You are on page 1of 10

Vận dụng kiến thức nền và biểu đồ K.W.

L để
tăng hiệu quả đọc hiểu IELTS Reading
Bài viết dưới đây sẽ trình bày tầm quan trọng, phương pháp nâng cao và vận
dụng kiến thức nền để tăng hiệu quả đọc hiểu IELTS Reading.
Published on
IELTS Reading là phần thi đòi hỏi thí sinh cần vận dụng các kiến thức tổng hợp, kỹ thuật
scanning và skimming để đọc hiểu các bài viết học thuật. Vì thế, việc củng cố và trau dồi kiến
thức nền là điều rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày tầm quan trọng, phương pháp nâng
cao và vận dụng kiến thức nền để tăng hiệu quả đọc hiểu IELTS Reading.

Vận dụng kiến thức nền là gì?


Định nghĩa kiến thức nền
Kiến thức nền (background knowledge, prior knowledge, schema) là vốn tri thức có sẵn hoặc là
kinh nghiệm sống của một người. Theo tác giả Brown (2001), có hai loại kiến thức nền:

 Kinh nghiệm sống và thế giới quan: bao gồm những chiêm nghiệm và nhận thức của một
người về những người khác, xã hội, thế giới xung quanh, hình thành trong quá trình sống,
trưởng thành và tương tác với các cá nhân khác. Ví dụ: một người có thành viên trong gia
đình là người bị câm điếc sẽ có nhận thức và trải nghiệm về sự khác biệt trong giao tiếp
với người khiếm thính;
 Kiến thức chuyên ngành: bao gồm những hiểu biết và kiến thức về chuyên ngành hay
lĩnh vực mà người đọc nghiên cứu trước đó, hình thành trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường lớp hay làm công việc. Ví dụ: một sinh viên chuyên ngành Dược sẽ có
nhiều kiến thức nền về hoá học, sinh học; hay một kế toán sẽ có kiến thức nền về tài
chính và thuế.

Như thế nào là vận dụng kiến thức nền


Vận dụng kiến thức nền trong quá trình đọc tức là tạo sự liên kết giữa nội dung văn bản đang đọc
với kiến thức nền của bản thân. “Khả năng đọc hiểu của một người phụ thuộc vào việc người đó
có thể tạo ra bao nhiêu sự liên kết với kiến thức nền trong quá trình đọc. Những người đọc cảm
thấy khó hiểu hoặc hiểu nhầm ý nghĩa của một văn bản là do họ thiếu các kiến thức nền liên quan
đến nội dung văn bản”. Những người đọc tốt là những người có kiến thức nền đa dạng và do đó
họ có thể tạo ra nhiều loại liên kết với kiến thức nền mà họ có.

Theo tác phẩm “Mosaic of Thought” của Ellin Oliver Keene và Susan Zimmerman, có ba kiểu
kết nối mà người đọc có thể tạo ra trong quá trình đọc:
Kết nối giữa văn bản với bản thân (text-to-self connections)

Đây là kiểu kết nối mang tính chất cá nhân khi mà người đọc liên kết nội dung đang đọc với trải
nghiệm trong quá khứ. Ví dụ:

Khi đọc bài đọc IELTS Reading với tiêu đề “crop growing skyscrapers” (các tòa nhà cao ốc
trồng lương thực), liên quan đến chủ đề indoor farming (trồng trọt trong nhà), người đọc liên
tưởng đến trải nghiệm phụ giúp bà của mình xới luống, bón phân trồng rau ở quê nhà;

Kết nối giữa văn bản với văn bản (text-to-text connections)
Đây là kiểu kết nối khi mà người đọc trong quá trình đọc một văn bản liên tưởng đến những điều
tương tự họ đã đọc trước đó, những cuốn sách khác của cùng một tác giả, những câu chuyện
cùng một thể loại hoặc cùng một chủ đề. Người đọc đạt được sự thấu hiểu văn bản đang đọc
bằng cách tư duy về việc làm thế nào thông tin mà họ đang đọc liên kết với những văn bản tương
tự khác. Ví dụ:

