You are on page 1of 2

Trịnh Hoài Nam - 2331011019 – HH23VT

Bài 1:

A.Trách nhiệm pháp lý của thuyền trưởng đối với hoa tiêu bắt buộc:

Khoản 4 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 15/09/2017):

· Bảo đảm an toàn trong việc đón trả hoa tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoa tiêu
thực hiện nhiệm vụ;
· thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết về tính năng điều động, tình trạng máy
móc, thiết bị của tàu và những thông tin cần thiết khác nhằm tạo điều kiện cho hoa
tiêu có thể chủ động xử lý khi dẫn tàu;
· Phải có mặt ở buồng lái để kịp thời xử lý các tình huống, tăng cường cảnh giới và
chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo. Trường hợp cần thiết phải vắng mặt ở
buồng lái, thuyền trưởng phải thông báo cho hoa tiêu biết sỹ quan được mình ủy
quyền thay thế;
· Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển tàu của thuyền
trưởng. Thuyền trưởng phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, chính xác
mọi tình huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu;
· Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý, thuyền
trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động đó của hoa tiêu và yêu cầu hoa tiêu phải
có hành động phù hợp để bảo đảm an toàn hành trình của tàu. Trường hợp cần
thiết, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu.

B. Công ty ký hợp đồng với thuyền viên để thực hiện dịch vụ xuất khẩu thuyền viên chính
là một hoạt môi giới hàng hải. Theo điều 244 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015:

“Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch,
đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê
tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên
và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng
hải.”

Bài 2:

A.Phạm vi áp dụng đối với Solas:


1. Các loại tàu sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế:
o các tàu khách, bao gồm cả tàu khách cao tốc;
o các tàu hàng, bao gồm cả tàu cao tốc, có tổng dung tích từ 500 trở lên;
o Các dàn khoan biển di động.
o Các bến cảng phục vụ cho các tàu chạy tuyến quốc tế nói trên.
2. Công ước SOLAS74 không áp dụng cho các tàu sau:
o Tàu chiến và tàu quân sự khác;
o Tàu hàng có tổng dung tích GT<500;
o Tàu có thiết bị đẩy không phải là cơ giới;
o Tàu gỗ có kết cấu thô sơ;
o Tàu du lịch không tham gia vào hoạt động thương mại;
o Tàu cá.
B.Nội dung cơ bản của Công ước:

Mục đích chủ yếu của Công ước SOLAS là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết
cấu, trang bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu
biển, bao gồm cả hành khách.Theo sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ,
cũng như các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải, các yêu
cầu kĩ thuật của Công ước đã được bổ sung và sửa đổi liên tục.

You might also like