-2I0.
Vận dụng cao giao thoa sóng
Câu 45: (QG2023) Một sợi dây căng ngang có hai đầu A và B cố định. M là một điểm trên dây với MA
= 20 cm. Trên dây có sóng dừng. Điểm N trên dây xa M nhất có biên độ dao động bằng biên độ dao
động của M. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng là 36 cm và trong khoảng MN có 5 nút sóng. Chiều
dài sợi dây là
A. 117 cm. B. 126 cm. C. 108 cm. D. 144 cm.
Câu 46: (QG2023) Thực hiện giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp dao động cùng
pha theo phương thẳng đứng. Trên mặt chất lỏng, bốn điểm A, B, C và D tạo thành hình chữ nhật
ABCD với AB > BC. Nếu đặt hai nguồn tại A và B thì C và D là vị trí của hai điểm cực tiểu giao thoa
và trên đoạn thẳng CD có 7 điểm cực đại giao thoa. Nếu đặt hai nguồn tại B và C thì A và D là vị trí của
hai điểm cực tiểu giao thoa và trên đoạn thẳng BC có n điểm cực tiểu giao thoa. Giá trị tối đa mà n có
thể nhận là
A. 20. B. 16. C. 14. D. 18.
Câu 47: (QG 2015) Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với
công suất không đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M
hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 0,4 m/s 2 cho đến
khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 10 m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn
mức cường độ âm tại M là 20 dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm.
Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 27 s. B. 32 s. C. 47 s. D. 25 s.

“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 6


“Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ” – ST Trang 7

You might also like