Khi đọc bài đọc IELTS Reading với tiêu đề “what destroyed the civilisation of Easter Island”
(điều gì đã hủy diệt nền văn minh đảo Phục Sinh), liên quan đến những bí ẩn trong phương pháp
mà cư dân cổ đại ở đảo Phục Sinh vận chuyển những tượng đá khổng lồ, người đọc liên tưởng
đến một quyển sách đã đọc trước đó về Kim Tự Tháp Ai Cập, về phương pháp vật lý bí ẩn mà
người Ai Cập cổ đại áp dụng để vận chuyển các khối đá khổng lồ;

Kết nối giữa văn bản với thế giới (text-to-world connections)
Đây là kiểu kết nối rộng lớn nhất khi mà người đọc tạo ra sự liên kết giữa nội dung đang đọc với
những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh họ. Ví dụ:
Khi đọc bài đọc IELTS Reading với tiêu đề ‘Reducing the effects of climate change’ (giảm các
tác động của biến đổi khí hậu), người đọc liên tưởng đến thiên tai lũ lụt xảy ra với người dân
miền Trung ở Việt Nam vốn là kết quả của biến đổi khí hậu;

Đọc thêm: Sự liên kết về mặt ý tưởng giữa IELTS Reading và IELTS Writing – Phần 1

Tác dụng và lưu ý trong việc vận dụng kiến thức nền vào
IELTS Reading
Vận dụng kiến thức nền giúp tăng hiệu quả đọc hiểu
Giúp cải thiện tốc độ đọc:
Khi có thể tạo ra sự liên kết với nội dung văn bản, sự hiểu của người đọc sẽ tăng lên và một điều
tự nhiên là tốc độ đọc sẽ trở nên nhanh hơn. Việc cố gắng cải thiện tốc độ đọc bằng các thủ thuật
như quét mắt nhanh hơn, đọc cụm từ thay vì từng từ sẽ không thật sự có hiệu quả nếu sau khi đọc
xong người đọc không nắm bắt được ý nghĩa nội dung văn bản. Tốc độ đọc, về bản chất, là tốc
đọc độ não bộ xử lý thông tin. Do đó, nếu não bộ có thể xử lý thông tin nhanh chóng, nhịp
nhàng, tốc độ đọc sẽ tự động cải thiện theo. Điều cần làm để não bộ xử lý thông tin hiệu quả hơn
là luyện tập để tạo ra sự liên kết, vận dụng kiến thức nền trong quá trình đọc.

Giúp đọc tập trung và không bị nhàm chán:


Khi người đọc có thể tạo ra sự liên kết giữa văn bản đang đọc với chính bản thân, trải nghiệm
cuộc sống của mình, sự hứng thú sẽ tăng lên. Điều này sẽ kéo theo sự tập trung và giúp người
đọc không bị xao nhãng hay bị nhàm chán khi đọc các văn bản dài hoặc các văn bản liên quan
đến chủ đề có vẻ không hấp dẫn.

Giúp đưa ra các dự đoán trong quá trình đọc:


Dự đoán trong quá trình đọc liên quan tới việc suy nghĩ và dự đoán về thông tin, sự kiện sẽ được
trình bày tiếp theo trong văn bản hoặc các từ vựng mới. Sự dự đoán kích hoạt vốn tri thức có sẵn
ở người đọc về văn bản và giúp tìm ra mối liên hệ giữa điều bản thân đã biết với những thông tin
chuẩn bị tiếp nhận. Đồng thời, người đọc cũng sẽ có thể phán đoán nghĩa của từ vựng, thông qua
ngữ cảnh mà đoạn văn đang đề cập và ý mà tác giả đang muốn chứng minh. Người đọc đưa ra sự
phán đoán dựa trên ý tưởng rằng “từ vựng này sẽ giúp tác giả diễn đạt ý tưởng như thế nào” và
liên kết với các kiến thức nền sẵn có của bản thân (các kiến thức về tiền tốc, hậu tố, gốc từ; một
cuốn sách cùng một chủ đề hoặc cùng lối lập luận, hoặc một bối cảnh khác mà từ vựng mới đó
được sử dụng)

