You are on page 1of 3

Họ và tên: Lương Đức Hoàng

Lớp: NHC01 – K46


MSSV: 31201022235
NGƯỜI GIÁO VIÊN VỚI TIÊU CHUẨN - CHÂN THỰC
1. Bạn có tin các học sinh hiểu những gì họ làm là sai trái?
Các học sinh ở trường hợp này chưa hiểu những gì họ làm là sai trái. Vì ngay từ đầu cô
giáo đã cảnh báo trước các học sinh không được sao chép các tài liệu trên Internet làm
của mình và nếu điều này bị phát hiện thì học sinh sẽ bị điểm không. Họ có thể nghĩ là
có thể lấy tài liệu tham khảo, chép vào một vài ý thì không sao. Đó có thể giải thích vì
sao nhiều phụ huynh học sinh than phiền trong các tài liệu của trường không giải thích
thế nào là “đạo văn”, thế nào là tham khảo tư liệu và sinh viên được phép sử dụng các tư
liệu, tham khảo tư liệu như thế nào, họ chỉ nghĩ rằng việc họ lấy tài liệu trên Internet chỉ
đơn giản là tìm ra câu trả lời đúng nhất cho bài tập về nhà của họ.
2. Hình phạt đối với hành vi sai trái có thích hợp không?
Theo em, hình phạt đó là hơi nặng đối với các bạn. Xét về quy định của cô đã nói trước thì
hình phạt đúng nhưng cô quá cứng nhắc và không nói rõ là đạo văn bao nhiêu thì bị 0 điểm,
và không công bằng với những bạn có tỉ lệ đạo văn thấp cũng bị 0 điểm vì tỉ lệ đạo văn là
khó tránh khỏi cho dù là 1%. Xét về mặt đạo đức thì hình phạt này chưa phù hợp bởi vì
các bạn đang là học sinh và đang trong quá trình học tập, học hỏi, tìm tòi và phát triển bản
thân nên việc tham khảo các tài liệu trên mạng là hết sức bình thường nhưng không được
đạo văn nguyên bài của người khác. Hình phạt đặt ra là nặng hay nhẹ cũng phải tùy thuộc
vào mức độ sao chép của các bạn. Nếu các bạn lấy nguyên mẫu bài viết trên mạng thì điểm
0 là hình phạt hoàn toàn thích đáng không bàn cãi. Còn các bạn chỉ lấy một phần nhỏ và
tham khảo ý hay rồi biến tấu lại thành lí lẽ, lập luận và tìm tòi thêm của mình và ghi trích
nguồn đầy đủ thì các bạn vẫn nên nhận được số điểm vốn thuộc về mình.
3. Theo ý bạn Hội đồng trường cần làm điều gì trong việc sửa đổi cách tính điểm?
Theo em, Hội đồng trường cần có những quy định cụ thể và chung cho toàn môn học về
tham khảo, sao chép tài liệu và hình phạt phù hợp cho từng mức độ vi phạm. Những
bài kiểm tra, bài tập về nhà đều phải dựa trên khuôn mẫu quy định đó mà xử lý. Ví dụ
trong trường hợp của cô Pelton và các học sinh của mình, khi phát hiện bài của các bạn là
sao chép trên mạng, cô có thể quy định là sao chép trên Internet bao nhiêu % thì sẽ bị trừ
bao nhiêu điểm hoặc có thể là toàn bộ. Chẳng hạn như:
∙ Tỉ lệ 0-10%: 9 điểm
∙ Tỉ lệ 11-20%: 8 điểm
∙ Tỉ lệ 21-30%: 7 điểm
∙ Tỉ lệ 31-40%: 6 điểm
∙ Tỉ lệ 41-50%: 5 điểm
∙ Tỉ lệ >50%: 0 điểm.
4. Hãy đánh giá cách cư xử của phụ huynh học sinh.
Trong câu chuyện trên, những vị phụ huynh này có lối cư xử thái hóa. Chúng ta đều biết bất
kỳ vị phụ huynh nào cũng đều muốn bảo vệ con mình, tuy nhiên trong câu chuyện trên các
vị phụ huynh bảo vệ con chỉ dựa trên góc độ là con mình bị trừ điểm bài kiểm tra mà không
xét rõ tổng thể của sự việc là bên nào có lý và bên nào bất hợp lý. Đôi khi sự bảo vệ
con mình bằng cách gây áp lực lên Hội đồng nhà trường như vậy lại hình thành nên