Giúp ghi nhớ thông tin và từ vựng tốt hơn:


Tạo liên kết giữa nội dung văn bản đang đọc và kiến thức nền sẵn có đồng nghĩa với việc người
đọc đang ôn lại, hồi tưởng, về những hiểu biết và từ vựng mà bản thân đã tiếp thu từ trước. Điều
này sẽ giúp người đọc nhớ thông tin lâu hơn và qua mỗi lần tạo sự liên kết, độ hiểu biết về một
chủ đề hoặc về một trường từ vựng lại càng sâu hơn.

Lưu ý trong việc vận dụng kiến thức nền


Một vấn đề có thể xảy ra nếu người đọc vận dụng sai hoặc lạm dụng sự tạo liên kết với kiến thức
nền là diễn giải sai lệch thông tin được nêu trong văn bản đang đọc. Điều này đồng nghĩa với
việc người đọc hiểu sai lệch ý tưởng của văn bản do dựa trên các hiểu biết cá nhân mà phỏng
đoán thay vì căn cứ trên các thông tin và lập luận trong văn bản. Hậu quả của việc vận dụng sai
này là người đọc trả lời không chính xác các câu hỏi trong đề thi IELTS Reading, đặc biệt là các
câu hỏi dạng True/False/Not Given, Yes/No/Not Given hoặc là các câu hỏi trắc nghiệm liên
quan đến mục đích hoặc hàm ý của tác giả khi đề cập một thông tin cụ thể.

Người đọc cần lưu ý mục đích cuối cùng của việc vận dụng kiến thức nền là để đọc và hiểu chính
xác ý tưởng truyền tải trong văn bản. Việc trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc là một trong
những phương pháp để kiểm tra người đọc tiếp thu thông tin chính xác ở mức độ nào.
Làm thế nào để vận dụng kiến thức nền vào việc đọc hiểu
IELTS Reading?
ZIM.VNThi thử IELTS Online - Đánh giá chính xác trình độ IELTS - Nhận kết quả trong 24hZIM
đã tổ chức thi thử và đánh giá kết quả cho hơn 23.792 thí sinh tại Việt Nam, phần lớn thi sinh thi thử đánh giá
độ chính xác của kết quả thi thử tại ZIM sát so với kết quả thi thực tế

Đặt câu hỏi trong quá trình đọc


Để vận dụng kiến thức nền hiệu quả trong bài thi IELTS Reading, người đọc nên tự đặt câu hỏi
trong đầu cho bản thân trong quá trình đọc văn bản mới để tạo nên các loại kết nối.

Kết nối có thể tạo ra dễ dàng nhất là kết nối văn bản với bản thân: người đọc trong quá trình đọc
liên tưởng đến các trải nghiệm cá nhân trong quá khứ. Một cụm từ khoá gợi nhớ loại kết nối này
là: “điều này làm tôi nhớ đến lần mà tôi….”

Tiếp theo là tạo kết nối văn bản với văn bản. Đôi khi trong quá trình đọc, người đọc có thể nhớ
đến những văn bản khác đã đọc trước đó. Do đó, người đọc nên đọc nhiều loại văn bản ở nhiều
chủ đề khác nhau để giúp đa dạng hoá hiểu biết và kiến thức nền.

Cuối cùng là tạo kết nối văn bản với thế giới. Việc cập nhật tin tức sẽ giúp người đọc liên kết
được nội dung đang đọc với những sự việc đang xảy ra xung quanh.

 Các câu hỏi giúp xây dựng sự kết nối giữa văn bản với bản thân

Điều tôi đang đọc làm tôi liên tưởng đến điều gì tôi đã từng trải qua trong cuộc sống?