những suy nghĩ ỷ lại của con mình trong những tình huống tương tự như vậy sau này.
5. Hãy đánh giá lời phát biểu rằng việc lấy tư liệu trên Internet không còn là sai
trái nữa.
Theo em lời phát biểu rằng việc “lấy tư liệu trên internet không còn là sai trái nữa”.
Không hẵn là sai mà cũng chưa đúng bởi vì nó có 2 mặt:
+ Mặt tích cực:
Nếu chúng ta biết chọn lọc các thông tin, tư liệu một cách phù hợp thì sẽ làm cho bài
văn, luận của chúng ta thêm phong phú như chúng ta phải chắc chắn dùng từ ngữ của bản
thân mình để diễn giải hoặc tóm tắt phần văn bản mà tác giả khác đã viết, khi ghi những
trích dẫn hay ghi chú, sử dụng dấu ngoặc kép khi sao chép văn bản hay viết lại bằng từ
của mình, luôn luôn thừa nhận nguồn gốc ban đầu của bất kỳ thông tin nào, như ý tưởng,
phương pháp, khái niệm và những phát hiện trong tác phẩm nghiên cứu trước đó.
+ Mặt tiêu cực:
Quá dựa vào các tư liệu có sẵn trên internet, không chịu vận động suy nghĩ, sao chép
toàn bộ các dữ liệu, thông tin trên mạng, ăn cắp ý tưởng của tác giả khác. Những hành
động này dẫn đến việc lấy tư liệu trên internet là sai trái.
6. Đâu là các hậu quả cho trường Piper và các học sinh?
∙ Hậu quả của trường Piper:
- Mất đi một giáo viên giỏi và làm đúng việc là cô Christine Pelton.
- Bị đưa vào các cuộc tố tụng của các công tố viên.
- Mất danh tiếng nhà trường.
∙ Hậu quả của các bạn học sinh:
- Bị điểm kém môn học của cô Christine Pelton.
- Được “chăm sóc đặc biệt” từ 12 trưởng khoa ngay khi các bạn bước đến bậc đại học.
- Bị các sinh viên khác chế giễu về học bổng và khen thưởng mà các bạn được nhận
mặc dù đó có thể là các bạn có được từ chính thực lực của mình.
7. Bạn có cho rằng sao chép tư liệu là thiếu đạo đức? Tại sao chúng ta lo ngại và
cách xử sự như vậy?
Sao chép tư liệu là một hành vi thiếu trung thực và thiếu đạo đức nghiêm trọng. Chúng
ta lo ngại về điều này là một lẽ thường tình bởi vì khi chúng ta là người sao chép tài liệu
của người khác có nghĩa là chúng ta đã làm sai và tất nhiên chúng ta sẽ bị xử phạt theo
đúng mức độ mà chúng ta vi phạm. Còn nếu chúng ta là người bị sao chép thì có nghĩa là
công trình nghiên cứu của chúng ta, bài luận của chúng ta bị người khác sử dụng một cách
tùy ý và tràn lan, chúng ta bị cướp đi thành quả bởi người khác.
8. Phải chăng đây chỉ là một chức năng của Internet, chức năng đó có nên được
chấp nhận không.
Thật ra Internet có rất nhiều chức năng mà chỉ là chúng ta không biết sử dụng nó đúng cách,
đúng nơi, đúng chỗ. Việc tham khảo trên Internet là không sai, nó còn giúp chúng ta mở
mang hơn về lượng kiến thức, hiểu biết. Đây là một chức năng quan trọng của Internet và
nó có thể chấp nhận được. Vì xã hội hiện nay, công nghệ 4.0 thì việc mọi người truy cập
vào Internet là rất nhiều. Khi đăng tải tài liệu lên Internet sẽ giúp các nghiên cứu đến gần
hơn với mọi người, đem lại cho họ nguồn tri thức, tài liệu tham khảo có ích và thêm phong
phú cho bài viết của họ. Chúng ta chấp nhận chức năng này của Internet khi và chỉ khi nó
không vi phạm bất cứ một chuẩn mực hay một quy định nào.

You might also like