Điều tôi đang đọc giống/khác thế nào với cuộc sống của tôi?

Điều tôi đang đọc có từng xảy ra trong đời tôi?

Cảm xúc của tôi như thế nào đối với điều tôi đang đọc?

 Các câu hỏi giúp xây dựng sự kết nối giữa văn bản với văn bản

Điều tôi đang đọc khiến tôi nhớ đến điều gì trong một cuốn sách khác mà tôi đã đọc?

Văn bản này giống/khác với những điều mà tôi đã đọc trước đây như thế nào?

Tôi đã đọc về một cái gì đó như thế này trước đây chưa?

 Các câu hỏi giúp xây dựng sự kết nối giữa văn bản với thế giới

Điều tôi đang đọc khiến tôi nhớ đến điều gì trong thế giới xung quanh tôi?

Điều tôi đang đọc giống/khác như thế nào với những điều xảy ra trong thế giới xung quanh tôi?

Điều tôi đang đọc liên quan thế nào đến thế giới xung quanh tôi?
Đưa ra các dự đoán trong quá trình đọc
Trước khi đọc: Người đọc sử dụng hình ảnh, tiêu đề cuốn sách, các đề mục và từ khóa trong văn
bản, cũng như vận dụng kiến thức nền, để đưa ra dự đoán trước khi bắt đầu đọc.

Trong khi đọc: Chủ động đưa ra các đánh giá, xem xét những gì được viết trong văn bản có trùng
khớp hoặc khác nhau như thế nào với những dự đoán trước đó. Người đọc cần lưu ý sự khác
nhau về sự dự đoán của mình so với sự phát triển nội dung văn bản của người tác giả để tránh
việc hiểu sai lệch ý của người viết.

Sau khi đọc: Tổng kết toàn bộ kết quả của các dự đoán và các kiến thức mới tiếp thu được sau
khi đọc bài. Hệ thống kiến thức theo chủ đề để khi đọc lại cùng chủ đề trong tương lai sẽ có sự
dự đoán đa dạng hoặc chính xác hơn.

Đọc thêm: Áp dụng kiến thức về gốc từ – tiền tố – hậu tố để đoán nghĩa từ mới trong bài thi
IELTS Reading

Sử dụng biểu đồ KWL


Biểu đồ KWL (viết tắt của Know-Want to know-Learned) là một công cụ sơ đồ hoá các ý tưởng
xuất hiện trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc. Cụ thể, nó là một bảng gồm 3 cột chính
với tên gọi và chức năng của các cột như sau:

Tên tài liệu: __________________________________________

Know Wonder Learned


(Trước khi đọc) (Trước khi và trong lúc đọc) (Sau khi đọc)
Ghi chú những tri Ghi chú những điều mà người đọc thắc mắc Ghi chú những điều mà
thức mà người đọc hoặc muốn tìm hiểu về chủ đề. Những thắc người đọc học hỏi được từ
đã biết trước về chủ mắc này có thể xuất hiện trước hoặc trong văn bản sau khi hoàn tất
đề quá trình đọc. việc đọc.

Người đọc nên có các cuốn sổ để ghi chép lại suy nghĩ, cảm nhận, liên tưởng và câu hỏi về
những gì vừa đọc được. Khi cần tham khảo các ý tưởng của bản thân, cuốn sổ là nguồn tham cứu
hiệu quả.

Minh họa ứng dụng kiến thức nền vào bài thi IELTS
Reading
IELTS Cambridge 11, Test 2, Reading Passage 1
Tổng kết
Như vậy, kiến thức nền là những tri thức và hiểu biết của một người sẵn có trước đó. Vận dụng
kiến thức nền vào việc đọc hiểu bài thi IELTS Reading là tạo nên sự liên kết giữa văn bản đang
đọc với hiểu biết của bản thân. Tác giả hi vọng thông qua bài viết trên, người học đã có thêm
phương pháp để luyện thi IELTS, đặc biệt là IELTS Reading hiệu quả.

You might also like